Tài liệu Kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp sau 3 tháng theo dõi tại khoa khám bệnh Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 313
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
SAU 3 THÁNG THEO DÕI TẠI KHOA KHÁM BỆNH
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Đình Thanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp (BN THA) sau 3 tháng điều
trị ngoại trú.
Đối tượng và phương pháp: 137 BN THA nguyên phát được hướng dẫn điều trị tại Khoa Khám bệnh
theo khuyến cáo ESH/ESC - 2013, đánh giá lại kết quả sau 3 tháng.
Kết quả: BN có HA bình thường hoặc độ 1 tăng lên. Tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị 66,4%. Giá trị trung
bình chỉ số HA giảm. Bệnh nhân tuân thủ điều trị có tỷ lệ đạt kiểm soát HA mục tiêu cao hơn so với BN
tuân thủ chauw tốt.
Kết luận: Điều trị BN THA chế độ ngoại trú tại Khoa Khám bệnh đạt kết quả cao.
Từ khóa: Tăng huyết áp, kiểm soát huyết áp, huyết áp đạt mục tiêu.
ABSTRACT
RESULTS OF TREATMENT OF HYPERTENSIVE PATIENTS AFTER ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp sau 3 tháng theo dõi tại khoa khám bệnh Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 313
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
SAU 3 THÁNG THEO DÕI TẠI KHOA KHÁM BỆNH
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Đình Thanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp (BN THA) sau 3 tháng điều
trị ngoại trú.
Đối tượng và phương pháp: 137 BN THA nguyên phát được hướng dẫn điều trị tại Khoa Khám bệnh
theo khuyến cáo ESH/ESC - 2013, đánh giá lại kết quả sau 3 tháng.
Kết quả: BN có HA bình thường hoặc độ 1 tăng lên. Tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị 66,4%. Giá trị trung
bình chỉ số HA giảm. Bệnh nhân tuân thủ điều trị có tỷ lệ đạt kiểm soát HA mục tiêu cao hơn so với BN
tuân thủ chauw tốt.
Kết luận: Điều trị BN THA chế độ ngoại trú tại Khoa Khám bệnh đạt kết quả cao.
Từ khóa: Tăng huyết áp, kiểm soát huyết áp, huyết áp đạt mục tiêu.
ABSTRACT
RESULTS OF TREATMENT OF HYPERTENSIVE PATIENTS AFTER THREE-MONTH FOLLOW-
UP AT OUTPATIENT DEPARTMENT OF THONG NHAT HOSPITAL
Le Dinh Thanh, * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 313 - 317
Objectives: To evaluate treatment results of hypertensive patients after three-month outpatient care.
Candidates and method: the sample consisted of 137 patients with essential hypertension in the
outpatient department were re-assessed following a three-month therapeutic course based on the ESH/ESC -
2013 Guidelines for the management of arterial hypertension.
Results: The number of patients with normal blood pressure or stage 1 hypertension were increased.
The percentage of achieving treatment target was 66.4%. The mean value of blood pressure level was
decreased. The compliant patients obtained a higher percentage of controlled target blood pressure in
comparison with the non-compliants.
Conclusion: Treatment of hypertensive patients on an outpatient basis gets the good results.
Keywords: Hypertension, blood pressure control, target blood pressure.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh nhân THA cần được theo dõi, điều
trị thường xuyên, liên tục. Các BN THA chủ
yếu được điều trị ngoại trú tại Khoa Khám
bệnh của các bệnh viện. Tuy vậy do nhiều
nguyên nhân khác nhau nên kết quả đạt được
cũng chưa đáp ứng như mong muốn. Các yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả và tiến triển của
bệnh phụ thuộc vào giai đoạn, mức độ bệnh,
vào cả 2 phía bác sĩ chỉ định, theo dõi điều trị
và mức độ tuân thủ của người bệnh. Đề tài
nghiên cứu nhằm mục tiêu: Khảo sát kết quả
điều trị BN THA sau 3 tháng theo dõi tại Khoa
Khám bệnh của Bệnh viện Thống Nhất Thành
phố Hồ Chí Minh.
* Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ chí Minh.
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Đình Thanh ĐT: 0913634383 Email: ledinhthanhvmc@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 314
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tiêu chuẩn lựa và loại trừ BN:
Tăng huyết áp nguyên phát, tuổi từ 45 – 81
Đã được hướng dẫn điều trị > 3 tháng.
Có thể có một số bệnh kết hợp, biến chứng
cơ quan đích.
Loại trừ: THA thứ phát, suy tim, suy thận
nặng hoặc đang có biến chứng hoặc bệnh cấp
tính phối hợp.
Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc trước và sau
điều trị
Nội dung nghiên cứu
Khai thác bệnh sử, biện pháp đã và đang
điều trị.
Khám lâm sàng các cơ quan
Xét nghiệm hóa sinh máu
Chỉ định điều trị thuốc chống THA theo
khuyến cáo của ESH/ESC – 2013. Sử dụng
thuốc đơn độc hoặc phối hợp.
Đánh giá kết quả sau 3 tháng
Đo huyết áp theo phương pháp Corotkoff.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử
dụng trong nghiên cứu
Phân loại THA theo JNC VI
Phân chia giai đoạn theo WHO/ISH – 2003.
Khuyến cáo của ESH/ESC – 2013 về sử
dụng thuốc chống tăng huyết áp.
Tiêu chuẩn kiểm soát HA đạt mục tiêu
Huyết áp < 140/90 mmHg.
Huyết áp < 130/80 trên bệnh nhân có đái
tháo đường.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0
KẾT QUẢ
Bảng 1: So sánh tỷ lệ bệnh nhân giữa 2 lần khám
(n=137)
Độ HA
Lần khám 1 Lần khám 2
p
n % n %
0 77 56,2 99 72,3
< 0,05
1 55 40,1 21 15,3
2 5 3,6 16 11,7
3 0 0 1 0,7
Tỷ lệ BN sau 3 tháng điều trị kiểm soát HA
đạt mục tiêu cao hơn so với lần 1.
Tỷ lệ BN THA độ 1 sau điều trị giảm có ý
nghĩa.
Bảng 2: So sánh GTTB chỉ số HA trước và sau
điều trị (n = 137)
HA
(mmHg)
Trước Sau
Biến đổi sau
điều trị (%)
p
HATT 135,2 ± 13,7 129,9 ± 19,1 -3,9 < 0,05
HATTr 82,1 ± 8,2 76,4 ± 8,1 - 6,9 < 0,05
Giá trị trung bình chỉ số HATT và HATTr
sau điều trị đều giảm có ý nghĩa.
Mức giảm HATT, HATTr tương ứng 3,9%
và 6,9%
Bảng 3: Biến đổi chỉ số huyết áp sau điều trị (n-137)
Mức biến đổi
HA (mmHg)
Ổn định trong giới hạn bình
thường (Bình thường) n (%)
Điều chỉnh từ chưa kiểm soát
sang kiểm soát (Tốt) n (%)
Biến đổi từ kiểm soát thành
chưa kiểm soát (Kém) n (%)
HATT 88 (64,2) 37 (27,0) 12 (8,8)
HATTr 91 (66,4) 36 (26,3) 10 (7,3)
Bệnh nhân có chỉ số HA trong giới hạn
bình thường chiếm tỷ lệ cao.
Số trường hợp trong điều trị HA được
điều trị từ chưa kiểm soát sang kiểm soát được
chiếm tỷ lệ tiếp theo.
Có một số trường hợp biến đổi ngược lại,
từ kiểm soát được thành chưa kiểm soát được.
Bảng 4: Mức độ kiểm soát chỉ số huyết áp ở lần
khám thứ 2 (n = 137)
Chỉ số HA (mmHg) Mức độ n %
HATT
Đạt 80 58,4
Chưa đạt 57 41,6
HATTr
Đạt 90 65,7
Chưa đạt 47 34,3
HA
Đạt 91 66,4
Chưa đạt 46 33,6
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 315
Nếu dựa vào HATT, HATTr riêng rẽ thì tỷ
lệ đạt mức kiểm soát cao.
Nếu tính chung cả 2 chỉ số HA thì tỷ lệ đạt
kiểm soát mục tiêu là cao nhất.
Bảng 5: Mối liên quan mức độ kiểm soát với tuân
thủ điều trị (n=137)
Chỉ số HA
(mmHg)
Tuân thủ tốt
(n = 108)
Tuân thủ chưa tốt
(n = 29) p
n % n %
HATT
Đạt 69 50,4 10 7,3
< 0,05 Chưa
đạt
39 28,5 19 13,9
HATTr
Đạt 71 51,8 12 8,8
< 0,05 Chưa
đạt
37 27,0 17 12,4
HA
Đạt 66 48,2 6 4,4
< 0,05 Chưa
đạt
42 30,7 23 16,8
BN tuân thủ điều trị tốt có tỷ lệ kiểm soát
HA đạt mục tiêu cao hơn so với tuân thủ chưa
tốt dựa vào HATT, HATTr và đồng thời cả 2
chỉ số.
Bảng 6: Mức độ kiểm soát THA ở các giai đoạn
tổn thương cơ quan đích (n=137)
Giai đoạn
HA(mmHg)
1 n (%) 2 n (%) 3 n (%) p
HATT
Đạt 48 20 11
> 0,05
Chưa đạt 33 17 8
HATTr
Đạt 49 21 13
> 0,05
Chưa đạt 32 16 6
HA
Đạt 43 19 10
> 0,05
Chưa đạt 29 18 9
Tỷ lệ BN đạt kiểm soát HA mục tiêu liên
quan chưa có ý nghĩa với giai đoạn bệnh
Bảng 7: So sánh mức độ kiểm soát HA ở BN đã
được chẩn đoán tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu
(n = 107)
Chỉ số HA
(mmHg)
Mức độ
Khám lần 1 Khám lần 2
p
n % n %
HATT
Đạt 52 48,6 79 73,8
< 0,05
Chưa đạt 55 51,4 28 26,2
HATTr
Đạt 60 56,1 83 77,6
< 0,05
Chưa đạt 47 43,9 24 22,4
HA
Đạt 45 42,1 72 67,3
< 0,05
Chưa đạt 62 57,9 35 32,7
Những BN đã được chẩn đoán và hướng
dẫn điều trị tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu
thì sau 3 tháng do điều chỉnh biện pháp điều
trị phù hợp đã đạt được mức kiểm soát chỉ số
HA cao hơn.
BÀN LUẬN
Các BN được hướng dẫn điều trị ngoại trú
sau 3 tháng kiểm tra, đánh giá lại nhận thấy có
sự biến đổi. Theo đó số trường hợp kiểm soát
HA đạt mục tiêu tăng lên đáng kể (56,3% so
với 66,4%). Mặc dù sau điều trị tỷ lệ BN THA
độ 1 giảm đi, độ 2 tăng lên song số lượng cũng
không đáng kể. Chỉ có 1 trường hợp sau điều
trị chuyển sang THA độ 3. Nếu phân tích sự
biến đổi dựa vào HATT và HATTr riêng rẽ thì
sự biến đổi cũng theo chiều hướng tốt hơn. Tỷ
lệ HATT, kiểm soát đạt mục tiêu tương đương
so với trước điều trị song HATTr lại tăng lên
đáng kể. Nếu trước điều trị có 62,8% trường
hợp có HATTr < 90 mmHg tương ứng với mức
đạt mục tiêu thì sau điều trị tỷ lệ đó tăng lên
86,9%. Như vậy thấy rằng nếu tính chung
đồng thời cả HATT và HATTr hoặc tính riêng
rẽ thì kết quả đạt mục tiêu đều cao hơn. Tuy
vậy vẫn còn 27,7% trường hợp chỉ số HA vẫn
còn ở các độ 1, 2, 3. Đây là những BN chưa đạt
được mục tiêu điều trị. Nếu so sánh với những
trường hợp BN đã được chẩn đoán, điều trị tại
thời điểm T0 thì sau 3 tháng kết quả đã được
cải thiện đáng kể. Trong những năm gần đây
việc kiểm soát HA đạt mục tiêu điều trị đã
được cải thiện rõ rệt qua các nghiên cứu. Tuy
có thời gian đánh giá kết quả sau điều trị khác
nhau, ngắn nhất là 2 tuần, dài nhất là sau 6
tháng song đa số đều nhận thấy tỷ lệ kiểm
soát HA đạt mục tiêu tăng lên mặc dù các kết
quả cũng có sự khác biệt nhau. Trần Minh Trí,
Huỳnh Văn Minh năm 2013 sử dụng losartan
cho 125 BN THA sau 4 tuần nhận thấy GTTB
các chỉ số HA 24 giờ bao gồm HATT, HATTr
và HATB đều giảm có ý nghĩa(7). Cao Trường
Sinh và cs năm 2013 nhận thấy khi sử dụng
lercanidipine ở BN THA có nhồi máu não có
tác dụng hạ HA tương đương với amlodipine
nhưng khắc phục được sự xuất hiện của cơn
THA vào buổi sáng sớm và ít tác dụng phụ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 316
hơn(1). Đôn Thị Thanh Thúy năm 2013 theo dõi
510 BN THA được điều trị nội trú tại Bệnh
viện Trưng Vương nhận thấy tỉ lệ đạt HA mục
tiêu không cao, dao động trong khoảng 60,5 -
83,1% tùy theo đối tượng có yếu tố nguy cơ
hoặc biến chứng kết hợp. Đa số BN đạt HA
mục tiêu phải phối hợp ≥ 2 thuốc(4). Hà Thanh
Yến Trang năm 2014 theo dõi kết quả điều trị
BN THA sau 2 tuần dùng thuốc nhận thấy: tỷ
lệ HA đạt mục tiêu 76,1%. Tỷ lệ và mức HA
đạt mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào sự phối
hợp yếu tố nguy cơ, bệnh kèm theo hoặc biến
chứng của BN(5). Trần Nam Hải năm 2015
khảo sát thực trạng kiểm soát HA được điều
trị tại khoa khám bệnh Bệnh viện Quân y 7A
nhận thấy: tỷ lệ HA đạt mục tiêu 44,03%. Tỷ lệ
đạt kiểm soát HA mục tiêu ở BN tuân thủ điều
trị, không có ĐTĐ cao hơn. Tỷ lệ đạt HA mục
tiêu giữa đơn trị liệu và đa trị liệu khác biệt
không có ý nghĩa(7).
Các tác giả nước ngoài cũng khảo sát kết
quả điều trị BN THA theo nhiều khía cạnh và
cũng nhận thấy có sự khác nhau. Đã có rất
nhiều nghiên cứu về nhiều khía cạnh ở BN
THA. Kawada T. năm 2002 nghiên cứu mối
liên quan giữa chỉ số khối cơ thể với tiến triển,
tiên lượng ở BN THA cho thấy: BN không có
dư cân, béo phì thì HA dễ kiểm soát hơn, ít
biến chứng nguy hiểm(6). Coleman C. I. và cs
năm 2012 khảo sát BN THA đã đưa ra nhận
xét: sự lựa chọn loại thuốc dễ kiếm uống ít lần/
ngày, ít tác dụng không mong muốn sẽ giúp
người bệnh dễ tuân thủ điều trị hơn(2).
Nếu đánh giá kết quả điều trị dựa vào so
sánh giá trị trung bình chỉ số HA trước và sau
điều trị cũng đều nhận thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa. Mặc dù tỷ lệ % chỉ số HATT và HATTr
giảm sau điều trị không nhiều trong đó chỉ số
HATTr giảm nhiều hơn. Tuy vậy khi phân tích
chi tiết sự biến đỏi tỷ lệ BN dựa vào các mức
kiểm soát trước và sau điều trị lại nhận thấy
một kết quả tốt hơn. Tỷ lệ BN được kiểm soát
đạt mục tiêu trước và sua điều trị đều ổn định
(64,2% và 66,4%). Đặc biệt xuất hiện những BN
kiểm soát đạt mục tiêu từ những trường hợp
mà trước đây chưa đạt song cũng có một số BN
trước đây đã đạt mục tiêu kiểm soát HA thì sau
3 tháng lại chuyển sang chưa đạt mục tiêu. Như
vậy sự biến đổi của chỉ số HA cũng theo nhiều
phía bao gồm mức vẫn duy trì kiểm soát HA
đạt mục tiêu, chuyển từ không đạt mục tiêu và
có cả những trường hợp lại chuyển ngược lại từ
đã đạt đạt mục tiêu trước đây nay lại trở thành
không đạt mục tiêu. Diễn biến và kết quả trên
đây cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan. Có thể biện pháp điều trị
được áp dụng được đưa ra không phù hợp với
BN. Bên cạnh đó BN THA theo thời gian sẽ
xuất hiện kháng với thuốc điều trị, do vậy kết
quả điều trị theo nhiều chiều hướng cũng phù
hợp với lý thuyết cơ bản và logic của bệnh(3).
Nếu tính riêng rẽ mức độ kiểm soát HA của chỉ
số HATT và HATTr nhận thấy tỷ lệ đạt mục
tiêu kiểm soát ở mức cao (58,4% và 65,7%), tuy
vậy nếu tính chung cả 2 chỉ số thì tỷ lệ đạt mục
tiêu lại thấp hơn, tương ứng chỉ có 33,6%. Để
đánh giá kết quả điều trị dựa vào chỉ số HA thì
phải đáp ứng đồng thời cả HATT và HATTr.
Với cách tính đó thì tỷ lệ huyết áp đạt mục tiêu
điều trị chỉ ở mức thấp. Nhưng nếu mang so
sánh kết quả giữa 2 lần thì vẫn dễ dàng nhận
thấy kết quả sau điều trị tốt hơn. Tỷ lệ đạt mục
tiêu từ 42,1% đã tăng lên 67,3% có ý nghĩa
thống kê.
KẾT LUẬN
Theo dõi 137 BN THA được điều trị ngoại
trú sau 3 tháng có kết luận sau:
Bệnh nhân được sử dụng phối hợp thuốc
chiếm tỷ lệ cao (67,2%).
Số BN phân bố ở mức bình thường, THA
độ 1 tăng lên.
Giá trị trung bình chỉ số HA giảm có ý
nghĩa.
Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu: 66,4%.
Bệnh nhân tuân thủ điều trị có tỷ lệ đạt
kiểm soát HA mục tiêu cao hơn so với BN
tuân thủ chưa tốt.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 317
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Trường Sinh, Huỳnh Văn Minh, Trần Văn Huy
(2013), “Đánh giá hiệu quả của lercanidipine so với
amlodipine ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp
bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ”, Tạp chí Tim mạch
học Việt Nam, số 65, tr. 149-155.
2. Coleman C. I., Limone B., Sobieraj D. M. (2012), “Dosing
frequency and medication adherence in chronic disease”,
Journal of Managed Care Pharmacy, 18(7), pp. 527-529.
3. Đinh Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Lệ (2011), “Tỷ lệ
giảm độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp có rối
loạn lipid máu”, Tạp chí y học Tp. Hồ Chí Minh, số 1 (15), tr.
484 - 489.
4. Đôn Thị Thanh Thủy (2013), “Nghiên cứu thực trạng điều
trị tăng huyết áp nguyên phát tại bệnh viện cấp cứu Trưng
Vương”, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Học viện quân y.
5. Hà Thanh Yến Trang (2014), “Nghiên cứu sự biến đổi huyết
áp bằng máy đo huyết áp lưu động 24 giờ ở bệnh nhân tăng
huyết áp nguyên phát sau hai tuần điều trị”, Luận văn bác sĩ
chuyên khoa II, Học viện Quân y.
6. Kawada T. (2002), “Body mass index is a good predictor
of hypertension and hyperlipidemia in a rural Japanese
population”, Nature Publishing Group, pp. 725 - 729.
7. Trần Nam Hải (2015), “Khảo sát thực trạng kiểm soát huyết
áp và lipid máu ở bệnh nhân được khám và điều trj tại Bệnh
viện 7A - quân khu 7”, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Học
viện Quân y.
8. Trần Minh Trí, Huỳnh Văn Minh (2013), “Nghiên cứu tác
động của thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
(LOSARTAN) trên biến thiên nhịp tim theo phổ tần số ở
bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”, Tạp chí Tim mạch
học Việt Nam, số 65, tr. 81-90.
Ngày nhận bài báo: 06/02/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_dieu_tri_benh_nhan_tang_huyet_ap_sau_3_thang_theo_do.pdf