Tài liệu Kết quả khảo nghiệm phân bón đa yếu tố chuyên dùng cho lúa vụ xuân 2011: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1049
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN ĐA YẾU TỐ
CHUYÊN DÙNG CHO LÚA VỤ XUÂN 2011
Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông,
Trại sản xuất Nông nghiệp Văn Điển –
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
I. MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần Phân lân nung chảy
Văn Điển là doanh nghiệp chuyên sản xuất
phân bón. Hiện nay Công ty có sản xuất sản
phẩm truyền thống là phân lân nung chảy và
các loại phân NPK dùng cho nhiều loại cây
trong đó có loại chuyên dùng cho lúa. Nhằm
giới thiệu sản phẩm của Công ty vào sản xuất,
vụ Xuân năm 2011 Trung tâm Chuyển giao
Công nghệ và Khuyến nông đã phối hợp với
Công ty triển khai thử nghiệm mô hình sản
xuất giống lúa chẩt lượng có sử dụng phân đa
yếu tố chuyên dùng cho lúa trên vùng đất
nhiễm mặn tại Kim Sơn - Ninh Bình và tại
Thanh Trì - Hà Nội.
Vụ Xuân năm 2011 có điều kiện thời tiết
bất thuận, rét kéo dài tới cuối tháng 3 đã làm
ảnh hường rất lớn tới tình hình sinh trưởng,...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả khảo nghiệm phân bón đa yếu tố chuyên dùng cho lúa vụ xuân 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1049
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN ĐA YẾU TỐ
CHUYÊN DÙNG CHO LÚA VỤ XUÂN 2011
Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông,
Trại sản xuất Nông nghiệp Văn Điển –
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
I. MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần Phân lân nung chảy
Văn Điển là doanh nghiệp chuyên sản xuất
phân bón. Hiện nay Công ty có sản xuất sản
phẩm truyền thống là phân lân nung chảy và
các loại phân NPK dùng cho nhiều loại cây
trong đó có loại chuyên dùng cho lúa. Nhằm
giới thiệu sản phẩm của Công ty vào sản xuất,
vụ Xuân năm 2011 Trung tâm Chuyển giao
Công nghệ và Khuyến nông đã phối hợp với
Công ty triển khai thử nghiệm mô hình sản
xuất giống lúa chẩt lượng có sử dụng phân đa
yếu tố chuyên dùng cho lúa trên vùng đất
nhiễm mặn tại Kim Sơn - Ninh Bình và tại
Thanh Trì - Hà Nội.
Vụ Xuân năm 2011 có điều kiện thời tiết
bất thuận, rét kéo dài tới cuối tháng 3 đã làm
ảnh hường rất lớn tới tình hình sinh trưởng,
phát triển cây lúa trên toàn miền Bắc. Cây lúa
sinh trưởng kéo dài chậm thời vụ 20 ngày, so
với các năm khác.
II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CÚU
2.1. Địa điểm triển khai
- Hợp tác xã nông nghiệp cồn Thoi -
Kim Sơn - Ninh Bình: giống TL6
- Trại sản xuất nông nghiệp Văn Điển -
Thanh Trì - Hà Nội: Giống TL6, HT6, SH2, N98
2.2. Diện tích
- Hợp tác xã nông nghiệp cồn Thoi: 6 ha.
- Trại sản xuất nông nghiệp Văn Điển: 3
ha.
2.3. Đặc điểm đất đai
- Tại Hợp tác xã nông nghiệp cồn Thoi -
Kim Sơn - Ninh Bình: đất thịt, nhiễm mặn, độ
phì trung bình, chân vàn thấp.
- Tại Trại sản xuất nông nghiệp Văn Điển:
đất thịt nhẹ, độ phì trung bình, chân vàn thấp.
2.4. Phân bón
* Lượng phân bón cho 1 sào (360 m2)
- Phân lót (loại phân NPK 6:11:2): 25 kg.
- Phân thúc (loạiphânNPK 16:5:17): 10 kg.
* Cách bón:
- Bón lót toàn bộ 25 kg phân bón lót khi
bừa lần cuối.
- Bón thúc l0 kg phân bón thúc 20 ngày
sau cấy.
2.5. Một số chỉ tiêu theo dõi, đánh giá
- Theo dõi sinh trưởng, phát triển và
năng suất các giống lúa có sử dụng phân bón
NPK đa yếu tố.
- Đánh giá hiệu quả của phân NPK
Văn Điển, quy trình bón so với các loại phân
bón khác và quy trình bón truyền thống của
người dân.
- Để thể hiện rõ hiệu quả thực sự của
phân bón NPK Văn Điển, chúng tôi đã tiến
hành thí nghiệm so sánh các công thức bón các
loại phân khác nhau như sau:
- Thí nghiệm được tiến hành tại HTX
cồn Thoi – Kim Sơn - Ninh Bình:
+ Công thức 1 (đ/c): Bón phân đơn (90N
+ 100 P2O5 + 80 K2O)
+ Công thức 2: Bón NPK Văn Điển
+ Công thức 3: Bón NPK Ninh Bình
- Đây là những công thức bón truyền
thống dược áp dụng trong sản xuất của bà con
nông dân hiện nay tại địa phương.
+ Với Công thức bón phân đơn ( 90N +
100 P205 + 80 K20), áp dụng phương pháp bón
truyên thồng, chia làm 3 lần:
Lần l (Bón lót): Bón toàn bộ lượng lân
và 1/3 lượng đạm.
Lần 2: Bón 2/3 lượng đạm còn lại và 1/3
lượng kali
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1050
Lần 3: Bón toàn bộ lượng đạm và kali
còn lại.
Ngoài ra với phương pháp bón này để có
hiệu quả tốt nhất phải bổ sung thêm 8- 10 tấn
phân chuồng/ha để tăng cường chất hữu cơ và
bổ sung các yếu tố vi lượng. Bên cạnh đó với
phương pháp bón này để hạn chế độ chua mặn
trong đất bà con thường bón thêm 12kg vôi
bột/sào. Số lần bón nhiều, trong quá trình bón
phải chia làm nhiều lần rất tốn công. Tuy
nhiên hiệu quả bón lại thể hiện rõ ngay sau khi
bón nên bà con dễ dàng bón khi nhìn biểu hiện
của cây cần dinh dưỡng. Đây cũng là phương
pháp truyền thống nên bà con quen thuộc và
tiếp cận dễ dàng hơn.
+ Với công thức bón phân lân NPK
Ninh Bình. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thì
đây là loại phân đa lượng được sử dụng nhiều,
giá thành đảm bảo cho người dân. Với loại
phân này quá trình bón chia làm 02 lần:
Lần l (bón lót): Bón 25 kg/ sào
Lần 2 (thúc 1): 12-13 kg/sào
Ngoài ra khi bón thúc cần bón thêm đạm
và thêm 1 lần bón thúc vào chuẩn bị đón đòng
bằng kali.
+ Với công thức bón phân đa yếu tố
NPK nung chảy Văn Điển: Đây là loại phân bón lần đầu tiên đưa vào làm mô hình thí điềm trên đât nhiêm mặn
Lần 1: (Bón lót): 20 - 25 kg - (loại phân
NPK 6:11:2)
Lần 2: (Bón thúc): 10 -12 kg (loại phân
NPK 16:5:17
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiệu quả của phân bón đa yếu tố NKP
Văn Điển đối với sinh trưởng, phát triển các
giống lúa khảo nghiệm tại một số điểm thí
nghiệm
3.1.1. Tại Ninh Bình
Tại Cồn Thoi - Kim Sơn - Ninh Bình, do
rét kéo dài nên toàn bộ mô hình trình diễn cây
lúa sinh trưởng chậm ở đầu vụ. Thực tế tại
cánh đồng của Cồn Thoi, từ nhiều năm nay đã
bị nhiễm mặn gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh
trường phát triển của cây lúa nói riêng và các
cây trồng khác nói chung. Vụ xuân 2011,
Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến
nông đã đưa giống TL6 có khả năng chịu mặn,
kết hợp sử dụng phân bón đa yếu tố của Công
ty phân lân nung chảy Văn Điển khuyến cáo,
cây lúa sinh trưởng phát triển bình thường.
Trong khi tại một số diện tích xung quanh
không bón phân của Công ty phân lân nung
chảy Văn Điển có biểu hiện phát triển kém, có
hiện tượng vàng lá, chết màng do đất nhiễm
mặn. Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Ảnh hưởng của phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đến quá trình sinh trưởng phát triển
của giống lúa TL6
Công thức Số đạnh
cấy
Mật độ
(khóm/ni2)
Số nhánh
/khóm
Cao cây
(cm)
TGST
(ngày)
Chiều dài
bông
Số
hạt/bông
Tỷ lệ chắc
(%)
Bón NPK
Văn Điển
2 40 12 105,8 140 *24,5 167 85,3
Phân đơn 2 40 10 105,4 145 24,5 159 80,6
NPK Ninh
Bình
2 40 9 106,0 143 24,0 157 82,5
3.1.2. Tại Trại sản xuất Nông nghiệp Văn
Điển
Đây là khu thí nghiệm của đơn vị, có
thành phần chủ yếu là đất thịt nhẹ, chủ yếu là
chân đất vàm và vàm cao, có biểu hiện của đất
bạc màu do lâu ngày không được bổ sung chất
hữu cơ, có độ pH thấp (5,2-6,8). Trên tất cả
các giống đều bón đúng quy trình do Công ty
khuyến cáo và thu được một số kết quả được
thể hiện qua bảng sau:
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1051
Bảng 2: Ảnh hưởng của phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đến sinh trưởng, phát triển của một số
giống lúa so với phương pháp bón phân đơn
Tên
giống
Phân bón Mật độ
(khóm/m2)
Số
nhánh
/khóm
Gao cây
(cm)
TGST
(ngày)
Chiều dài
bông
Số hạt/
bông
Tỷ lệ
chắc (%)
TL6 Bón phân đơn 40 11 102 135 24,0 137 82,7
NPKVăn Điển 40 • 12 105,4 138 24,3 152 86,2
HT6 Bón phân đơn 40 9 104,0 136 23,8 135 82,0
NPK Văn Điển 40 11 105,0 139 24,0 150 84,3
SH2 Bón phân đơn 40 8 107,8 138 23,4 142 85,7
NPK Văn Điển 40 9 109,1 140 23,6 167 87,0
N98 Bón phân đơn 40 10 111 139 23,5 140 82,5
NPK Văn Điển 40 12 114,2 142 23,7 148 88,0
3.2. Đánh giá khả năng chống chịu
- Đánh giá về mức độ chống chịu của
mô hình khi bón phân đa yếu tố chuyên dùng
cho lúa chúng tôi có một số nhận xét sau:
+ Ban đầu cây lúa sinh trưởng trung
bình, sau đó cây lúa sinh trưởng mạnh đẻ
nhảnh khỏe, tập trung.
+ Bộ lá lúa xanh sáng, bản lá dày, cây
lúa cứng, ít sâu bệnh hại.
+ Khi lúa trỗ và đến giai đoạn chín tỷ lệ
hạt chắc cao, hạt sáng.
3.3. Năng suất
Sau một vụ sử dụng phân đa yếu tố
chuyên dùng cho cây lúa, chúng tôi thu được
một số kết quả sau:
Giống Năng suất thực thu (tấn/ha)
Cồn Thoi Trại SXNN Văn Điển
Bón NPK Văn Điển Bón phân đơn Bón NPK Ninh Bình Bón phân đơn Xuân 2011
TL6 7,0 6,5 6,7 6,4 6,8
HT6 _ 6,2 6,5
SH2 6,6 7,0
N98 _ _ 6,3 6,7
Thực tế tại Cồn Thoi vụ xuân các năm
trước năng suất lúa chỉ đạt trung bình 6,0-6,5
tấn/ha. Vụ Xuân năm 2011 được đánh giá là
tốt nhất từ trước đến nay.
Tại Trại sản xuất Nông nghiệp Văn
Điển với đặc thù là đơn vị chuyên nhân giống
nhưng năng suất trên tất cả các giống đều cao
hơn so với phương pháp bón truyền thống.
3.4. Kết quả tổ chức hội nghị, tham quan
đánh giá
Trong vụ Xuân năm 2011, Trung tâm
Chuyển giao, công nghệ và Khuyến nông đã
phối hợp với Công ty cổ phần Phân lân nung
chảy Văn Điển tổ chức 2 hội nghị, hội thảo
tham quan đầu bờ nhằm đánh giá các sản
phẩm phân bón của công ty.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1052
- Hội nghị lần 1 được tổ chức ngày 7
tháng 6 năm 2011 tại Viện KHNN Việt Nam.
Hội nghị có sự tham gia của 120 đại biểu gồm
Lãnh đạo Viện KHNN Việt Nam, Lãnh đạo
các Viện nghiên cứu trực thuộc Viện VAAS,
Lãnh đạo Công ty Cổ phân Phân lân nung chảy
Văn Điển và Lãnh đạo Trung tâm Khuyến
nông của 30 tỉnh thành trong cả nước từ Quảng
Bình trở ra. Các mô hình trình diễn sản phẩm
của công ty đều được các đại biểu đánh giá cao
về khả năng thích ứng và hiệu quả so với các
loại phân bón khác.
- Hội nghị lần 2 được tổ chức ngày 18
tháng 6 năm 2011 tại HTX Nông nghiệp Cồn
Thoi - Kim Sơn - Ninh Bình. Hội nghị có sự
tham gia của 150 đại biểu gồm Lãnh đạo Vụ
Khoa học - Bộ NN và PTNT, Lãnh đạo Cục
Trồng trọt, Lãnh đạo Viện KHNN Việt Nam,
Lãnh đạo các Viện nghiên cứu trực thuộc Viện
VAAS, Lãnh đạo Công ty Cổ phần Phân lân
nung chảy Văn Điển, Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Ninh Bình, Sở NN và PTNT tỉnh
Ninh Bình, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư
Ninh Bình, Lãnh đạo UBND và phòng nông
nghiệp các huyện Kim Sơn, Hoa Lư, Lãnh đạo
7 xã vùng ven biển huyện Kim Sơn và 60 hộ
nông dân tham gia mô hình. Đại diện các cơ
quan, đoàn thể và người dân đều đánh giá rất
cao hiệu quả của mô hình (cho năng suất đạt
70 tạ/ha, không bị sâu bệnh hại, chịu rét tốt...).
Mô hình cũng được Báo Nông nghiệp và Ban
thông tin VAAS đưa tin và đánh giá cao.
3.5. Hiệu quả của phân bón đa yếu tố NKP
Văn Điển đối với cây đậu, lạc
Với đặc tính là tác động tổng hợp, cung
cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, có tác dụng lâu
dài. Phân bón NPK Văn Điển ngoài bón
chuyên cho lúa còn bón được trên nhiều loại
cây trồng khác trong đó có loại chuyên bón
cho đậu, lạc. Hiện nay các số liệu thử nghiệm
trên cây lạc đang được Trung tâm tổng hợp (do
mô hình mới thu hoạch). Trung tâm đang tiếp
tục thử nghiệm trên cây đậu xanh tại vùng đất
đất nhiễm mặn ven biển huyện Hậu Lộc -
Thanh Hóa vụ hè 2011. Hiện tại mô hình cây
đậu đang sinh trưởng và phát triển tốt.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Qua kết quả trình diễn lúa chất lượng có
sử dụng phân bón đa yếu tố chuyên dùng cho
lúa của Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy
Văn Điển vụ xuân 2011, chúng tôi rút ra một
số kết luận như sau:
- Sản phẩm phân bón chuyên dùng cho
lúa của Công ty là loại phân tốt, hiệu quả kéo
dài suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa.
- Là loại phân có tác dụng giúp cây lúa
có khả năng thích nghi tốt với điều kiện mặn,
chua phèn, ngập nước kéo dài.
- Vì có hiệu quả lâu bền và quy trình sử
dụng đơn giản nên đây là loại phân có hiệu quả
kinh tế tốt.
4.2. Đề nghị
- Đây là vụ đầu trình diễn sản phẩm
của Công ty nên bước đầu đánh giá trên cây
lúa là có hiệu quả.
- Đề nghị Công ty Cổ phân Phân lân
nung chảy Văn Điển tiếp tục quan tâm đầu tư
các vụ tiếp theo để chúng tôi triển khai quảng
bá sản phẩm của quý công ty tới các địa
phương trên các loại cây trồng khác nhau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_30_5894_2130117.pdf