Tài liệu Kết quả giảm nguy cơ nhập viện bằng điều trị phối hợp thuốc fluticasone/salmeterolởbệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 148
KẾT QUẢ GIẢM NGUY CƠ NHẬP VIỆN BẰNG ĐIỀU TRỊ PHỐI HỢP
THUỐC FLUTICASONE/SALMETEROL Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN
MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG
Tạ Văn Trầm*, Nguyễn Văn Khai**, Trần Viết An***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việc quản lý và điều trị dự phòng, tránh các đợt bùng phát cấp tính gây đợt cấp bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính phải nhập viện là điều cần thiết.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả giảm nguy cơ tái nhập viện bằng biện pháp điều trị dự phòng phối hợp thuốc
Fluticasone/ Salmeterol ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang có can thiệp không đối chứng.
Kết quả: Tỷ lệ tái nhập viện sau 2 tháng được điều trị dự phòng fluticasone/ salmeterol là 6,2%. Liên quan
giữa nguy cơ tái nhập viện với mức độ khó thở theo MRC sau 1 tháng. Chưa có liên quan giữa nguy cơ tái nhập
viện và nhóm tuổi, mức độ khó thở MRC lúc n...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả giảm nguy cơ nhập viện bằng điều trị phối hợp thuốc fluticasone/salmeterolởbệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 148
KẾT QUẢ GIẢM NGUY CƠ NHẬP VIỆN BẰNG ĐIỀU TRỊ PHỐI HỢP
THUỐC FLUTICASONE/SALMETEROL Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN
MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG
Tạ Văn Trầm*, Nguyễn Văn Khai**, Trần Viết An***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việc quản lý và điều trị dự phòng, tránh các đợt bùng phát cấp tính gây đợt cấp bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính phải nhập viện là điều cần thiết.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả giảm nguy cơ tái nhập viện bằng biện pháp điều trị dự phòng phối hợp thuốc
Fluticasone/ Salmeterol ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang có can thiệp không đối chứng.
Kết quả: Tỷ lệ tái nhập viện sau 2 tháng được điều trị dự phòng fluticasone/ salmeterol là 6,2%. Liên quan
giữa nguy cơ tái nhập viện với mức độ khó thở theo MRC sau 1 tháng. Chưa có liên quan giữa nguy cơ tái nhập
viện và nhóm tuổi, mức độ khó thở MRC lúc nhập viện, tình trạng rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ, giai đoạn
bệnh theo FEV1 và biến chứng suy tim phải.
Kết luận: Điều trị dự phòng fluticasone/salmeterol giúp giảm mức độ khó thở MRC và rối loạn nhịp tim
trước và sau điều trị.
Từ khóa: Fluticasone/salmeterol, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF FLUTICASONE/SALMETEROL COMBINATION THERAPY
ON REDUCING HOPITAL ADMISSION OF PATIENTS
WITH CHRONIC OBSTRACTIVE PULMONARY DISEASE AT TIEN GIANG GENERAL HOSPITAL
Ta Van Tram, Nguyen Van Khai, Tran Viet An
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 148 - 153
Background: The preventive management and prophylactic therapy to reduce the risk of acute exacerbation
of chronic obstructive pulmonary disease (COPD) requiring hospital admissions are urgent issues.
Objective: To evaluate effectiveness of prophylactic therapy with Fluticasone/ Salmeterol combination on
reduction of rehospitalization in COPD patients.
Methods: Cross-sectional intervention without case-control studies.
Results: Rehospitalization rate of patients received fluticasone/ salmeterol combination therapy within
two months was 6.2%. The association between the risk of rehospitalization and MRC breathlessness scales
was found after one month. There was no relation of the risk of rehospitalization with age, degree of dyspnea
according to MRC breathlessness scale, arrhythmia by ECG, stages of COPD based on FEV1, and right-
sided heart failure complications.
Conclusion: Prophylactic therapy with fluticasone/salmeterol combination would reduce degree of MRC
breathlessness and arrhythmia.
Keywords: Fluticasone/salmeterol, COPD.
* Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang ** Trung tâm Y tế Châu Thành ***Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Tác giả liên lạc: PGS TS Tạ Văn Trầm ĐT: 0913771779 Email: tavantram@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 149
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã
xác định các yếu tố nguy cơ nặng cho đợt cấp
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) nhập
viện. Trong các nghiên cứu này, đợt cấp nặng
được định nghĩa là bệnh nhân tử vong, hoặc
không đáp ứng với điều trị kháng sinh, hoặc thời
gian nằm viện kéo dài. Các yếu tố tiên lượng tử
vong gồm tuổi, mức độ khó thở theo MRC, FEV1
so với giá trị dự đoán, nhiều đợt cấp trong tiền
sử, bệnh đồng phát, tiền sử sử dụng
Corticosteroid đường uống kéo dài, triệu chứng
lâm sàng và cận lâm sàng nguy cơ(2,5,8). Một số
nghiên cứu ở Việt Nam nhận xét tỷ lệ bệnh nặng
và tử vong trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính là 10% đến 18%. Các yếu tố tiên lượng
nặng cho bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính gồm rối loạn tri giác, nhịp thở >
30 lần/ phút, chỉ số pH, PaCO2, PaO2/FiO2, FEV1
so với giá trị dự đoán(2). Ngày nay việc điều trị
COPD đã được GOLD phân nhóm lại thành mục
tiêu trước mắt và lâu dài(4). Việc quản lý và điều
trị dự phòng, tránh các đợt bùng phát cấp tính
gây đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phải
nhập viện là điều cần thiết và nên làm nhằm
đem lại hiệu quả thiết thực, cải thiện được chức
năng hô hấp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
bệnh nhân.
Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Hiệu quả giảm nguy cơ nhập viện bằng điều trị phối
hợp thuốc Fluticasone/Salmeterol ở bệnh nhân bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung
tâm Tiền Giang”.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả giảm nguy cơ tái nhập viện
bằng biện pháp điều trị dự phòng phối hợp
thuốc Fluticasone/ Salmeterol ở bệnh nhân bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Bệnh nhân đợt cấp BPTNMT nhập viện tại
khoa Hồi sức cấp cứu và khoa Nội thuộc Bệnh
viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ
01/02/2014 đến 31/12/2014.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn chẩn đoán BPTNMT
Bệnh nhân đã có chẩn đoán BPTNMT trước
đó: dựa vào kết quả đo chức năng hô hấp từ hồ
sơ quản lý ngoại trú trong vòng 12 tháng với
FEV1/FVC < 70% sau dùng thuốc dãn phế quản.
Bệnh nhân chưa được chẩn đoán BPTNMT:
chẩn đoán sơ bộ theo bảng điểm CT-COPD
(bảng 2.1): tiêu chuẩn lâm sàng ≥ 140 điểm hoặc
tiêu chuẩn lâm sàng và X quang ngực ≥ 210
điểm. Các bệnh nhân này được tái chẩn đoán
BPTNMT sau xuất viện 8 tuần bằng cách đo
chức năng hô hấp ở phòng khám hô hấp:
FEV1/FVC < 0,7 sau dùng thuốc dãn phế quản.
Tiêu chuẩn chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính
Dựa trên 3 triệu chứng lâm sàng chính là:
khó thở, tăng lượng đàm và đàm có nhày mủ(1).
Tiêu chuẩn lọai trừ
Tiền căn mắc bệnh hen phế quản. Mắc các
bệnh viêm phổi, tràn khí màng phổi, ung thư
phổi được xác định bằng phim X quang quy ước.
Bệnh nhân thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim cấp,
suy tim cấp. Bệnh nhân hôn mê. Không đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang có can thiệp không đối
chứng.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Có 120 mẫu được đưa vào nghiên cứu.
Nguy cơ tái nhập viện với nhóm tuổi
Bảng 1. Nguy cơ tái nhập viện với nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Tái nhập viện
P
Có Không
<70 tuổi 0 (0%) 23 (100%)
0,330
≥70 tuổi 6 (8,2%) 67 (91,8%)
Tổng cộng 6 (6,2%) 90 (93,8%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 150
Nguy cơ tái nhập viện với mức độ khó
thở MRC1
Bảng 2. Nguy cơ tái nhập viện với mức độ khó thở
MRC1
Độ khó thở MRC1
Tái nhập viện
p
Có Không
Độ 2 0 (0%) 10 (100%)
0,161 Độ 3 2 (3,6%) 53 (96,4%)
Độ 4 4 (12,9%) 27 (87,1%)
Tổng cộng 6 (6,2%) 90 (93,8%)
Nguy cơ tái nhập viện so với mức độ khó
thở theo MRC2
Bảng 3. Nguy cơ tái nhập viện so với mức độ khó thở
theo MRC2
Độ khó thở MRC2
Tái nhập viện
p
Có Không
Độ 2 0 (0%) 43 (100%)
0,031
Độ 3 6 (11,3%) 47 (88,7%)
Tổng cộng 6 (6,2%) 90 (93,8%)
Sự thay đổi mức độ khó thở theo MRC
trước và sau quản lý điều trị dự phòng
Bảng 4. Sự thay đổi mức độ khó thở theo MRC trước
và sau quản lý điều trị dự phòng
Mức độ khó thở
Mức độ khó thở MRC2
p
Độ 2 Độ 3
MRC1
Độ 2 8 (80,0%) 2 (20,0%)
<0,001 Độ 3 35 (63,6%) 20 (36,4%)
Độ 4 0 (0%) 31 (100%)
Tổng cộng 43 (44,8%) 53 (55,2%)
Nguy cơ tái nhập viện và rối loạn nhịp tim
sau 2 tháng
Bảng 5. Nguy cơ tái nhập viện và rối loạn nhịp tim
sau 2 tháng
Rối loạn nhịp tim
sau 2 tháng
Tái nhập viện
p
Có Không
Có 2 (16,7%) 10 (83,3%)
0,162
Không 4 (4,8%) 80 (95,2%)
Tổng cộng 6 (6,2%) 90 (93,8%)
Sự thay đổi rối loạn nhịp tim trước và sau
quản lý điều trị dự phòng
Bảng 6. Sự thay đổi rối loạn nhịp tim trước và sau
quản lý điều trị dự phòng
Rối loạn nhịp tim
lúc nhập viện
Rối loạn nhịp tim sau 2
tháng (RL nhịp-2) P
Không Có
RL nhịp-1
Không 68 (100%) 0 (0%)
<0,001
Có 16 (57,1%) 12 (42,9%)
Tổng cộng 84 (87,5%) 12 (12,5%)
So sánh nguy cơ tái nhập viện so với giai
đoạn BPTNMT
Bảng 7. So sánh nguy cơ tái nhập viện so với giai
đoạn BPTNMT (theo FEV1)
Giai đoạn BPTNMT
Tái nhập viện
p
Có Không
II: Trung bình 0 (0%) 19 (100%)
0,431 III: Nặng 6 (7,9%) 70 (92,1%)
IV: Rất nặng 0 (0%) 1 (100%)
Tổng cộng 6 (6,2%) 90 (93,8%)
Nguy cơ tái nhập viện với biến chứng suy
tim phải
Bảng 8. Nguy cơ tái nhập viện với biến chứng suy
tim phải
Suy tim phải
Tái nhập viện
p
Có Không
Có 3 (9,1%) 30 (90,9%)
0,401
Không 3 (4,8%) 60 (95,2%)
Tổng cộng 6 (6,2%) 90 (93,8%)
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tuổi
Đa số trong độ tuổi 60 - >80 tuổi (91,66 %),
với độ tuổi trung bình 75,32 tuổi. Trong đó tuổi
trung bình của nam: 74,95; nữ: 77,39. Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu trước đó của Đỗ Thị
Tường Oanh (tuổi trung bình 65,39±9,32, trung
bình của nam: 65,5±9,47, trung bình của nữ:
64,71±8,96)(2); Trần Quốc Hùng (tuổi trung bình
70,88±9,96, trung bình của nam: 70,45±10,19,
trung bình của nữ: 73±8,58)(10). Độ tuổi này cũng
tương tự như công bố của các tác giả Stolz
Daiana là 70,3±9,9(9).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 151
Giới tính
Kết quả nhận thấy nam giới chiếm đa số
(85%), nữ giới chiếm 15%. Tỉ lệ này tương đương
với công trình nghiên cứu của Đỗ Thị Tường
Oanh (nam 86,5%, nữ 13,5%)(2) và công trình
nghiên cứu của Trần Quốc Hùng (nam 83,2%, nữ
16,8%)(10). Tỉ lệ nghiên cứu này của chúng tôi
cũng tương đương với công trình nghiên cứu ở
nước ngoài của Gunen (nam 87,9 %, nữ 12,1 %)(6).
Sự khác biệt tỉ lệ nam/nữ này được cho là do vai
trò của thuốc lá. Theo kết quả nghiên cứu dịch tễ
học mới được công bố gần đây về tỉ lệ mắc
BPTNMT trong cộng đồng trên toàn quốc ở nam
là 3,4%, nữ 1,1% (nam/nữ là 3/1). Tuy nhiên tỉ lệ
này thay đổi nhiều theo vùng dân cư, giữa thành
thị và nông thôn; giữa các miền Nam, miền
Trung và miền Bắc.
Trong nghiên cứu của tác giả Phan Thu
Phương, Ngô Qúy Châu tại một huyện ở miền
núi phía Bắc cho thấy tỉ lệ mắc chung cho cả 2
giới là 3,85%, trong đó nam là 6,92%, nữ là 1,42%
(nam/nữ: 4,9/1)(7). Mẫu nghiên cứu của chúng tôi
thu thập tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền
Giang nên đa số bệnh nhân sống tại thành phố
Mỹ Tho và các huyện lân cận thuộc địa phận
tỉnh Tiền Giang chủ yếu sống ở thành thị và khu
vực nông thôn, nên tỉ lệ mắc nam/nữ của chúng
tôi là 5,7/1 là phù hợp với dân số BPTNMT vùng
dân cư này.
Hút thuốc lá
Đại đa số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu
đều có yếu tố nguy cơ hàng đầu của BPTNMT là
hút thuốc lá, tỉ lệ bệnh nhân đang hút thuốc hay
đã từng hút thuốc lá là rất cao (86,67 %). Trong
đó tỉ lệ nam hút thuốc lá là 100 % và tỉ lệ nữ hút
thuốc lá là 11,1 %. Số gói/năm trung bình 22,071,
trong đó trung bình của nam là 25,691 , trung
bình của nữ là 1,556.
Điều đáng lưu ý là đa số bệnh nhân trong
nhóm nghiên cứu đều đã ngưng thuốc lá.
Nhiều bệnh nhân ngưng thuốc lá khi đã xuất
hiện bệnh hoặc bệnh bắt đầu diễn tiến nặng,
một số do nghe theo lời khuyên của bác sĩ,
một số tự ý thức được tác hại của thuốc lá lên
căn bệnh của mình. Tỉ lệ bệnh nhân đã ngưng
thuốc lá 66,67%, và tỉ lệ bệnh nhân còn đang
hút 20%. Các tỉ lệ này tương tự như các nghiên
cứu trước đó. Tuy nhiên tỉ lệ nữ hút thuốc lá
trong nghiên cứu này có thấp hơn 11,1 % so
với 28,6%(2), và 14,28%(1). Sự khác biệt này có lẻ
là do đặc điểm về yếu tố địa l ý, tập quán sinh
hoạt của từng vùng. Những bệnh nhân của
chúng tôi nghiên cứu chủ yếu sống ở vùng
thành thị, thị trấn nơi tập trung dân cư đông
đúc, một số sống ở các huyện thị và nông thôn
nên có thể yếu tố nguy chủ yếu đối với nhóm
bệnh nhân này là khói thuốc lá thụ động và ô
nhiễm môi trường không khí và khí thải.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
phù hợp với các nghiên cứu ở nước ngoài về tỉ
lệ người hút thuốc hay đã từng hút thuốc lá
rất nhiều(9).
Tiền căn lao phổi cũ
Tiền căn lao phổi cũ trong nghiên cứu của
chúng tôi chiếm tỉ lệ khá cao 20%; tỉ lệ này thấp
hơn so với nghiên cứu của Đỗ Thị Tường Oanh
(52,9 %)(2), và Trần Quốc Hùng (23,5%)(10). Sự
khác biệt này có lẻ do nghiên cứu của tác giả Đỗ
Thị Tường Oanh thực hiện tại Bệnh viện Lao và
bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch, nơi chuyên khoa
về lao phổi nên số lượng bệnh nhân có bệnh lao
phổi đông hơn và nghiên cứu của tác giả Trần
Quốc Hùng thực hiện tại khoa Hô hấp bệnh viện
Chợ Rẫy nơi tập trung những bệnh nhân nặng
từ các tỉnh về đây nên tỉ lệ bệnh lao phổi có lẽ
cao hơn.
Tuy nhiên vì nhiều bệnh nhân không lưu
giữ đầy đủ hồ sơ điều trị lao trước đó nên không
thể xác định được là có tìm thấy hay không tìm
thấy vi trùng lao trong đàm. Tình hình lao ở Việt
Nam vẫn còn phổ biến, tần suất nhiễm lao và
mắc lao khá cao, lưu hành độ nhiễm lao ở thành
phố Hồ Chí Minh là 19.6%(2), sau khi bị lao phổi
các tổ thương để lại trên phổi có thể là các
thương tổn dạng sẹo và xơ, hậu quả là làm cho
các khoang chứa khí giãn rộng dẫn đến khí phế
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 152
thủng(2). Trong khi đó chúng tôi không thấy đề
cập vấn đề lao phổi cũ ở bệnh nhân BPTNMT
trong các y văn nước ngoài đặc biệt là các nước
phát triển, có thể do ở các nước này vấn đề chăm
sóc sức khỏe phát triển nên hầu như đã thanh
toán được bệnh lao. Vì vậy chúng tôi không xác
định được có phải là lao phổi cũ là yếu tố nguy
cơ trong BPTNMT hay không. Riêng kết quả của
chúng tôi, khi khảo sát mối tương quan giữa
FEV1 và tiền căn lao phổi cũ không thấy có mối
liên hệ này (p = 0,390) . Để xác định vấn đề này
cần có những nghiên cứu sâu rộng hơn.
Tỉ lệ tái nhập viện
Trong tổng số 120 bệnh nhân nhập viện vì
đợt cấp BPTNMT có 23 bệnh nhân tử vong, còn
lại 97 bệnh nhân được điều trị ổn định cho xuất
viện và được đưa vào danh sách quản l ý điều trị
dự phòng bằng thuốc Fluticasone/Salmeterol
dạng xịt và tái khám theo dõi trong 02 tháng, kết
quả ghi nhận như sau.
Có 06 bệnh nhân (6,19%) tái nhập viện vì đợt
cấp BPTNMT, trong đó có 01 bệnh nhân (giai
đoạn 3) nhập viện ở tuần thứ 5, 5 bệnh nhân
(giai đoạn 3) nhập viện từ tuần thứ 6 đến tuần
thứ 8. Có 1 bệnh nhân không tuân thủ điều trị và
đổi phương pháp điều trị khác.
Qua khảo sát những bệnh nhân tái nhập viện
này đa số đều có chỉ số FEV1 thấp, có suy tim
phải và đồng mắc nhiều bệnh phối hợp. Không
có bệnh nhân nào tử vong thêm trong thời gian 2
tháng theo dõi điều trị dự phòng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong điều
tra tiền sử của bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp
BPTNMT thì số lần nhập viện trung bình là 3,36
lần/năm, số lần nhập viện vì đợt cấp BPTNMT
của 2 tháng trước là 81 bệnh nhân (67,5%).
Qua can thiệp điều trị dự phòng 2 tháng
bằng thuốc ICS/LABA thì chúng tôi nhận thấy
rằng số bệnh nhân tái nhập viện là 6/97 bệnh
nhân (6,19%). Như vậy là qua nghiên cứu của
chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tái nhập viện này có
giảm đi rất là rõ rệt là sau khi điều trị dự
phòng so với trước khi điều trị dự phòng là
6,19% so với 67,5%.
Nguyên nhân giảm tỉ lệ nhập viện này có thể
là do: Bệnh nhân được quản l ý điều trị dự phòng
tốt, bệnh nhân có ý thức tự giác tuân thủ điều trị
và tái khám định kỳ đầy đủ và dùng thuốc đều
đặng, tình trạng bệnh đáp ứng có hiệu quả với
thuốc điều trị ICS/LABA.
Tỉ lệ tái nhập viện theo mức độ khó thở
MRC
Trong tổng số 97 bệnh nhân trong danh sách
quản lý điều trị dư phòng, có 96 bệnh nhân tuân
thủ điều trị và tái khám định kỳ đúng hẹn và
dùng thuốc theo toa, có 01 bệnh nhân bỏ trị và
chuyển sang phương pháp điều trị khác, sau 2
tháng điều trị và đánh giá lại mức độ khó thở
(mức độ khó thở sau 2 tháng so với mức độ khó
thở ban đầu) chúng tôi nhận thấy như sau.
Có 43/10 bệnh nhân khó thở độ 2, có 53/55
bệnh nhân khó thở độ 3 và 0/31 bệnh nhân khó
thở độ 4. Như vậy không còn bệnh nhân khó thở
độ 4, số bệnh nhân (31 bệnh nhân) khó thở độ 4
và khó thở độ 3 ban đầu đã giảm mức độ khó
thở xuống còn khó thở độ 3 hoặc độ 2 nên làm
cho số bệnh nhân khó thở độ 2 tăng lên. Tuy
nhiên sự giảm mức độ khó thở này không có ý
nghĩa thống kê (p >0,005).
Tỉ lệ tái nhập viện theo rối loạn nhịp tim
Có 84 bệnh nhân BPTNMT không bị rối loạn
nhịp tim, trong đó có 4 bệnh nhân (4,76%) tái
nhập viện vì đợt cấp BPTNMT.
Có 12 bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim (ngọai
tâm thu thất và rung nhĩ), trong đó có 2 bệnh
nhân (16,7%) tái nhập viện vì đợt cấp BPTNMT.
Bệnh nhân BPTNMT có rối loạn nhịp tim có
tỉ lệ tái nhập viện cao hơn bệnh nhân không có
rối loạn nhịp tim với tỉ lệ là 16,7%/4,76%, tỉ lệ này
có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê
(p=0,159).
So sánh sự khác biệt về tần số rối loạn nhịp
tim của bệnh nhân lúc nhập viện vì đợt cấp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 153
BPTNMT với tần số rối loạn nhịp tim sau 2 tháng
quản lý điều trị dự phòng ICS/LABA.
Trong danh sách 96 bệnh nhân BPTNMT
đưa vào quản lý, trong đó có 28 bệnh nhân bị rối
loạn nhịp tim, sau 2 tháng quản lý điều trị dự
phòng thì còn 12 bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim.
Tỉ lệ rối loạn nhịp tim sau 2 tháng quản lý
điều trị dự phòng so với số rối loạn nhịp tim lúc
đầu là 12/28 bệnh nhân, tỉ lệ này có sự khác biệt
rất rõ rệt và có ý nghĩa thống kê (p=0,001).
Tỉ lệ tái nhập viện theo giai đoạn BPTNMT
Có 19 bệnh nhân BPTNMT giai đoạn trung
bình, không có bệnh nhân tái nhập viện.
Có 77 bệnh nhân BPTNMT giai đoạn nặng,
trong đó có 6 bệnh nhân (7,8%) tái nhập viện vì
đợt cấp. Có 1 bệnh nhân BPTNMT giai đoạn rất
nặng nhưng không tái nhập viện vì đợt cấp.
Như vậy bệnh nhân tái nhập viện trong 2
tháng được điều trị dự phòng ICS/LABA chủ
yếu là ở giai đọan nặng của bệnh đa số đều có
chỉ số FEV1 thấp, có suy tim phải và đồng mắc
nhiều bệnh phối hợp kèm theo. Tuy nhiên sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ tái nhập viện sau 2 tháng được điều trị
dự phòng fluticasone/ salmeterol là 6,2%. Liên
quan giữa nguy cơ tái nhập viện với mức độ khó
thở theo MRC sau 1 tháng. Chưa có liên quan
giữa nguy cơ tái nhập viện và nhóm tuổi, mức
độ khó thở MRC lúc nhập viện, tình trạng rối
loạn nhịp tim trên điện tâm đồ, giai đoạn bệnh
theo FEV1 và biến chứng suy tim phải.
Qua điều trị dự phòng fluticasone/
salmeterol, nghiên cứu cho thấy hiệu quả giảm
mức độ khó thở MRC và rối loạn nhịp tim trước
và sau điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thị Mỹ Thúy (2003), Chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh
nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ngoại trú theo chiến lược
toàn cầu đối với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (GOLD 2001), tr
41-80.
2. Đỗ Thị Tường Oanh (2000), Khảo sát các yếu tố tiên lượng
trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận văn thạc sĩ y
học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Donnell, Parker (2006), COPD exacerbations-Pathophysiology,
Thorax, pp 354-361.
4. Global Initiative for Obstructive Lung Disease (2011), Global
Strategy for the Diagnosis, Management, and Prevention of
Chronic Obstructive Pulmonory Disease.
5. Groenewegen KH, Annemie MWJS, Emiel FMW . (2003),
“Mortality and Mortality-Related Factors After Hospitalization
for Acute Exacerbation of COPD”, CHEST, 124, pp. 459 - 467.
6. Gunen H, Kosar F. (2005), Factors affecting survival of
hospitalised patients with COPD, Eur Respir. J, pp 234-241.
7. Phan Thị Phương, Ngô Quý Châu (2009), “Nghiên cứu dịch tễ
học bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong dân cư huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang”, Y học thực hành, số 12/2009, tr 12-16.
8. Soler-Catalunar JJ, Martinez-Garcia MA, Roman Sanchez P et
al (2005), “Severe acute exacerbations and mortality in patients
with chronic obstructive pulmonary disease”, Thorax, 60, pp.
925 - 931.
9. Stolz D. (2008), Use of B – Type natiuretic peptide in the risk
stratification of Acute Exacerbation of COPD, Chest, pp 1088-
1094.
10. Trần Quốc Hùng (2011), Xác định một số yếu tố tiên lượng tử
vong trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận án Bác
sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài báo: 15/8/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/8/2016
Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_giam_nguy_co_nhap_vien_bang_dieu_tri_phoi_hop_thuoc.pdf