Tài liệu Kết quả khảo nghiệm một số giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn, thích hợp cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
869
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG LÚA CÓ THỜI GIAN
SINH TRƯỞNG CỰC NGẮN, THÍCH HỢP CHO VÙNG SINH THÁI
BẮC TRUNG BỘ
Lê Văn Vĩnh, Nguyễn Tất Hóa, Võ Văn Trung, Trần Thị Thắm, Nguyễn Thị Hiền
Viện KHKTNN Bắc Trung bộ
TÓM TẮT
Trong giai đoạn 2013 -2015 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ đã tiến hành
nghiên cứu tuyển chọn các giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn, năng suất cao phục vụ sản
xuất. Kết quả đã chọn tạo được các giống BT2, Asin 3 và Asin2 có thời gian sinh trưởng cực ngắn
trong vụ mùa (97-99 ngày), năng suất cao. Giống Asin 2 đạt năng suất từ 65,3 - 72,55 tạ/ha (vụ
Xuân) và từ 58,34 - 58,67 tạ/ha (vụ Mùa). Giống Asin3 đạt từ 66,3 -72,86 tạ/ha (vụ Xuân) và 60,37 -
61,36 tạ/ha (vụ Mùa). Giống BT2 đạt từ63,3-69,73 tạ/ha (vụ Xuân) và từ 60,57-61,34 tạ/ha (vụ Mùa).
Đây là những giống lúa thích hợp trong cơ cấu Xuân muộn và Hè thu, né tránh được thiên tai.
Từ khóa: Giống lúa cực ngắn...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả khảo nghiệm một số giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn, thích hợp cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
869
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG LÚA CÓ THỜI GIAN
SINH TRƯỞNG CỰC NGẮN, THÍCH HỢP CHO VÙNG SINH THÁI
BẮC TRUNG BỘ
Lê Văn Vĩnh, Nguyễn Tất Hóa, Võ Văn Trung, Trần Thị Thắm, Nguyễn Thị Hiền
Viện KHKTNN Bắc Trung bộ
TÓM TẮT
Trong giai đoạn 2013 -2015 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ đã tiến hành
nghiên cứu tuyển chọn các giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn, năng suất cao phục vụ sản
xuất. Kết quả đã chọn tạo được các giống BT2, Asin 3 và Asin2 có thời gian sinh trưởng cực ngắn
trong vụ mùa (97-99 ngày), năng suất cao. Giống Asin 2 đạt năng suất từ 65,3 - 72,55 tạ/ha (vụ
Xuân) và từ 58,34 - 58,67 tạ/ha (vụ Mùa). Giống Asin3 đạt từ 66,3 -72,86 tạ/ha (vụ Xuân) và 60,37 -
61,36 tạ/ha (vụ Mùa). Giống BT2 đạt từ63,3-69,73 tạ/ha (vụ Xuân) và từ 60,57-61,34 tạ/ha (vụ Mùa).
Đây là những giống lúa thích hợp trong cơ cấu Xuân muộn và Hè thu, né tránh được thiên tai.
Từ khóa: Giống lúa cực ngắn, Asin2, Asin 3, giống lúa BT2.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, diễn biến thời
tiết, khí hậu khắc nghiệt, nắng lắm mưa nhiều,
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung
và sản xuất lúa nói riêng, vì vậy để đảm bảo
sản xuất ăn chắc cũng như né tránh được ảnh
hưởng của thiên tai (như bão lũ trong vụ Hè
thu và rét hại đầu vụ trong vụ Xuân), nâng cao
thu nhập cho người sản xuất. Việc nghiên cứu,
chọn tạo ra những giống lúa có thời gian sinh
trưởng cực ngắn (dưới 100 ngày), năng suất
cao là một yêu cầu cần thiết. Xuất phát từ mục
tiêu trên, Viện KHKTNN Bắc Trung bộ đã tiến
hành nghiên cứu, khảo nghiệm một số giống
lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn, thích
hợp cho vùng sinh thái Bắc Trung bộ.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu là các dòng/giống
lúa được lai tạo và thu thập bao gồm: Asin 1,
Asin 2, Asin 3, Asin 4, NAR5, BT2 và KD18
(đ/c).
Thời gian nghiên cứu: vụ Xuân và vụ
Mùa năm 2013.
Địa điểm: Khu thí nghiệm đồng ruộng
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc
Trung bộ
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Các thí nghiệm khảo nghiệm, khảo
nghiệm sản xuất theo “Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá
trị sử dụng giống lúa” (QCVN 01-55-
2011/BNNPTNT) do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành.
- Các số liệu được xử lý theo phương
pháp thống kê sinh học, áp dụng phần mềm
máy vi tính theo chương trình IRRISTAT 5.0
và EXCEL.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc trưng hình thái của các
giống tham gia thí nghiệm
Kết quả bảng 1 cho thấy:
- Màu sắc lá trưởng thành: Trong các
giống lúa thí nghiệm có hai giống lá xanh trung
bình là Asin 2 và Asin 3; có 1 giống lá màu
xanh nhạt là Asin 4. Các giống lúa còn lại
trong thí nghiệm lá trưởng thành có màu xanh.
- Chiều dài phiến lá: Kết quả theo dõi
chiều dài phiến lá trưởng thành như sau: Ba
giống Asin 2, Asin 3, Asin 1, lá trưởng thành
có dạng “dài”; các giống lúa còn lại trong thí
nghiệm lá trưởng thành có chiều dài dạng
“trung bình”.
- Dạng lá đòng: Các giống lúa Asin 3,
NAR5, BT2 và KD18 (đ/c) có dạng lá đòng
thẳng. Các giống còn lại có dạng lá đòng nửa
thẳng.
- Thế cây: Thế cây đa số các giống lúa
trong thí nghiệm có thế cây nửa đứng, chỉ có
giống NAR5 có thế cây đứng.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
870
Bảng 1. Một số đặc trưng hình thái của các giống lúa thí nghiệm
TT Tên giống Màu lá trưởng
thành
Chiều dài
phiến lá
Dạng lá
đòng
Thế
cây
Độ thoát cỏ
bông
Màu vỏ
trấu
Chiều dài
hạt thóc
1 Asin 1 Xanh Dài N.thẳng N.đứng Thoát 1 ph Nâu TB
2 Asin 2 Xanh TB Dài N.thẳng N.đứng Thoát Nâu TB
3 Asin 3 Xanh TB Dài Thẳng N.đứng Thoát Vàng TB
4 Asin 4 Xanh nhạt TB N.thẳng N.đứng Thoát Vàng TB
5 NAR5 Xanh TB Dài N.thẳng N.đứng Thoát Vàng cam TB
6 BT2 Xanh TB Thẳng N.đứng Thoát Vàng Dài
7 KD18 (đ/c) Xanh TB Thẳng N.đứng Thoát Vàng TB
- Độ thoát cổ bông: Nghiên cứu và quan
sát cho thấy chỉ có giống lúa Asin 1 trỗ bông
không thoát bẹ, còn các giống còn lại trỗ bông
thoát hoàn toàn.
3.2. Một số đặc tính nông học của các dòng
giống thí nghiệm
Kết quả số liệu bảng 2 cho thấy:
- Thời gian sinh trưởng: Trong vụ mùa
các giống lúa đều có thời gian sinh trưởng
dưới 100 ngày và ngắn nhât là 2 giống NAR5
và Asin 4 (96 ngày). Duy nhất giống KD 18 dài
nhất (105 ngày). Trong vụ xuân các giống đều
có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 120 ngày
ngắn nhất là các giống NAR5 và ASin 4 (112
ngày) giống dài nhất là KD18 (121 ngày).
- Chiều cao cây (cm): Qua theo dõi
chúng tôi thấy các giống có chiều cao cây dao
động trong khoảng 94,5– 107,6 cm và giống có
chiều cao cây lớn nhất là KD18 (107,6cm).
Giống BT2 có chiều cao cây thấp nhất 94,5 cm.
- Số nhánh hữu hiệu (nhánh/khóm): Số
nhánh hữu hiệu giữa các dao động từ 4,3 – 5,1
nhánh/khóm. Giống NAR5 có số nhánh hữu
hiệu/khóm lớn nhất 5,1 nhánh/khóm. Giống đối
chứng (KD18) có 4,7 nhánh hữu hiệu/khóm.
- Chiều dài bông (cm): Chiều dài bông
của giống NAR5 là ngắn nhất (21,6 cm). Giống
lúa Asin1 có chiều dài bông lớn nhất (24,3 cm).
Bảng 2. Một số đặc tính nông học của các dòng giống thí nghiệm
T
T
Giống Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều cao
cây (cm)
Số nhánh hữu hiệu
(nhánh/khóm)
Chiều dài bông
(cm) Mùa 2013 Xuân 2014
1 Asin 1 97 114 103,6 4,4 24,3
2 Asin 2 97 113 98,8 4,4 22,9
3 Asin 3 98 115 104,7 4,4 23,4
4 Asin 4 96 112 97,5 4,8 23,2
5 NAR5 96 112 96,8 5,1 21,6
6 BT2 99 117 94,5 4,3 23,1
7 KD18(đ/c) 105 121 107,6 4,7 22,5
3.3. Tình hình sâu bệnh hại của các công
thức thí nghiệm
Qua kết quả bảng 3 cho thấy: Trong năm
2013 tình hình sâu bệnh hại lúa không đáng kể.
Sâu cuốn lá hại một số giống lúa trong vụ Mùa
ở mức điểm 1-3 vào giai đoạn mạ và đẻ nhánh.
Bệnh đạo ôn hại trong vụ Xuân ở mức
điểm 1-3. Mức hại này không ảnh hưởng nhiều
đến sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm
chất cuối cùng.
Sâu đục thân, bệnh khô vằn một số giống
bị hại ở mức điểm 1-3 là không đáng kể và
không ảnh hưởng tới năng suất.
870
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
871
Bảng 3. Một số sâu bệnh hại chính của các dòng lúa trong điều kiện quan sát ngoài đồng ruộng
TT Giống
Sâu đục thân
(điểm)
Sâu cuốn lá
(điểm)
Bệnh khô vằn
(điểm)
Bệnh đạo ôn
(điểm
Xuân 2013 Mùa
2013
Xuân
2013
Mùa
2013
Xuân
2013
Mùa
2013
Xuân
2013
Mùa 2013
1 Asin 1 1 1 1 1 1 1 1-3 0
2 Asin 2 1 1 1 1-3 1 1 1-3 0
3 Asin 3 1 1 1 1-3 1 1 1-3 0
4 Asin 4 1 1 1-3 1-3 1 1-3 1-3 0
5 NAR5 1 1 1 1-3 1 1 1 0
6 BT2 1 1 1 1 1 1 1-3 0
7 KD18 (đ/c) 1 1 1 1-3 1 1 1-3 0
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất
Qua ngiên cứu và theo dõi các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của các giống lúa
trong thời gian thí nghiệm qua các năm như
sau:
3.4.1. Vụ xuân 2013
- Số bông /m2: Kết quả trong vụ Xuân
2013 của các giống biến động từ 255 bông/m2
đến 270 bông/m2 cao nhất là giống NAR5 có
số bông/m2 cao nhất đạt 270 bông/m2.
- Số hạt chắc/bông (hạt): Số hạt
chắc/bông các gióng dao động từ 145 đến 188
hạt/bông cao nhất là giống Asin1 (188
hạt/bông) và tiếp đến là giống BT2 184
hạt/bông. Giống lúa Asin4 có số hạt chắc/bông
nhỏ nhất 145 hạt/bông.
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Trong vụ
Xuân năm 2013 các giống lúa giống Asin1,
Asin2, Asin3 và BT2 là những giống cho năng
suất thực thu cao hơn đối chứng. Giống cho
năng suất thực thu cao nhất là giống Asin 1 với
75,65 tạ/ha so với giống đối chứng Khang dân
18 đạt 66,64 tạ/ha.
Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vụ Xuân 2013
TT Giống Số bông/m
2
(bông)
Số hạt chắc/bông
(hạt)
Tỷ lệ lép
(%)
P1.000 hạt
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
1 Asin 1 265 188 5,53 21,75 108,36 75,65
2 Asin 2 260 182 10,78 21,60 102,21 72,55
3 Asin 3 260 181 8,59 22,30 104,94 72,86
4 Asin 4 255 145 10,49 21,53 79,61 56,73
5 NAR5 270 173 4,42 18,15 84,78 61,37
6 BT2 260 184 6,60 21,12 101,04 69,73
7 KD18 (đ/c) 270 187 6,03 18,75 94,67 66,64
CV (%) 2,56
LSD.05 7,4
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
872
3.4.2. Vụ Mùa năm 2013
Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vụ Mùa 2013
TT Giống Số bông/m
2
(bông)
Số hạt
chắc/bông (hạt)
Tỷ lệ lép
(%)
P1.000 hạt
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
1 Asin 1 218 164 11,35 21,45 76,58 56,33
2 Asin 2 221 166 9,78 21,46 78,67 58,34
3 Asin 3 220 163 9,94 22,21 79,56 61,66
4 Asin 4 239 137 13,29 21,12 69,12 51,78
5 NAR5 250 165 9,84 18,35 75,82 56,35
9 BT2 217 174 7,94 21,04 79,57 60,57
10 KD18 (đ/c) 234 172 10,42 19,01 76,43 56,68
CV (%) 4,35
LSD.05 6,0
- Số bông/m2: Vụ Mùa 2013 cho thấy các
giống có số bông/m2 dao động trong khoảng
217- 250 bông/m2 trong đó giống NAR5 có số
bông/m2 lớn nhất là 250 bông/m2.
- Số hạt chắc/bông (hạt): Số hạt
chắc/bông cao nhất là giống BT2 (174
hạt/bông). Giống lúa Asin 4 có số hạt
chắc/bông thấp nhất 137 hạt/bông.
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Các giống
Asin3 BT2 và Asin2 cho năng suất thực thu
cao hơn đối chứng, cao nhất là giống là giống
Asin 3 (61,66 tạ/ha) và thấp nhất là giống Asin
4 (51,78 tạ/ha).
3.4.3. Vụ Xuân 2014
- Số bông/m2: Qua bảng 6 cho thấy các
giống có số bông/m2dao động trong khoảng
245 – 260 bông/m2 và giống NAR5 có số
bông/m2 lớn nhất là 260 bông/m2.
- Số hạt chắc/bông (hạt): Số hạt
chắc/bông cao nhất là giống BT2 (164
hạt/bông) và ASin 4 có số hạt chắc/bông thấp
nhất 143 hạt/bông.
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Các giống
Asin1, Asin3, Asin2 là những giống cho năng
suất cao nhất và dao động từ 66,91 – 67,84
tạ/ha. Giống có năng suất thấp nhất là Asin4
57,23 tạ/ha.
Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vụ Xuân 2014
TT Giống Số bông/m2
(bông)
Số hạt chắc/bông
(hạt)
Tỷ lệ lép
(%)
P1.000 hạt
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
1 Asin 1 255 163 10,44 21,75 90,40 67,84
2 Asin 2 250 162 9,50 21,60 87,48 66,91
3 Asin 3 250 161 9,55 22,30 89,76 67,34
4 Asin 4 245 143 11,73 21,53 75,43 57,23
5 NAR5 260 158 9,71 18,15 74,56 58,21
6 BT2 250 164 10,38 21,12 86,59 65,24
7 KD 18 (đ/c) 260 160 9,64 18,75 78,00 62,12
CV (%) 8,3
LSD.05 2,30
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
873
3.4.4. Vụ Mùa 2014
Bảng 7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Vụ Mùa 2014
T
T Tên giống
Số bông/m2
(bông)
Số hạt chắc/bông
(hạt)
Tỷ lệ lép
(%)
KL 1.000hạt
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
1 Asin 1 220 158,25 8,23 21,45 74,68 57,45
2 Asin 2 220 162,37 9,47 21,46 76,66 58,67
3 Asin 3 220 158,73 8,64 22,21 77,56 60,37
4 Asin 4 240 132,48 15,86 21,12 67,15 54,55
5 NAR5 255 155,62 7,55 18,35 72,82 56,84
6 BT2 215 174,24 7,59 21,04 78,82 61,34
7 KD18 (đ/c) 235 169,34 10,58 19,01 75,65 55,52
CV (%) 7,0
LSD.05 4,13
- Số bông/m2: Số bông/m2 của các giống
lúa dao động trong khoảng 220 - 255 bông/m2
và giống lúa NAR5 có số bông/m2 lớn nhất
(255 bông/m2). Giống lúa đối chứng KD18 có
số bông/m2 là 235 bông/m2.
- Số hạt chắc/bông (hạt): Số hạt
chắc/bông của các giống dao động từ 132,48 –
174,24 hạt chắc/bông và cao nhất là giống lúa
BT2 (174,24 hạt/bông). Giống lúa Asin 4 có số
hạt chắc/bông thấp nhất là 132,48 hạt/bông.
- Năng suất thực thu (tạ/ha):Qua kết quả
theo dõi cho thấy các giống BT2, Asin 2, Asin
3, Asin 4, Asin 1 và NAR5 đều cho năng suất
thực thu cao hơn giống đối chứng KD18, trong
đó giống BT2 cho năng suất cao nhất đạt 61,34
tạ/ha.
3.4.5. Vụ Xuân 2015
- Số bông/m2: Số bông/m2 dao động
trong khoảng 223,3 – 253,3 bông/m2. Giống
Asin3 (253,3 bông/m2), Asin 2 (250
bông/m2) có số bông/m2cao hơn giống đối
chứng KD18 (247,0 bông/m2).
- Số hạt chắc/bông (hạt): Số hạt
chắc/bông cao nhất là giống Asin 1(174,9
hạt/bông). Giống lúa Asin4 có số hạt
chắc/bông nhỏ nhất 149,0 hạt/bông.
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Các giống
Asin1là giống có năng suất cao nhất với 73,3
tạ/ha, còn giống Asin 4 có năng suất thực thu
thấp nhất (60,7 tạ/ha).
Qua 3 năm tiến hành thí nghiệm cho thấy
các giống Asin 3, BT2 và Asin2, là những
giống lúa có triển vọng thích hợp với cơ cấu
sản xuất vụ Xuân muộn và vụ Mùa, nhất là vụ
Hè thu. Các giống này có thời gian sinh trưởng
ngắn (dưới 100 ngày), năng suất khá, phù hợp
với sản xuất Hè thu, né tránh được thiên tai
trong vụ Mùa và vụ Xuân muộn trong cơ cấu
cây vụ Đông.
Bảng 8: Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng giống lúa, vụ xuân 2015
TT Giống Số bông/m
2
(bông)
Số hạt chắc/bông
(hạt)
Tỷ lệ lép
(%)
P1.000 hạt
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
1 Asin1 223,3 174,9 10,1 24,6 96,1 73,3
2 Asin 2 250,0 166,3 12,5 21,1 87,9 65,3
3 Asin 3 253,3 160,5 9,7 22,5 90,3 66,3
4 Asin 4 223,3 149,0 13,3 22,8 76,0 60,7
5 NAR5 223,3 171,6 11,2 18,6 71,2 62,0
6 BT2 226,7 162,0 10,4 21,3 78,3 63,3
7 KD18 (đ/c) 247,0 163,7 13,1 19,6 79,1 62,0
CV (%) 5,4
LSD.05 4,0
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
874
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống
lúa trong thí nghiệm có thời gian sinh trưởng
ngắn, sinh trưởng và phát triển khỏe, cho năng
suất khá, đặc biệt là các giống Asin3, BT2 và
Asin2. Cụ thể có các ưu điểm như sau:
- Về thời gian sinh trưởng: Các giống lúa
có thời gian sinh trưởng cực ngắn (95 – 100
ngày).
- Về sâu bệnh hại chính: Hầu hết các
giống lúa trong thí nghiệm có khả năng chống
bệnh từ vừa đến khá (điểm 1-3) do sâu cuốn lá,
khô vằn các loại bệnh khác chưa thấy xuất hiện
trong điều kiện thí nghiệm.
- Về năng suất: Có 3 giống Asin3, BT2
và Asin2 cho năng suất cao hơn giống lúa đối
chứng (KD18) ở tất cả các vụ nghiên cứu,
trong đó 2 giống BT2 và Asin3 có nhiều ưu
điểm hơn.
4.2. Đề nghị
Viện KHKTNN Bắc Trung bộ tạo điều
kiện cho khảo nghiệm 3 giống lúa này trên các
vùng khác, ở các tỉnh khác để có kết luận chính
xác hơn.
Tiếp tục tổ chức khảo nghiệm sản xuất
trên các vùng sinh thái khác nhau trên cơ sở đó
đề nghị Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn cho công nhận sản xuất thử tại vùng Bắc
Trung Bộ cho 2 giống lúa BT2 và Asin 3 là
những giống lúa triển vọng trên để đưa vào sản
xuất, đặc biệt là những vùng cần giống lúa
tránh thiên tai lũ lụt vào cuối vụ Mùa.
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
- Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông
thôn đã cấp kinh phí thực hiện đề tài: Nghiên
cứu chọn tạo giống lúa ngắn ngày năng suất
cao chống chịu sâu bệnh cho vùng Bắc Trung
bộ 2012 - 2016.
- Bộ môn Cây lương thực, Viện Khoa
học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ, Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tạo điều kiện
để thực hiện Dự án.
- Các đơn vị đã giúp chủ trì triển khai các
nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà
Tĩnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chọn giống cây trồng (giáo trình cao học nông
nghiệp). Nhà xuất bản Nông nghiệp năm
1997.
2. Báo cáo công nhận giống lúa BT1 tháng 11
năm 2007. Phạm Văn Chương và cs.
3. Kết quả nghiên cứu KHCN phục vụ sản xuất
nông nghiệp trong những năm gần đây -
Viện KHKTNN Bắc Trung bộ - Nhà xuất
bản Lao động xã hội.
4. Trường đại học Nông nghiệp I, 2004. Giáo
trình côn trùng chuyên khoa. Nhà xuất bản
Nông nghiệp/
5. Giáo trình sinh lý thực vật (Giáo trình cao học
nông nghiệp). Nhà xuất bản Nông nghiệp
năm 1995.
6. Trương Đích, 2005. Kỹ thuật trồng các giống
lúa mới. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
- 2005
7. Phương pháp kiểm định đồng ruộng cây trồng
và phương pháp kiểm tra tính đúng giống
trên ô thí nghiệm đồng ruộng. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp Hà Nội - 2004.
8. Bùi Huy Đáp, 1987. Lúa Việt Nam – trong
vùng lúa Nam và Đông Nam Á. Nhà xuất
bản Nông nghiệp - Hà Nội.
874
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
875
ABSTRACT
Results of testing some varieties with extremely short growth duration and suitable for
Northern Central of Vietnam
In the period of 2013 – 2015, ASINCV has studied the selection of rice varieties with very
short growth duration, high yield for production in North Central Region. The results have been
selected BT2, Asin 3 and Asin2 varieties with very short growth duration Summer season (97-99
days), high yield. Asin 2 rice variety got yield from 6.5 – 7.2 tons/ha (Spring season) and from 5.8 –
5.8 tons/ha (Summer season). Asin3 rice variety reached from 6.6 – 7.2 tons /ha (Spring season) and
6.1 - 6.0 tons/ha (Summer season). BT2 rice variety reached from 6.3 – 6.9 tons/ha (Spring season)
and from 6.0 – 6.1 tons/ha (Summer season). These varieties are suitable in the framework of late
spring and summer season and evade disaster.
Keywords: extremely short rice varieties, Asin2, Asin 3, BT2 varieties.
Người phản biện: TS. Phạm Ngọc Thạch
Một số hình ảnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_41_6638_2130128.pdf