Tài liệu Kết quả điều trị đái tháo đường thai kì bằng chế độ ăn tiết chế kết hợp vận động tại Bệnh viện Hùng Vương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 108
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KÌ
BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN TIẾT CHẾ KẾT HỢP VẬN ĐỘNG
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Phạm Thị Bảo Yến*, Trần Thị Ngọc Tâm**, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới và ở Việt Nam.
Chẩn đoán phát hiện không khó và điều trị ban đầu với chế độ ăn phù hợp cho kết quả khả quan. Với sự kết hợp
vận động hợp lý có thể giúp hiệu quả ổn định đường huyết tốt hơn.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai phụ ĐTĐTK có đường huyết ổn định khi được điều trị bằng chế độ ăn tiết chế
kết hợp vận động có định lượng tại khoa Sản bệnh, Bệnh viện Hùng Vương.
Phương pháp: Nghiên cứu giả thực nghiệm trên 121 thai phụ đái tháo đường thai kỳ điều trị bằng chế độ
ăn tiết chế tại khoa Sản bệnh, Bệnh viện Hùng Vương, TP.Hồ Chí Minh từ 12/2017 đến 04/2018, đủ tiêu chuẩn
chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị đái tháo đường thai kì bằng chế độ ăn tiết chế kết hợp vận động tại Bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 108
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KÌ
BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN TIẾT CHẾ KẾT HỢP VẬN ĐỘNG
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Phạm Thị Bảo Yến*, Trần Thị Ngọc Tâm**, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới và ở Việt Nam.
Chẩn đoán phát hiện không khó và điều trị ban đầu với chế độ ăn phù hợp cho kết quả khả quan. Với sự kết hợp
vận động hợp lý có thể giúp hiệu quả ổn định đường huyết tốt hơn.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai phụ ĐTĐTK có đường huyết ổn định khi được điều trị bằng chế độ ăn tiết chế
kết hợp vận động có định lượng tại khoa Sản bệnh, Bệnh viện Hùng Vương.
Phương pháp: Nghiên cứu giả thực nghiệm trên 121 thai phụ đái tháo đường thai kỳ điều trị bằng chế độ
ăn tiết chế tại khoa Sản bệnh, Bệnh viện Hùng Vương, TP.Hồ Chí Minh từ 12/2017 đến 04/2018, đủ tiêu chuẩn
chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Kết quả: Tỷ lệ thai phụ ĐTĐTK có đường huyết ổn định sau 3,5,7 ngày điều trị tiết chế dinh dưỡng kết hợp
với vận động thể lực bằng cách đi bộ 30 phút mỗi ngày lần lượt là 71,2% KTC 95% [63,2-79,1] , 84,8% KTC
95% [78,5-91,0], 87,2% KTC 95% [81,3-90,0], P<0,05 . Tuân thủ dinh dưỡng tiết chế kết hợp vân động làm
tăng tỷ lệ ổn định đường huyết với RR=2,67 KTC 95% [1,03-6,92], P<0,05. Các yếu tố khác chưa ghi nhận có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Và tổng cường độ hoạt động thể lực của các đối tượng tham gia nghiên cứu: 112,27
Met-giờ/tuần.
Kết luận: Vận động 30 phút mỗi ngày kết hợp tuân thủ chế độ ăn tiết chế bước đầu cho thấy giúp ổn định
đường huyết trên thai phụ đái tháo đường thai kỳ.
Từ khóa: đái tháo đường thai kỳ, chế độ ăn tiết chế, vận động có định lượng
ABSTRACT
PHYSICAL ACTIVITY COMBINE DIET TO CONTROL GLYCEMIA GESTATIONAL DIABETES
MELLITUS IN HUNG VUONG HOSPITAL
Pham Thi Bao Yen, Tran Thi Ngoc Tam, Huynh Nguyen Khanh Trang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 108 - 114
Background: Gestational diabetes mellitus (GDM) trend to rise in the world and in Vietnam. Diagnosis is
not difficult and initial treatment with appropriate diet for good results. With proper physical activity and
exercise coordination can help stabilize blood glucose better.
Objectives: To determine the rate of pregnant women with stable blood glucose levels when treated with a
controlled combined diet and exercise regime at Hung Vuong Hospital.
Methods: Quasi experimental study on 121 pregnant women with GDM treated with diet regimen at
Department of High risk pregnany, Hung Vuong Hospital, Ho Chi Minh City from 12/2017 to 04/2018, eligible
sample and agree to participate in research.
Results: The prevalence of GDM with stable blood glucose after 3, 5 and 7 days of dietary restriction
combined with physical activity by walking for 30 minutes per day were 71.2 95%CI [63.2-79.1], 84.8 95%CI
*Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch **Bệnh viện Hùng Vương
Tác giả liên lạc: PGS TS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email: tranghnk08@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 109
[75.5-91.0] and 87.2 95%CI [81.3-90.0]. Combine with diet and exercise, level blood glucose stability with
RR=2.67, 95% CI [1.03-6.92], P <0.05. Other unrecognized factors had statistically significant differences. And
total physical activity intensity of the study participants: 112.27 Met-hours/week.
Conclusion: Physical activity and exercise 30 minutes per day combined with dietary restriction helps
stabilize blood sugar levels in pregnant women with GDM.
Key words: gestational diabetes mellitus, dietary restriction, physical activity and exercise
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2013, Hội nghị đái tháo đường (ĐTĐ)
quốc tế (IDF) đã ước tính có khoảng 16,6 % trẻ
sinh sống từ người mẹ có tăng đường huyết
trong thai kỳ. Báo cáo này cũng ghi nhận có sự
khác biệt rất lớn về tần suất bệnh, lên đến 25% ở
Đông Nam Á tới 10,4% ở vùng Bắc Mỹ và
Caribean(11). Trong đó, có tới 91,6% số thai phụ
ĐTĐTK đến từ các quốc gia thu nhập thấp và
trung bình. Tại Việt Nam, đái tháo đường thai
kỳ (ĐTĐTK) là vấn đề ngày càng được quan
tâm, một loạt các nghiên cứu về dịch tễ được
thực hiện trong những năm gần đây, ghi nhận tỷ
lệ ĐTĐTK có xu hướng ngày càng gia tăng trong
dân số. Tuy vậy, một điều đáng lưu ý rằng, tần
suất bệnh bị ảnh hưởng bởi dân số nghiên cứu
(được thực hiện tại Bệnh viện) hoặc sử dụng tiêu
chuẩn chuẩn đoán 1 bước-75g (theo tổ chức
IADSP) có thể khiến tỉ lệ bệnh cao hơn hẳn so
với tầm soát đại trà hay sử dụng tiêu chuẩn 2
bước-100g (WHO)(9). Như trong nghiên cứu của
tác giả Jane Hirst, ghi nhận trên 2702 thai phụ
thực hiện tầm soát ĐTĐTK bằng xét nghiệm 75
gr đường, với tiêu chuẩn của ADA 2010, có 6,1%
(164 thai phụ) được chần đoán dương tính,
nhưng khi áp dụng tiêu chuẩn thiết lập bởi tổ
chức IADPSG, có đến 20,3% thai phụ phải điều
trị ĐTĐTK(8).
Quản lý các trường hợp ĐTĐ thai kì là sự
phối hợp đa chuyên khoa, nổi bật là vai trò của
các bác sĩ sản khoa, dinh dưỡng, nội tiết và sơ
sinh, với mục tiêu làm giảm các kết cục xấu
thai kì và nguy cơ cho mẹ thông qua việc ổn
định và duy trì mức đường huyết mục tiêu.
Hướng dẫn về điều trị ĐTĐ thai kì của nhiều
hiệp hội Sản khoa đồng thuận một can thiệp
nền tảng cho các thai phụ ĐTĐTK là thay đổi
lối sống và dinh dưỡng điều trị nội khoa
(MNT) được định nghĩa là phân phối các bữa
ăn một với mức carbohydrate (CHO) được
kiểm soát cho phép cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng với mức tăng cân hợp lý, ốn định
đường huyết và tránh nhiễm ketone. Nhiều
nghiên cứu trên thế giới đã báo cáo tỷ lệ
đường huyết được ổn định ngay sau tiết chế
chế từ vài ngày đến vài tuần, dao động từ 45-
86% sau 1-2 tuần(14). Vài nghiên cứu dài hơi
hơn theo dõi tiết chế sau 4 tuần, với tỷ lệ thành
công lên tới hơn 90%(5).
Nguy cơ của vận động thể lực (VĐTL) trong
thai kì là rất thấp, và được khuyến khích cho mọi
phụ nữ mang thai(7). Với một thai kì bình
thường, VĐTL thường xuyên giúp cải thiện, duy
trì thể lực, kiểm soát tăng cân, cải thiện sức khỏe
tâm thần. Trên một thai kỳ có ĐTĐ, vận động
được khuyến cáo như một thành phần của điều
trị can thiệp lối sống, là một điều trị thiết yếu
song song với MNT(7,12). Hiệp hội Đái tháo
đường Hoa Kỳ (ADA), Tổ chức Y Tế Thế Giới
(WHO), tổ chức quốc tế nghiên cứu Đái tháo
Đường và thai (IADSP) đồng thuận “những phụ
nữ ĐTĐTK không có bệnh lý nội khoa hay
chống chỉ định về sản khoa nên được khuyến
khích khởi đầu hoặc tiếp tục một cường độ vận
động trung bình như là một phần của điều
trị”(12). Tại Hội nghị quốc tế về ĐTĐTK lần V đã
đề nghị “Một chế độ vận động 30 phút mỗi
ngày, vận động được khuyến khích như đi bộ
nhanh, bài tập cánh tay khi ngồi trên ghế kéo dài
ít nhất 10 phút sau mỗi bữa ăn giúp hoàn thành
mục tiêu đường huyết”(4). Nhận thấy tầm quan
trọng của vận động kết hợp tiết chế trong quản
lý ĐTĐTK, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Kết quả điều trị đái tháo đường thai kỳ
bằng chế độ ăn tiết chế kết hợp vận động thể lực
tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2017-2018”.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 110
Những kết quả thu được hy vọng sẽ hữu ích
trong việc đánh giá kết quả về phác đồ điều trị
bệnh lý đái tháo đường hiện tại cũng như mong
muốn nâng cao hiệu quả điều trị tại Bệnh viện
và sức khỏe sinh sản nói chung. Câu hỏi nghiên
cứu: Hiệu quả giúp ổn định đường huyết khi kết
hợp dinh dưỡng tiết chế và vận động thể lực
trong điều trị ĐTĐTK tại BVHV như thế nào?
Nghiên cứu với mục tiêu
Xác định tỷ lệ thai phụ có đường huyết ổn
định (đường huyết đói ≤ 95 mg/dl và 2 giờ sau
ăn ≤ 120 mg/dl) sau 3, 5 và 7 ngày điều trị bằng
tiết chế dinh dưỡng kết hợp vận động thể lực
có định lượng.
Đánh giá độ giảm ĐH trước và sau điều trị
tiết chế dinh dưỡng kết hợp vận động thể lực có
định lượng.
Xác định mối liên quan giữa tổng cường độ
hoạt động thể lực, các mức hoạt động thể lực đạt
khuyến cáo, các yếu tố liên quan với ổn định ĐH
ở phụ nữ mang thai có đái tháo đường điều trị
tại khoa Sản bệnh BV Hùng Vương.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu giả thực nghiệm (Quasi
Experimental Study).
Đối tượng
Thai phụ ĐTĐTK điều trị bằng chế độ ăn tiết
chế tại khoa Sản bệnh, BV Hùng Vương từ
12/2017 đến 04/2018 và thỏa tiêu chuẩn chọn
mẫu, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Tất cả thai phụ đái tháo đường thai kỳ điều
trị bằng chế độ ăn tiết chế tại khoa Sản bệnh, BV
Hùng Vương, TP.HCM từ tháng 12/2017 đến hết
tháng 4/2018. Đơn thai, tuổi thai lúc sanh ≥ 28
tuần. Biết chữ và hiểu tiếng Việt, đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Thai phụ ĐTĐTK và đang điều trị bằng
Insulin. Bất thường nhau, thai (nhau bong non,
nhau tiền đạo, suy thai, thai lưu). Có bệnh lý nội
khoa hoặc sản khoa có chống chỉ định VĐTL.
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Cỡ mẫu
Công thức so sánh 2 trung bình của một
nhóm đối tượng trước và sau can thiệp:
=
( )
( )
Với r (hệ số tương quan giữa 2 lần đánh giá). C=7,85
(khi α = 0,05 và β = 0,2).
Nghiên cứu chế độ ăn tiết chế kết hợp vận
động với mong muốn sẽ làm giảm trung bình
3 mg/L đường huyết trước ăn (ĐH mao mạch)
theo nghiên cứu của tác giả Anjana 2016(6). Độ
lệch chuẩn tối đa để cỡ mẫu lớn nhất là 13. ES
= 3/13 = 0,57, hệ số tương quan là 0,7. Vậy theo
công thức tính được N=89. Dự kiến mất 15%
mẫu nên cần ít nhất 103 để đảm bảo năng lực
mẫu. Thực tế thu được 121 đối tượng.
Chọn mẫu toàn bộ cho đến khi đủ mẫu.
Tổng HĐTL qui đổi theo trung vị: HĐTL qui
đổi theo trung vị được định nghĩa là “Thấp” khi
tổng cường độ HĐTL có giá trị nhỏ hơn trung vị,
“Cao” khi tổng cường độ HĐTL cao hơn số
trung vị.
Tuân thủ chế độ tiết chế: Thai phụ ăn đúng
theo chế độ tiết chế của Bệnh viện trong thực
đơn chi tiết hàng ngày, không ăn hoặc uống
thêm bất cứ gì khác ngoài thực đơn.
Tuân thủ vận động: thai phụ thực hiện vận động
đủ 30 phút/ngày, trong 5-7 ngày điều trị, mỗi
thai phụ được phát đồng hồ tính thời gian để
đảm bảo đủ thời gian vận động.
Biến số hoạt động (HĐ) thể lực
Các mức cường độ hoạt động được tính
điểm dựa trên bộ câu hỏi PPAQ được chuẩn hóa
Tiếng Việt, bao gồm 32 hoạt động thể lực chia
làm 4 nhóm: hoạt động hộ gia đình/ chăm sóc
(13 hoạt động), các hoạt động nghề nghiệp (5
hoạt động), thể thao/ hoạt động tập thể dục (8
hoạt động) và hoạt động đi lại (3 hoạt động) và
hoạt động tĩnh/không hoạt động (3 hoạt
động)(3,15).
Mỗi HĐ sẽ được tính dựa trên cường độ và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 111
tổng năng lượng tiêu hao với đơn vị đương
lượng chuyển hóa-giờ (MET-giờ). MET là tỷ lệ
trao đổi chất lúc nghỉ, được tính bằng lượng
Oxy tiêu thụ lúc ngồi tĩnh lặng, tương đương
3,5 ml Oxy/kg cân nặng/phút (≈1,2kcal/1 phút
đối với người có cân nặng 70 kg. Đương lượng
chuyển hóa (MET-giờ) tương đương tổng năng
lượng tiêu hao tính bằng cách cộng gộp tất cả
các hoạt động, mỗi hoạt động sẽ phân 4 nhóm
theo cường độ (HĐ ngồi: <1,5 METs, HĐ nhẹ:
1,5- <3,0 METs, HĐ trung bình: 3,0 - <6 METs,
và mạnh: ≥ 6,0 METs)(2). Tiêu hao nặng lượng
sau đó được tính toàn bằng cách nhân với thời
gian dành cho từng hoạt động mỗi ngày với
cường độ HĐ.
Sử dụng phần mềm Stata 10 để nhập xử lý
và phân tích số liệu. Để đánh giá độ giảm ĐH
kết quả trước và sau can thiệp, chúng tôi sử
dụng phép kiểm Signed rank test.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Phân bố đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên
cứu (N = 125)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Dân tộc
Kinh 121 96,08
Khác 4 3,20
Khu vực sinh sống
Thành thị 84 67,20
Nông thôn 41 32,80
Tuổi mẹ
Tuổi trung bình : 29,4 ±4,86
< 25 tuổi 20 16,00
25-34 tuổi 83 66,40
≥ 35 tuổi 22 17,60
Nghề nghiệp
Công nhân, buôn bán 45 36,00
Cán bộ viên chức 39 31,20
Nội trợ 25 20,00
Khác 16 12,80
Trình độ học vấn
Chưa hết cấp 3 15 12,00
Tốt nghiệp cấp 3 trở lên 110 88,00
Số con hiện có
Chưa có con 64 51,20
≥ 1 con 61 48,8
Thu nhập gia đình/ tháng
Dưới 10 triệu 25 20,00
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
10- dưới 20 triệu 67 53,60
Từ 20 triệu trở nên 33 26,40
Bảng 2. Tỷ lệ ổn định đường huyết thành công sau
điều trị
Đường huyết ổn
định
Ổn định, n% Chưa ổn định, n%
3 ngày 89(71,20) 36(28,80)
5 ngày 106(84,80) 19 (15,20)
7 ngày 109 (87,20) 16(12,08)
Bảng 3. Phân tích hồi qui đa biến liên các yếu tố liên
quan điều trị
Yếu tố ĐH sau 7 ngày điều trị RR KTC 95% P*
Ổn định Chưa ổn
Tuân thủ tiết chế dinh dưỡng
Không 6(27,27) 16(72,73) Ref 1,03-6,92 0,04
Có 103(100,00) 0(00,00) 2,67
Tuân thủ vận động
Không 5(33,33) 10(66,67) Ref 0,57-4,17 0,39
Có 104(94,55) 6(5,45) 1,54
BMI trước mang thai
<23 91(96,81) 3(3,19) Ref 0,46-1,46 0,51
≥23 18(58,06) 13(41,94) 0,82
Tiền căn ĐTĐTK thai trước
Không 100(91,74) 12(11,65) Ref 0,41-1,81 0,70
Có 9(56,25) 7(43,75) 0,86
(*) Hồi qui Logistic đa biến
Bảng 4. Phân bố cường độ HĐTL (Met-giờ/ tuần)
Biến số hoạt động thể lực Trung vị (25th-75th)
Tổng cường độ HĐTL (Met-
giờ/tuần)
112,27 (98,725-123,2)
HĐTL theo mức cường độ hoạt động
Hoạt động ngồi 37,275 (21,35-46,475)
Hoạt động cường độ nhẹ 30,1 (21,6-43,225)
Hoạt động cường độ trung bình 30,9 (23,675-46,05)
Hoạt động cường độ mạnh 0
HĐTL theo loại vận động
Hoạt động việc nhà 37,275 (26,25-51,1)
Hoạt động công việc 42,7 (23,975-61,25)
Luyện tập/ thể dục 1,625 (0,8-2,675)
Hoạt động đi lại 25,2 (17,675-32,55)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 112
Biểu đồ 1. Độ giảm đường huyết sau điều trị
BÀN LUẬN
Nghiên cứu với 125 thai phụ tham gia,
chúng tôi tiến hành can thiệp và theo dõi đường
huyết 4 lần/ngày. Thai phụ đạt đường huyết
mục tiêu ≥ 70% tổng giá trị ĐH được theo dõi
được xem là đạt mức ĐH ổn định. Theo phác đồ
điều trị, thai phụ được xem là điều trị thành
công và xuất viện sau 5 ngày. Kết qủa, sau 3
ngày điều trị có 89 thai phụ ổn định được đường
huyết, chiếm 71,2% và sau 5 ngày, có 106 thai
phụ đạt mục tiêu ĐH, chiếm 84,8%. Chỉ có 19
thai phụ, chiếm 15,2%, cần xem xét, điều chỉnh
lại chế độ ăn và vận động thể lực, tiếp tục theo
dõi trong 2 ngày. Trong 2 ngày tiếp theo, trong
19 thai phụ, có thêm 3 trường hợp (15,7%) đạt
ĐH ổn định, 16 thai phụ (84,3%) còn lại chưa đạt
ĐH mục tiêu, phải xem xét sử dụng thêm
Insulin, được xem là thất bại với điều trị. Như
vậy tỷ lệ thai phụ ổn định được ĐH sau 3 ngày
là 71,2% KTC 95% [63,2-79,1], 5 ngày là 84,8%
KTC 95% [78,5-91,0] và 7 ngày là 87,2% KTC 95%
[81,3-90,0], P<0,05.
Theo kết quả từ Bảng 2 và Biểu đồ 1, tất cả các
chỉ số ĐH đều giảm có ý nghĩa thống kê
(p<0,001) sau can thiệp. Kết quả nghiên cứu này
của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của tác
giả Ram Uma và Anjana thực hiện điều trị các
thai phụ ĐTĐTK theo can thiệp chăm sóc
WING-MOC (dự án điều trị các thai phụ
ĐTĐTK tại Ấn Độ dựa trên khuyến cáo của
Hiệp hội ĐTĐ quốc tế)(1). Cụ thể, trong nghiên
cứu của Anjana, 151 thai phụ ĐTĐTK được điều
trị MNT và vận động thể lực bằng cách đi bộ
đếm số bước chân với nhật ký đi bộ và đồng hồ
đếm số bước chân được phát kèm(1). Kết quả sau
kết thúc can thiệp, có sự giảm ĐH đói, ĐH 1 giờ
và 2 giờ sau ăn (p<0,001). Tác giả báo cáo mức
giảm ĐH đói trung bình 3,0 mg/dl (với ĐH đói
trước MOC: 89mg/dl, sau MOC: 85mg/dl,
p<0,001), thấp hơn so với nghiên cứu của chúng
tôi. Tuy nhiên, ở mức ĐH 2 giờ sau ăn, mức
giảm ĐH lại cao hơn -35mg/dl (ĐH 2 giờ trước
MOC: 148mg/dl, sau MOC 111mg/dl, p<0,001).
Sự khác biệt có thể do thời gian điều trị dài hơn
(2 tuần sau can thiệp) so với chúng tôi (1 tuần)
khiến cho mức ĐH 2 giờ sau ăn ổn định hơn.
Điều này tương đồng với những thử nghiệm
chứng minh tác động lâu dài của HĐTL trên sự
cải thiện dung nạp đường tại gan (qua sự giảm
ĐH sau ăn), duy trì mức ĐH ổn định (qua sự ổn
định HbA1c)(16). Cũng với can thiệp WING-MOC
năm 2017, tác giả Uma báo cáo tỷ lệ ổn định ĐH
bằng MNT và đi bộ trên 212 thai phụ sau 2 tuần
can thiệp là 84%. Kết quả này thấp hơn nghiên
cứu của chúng tôi (tỷ lệ ổn định ĐH 87,2%,
nhưng chỉ sau 5-7 ngày). Có lẽ do trong nghiên
cứu chúng tôi, tất cả thai phụ đều được điều trị
nội trú, với chế độ ăn được tính toán và hoạt
động thể lực được giám sát và theo dõi chặt chẽ
dẫn đến tỷ lệ tuân thủ cao hơn, có thể giúp mau
chóng đạt mức ĐH ổn định.
Nhằm so sánh, tìm ra công cụ có tính giá trị
và độ tin cậy cao để đánh giá HĐTL cho thai
phụ. Tác giả Matteo Sattler năm 2018 đã thực
hiện một phân tích gộp 18 nghiên cứu với 11 bộ
câu hỏi đánh giá HĐTL khác nhau trong thai kì.
Tác giả ghi nhận bộ câu hỏi PPAQ cho thấy ưu
điểm hơn các bộ câu hỏi khác ở cả tính giá trị và
độ tin cậy(15). Cũng trong nghiên cứu này, phiên
bản tiếng Việt của PPAQ cũng được báo cáo với
hệ số tương quan ICC từ 0,87- 0,94 cho tất cả các
lĩnh vực bao gồm các mức cường độ hoạt động
và loại hoạt động. Tuy PPAQ chưa đạt độ tin cậy
và tính giá trị cộng dồn (có thể do thiếu tiêu
chuẩn trong cách lấy thông tin dữ liệu) tác giả
cũng khuyến cáo sử dụng PPAQ thay vì các bộ
câu hỏi còn lại(15). Vì vậy, trong nghiên cứu này,
Đ
ư
ờ
n
g
h
u
y
ết
m
g
/d
l
Độ giảm đường huyết sau điều trị
Đói
sáng
sau ăn
sáng
đói
chiều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 113
chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi PPAQ Tiếng việt
để đánh giá HĐTL của các đối tượng trong
nghiên cứu. Như vậy, từ kết quả bảng 3 thai phụ
có mức tổng cường độ hoạt động thể lực là
112,27 Met-giờ/tuần. Kết quả này tương đương
với nghiên cứu bệnh chứng trên đánh giá mức
độ HĐTL thai phụ khám thai tại khoa phòng
khám BVHV của tác giả Hoàng Thị Phương là
113,31 Met-giờ/tuần(10).
Một nghiên cứu khác với thiết kế tương tự
của tác giả Nguyễn Công Luật 2018, thực hiện
trên 2030 thai phụ Việt Nam từ 6 Bệnh viện lớn
trên cả nước trong đó có BVHV, ghi nhận mức
tổng cường độ HĐTL là 116,6 Met-giờ/tuần(13). 2
nghiên cứu trên cũng so sánh cường độ HĐTL
giữa 2 nhóm có và không có ĐTĐTK, đều ghi
nhận nhóm thai phụ ĐTĐTK có mức tổng cường
độ HĐTL thấp hơn nhóm thai phụ bình thường
(p<0,05)(10).
HẠN CHẾ
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ đánh
giá hiệu quả của can thiệp thông qua kết cục
ngắn hạn là tỷ lệ đường huyết ổn định cũng
như độ giảm đường huyết đói và 2 giờ sau ăn
sau can thiệp. Những kết cục dài hạn như tỷ lệ
sanh con to, thai lưu, non tháng, sanh giúp, mổ
sanh không được khảo sát. Nhược điểm lớn
nhất của nghiên cứu chúng tôi là không có
nhóm chứng, chúng tôi không thể so sánh kết
cục giữa nhóm có và không có can thiệp. Việc
đánh giá mức vận động qua bộ câu hỏi dễ
khiến có sai lệch do nhớ lại.
KẾT LUẬN
Kết quả điều trị ĐTĐTK bằng chế độ ăn tiết
chế kết hợp vận động thể lực tại khoa sản bệnh,
Bệnh viện Hùng Vương trên 125 trường hợp,
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Tỷ lệ thai phụ ĐTĐTK có đường huyết ổn
định sau 3,5,7 ngày điều trị tiết chế dinh dưỡng
kết hợp với vận động thể lực bằng cách đi bộ 30
phút mỗi ngày lần lượt là 71,2% KTC 95% [63,2-
79,1] , 84,8% KTC 95% [78,5-91,0], 87,2% KTC
95% [81,3-90,0], P<0,05.
Tuân thủ dinh dưỡng tiết chế kết hợp vân
động làm tăng tỷ lệ ổn định đường huyết với
RR=2,67 KTC 95% [1,03-6,92], P<0,05. Các yếu tố
khác chưa ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
Tổng cường độ hoạt động thể lực của các đối
tượng tham gia nghiên cứu: 112,27 Met-giờ/tuần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anjana RM, Sudha V, Lakshmipriya N, Anitha C, Unnikrishnan
R et al (2016). "Physical activity patterns and gestational diabetes
outcomes - The wings project". Diabetes Res Clin Pract,
116:pp.253-62.
2. Berntsen S, Richardsen KR, Morkrid K, Sletner L, Birkeland KI
et al (2014). "Objectively recorded physical activity in early
pregnancy: a multiethnic population-based study". Scand J Med
Sci Sports, 24(3):pp. 594-601.
3. Chasan-Taber L, Schmidt MD, Roberts DE, Hosmer D,
Markenson G, et al (2004). "Development and validation of a
Pregnancy Physical Activity Questionnaire". Med Sci Sports
Exerc, 36(10):pp. 1750-60.
4. Cho NH, Shaw JE, Karuranga S, Huang Y, da Rocha Fernandes
JD et al (2018). "IDF Diabetes Atlas: Global estimates of diabetes
prevalence for 2017 and projections for 2045". Diabetes Res Clin
Pract, 138:pp. 271-281.
5. Giuffrida FM, Castro AA, Atallah AN, Dib SA (2003). "Diet plus
insulin compared to diet alone in the treatment of gestational
diabetes mellitus: a systematic review". Braz J Med Biol Res,
36(10):pp.1297-300.
6. Harrison AL, Shields N, Taylor NF, Frawley HC (2016).
"Exercise improves glycaemic control in women diagnosed with
gestational diabetes mellitus: a systematic review". J Physiother,
62(4):pp.188-96.
7. Haskell WL, Lee IM, Pate RR, Powell KE, Blair SN, et al (2007).
"Physical activity and public health: updated recommendation
for adults from the American College of Sports Medicine and
the American Heart Association". Med Sci Sports Exerc,
39(8):pp.1423-26.
8. Hirst JE, Tran TS, Do MA, Morris JM, Jeffery HE (2012).
"Consequences of gestational diabetes in an urban hospital in
Viet Nam: a prospective cohort study". PLoS Med,
9(7):pp.e1001272.
9. Hirst JE, Tran TS, Do MA, Rowena F, Morris JM et al. (2012).
"Women with gestational diabetes in Vietnam: a qualitative
study to determine attitudes and health behaviours". BMC
Pregnancy Childbirth, 12:pp. 81.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 114
10. Hoàng Thị Phương (2017). "Mối liên quan giữa hoạt động thể
lực với Đái Tháo Đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai đến khám
tại Bệnh viện Hùng Vương ". Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y khoa,
Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh, pp. tr. 38-66.
11. L'Heveder R, Nolan T (2013), "International Diabetes
Federation". Diabetes Res Clin Pract, 101(3):pp.349-51.
12. Mottola MF, Stephanie-May R (2011). Exercise Guidelines for
Women with Gestational Diabetes. Miroslav Radenkovic.
Gestational Diabetes, pp. 339-361. URL:
Exercise_guidelines_for_women_with_gestational_diabetes.pdf.
13. Nguyen CL, Pham NM, Lee AH, Nguyen PTH, Chu TK, et al
(2018). "Physical activity during pregnancy is associated with a
lower prevalence of gestational diabetes mellitus in Vietnam".
Acta Diabetol, 55(9):955-962.
14. Nguyễn Hằng Giang (2014). "Kết quả điều trị đái tháo đường
thai kỳ bằng chế độ ăn tiết chế tại Bệnh viện Hùng Vương". Sản
phụ khoa, pp. tr. 55-56.
15. Sattler MC, Jaunig J, Watson ED, van Poppel MN, Mokkink LB,
et al (2018). "Physical Activity Questionnaires for Pregnancy: A
Systematic Review of Measurement Properties". Sports Med,
48(10):2317-2346.
16. Yamamoto, Kellett JE, Garcia-Patterson A, Balsells M (2018).
"Gestational Diabetes Mellitus and Diet: A Systematic Review
and Meta-analysis of Randomized Controlled Trials Examining
the Impact of Modified Dietary Interventions on Maternal
Glucose Control and Neonatal Birth Weight". Acta Diabetologica,
41(7):pp. 1346-1361.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_dieu_tri_dai_thao_duong_thai_ki_bang_che_do_an_tiet.pdf