Tài liệu Kết quả khảo nghiệm giống sắn km101: 8Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(74)/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở các tỉnh phía Nam có ba vùng trồng sắn chính
là Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam
Trung bộ, đây cũng là vùng sản xuất sắn hàng hóa
quan trọng nhất ở Việt Nam. Theo Tổng cục Thống
kê năm 2015, diện tích trồng sắn vùng Đông Nam bộ
có 97,3 ngàn ha, diện tích sắn Tây Nguyên là 149,7
ngàn ha, Duyên hải Nam Trung bộ đạt 103,5 ngàn
ha. Năng suất sắn tại vùng Đông Nam bộ đạt trung
bình 27,9 tấn/ha, vùng Duyên Hải Nam Trung bộ là
18,2 tấn/ha, vùng Tây Nguyên 17,6 tấn/ha; năng suất
sắn của Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên
thấp hơn năng suất sắn bình quân của cả nước là
18,9 tấn/ha (Niên giám thống kê 2015). Giống sắn
được trồng phổ biến hiện nay ở 3 vùng là KM94 có
thời gian sinh trưởng từ 10 - 11 tháng; hiện giống sắn
KM94 đang bị nhiễm bệnh chổi rồng (Phytoplasma
sp.) nặng làm thiệt hại đến thu nhập và đời sống của
nông dân. Để nâng cao năng suấ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả khảo nghiệm giống sắn km101, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(74)/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở các tỉnh phía Nam có ba vùng trồng sắn chính
là Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam
Trung bộ, đây cũng là vùng sản xuất sắn hàng hóa
quan trọng nhất ở Việt Nam. Theo Tổng cục Thống
kê năm 2015, diện tích trồng sắn vùng Đông Nam bộ
có 97,3 ngàn ha, diện tích sắn Tây Nguyên là 149,7
ngàn ha, Duyên hải Nam Trung bộ đạt 103,5 ngàn
ha. Năng suất sắn tại vùng Đông Nam bộ đạt trung
bình 27,9 tấn/ha, vùng Duyên Hải Nam Trung bộ là
18,2 tấn/ha, vùng Tây Nguyên 17,6 tấn/ha; năng suất
sắn của Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên
thấp hơn năng suất sắn bình quân của cả nước là
18,9 tấn/ha (Niên giám thống kê 2015). Giống sắn
được trồng phổ biến hiện nay ở 3 vùng là KM94 có
thời gian sinh trưởng từ 10 - 11 tháng; hiện giống sắn
KM94 đang bị nhiễm bệnh chổi rồng (Phytoplasma
sp.) nặng làm thiệt hại đến thu nhập và đời sống của
nông dân. Để nâng cao năng suất sắn và hiệu quả
kinh tế cho nông dân trồng sắn, Trung tâm Nghiên
cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc đã tuyển
chọn và giới thiệu cho sản xuất giống sắn KM101.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Giống khảo nghiệm: Giống KM101(CMR 29-
56-101), CMR35-37-6, CMR 35-39-23, SM1803-19,
CMR35-28-16, CMR35-27-14, SM1862-2, CMR35-
129-11, CMR35-47-1, SM1870-11, SM1858-8,
OMR35-18-6, CMR35-24-4, OMR35-39-7, OMR-
35-39-11, OMR35-39-27, CMR35-129-12.
- Giống đối chứng: KM94, KM140.
1 Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc - Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.
2 Viện Di truyền Nông nghiệp.
3 Công ty Cổ phần Lương thực - Vật tư nông nghiệp Đăk Lăk.
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG SẮN KM101
Nguyễn Hữu Hỷ1, Đinh Văn Cường1, Phạm Thị Nhạn1,
Võ Văn Tuấn1, Tống Quốc Ân1, Nguyễn Thị Nhung1,
Bạch Văn Long1, Hà Thị Thúy2,
Đỗ Năng Vịnh2, Nguyễn Bạch Mai3
TÓM TẮT
Giống sắn KM101 có tên gốc là CMR 29-56-101, nhập nội từ Thái Lan và được khảo nghiệm từ năm 2009 đến
năm 2015 tại các tỉnh vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Giống sắn KM101 có thời gian sinh trưởng từ 9 - 10 tháng;
cao cây trung bình 240 cm, không phân cành, nhặt mắt, số củ trung bình 8,6 củ/gốc; chống đổ ngã tốt; thích nghi
rộng; năng suất trung bình ở các điểm nghiên cứu từ 44,67 - 48,03 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt 27,7%. Giống
KM101 có khả năng chống chịu được một số sâu bệnh, thích nghi rộng đối với vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên.
Nhược điểm: Giống sắn KM101 thịt củ màu vàng, nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu, bệnh cháy lá và nhện đỏ.
Từ khóa: Giống sắn KM101, khảo nghiệm, Đông Nam bộ, Tây Nguyên
Bảng 1. Đặc điểm chính của giống sắn KM101 so với giống đối chứng
Nguồn: Báo cáo công nhận sản xuất thử giống sắn KM101, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc.
Ghi chú: HLTB: hàm lượng tinh bột.
Chỉ tiêu/ Dòng giống KM101 KM94 (đ/c) KM140 (đ/c)
Thời gian từ trồng đến thu hoạch (tháng) 8 - 10 9 - 11 8 -10
Chiều cao cây trung bình (cm) 240 250 237
Dạng cây Thẳng Cong Thẳng
Màu thân Vàng Xanh Xanh
Màu lá Xanh nhạt Xanh Xanh
Màu thịt củ Vàng Trắng Trắng
Số củ trung bình/cây 8,5 7,8 9
Năng suất củ tươi TB (tấn/ha) 43,0- 47,0 37,6 40,3
HLTB (%) 27,7 27,5 26,5
9Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(74)/2017
2.2. Quá trình nghiên cứu và tuyển chọn
- Khảo sát đơn luống 2009 - 2011: Năm 2009
nhập nội 18 dòng sắn từ CIAT và tiến hành đánh
giá các dòng dựa trên các đặc tính nông học: Thân
thẳng, nhặt mắt, chiều cao cây trung bình, không
phân cành, ít đổ ngã đặc biệt là năng suất củ tươi và
hàm lượng tinh bột cao.
- Khảo sát sơ bộ 2011 - 2012: Từ kết quả khảo
sát đơn luống của năm 2009 - 2011 chọn được dòng
sắn CMR-29-56-101 có năng suất củ và hàm lượng
tinh bột cao, đặt tên là KM101 và tiến hành khảo sát
sơ bộ cùng với các dòng triển vọng và giống sắn đã
được công nhận.
- Khảo nghiệm cơ bản 2011 - 2013: Tiến hành
khảo nghiệm đánh giá giống sắn KM101, trên các
vùng sinh thái: tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Gia Lai,
Kon Tum.
- Khảo nghiệm sản xuất 2012 - 2015: Trình diễn
mô hình sản xuất giống sắn KM101 tại tỉnh Đồng
Nai, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh và Bà
Rịa - Vũng Tàu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp khảo nghiệm
Khảo nghiệm cơ bản được bố trí theo RCBD; 3
lần nhắc lại, các chỉ tiêu theo dõi thực hiện theo tiêu
chuẩn ngành, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo
nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống
sắn (QCVN 01- 61: 2011/ BNNPTNT).
2.3.2. Phương pháp đánh giá tuyển chọn dòng
Phương pháp đánh giá chọn các dòng theo
phương pháp chọn lọc đối với cây sinh sản vô tính
(Trần Văn Minh, 1996).
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý, phân tích trên chương
trình Excel, SAS 11.0.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc điểm nông học của giống sắn
KM101
Theo dõi một số đặc điểm nông học của giống
sắn KM101 (2011 - 2014). Bảng 2 cho thấy các chỉ
tiêu sinh trưởng của giống KM101 như: Thời gian từ
trồng đến mọc mầm (14 ngày), thời gian chín (300
ngày), sức sinh trưởng tốt, độ thuần đồng ruộng
tốt đều tương đương với giống đối chứng KM94 và
KM140.
Bảng 2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống sắn KM101 (2011- 2014)
Nguồn: Tổng hợp kết quả báo cáo khảo nghiệm sắn (2011- 2014)- Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp
Hưng Lộc.
Ghi chú: Thang điểm 1-5: Điểm 1: Tốt; Điểm 2: Khá; Điểm 3: Trung bình; Điểm 4: Yếu; Điểm 5: Rất yếu.
3.2. Kết quả chọn dòng/giống CMR 29-56-101
(KM101) tại Đồng Nai năm 2009 - 2011
Kết quả khảo sát đơn luống của 18 dòng nhập nội
từ năm 2009 - 2011 (Bảng 4) thu được 9 dòng sắn có
năng suất củ tương đối cao từ 41,0- 46,4 tấn/ha, hàm
lượng tinh bột từ 24- 28,5%. Dòng CMR 29-56-101
cho năng suất cao nhất đạt 45,9- 46,4 tấn/ha cao hơn
giống đối chứng KM94 (44,5- 45,7 tấn/ha) là dòng
triển vọng được so sánh đánh giá với các giống triển
vọng tiếp theo giai đoạn 2012 - 2015.
Tên giống
Thời gian từ trồng đến(ngày) Chiều cao
cây (cm)
Chiều cao
phân cành
(cm)
Độ thuần
đồng ruộng
(điểm 1-5)Mọc mầm Phân cành cấp 1 Chín
KM101 14 0 300 240 0 1
KM140 (Đ/c 1) 15 0 300 237 0 1
KM94 (Đ/c 2) 15 60 300 270 240 1
10
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(74)/2017
3.3. Kết quả chọn dòng/giống CMR 29-56-101
(KM101) tại Đồng Nai năm 2011-2012
Từ kết quả khảo sát đơn luống, dòng CMR 29-
56-101 (KM101) có năng suất cao được đưa vào
khảo sát sơ bộ cùng với 1 số giống sắn triển vọng
tại Hưng Thịnh, Trảng Bom, Đồng Nai. Bảng 5
cho thấy giống KM101 cho năng suất đạt 36,2 tấn/
ha cao hơn giống đối chứng KM94 (29,4 tấn/ha),
KM140 (29,1 tấn/ha); hàm lượng tinh bột giống
KM101 đạt 27,1%, năng suất tinh bột đạt 9,8 tấn/
ha cao hơn hai giống đối chứng KM94 (8,1 tấn/ha),
KM140 (7,9 tấn/ha) ở mức tin cậy P < 0,01.
Bảng 4. Năng suất và các yếu tố cấu thành của một số dòng sắn
triển vọng trên đất đỏ Hưng Lộc - Đồng Nai (2009 - 2011)
Bảng 5. Năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột, năng suất tinh bột
và một số yếu tố cấu thành năng suất của một số giống sắn năm 2011-2012
Ghi chú Bảng 5, 7: **: P < 0,01; Trong cùng một cột, những giá trị trung bình cùng ký tự không khác biệt có ý nghĩa
về mặt thống kê.
Ngày trồng 3/5/2011, ngày thu hoạch 19/3/2012.
(Nguồn: Kết quả tuyển chọn giống sắn năm 2009 -2011 tại Đồng Nai).
TT Dòng
Năm 2009 - 2010 Năm 2010 - 2011
Số củ/gốc NS củ tươi (tấn/ha)
HLTB
(%) Số củ/gốc
NS củ tươi
(tấn/ha)
HLTB
(%)
1 CMR35-37-6 8,5 43,4 24,0 7,8 40,6 25,0
2 KM94 (Đ/c) 7,5 44,5 28,0 7,5 45,7 28,5
3 SM1803-19 7,5 42,7 24,5 8,0 44,3 25,5
4 CMR 29-56-101 (KM101) 9,0 46,4 27,0 8,5 45,9 27,0
5 CMR35-28-16 7,5 42,7 26,5 8,3 44,0 26,2
6 CMR35-27-14 7,5 41,0 23,5 7,2 40,6 24,0
7 SM1862-2 7,0 43,5 28,5 8,0 44,5 27,5
8 CMR35-47-1 9,0 43,5 25,0 8,4 43,5 25,5
9 SM1870-11 7,0 43,7 28,0 6,8 42,7 27,5
Tên giống
Năng suất
củ tươi
(tấn/ha)
Hàm lượng
tinh bột
(%)
Năng suất
tinh bột
(tấn/ha)
Năng suất
sinh khối
(tấn/ha)
Chỉ số thu
hoạch HI
(%)
KM 101 36,2 a 27,1 bc 9,8 a 59,5 b 57,4
KM 140-ĐB 32,1 bc 27,2 bc 8,7 abcd 57,6 bc 55,6
KM 316 31,3 bc 24,9 de 7,8 cde 57,8 bc 54,0
KM 94-ĐB 30,4 bc 28,2 b 8,5 bcd 55,1 bc 55,2
KM 505 29,2 bc 28,1 b 8,2 bcd 53,9 bc 54,2
KM 302 29,2 bc 25,5 d 7,4 cd 51,5 c 56,4
KM 9 27,4 c 24,8 de 6,8 d 51,5 c 52,9
KM 614 26 c 25,9 cd 6,8d 51,7 bc 49,9
KM 94 (đc2) 29,4 bc 27,6 b 8,1 bcd 55,3 bc 53,2
KM 140 (đc1) 29,1 bc 26,9 bc 7,9bcd 52,8 bc 55,2
CV (%) 9,3 2,2 9,5 6,2
F tính 8,1** 33,8** 4,7** 8,9**
11
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(74)/2017
3.4. Sâu bệnh hại chính và khả năng chống đổ ngã của giống sắn KM101
Bảng 3. Tình hình sâu bệnh chính hại trên giống sắn KM101 (2011 - 2014)
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả so sánh giống sắn chính quy tại Bình Thuận, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, năm
2011 - 2014, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc).
Ghi chú: Bệnh đốm nâu, khảm lá đánh giá 15/9/2012, tính % cây bị bệnh/số cây theo dõi; Nhện đỏ đánh giá 15/ 11/
2012, tính % cây bị bệnh/số cây theo dõi; Điểm 1: Tốt nhất; điểm 5: Kém nhất; Đổ ngã đánh giá tháng 2, quan sát các
cây trên ô và cho điểm.
Tổng hợp kết quả đánh giá từ năm 2011 - 2014
tại 2 vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên cho thấy:
Các giống sắn khảo nghiệm trên ruộng thí nghiệm
ít xuất hiện sâu bệnh hại; một số bệnh khảm lá, đốm
nâu có xuất hiện nhưng ở mức nhẹ (Bảng 3). Khả
năng chống đổ gãy thân của các giống tại các điểm
của 2 vùng đạt khá và tốt; giống KM94 là giống có
đặc tính gốc cong nên mức đổ ngã cao nhất.
3.5. Kết quả khảo nghiệm sinh thái giống sắn
KM101 năm 2011 - 2014
Bảng 6 đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất
bình quân của 3 năm cho thấy giống KM101 có 8,6
củ /cây trong khi giống KM140 và KM94 có số củ trên
cây là 7,6 và 7,7 củ, khối lượng củ tươi/cây đạt 4,7
kg/cây, chỉ số thu hoạch giống KM101 đạt 58,16%.
Bảng 6. Yếu tố cấu thành năng suất
và chỉ số thu hoạch của giống sắn KM101
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu chọn tạo các giống sắn
cho các tỉnh phía Nam 2012 - 2015, Trung tâm Nghiên
cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc).
Tên giống Bệnh đốm nâu lá (%)
Bệnh khảm lá
(%)
Nhện đỏ
(%)
Đổ gãy thân
(điểm 1-5)
KM101 3,5 3,0 2,5 1
KM140 (đc1) 4,0 3,5 2,5 1
KM94 (đc2) 5,5 4,5 3,0 2
Tên giống Số củ tươi/cây
Khối lượng
củ/ cây (kg)
Chỉ số thu
hoạch (%)
KM101 8,6 4,7 58,16
KM140 (đc 1) 7,6 3,8 60,29
KM94 (đc 2) 7,7 3,8 55,96
Bảng 7. Năng suất củ của giống sắn KM101 tại các điểm khảo nghiệm (2011 - 2013)
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu chọn tạo các giống sắn cho các tỉnh phía Nam 2012 - 2015, Trung tâm Nghiên cứu Thực
nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc).
Tên giống
Năng suất tại các điểm khảo nghiệm (tấn/ha) NSTB
(tấn/ha)
% so với
KM140
% so với
KM94Đồng Nai Bình Thuận Gia Lai Kon Tum
Năm 2011 - 2012
KM101 46,33 ab 43,00 ab 44,67 113 118
KM140(đ/c 1) 40,33abcd 38,67abcd 39,50 100 100
KM94 (đ/c 2) 39,00abcd 36,33bcde 37,67 100 100
CV% 9,22 7,58
F tính 7,05** 9,06**
Năm 2012 - 2013
KM101 48,80 ab 48,00 ab 47,27ab 46,83ab 47,73 121 130
KM140 (đ/c 1) 40,23 cd 39,37 abc 39,08abc 38,63abcd 39,33 100 100
KM94 (đ/c 2) 37,40 cd 35,07 bc 37,10 bc 36,77 bcd 36,59 100 100
CV% 8,14 13,15 11,28 11,08
F tính 15,47** 5,48** 7,03** 7,26**
Năm 2013 - 2014
KM101 49,17ab 45,27abc 48,10ab 49,56ab 48,03 117 124
KM140 (đ/c 1) 40,23cdef 41,33abcd 42,13abc 40,31abcd 41,00 100 100
KM94 (đ/c 2) 38,73def 37,50 bcd 39,97bcd 39,13 cde 38,83 100 100
CV% 7,92 9,48 8,51 9,56
F tính 11,57** 4,87** 10,90** 9,16**
12
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(74)/2017
Kết quả theo dõi năng suất giống sắn KM101 tại
các điểm khảo nghiệm qua các năm đạt trung bình
từ 44,67 - 48,03 tấn/ha cao hơn hai giống đối chứng
KM94 và KM140 từ 13- 30% (Bảng 7).
3.6. Kết quả khảo nghiệm sản xuất
Năm 2012 - 2013 khảo nghiệm sản xuất giống
sắn KM101 trên địa bàn 6 xã của 5 tỉnh: Đồng Nai,
Bình Thuận, Tây Ninh, Gia Lai và Kon Tum với tổng
diện tích 40 ha và thu hoạch 9 tháng sau trồng cho
thấy: Năng suất trung bình của giống sắn KM101
đạt 43,37 tấn/ha, vượt 10,8% năng suất so với giống
KM140, vượt 17,9% năng suất so với giống đối
chứng KM94 (Bảng 8).
Bảng 8. Năng suất củ của giống sắn KM101 tại một số điểm khảo nghiệm năm (2012 - 2013)
Bảng 9. Năng suất củ của giống sắn KM101 tại một số điểm khảo nghiệm (2013- 2014)
(Nguồn: Tổng hợp kết quả báo cáo Mô hình trình diễn giống sắn năm 2012- 2013, Trung tâm Nghiên cứu Thực
nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc).
(Nguồn: Tổng hợp kết quả báo cáo Mô hình trình diễn giống sắn năm 2013 - 2014, Trung tâm Nghiên cứu Thực
nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc).
Năm 2013 - 2014 trồng khảo nghiệm giống sắn
KM101 tại địa bàn 8 xã của 6 tỉnh: Đồng Nai, Bình
Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây
Ninh với tổng diện tích 55 ha cho thấy: Mô hình
trồng giống sắn KM101 năng suất đạt trung bình
44,58 tấn/ha, vượt 12,67% về năng suất so với giống
KM140 và vượt 17,77% so với giống KM94 (Bảng 9).
Năm 2014 - 2015 khảo nghiệm sản xuất giống
sắn KM101 tại 5 điểm thuộc 5 tỉnh: Đồng Nai, Tây
Ninh, Bình Thuận, Gia Lai và Kon Tum với tổng
diện tích 40 ha. Bảng 10 cho thấy đối với mô hình
khảo nghiệm sản xuất giống sắn KM101 năng suất
củ tươi trung bình tại 5 điểm đạt 44,20 tấn/ha, vượt
6% so với năng suất giống KM140 và vượt 17% so
với giống KM94. Lợi nhuận mô hình giống KM101
đạt 31,8 triệu đồng/ha, cao hơn 4 triệu so với mô
hình giống KM140 và 8 triệu so với KM94.
TT Địa điểm KM101 NS củ tươi (tấn/ha)
KM140 NS củ tươi
(tấn/ha)
KM94 NS củ tươi
(tấn/ha)
1 Hưng Thịnh - Trảng Bom - Đồng Nai 46,5 40,5 37,4
2 An Viễn - Long Thành - Đồng Nai 44,7 38,7 37
3 Bình Tân - Bình Thuận 42 36,5 34,5
4 Tân Hội - Tân Châu - Tây Ninh 47,5 43,5 42
5 Cửu An - An Khê - Gia Lai 41 39,5 35
6 Sa Bình - Sa Thầy - Kon Tum 40,5 38 36,5
Trung bình 43,7 39,5 37,1
(%) so với KM140 110,8 100
(%) so với KM94 117,9 100
TT Địa điểm KM101 NS củ tươi (tấn/ha)
KM140 NS củ tươi
(tấn/ha)
KM94 NS củ tươi
(tấn/ha)
1 Hưng Thịnh - Trảng Bom - Đồng Nai 43,7 43 42
2 An Viễn - Long Thành - Đồng Nai 46,5 41,5 39,7
3 Trung Hòa - Trảng Bom - Đồng Nai 44,5 43 40,5
4 Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu 44,6 36,5 36
5 Tân Châu - Tây Ninh 50,2 44,5 39,6
6 Bình Tân - Bình Thuận 42,6 37,5 36,5
7 Cửu An - An Khê - Gia Lai 43,5 35,5 35
8 Sa Bình - Sa Thầy - Kon Tum 41 35 33,5
Trung bình 44,5 39,6 37,8
(%) so với KM140 112,67 100
(%) so với KM94 117,77 100
13
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(74)/2017
IV. KẾT LUẬN
Giống sắn KM101 có tên gốc là CMR 29-56-101,
nhập nội từ Thái Lan năm 2009, được Trung tâm
Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc
khảo nghiệm. Giống sắn KM101 có thời gian sinh
trưởng từ 9- 10 tháng; cao cây trung bình 240 cm,
không phân cành, nhặt mắt, số củ trung bình 8,6 củ/
gốc; chống đổ ngã tốt; thích nghi rộng; năng suất
trung bình ở các điểm nghiên cứu từ 44,67- 48,03
tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt 26- 27,7%.
Nhược điểm giống sắn KM101 thịt củ màu vàng,
nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu, bệnh cháy lá và nhện đỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hữu Hỷ, Đinh Văn Cường, Phạm Thị Nhạn,
Võ Văn Tuấn, Tống Quốc Ân, Nguyễn Thị Nhung
và Bạch Văn Long, 2016. Kết quả nghiên cứu chọn
tạo các giống sắn cho các tỉnh phía Nam 2012- 2015.
Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.
Nguyễn Hữu Hỷ, Đinh Văn Cường, Phạm Thị Nhạn,
Võ Văn Tuấn, Tống Quốc Ân, Nguyễn Thị Nhung,
Bạch Văn Long, Hà Thị Thúy, Đỗ Năng Vịnh,
Nguyễn Bạch Mai,, 2016. Kết quả khảo nghiệm
giống sắn KM101. Báo cáo công nhận sản xuất thử
giống sắn KM101.
Niên giám thống kê, 2015. Nhà xuất bản Thống kê.
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá
trị sử dụng của giống sắn (QCVN 01- 61: 2011/
BNNPTNT).
Trần Văn Minh, 1996. Các phương pháp chọn lọc đối
với cây sinh sản vô tính. Bài giảng Chọn giống cây
trồng, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 1996, trang
40- 41.
Bảng 10. Năng suất củ tươi và hiệu quả kinh tế của giống sắn KM101
tại một số điểm khảo nghiệm năm 2014 - 2015
(Nguồn: Tổng hợp kết quả báo cáo Mô hình trình diễn giống sắn năm 2014 - 2015).
Ghi chú: Diazan: 25.000 đồng/kg; Urea: 8.600 đồng/kg; Lân super: 3.000 đồng/kg; Kali clorua: 8.200 đồng/kg;
Phân chuồng: 1.500.000 đồng/tấn; Công lao động: 150.000 đồng/công; Giá củ sắn tươi: 1.250 đồng/kg.
TT Địa điểm KM101 NS củ tươi (tấn/ha)
KM140 NS củ tươi
(tấn/ha)
KM94 NS củ tươi
(tấn/ha)
1 Hưng Thịnh - Trảng Bom - Đồng Nai 45,3 45,7 41,6
2 Thạnh Đông - Tân Châu - Tây Ninh 46,5 48,5 43,5
3 Bình Tân - Bình Thuận 45,5 40,5 35,6
4 Cửu An - An Khê - Gia Lai 41,7 37,9 33,5
5 Sa Bình - Sa Thầy - Kon Tum 42 35 34,6
Trung bình 44,2 41,5 37,7
(%) so với KM140 106,45 100
(%) so với KM94 117,06 100
Lợi nhuận (triệu đồng/ha) 31,7 28,4 23,7
Testing results of cassava variety KM101
Nguyen Huu Hy, Dinh Van Cuong, Pham Thi Nhan,
Vo Van Tuan, Tong Quoc An, Nguyen Thi Nhung,
Bach Van Long, Ha Thi Thuy,
Do Nang Vinh, Nguyen Bach Mai
Abstract
Cassava variety KM101 (former name was CMR29- 56- 101) was introduced from Thailand and tested from 2009 to
2015 in Southeastern and Central Highland provinces of Vietnam. The growth duration of this cassava variety was
varied from 9 to 10 months; average plant height was 240cm and average number of tubers was 8.6; good logging.
The research results showed that cassava variety KM101 had good characteristics such as high starch content (27%),
high yield (44.67- 48.03 tons/ha). KM101 variety was tolerant to pest and wide adaptation to the Southeastern and
Central Highland regions of Vietnam. The variety KM101 had some limitations such as yellow tuber flesh and lightly
infected by brown spot, bacterial blight and red spider.
Key words: KM101 variety, testing, Southeast, Central Highlands
Ngày nhận bài: 5/12/2016
Người phản biện: TS. Trịnh Văn Mỵ
Ngày phản biện: 19/12/2016
Ngày duyệt đăng: 23/12/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 55_1472_2153306.pdf