Tài liệu Kết quả điều trị tiêu huyết khối tĩnh mạch kết hợp lấy huyết khối bằng dụng cụ trong điều trị nhồi máu não tối cấp: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 75
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIÊU HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH
KẾT HỢP LẤY HUYẾT KHỐI BẰNG DỤNG CỤ
TRONG ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO TỐI CẤP
Võ Văn Tân*, Lê Kim Khánh*, Bùi Ngọc Trâm*, Lâm Thùy Nga*, Trần Minh Hiền*,
Nguyễn Đình Luân*, Nguyễn Thanh Sử*
TÓM TẮT
Tổng quan: Điều trị tiêu huyết khối khối alteplase đường tĩnh mạch kết hợp với lấy huyết khối bằng dụng cụ
đối với đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính có thể cải thiện phục hồichức năng thần kinh và giảm tỷ lệ tử vong.
Mục tiêu: Mục tiêu chính: xác định tỷ lệ cải thiện phục hồi chức năng thần kinh cũng như tử vong hoặc tàn
tật tại thời điểm 90 ngày, dựa vào thang điểm Rankin sửa đổi (từ 0 [không có triệu chứng] đến 6 [chết]) khi kết
hợp điều trị tiêu huyết khối khối alteplase đường tĩnh mạch kết hợp với lấy huyết khối bằng dụng cụ.
Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện 58 bệnh nhân thỏa tiêu chí sử dụng tiêu...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị tiêu huyết khối tĩnh mạch kết hợp lấy huyết khối bằng dụng cụ trong điều trị nhồi máu não tối cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 75
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIÊU HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH
KẾT HỢP LẤY HUYẾT KHỐI BẰNG DỤNG CỤ
TRONG ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO TỐI CẤP
Võ Văn Tân*, Lê Kim Khánh*, Bùi Ngọc Trâm*, Lâm Thùy Nga*, Trần Minh Hiền*,
Nguyễn Đình Luân*, Nguyễn Thanh Sử*
TĨM TẮT
Tổng quan: Điều trị tiêu huyết khối khối alteplase đường tĩnh mạch kết hợp với lấy huyết khối bằng dụng cụ
đối với đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính cĩ thể cải thiện phục hồichức năng thần kinh và giảm tỷ lệ tử vong.
Mục tiêu: Mục tiêu chính: xác định tỷ lệ cải thiện phục hồi chức năng thần kinh cũng như tử vong hoặc tàn
tật tại thời điểm 90 ngày, dựa vào thang điểm Rankin sửa đổi (từ 0 [khơng cĩ triệu chứng] đến 6 [chết]) khi kết
hợp điều trị tiêu huyết khối khối alteplase đường tĩnh mạch kết hợp với lấy huyết khối bằng dụng cụ.
Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện 58 bệnh nhân thỏa tiêu chí sử dụng tiêu huyết khối đường tĩnh
mạch kết hợp lấy huyết khối bằng dụng cụ và theo dõi kết cục ngày thứ 30 và 90.
Kết quả: Phục hồi lâm sàng dựa trên thang điểm Rankin cải biên sau 30 và 90 ngày lần lược cho thấy cĩ
53,4% và 67,4% bệnh nhân phục hồi tốt, 36,2% và 20,6% phục hồi chậm và 10,4% và 12% tử vong.
Kết luận: Điều trị đột quị thiếu máu não cấp trên nền tảng kết hợp tiêu huyết khối đường tĩnh mạch và can
thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ là phương pháp điều trị cĩ hiệu quả, tỉ lệ tử vong 12% xảy ra ở các trường hợp
nặng. Điều trị này cần được triển khai rộng tại các bệnh viện cĩ đủ điều kiện.
Từ khĩa: tiêu huyết khối tĩnh mạch, lấy huyết khối cơ học, điều trị nhồi máu não cấp.
ABSTRACT
RESULTS OF TREATMENT INTRAVENOUS ALTEPLASE AND MECHAICAL THROMBECTOMY IN
ACUTE ISCHEMIC STROKE
Vo Van Tan, Le Kim Khanh, Bui Ngoc Tram, Lam Thuy Nga, Tran Minh Hien, Nguyen Dinh Luan,
Nguyen Thanh Su * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 75 - 80
Background: Thrombolytic therapy with intravenous alteplase and mechanical thrombectomy for acute
ischemic stroke improve recovery neurologicaland decrease mortality.
Objectives: The primary objective was to determine the rate of improved neurological rehabilitation as well
as death or disability at 90 days, based on the modified Rankin scale (from 0 [no symptoms] to 6 [dead]) when
combining withintravenous alteplase and mechanical thrombectomy.
Methods: The study included 58 patients who met the criteria for intravenous alteplase and mechanical
thrombectomy and improved the functional outcome at30th, 90th day.
Results: Improved neurological rehabilitation based on modified Rankin scales at 30th, 90th day: 53,4% and
67,4% of patients recovered well; 36,2% and 20,6%, respectively; 4% and 12% of deaths.
Conclusions: Treatment of acute ischemic stroke on the basis of intravenous thromboembolism and
mechanical thrombectomy therapy is an effective treatment, with a mortality rate of 12% in severe cases. This
therapy should be widely deployed in qualified hospitals.
* Khoa Nội Thần Kinh - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: Ths.Bs.Võ Văn Tân ĐT: 0918762645 Email:drvantan@yahoo.com
* Bộ mơn Nội Tổng Quát - Đại học Y Dược TPHCM, * Khoa Nội tiêu hĩa - bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 76
Keywords: Intravenous Alteplase, mechanical thrombectomy, acute cerebral infarction reatment.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ thiếu máu não, chiếm 80% các
trường hợp đột quỵ não, là bệnh lý thường gặp
ở người lớn tuổi, để lại nhiều di chứng nặng nề
cho gia đình và xã hội nếu khơng được điều trị
kịp thời. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn
tật cũng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng
thứ 3 tại Hoa Kỳ(1) và đang gia tăng nhanh chĩng
tại Việt Nam trong những năm gần đây. Trên
thế giới, cĩ 2 phương pháp chính điều trị tái
thơng mạch não trong giai đoạn tối cấp bao gồm
sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch
(trong vịng 4,5 tiếng đầu) và lấy huyết khối cơ
học qua đường động mạch (trong vịng 6 - 8 giờ
đầu). Hiệu quả phương pháp điều trị tiêu sợi
huyết đường tĩnh mạch đã được khẳng qua
nghiên cứu NINDS 1995 cho thấy cứu được 30%
khỏi tử vong và tàn tật(6). Tuy nhiên chỉ 5% bệnh
nhân đột quỵ thiếu máu não được chỉ định dùng
thuốc tiêu sợi huyết vì thời gian rất sớm, và các
chống chỉ định kèm theo khi dùng thuốc tiêu sợi
huyết đường tĩnh mạch tồn thân gây tăng biến
chứng chảy máu, nhất là chảy máu nội sọ cĩ
triệu chứng(4,6). Hơn nữa khả năng tái thơng
động mạch lớn sau khi dùng thuốc tiêu sợi
huyết đường tĩnh mạch khá hạn chế đối với
động mạch cảnh trong đạt khoảng 15 - 20% và
động mạch não giữa khoảng 25%(4). Đối với các
trường đột quỵ nhồi máu não, thời gian tắc
mạch càng lâu thì nhu mơ não càng kém hồi
phục, đồng thời khi mạch khơng được tái thơng
thì tỉ lệ tử vong và tàn tật gia tăng(5). Khắc phục
nhược điểm này, sau điều trị tiêu sợi huyết tĩnh
mạch sẽ kết hợp lấy huyết khối bằng dụng cụ
bằng can thiệp nội mạch mang lại nhiều ưu
điểm và hiệu quả tốt so với điều trị tiêu sợi
huyết tĩnh mạch đơn thuần.
Tại Việt Nam, kỹ thuật này được áp dụng
điều trị lần đầu tại bệnh viện Nhân Dân Gia
Định vào năm 2016 nhưng chưa cĩ nghiên cứu
chính thức nào. Vì vậy, chúng tơi tiến hành đề
tài nhằm mục tiêu: “Kết quả điều trị tiêu sợi
huyết tĩnh mạch kết hợp lấy huyết khối bằng
dụng cụ trong điều trị nhồi máu não tối cấp”.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng khơng đối
chứng, theo dõi dọc. Gồm bệnh nhân được chẩn
đốn xác định nhồi máu não tối cấp và được
điều trị tiêu sợi huyết tĩnh mạch kết hợp lấy
huyết khối bằng dụng cụ ở các bệnh nhân nhồi
máu não tối cấp 01/2017 đến tháng 3/2018, tại
bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Tiêu chuẩn thu nhận
Tuổi từ 18 tuổi đến 80 tuổi.
Chẩn đốn xác định là nhồi máu não cấp
tính với các dấu hiệu thiếu sĩt về thần kinh rõ
ràng, được đánh giá dựa trên bảng điểm NIHSS
(< 25đ) và được chẩn đốn xác định bằng hình
ảnh cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ
não/mạch não.
Thời gian từ lúc khởi phát các triệu chứng
nhồi máu não đến lúc kết thúc điều trị lấy huyết
khối trong vịng 6 tiếng với vịng tuần hồn
trước (cảnh trong, não giữa) và khơng quá 12
tiếng với vịng tuần hồn sau (sống - nền).
Các thành viên của gia đình bệnh nhân
và/hoặc bệnh nhân đồng ý điều trị tiêu sợi huyết
tĩnh mạch kết hợp lấy huyết khối bằng dụng cụ
ở các bệnh nhân nhồi máu não tối cấp.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đến muộn (quá 6 tiếng với tắc
vịng tuần hồn trước và 12 tiếng với vịng tuần
hồn sau) hoặc khơng xác định được chính xác
thời gian.
Khơng được chụp hoặc cắt lớp vi tính sọ não
khơng cản quang hoặc cộng hưởng từ sọ não
khơng tiêm thuốc đối quang từ hoặc cĩ bằng
chứng chảy máu trên hình ảnh cắt lớp vi tính
và/hoặc cộng hưởng từ sọ não.
Chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CT
Angiography) hoặc cộng hưởng từ mạch máu
(TOF 3D) hoặc chụp mạch DSA khơng thấy hình
ảnh tắc động mạch lớn của não.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 77
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và/hoặc cộng
hưởng từ sọ não cĩ nhồi máu não diện rộng
(trên 1/3 diện chi phối của rộng mạch não giữa).
Chấn thương hoặc chảy máu tiến triển.
Tiền sử đột quỵ não, chấn thương đầu mức
độ nặng, nhồi máu cơ tim hoặc phẫu thuật sọ
não trong 3 tháng gần đây.
Nguy cơ chảy máu cao:
Số lượng tiểu cầu dưới 100,000/ mm3;
Huyết áp khơng kiểm sốt được (huyết áp
tâm thu trên 185 mmHg hoặc huyết áp tâm
trương trên 110 mmHg);
Điều trị thuốc chống đơng gần đây với tỷ lệ
INR trên 1,5 lần chứng.
Quy trình nghiên cứu
Bệnh nhân chuyển vào khoa Cấp cứu hoặc
khoa Nội Thần Kinh, được nhanh chĩng đánh
giá các triệu chứng lâm sàng và hồn thành các
xét nghiệm cơ bản cần thiết. Chẩn đốn xác định
nhồi máu và nguyên nhân, vị trí gây tắc bằng
máy chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ tại
khoa chẩn đốn hình ảnh. Nếu bệnh nhân thỏa
mãn được tiêu chuẩn lựa chọn và gia đình đồng
ý tiến hành điều trị thuốc tiêu huyết khối đường
tĩnh mạch, chụp CTA mạch máu não tìm tắc
động mạch lớn, sẽ được chuyển sang phịng can
thiệp mạch. Tại phịng can thiệp mạch, bệnh
nhân được can thiệp lấy huyết khối bằng bằng
dụng cụ. Theo dõi, đánh giá dựa trên phim chụp
sau can thiệp tại các thời điểm khác nhau và khả
năng phục hồi lâm sàng sau: 1 tháng, 3 tháng.
Đánh giá mức độ tái thơng trên ảnh chụp
mạch số hĩa xĩa nền ngay sau can thiệp theo
thang TICI:
TICI 0 (khơng tưới máu): thuốc cản quang
khơng đi qua vị trí động mạch tắc và khơng cĩ
dịng chảy phía sau.
TICI 1 (tái tưới máu nhỏ): thuốc cản quang đi
qua vị trí động mạch tắc nhưng khơng thấy hiện
hình tồn bộ các nhánh mạch tận.
TICI 2 (tái tưới máu phần lớn): thuốc cản
quang đi qua vị trí động mạch tắc và hiện hình
các nhánh mạch tận (TICI 2a: hiện hình < 2/3 các
nhánh mạch tận; TICI 2b: hiện hình tồn bộ các
nhánh mạch tận nhưng tốc độ chậm và khơng rõ
nét so với hình ảnh bình thường).
TICI 3 (tái tưới máu tồn bộ): thuốc cản
quang đi qua vị trí động mạch tắc và hiện hình
rõ nét tồn bộ các nhánh mạch tận với tốc độ
bình thường.
Lâm sàng: Sau can thiệp bệnh nhân được
đánh giá hồi phục so sánh theo thang điểm
NIHSS sau can thiệp 24 giờ, điểm Rankin sửa
đổi (0 - 6) tại thời điểm xuất viện và sau 3 tháng.
Đánh giá thay đổi hình ảnh sau can thiệp
dựa trên cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ.
Thu thập số liệu
Bằng cách sử dụng bệnh án mẫu. Các số liệu
nghiên cứu được xử lý bằng phương pháp thống
kê y học, sử dụng chương trình SPSS tính trung
bình, phương sai, độ lệch chuẩn.
Đạo đức nghiên cứu
Tất cả hoạt động tiến hành trong nghiên
cứu này đều tuân thủ quy định và nguyên tắc
chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học
của Việt Nam và quốc tế. Tất cả các đối tượng
nghiên cứu được thực hiện theo hướng dẫn
điều trị tại bệnh viện.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu, cĩ 58 bệnh nhân
được điều trị bằng lấy huyết khối cơ học và tiêu
huyết khối tĩnh mạch. Tổng số lần can thiệp là 59
do cĩ một bệnh nhân bị nhồi máu 2 lần. Cĩ 38
bệnh nhân nam và 20 bệnh nhân nữ, tỉ lệ
nam/nữ = 1,9.
Bảng 1: Đặc điểm nền bệnh nhân
Đặc điểm N=58
Tuổi, trung bình±SD 66,1 ± 11,9
Nam % 65,51
Tiền sử, %
Tăng huyết áp 62,5
Đái tháo đường 20
Rối loạn mỡ máu 17,5
Rung nhĩ 20
Bệnh mạch vành 15
Hút thuốc lá 22,5
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 78
Đặc điểm N=58
Lâm sàng
Cân nặng trung bình (kg) 58±9
NIHSS 8 (7-14)
Thời gian trung bình từ khởi phát tới tiêm
thuốc, phút±SD
164±38
Huyết áp TT trước điều trị, mmHg±SD 152±24
Huyết áp TTr trước điều trị, mmHg±SD 86±10
Đường huyết trước điều trị, mg/dL±SD 118±40
Hình ảnh học
Dấu hiệu sớm trên CT(%) 50
Phân loại nguyên nhân đột quị (%)
Tim 30
Xơ vữa mạch máu 26
Mạch máu nhỏ 12
Khác/Khơng xác định 32
Các bệnh nhân bị đột quỵ não chủ yếu do
huyết khối vịng tuần hồn trước trong đĩ 2/3
trường hợp là tắc động mạch cảnh trong (72,4%).
Bảng 2: Vị trí động mạch tắc
N %
Vịng tuần hồn trước
Động mạch cảnh trong 42 72,4
Động mạch não giữa 12 20,6
Vịng tuần hồn sau Động mạch thân nền 4 7
Thời gian trung bình từ lúc khởi phát đến
khi được đưa vào viện là trong vịng 2 giờ đầu,
trong đĩ cĩ 4 bệnh nhân đột quỵ tại bệnh viện.
Thời gian can thiệp trung bình khoảng 65 phút.
Bảng 3: Kết quả khảo sát thời gian
Thời gian trung
bình (phút)
Thời gian từ lúc khởi phát đến vào viện 102,1 ± 73,1
Thời gian vào viện đến tiêm thuốc 73,4± 35
Thời gian từ lúc khởi phát đến khi chọc
động mạch đùi
295,5 ± 85,1
Thời gian can thiệp 65,4 ± 38,5
Trong 58 bệnh nhân cĩ 82,8% các trường hợp
sau can thiệp cĩ tái thơng mạch não tốt, phân
loại 2a - 3 theo TICI, 17,2% trường hợp trong
nghiên cứu tái thơng khơng tốt sau can thiệp.
Bảng 4: Tỷ lệ tái thơng sau can thiệp
Mức độ tái thơng (theo TICI) Số ca (N=58) %
Khơng tốt
0 10 17,2
17,2
1
Tốt
2a
82,8 2b
3 48 82,8
Phần lớn các trường hợp can thiệp lấy huyết
khối cơ học đường động mạch cĩ sử dụng thuốc
tiêu sợi huyết trước đĩ (93,1%), cĩ 4 trường hợp
khơng sử dụng thuốc tiêu sợi huyết vì bệnh
nhân chống chỉ định về thời gian.
Bảng 5: Dùng kết hợp r - tPA và can thiệp
N %
Tiêu huyết khối tĩnh mạch 54 93,1
Khơng 4 6,9
Cĩ 53,45% trường hợp bệnh nhân cĩ xuất
huyết sau can thiệp, nhưng chỉ cĩ 6,9% xuất
huyết nặng, cịn lại là xuất huyết nhỏ.
Bảng 6: Tỷ lệ biến chứng xuất huyết
N (58) %
Khơng xuất huyết 27 46,55
Xuất huyết khơng triệu chứng 27 46,55
Xuất huyết nặng 4 6,9
Đánh giá mức độ phục hồi lâm sàng sau 01
tháng, phần lớn các bệnh nhân cĩ phục hồi
lâmsàng tốt (53,4%), 6 bệnh nhân tử vong, 21
bệnh nhân phục hồi chậm.
Bảng 7. Tỷ lệ phục hồi lâm sàng sau 01 tháng (theo
điểm Rankins cải biên)
Mức độ phục hồi N (58) %
Tốt (0 - 2) 31 53,4
Chậm (3 - 5) 21 36,2
Tử vong 6 10,4
Mức độ phục hồi lâm sàng, sau 03 tháng cĩ
thêm 8 bệnh nhân hồi phục, vậy các bệnh nhân
cĩ phục hồi lâm sàng tốt (67,4%), 7 bệnh nhân tử
vong, 12 bệnh nhân phục hồi chậm.
Bảng 8. Tỷ lệ phục hồi lâm sàng sau 03 tháng (theo
điểm Rankins cải biên)
Mức độ phục hồi N (58) %
Tốt (0 - 2) 39 67,4
Chậm (3 - 5) 12 20,6
Tử vong 7 12
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu cĩ 58 bệnh nhân, gồm 20
bệnh nhân nữ (chiếm 34,5%) và 38 bệnh nhân
nam (chiếm 65,5%). Kết quả này của chúng tơi cĩ
sự khác biệt với các nghiên cứu khác khi tỷ lệ về
giới gần bằng nhau, trong SWIFT tỷ lệ bệnh
nhân nam là 42% và trong IMS III là 50%(2). Tuổi
trung bình là 66,1 ± 11,9, phù hợp với tỉ lệ này
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 79
trong SWIFT 65,4 ± 14 Trong các bệnh lý kèm
theo đột quỵ não, đứng đầu là tăng huyết áp và
các bệnh van tim. Tỷ lệ đột quị do bệnh lý tim
mạch chiếm 30% thấp hơn với tỷ lệ này trong
TREVO 2 (48%)(7). Trong nghiên cứu này, tỉ lệ
gặp tắc động mạch cảnh trong chiếm đa số,
trong khi số bệnh nhân tắc động mạch não giữa
thấp (20,6%). Điều này trái ngược với các nghiên
cứu trên thế giới về đột quỵ não khi tỉ lệ tắc
động mạch não giữa đoạn M1 luơn chiếm số
lượng lớn (TREVO 2: 60%, SWIFT: 61%)(7).
Nguyên nhân khác nhau về điều trị khi phần lớn
các bệnh nhân được điều trị tái thơng tiêu huyết
khối trước khi tại khoa cấp cứu trước khi tái
thơng bằng dụng cụ. Thời gian trung bình từ khi
bệnh nhân cĩ triệu chứng khởi phát đến khi đưa
vào viện là 102,1 ± 73,1 phút, bệnh nhân đến
sớm nhất là sau 30 phút, đột quỵ tại bệnh viện
do rung nhĩ. Bệnh nhân đến muộn nhất là giờ
thứ 5. Thời gian từ khi triệu chứng khởi phát
đến khi bắt đầu can thiệp chọc động mạch đùi là
295,5 ± 85,1 phút, tương đương trong SWIFT là
301,6 ± 71,2 phút. Điều này một phần nhờ hệ
thống phối hợp đa chuyên khoa tốt cùng
protocol cụ thể giúp rút ngắn thời gian chẩn
đốn và điều trị. Thời gian can thiệp nội mạch
trung bình 65,4 ± 38,5 phút, tương đương thời
gian này trong SYNTHESIS là 60 phút(3). Thời
gian ngắn nhất là 20 phút và ca can thiệp dài
nhất là 155 phút. Trong quá trình can thiệp, điều
trị đơn thuần bằng cĩ 4 trường hợp chiếm 6,9%,
điều trị bắc cầu sau dùng r - tPA đường tĩnh
mạch chiếm 93,1%(6). Hiệu quả tái thơng mạch
máu sau can thiệp được đánh giá dựa trên thang
điểm TICI với tỷ lệ tái thơng tốt (TICI 2a - 3)
chiếm phần lớn 82,8%. Tỷ lệ tái thơng tốt trong
nghiên cứu của chúng tơi tương đương trong
SWIFT (89%) và cao hơn TREVO 2 (68%), IMS III
(75%)(2,7), khả năng do TREVO 2 và IMS III sử
dụng kết hợp nhiều dụng cụ. Tỷ lệ biến chứng
xuất huyết nặng sau điều trị chiếm 6,9%, cao hơn
so với tỷ lệ này trong SWIFT (2%), nhưng tương
đương TREVO (7%) và IMS III (6,2%), trong khi
tỷ lệ xuất huyết nĩi chung là 53,45%(2,7). điều này
do phần lớn các bệnh nhân trong nghiên cứu tắc
động mạch cảnh trong nên nguy cơ chảy máu
cao hơn. Phục hồi lâm sàng sau 01 tháng dựa
trên thang điểm Rankin cải biên cho thấy cĩ
53,4% bệnh nhân phục hồi tốt, 36,2% phục hồi
chậm và 10,4% (6 bệnh nhân) tử vong. Đánh giá
phục hồi lâm sàng sau 03 tháng dựa trên thang
điểm Rankin cải biên cho thấy cĩ 67,4% bệnh
nhân phục hồi tốt, 20,6% phục hồi chậm và 12%
(7 bệnh nhân) tử vong. Các trường hợp tử vong
gặp ở bệnh nhân tắc động mạch cảnh trong,
động mạch thân nền mà 4 khơng tái thơng được
mạch máu, 3 khơng tái thơng đồng thời diện tổn
thương rộng và được can thiệp muộn. Tỷ lệ này
phù hợp với nghiên cứu SWIFT với tỷ lệ tốt
tương ứng là 63%.
KẾT LUẬN
Điều trị đột quị thiếu máu não cấp trên nền
tảng kết hợp tiêu huyết khối đường tĩnh mạch
và can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ là
phương phápđiều trị cĩ hiệu quả, tỉ lệ tử vong
12% xảy ra ở các trường hợp nặng. Điều trị này
cần được triển khai rộng tại các bệnh viện cĩ đủ
điều kiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bendok B, Naidech A (2011). Hemorrhagic and Ischemic Stroke:
Medical, Imaging, Surgical and Interventional Approaches.
Thieme New York.
2. Broderick JP (2013). Endovascular therapy after intravenous t -
PA versus t - PA alone for stroke. N Engl J Med, 368(10), 893 - 903.
3. Ciccone AL (2013). Valvassori, Synthesis Expansion
Investigators. Endovascular treatment for acute ischemic stroke.
N Engl J Med, 368(25), 2433 - 2434.
4. Dabus G, Samaniego EA, Linfante I (2012). Intra-arterial
Thrombolysis: Tissue Plasminogen Activator and Other
Thrombolytic Agents, Tech Vasc Interventional Rad, 15, 41 - 46.
5. Dabus G, Linfante I (2012). The Natural History of Acute
Ischemic Stroke Due to Intracranial Large-Vessel Occlusion:
What Do We Know?, Tech Vasc Interventional Rad, 15, 2 - 4.
6. NINDS (1995). Tissue plasminogen activator for acute ischemic
stroke. The National Institute of Neurological Disorders and
Stroke rt-PA Stroke Study Group. N Engl J Med, 14; 333(24), 1581 - 1587.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 80
7. Nogueira RG (2012). Trevo versus Merci retrievers for
thrombectomy revascularisation of large vessel occlusions in
acute ischaemic stroke (TREVO 2): a randomised trial. Lancet,
380(9849), 1231 - 140.
8. Saver JL (2012). Solitaire flow restoration device versus the
Merci Retriever in patients with acute ischaemic stroke (SWIFT):
a randomised, parallel-group, non-inferiority trial. Lancet,
380(9849), 1241 – 1249.
Ngày nhận bài báo: 15/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/11/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_dieu_tri_tieu_huyet_khoi_tinh_mach_ket_hop_lay_huyet.pdf