Tài liệu Kết quả đốt nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 195
KẾT QUẢ ĐỐT NHÂN GIÁP LÀNH TÍNH BẰNG SÓNG CAO TẦN
Huỳnh Quang Khánh*, Vũ Hữu Vĩnh*, Nguyễn Văn Khôi*, Bùi Thị Hương Giang*,
Trần Thị Kim Phượng*, Phạm Thanh Hải*, Lê Thị Cương Khanh*, Lê Thị Thơm*
TÓM TẮT
Mở đầu: Đa số các nhân giáp là lành tính, tuy nhiên một vài nhân giáp cần phải điều trị vì những lý do như
thẩm mỹ hay vì các triệu chứng. Các phương pháp điều trị trước đây là phẫu thuật và liệu pháp hormon tuyến
giáp, tuy nhiên cả hai phương pháp này đều có những hạn chế của nó(3). Sóng cao tần là một phương pháp sử
dụng nhiệt phá hủy làm hoại tử mô tuyến giáp và đã được áp dụng cho các loại tổn thương lành tính cũng như
ác tính của tuyến giáp và cho kết quả tốt. Đối với ung thư tuyến giáp tái phát đốt bằng sóng cao tần cho kết quả
tốt. Gần đây, có nhiều nghiên cứu báo cáo ứng dụng sóng cao tần đốt nhân giáp lành tính cho nhiều kết quả hứa
hẹn. ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả đốt nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 195
KẾT QUẢ ĐỐT NHÂN GIÁP LÀNH TÍNH BẰNG SÓNG CAO TẦN
Huỳnh Quang Khánh*, Vũ Hữu Vĩnh*, Nguyễn Văn Khôi*, Bùi Thị Hương Giang*,
Trần Thị Kim Phượng*, Phạm Thanh Hải*, Lê Thị Cương Khanh*, Lê Thị Thơm*
TÓM TẮT
Mở đầu: Đa số các nhân giáp là lành tính, tuy nhiên một vài nhân giáp cần phải điều trị vì những lý do như
thẩm mỹ hay vì các triệu chứng. Các phương pháp điều trị trước đây là phẫu thuật và liệu pháp hormon tuyến
giáp, tuy nhiên cả hai phương pháp này đều có những hạn chế của nó(3). Sóng cao tần là một phương pháp sử
dụng nhiệt phá hủy làm hoại tử mô tuyến giáp và đã được áp dụng cho các loại tổn thương lành tính cũng như
ác tính của tuyến giáp và cho kết quả tốt. Đối với ung thư tuyến giáp tái phát đốt bằng sóng cao tần cho kết quả
tốt. Gần đây, có nhiều nghiên cứu báo cáo ứng dụng sóng cao tần đốt nhân giáp lành tính cho nhiều kết quả hứa
hẹn. Các tác giả Hàn Quốc đã áp dụng sóng cao tần đốt nhân giáp từ năm 2002 và đưa ra hai kỹ thuật đốt quan
trọng đó là phương pháp tiếp cận qua eo giáp và kỹ thuật đốt di chuyển.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công, tai biến, biến chứng, sự hài lòng của bệnh nhân để đánh giá tính an
toàn và hiệu quả điều trị của phương pháp này.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tất cả các trường hợp bướu giáp lành tính đơn nhân, đa nhân 2 thùy,
nang tuyến giáp được đốt bằng sóng cao tần tại khoa ngoại Lồng ngực bệnh viện Chợ Rẫy từ 9/2017 – 1/2018.
Kết quả: Có 45 trường hợp bướu giáp được đốt bằng sóng cao tần (RFA), trong đó bướu giáp đơn nhân 25
trường hợp, bướu giáp đa nhân hai thùy 15 trường hợp, nang tuyến giáp 05 trường hợp. Giới tính: Nam có 4/45
trường hợp (8,8%), Nữ 41/45 trường hợp (91,2%). Tuổi trung bình là 42,36 tuổi (21 - 73 tuổi). Thực hiện 65
thủ thuật RFA, trong đó có 5 trường hợp làm lần hai, 15 trường hợp làm hai thùy, 5 trường hợp kết hợp RFA và
ethanol. Thời gian RFA trung bình 25 phút (10 - 55 phút). Tất cả các trường hợp đều thực hiện thủ thuật thành
công, không có trường hợp nào phải ngưng thủ thuật. Thời gian nằm viện trung bình là 1,2 ngày (1 - 2 ngày).
Kết quả thủ thuật: Có 1 trường hợp (1,5%) bị khàn tiếng nhẹ và hồi phục sớm sau 1 tuần, 1 trường hợp (1,5%)
bầm máu dưới da vùng cổ. Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn sau 3-6 tháng đạt 88,9%, đáp ứng không hoàn toàn 11,1%.
Không trường hợp nào không đáp ứng. Sau thủ thuật, tất cả bệnh nhân hài lòng về tính thẩm mỹ.
Kết luận: Sử dụng sóng cao tần đốt nhân giáp là phương pháp hiệu quả, an toàn trong điều trị các nhân
giáp lành tính.
Từ khóa: Đốt bằng sóng cao tần, nhân giáp.
ABSTRACT
RESULTS OF RADIOFREQUENCY ABLATION (RFA) FOR BENIGN THYROID NODULES
Huynh Quang Khanh, Vu Huu Vinh, Nguyen Van Khoi, Bui Thi Huong Giang, Tran Thi Kim Phuong,
Pham Thanh Hai, Le Thi Cuong Khanh, Le Thi Thom
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 195 - 202
Introduction: Although most thyroid nodules are benign, some nodules require treatment because of
cosmetic reasons and subjective symptoms. Traditionally the treatment for benign thyroid nodules consists of
surgery and levothyroxine medication, however both have many drawbacks(3). Radiofrequency ablation (RFA) is a
method of thermal ablation to induce thyroid tissue necrosis and has been applied to various benign and
* Khoa Ngoại Lồng ngực bệnh viện Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: TS. BS Huỳnh Quang Khánh, ĐT: 0908115780, Email: huynhquangkhanhbvcr@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 196
malignant tumors with good results. In the thyroid gland, RFA has been applied to a recurrent thyroid cancer.
Recently several articles have been published for RFA of benign thyroid nodules and their initial results were
promising. Koreans have been applied RFA to thyroid lesion from 2002 and we have suggested two important
techniques. Those were “Trans-isthmic Approach Method” and “Moving Shot Technique”.
Objectives: We determine the rate of successful, accidences, complications and the satisfaction of patient to
evaluate the safety and efficacy of this procedure.
Materials and Methods: Descriptive study, all patients have benign nodular goiter, multinodular goiter or
thyroid cyst had been treated by RFA from 9/2017 to 1/2018 at Thoracic Surgery Department Cho Ray hospital.
Results: There were 45 cases with benign thyroid disease had been treated by RFA which include nodular
goiter 25 cases, multinodular goiter 15 cases and thyroid cyst 05 cases. There were 4 males (8.8%) and 41 females
(91.2%). The mean age was 42.36 (range 21 to 73). There were 65 RFA on 45 patients. In that, there were 5 cases
RFA second time, 15 cases RFA for both side and 5 cases combine RFA and ethanol ablation for thyroid cyst. The
mean RFA time were 25 minutes (10 - 55 minutes). There was no case needed to transfer open. The mean of
hospitalization time were 1.2 days (1 - 2 days). There were 1 case minor voice change (1.5%) and get better after
one week, 1 case had a little hematoma (1.5%). The rate of complete response is 88.9%, and partial response is
11.1%. There was no case not response. All patients were satisfied with the cosmetic results.
Conclusions: Thyroid RFA is effective and safe method for treating benign thyroid nodules.
Keywords: Radiofrequency Ablation (RFA), Thyroid nodules.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, tỉ lệ người dân trong cộng
đồng có nhân giáp từ 4% - 7%, tỉ lệ này có thể
tăng hơn 10 lần nếu khảo sát bằng siêu âm và
bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam. Tại
Việt Nam, tỷ lệ bệnh thay đổi theo từng địa
phương. Đa số bệnh nhân đến khám bệnh tuyến
giáp có biểu hiện lâm sàng là bướu giáp đơn
nhân hay bướu giáp đa nhân và một phần trong
số này được chỉ định điều trị ngoại khoa.
Bướu giáp đơn nhân hay bướu giáp đa nhân
được phân chia ra các loại: bướu lành tuyến
giáp, ung thư tuyến giáp, nhân độc giáp trạng,
viêm giáp Trong đó, bướu lành tuyến giáp
chiếm tỉ lệ 23,02%, tỉ lệ ung thư cũng không
hiếm, có thể tới 14,8%. Theo số liệu của UICC,
ung thư tuyến giáp chiếm tỉ lệ 1% trong tất cả
các loại ung thư.
Trong phẫu thuật tuyến giáp, sẹo mổ ở cổ
luôn luôn lộ ra bên ngoài, dễ nhìn thấy, nhất là
khi vết mổ dài và bị sẹo lồi. Bệnh nhân có bướu
giáp, đặc biệt là nữ giới khi đến cơ sở ngoại
khoa, ngoài nỗi lo về bệnh còn có thêm băn
khoăn về sẹo mổ trên cổ. Phẫu thuật nội soi
tuyến giáp được Gagner thực hiện đầu tiên vào
năm 1996. Phẫu thuật này, bên cạnh những ưu
điểm chung của phẫu thuật nội soi là ít xâm lấn
còn đạt được kết quả về mặt thẩm mỹ vì vết sẹo
nhỏ và được che khuất.
Với bệnh bướu giáp lành tính, nếu trước kia
để điều trị triệt để thường áp dụng phẫu thuật
hoặc phẫu thuật nội soi để lấy nhân giáp ra thì
nay, với kỹ thuật mới, cho phép bác sĩ điều trị
bằng sóng cao tần (RFA). Đây là phương pháp ít
xâm lấn để điều trị nhân giáp lành tính. Khi có
chỉ định áp dụng kỹ thuật này, giúp cho người
bệnh tránh biến chứng, hạn chế tái phát.
Điều trị bướu giáp bằng sóng cao tần là
phương pháp dùng dòng điện tần số cao để
giảm kích thước các nhân nhân giáp lành tính.
Dưới sự hướng dẫn của máy siêu âm, bác sĩ sẽ
đưa một kim truyền có kích thước rất nhỏ qua
da. Năng lượng điện với tần số cao được dẫn
vào nhân giáp thông qua kim truyền sẽ phá hủy
nhân giáp ngay từ bên trong.
Toàn bộ quy trình này diễn ra trong
khoảng 30 phút. Điều trị bướu giáp bằng sóng
cao tần được ứng dụng trong các trường hợp
bướu giáp nhân lành tính có triệu chứng (có
đau vùng cổ, cảm giác khó chịu, khó nói, ho,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 197
ảnh hưởng thẩm mỹ hoặc nhân độc tuyến
giáp), ung thư tuyến giáp tái phát, ung thư
tuyến giáp không mổ được.
Ngày nay, ứng dụng sóng cao tần được coi
là một bước tiến mới trong điều trị bướu giáp.
Bởi lẽ phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm
vượt trội so với phương pháp mổ thông thường:
Không cần gây mê, độ an toàn cao, thời gian
điều trị và hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân có
thể trở về ngay sau khi điều trị, nguy cơ tái phát
rất thấp(9).
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả, khả thi (sự an toàn) của
thủ thuật đốt nhân giáp bằng sóng cao tần
(RFA).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca.
Bệnh nhân có bướu giáp nhân lành tính: đơn
nhân, đa nhân, một thùy hay cả hai thùy.
Thời gian nghiên cứu
6 tháng, từ tháng 9/2017 đến tháng 1 năm
2018. Tại khoa Ngoại Lồng ngực bệnh viện Chợ
Rẫy.
Tiêu chí chọn mẫu
BN có bướu giáp đơn hay đa nhân.
Bướu có đường kính lớn nhất ≤ 6cm (dựa
vào siêu âm).
Xét nghiệm chức năng TG trước mổ: bình giáp.
Thực hiện FNA nhân giáp dưới hướng dẫn
siêu âm 2 lần. Hoặc sinh thiết lõi nhân giáp dưới
hướng dẫn siêu âm có kết quả lành tính.
BN đồng ý tham gia.
Tiêu chí loại trừ
Bướu thòng trung thất.
Có tiền sử xạ trị vùng cổ.
Tiến hành thủ thuật RFA
Vô cảm, BN được gây tê tại chỗ
Tư thế BN nằm ngửa, độn gối ở phía sau vai - cổ.
Kíp thực hiện gồm 1 phẫu thuật viên và 1
điều dưỡng dụng cụ.
Dàn máy RFA, siêu âm đặt phía trên, đối
diện với phẫu thuật viên chính, bàn dụng cụ đặt
phía dưới chân BN.
Các bước cơ bản trong thực hành RFA tuyến giáp
1. Thực hiện sinh thiết để xác định loại bướu (FNA).
2. Xác định tình trạng bướu (lành, ác) qua siêu
âm.
3. Xét nghiệm hóc môn tuyến giáp FT3, FT4, TSH.
4. Cho thuốc giảm đau hoặc an thần đối với
một vài bệnh nhân lo âu.
5. Gây tê tại chỗ đối với vị trí đưa electrode
vào và bao tuyến giáp.
6. Bóc tách nước được thực hiện bằng cách
bơm glucose 5% dưới da nhằm ngừa bỏng da
hoặc bóc tách các cấu trúc lân cận gần vị trí đốt.
7. Sử dụng siêu âm doppler để xác định bó
mạch cảnh trong và các mạch máu có thể chọc phải.
8. Đưa đầu đốt chuyên biệt RFA vào dưới
hướng dẫn siêu âm.
9. Sử dụng túi nước lạnh đặt trên da bệnh
nhân để làm lạnh các cấu trúc lân cận.
10. Thực hiện RFA nhân giáp và theo dõi
bằng siêu âm.
Các cách tiếp cận tuyến giáp đốt RFA
Tiếp cận xuyên qua eo giáp,
Tiếp cận đường bên,
Tiếp cận đường dọc.
Theo dõi và đánh giá kết quả
Đánh giá sự an toàn (kết quả sớm)
Đánh giá dựa vào tỷ lệ các biến chứng, tử
vong khi thực hiện thủ thuật, các tiêu chuẩn biến
chứng được phân mức độ dựa theo Nghiên cứu
đa trung tâm báo cáo năm 2012(9).
Các biến chứng lớn
Thay đổi giọng nói,
Vỡ u,
Tổn thương đám rối cánh tay,
Suy giáp.
Các biến chứng nhỏ
Tụ máu, Bỏng da, Ói.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 198
Đánh giá hiệu quả của phương pháp (kết quả
lâu dài)
Đánh giá hiệu quả phá hủy khối u
Chúng tôi đánh giá hiệu quả của việc đốt
phá hủy khối nhân giáp dựa trên trên siêu âm
kiểm tra(5) đánh giá ở các thời điểm 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng và 12 tháng.
Bảng 1: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
Các đáp
ứng
Kích thước
trên siêu âm
1 tháng
Kích thước
trên siêu âm 6
tháng
Kích thước
trên siêu âm
12 tháng
Hoàn
toàn (2)
Sang thương
< 25% so với
kích thước
ban đầu
Sang thương <
50% so với kích
thước ban đầu
Sang thương
< 80% so với
kích thước
ban đầu
Một
phần (1)
Giảm ít hơn
15-25%
đường kính
lớn
Hoại tử trung
tâm hoặc hang
trung tâm với
đậm độ dịch
Giảm < 50%
so với kích
thước ban đầu
Không
thay đổi
(3)
Giảm ít hơn <
15% đường
kính lớn
Biểu hiện u đặc,
không hoại tử
hoặc tạo hang ở
trung tâm
Không thay đổi
Khác với phẫu thuật cắt trọn nhân giáp hay
thùy giáp, khối nhân giáp tồn dư có thể hiện
diện sau đốt phá hủy nhân bằng sóng cao tần
(RFA) có thể là sẹo hay là một phần nhân giáp
còn lại. Sau đốt phá hủy nhân giáp bằng sóng
cao tần (RFA), phản ứng viêm có thể tồn tại đến
2 tuần. Vì lý do này, khối u sau đốt phá hủy
bằng RFA có thể xuất hiện lớn hơn nhưng sau
đó sẽ giảm kích thước theo thời gian.
Siêu âm được chỉ định mỗi 3, 6, 12 tháng,
bệnh nhân được đánh giá: tái phát tại chỗ, nhân
giáp mới, bệnh tiến triển trong 1 năm. Xác định
tái phát hay khả năng điều trị hết nhân giáp.
Tái phát tại chỗ
Tái phát tại chỗ đốt, tái phát trong thùy, trên
siêu âm. Bởi vì sự tạo sẹo tại chỗ đốt, siêu âm sau
6 tháng sẽ đánh giá chính xác nhất.
Tái phát vùng
Nhân giáp mới ở thùy khác hoặc vùng khác
cùng thùy quan sát được trên siêu âm.
Tử vong
Tỷ lệ sống còn.
KẾT QUẢ
Trong thời gian 6 tháng từ 9/2017 – 1/2018, có
45 trường hợp bệnh lý nhân tuyến giáp lành tính
được đốt bằng sóng cao tần điều trị với 65 lần
làm thủ thuật RFA.
Giới tính: Nam có 4/45 trường hợp (8,8%),
Nữ 41/45 trường hợp (91,2%).
Tuổi trung bình là 42,36 tuổi, nhỏ nhất là 21
tuổi và lớn nhất là 73 tuổi.
Đặc điểm dịch tể học
Biểu đồ 1. Đặc điểm giới
Đặc điểm bướu giáp
Bảng 2. Đặc điểm bướu giáp
Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ %
Bướu giáp đơn nhân 25 55,6
Bướu giáp đa nhân hai thùy 15 33,3
Nang tuyến giáp 5 11,1
Bướu giáp thòng nhẹ vào trung thất 3 6,7
Trong số 45 trường hợp bướu giáp nhân
điều trị bao gồm bướu giáp đơn nhân 25 trường
hợp, bướu giáp đa nhân 2 thùy 15 trường hợp,
nang tuyến giáp 5 trường hợp. Có 3 trường hợp
bướu giáp thòng nhẹ vào trung thất.
Kích thước nhân giáp trung bình 3,45 cm,
nhỏ nhất 1,5cm; lớn nhất 6,5 cm. Thể tích nhân
giáp trung bình là 6,8ml, nhỏ nhất 2,3 ml, lớn
nhất 18 ml.
Đặc điểm thủ thuật
Bảng 3. Đặc điểm thủ thuật
Đặc điểm thủ thuật Số trường hợp
RFA một lần cho một thùy 45
RFA hai lần cho một thùy 5
RFA lần 2 cho thùy thứ hai 15
Kết hợp RFA- Ethanol 5
Tiếp cận đường bên 65
NAM
9%
NỮ
91%
Giới
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 199
Chúng tôi thực hiện 65 thủ thuật RFA cho 45
bệnh nhân, trong đó có 5 trường hợp làm lần hai
do bướu có một phần cực dưới thòng nhẹ vào
trung thất (3 trường hợp) và trường hợp bướu
quá lớn (2 trường hợp), 15 trường hợp làm RFA
cho thùy thứ hai do mỗi lần chỉ làm được một
thùy, 5 trường hợp kết hợp RFA và ethanol cho
các trường hợp nang tuyến giáp. 100% các
trường hợp chúng tôi tiếp cận đường bên và
thực hiện kỹ thuật đốt di chuyển quan sát việc
đốt dưới hướng dẫn siêu âm.
Thời gian thực hiện thủ thật RFA trung bình
25 phút, ngắn nhất là 10 phút, dài nhất là 55
phút. Thời gian nằm viện trung bình là 1,2 ngày
ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 2 ngày.
Kết quả giải phẫu bệnh trước thủ thuật
chúng tôi thực hiện làm FNA hai lần đều có kết
quả: 100% là phình giáp tuyến hay bệnh lý lành
tính tuyến giáp. Các trường hợp sau đốt bằng
sóng cao tần được theo dõi và tái khám sau mổi
1 – 3 tháng.
Kết quả phẫu thuật
Tất cả các trường hợp đều thực hiện thủ
thuật thành công, không có trường hợp nào phải
ngưng thủ thuật hay chuyển mổ.
Bảng 4. Kết quả thủ thuật và biến chứng
Kết quả Số trường hợp Tỉ lệ %
Khàn tiếng nhẹ 1 1,5
Bầm máu 1 1,5
Tốt 43 97
Kết quả thủ thuật, biến chứng: chúng tôi ghi
nhận có 1 trường hợp (1,5%) bị khàn tiếng nhẹ
và hồi phục sớm sau 1 tuần, 1 trường hợp (1,5%)
bầm máu dưới da vùng cổ. Hai trường hợp này
triệu chứng xuất hiện sau thủ thuật. Cả hai
trường hợp này theo dõi tái khám sau 1 tuần
bệnh nhân hết triệu chứng: nói lại bình thường
và siêu âm kiểm tra không còn máu tụ, không có
can thiệp gì đặc biệt.
Kết quả theo dõi sau 3 - 6 tháng
Chúng tôi thực hiện khám lâm sàng và siêu
âm kiểm tra cho thấy: Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn
sau 3 - 6 tháng đạt 88,9%, đáp ứng không hoàn
toàn 11,1%. Không trường hợp nào không đáp
ứng. Thể tích nhân giảm trung bình 90,1
8,6%. Tỉ lệ thành công điều trị 92,3% (60/65).
Biến chứng chung 3% (2/65). Tỉ lệ tái phát
chung chưa ghi nhận. Tái phát triển được định
nghĩa là tăng > 50% thể tích nhân giáp so sánh
với thể tích nhân giáp ban đầu. Sau thủ thuật,
tất cả bệnh nhân hài lòng về tính thẩm mỹ:
không có sẹo ở cổ, không cảm giác nuốt
vướng, bướu teo nhỏ lại.
Bảng 5. Kết quả lâu dài
Kết quả Số trường hợp Tỉ lệ %
Đáp ứng hoàn toàn 40 88,9
Đáp ứng không hoàn toàn 5 11,1
Không đáp ứng 0 0
BÀN LUẬN
RFA (Radiofrequency Ablation)
Là phương pháp hủy khối u bằng nhiệt gây
ra do sự ma sát của các i-on trong mô dưới tác
động của dòng điện xoay chiều có tần số nằm
trong khoảng sóng âm thanh (200 - 1200 MHz).
RFA là một kỹ thuật y khoa trong đó một
phần của hệ thống dẫn điện của tim, khối u hay
những mô không chức năng khác bị phá hủy
bằng cách dùng nhiệt tạo ra từ tần số trong bình
của dòng điện xoay chiều (trong khoảng 350-
500kHz). RFA thường áp dụng cho các bệnh
nhân điều trị ngoại trú, sử dụng tê tại chỗ hay
thuốc an thần. Khi nó được phân phối qua một
ống dẫn nó được gọi là tần số vô tuyến (catheter
ablation)(3).
Hai lợi điểm quan trọng của RF trong điều
trị là nó không kích thích dây thần kinh hoặc cơ
tim và do đó thường có thể được sử dụng mà
không cần gây mê toàn thân và nó điều trị
chuyên biệt cho mô mong muốn mà không gây
hại cho các mô khác.
Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy lợi ích
của sử dụng RFA trong 15 năm qua. RFA được
thực hiện dưới hướng dẫn của hình ảnh (như
màn hình X quang, CT, hay siêu âm). Điều này
được thực hiện bởi nhiều chuyên gia khác nhau
như gây mê, tim mạch, tiêu hóa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 200
Về cơ bản; nhiệt độ trên 50°C làm mô biến
đổi không thể phục hồi, nhiệt độ hơn 60°C sẽ
gây ra hiện tượng chết tế bào ngay lập tức, trong
khi nhiệt độ từ 50 đến 60°C sẽ gây hoại tử đông
và chết tế bào trong vài phút, tùy thuộc vào nhiệt
độ và tổn thương nhiệt trước đó.
Ứng dụng RFA trong bướu giáp
Chỉ định(2)
Nhân lành tuyến giáp.
Nang giáp.
Bệnh phình giáp.
Nhân giáp chức năng tự chủ (AFTN).
RFA đặc biệt ứng dụng cho các bệnh nhân
Chảy máu nội tại.
Vấn đề thẩm mỹ.
Đau do bướu chèn ép.
Lo sợ bướu giáp.
Nhân giáp chức năng tự chủ (AFTN).
Ung thư tuyến giáp không thể mổ.
Ung thư tuyến giáp tái phát.
Trong nghiên cứu này chúng tôi mới chỉ áp
dụng cho các bệnh nhân có bệnh lý nhân, nang
tuyến giáp lành tính. Để đảm bảo chắc chắn là
các trường hợp lành tính chúng tôi thực hiện
sinh thiết FNA tuyến giáp dưới hướng dẫn
siêu âm hai lần, hoặc trong một số trường hợp
nghi ngờ chúng tôi thực hiện sinh thiết lõi
nhân giáp dưới hướng dẫn siêu âm. Những
trường hợp nghi ngờ ung thư tuyến giáp hoặc
kết quả sinh thiết không rõ ràng chúng tôi loại
khỏi nghiên cứu.
Các cách tiếp cận tuyến giáp đốt RFA(4)
Tiếp cận xuyên qua eo giáp
Cách này thường được sử dụng và khuyến
cáo, bởi vì tiếp cận qua eo giáp sẽ tránh được
“Tam giác nguy hiểm (thực quản, khí quản,
thần kinh quặc ngược thanh quản)” với độ mở
rộng hơn. Toàn bộ đầu đốt được quan sát dưới
siêu âm.
Tiếp cận đường bên
Cách này có thể sử dụng nếu mạch máu nhô
lên nhiều.
Tiếp cận đường dọc
Đây cũng là phương pháp thường dùng ở
một số nơi.
Trong RFA tuyến giáp có 3 đường tiếp cận
cơ bản, trong đó đường tiếp cận qua eo giáp là
có nhiều thuận lợi, dễ thực hiện. Trong nghiên
cứu này chúng tôi đều tiếp cận qua đường này.
Kỹ thuật đốt nhân giáp(6)
Kỹ thuật một lần đốt (one-shot)
Kỹ thuật này thường được sử dụng cho các
u khác ví dụ như u gan, nó không phù hợp với
RFA tuyến giáp. Đây là kỹ thuật kinh điển
nhưng đã bỏ không dùng đến.
Kỹ thuật đốt nhiều lần (multi-shot)
Kỹ thuật này bao gồm nhiều lần đốt tạo ra
một vùng rộng được đốt phù hợp với tổn
thương bướu, cũng như hình dạng của nốt.
Năng lượng của đầu đốt được điều chỉnh
trong suốt quá trình tái định vị của đầu đốt.
Kỹ thuật này thích hợp cho những ngưới bắt
đầu đốt.
Kỹ thuật đốt di chuyển (Moving-shot)
Kỹ thuật này tương tự như kỹ thuật đốt
nhiều lần, tuy nhiên năng lượng được phân phối
đến đầu đốt ổn định trong suốt quá trình tái
định vị của đầu đốt.
Kỹ thuật này có nhiều lợi điểm cho người dùng
hơn, tuy nhiên cần có đường cong huấn luyện.
Cách này nhanh hơn và hiệu quả hơn, kết
quả có thể dự đoán được và an toàn.
Khác với đốt vi sóng hay laser, RFA tuyến
giáp thực hiện bỡi kỹ thuật đốt di chuyển, và
trong nghiên cứu này chúng tôi đều thực hiện
bởi kỹ thuật đốt di chuyển.
Đánh giá sự an toàn (kết quả sớm)
Đánh giá dựa vào tỷ lệ các biến chứng, tử
vong khi thực hiện thủ thuật, các tiêu chuẩn biến
chứng được phân mức độ dựa theo Nghiên cứu
đa trung tâm báo cáo năm 2012(7).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 201
Các biến chứng lớn
Thay đổi giọng nói,
Vỡ u,
Tổn thương đám rối cánh tay,
Suy giáp.
Các biến chứng nhỏ
Tụ máu,
Bỏng da,
Ói.
Hình 1: Các vùng nguy hiểm có thể có biến chứng
Báo cáo kết quả thực hiện RFA trên 111 bệnh
nhân, theo dõi trong 4 năm, ghi nhận(1): có 126
nhân giáp không chức năng trên 111 bệnh nhân
có nhân giáp. Thời gian theo dõi trung bình 49,4
13,6 tháng. Số lần thực hiện trung bình 2,2
1,4. Thể tích nhân giảm trung bình 93,4 11,7%.
Biến chứng chung 3,6% (4/111).
Trong nghiên cứu này, bước đầu chúng tôi
áp dụng kỹ thuật mới, chúng tôi được tập huấn
và dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia nước
ngoài, kết quả bước đầu rất khả quan. Tỉ lệ biến
chứng thấp với 3% là biến chứng nhẹ, tự khỏi
sau 1 tuần.
Đánh giá hiệu quả của phương pháp (kết quả
lâu dài)(8)
Đánh giá hiệu quả phá hủy khối u
Chúng tôi đánh giá hiệu quả của việc đốt
phá hủy khối nhân giáp dựa trên trên siêu âm
kiểm tra đánh giá ở các thời điểm 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng và 12 tháng(7).
Hình 2: Đánh giá nhân giáp sau đốt ở các thời điểm
theo dõi
Báo cáo kết quả thực hiện RFA trên 111 bệnh
nhân, theo dõi trong 4 năm, ghi nhận(1). Tỉ lệ
thành công điều trị 98,4% (124/126). Tỉ lệ tái phát
chung 5,6% (7/111).
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ đáp ứng hoàn
toàn cao sau 3 - 6 tháng đạt 88,9%, đáp ứng
không hoàn toàn 11,1%. Không trường hợp nào
không đáp ứng. Thể tích nhân giảm trung bình
90,1 8,6%. Tỉ lệ thành công điều trị 92,3%. Tỉ lệ
tái phát chung chưa ghi nhận. Đây là kết quả
đáng khích lệ. Tuy nhiên kết quả theo dõi còn
ngắn hạn, chưa thể đánh giá hết diễn tiến bệnh.
Lợi điểm của RFA trong bướu giáp
Dễ thực hiện,
Xâm lấn tối thiểu (không sẹo, gây tê tại chỗ,
không cần bệnh nhân nằm viện),
Giảm chi phí chăm sóc sức khỏe,
Kết quả rất tốt (nhân giáp giảm 95% kích
thước ở thời điểm theo dõi 4 năm),
Tỉ lệ biến chứng thấp (3 - 5%),
Có thể làm lại nếu cần,
Không gây suy giáp như phẫu thuật hay
dùng phóng xạ.
KẾT LUẬN
Ngày nay, ứng dụng sóng cao tần được coi
là một bước tiến mới trong điều trị bướu giáp.
Bởi lẽ phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm
vượt trội so với phương pháp mổ thông thường:
Không cần gây mê, độ an toàn cao, thời gian
điều trị và hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 202
thể trở về ngay sau khi điều trị, nguy cơ tái phát
rất thấp.
Đây là phương pháp hầu như không gây
biến chứng, ngoài việc có tỷ lệ rất thấp khoảng
1% bệnh nhân cảm thấy đau và cần dùng thuốc
giảm đau sau khi điều trị. Trong trường hợp đó,
thời gian sử dụng thuốc giảm đau cũng khoảng
từ hai đến ba ngày.
Ngoài ra, điều trị bướu giáp bằng sóng cao
tần còn giải quyết nỗi lo về thẩm mỹ cho bệnh
nhân. Với việc thực hiện qua một kim truyền rất
nhỏ, phương pháp này không để lại sẹo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baek JH et al (2012). “Complication Encountered in the
treatment of benign thyroid nodules with US-guided RFA: A
multicenter study. Radiology. Jan; 262 (1): 335-42.
2. Baek JH, Jeong HJ, Kim YS, Kwak MS and Lee D (2008).
“Radiofrequency ablation for an autonomously functioning
thyroid nodule,”. Thyroid, vol. 18, no. 6, pp. 675–676.
3. Baek JH, Lee JH, Valcavi R, Pacella CM, Rhim H, Na DG (2011).
Thermal Ablation for Benign Thyroid Nodules: Radiofrequency
and Laser. Korean Journal of Radiology, 12(5): 525-540.
4. Diaz R (2011). “Thyroid: HIFU for thyroid nodule ablation,”
Nature Reviews Endocrinology, vol. 7, article 631.
5. Esnault O, Franc B, Ménégaux F, Rouxel A, De Kerviler E,
Bourrier P, Lacoste F, Chapelon JY, Leenhardt L (2011). High-
intensity focused ultrasound ablation of thyroid nodules:
first human feasibility study. Thyroid; 21(9): 965-73.
6. Goldberg SN (2001). “Radiofrequency tumor ablation:
principles and techniques,” European Journal of Ultrasound, vol.
13, no.2, pp. 129–147, 2001.
7. Ha EJ, Baek JH and Lee JH (2011). “The efficacy and
complications of radiofrequency ablation of thyroid nodules”,
Current Opinion in Endocrinology, Diabetes and Obesity, vol. 18,
no. 5, pp. 310–314.
8. Papini E, Guglielmi R, Bizzarri G et al (2007). “Treatment of
benign cold thyroid nodules: a randomized clinical trial of
percutaneous laser ablation versus levothyroxine therapy or
follow-up,” Thyroid, vol. 17, no. 3, pp. 229–235.
9. Shemen LJ and Strong EW (1989). “Complications after total
thyroidectomy,” Otolaryngology—Head and Neck Surgery, vol.
101, no. 4, pp. 472–475.
Ngày nhận bài báo: 26/02/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/03/2018
Ngày bài báo được đăng: 25/09/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_dot_nhan_giap_lanh_tinh_bang_song_cao_tan.pdf