Tài liệu Kết quả điều trị vỡ lách trong chấn thương bụng ở người lớn: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6 * Số 3 * 2002
1
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VỠ LÁCH
TRONG CHẤN THƯƠNG BỤNG Ở NGƯỜI LỚN
Nguyễn Văn Long*, Nguyễn Thế Hiệp*, Nguyễn Bá Nhuận**
TÓM TẮT
Trong thời gian từ 11/1999 đến 7/2001, có 200 trường hợp vỡ lách do chấn thương và vết thương bụng.
Nam có 163 ca nhiều gấp 4,4 lần nữ (37 ca). Tuổi từ 2-70, tuổi thường gặp từ 15-40 (80%). Lý do nhập viện
là đa chấn thương (39%) và chấn thương bụng đơn thuần (61%). Nguyên nhân thường do tai nạn giao thông
(72%).
Phân chia thành 3 nhóm bệnh: nhóm 1: cắt lách (60,5%); nhóm 2: khâu & cắt một phần lách
(PTBT)(30%) và nhóm 3: bảo tồn không mổ (9,5%).
Biểu hiện lâm sàng 2 hội chứng: xuất huyết nội (48,5%) và viêm phúc mạc (16,5). Chẩn đoán chính xác
vỡ lách bằng khám lâm sàng, siêu âm, CT và soi ổ bụng trong cấp cứu là 35%. Điều trị phẫu thuật chiếm
đa số (90,5%) t...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị vỡ lách trong chấn thương bụng ở người lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6 * Số 3 * 2002
1
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VỠ LÁCH
TRONG CHẤN THƯƠNG BỤNG Ở NGƯỜI LỚN
Nguyễn Văn Long*, Nguyễn Thế Hiệp*, Nguyễn Bá Nhuận**
TÓM TẮT
Trong thời gian từ 11/1999 đến 7/2001, có 200 trường hợp vỡ lách do chấn thương và vết thương bụng.
Nam có 163 ca nhiều gấp 4,4 lần nữ (37 ca). Tuổi từ 2-70, tuổi thường gặp từ 15-40 (80%). Lý do nhập viện
là đa chấn thương (39%) và chấn thương bụng đơn thuần (61%). Nguyên nhân thường do tai nạn giao thông
(72%).
Phân chia thành 3 nhóm bệnh: nhóm 1: cắt lách (60,5%); nhóm 2: khâu & cắt một phần lách
(PTBT)(30%) và nhóm 3: bảo tồn không mổ (9,5%).
Biểu hiện lâm sàng 2 hội chứng: xuất huyết nội (48,5%) và viêm phúc mạc (16,5). Chẩn đoán chính xác
vỡ lách bằng khám lâm sàng, siêu âm, CT và soi ổ bụng trong cấp cứu là 35%. Điều trị phẫu thuật chiếm
đa số (90,5%) trong đó có bảo tồn lách bằng khâu và cắt một phần lách (30%) và bảo tồn không mổ 9,5%
nâng tỷ lệ bảo tồn lách là 39,5%.
Biến chứng sau mổ là 7%, thường gặp là chảy máu lại sau mổ: tử vong là 1% (thuộc nhóm cắt lách) và
bảo tồn lách không có tử vong.
SUMMARY
RESULTS OF TREATMENT OF SPLENIC RUPTURE IN THE ADULT
Nguyễn Văn Long, Nguyễn Thế Hiệp, Nguyễn Bá Nhuận * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 6 - No 3 - 2002: 149 -
154
Between November 1999 and July 2001, there were 200 splenic injuries in blunt abdominal trauma and
in penetrating abdominal injury. Of the 200 cases, the number of male patients was 163, which was 4.4
times as many as that of female patients (37). The age range was from 2 to 70 years, in which the most
common age was from 15 to 40 (80%). The patients were admitted to the hospital in polytrauma (39%) and
in abdominal trauma (61%), Which commonly occurred in vehicle accidents (72%).
The patients were divided into 3 groups: splenectomy (60.5%), splenorraphy and partial splenectomy
(30%) (preserving operation) and non operative management (9.5%).
Clinical manifestations of splenic trauma were those of hemoperitoneum (48.5%) and peritonitis
(16.5%); the diagnosis of splenic injury was established by clinical examination, ultrasonography,
computed tomography (CT) and abdominal laparoscopy with accuracy of 35%. The majority of patients
were operated on (90.5%)in which preserving operation (suture and partial splenectomy) and non
operative management were performed in 30% cases and 9.5% cases, respectively: therefore conservatism
in the management of splenic injury was increased in the management of splenic injury was increased to
39.5%.
Postoperative complications were 7%, the most common one was postoperative bleeding. Mortality
rates were 1% (in the group of splenectomy) and none in the group of non operative management.
* Bộ môn Ngoại – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
** Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Chợ Rẫy.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6 * Số 3 * 2002 Nghiên cứu Y học
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong 20 năm qua đã có sự thay đổi lớn về
điều trị vỡ lách chấn thương. Cơ sở của sự thay
đổi điều trị vỡ lách chủ yếu là phẫu thuật cắt lách
đã gây nên hậu quả sự nhiễm khuẩn cấp các vi
khuẩn có vỏ bọc (OPSI) và gây nên tử vong nếu
không sử dụng vaccine
(2,5,6,7)
. Do đó các tác giả
trên thế giới có khuynh hướng bảo tồn lách trong
cấp cứu.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ các kỹ
thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT xoắn
ốc và soi ổ bụng chẩn đoán trong cấp cứu, các
phẫu thuật viên đánh giá được chính xác hơn mức
độ tổn thương lách, phân độ vỡ lách và tiên lượng
hướng điều trị bảo tồn lách trong hai lĩnh vực:
phẫu thuật bảo tồn lách và bảo tồn lách không
mổ. Từ đó hạn chế được kỹ thuật cắt lách theo
quan điễm cổ điển.
Ở Việt Nam cũng có nhiều báo cáo thành công
trong điều trị vỡ lách ở người trưởng thành: BV Việt
Đức phát triển kỹ thuật khâu và cắt cực lách, BV
Nhân Dân Gia Định thực hiện soi ổ bụng đánh giá
khuynh hướng chảy máu của độ vỡ lách, BV Chợ
Rẫy bắt đầu nghiên cứu tiền cứu kỹ thuật khâu, cắt
một phần lách và điều trị không mổ trong một số
trường hợp vỡ lách chấn thương kể từ 11/1999, và
bước đầu có thành công trong việc nâng tỷ lệ bảo tồn
lách trong vỡ lách chấn thương.
SỐ LIỆU
Trong 21 tháng kể từ 11/ 1999 đến 7/2001,
chúng tôi nhận điều trị 200 trường hợp vỡ lách do
chấn thưong và vết thương bụng tại BV Chợ Rẫy:
điều trị bảo tồn lách 79 trường hợp, chiếm tỷ lệ
39,5%, trong đó kỹ thuật khâu và cắt một phần lách
30% và 9,5% điều trị bảo tồn lách không mổ.
Tuổi và giới tính
Tổng số bệnh nhân (BN) là 200 gồm 163
nam, tỷ lệ 81%, 37 Nữ, tỷ lệ 19%, Nam nhiều gấp
4,4 lần nữ. Tuổi từ 2-70: tuổi nhỏ nhất là 2 và lớn
nhất là 70, tuổi thường gặp 21-30.
Nguyên nhân
Lý do nhập viện
Chấn thương bụng đơn thuần 122 ca 61%
Đa chấn thương 78 ca 39%
Nguyên nhân tai nạn
Tai nạn giao thông: 144 ca 72%
Tai nạn lao động và sinh hoạt 56 ca 28%
Đặc điểm chấn thương vỡ lách ở người lớn
Trong 200 trường hợp vỡ lách của chúng tôi
được phân chia thành 3 nhóm bệnh nhân.
Nhóm
cắt lách
Nhóm khâu
& cắt một
phần lách
Nhóm bảo
tồn lách
không mổ
Có đa tổn thương nhiều
cơ quan (CTSN, CTCH,
LN, TN, nội tạng bụng)
47 BN
23,5%)
29 BN
(14,5%)
2 BN
(1%)
Chấn thương bụng đơn
thuần nhưng có tổn
thương cơ quan nội tạng
bụng.
32 BN
(16%)
5 BN
(2,5%)
Không
Bệnh lý đi kèm (lách
sốt rét, có thai,HIV, xơ
gan, rối loạn đông máu,
bệnh tim bẩm sinh,
HA=O trong mổ, PTV
không kinh nghiệm).
16 BN
(8%)
Không
Không
Vỡ lách đơn thuần 26 BN 26 BN 17 BN
Tổng cộng
121 BN
(60,5%)
60 BN
(30%)
19 BN
(9,5%)
Đặc điểm lâm sàng
BN có choáng chấn thương
choáng 36 BN 18%
không choáng 164 BN
0
10
20
30
40
50
60
70
80
<15 15-
20t
21-
30t
31-
40t
41-
50t
51-
60t
>60
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6 * Số 3 * 2002
3
82%
Dấu hiệu sinh tồn
Huyết áp > 90 mm Hg =104 BN 52%
HA 90 mmHg = 96 BN 48%
Mạch 100l/p = 119 BN 59,5%
Mạch < 100l/p = 81 BN 40,5%
Biểu hiện da niêm
+ xanh xao thiếu máu nặng: 16 BN
+ Hồng nhạt: 129 BN
+ Hồng hào: 55 BN
Tri giác
Tĩnh táo tiếp xúc tốt 156 BN
Lừ đừ lơ mơ vật vã 40 BN
Mê sâu 4 BN
Thăm khám bụng
Nhìn da bụng
+ không dấu trầy sát :132 BN
+ Trầy sát hạ sườn trái : 59 BN
+ Tụ máu HST : 3 BN
+ Rách thành bụng :6 BN
Nhìn hình dáng bụng
+ Bụng lõm : 37 BN
+ Bụng trướng nhẹ :141 BN
+ Bụng trướng căng : 22 BN
Ấn chẩn bụng
+ đau hạ sườn trái :7 BN
+ ấn đau ½ bụng trái :99 BN
+ ấn đau khắp bụng :94 BN
Dấu chứng bụng ngoại khoa:
+ Có cảm ứng phúc mạc hay phản ứng thành
bụng: 170 BN 85%
+ Bụng cứng như gỗ: 12 BN
6%
+ Bụng mềm hoàn toàn: 18 BN
9%
Dung tích hồng cầu (Hct)
Hct 20%: 10BN
Hct=21-30% : 72 BN
Hct > 30%: 118 BN
Siêu âm trong cấp cứu
Ghi nhận hình ảnh vỡ lách trong 70 ca,130 ca
có máu nhiều trong ổ bụng:
Nhóm cắt lách 27
Nhóm khâu và cắt một phần lách 24
Nhóm bảo tồn không mổ 19
Tổng cộng 70/200 (35%)
CT trong cấp cứu
Được chỉ định trong BN có huyết động học ổn
định, thực hiện 3 trường hợp cho thấy hình ảnh vỡ
lách (độ I, II & IV).
Soi ổ bụng
Một trường hợp ghi nhận vỡ lách độ IV đang
chảy máu, có chỉ định mở bụng.
Chẩn đoán
+ Vỡ lách: 70 ca 35,0%
+ Viêm phúc mạc: 33 ca 16,5%
+ Xuất huyết nội: 97 ca 48,5%
Chẩn đoán sau mổ
Chẩn đoán Số ca
+ Vỡ lách 165
+ Vỡ lách + vỡ gan 11
+ Vỡ lách + vỡ gan + vỡ đuôi tụy 1
+ Vỡ lách + vỡ đuôi tụy 2
+ Vỡ lách + rách bao tụy 1
+ Vỡ lách + dập thân đuôi tụy + rách rãnh đại
tràng xuống
1
+ Vỡ lách + vỡ cơ hoành 2
+ Vỡ lách + vỡ ruột non 4
+ Vỡ lách + vỡ ruột non + vỡ cơ hoành 1
+ Vỡ lách + vỡ ruột non + vỡ đại tràng 1
+ Vỡ lách + vỡ đại tràng xuống 2
+ Vỡ lách + vỡ thận trái (1 cắt thận trái) 3
+ Vỡ lách + lồng ruột (hỗng-hỗng tràng) 1
+ Vỡ lách + tụ máu sau phúc mạc nhiễm trùng 3
+ Vỡ lách + vỡ dạ dày 1
+ Vỡ lách + vỡ gan +vỡ tá tràng + vỡ ruột non 1
Điều trị
+ Cắt lách: 121 ca (60,5%)
+ Khâu lách và cắt một phần lách: 60 ca (30%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6 * Số 3 * 2002 Nghiên cứu Y học
4
+ Bảo tồn lách không mổ và theo dõi: 19 ca
(9,5%)
Biến chứng và tử vong
Chúng tôi phân thành 3 nhóm.
Biến chứng sau mổ Nhóm cắt
lách
Nhóm khâu & cắt
một phần lách
1. Chảy máu lại
2. Suy thận cấp (h/c vùi lấp)
3. Tắc ruột do dính
4. Bán tắc ruột
5. abces tồn lưu
6. Rò ruột non
7. Viêm phổi
4 BN
2 BN
1 BN
1 BN
1 BN
3 BN
1 BN
1 BN
Tổng cộng: 14 BN (7%) 9 BN 5 BN
Tử vong 2 BN (1%) Không
Nhóm bảo tồn lách không mổ không có biến
chứng và tử vong.
BÀN LUẬN
Xuất độ
Vỡ lách chấn thương là một cấp cứu thường
gặp chiếm tỷ lệ 26% nhiều hơn vỡ thận và vỡ gan.
Ở người trưởng thành, nguyên nhân thường gặp do
tai nạn giao thông lúc điều khiển xe hai bánh.
Clancy là 74,1%
(1)
và Trương công Trung là
80%
(14)
.
Riêng BV Chợ Rẫy, trong 21 tháng từ 11/1999
đến 7/2001 có đến 200 trường hợp nhập viện,
trung bình mỗi tháng có 9,5 BN vào cấp cứu; 72%
có nguyên do tai nạn giao thông và 27% do đả
thương và té cao.
Bệnh cảnh nhập viện ở người lớn có tính phức
tạp thường thấy là: đa chấn thương (có kết hợp chấn
thương sọ não, gãy xương, chấn thương ngực, chấn
thương thận và nội tạng bụng) là 78 BN (39%): chấn
thương bụng đơn thuần bao gồm: Vỡ lách kèm vỡ
nội tạng bụng là 35 BN (17,5%); có bệnh lý đi kèm
(như lách sốt rét, BN có thai, nhiễm HIV, bệnh tim
bẩm sinh, xơ gan, rối loạn đông máu) là 16 BN (8%)
và 71 BN có vỡ lách đơn thuần (35,5%).
Chẩn đoán
Theo Lucas
(4)
vỡ lách thường đưa đến chảy
máu nặng nề vào trong ổ bụng, nguyên do lách có
cơ cấu tuần hoàn mở duy nhất cho nên gây chảy
máu tức khắc mặc dù với tổn thương nhỏ. Ngoài
ra lách được bao bọc với vỏ bọc sợi mềm, khi vỡ
sẽ chảy máu rất nhanh và 75% sẽ tử vong nếu như
không mổ kịp thời (Rolfes
(12)
). Cho nên biểu hiện
lâm sàng của vỡ lách là choáng mất máu và hội
chứng xuất huyết nội trong ổ bụng.
Chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh sử, cơ chế va
chạm, vị trí va đập vào thành bụng, khám bụng
phát hiện có tụ dịch bất thường trong ổ bụng và
thực hiện các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như
siêu âm và CT, trong trường hợp nghi ngờ có thể
soi ổ bụng chẩn đoán.
Trong 200 BN của nghiên cứu này, choáng
giảm thể tích chiếm tỷ lệ 18% (36 BN) trong đó
nhóm cắt lách có 28 BN choáng (14%) và 1 BN
có HA = 0 trên bàn mổ.
Ngoài ra các đặc điểm chung của vỡ lách là:
- Đa số các trường hợp đều không có choáng
(82%).
- Huyết áp tối đa đều trên 90 mmHg (104 BN)
có tỷ lệ 52% và Mạch 100l/p (119 BN) tỷ lệ
59,5%.
- Biểu hiện thiếu máu 82 BN (41%) và không
thiếu máu nhiều (118 BN có Hct > 30% chiếm tỷ
lệ 59%).
Bụng chướng nhẹ có dấu hiệu dịch trong ổ
bụng: 141 BN (70,5%) và 22 BN (11%) có bụng
trướng căng. Điều này chứng minh có lượng dịch
máu nhiều bất thường trong ổ bụng
Chẩn đoán xuất huyết nội 97 BN (48,3%);
viêm phúc mạc nghi vỡ tạng rỗng: 33 BN (16,5%)
và 70 BN (35%)vỡ lách trong số này có 19 BN rất
ít dịch trong ổ bụng và điều trị theo dõi không mổ
(9,5%).
Ngược lại khi lượng dịch có rất ít trong ổ
bụng, các tác giả thực hiện động tác bơm rữa ổ
bụng (Root, 1965), bơm nước muối sinh lý và rút
dịch đem quay ly tâm tìm hồng cầu đề phát hiện
xuất huyết nội. Riêng chúng tôi chọc dò ổ bụng
rút ra máu không đông dễ dàng, điều này chứng
minh máu rất nhiều trên 1000 ml đồng nghĩa với
chỉ định mổ thám sát (48,3%). Ngoài ra còn có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6 * Số 3 * 2002
5
dấu chứng viêm phúc mạc (16,5%) cho nên tỷ lệ
chỉ định mở bụng của chúng tôi khá cao chiếm
181 BN (90,5%).
6. Với những phương tiện chẩn đoán hình ảnh
như siêu âm trong cấp cứu phát hiện được vỡ lách
trong 70 BN (35%) có nguyên do:
+ Lượng dịch khá nhiều trong ổ bụng nên khó
phát hiện tổn thương lách.
+ Bụng viêm phúc mạc do vỡ tạng rỗng.
+ BN trong tình trạng vật vã lơ mơ, đa chấn
thương, có choáng.
+ Trang thiết bị siêu âm chưa đạt yêu cầu và
chuyên viên siêu âm trong cấp cứu chưa đồng bộ.
+ Thời gian cấp cứu nhanh để cứu sống bệnh
nhân.
Vì những lý do trên, về mặt chẩn đoán chính
xác của chúng tôi rất hạn chế và chỉ định mở bụng
thám sát khá cao.
Ngoài ra chúng tôi thực hiện CT trong 3 BN
có mạch và huyết áp ổn định, sau đó 1 BN phải
chỉ định mổ cấp cứu do hạ huyết áp. 1 BN có
mạch và HA ổn nhưng chúng tôi nghi ngờ phải chỉ
định soi ổ bụng ghi nhận vỡ lách đang chảy máu
và phải mở bụng ngay.
Kỹ thuật soi ổ bụng được chỉ định khi có sự
hiện diện bất thường lượng dịch trong ổ bụng và
nghi ngờ chẩn đoán, trong điều kiện mạch và
huyết áp ổn. Powell
(9)
trong 293 vỡ lách ở người
trưởng thành có 43% chỉ định soi ồ bụng do lượng
máu nhiều trong ổ bụng và chẩn đoán vỡ lách độ
IV và V. Phạm Ngọc Lai, Nguyễn Thế Hiệp
(10)
trong một báo cáo bảo tồn lách (phẫu thuật bảo
tồn lách và bảo tồn không mổ) thành công với tỷ
lệ 30%, 11 BN có chỉ định soi ổ bụng và 8 BN chỉ
xử trí hút máu đặt dẫn lưu theo dõi và 3 BN phải
mở bụng sau đó. Chúng tôi mới triển khai soi ổ
bụng cấp cứu trong thời gian gần đây cho nên số
liệu soi ổ bụng tương đối rất thấp.
Điều trị.
Trong 10 năm gần đây, các tác giả trong và
ngoài nước quan tâm nhiều trong việc điều trị bảo
tồn lách trong cấp cứu, một số báo cáo cho thấy:
Tác giả Số
BN
Nhóm
cắt lách
Nhóm
không
mổ
Nhóm
PTBT
lách
Tử
vong
Saudemont
(1992)
(13)
95 64% 36% 4,2%
Pachter (1990)
(7)
193 29% 13% 58% 4%
Pachter (1996)
(8)
190 29% 54% 17% 5,2%
Clancy (1997)
(1)
1255 47% 40% 12% 13%
Bryan. G.
Garber (2000)
(3)
28% 69% 4% 8%
PN Lai & NTá
Hiệp (2001)
(10)
176 148
(70,5%)
18
(10%)
34
(19%)
Nguyễn văn
Long (2001)
200 60,5% 9,5% 30% 1%*
*thuộc nhóm cắt lách
Theo bảng thống kê trên, khuynh hướng điều
trị bảo tồn lách đã được thực hiện thành công ở trẻ
em và người lớn, trên thế giới tỷ lệ bảo tồn lách
chấn thương tăng từ 50-60% trong 2 nhóm phẫu
thuật và không mổ, chúng tôi chỉ mới bắt đầu
thành công với tỷ lệ 39,5% và tử vong trong nhóm
cắt lách do BN thuộc nhóm bệnh nặng.
Phác đồ điều trị phụ thuộc vào sự phân độ
theo Hiệp hội chấn thương Hoa Kỳ (1989)
- Độ I và II nhẹ (tính chất chảy máu nhẹ và tự
cầm): 15-20% bảo tồn không mổ.
- Độ II nặng và III: khâu lách và cầm máu
bằng rọ Vicryl (Pickhardt)
(11)
.
- Độ IV: cắt một phần lách (80% độ IV có chỉ
định cắt một phần)
(11)
.
- Độ V: chỉ định cắt lách.
Đối với chúng tôi bước đầu thực hiện còn dè
dặt do BN nặng vì đa tổn thương, có nhiều tổn
thương nội tạng và bệnh lý nặng đi kèm, hơn nữa
không có nhiều kinh nghiệm nên tỷ lệ cắt lách
còn tương đối khá cao 60,5% và bước đầu thành
công bảo tồn lách 39,5%.
BIẾN CHỨNG VÀ TỬ VONG
Biến chứng thường gặp nhất là chảy máu lại.
Trong 14 biến chứng (7%) của chúng tôi có 7 BN
chảy máu lại (4 sau cắt lách và 3 sau phẫu thuật
bảo tồn lách) chiếm tỷ lệ 3,5%.
So với tác giả trên thế giới: tỷ lệ chảy máu lại
sau cắt lách là 1,6% và sau phẫu thuật bảo tồn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6 * Số 3 * 2002 Nghiên cứu Y học
6
lách là 4% (Pickhardt)
(11)
, Pachter
(8)
là 3%, và
Saudemont
(13)
là 5,8%.
Nguyên do:
- Sau cắt lách có tuột chỉ, tụ dịch vùng đuôi
tụy, rối loạn đông máu.
- Sau phẫu thuật bảo tồn lách, phẫu thuật viên
không kinh nghiệm đánh giá hết máu tụ trong nhu
mô và nghĩ rằng đường ngưng chảy máu nên có
chảy máu muộn.
Ngoài ra các biến chứng khác liên quan
nhiễm trùng như abces tồn lưu, rò ruột non, tắc
ruột do dính và viêm phổi cũng thường thấy trong
nhóm cắt lách.
Tử vong có khác nhau tùy theo tác giả nghiên
cứu nhưng tử vong thuộc về nhóm bệnh nặng là
nhóm cắt lách: Saudemont (4,2%)
(13)
: Pachter (4%
-5,2%)
(7,8)
; Clancy (13%)
(1)
và chúng tôi chỉ có
1%.
KẾT LUẬN
Trong bước đầu nghiên cứu từ 11/1999 –
7/2001, chúng tôi lựa chọn nhóm bệnh nhân
không nguy cơ tử vong để điều trị bảo tồn: Khâu
và cắt một phần lách (30%) và bảo tồn lách không
mổ là 9,5%.
Chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh sử, dấu hiệu toàn
thân và các triệu chứng bụng. Phương tiện chẩn
đoán đa số dựa vào siêu âm cấp cứu và làm CT khi
điều kiện BN ổn định mạch và huyết áp. Bước đầu
thực hiện soi ổ bụng trong cấp cứu. Chẩn đoán chính
xác vỡ lách 35%, điều trị phẫu thuật cắt lách trong
60,5% thuộc nhóm đa tổn thương: biến chứng 7% do
chảy máu lại và nhiễm trùng: tử vong 1%.
Với bước đầu có thành công trong thay đổi
quan điểm cắt lách triệt để trong vỡ lách chấn
thương, chúng tôi hy vọng nghiên cứu kế tiếp sẽ
tăng tỷ lệ bảo tồn lách (mổ và không mổ).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CLANCY TV, RAMSHAW DG, MAXWELL JG et al.
Management outcomes in splenic injury: A statewide trauma
center review. Ann. Surg 1997: 226: 17-24.
2. FELICIANO DV, SPJUT- PATRINELY V, BURCH JM et al.
Splenorrhaphy: the alternative. Ann. Surg. 1990: 211: 569-
582.
3. GARBER BG, YELLE JD, FAIRFULL-SMITH R et al.
Management of splenic injuries in a Canadian trauma centre.
Can. J. Surg 1996: 39: 474-480.
4. LUCAS CE. Splenic trauma: Choice of management. Ann.
Surg. 1991: 213:98.
5. MALANGONI MA, CUE JL, FALLAT ME et al. Evaluation
of splenic injury by computed tomography and its impact on
treatment. Ann. Surg 1990: 211: 592-599.
6. PACHTER HL et al. Evolving concepts in splenic surgery.
Splenorrhaphy versus splenectomy drainage: Experience in 105
patients. Ann. Surg 1981: 194: 262-269.
7. PACHTER HL et al. Experience with selective operative and
nonoperative treatment of splenic injuries in 193 patients. Ann.
Surg. 1990: 211: 583-591.
8. PACHTER HL. Changing Patterns in the management of
splenic trauma. Ann. Surg. 1998: 227: 5.
9. POWELL M, COURCOULASA, GARDNER M et al.
Management of blunt splenic trauma: significant difference
between adults and children. Surgery 1997: 122: 654-660.
10. PHẠM NGỌC LAI, PHAN MINH TRÍ, NGUYỄN THẾ HIỆP.
Điều trị bảo tồn vỡ lách do chấn thương ở người lớn tại BV
Nhân Dân Gia Định. Tập san Y học. BVNDGĐ 2001.
11. ROLFES RJ, ROS PR. The spleen: A integrated imaging
approach. Crit. Rev. Diagn. Imaging 1990: 30: 41.
12. SAUDEMONT S, CHAMBON JP, WURTZ A, QUANDALLE
P. Le traitement conservateur dans les traumatismes de la rate
chez l’adulte. Ann. Chir. 1992, 46, N1: 324-329.
13. PICKHARDT B, MOORE EE, MOORE FA, MC CROSKEY
BL, MOORE GE. Operative splenic salvage in adults: A
decade perspective. J. Trauma 1989: 29: 1386.
14. TRƯƠNG CÔNG TRUNG. Chấn thương vùng bụng kín, Bài
giảng điều trị học ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học 1986, tập I:
153-160.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_dieu_tri_vo_lach_trong_chan_thuong_bung_o_nguoi_lon.pdf