Kết quả điều trị phẫu thuật sa trực tràng kiểu túi tại Bệnh viện Bình Dân

Tài liệu Kết quả điều trị phẫu thuật sa trực tràng kiểu túi tại Bệnh viện Bình Dân: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 589 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT SA TRỰC TRÀNG KIỂU TÚI TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Phan Văn Sử*, Hoàng Vĩnh Chúc*, Nguyễn Quốc Sơn*, Nguyễn Ngọc Lan Thanh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sa trực tràng kiểu túi (STTKT - Rectocele) là tình trạng thoát vị của thành trước trực tràng vào thành sau của âm đạo. Cơ chế gây ra bệnh lý này được cho là hậu quả của sự tổn thương (đứt, rách) dây chằng tử cung cùng hoặc mạc ÂĐTT, với biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hội chứng tắc nghẽn đường ra và các triệu chứng do áp lực vùng chậu. Điều trị bệnh lý này chủ yếu là phẫu thuật, với nhiều phương pháp được áp dụng, có thể kết hợp với nhau hoặc đơn lẽ. Kết quả phẫu thuật thường khả quan, tỷ lệ đạt kết quả tốt trên 70%. Mục tiêu: 1. Xác định đặc điểm của bệnh nhân mắc chứng STTKT. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật bệnh STTKT. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế n...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị phẫu thuật sa trực tràng kiểu túi tại Bệnh viện Bình Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 589 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT SA TRỰC TRÀNG KIỂU TÚI TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Phan Văn Sử*, Hoàng Vĩnh Chúc*, Nguyễn Quốc Sơn*, Nguyễn Ngọc Lan Thanh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sa trực tràng kiểu túi (STTKT - Rectocele) là tình trạng thoát vị của thành trước trực tràng vào thành sau của âm đạo. Cơ chế gây ra bệnh lý này được cho là hậu quả của sự tổn thương (đứt, rách) dây chằng tử cung cùng hoặc mạc ÂĐTT, với biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hội chứng tắc nghẽn đường ra và các triệu chứng do áp lực vùng chậu. Điều trị bệnh lý này chủ yếu là phẫu thuật, với nhiều phương pháp được áp dụng, có thể kết hợp với nhau hoặc đơn lẽ. Kết quả phẫu thuật thường khả quan, tỷ lệ đạt kết quả tốt trên 70%. Mục tiêu: 1. Xác định đặc điểm của bệnh nhân mắc chứng STTKT. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật bệnh STTKT. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: hàng loạt ca lâm sàng; Cỡ mẫu: 100 trường hợp; Đối tượng nghiên cứu: các bệnh nhân mắc bệnh sa trực tràng kiểu túi đến khám và điều trị tại Bv. Bình Dân từ tháng 01 đến tháng 11, năm 2017; Phương pháp phẫu thuật: tạo hình thành sau âm đạo, kèm theo khâu xếp nếp mạc ÂĐTT và thành trước trực tràng. Kết quả: Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân là 52,22 14,39 tuổi; Thời gian phẫu thuật trung bình là 24,26 14,44 phút; Thời gian nằm viện thấp nhất là 2 ngày; Triệu chứng thường gặp nhất là tiêu khó và tiêu lắt nhắt; Thăm khám trực tràng sau mổ, mạc trực ÂĐTT không còn túi thoát vị chiếm 90%; Sự cải thiện triệu chứng lâm sàng: tiêu khó giảm hoặc hết hoàn toàn chiếm 100% sau phẫu thuật 2 tuần, tiêu lắt nhắt hết hoàn toàn chiếm 53,1%, giảm một phần chiếm 37,5%, đau khi đại tiện hết hoàn toàn chiếm 62,5%, đau nặng hạ vị hết hoàn toàn chiếm 66,7%, giảm một phần chiếm 33,3%; tỷ lệ tai biến chiếm 0%. Kết luận: Phương pháp phẫu thuật tạo hình thành sau âm đạo, kèm theo khâu xếp nếp mạc ÂĐTT và thành trước trực tràng điều trị sa trực tràng kiểu túi là phương pháp hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Từ khóa: Sa trực tràng kiểu túi, sa ruột non kiểu túi, phẫu thuật tạo hình thành sau âm đạo, khâu xếp nếp thành trước trực tràng, sàn chậu học ABSTRACT RESULTS OF SURGICAL TREATMENT OF RECTOCELE AT BINH DAN HOSPITAL Phan Van Su, Hoang Vinh Chuc, Nguyen Quoc Son, Nguyen Ngoc Lan Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 589 - 595 Background: A rectocele is a hernial condition of the anterior rectal wall into the posterior vaginal wall. The proposed mechanism of this disease is the result from a complete or incomplete damage of uterosacral ligaments or rectovaginal fascia. Symptoms of rectocele include mostly outlet obstruction syndrome and symptoms associated with pelvic pressure. Surgical methods are used mostly to treat rectocele. There ar many kinds of surgical methods being used. These methods can be used alone or in combination with one another. The result of surgical treatment of rectocele is usually positive. Over 70% of patients have good response after treatment. Objectives: 1. To determine the characteristics of rectocele. 2. To evaluate the improvement of symptoms (outlet obstruction syndrome and symptoms associated with pelvic pressure) and anatomical structures by rectal * Bệnh viện Bình Dân. Tác giả liên lạc: BS. Phan Văn Sử ĐT: 0989.959.995 Email: cs.phansu@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 590 examination after surgery. Methods: Study design: multiple cases study; Sample size: 100 patients; Study sample: patients with rectocele who came for medical examination and treatment at Binh Dan Hospital in 11 months from January to november, 2017. Surgical procedure: the posterior colporrhaphy plus the plication of the rectovaginal fascia accompanied with the anterior rectal wall. Results: Mean age of study sample was 52.22 14.39 years (mean ± SD); mean surgery duration was 24.26 14.44 minutes (mean ± SD); minimum duration of hospitalization was 2 days. Two most common symptoms were difficult evacuatory effort and frequent evacuatory with tiny stool. Rectal examination after surgery: about 90% of patients no longer had hernial sac in their rectovaginal septum. Improvements of clinical symptoms: 100% of patients had reduced symptom or no longer had difficult evacuatory effort after 2 weeks of postoperation. Frequent evacuatory with tiny stool disappeared in 53.1% of patients, while 37.5% of patients have reduced symptom. 62.5% of patients no longer experienced painful evacuatory effort. Pelvic pain have completely gone in 66.7% of patients, while 33.3% of them experienced less severe symptom. There is no accident in all cases. Conclusion: Treatment of rectocele using a surgical medthod that the posterior colporrhaphy plus the plication of the rectovaginal fascia accompanied with the anterior rectal wall is an effective, safe and easy to be performed method. Key word: rectocele, enterocele, posterior colporrhaphy, plication of anterior rectal wall, pelviperineology ĐẶT VẤN ĐỀ Sa trực tràng kiểu túi (STTKT - Rectocele) là tình trạng thoát vị của thành trước trực tràng (TT) vào thành sau của âm đạo (ÂĐ). Cơ chế gây ra bệnh lý này được cho là hậu quả của sự tổn thương (đứt, rách) dây chằng tử cung cùng (Sacrouterine Ligament - SUL) hoặc mạc âm đạo trực tràng (ÂĐTT - Rectovaginal fascia) trong quá trình sinh qua ngã ÂĐ và hoặc kèm theo sự nhão, yếu của sàn chậu theo tuổi già hoặc táo bón(1). Đây là bệnh lý thường gặp và được điều trị bằng phẫu thuật (PT) mang lại kết quả khả quan, với nhiều phương pháp được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định đặc điểm của bệnh nhân mắc chứng STTKT. 2. Đánh giá sự cải thiện triệu chứng (triệu chứng do áp lực vùng chậu và hội chứng tắc nghẽn đường ra) và cấu trúc giải phẫu học qua khám trực tràng sau phẫu thuật. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Hàng loạt ca lâm sàng. Cở mẫu 100 trường hợp (TH). Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân mắc bệnh STTKT đến khám và điều trị tại Bv. Bình Dân từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 01 năm 2018. Tiêu chuẩn chọn bệnh Các bệnh nhân có STTKT được xác định qua khám lâm sàng và hình ảnh MRI động tống phân (tất cả các TH đều dược chụp MRI động tống phân trước mổ) và có chỉ định PT khi túi sa đó gây triệu chứng lâm sàng (bao gồm: đau tức, hoặc có cảm giác nặng vùng hậu môn sàn chậu, hạ vị; đau, thốn khi rặn trong lúc đại tiện; đại tiện không hết phân; đại tiện lắc nhắc; khó đi cầu, Tiêu chuẩn loại trừ + Các bệnh nhân bị STTKT không có chỉ định PT nêu trên. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 591 + Bệnh nhân có hội chứng tắc nghẽn đường ra do nguyên nhân khác. + Bệnh nhân bị STTKT có chỉ định PT nhưng không đồng ý PT, Phương pháp PT Tạo hình thành sau ÂĐ, kèm theo khâu xếp nếp mạc ÂĐTT và thành trước TT qua ngã ÂĐ. Đánh giá kết quả Các triệu chứng cơ năng được đánh giá qua 4 mức độ (hết, giảm, không thay đổi và nặng hơn – BN tự đánh giá); khám thành trước TT ghi nhận thành trước TT (qua khám hậu môn TT); MRI động tống phân kiểm tra sau mổ chưa thực hiện nhiều vì một số lý do. KẾT QUẢ Tuổi Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 52,22 14,39 tuổi, nhỏ nhất là 14 tuổi. Trong đó đa số tập trung ở nhóm tuổi từ 40 đến 60 chiếm 52% TH, từ 30 đến 40 chiếm 16% TH và dưới 30 tuổi chiếm 5% TH. Tiền căn sản khoa Số lần sinh trung bình của mẫu nghiên cứu là 2,96 2,17 lần; trong sinh thường chiếm đa số, 88% các TH, với số lần sinh trung bình là 2,96 2,2 lần. Đặc biệt trong mẫu nghiên cứu có 7% TH (7 TH) chưa sinh đẻ. Trọng lượng con trung bình lúc sinh là 3,23 0,44 kg, lớn nhất là 4,5 kg. Triệu chứng lâm sàng Nhóm triệu do áp lực vùng chậu Chiếm 73% TH, trong đó đau khi rặn chiếm 46% TH; đau, nặng vùng hậu môn chiếm 25% TH; đau hạ vị chiếm 45% TH, đau hạ vị lệch trái chiếm 4% TH; đau hạ vị lệch phải chiếm 6% TH; cảm giác có khối phồng ở ÂĐ chiếm 8% TH. Thường gặp nhất là chỉ có 1 triệu chứng do tăng áp suất, chiếm 46% TH, kế đến là 2 triệu chứng về áp lực, 38% TH. Biểu đồ 1: Triệu chứng về tăng áp lực vùng chậu trong STTKT. 1. Có TC tăng áp lực chậu; 2. Đau khi rặn; 3. Đau, nặng sàn chậu, HM; 4. Đau, nặng hạ vị; 5. Đau, nặng hạ vị lệch (T); 6. Đau, nặng hạ vị lệch (P); 7.Cảm giác khối phồng âm đạo. Nhóm triệu chứng tác nghẽn đường ra Chiếm 94% TH; trong đó táo bón chiếm 15% TH, trung bình 4,16 ngày đi cầu 1 lần; tiêu khó chiếm 59% TH; tiêu lắt nhắt chiếm 60% TH, trung bình 1 ngày đi cầu 3,42 lần; tiêu phân nhỏ chiếm 49% TH; cảm giác không hết phân sau khi đi cầu chiếm 67% TH; dùng tay móc phân chiếm 18% TH; ấn thành sau ÂĐ hay quanh hậu môn chiếm 21% TH. Trong nhóm triệu chứng tắc nghẽn đường ra, thường gặp nhất có 2 triệu chứng, chiếm 24% TH, và kế đến là chỉ có 1 triệu chứng, chiếm 18% TH. Biểu đồ 2: Triệu chứng về tắc nghẽn đường ra trong STTKT. 1. Có TC tắc nghẽn đường ra; 2. Táo bón; 3. Tiêu khó; 4. Tiêu lắt nhắt; 5. Tiêu phân nhỏ; 6. Cảm giác không hết phân; 7. Dùng tay móc phân; 8. Dùng tay ấn thành ÂĐ, quanh HM. Triệu chứng khác Tiêu phân lẫn máu chiếm 8% TH, không có cảm giác đi cầu chiếm 1% TH. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 592 Thời gian khởi phát Trung bình là 33,47 45 tháng, lâu nhất là 15 năm. Kết quả MRI vùng chậu tống phân động Tất cả các TH đều có chụp MRI động tống phân, và các TH đều có ghi nhận có STTKT. Chẩn đoán trước mổ Theo phân độ DeLancey, độ 1 chiếm 1% TH, độ1+ 2 chiếm 1% TH, độ 1 +3 chiếm 1% TH, độ 1 + 2 +3 chếm 1% TH, độ 2 chiếm 27% TH, độ 2 +3 chiếm 5% TH và độ 3 chiếm 57% TH. Chẩn đoán sau mổ Theo phân độ DeLancey, độ 1 chiếm 1% TH, độ1+ 2 chiếm 1% TH, độ 1 + 2 +3 chếm 1% TH, độ 2 chiếm 22% TH, độ 2 +3 chiếm 21% TH, độ 3 chiếm 54% TH. Bất thường kèm theo Anismus có 5 TH, lồng trong TT có 5 TH, sa niêm TT có 14 TH, trĩ nội có 9 TH, trĩ ngoại có 5 TH, trĩ hổn hợp có 9 TH, sa thể đáy chậu có 6 TH, sa TT có 1 TH, sa bàng quang có 11 TH, sa niệu đạo có 4 TH, sa tử cung có 4 TH. Hình 1: Hình ảnh MRI động tống phân có STTKT. Hình 2: Khám phát hiện STTKT. Phương pháp phẫu thuật Phương pháp PT chính: + Tạo hình thành sau ÂĐ, kết hợp khâu xếp nếp mạc ÂĐTT và thành trước TT qua ngã ÂĐ: 87 TH. + Tạo hình thành sau ÂĐ, kết hợp STARR One: 2 TH. + Tạo hình thành sau ÂĐ, kết hợp PT Longo: 4 TH. + Tạo hình thành sau ÂĐ, kết hợp khâu xếp nếp niêm cơ TT qua ngã HM: 2 TH. + STARR One: 3 TH. + Tạo hình thành trước và sau ÂĐ, kết hợp khâu xếp nếp niêm cơ TT qua ngã HM, và khâu mạc mu cổ: 2 TH. + Tạo hình thành sau ÂĐ, kết hợp khâu xếp nếp mạc ÂĐTT, khâu treo cổ TC vào DC tử cung cùng: 2 TH. Các phương pháp phụ kèm theo bao gồm: chích dysport (5 TH), khâu treo thể đáy chậu (12 TH), cắt trĩ (3 TH), cắt da thừa (2 TH), cắt tử cung (1 TH), nâng bàng quang bằng mô tự thân (1 TH). Thời gian PT: 24,26 14,44 phút, nhanh nhất là 10 phút. lượng máu mất: 17,93 20,11 ml. Đánh giá kết quả phẫu thuật Thời gian nằm viện: 4,4 3,3; nhỏ nhất là 2 ngày, sau mổ: 2,87 2,85, đa số BN có thể xuất viện qua ngày hôm sau. Đau sau mổ: Đa số BN được dùng giảm đau paracetamol truyền tĩnh mạch trong ngày đầu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 593 sau mổ, các ngày sau sử dụng giảm đau trung bình hoặc nhẹ, dạng uống. Kháng sinh sau mổ: đa số không sử dụng kháng sinh, một số TH có bệnh kèm theo, nằm viện lâu, có dùng kháng sinh dự phòng. Tuy nhiên tại thời điểm tái kha sau 2 tuần, nếu có viêm nhiễm vết thương ÂĐ, chúng tôi sẽ điều trị kháng sinh. Tai biến: Không có tai biến nào được ghi nhận. Biến chứng Nhiễm trùng vết mổ ÂĐ chiếm 9% TH, được điều trị kháng sinh. Bí tiểu chiếm 6% TH, được đặt thông tiểu tạm thời. Chảy máu sau mổ (ra ít dịch hồng) chiếm 10% TH, được điều trị nội. Lộ chỉ prolene trong ÂĐ (dùng khâu xếp nếp mạc ÂĐTT –thành trước TT) chiếm 7% TH; được xử trí cắt chỉ. Khác: sa TT – 1 TH; STTKT vị trí khác - 1 TH; sa tử cung - 1 TH và lồng trong TT – 1 TH. Sự cải thiện triệu chứng Được chia làm 4 mức độ: hết, giảm, không thay đổi và nặng hơn – được BN tự đánh giá. Tái khám lần thứ nhất tại thời điểm sau mổ 2 tuần, Tái khám lần thứ hai tại thời điểm sau mổ 3 tháng. Nhóm triệu tăng áp lực vùng chậu Đau sau khi đi cầu: 62,5% TH hết và 36,7% TH giảm tại lần tái khám thứ nhất; 100% TH hết tại lần tái khám thứ 2. Đau, nặng vùng hậu môn: 66,7% TH hết và 33,3% TH giảm tại lần tái khám thứ nhất; 100% TH tại lần tái khám thứ 2. Đau hạ vi: 56,3% TH hết, 37,5% TH giảm tại lần tái khám thứ nhất. Nhóm triệu chứng tác nghẽn đường ra Tiêu khó: 69,1% TH hết và 30,9% TH giảm tại lần tái khám thứ nhất; 40% TH hết và 40% TH giảm tại lần tái khám thứ 2. Tiêu lắt nhắt chiếm: 53,1% TH hết, 37,5% TH giảm tại lần tái khám thứ nhất; 66,7% TH hết, và 25% TH giảm tại lần tái khám thứ 2. Tiêu phân nhỏ chiếm: 50% TH hết, 45,5% TH giảm tại lần tái khám thứ nhất; 60% TH hết, 20% TH giảm tại lần tái khám thứ 2. Cảm giác không hết phân sau khi đi cầu chiếm: 51,9% TH hết, 40,7% TH giảm và 3,7% TH xấu hơn tại lần tái khám thứ nhất; 66,7% TH hết và 33,3% TH không thay đổi tại lần tái khám thứ 2. Dùng tay móc phân: 100% TH hết tại lần tái khám thứ 2. Dùng tay ấn thành sau ÂĐ hay quanh hậu môn: 100% TH hết tại lần tái khám thứ 2. Bón: 42,9% TH hết và 42,9% TH giảm tại lần tái khám thứ nhất. Kenton, Mellgren, Kahn, Arnold (14) ghi nhận có 60% TH đến 90% TH cải thiện các triệu chứng tắc nghẽn đường ra trên PT qua ngã ÂĐ. Khám trực tràng: qua thăm khám TT bằng tay chia ra làm 4 nhóm: không còn túi sa, túi sa nhỏ (<2cm), túi sa như cũ và túi sa to hơn. Tại lần khám thứ nhất: 69% TH không còn túi sa và 31% TH có túi sa nhỏ. Tại lần tái khám thứ 2: 70% TH không còn túi sa, 20% TH có túi sa nhỏ, 10% TH túi sa như cũ. MRI động tống phân sau mổ: chưa được thực hiện nhiều vì giá thành còn cao, chưa thể áp dụng rộng rãi. Sự hài lòng của BN sau PT: tại lần khám thứ nhất khoảng 90% TH ghi cho biết là hài lòng hoặc rất hài lòng về kết quả PT. Con số này giảm xuống còn 82% TH tại lần khám thứ 2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 594 BÀN LUẬN Tuổi Theo Abendstein(1) ghi nhận tuổi trung bình của STTKT là 60 tuổi, nhỏ nhất là 39 tuổi. còn theo Leal(10) tuổi trung bình là 41,7 tuổi, nhỏ nhất là 31 tuổi; Gaj(8) ghi nhận tuổi nhỏ nhất của BN STTKT là 39 tuổi; Chúng tôi ghi nhận tuổi nhỏ nhất trong bệnh lý này là 14 tuổi; và hơn nữa số mẫu là BN từ 40 đến 60 tuổi. Tiền căn sản khoa Theo Dietz(6) đã nghiên cứu trên 68 BN, so sánh STTKT trước khi sinh và sau khi sinh đã đưa ra kết luận mạc ÂĐTT có thể bị tổn thương ở người trẻ chưa sinh, và việc sinh con có liên quan với tần xuất và kích thước túi sa của TT. Chúng tôi ghi nhận STTKT có 7% TH ở phụ nữ chưa sinh (Dietz là(6) # 3% TH, Leaf(10) là 2,8% TH), và chiếm đa số là ở phụ nữ sinh thường - 88% TH; Cân nặng con lúc sinh từ 3 – 3,5kg chiếm nhiều nhất, 46% TH. Theo DeLancey(5) cũng cho rằng chính do sự sinh qua đường ÂĐ, làm rách mạc ÂĐTT, là nguyên nhân chính dẫn đến STTKT. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng trong bệnh lý STTKT có thể chia làm 2 nhóm là nhóm triệu chứng do áp lực vùng chậu và nhóm triệu chứng tắc nghẽn đường ra (Pollak(15)). Các triệu chứng tiêu không hết phân, bón, dùng tay hỗ trợ, đau sau khi đi cầu, đau, nặng vùng chậu, khối phồng ÂĐ được hầu hết các tác giả mô tả, như Beck(3), Leaf (10). Davila(4), Theo Mellgren(13) triệu chứng thường gặp của STTKT là tiêu khó, tiêu gắng sức; Armitage(2) ghi nhận tiêu khó chiếm 33,8% TH. Delgadillo- Pfenninger(5) cho rằng hội chứng tắc nghẽn đường ra và bón mạn tính là thường gặp trong STTKT; chúng tôi chỉ ghi nhận được 15% các TH có táo bón. Cũng cần lưu ý là BN thường không phân biệt được táo bón và tiêu khó, thường nhằm tiêu khó với táo bón (táo bón được tính theo số lần đi cầu trong tuần, trong tháng – Drossman(7), Rome IV; còn tiêu khó tính theo thời gian ngồi cầu khi đại tiện, cũng như có gắng sức hay không). Phương pháp phẫu thuật Theo Beck(3), Leanza(11), Mellgren(13) mô tả 3 hướng tiếp cận để PT điều trị cho STTKT, bao gồm: qua ngã ÂĐ - tạo hình thành sau ÂĐ (Posterior colporrhaphy), khâu mạc ÂĐTT; qua ngã đáy chậu và qua ngã hậu môn. Chúng tôi thực hiện PT qua ngã ÂĐ, tương tự như Beck(3) mô tả, điểm khác biệt là chúng tôi khâu xếp nếp thành trước TT chung một lần khâu với mạc ÂĐTT. Theo Davila(4) và Pollak(15) nêu bật 2 phương pháp là kỹ thuật tạo hình thành sau ÂĐ và kỹ thuật khâu riêng biệt vị trí khiếm khuyết của mạc ÂĐTT (Discrete Fascial Defect Repair Technique). Đánh giá kết quả phẫu thuật Theo Beck(3) cho rằng phương pháp PT tiếp cận qua ÂĐ cho thấy rõ chất lượng cuộc sống có cải thiện sau mổ, hiệu quả về chức năng và cấu trúc giải phẫu đầy hứa hẹn, tuy nhiên về lâu dài cần phải thận trọng. Tác giả cũng khuyên là nên khâu mạc ÂĐTT. Nghiên cứu này chúng tôi chẳng những khâu thêm mạc ÂĐTT mà còn khâu xếp nếp thành trước TT, qua một lần khâu duy nhất, không mất nhiều thời gian. Theo Armitage(2) nghiên cứu phương pháp đặt mảnh ghép sinh học (Surgesis), cho kết quả thành công gần 91% TH, ở năm đầu theo dõi, 97% TH ở năm thứ 3 và 100% TH sau 5 năm. Leanza(11) ghi nhận rằng PT điều trị STTKT qua ngã ÂĐ (khâu mạc ÂĐTT, hay khâu treo đáy chậu) hay qua ngã hậu môn (STARR) đều có kết quả như nhau. Maher(12) qua nghiên cứu khâu xếp nếp mạc ÂĐTT trên 38 BN ghi nhận. KẾT LUẬN Phẫu thuật điều trị sa TTKT qua ngã ÂĐ, bao gồm tạo hình thành sau ÂĐ, kèm theo khâu xếp nếp mạc ÂĐTT và thành trước TT là một PT dễ thực hiện, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên kết quả lâu dài cần theo dõi dài hạn. Qua quá trình thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy rằng đối với sa TTKT cần có sự phân loại phù Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 595 hợp để giúp cho việc áp dụng các kỹ thuật PT được thuận lợi và dễ dàng hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abendstein B. et al. (2008). The surgical anatomy of rectocele and anterior rectal wall intussusception. Int Urogynecol J, 19, 705-710. 2. Armitage S. et al. (2012). Use of Surgisis for Treatment of Anterior and Posterior Vaginal Prolapse. Obstetrics and Gynecology International, 132-137. 3. Beck D.E. and Allen N.L. (2010): Rectocele. Clin Colon Rectal Surg, 23, 90–98. 4. Davila W.G (2006). Surgical treatment of rectocele: Gynecologic approaches in Wexner - Constipation: Etiology, evaluation, and management. Springer-Verlag London Limited, 2nd ed., 185-192. 5. DeLancey J.O.L. (1999). Structural anatomy of the posterior pelvic compartment as it relates to rectocele. Am J Obstet Gynecol, 180, 815-823. 6. Dietz H.P., Steensma A.P. (2006). The role of childbirth in the aetiology of rectocele. Urogynaecology, 113, 264–267. 7. Drossman D.A. (2016). Functional Gastrointestinal Disorders: History, Pathophysiology, Clinical Features, and Rome IV. Gastroenterology,150, 262–1279. 8. Gaj F. et al. (2012). Efficacy of two different surgical techniques combined in the treatment of rectocele. Surg, 64, 107–112. 9. Herschorn S. (2004). Female Pelvic Floor Anatomy: The Pelvic Floor, Supporting Structures, and Pelvic Organs. REVIEWS IN UROLOGY, 5 (4), S2-S10. 10. Leal V.M. et al. (2010). Clinical and functional evaluation of patients with rectocele and mucosal prolapse treated with transanal repair of rectocele and rectal mucosectomy with a single circular stapler (TRREMS). Tech Coloproctol, 14, 329–335. 11. Leanza V. et al. (2013). Surgical repair of rectocele. Comparison of transvaginal and transanal approach and personal technique. G Chir, 34 (11), 332-336. 12. Maher C.F. et al. (2004). Midline Rectovaginal Fascial Plication for Repair of Rectocele and Obstructed Defecation. The American College of Obstetricians and Gynecologists, 104 (4), 685 – 689. 13. Mellgren A.F, et al. (2005). Chapter 6.3 Rectocele. Complex Anorectal Disorders - Investigation and Management, Springer Science, 446-459. 14. Murad-Regadas S.M. et al. (2012). Management of patients with rectocele, multiple pelvic floor dysfunctions and obstructed defecation syndrome. Arq Gastroenterol, 49 (2), 135- 142. 15. Pollak J.T., Davila G.W. (2008). Section VIII. Vaginal rectocele repairs. Pelvic Floor Dysfunction, Springer-Verlag, 223-228. Ngày nhận bài báo: 02/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_dieu_tri_phau_thuat_sa_truc_trang_kieu_tui_tai_benh.pdf
Tài liệu liên quan