Kết quả điều trị thoát vị hoành bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Tài liệu Kết quả điều trị thoát vị hoành bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 107 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ HOÀNH BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Đặng Quốc Bửu*, Cam Ngọc Phượng**, Phạm Thị Thanh Tâm*** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát kết quả điều trị bệnh thoát vị hoành bẩm sinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca các trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2014 đến tháng 06/2017. Kết quả: Qua nghiên cứu 47 trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh nhập bệnh viện Nhi Đồng 1, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ được chẩn đoán trước sinh là 10,6%, tỉ lệ bệnh nhân được phẫu thuật là 87,2%, tỉ lệ tử vong chung là 21,3% và cao hơn trong nhóm có cao áp phổi. Bệnh nhân được cai máy thở trung bình vào ngày thứ 3 và ăn hoàn toàn bằng đường miệng trung bình vào ngày thứ 7 hậu phẫu. Kết luận: Tỉ lệ tử vong trong thoát vị hoành bẩm sinh còn khá cao, tử vong chủ yếu liên quan đến thi...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị thoát vị hoành bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 107 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ HOÀNH BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Đặng Quốc Bửu*, Cam Ngọc Phượng**, Phạm Thị Thanh Tâm*** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát kết quả điều trị bệnh thoát vị hoành bẩm sinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca các trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2014 đến tháng 06/2017. Kết quả: Qua nghiên cứu 47 trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh nhập bệnh viện Nhi Đồng 1, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ được chẩn đoán trước sinh là 10,6%, tỉ lệ bệnh nhân được phẫu thuật là 87,2%, tỉ lệ tử vong chung là 21,3% và cao hơn trong nhóm có cao áp phổi. Bệnh nhân được cai máy thở trung bình vào ngày thứ 3 và ăn hoàn toàn bằng đường miệng trung bình vào ngày thứ 7 hậu phẫu. Kết luận: Tỉ lệ tử vong trong thoát vị hoành bẩm sinh còn khá cao, tử vong chủ yếu liên quan đến thiểu sản phổi và cao áp phổi tồn tại. Từ khoá: suy hô hấp sơ sinh, thoát vị hoành, điều trị ABSTRACT OUTCOME OF CONGENITAL DIAPHRAGMATIC HERNIA TREATED AT CHILDREN’S HOSPITAL 1 Dang Quoc Buu, Cam Ngoc Phuong, Pham Thi Thanh Tam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 107- 112 Objectives: Study the outcome of congenital diaphragmatic hernia. Method: Case series study all cases of congenital diaphragmatic hernia treated at Children’s Hospital 1 from 06/2014 to 06/2017. Results: With 47 cases of congenital diaphragmatic hernia treated at Children’s Hospital 1, the prenatal diagnostic rate was 10.6%, operated rate was 87.2%, mortality rate was 21.3% and higher in the group with pulmonary hypertension. Patient was extubated on day 3 and full enteral feeding on day 7 post-operative. Conclusion: The mortality rate for congenital diaphragmatic hernia was high, death was associated with pulmonary hypoplasia and persistent pulmonary hypertension. Keywords: neonatal respiratory distress, congenital diaphragmatic hernia, treatment ĐẶT VẤN ĐỀ Thoát vị hoành là một trong các dị tật bẩm sinh khá thường gặp ở trẻ sơ sinh, với tần suất mắc bệnh rơi vào khoảng 1/5000-1/2000 trẻ sinh sống (26). Từ việc nhận thức được rằng thoát vị hoành là một cấp cứu nội khoa hơn là một cấp cứu ngoại khoa như các quan niệm xưa cũ, nhiều nghiên cứu về việc hồi sức trước - sau mổ đã được tiến hành trên thế giới và ngay tại Việt Nam. Hệ thống các yếu tố tiên lượng nặng đã được xây dựng, song song với các nghiên cứu về thời điểm phẫu thuật, thời gian thở máy, thông số máy thở, thời điểm cho ăn, (2,4,7,11,19,23,6). Dù cho nhiều tiến bộ đã đạt được trong công tác chuẩn bị trước mổ và chăm sóc sau mổ, điều trị thoát vị hoành vẫn là một thách thức đối với * Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, ** Bệnh viện Quốc Tế Hạnh Phúc ***Bệnh viện Nhi Đồng 1 Tác giả liên lạc: BS. Đặng Quốc Bửu, ĐT: 093.368.1246, Email: bsdangquocbuu@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 108 các bác sĩ làm công tác hồi sức, tỉ lệ tử vong của căn bệnh này vẫn còn ở mức cao dù là ở các quốc gia phát triển (18,19,26). Nguyên nhân đưa đến tử vong hàng đầu theo nhiều nghiên cứu vẫn là tình trạng suy hô hấp liên quan đến thiểu sản phổi và nhiễm trùng, có thể xảy ra cả trước hoặc sau mổ, đặc biệt trong thời gian nằm hồi sức. Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, trong nhiều năm qua, cùng với những cập nhật điều trị từ thế giới, chúng ta đã có những thay đổi tích cực trong công tác điều trị hồi sức và phẫu thuật thoát vị hoành bẩm sinh, trong đó phải kể đến là chiến lược bảo vệ phổi và phẫu thuật trì hoãn, làm thay đổi tỉ lệ tử vong và tiên lượng phát triển lâu dài của trẻ. Việc khảo sát về kết quả điều trị ở các bệnh nhi này là điều hoàn toàn khả thi và cần thiết. Mục tiêu Trên nhóm trẻ thoát vị hoành bẩm sinh nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2014 đến tháng 06/2017. Xác định tỉ lệ/ trung bình các đặc điểm lâm sàng. Xác định tỉ lệ đặc điểm điều trị nội khoa trước phẫu thuật. Xác định tỉ lệ đặc điểm điều trị nội khoa sau phẫu thuật. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu mô tả loạt ca (Case series) với cỡ mẫu là tất cả trẻ sơ sinh có thoát vị hoành bẩm sinh nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 trong khoảng thời gian từ tháng 06/2014 đến tháng 06/2017. Danh sách bệnh nhân được lập từ máy tính với mã ICD của thoát vị hoành bẩm sinh. Các hồ sơ không đủ dữ liệu cần thu thập hoặc bệnh nhi đã phẫu thuật trước khi nhập viện sẽ được loại ra khỏi lô nghiên cứu. Sống sót được định nghĩa là bệnh nhân còn sống đến khi xuất viện, chuyển viện hoặc đến thời điểm kết thúc nghiên cứu. Những đặc điểm chu sinh như giới tính, tuổi thai, cân nặng, phương pháp sinh, ngày sinh, nơi sinh, chẩn đoán trước sinh. Đặc điểm liên quan đến bệnh như thời điểm và mức độ suy hô hấp, vị trí thoát vị, tạng thoát vị, các dị tật kèm theo và các triệu chứng khác. Đặc điểm điều trị là các biến số về phương pháp điều trị, thuốc sử dụng, các ghi nhận lúc phẫu thuật. Các số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS. KẾT QUẢ Trong giai đoạn từ tháng 06/2014 đến tháng 06/2017, chúng tôi thu thập được 47 trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1 thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Trong đó, tỉ lệ bệnh nhân được phẫu thuật là 87,2%, các trường hợp còn lại tử vong trước phẫu thuật do tình trạng suy hô hấp nặng. Trong số bệnh nhân được phẫu thuật, có 4 trường hợp tử vong sau đó, tỉ lệ sống sót hậu phẫu là 90,2%. Bảng 1: Một số đặc điểm chu sinh dân số nghiên cứu. Biến số Tỉ lệ (%) N = 47 Tỉ lệ tử vong (%) Giới tính Nam 55,3 26,9 Nữ 44,7 14,3 Tuổi thai < 37 tuần 17 25,0 ≥ 37 tuần 83 20,5 Cân nặng lúc sinh < 2500 gram 17 25,0 ≥ 2500 gram 83 20,5 Phương pháp sinh Sinh thường 59,6 14,3 Sinh mổ 40,4 31,6 Chẩn đoán trước sinh Có 10,6 40,0 Không 89,4 19,0 Nơi sinh Tp.HCM 42,6 5,0 Tỉnh, thành khác 57,4 33,3 Tỉ lệ nam: nữ trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,2: 1. Hầu hết là trẻ sinh đủ tháng và đủ cân. Tỉ lệ trẻ được chẩn đoán trước sinh tương đối thấp chỉ chiếm 10,6% tổng số trẻ nhập viện. Đa số trẻ nhập viện có biểu hiện suy hô hấp xuất hiện sớm trước 24 giờ tuổi. Tỉ lệ trẻ được hỗ trợ hô hấp bằng máy thở trước phẫu thuật là 85,4%. 40,4% trẻ có biểu hiện cao áp phổi biểu hiện trên lâm sàng và/ hoặc siêu âm tim. Trong số đó, có 27,7% trẻ cần điều trị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 109 thuốc vận mạch và 17% trẻ cần điều trị thêm thuốc giãn mạch phổi. Bảng 2: Một số đặc điểm lâm sàng, điều trị và tỉ lệ tử vong. Biến số Tỉ lệ (%) N = 47 Tỉ lệ tử vong (%) Suy hô hấp trước 24 giờ tuổi 97,9 21,7 Thở máy trước PT 85,4 11,4 Tràn khí màng phổi trước PT 8,5 50 Thoát vị hoành bên phải 6,4 33,3 Cao áp phổi 40,4 42,1 Điều trị thuốc giãn mạch phổi 17 75 Điều trị thuốc vận mạch 27,7 46,2 Mổ hở 90,2 10,8 Bảng 3: Một số đặc điểm điều trị sau phẫu thuật. Biến số Số ngày Ngày tuổi phẫu thuật 8 (5, 8) Số ngày thở máy 2 (2; 4,5) Số ngày nằm hồi sức 8 (6; 12) Số ngày nằm viện 22 (18; 28,5) Ngày bắt đầu dinh dưỡng tiêu hóa 2 (2; 3) Ngày đạt dinh dưỡng tiêu hóa hoàn toàn 7 (6; 11) Hầu hết các trẻ đủ điều kiện tiến hành phẫu thuật đều được phẫu thuật trong khoảng tuần lễ đầu sau sinh. 50% trường hợp hậu phẫu được cai máy thở và cho ăn qua đường tiêu hóa sau 2 ngày. Số ngày trung vị để các bệnh nhi ăn hoàn toàn qua đường tiêu hóa và ngưng dịch truyền tĩnh mạch là 7 ngày hậu phẫu. Bảng 4: Biến chứng sau phẫu thuật và tỉ lệ tử vong Biến số Tỉ lệ (%) N = 41 Tỉ lệ tử vong (%) Tràn khí màng phổi 9,8 25 Tràn dịch màng phổi 17,1 14,3 Nhiễm trùng huyết 58,5 16,7 Viêm phổi 43,9 11,1 Nhiễm trùng vết mổ 0 0 Thoát vị hoành tái phát 0 0 Biến chứng sớm sau phẫu thuật thường gặp nhất là nhiễm trùng huyết và viêm phổi với tỉ lệ lần lượt là 58,5% và 43,9%. 17,1% trường hợp tràn dịch màng phổi sau phẫu thuật, 9,8% trường hợp tràn khí màng phổi cần dẫn lưu màng phổi. Không có bệnh nhi nào nhiễm trùng vết mổ hay thoát vị hoành tái phát sau phẫu thuật. BÀN LUẬN Các đặc điểm về tỉ lệ nam, cân nặng trung bình lúc sinh, tuổi thai, phương pháp sinh, điểm số APGAR khá tương đồng với kết quả của tác giả khác tại Việt Nam và trên thế giới (15,19,26). Trong nghiên cứu của chúng tôi, 97,9% trường hợp có biểu hiện suy hô hấp trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, tỉ lệ sống trong nhóm trẻ khởi phát suy hô hấp sau 24 giờ là 100%, khá tương đồng với kết quả của Nguyễn Trần Việt Tánh là 94,1% (16). Tỉ lệ chẩn đoán trước sinh trong nghiên cứu của chúng tôi là 10,6%, thấp hơn nhiều so với kết quả của tác giả Balogan (1), Graham (5) và Nguyễn Thị Kim Nhi (15). Theo đó, 50% đến 66% số ca thoát vị hoành bẩm sinh có thể chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm ở tuổi thai trung bình 24 tuần. Sự khác biệt này có thể do chúng ta vẫn chưa có được sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành sản – nhi trong việc xử trí các trường hợp dị tật phát hiện sớm. Mặt khác, nhiều người phụ nữ mang thai vẫn chưa có thói quen khám thai và siêu âm tầm soát đầy đủ trong thai kỳ. Mặc dù kết quả của chúng tôi không cho thấy sự khác biệt giữa tỉ lệ tử vong của 2 nhóm trẻ có hay không có được chẩn đoán thoát vị hoành trước sinh, cũng tương tự với kết quả của Lazar (9), việc chẩn đoán trước sinh giúp người bác sĩ lâm sàng chuẩn bị tốt hơn trong giai đoạn đỡ sinh, cũng như hồi sức tại phòng sinh, hoặc chuyển sản phụ đến sinh tại các cơ sở có điều kiện hồi sức và phẫu thuật trong các trường hợp tiên lượng nặng. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, 60% trường hợp có chẩn đoán thoát vị hoành trước sinh không cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng 100% đều được sinh tại các bệnh viện trong thành phố. Điều này phần nào cho thấy được ảnh hưởng của việc chẩn đoán trước sinh đến sự chủ động của bác sĩ sản khoa trong giai đoạn đỡ sinh và hồi sức ngay sau sinh. Tỉ lệ tử vong của nhóm có dùng thuốc vận mạch trong nghiên cứu của chúng tôi là 46,2%, cao hơn khá nhiều so với kết quả của Park H.W. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 110 là 38,7% (19). Tuy nhiên, cả 2 nghiên cứu đều cho thấy nhóm có dùng thuốc vận mạch có tỉ lệ tử vong cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không dùng vận mạch. Như vậy, tình trạng suy tuần hoàn có thể là một yếu tố có liên quan đến tử vong trong bệnh cảnh thoát vị hoành bẩm sinh. Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với Nguyễn Thị Kim Nhi (15) với tỉ lệ hạ huyết áp là 55,4%, nhóm có huyết áp trung bình thấp có tử vong tăng gấp 25 lần so với nhóm còn lại. Tỉ lệ cao áp phổi trong nghiên cứu của chúng tôi là 40,4%, thấp hơn kết quả của Nguyễn Thị Kim Nhi (15) là 78,6%. Cao áp phổi trong thoát vị hoành bẩm sinh là hậu quả của tình trạng thiểu sản phổi và các biến đổi về cấu trúc của hệ tim mạch, do đó, các điều trị thường quy hầu như không mang lại hiệu quả như mong muốn (12,21,20). Các trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh có cao áp phổi có tỉ lệ tử vong cao, tỉ lệ tử vong càng tăng khi mức độ cao áp phổi càng nặng (25). Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ tử vong là 42,1%. 80% trường hợp tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi và 100% trường hợp tử vong theo Nguyễn Thị Kim Nhi (15) có liên quan với cao áp phổi. Việc điều trị cao áp phổi liên quan đến thoát vị hoành bẩm sinh vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số nghiên cứu cho rằng khí NO giúp cải thiện tỉ lệ tử vong ở trẻ thoát vị hoành bẩm sinh có cao áp phổi (10,22). Tuy nhiên, từ kết quả phân tích trên 1713 trẻ sơ sinh của Campbell và cs mới đây lại cho rằng việc sử dụng khí NO không làm giảm việc sử dụng ECMO cũng như nguy cơ tử vong (3). Tại Việt Nam, một số trường hợp cao áp phổi điều trị thành công với khí NO và Prostacyclin cũng được ghi nhận (24,14). Tuy nhiên, cỡ mẫu vẫn còn hạn chế để có thể kết luận về hiệu quả trong điều trị. Các trường hợp cao áp phổi được điều trị bằng thuốc gây giãn mạch phổi trong nghiên cứu của chúng tôi cũng không cho thấy đáp ứng rõ ràng. Chỉ có 1 trường hợp điều trị với Prostacyclin được cứu sống, các trường hợp còn lại, bao gồm 1 trường hợp điều trị với khí NO, đều tử vong. Kết quả này cũng phù hợp với tỉ lệ tử vong khá cao trong nhóm điều trị khí NO là 66,7% của Nguyễn Trần Việt Tánh (16) và 64,9% trong nghiên cứu tại Hàn Quốc của H.W. Park(19). Do bệnh cảnh cao áp phổi thường đi liền với thoát vị hoành bẩm sinh, việc điều trị còn hạn chế dẫn đến tỉ lệ tử vong còn cao, làm cách nào để hạn chế diễn tiến đến cao áp phổi nặng có lẽ chính là phương pháp rõ ràng nhất hiện nay giúp cải thiện tỉ lệ được cứu sống ở trẻ thoát vị hoành. Thời gian trung bình thở máy sau phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng tôi không khác nhau có ý nghĩa giữa nhóm phẫu thuật nội soi và mổ hở. Tuy nhiên, thời gian cần thở máy của nhóm phẫu thuật nội soi có xu hướng ngắn hơn nhóm còn lại. Phẫu thuật nội soi là một phương pháp mới được áp dụng trên trẻ thoát vị hoành bẩm sinh và vẫn cần nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn về hiệu quả ngắn hạn cũng như lâu dài so sánh với phương pháp mổ truyền thống. Bởi nếu như thời gian thở máy được rút ngắn hơn, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ giảm thiểu được nguy cơ viêm phổi sau phẫu thuật và từ đó, cải thiện tỉ lệ cứu sống ở bệnh nhân thoát vị hoành. Bảng 5: Thời gian thở máy sau phẫu thuật. PP mổ Thời gian thở máy (ngày) Nguyen Thanh Liem Mổ nội soi 3,3 Nguyễn Trần Việt Tánh Mổ hở 6,1 Lao Oliver B. Mổ hở 4 Mổ nội soi 4 Chúng tôi Mổ hở 3,5 Mổ nội soi 2,8 Thời gian nằm viện trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với các nghiên cứu khác (17,8). Số ngày nằm viện của nhóm mổ nội soi cũng có xu hướng ngắn hơn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 111 nhóm mổ hở, mặc dù sự khác biệt không đủ có ý nghĩa về mặt thống kê. Sự khác biệt này có thể do những trường hợp được mổ nội soi là những trường hợp tương đối ổn định hơn về lâm sàng, do đó, cả thời gian hồi sức trước mổ và điều trị sau phẫu thuật cũng ngắn hơn. Thời gian bắt đầu dinh dưỡng tiêu hóa sau phẫu thuật sớm hơn so với Lao Oliver B. (8). Thời điểm bắt đầu dinh dưỡng tiêu hóa và đạt được dinh dưỡng tiêu hóa hoàn toàn không khác biệt nhiều giữa 2 nhóm mổ hở và mổ nội soi. Bảng 6: Thời gian bắt đầu dinh dưỡng tiêu hóa. PP mổ Thời gian bắt đầu DDTH (ngày) Lao Oliver B. Mổ hở 5 Mổ nội soi 4 Chúng tôi Mổ hở 2,8 Mổ nội soi 3 Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 58,5% trường hợp nhiễm trùng huyết sau phẫu thuật, 20% trường hợp tử vong liên quan đến nhiễm trùng huyết. Nhóm không nhiễm trùng huyết có tiên lượng tốt hơn, mặc dù tỉ lệ tử vong trong nhóm nhiễm trùng huyết có vẻ giảm từ 36,4% còn 16,7% (13). Tỉ lệ tử vong trong nhóm viêm phổi giảm từ 36,8% còn 11,1% (13). Tỉ lệ tử vong của thoát vị hoành trong nghiên cứu của chúng tôi là 21,3%, khá tương đồng với kết quả của Park H.W. (19) và Zalla (26). KẾT LUẬN Tỉ lệ chẩn đoán trước sinh còn thấp có thể do người thai phụ không đi siêu âm hay có siêu âm nhưng không phát hiện thoát vị hoành. Do đó, cần có những nghiên cứu tiền cứu để tìm hiểu rõ hơn về chẩn đoán trước sinh thoát vị hoành bẩm sinh. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về chẩn đoán và xử trí cao áp phổi trong bệnh cảnh thoát vị hoành bẩm sinh. Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là thiết kế hồi cứu với cỡ mẫu chưa đủ lớn để có thể phân tích sâu hơn các yếu tố liên quan đến điều trị và tử vong. Cần có nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn và thời gian dài hơn nhằm đánh giá đầy đủ hơn các yếu tố nguy cơ cũng như hiệu quả lâu dài của điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bagolan P., Casaccia G., Crescenzi F., et al. (2004). "Impact of a current treatment protocol on outcome of high-risk congenital diaphragmatic hernia". J Pediatr Surg, 39(3), 313-8; discussion 13-8. 2. Beurskens L. W., Tibboel D., Lindemans J., et al. (2010). "Retinol status of newborn infants is associated with congenital diaphragmatic hernia". Pediatrics, 126(4), 712-20. 3. Campbell B. T., Herbst K. W., Briden K. E., et al. (2014). "Inhaled nitric oxide use in neonates with congenital diaphragmatic hernia". Pediatrics, 134(2), e420-6. 4. Debus A., Hagelstein C., Kilian A. K., et al. (2013). "Fetal lung volume in congenital diaphragmatic hernia: association of prenatal MR imaging findings with postnatal chronic lung disease". Radiology, 266(3), 887-95. 5. Graham G., Devine P. C. (2005). "Antenatal diagnosis of congenital diaphragmatic hernia". Semin Perinatol, 29(2), 69-76. 6. Kamath Beena D., Fashaw Lucy, Kinsella John P. (2010). "Adrenal Insufficiency in Newborns with Congenital Diaphragmatic Hernia". The Journal of pediatrics, 156(3), 495- 97.e1. 7. Lally K. P., Lally P. A., Lasky R. E., et al. (2007). "Defect size determines survival in infants with congenital diaphragmatic hernia". Pediatrics, 120(3), e651-7. 8. Lao Oliver B., Crouthamel Matthew R., Goldin Adam B., et al. (2010). "Thoracoscopic Repair of Congenital Diaphragmatic Hernia in Infancy". Journal of Laparoendoscopic & Advanced Surgical Techniques. Part A, 20(3), 271-76. 9. Lazar D. A., Cass D. L., Rodriguez M. A., et al. (2011). "Impact of prenatal evaluation and protocol-based perinatal management on congenital diaphragmatic hernia outcomes". J Pediatr Surg, 46(5), 808-13. 10. Mohseni-Bod H., Bohn D. (2007). "Pulmonary hypertension in congenital diaphragmatic hernia". Semin Pediatr Surg, 16(2), 126-33. 11. Mullassery D., Ba'ath M. E., Jesudason E. C., et al. (2010). "Value of liver herniation in prediction of outcome in fetal congenital diaphragmatic hernia: a systematic review and meta-analysis". Ultrasound Obstet Gynecol, 35(5), 609-14. 12. Nair J., Lakshminrusimha S. (2014). "Update on PPHN: mechanisms and treatment". Semin Perinatol, 38(2), 78-91. 13. Ngô Kim Thơi (2009). "Chọn thời điểm phẫu thuật trong thoát vị hoành khe sau bên bẩm sinh ở sơ sinh". Luận văn Cao học, Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TPHCM. 14. Nguyễn Thị Kim Nhi, Võ Quốc Bảo (2011). "Hiệu quả của việc sử dụng khí NO dạng hít trong điều trị cao áp phổi ở bệnh nhân thoát vị hoành bẩm sinh: nhân 3 trường hợp". Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 15(3), 5. 15. Nguyễn Thị Kim Nhi, Võ Quốc Bảo (2012). "Khảo sát các yếu tố liên quan tử vong thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại khoa hồi sức bệnh viện Nhi Đồng 2". Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16(4), 261. 16. Nguyễn Trần Việt Tánh, Trần Thanh Trí (2013). "Kết quả điều trị thoát vị hoành bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 và đánh giá các trường hợp tạo hình cơ hoành bằng tấm ghép Gore- tex". Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 17(3), 7. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 112 17. Nguyễn Trần Việt Tánh, Trần Thanh Trí, Trương Quang Định (2014). "Phẫu thuật tạo hình cơ hoành bằng tấm ghép trong điều trị thoát vị hoành bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 ". Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 18(6), 29. 18. O'Mahony E., Stewart M., Sampson A., et al. (2012). "Perinatal outcome of congenital diaphragmatic hernia in an Australian tertiary hospital". Aust N Z J Obstet Gynaecol, 52(2), 189-94. 19. Park H. W., Lee B. S., Lim G., et al. (2013). "A simplified formula using early blood gas analysis can predict survival outcomes and the requirements for extracorporeal membrane oxygenation in congenital diaphragmatic hernia". J Korean Med Sci, 28(6), 924-8. 20. Pierro M., Thébaud B. (2014). "Understanding and treating pulmonary hypertension in congenital diaphragmatic hernia". Seminars in Fetal and Neonatal Medicine, 19(6), 357-63. 21. Sharma V., Berkelhamer S., Lakshminrusimha S. (2015). "Persistent pulmonary hypertension of the newborn". Matern Health Neonatol Perinatol, 1, 14. 22. Shiyanagi Satoko, Okazaki Tadaharu, Shoji Hiromichi, et al. (2008). "Management of pulmonary hypertension in congenital diaphragmatic hernia: nitric oxide with prostaglandin-E1 versus nitric oxide alone". Pediatric Surgery International, 24(10), 1101-04. 23. Suda K., Bigras J. L., Bohn D., et al. (2000). "Echocardiographic predictors of outcome in newborns with congenital diaphragmatic hernia". Pediatrics, 105(5), 1106-9. 24. Trần Minh Điển, Nguyễn Thanh Liêm, Phạm Hồng Sơn (2009). "Sử dụng thở máy cao tần và Ilomedin giúp ổn định bệnh nhân trước, trong, và sau phẫu thuật nội soi thoát vị hoành bẩm sinh tại giường hồi sức: nhân một trường hợp". Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 13(6), 112. 25. Wynn Julia, Krishnan Usha, Aspelund Gudrun, et al. (2013). "Outcomes of Congenital Diaphragmatic Hernia in the modern era of management". The Journal of pediatrics, 163(1), 114-19.e1. 26. Zalla Jennifer M., Stoddard Gregory J., Yoder Bradley A. (2015). "Improved mortality rate for congenital diaphragmatic hernia in the modern era of management: 15 year experience in a single institution". Journal of pediatric surgery, 50(4), 524-27. Ngày nhận bài báo: 03/02/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/03/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_dieu_tri_thoat_vi_hoanh_bam_sinh_tai_benh_vien_nhi_d.pdf
Tài liệu liên quan