Tài liệu Kết quả điều trị miệng niệu đạo đóng thấp thể phức tạp bằng kỹ thuật snodgrass: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 72
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MIỆNG NIỆU ĐẠO ĐÓNG THẤP THỂ PHỨC TẠP
BẰNG KỸ THUẬT SNODGRASS
Lê Tấn Sơn*, Phạm Ngọc Thạch**, Ngô Xuân Thái*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị miệng niệu đạo đóng thấp thể giữa và thể sau theo kỹ thuật cuộn ống tại
chỗ có rạch sàn niệu đạo (Snodgrass) tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhi bị tật lỗ tiểu đóng thấp thể giữa và thể sau được phẫu
thuật theo kỹ thuật Snodgrass và được theo dõi tại khoa Niệu bệnh viện Nhi Đồng 2, sau khi bóc tách da thân
dương vật xuống và được bảo tồn sàn niệu đạo triển khai được kỹ thuật Snodgrass sẽ được đưa vào nghiên cứu;
các trường hợp cắt sàn niệu đạo sẽ bị loại khỏi nghiên cứu. Kỹ thuật tạo hình niệu đạo theo Snodgrass khâu niệu
đạo một lớp, có tăng cường khâu thể xốp hay không; khâu phủ niệu đạo tân tạo bằng mảnh mô dưới bao qui đầu
hoặc mảnh tinh mạc. Nghiên cứu t...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị miệng niệu đạo đóng thấp thể phức tạp bằng kỹ thuật snodgrass, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 72
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MIỆNG NIỆU ĐẠO ĐÓNG THẤP THỂ PHỨC TẠP
BẰNG KỸ THUẬT SNODGRASS
Lê Tấn Sơn*, Phạm Ngọc Thạch**, Ngô Xuân Thái*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị miệng niệu đạo đóng thấp thể giữa và thể sau theo kỹ thuật cuộn ống tại
chỗ có rạch sàn niệu đạo (Snodgrass) tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhi bị tật lỗ tiểu đóng thấp thể giữa và thể sau được phẫu
thuật theo kỹ thuật Snodgrass và được theo dõi tại khoa Niệu bệnh viện Nhi Đồng 2, sau khi bóc tách da thân
dương vật xuống và được bảo tồn sàn niệu đạo triển khai được kỹ thuật Snodgrass sẽ được đưa vào nghiên cứu;
các trường hợp cắt sàn niệu đạo sẽ bị loại khỏi nghiên cứu. Kỹ thuật tạo hình niệu đạo theo Snodgrass khâu niệu
đạo một lớp, có tăng cường khâu thể xốp hay không; khâu phủ niệu đạo tân tạo bằng mảnh mô dưới bao qui đầu
hoặc mảnh tinh mạc. Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt trường hợp, thời gian từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2015.
Kết quả: Có 278 bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình niệu đạo theo kỹ thuật Snodgrass trong đó thể giữa
chiếm 169 trường hợp và thể sau chiếm 109 trường hợp. Biến chứng xảy ra ở 81 trường hợp cần phải phẫu thuật
lại chiếm tỉ lệ biến chứng chung 29% (81/278), trong đó rò niệu đạo 57 trường hợp (20,5%), tụt lỗ sáo 18 trường
hợp (6,4%) và hẹp miệng sáo 6 trường hợp (2,1%). Thời gian theo dõi từ 6 tháng đến 36 tháng.
Kết luận: Kỹ thuật Snodgrass có thể áp dụng cho miệng niệu đạo đóng thấp thể giữa và thể sau với tỉ lệ biến
chứng chấp nhận được so với các kỹ thuật khác. Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật thể hiện ở sự đơn giản và tính
thẩm mỹ cao.
Từ khóa: lỗ tiểu thấp, tạo hình niệu đạo, snodgrass
ABSTRACT
TUBULARISED INCISED PLATE TECHNIQUE FOR SEVERE HYPOSPADIAS REPAIR
Le Tan Son, Pham Ngoc Thach, Ngo Xuan Thai,
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 72 - 77
Objective: To describe the results of Snodgrass technique for middle and posterior hypospadias repair at the
Children’s Hospital 2.
Methods: Prospective descriptive study, from March 2012 to March 2015, primary repairs were carried out
on 278 boys with midshaft and proximal hypospadias. The method of urethroplasty was adapted from that of
described by Snodgrass. The key step of the TIP repair is a midline incision of the urethral plate; a preputial dartos
flap or a tunica vaginalis flapare used to cover the neourethra. An 8Fr Foley was used as a urethral tent and
removed from 10 to 14 days after surgery. The follow-up time was 6-36 months.
Results: The overall complication rates was 29% composed of 57 urethrocutaneous fistulas (20.5%), 18
meatal regressions (6.4%) and 6 meatal stenosis (2.1%). The meatal stenosis was managed by meatoplasty.
Conclusions: Snodgrass technique was feasible for midshaft and proximal hypospadias. Postoperative
complication rate was acceptable in comparison with other techniques. The advantage of this technique is simple
and a cosmetic meatus
Keywords: Hypospadias, urethroplasty
*Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả liên lạc: TS. BS. Phạm Ngọc Thạch ĐT: 0902187095 Email: dr.thachpham@yahoo.fr
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 73
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kỹ thuật cuộn ống tại chỗ có rạch sàn niệu
đạo được tác giả Snodgrass giới thiệu vào năm
1994(10) nhanh chóng trở nên phổ biến và chiếm
dần ưu thế so với các kỹ thuật khác. Đây là cải
tiến từ kỹ thuật Duplay với điểm mấu chốt là
đường rạch giữa sàn niệu đạo làm rộng thêm
sàn niệu đạo, giúp mô tại chỗ đủ để cuộn ống
tạo hình niệu đạo. Mới đầu kỹ thuật này chỉ sử
dụng cho miệng niệu đạo đóng thấpthể trước.
Kỹ thuật Snodgrass chiếm được sự ưa chuộng ở
các phẫu thuật viên do tính đơn giản của kỹ
thuật(2), việc sử dụng sàn niệu đạo dồi dào mạch
máu mà không phải sử dụng mô từ nơi khác
đến giúp giảm tỉ lệ biến chứngvà bảo đảm một
kết quả lâu dài(8). Bên cạnh đó tính thẩm mỹ
vượt trội với hình thái qui đầu và dương vật cân
đối, da che phủ dương vật đủ sau mổ, dương
vật không xoay và miệng niệu đạo hình khe tự
nhiên (slit like meatus); đây chính là những ưu
thế thực sự của kỹ thuật đã được chứng minh.
Từ đó, kỹ thuật Snodgrass được mở rộng từ thể
trước sang thể giữa và thể sau(15).
Còn tại Việt Nam chỉ có vài báo cáo đơn lẻ
mô tả kết quả bước đầu trong việc ứng dụng kỹ
thuật Snodgrass cho miệng niệu đạo đóng
thấpthể trước ở vài trung tâm phía Nam còn đối
với thể giữa và thể sau thì không ghi nhận.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả điều trị miệng niệu đạo
đóng thấp thể giữa và thể sau theo kỹ thuật cuộn
ống tại chỗ có rạch sàn niệu đạo (Snodgrass) tại
bệnh viện Nhi Đồng 2.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm những bệnh nhân miệng niệu đạo
đóng thấp thể giữa và thể sau được phẫu thuật
theo kỹ thuật Snodgrass và được theo dõi tại
khoa Niệu bệnh viện Nhi Đồng 2 trong thời gian
từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2015.
Các trường hợp bệnh nhân trong phẫu thuật
phải cắt sàn niệu đạo sẽ bị loại khỏi nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả.
Mô tả kỹ thuật
Kỹ thuật Snodgrass được thực hiện đường
rạch hình chữ U từ qui đầu song song sàn niệu
đạo và vòng xuống miệng niệu đạo đóng thấp;
điểm mấu chốt của kỹ thuật là rạch một đường
rạch sâu vào sàn niệu đạo (thủ thuật Snodgrass)
giúp sàn niệu đạo trở nên rộng hơn. Khâu khép
cuộn ống lại hai cánh niệu đạo, khâu phủ niệu
đạo mới bằng hai cánh của vật xốp
(spongioplasty) bên cạnh đó để giảm xì rò, lấy
mảnh mô dưới da bao qui đầu có cuống mạch
khâu phủ tăng cường niệu đạo mới hoặc trong
trường hợp niệu đạo tân tạo dài có thể lấy mảnh
tinh mạc có cuống từ bao tinh hoàn. Cuối cùng
là khép hai cánh qui đầu và khâu da (Hình 1).
Hình 1. Kỹ thuật Snodgrass
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 74
Các biến số cần thu thập
Trước mổ
Tuổi, thể giải phẫu.
Sau mổ
Rò niệu đạo, hẹp miệng niệu đạo, tụt miệng
niệu đạo.
Phương pháp thống kê
Đối với biến định tính mô tả tần số, tỉ lệ.
Đối với biến định lượng mô tả trung bình, độ
lệch chuẩn hoặc trung vị, khoảng tứ vị.
Xét các mối liên quan bằng phép kiểm chi
bình phương hoặc kiểm định chính xác Fisher,
phép kiểm Wilcoxon Ranksum.
Cách thu thập số liệu
Theo bộ câu hỏi soạn sẵn.
KẾT QUẢ
Có 278 bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình
niệu đạo theo kỹ thuật Snodgrass trong đó:
Mối liên quan giữa các nhóm tuổi và thể giải
phẫu (Bảng 1)
Bảng 1: Mối liên quan giữa các nhóm tuổi và thể giải phẫu
Nhóm tuổi
Thể giải phẫu
p
Thể giữa Thể sau
1-3 117 (69,2%) 84 (77,1%) 0,362*
4-6 33 (19,5%) 16 (14,7%)
7-15 19 (11,3%) 9 (8,2%)
Tuổi (năm)
¥
2,6 (1,7 - 4,4) 2,4 (1,6 - 3,8) 0,256**
¥Báo cáo trung vị và khoảng tứ vị vì số liệu bị lệch
*: phép kiểm Chi bình phương
**: phép kiểm Wilcoxon Ranksum.
Nhóm 1-3 tuổi chiếm đa số cả ở thể giữa và
thể sau. Phân bố tỷ lệ số trường hợp giữa các
nhóm tuổi ở thể giữa và thể sau không có sự
khác biệt với p=0,362 > 0,05 (phép kiểm Chi
bình phương).
Tuổi trung vị ở thể giữa là 2,6 tuổi (1,7 - 4,4)
và thể sau là 2,4 tuổi (1,6 - 3,8) không có sự khác
biệt với p = 0,256 > 0,05 (phép kiểm Wilcoxon
Ranksum).
Các biến chứng muộn sau phẫu thuật tạo
hình niệu đạo
Biến chứng xảy ra ở 81 trường hợp (TH) cần
phải phẫu thuật lại chiếm tỉ lệ biến chứng chung
29% (81/278) trong đó rò niệu đạo 57 trường hợp
(20,5%), tụt lỗ sáo 18 trường hợp (6,4%) và hẹp
miệng sáo phải chỉnh hình miệng sáo 6 trường
hợp (2,1%) (Biếu đồ 1).
57
18
6
197
0
50
100
150
200
250
Rò niệu
đạo
Tụt miệng
niệu đạo
Hẹp
miệng
niệu đạo
Tốt
S
ố
tr
ư
ờ
n
g
h
ợ
p
Biểu đồ 1: Các biến chứng muộn sau phẫu thuật
tạo hình niệu đạo
Các yếu tố liên quan đến biến chứng phẫu thuật
Bảng 2: Các yếu tố liên quan đến bứng chứng phẫu thuật
Đặc điểm
Biến chứng
p Có
(n=81)
Không
(n=197)
Nhóm tuổi
1 - 3 42 (20,8%) 159 (79,2%) <0,001*
4 - 6 18 (36,7%) 31 (63,3%)
7 - 15 21 (75%) 7 (25%)
Thể
Thể giữa 31 (18,3%) 138 (81,7%) <0,001*
Thể sau 50 (45,8%) 59 (54,2%)
Cong dương vật
Có 65 (38,9%) 102 (61,1%) <0,001*
Vật liệu bao phủ niệu đạo mới
Mảnh tinh mạc 9 (28%) 23 (72%) 0,893*
Cân Dartos bao quy đầu 72 (29%) 174 (71%)
Chiều dài niệu đạo mới
(cm)
¥
5,2 (1,4) 4,4 (1,2) <0,001**
Thời gian mổ (phút)
¥
130 (24,7) 112,6 (21,8) <0,001**
¥Báo cáo trung bình và độ lệch chuẩn;
* phép kiểm Chi bình phương, ** phép kiểm t
Biến chứng xảy ra ở nhóm khâu phủ niệu
đạo bằng mảnh tinh mạc là 9/32 (28%) so với
nhóm khâu phủ bằng dartos bao quy đầu là
72/246 (29%), khác biệt này không có ý nghĩa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 75
thống kê với p =0,893 (Bảng 2).
Kết quả điều trị tạo hình niệu đạo theo phương
pháp Snodgrass
Bảng 3: Kết quả điều trị
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Kết quả điều trị
Tốt 197 70,8
Trung bình 0 0
Xấu 81 29,2
Không có trường hợp nào có kết quả trung
bình với tiêu chuẩn sẹo xấu, điều này nói lên ưu
điểm của kỹ thuật về thẩm mỹ. Tỷ lệ thành công
phẫu thuật tạo hình niệu đạo là 70,8% (Bảng 3).
BÀN LUẬN
Kết quả tạo hình niệu đạo với phương pháp
Snodgrass trong nghiên cứu của chúng tôi:
- Kết quả tốt chiếm 70,8%.
- Kết quả xấu 29,2%
Rò niệu đạo 57/278 TH chiếm 20,5%.
Tụt miệng niệu đạo 18/278 TH chiếm 6,5%.
Hẹp miệng niệu đạo 6/278 TH chiếm 2,2%.
Tỷ lệ thành công của phẫu thuật tạo hình
niệu đạo là 70,8%.
Kết quả của chúng tôi cho thấy tương đồng
với các nghiên cứu khác về kỹ thuật Snodgrass.
Phẫu thuật chỉnh sửa cho tật miệng niệu đạo
đóng thấpthể giữa và thể sau vẫn luôn là một
thách thức cho phẫu thuật viên niệu nhi. Dị tật
cong dương vật và sàn niệu đạo thiểu sản luôn
là những yếu tố ngăn cản triển khai kỹ thuật
Snodgrass ở miệng niệu đạo đóng thấpthể giữa
và thể sau.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ biến
chứng chung là 29% trong đó rò niệu đạo chiếm
20,5%. Năm 1998 chính tác giả Snodgrass(12) công
bố nghiên cứu đầu tiên ứng dụng kỹ thuật
Snodgrass cho 27 trẻ có miệng niệu đạo đóng
thấp thể giữa và thể sau. Đây là nghiên cứu đa
trung tâm ứng dụng kỹ thuật Snodgrass lần đầu
tiên được ứng dụng cho thể giữ và thể sau, trong
nghiên cứu của tác giả chỉ có 3 trên 27 trẻ có biến
chứng (chiếm tỉ lệ biến chứng chung thấp 11%).
Theo Alan JW (2012)(1) thống kê 7 nghiên cứu
trên thế giới thực hiện kỹ thuật Snodgrass thể
giữa và sau miệng niệu đạo đóng thấptrên 237
bệnh nhân có tỉ lệ biến chứng chung giao động
từ 4% đến 60% trung bình là 22%.
So với các nghiên cứu khác sử dụng các kỹ
thuật thường dùng cho miệng niệu đạo đóng
thấp thể sau như Onlay flap, Onlay tube thì tỉ lệ
biến chứng chung là 31 - 42% với tỉ lệ rò từ
14 - 23(4,6,9,13,14,16). So với kỹ thuật khác, kỹ thuật
Snodgrass luôn có mảnh mô có cuống mạch lấy
từ các nguồn khác nhau để tăng cường niệu đạo
tân tạo trước khi khâu phủ da thân dương vật.
Chính động tác này đã làm giảm tỉ lệ xì rò được
chứng minh qua các nghiên cứu. Tính đơn giản
trong thực hiện, chỉ có duy nhất một đường
khâu trên niệu đạo tân tạo, luôn có lớp che phủ
tăng cường niệu đạo tân tạo; những lí do này
giúp giải thích tỉ lệ xì rò dường như ít hơn so với
các phương pháp khác.
Chúng tôi có 95 trường hợp tia tiểu yếu,
miệng sáo co nhỏ sau rút thông tiểu được hướng
dẫn nong niệu đạo 1-2 lần/ngày liên tục trong
nhiều tháng; chỉ có 6 trường hợp (2,1%) trở nên
hẹp thực sự cần được phẫu thuật chỉnh hình
miệng sáo. Sau biến chứng rò niệu đạo, hẹp
miệng sáo có lẽ là biến chứng thường gặp trong
kỹ thuật Snodgrass; chính biến chứng này cũng
làm tăng thêm biến chứng rò niệu đạo. Để làm
giảm biến chứng này về mặt kỹ thuật có một
điểm rất quan trọng được bản thân tác giả
Snodgrass và các phẫu thuật viên lưu ý là thủ
thuật Snodgrass lên sàn niệu đạo không được
quá xa ở qui đầu(7) vì điều này có thể gây hẹp
miệng sáo về sau. Khoảng cách các tác giả thống
nhất là khoảng 3 mm so với đường ngang của
điểm kết thúc hai đường rạch sàn niệu đạo trước
đó.vai trò nong niệu đạo sau kỹ thuật Snodgrass
được đề cập đến trong một số nghiên cứu. Vấn
đề nong niệu đạo sau mổ được một số tác giả đề
cập với tác dụng phòng ngừa và làm giảm tỉ lệ
hẹp miệng niệu đạo và làm giảm các biến chứng
khác(5,7). Trong nghiên cứu của tác giả Elbakry
năm 1999(5) tác giả nhấn mạnh có 4 trường hợp
hẹp miệng niệu đạo kèm theo rò nhỏ niệu đạo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 76
đã được nong niệu đạo hàng ngày liên tục trong
3 tháng và hoàn toàn hết. Trong nghiên cứu tiếp
theo năm 2002 cũng của tác giả Elbakry(7), tác giả
phân nhóm ngẫu nhiên giữa nong niệu đạo
thường qui sau rút thông tiểu trong 3 tháng và
nhóm không nong niệu đạo; tác giả nhận thấy
biến chứng rò và hẹp miệng sáo ở nhóm không
nong cao hơn hẳn ở nhóm có nong niệu đạo và
có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê. Kết luận
nghiên cứu là nong niệu đạo thường qui sẽ giúp
làm giảm các biến chứng như rò và hẹp miệng
sáo. Các nghiên cứu trên thế giới ủng hộ việc
nong niệu đạo thường qui(3). Tuy nhiên cũng có
những tác giả không ủng hộ ý kiến này, chỉ nong
niệu đạo khi có triệu chứng như tia tiểu nhỏ,
miệng sáo hẹp. Snodgrass trong nghiên cứu năm
1999(11) đã cho nong niệu đạo thường qui sau
năm đầu tiên sau mổ nhưng đến năm 2002(13) tác
giả chỉ cho nong những trường hợp chọn lọc
như miệng sáo hẹp hay rò. Tác giả cho rằng
không cần thiết phải nong tất cả và kết quả
không có gì thay đổi.
Trong mô tả ban đầu khi triển khai kỹ thuật
cho MNĐT thể trước(10), Snodgrass dùng vật liệu
che phủ niệu đạo mới là mảnh mô có cuống
mạch của bao quy đầu, khi mở rộng chỉ định
sang thể giữa và thể sau, tác giả dùng cân Dartos
bao quy đầu hoặc mảnh tinh mạc bao tinh hoàn
để che phủ niệu đạo mới(15).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, việc lựa
chọn khâu phủ niệu đạo mới bằng cân Dartos
bao quy đầu hay mảnh tinh mạc là do phẫu
thuật viên quyết định trong lúc mổ. Thông
thường nếu niệu đạo tạo hình ngắn, việc dùng
cân Dartos bao quy đầu sẽ giúp phẫu thuật viên
nhanh chóng và thuận lợi hơn, trong trường hợp
niệu đạo mới dài hoặc mảnh mô cân Dartos bao
quy đầu nghèo nàn mạch máu thì mảnh tinh
mạc sẽ được sử dụng. Chúng tôi ghi nhận tất cả
các trường hợp MNĐT thể giữa đều dùng cân
Dartos bao quy đầu che phủ niệu đạo mới, còn
các trường hợp dùng mảnh tinh mạc đều ở thể
sau, điều này cũng phù hợp với các tác giả khác.
Trong nghiên cứu của Snodgrass đối với
MNĐT thể giữa và thể sau, khi so sánh vai trò
giảm xì rò giữa cân Dartos bao quy đầu và mảnh
tinh mạc, tác giả nhận thấy tỷ lệ rò với cân
Dartos bao quy đầu là 6/32 (18,8%) so với tỷ lệ rò
với mảnh tinh mạc là 1/27 (3,7%) tuy nhiên
không có sự khác biệt thống kê với p=0,2(14).
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ biến
chứng chung giữa nhóm dùng cân Dartos bao
quy đầu là 29% và nhóm dùng mảnh tinh mạc là
28% không có sự khác biệt.
KẾT LUẬN
Kỹ thuật Snodgrass có thể áp dụng cho
những thể phức tạp trong những trường hợp
sàn niệu đạo còn giữ được. Tỉ lệ biến chứng là
chấp nhận được so với các kỹ thuật khác. Ưu
điểm nổi bật của kỹ thuật thể hiện ở tính đơn
giản và tính thẩm mỹ cao và không có những
biến chứng phức tạp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alan JW (2012). “Campbell-Walsh Urology”. Hypospadias,
Chapter 130, pp.3503-3527.
2. Cook A, Khoury AE (2005). “A multicenter evaluation of
technical preferences for primary hypospadias repair”. J Urol,
174:2354-7.
3. Decter RM, Franzoni DF (1999). “Distal hypospadias repair by
the modified Thiersch-Duplay technique with or without
hinging the urethral plate: a near ideal way to correct
hypospadias”. J Urol; 162:1156-3.
4. Duckett JW (1980). “Transverse preputial island flap. Technique
for repair of severe hypospadias”. Urol Clin North Am; 7:423-31.
5. Elbakry A (1999). “Tubularized incised urethral plate
urethroplasty: is regular dilatation necessary for success?”. BJU
International, 84:683-688.
6. Elbakry A (1999). “Complications of the preputial island flap-
tube urethroplasty”. BJU Int, 84:89-94.
7. Elbakry A (2002). “Further experience with the tubularized
incised urethral plate technique for hypospadias repair”. BJU
Inter. 89:291-294.
8. Erol A, Baskin LS (2000). “Anatomical studies of the urethral
plate : why preservation of the urethral plate is important in
hypospadias repair”. BJU Int; 85:728-34.
9. Mazen A, Rien JM (2010). “Outcome analysis of tubularized
incised urethral plate using dorsal dartos flap for proximal
penile hypospadias repair”. J P Urol, 6:477-480.
10. Snodgrass W (1994). “Tubularized incised plate urethroplasty
for distal hypospadias”. J Urol, 151:464-465.
11. Snodgrass W (1999). “Does tubularized incised plate
hypospadias repair create neourethral strictures?”. J Urol,
162:1159.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 77
12. Snodgrass W, Koyle M, Manzoni G, Hurwitz R, Caldamone A,
Ehrlich R (1998). “Tubularized incised plate hypospadias repair
for proximal hypospadias”. J Urol, 159:2129-2131.
13. Snodgrass W, Lorenzo A (2002). “Tubularized incised plate
urethroplasty for proximal hypospadias”. BJU International 89:90-93.
14. Snodgrass W, Nicol B (2011). “Tubularized incised plate
proximal hypospadias repair: continued evolution and
extended applications”. J P Urol, 7:2-9.
15. Snodgrass W, Yucel S (2007). “Tubularized incised plate for mid
shaft and proximal hypospadias repair”. J Urol, 177:698 – 702.
16. Weiner JS, Sutherland RW, Roth DR (1997). “Comparison of
onlay and tubularized island flaps of inner preputial skin for the
repair of proximal hypospadias”. J Urol; 158:1172-4.
Ngày nhận bài báo: 01/04/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_dieu_tri_mieng_nieu_dao_dong_thap_the_phuc_tap_bang.pdf