Kết quả điều trị 265 bệnh nhân tắc động mạch mạn tính chi dưới bằng can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Tài liệu Kết quả điều trị 265 bệnh nhân tắc động mạch mạn tính chi dưới bằng can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 298 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 265 BỆNH NHÂN TẮC ĐỘNG MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Lâm Văn Nút*, Nguyễn Đình Long Hải*, Lê Đức Tín*, Huỳnh Thanh Sơn*, Lê Kim Cao*, Trần Quyết Tiến* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới. Phương pháp: Hồi cứu mô tả hàng loạt các trường hợp được can thiệp từ 1/2012 đến 12/2015 tại khoa Phẫu thuật Mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Nghiên cứu có 265 bệnh nhân, được can thiệp 303 chi. Nam chiếm 68,7%, tuổi trung bình 74 ± 12,43. Đặt giá đỡ nội mạch chiếm 27,2%, nong bóng đơn thuần 32,8%; nong bóng phối hợp đặt giá đỡ nội mạch 40%. Can thiệp cả hai chi chiếm 14,3%, tầng chậu 35,5%, đùi - khoeo 36,2%, dưới gối 3%, tầng chậu – đùi khoeo 15,8%. Thời gian nằm viện trung bình là 4,7 ± 2,7 ngày. Thời gian can thiệp trung bình 137 47,4 phút. Biến chứng tắc mạch chiếm 4,2...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị 265 bệnh nhân tắc động mạch mạn tính chi dưới bằng can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 298 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 265 BỆNH NHÂN TẮC ĐỘNG MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Lâm Văn Nút*, Nguyễn Đình Long Hải*, Lê Đức Tín*, Huỳnh Thanh Sơn*, Lê Kim Cao*, Trần Quyết Tiến* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới. Phương pháp: Hồi cứu mô tả hàng loạt các trường hợp được can thiệp từ 1/2012 đến 12/2015 tại khoa Phẫu thuật Mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Nghiên cứu có 265 bệnh nhân, được can thiệp 303 chi. Nam chiếm 68,7%, tuổi trung bình 74 ± 12,43. Đặt giá đỡ nội mạch chiếm 27,2%, nong bóng đơn thuần 32,8%; nong bóng phối hợp đặt giá đỡ nội mạch 40%. Can thiệp cả hai chi chiếm 14,3%, tầng chậu 35,5%, đùi - khoeo 36,2%, dưới gối 3%, tầng chậu – đùi khoeo 15,8%. Thời gian nằm viện trung bình là 4,7 ± 2,7 ngày. Thời gian can thiệp trung bình 137 47,4 phút. Biến chứng tắc mạch chiếm 4,2%, tụ máu 3,8%, suy thận 1,1%, cắt cụt 3%. Kết quả thành công ngay sau can thiệp, ngắn hạn và trung hạn lần lượt là 93,6%, 94,8%, 95,2%. Kết luận: Can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính hai chi dưới là phương pháp ít xâm lấn, an toàn, hiệu quả, ít biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân hồi phục nhanh. Kết quả ngắn hạn và trung hạn đạt tỷ lệ thành công cao. Từ khóa: tắc động mạch mạn tính chi dưới ABSTRACT RESULTS OF 265 PATIENTS THE CHRONIC ARTERIAL OCCLUSION OF THE LOWER EXTREMITY BY ENDOVASCULAR INTERVENTION THERAPY IN CHORAY HOPITAL Lam Van Nut, Nguyen Đinh Long Hai, Le Đuc Tin, Huỳnh Thanh Son, Le Kim Cao, Tran Quyet Tien *Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 298 - 303 Objective: Evaluation of endovascular intervention therapy the results in chronic arterial occlusion of the lower extremity. Methods: Retrospective descriptive series of cases cured by endovascular intervention between January 2012 and December 2015. Results: The study has 265 patients with 303 limbs had intervention. We had counted 68.7% male rates, average ages 74 ± 12.43. Stent is replacement in intravascular accounted for 27.2%, balloon only 38.2%, the both is 40%. Endovascular intervention conducted in both legs accounted for 14.3%. Endovascular intervention iliac arteries accounted for 35.5%, both femoro - popliteal arteries is 36.2%, BTK intervention for 3% and iliac – fermo arteries intervention was 15.8%. The time of hospitalization average was 4.7 ± 2.7 days. The procedure times had 137 47.4 minutes. Thrombosis artery complications had got into 4.2%, hematoma 3.8%, renal failure 1.1% and amputation 3% in our research. Endovascular therapy had been technical successful in post- intervention, short- term and medium-term results of respectively 93.6%, 94.8% and 95.2%. Conclusions: The intervention endovascular therapy of chronic arterial occlusion of the lower extremity less *Khoa phẫu thuật mạch máu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Tác giả liên lạc: Lâm Văn Nút ĐT: 0918375624 Email: nutlamvan@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 299 invasive method which is safe, effective, fewer complications, shorter hospital stays and faster recovery of patients. Results of short-term and medium-term achieve a high success rate. Key words: the chronic arterial occlusion of the lower extremities. ĐẶT VẤN ĐỀ Tắc động mạch mạn tính chi dưới là bệnh lý thường gặp, bệnh thường diễn tiến âm thầm và không triệu chứng nên khi bệnh nhân đến khám và điều trị thường là ở giai đoạn muộn. Do đó việc điều trị bệnh tắc động mạch chi dưới thật sự là thách thức đối với phẫu thuật viên mạch máu. Theo thống kê, hiện nay ở Châu Âu và Bắc Mỹ có khoảng 27 triệu người bị mắc bệnh này. Tại Mỹ, theo nghiên cứu của John W. York và Spence M. Taylor (2010)(11) mỗi năm có hơn 10 triệu người mắc bệnh tắc động mạch chi dưới, trong đó bệnh nhân trên 70 tuổi chiếm tỉ lệ 14,5%. Mỗi năm có trên 100.000 bệnh nhân cần phải điều trị tái lưu thông mạch máu, trong đó cắt cụt chi chiếm tỉ lệ từ 1 đến 7% trong tất cả các trường hợp. Ở Việt Nam, thời gian gần đây bắt đầu áp dụng kỹ thuật can thiệp nội mạch trong điều trị tắc động mạch mãn tính chi dưới. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, năm 2012 khoa Phẫu thuật Mạch máu của chúng tôi đã bước đầu điều trị bệnh nhân tắc động mạch mãn chi dưới bằng can thiệp nội mạch: Nong tạo hình lòng mạch qua da (PTA: percutaneous transluminal angioplasty), đặt giá đỡ nội mạch (Stent) bước đầu cho kết quả khả quan. Số lượng bệnh nhân tắc động mạch mãn tính chi dưới đến điều trị bằng kỹ thuật này ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay tại nước ta vẫn còn ít công trình nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật can thiệp nội mạch. Do đó, mục tiêu đề tài nghiên cứu của chúng tôi là: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch trong điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt các trường hợp. Thời gian nghiên cứu Lấy mẫu từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2015, theo dõi đến tháng 02 năm 2016. Địa điểm nghiên cứu Bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả những trường hợp có bệnh tắc hẹp động mạch mạn tính chi dưới điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch tại khoa Phẫu thuật Mạch máu, bệnh viện Chợ Rẫy. Tiêu chuẩn loại trừ Phẫu thuật tái thông động mạch đơn thuần. Phẫu thuật kết hợp can thiệp nội mạch (hybrid). Đánh giá kết quả điều trị Đánh giá kết quả can thiệp dựa vào: lâm sàng và cận lâm sàng. Kết quả thành công khi: Bảng 1: Lâm sàng (phân loại Rutherford) Biến số Tăng ít nhất 1 độ Siêu âm Đường kính tái hẹp lòng < 70% ABI Tăng > 0,15 - Đánh giá kết quả can thiệp tại 3 thời điểm: 01 tháng, 12 tháng và 24 tháng. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Mẫu có 73 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh. Tuổi, giới và các yếu tố nguy cơ, bệnh phối hợp Bảng 2: Tuổi, giới và các yếu tố nguy cơ, bệnh phối hợp Biến số N (%) Trung bình Tuổi 265 (100%) 74 ± 12,43 (31 – 95) Nam 182 (68,7%) Nữ 83(31,3%) Hút thuốc lá 148 (55,8%) Tăng huyết áp 152 (57,2%) Đái tháo đường 59 (22,3%) RLCH lipid máu 111 (41,9%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 300 Biến số N (%) Trung bình NMCT 48 (18,1%) Bệnh mạch vành 36 (13,6%) Tai biến mạch máu não 18 (6,8%) Hẹp ĐM cảnh 41 (15,5%) Suy thận mạn 16 (6%) Suy tim 22 (8,3%) Xơ gan 5 (1,9%) Phân loại Rutherford và TASC II Bảng 3: Phân loại theo Rutherford và TASC II Giai đoạn Độ N (%) TASC II N (%) 0 0 0 (0%) A 0 (0%) I 1 (0%) B 27 (10,2%) 2 10 (3,8%) 3 51 (19,2%) C 125 (47,2%) II 4 69 (26%) III 5 67 (25,3%) D 113 (42,6%) IV 6 68 (25,7%) Tổng 265 (100%) 265 (100%) Mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ, bệnh phối hợp với triệu chứng lâm sàng Bảng 4: Tương quan giữa yếu tố nguy cơ, bệnh phối hợp với lâm sàng Biến số Đau cách hồi Thiếu máu chi nghiêm trọng Số trường hợp 62 (23,4%) 203 (76,6%) Hút thuốc lá 37 (14%) 111 (41,9%) Tăng huyết áp 24 (9,1%) 128 (48,3%) Đái tháo đường 7 (2,6%) 52 (19,6%) RLCH lipid máu 30 (11,3%) 81 (30,6%) Nhồi máu cơ tim 12 (4,5%) 36 (13,6%) Bệnh mạch vành 9 (3,4%) 27 (10,2%) Tai biến mạch máu não 5 (1,9%) 13 (4,9%) Hẹp ĐM cảnh 8 (3,3%) 33 (13,5%) Suy thận mạn 3 (1,1%) 13 (4,9%) Suy tim 3 (1,1%) 19 (7,2%) Xơ gan 1 (0,4%) 4 (1,5%) Mối tương quan giữa TASC II với triệu chứng lâm sàng Bảng 5: Mối tương quan giữa TASC II với triệu chứng lâm sàng Đau cách hồi Thiếu máu chi nghiêm trọng TASC II B 10 (3,8%) 17 (6,4%) C 31 (11,7%) 94 (35,5%) D 21 (7,9%) 92 (34,7%) Tổng (%) 62 (23,4%) 203 (76,6%) Mối tương quan giữa TASC II với phương pháp can thiệp Bảng 6: Mối tương quan giữa TASC II với phương pháp can thiệp Nong bóng Đặt giá đỡ Cả hai TASC II A 0 (0%) 0 (0%) 0(0%) B 5 (1,9%) 4 (1,5%) 22 (8,3%) C 30 (11,3%) 24 (9,1%) 109 (41,1%) D 52 (19,6%) 44 (16,6%) 85 (32,1%) Tổng 87 (32,8%) 72 (27,2%) 216 (81,5%) Chỉ số ABI Bảng 7: ABI trước và sau phẫu thuật ABI N X P ABI trước PT 265 0,3 ± 0,22 P<0,001 ABI sau PT 265 0,75 ± 0,20 KẾT QUẢ Phương pháp vô cảm Bảng 8: Phương pháp vô cảm Biến số N % Mê nội khí quản 37 14 Tê tuỷ sống 38 14,3 Tê tại chỗ 190 71,7 Tổng 265 100 Kháng đông Tất cả các trường hợp đều sử dụng heparin 50UI/kg cân nặng trong khi can thiệp và nhắc lại 1000UI và nhắc lại mỗi 3 giờ trong khi can thiệp. Sau can thiệp có thể duy trì heparin bằng bơm tiêm điện hoặc plavix hay aspirin bằng đường uống. Khi xuất viện bệnh nhân được tiếp tục sử dụng aspirin 81mg mỗi ngày. Phương pháp can thiệp nội mạch Bảng 9. Phương pháp can thiệp Biến số N % Nong bóng 87 32,8 Đặt giá đỡ 72 27,2 Nong + đặt giá đỡ 106 40 Tổng 265 100 Chi can thiệp Bảng 10. Chi can thiệp Biến số N % 1 chi 227 85,7 2 chi 38 14,3 Tổng 265 100 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 301 Tổng cộng có 303 chi can thiệp trong 265 bệnh nhân. Tầng can thiệp Bảng 11. Tầng can thiệp Biến số N % Tầng chậu 94 35,5 Tầng đùi khoeo 96 36,2 Tầng dưới gối 8 3 Chậu + đùi khoeo 42 15,8 Đùi khoeo + dưới gối 20 7,5 Chậu + đùi khoeo + dưới gối 2 0,8 Chậu + dưới gối 3 1,1 Tổng 265 100 Thời gian nằm viện Bảng 12. Thời gian can thiệp, thời gian nằm viện (N = 265) Biến số Trung bình Thời gian can thiệp (phút) 137 47,4 (30 – 300) Thời gian nằm viện (ngày) 4,7 2,7 (1- 20) Biến chứng can thiệp Bảng 13. Biến chứng can thiệp (N = 265) Biến số N % Tắc mạch 11 4,2 Tụ máu 10 3,8 Suy thận 3 1,1 Nhồi máu cơ tim 1 0,4 Cắt cụt 8 3 Tử vong 4 1,5 Dò động mạch 0 0 Giả phình 0 0 Thủng 0 0 Tổng 37 14 Kết quả can thiệp Bảng 14. Kết quả can thiệp Biến số Thành công Thất bại Sau can thiệp (n= 265) 93,6% (248) 6,4% (17) Ngắn hạn (n= 212) 94,8 (201) 5,2% (11) Trung hạn (n= 124) 95,2 (118) 4,8% (6) Bảng 15. Kết quả sau can thiệp theo tầng Biến số Thành công Thất bại Tầng chậu (n= 94) 97,9% (92) 2,1% (2) Tầng đùi khoeo (n= 96) 94,8 %(91) 5,2% (5) Tầng dưới gối (n= 8) 62,5 %(5) 37,5% (3) Thất bại sau can thiệp có 17 trường hợp: Tắc mạch có 11 trường hợp, trong đó 03 trường hợp phẫu thuật làm cầu nối có 01 trường hợp tử vong tại khoa ICU sau 3 tuần do viêm phổi bệnh viện; can thiệp lại 08 trường hợp bao gồm nong bóng và đặt giá đỡ nội mạch, trong đó thành công về mặt kỹ thuật có 06 trường hợp, không cải thiện 02 trường hợp nên tiếp tục điều trị nội khoa và theo dõi. Tụ máu vùng bẹn có 10 trường hợp, suy thận thoáng qua do thuốc cản quang 03 trường hợp; đây là những biến chứng nhẹ tự hồi phục. Nhồi máu cơ tim có 01 trường hợp, bệnh nhân được can thiệp mạch vành và xuất viện sau 02 tuần. Tử vong có 04 trường hợp, trong đó 02 trường hợp do nhồi máu cơ tim, 01 trường hợp viêm phổi suy hô hấp và 01 trường hợp chảy máu sau mổ. Cắt cụt có 08 trường hợp do can thiệp không hiệu quả. BÀN LUẬN Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tuổi trung bình là 74, nam gấp 3 lần nữ. Những bệnh nhân tắc động mạch mạn tính chi dưới liên quan trực tiếp với các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid. Trong 265 trường hợp tắc động mạch mạn tính chi dưới kết hợp với bệnh mạch vành như MNCT có 48 trường hợp (18%), hẹp mạch vành có 36 trường hợp (13,6%); BMMN 18 trường hợp (6,8%), hẹp động mạch cảnh 41 trường hợp (15.5%)(3, 4, 6). Bệnh nhân nhập viện thường giại muộn với triệu chứng lâm sàng thiếu máu chi nghiêm trọng đa số 203 trường hợp (76,6%), trong đó loét hoại tử ngón hay nặng hơn loét bàn chân hay cổ chân 135 trường hợp (51%); sang thương trên hình ảnh học chủ yếu TASC II C và D có 238 trường hợp (86%), TASC II B 27 trường hợp (14%), không có trường hợp nào là TASC II A. Theo khuyến cáo của hội SVS (Society of vascular surgery – Mỹ), sang thương TASC II A, B ưu tiên can thiệp nội mạch, đối với TASC II C có thể cân nhắc phẫu thuật hoặc can thiệp, những sang thương TASC II D nên phẫu thuật(9). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 302 Tuy nhiên, trong nhóm nghiên cứu này, bệnh nhân đều lớn tuổi, kết hợp nhiều bệnh nội khoa nặng, có nguy cơ cao nên không thể thực hiện phẫu thuật làm cầu nối. Do đó, chúng tôi ưu tiên chọn phương pháp can thiệp nội mạch cho nhóm bệnh nhân này và cho kết quả rất tốt. Đặc điểm can thiệp Can thiệp bằng phương pháp nong bóng 87 trường hợp (32,8%), đặt giá đỡ nội mạch 72 trường hợp (27,2%), kết hợp cả 2 có 106 trường hợp (40%). Chúng tôi can thiệp chủ yếu là tầng chậu và tầng đùi – khoeo với 257 trường hợp (97%). Tầng dưới gối can thiệp rất hạn chế chỉ 08 trường hợp (3%), nguyên nhân do dụng cụ còn thiếu như guide wire và catheter phù hợp để can thiệp động mạch chày – mác, từ 2015 đến nay chúng tôi bắt đầu can thiệp tầng dưới gối nhiều hơn. Tuy nhiên hiện nay can thiệp tầng dưới gối vẫn còn thách thức, chúng tôi cần cố gắng nhiều hơn trong thời gian tới để hoàn thiện ở tầng can thiệp dưới gối này. Thời gian can thiệp trung bình là 137 phút, thời gian nằm viện trung bình 4,7 ngày, so với các tác giả khác thời gian can thiệp và nằm viện của chúng tôi dài hơn như Hideaki Aihara và cs (2014)(5) thì thời gian can thiệp là 74 phút và thời gian nằm viện là 01 ngày. Hiện nay thời gian nằm viện của bệnh nhân tại khoa chúng tôi rút ngắn đáng kể còn khoảng 2 đến 3 ngày. Thời gian gần đây có nhiều tiến bộ đáng kể trong can thiệp nội mạch như dây dẫn (guide wire) nhiều kích cỡ 0,035; 0,018; 0,014 có thể đi trong lòng động mạch hoặc dưới lớp nội mạc; Catheter trượt hỗ trợ guide wire hay Quick cross; Dụng cụ cắt nội mạc như The Silverhawk, Jet Stream device sử dụng guide wire 0,014 dùng để cắt nội mạc động mạch đùi và động mạch tầng dưới gối; Bóng hoặc Stent có phủ thuốc; Siêu âm nội mạch trong lúc can thiệp. Tất cả những yếu tố trên giúp cho quá trình can thiệp trở nên an toàn và hiệu quả hơn(1,2,7). Biến chứng can thiệp Biến chứng chung sau can thiệp 37 trường hợp chiếm tỷ lệ 14%. Trong đó có 11 trường hợp tắc mạch phải phẫu thuật bắt cầu 03 trường hợp, can thiệp lại 08 trường hợp cho kết quả thành công về mặt kỹ thuật được 06 trường hợp; biến chứng tử vong 04 trường hợp (1,5%), cắt cụt 08 trường hợp (3%). Theo nghiên cứu Brian G. DeRubertis và cs (2007)(4) với 1000 chi can thiệp trong 730 bệnh nhân tắc động mạch mạn tính chi dưới được can thiệp từ năm 2001 đến 2006, biến chứng sau 30 ngày bao gồm tử vong 0,5%, tụ máu vùng bẹn 5%, giả phình động mạch 3,4%, suy thận 2%, cắt cụt 0,5%. Báo cáo của Hideaki Aihara và cs (2014)(5) trong 190 trường hợp can thiệp tầng chủ - chậu từ năm 2005 đến 2009, biến chứng chung được ghi nhận là 6,3%, tắc mạch sau can thiệp chuyển mổ mở làm cầu nối 1,1%, tụ máu vùng bẹn 1,1%, suy thận 1,6%, chảy máu cần truyền máu 2,1%, tai biến mạch máu não 0,5%. Như vậy, so với các tác giả thì biến chứng sau can thiệp của chúng tôi còn cao hơn. Đánh giá kết quả Kết quả thành công về mặt kỹ thuật sau can thiệp là 93,6%, trong đó thành công tầng chậu là 97,9%, tầng đùi - khoeo 94,8%, tầng dưới gối 62,5%. Theo M. Schillinger and E. Minar (2007)(8) trong thử nghiệm CRISP-US có 101 trường hợp tắc động mạch chậu được đặt stent tự bung Nitinol, thành công về mặt kỹ thuật là 98%, sau 12 tháng tỉ lệ tái hẹp là 5%. Trong nghiên cứu Hideaki Aihara và cs (2014)(5), trong 190 trường hợp tắc động mạch chủ chậu được can thiệp nội mạch thì tỉ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 99,5%, thành công tại thời điểm 1 năm và 5 năm lần lượt là 87% và 73%. Ehrin J. Armstrong và cs (2014)(3) nghiên cứu can thiệp tắc động mạch mạn tính tầng đùi khoeo đoạn rất dài cho 254 bệnh nhân trong giai đoạn 2006 – 2011, tỉ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 98%, theo dõi sau 1 năm tỉ lệ thành công là 75%. Báo cáo Rosemarie Met và cs (2010)(10) trong 26 trường hợp có tình trạng thiếu máu chi nghiêm trọng do tắc động mạch chày với tổn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 303 thương dài được can thiệp nội mạch từ năm 2006 – 2009, tỉ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 88% và biến chứng có 4 trường hợp. Chúng tôi nhận thấy rằng tỉ lệ thành công về mặt kỹ thuật trong nghiên cứu này thấp hơn so với các tác giả khác. Kháng đông Brian G. DeRubertis và cs (2007)(4) báo cáo kết quả can thiệp nội mạch 1000 chi trên 730 bệnh nhân tắc động mạch mạn tính chi dưới. Heparin được sử dụng 100UI/kg ngay sau khi đặt sheath, aspirin được sử dụng cho tất cả các trường hợp. Đối với bệnh nhân đặt stent hoặc cắt nội mạc thì liều dùng nạp Plavix 450mg tại đơn vị săn sóc hậu phẫu, sau đó 75mg/ngày liên tục trong 30 ngày. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 265 trường hợp tắc động mạch mạn tính chi dưới được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch, chúng tôi có kết luận sau: Bệnh nhân với đa số là nam giới, lớn tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ và bệnh phối hợp. Bệnh có biểu hiện lâm sàng nặng với triệu chứng thiếu máu chi nghiêm trọng, TASC II C, D chiếm ưu thế. Can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính hai chi dưới là phương pháp ít xâm lấn, an toàn, hiệu quả, ít biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân hồi phục nhanh. Kết quả sau can thiệp, ngắn hạn và trung hạn đạt tỷ lệ thành công cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brodmann M, Zeller T, et al. (2015), "CRT-321 Passeo-18 Lux Drug Releasing Balloon: 12-month Update From The Biolux P- I And Biolux P-II Studies And The Biolux P-III All-comers Study Design", JACC: Cardiovascular Interventions, 8 (2), S2. 2. Brandão JF, Mansilha A (2012), "Below the Knee Techniques: Now and Then", Angioplasty, Various Techniques and Challenges in Treatment of Congenital and Acquired Vascular Stenoses, InTech, Europe, Chap 3, 41-58. 3. DeAllie CH, Mitran EV, Walker CM, and Patlola RR (2008), "Critical limb ischemia", Textbook of Peripheral Vascular Interventions (2 ed.), INFORMA UK, UK, 639 - 646. 4. DeRubertis BG, Faries PL, et al. (2007), "Shifting paradigms in the treatment of lower extremity vascular disease: a report of 1000 percutaneous interventions", Ann Surg, 246 (3), 415-422; discussion 422-414. 5. Hideaki Aihara YS, Suzuki OI, et al. (2014), "Long-Term Outcomes of Endovascular Therapy for Aortoiliac Bifurcation Lesions in the Real-AI Registry", J endovasc ther, 21, 25 - 33. 6. Judith G, Regensteiner WRH, Coll JR, et al. (2008), "The impact of peripheral arterial disease on health-related quality of life in the Peripheral Arterial Disease Awareness, Risk, and Treatment: New Resourcesfor Survival (PARTNERS) Program", Vascular Medicine, 13, 15 - 24. 7. Jaff MR CJW, Hiatt WR (2015), "An Update on Methods for Revascularization and Expansion of the TASC Lesion Classification to Include Below-the-Knee Arteries: A Supplement to the Inter-Society Consensus for the Management of Peripheral Arterial Disease (TASC II)", Journal of Endovascular Therapy, 657-571. 8. Minar MS aE (2007), "Endovascular stent implantation for treatment of peripheral artery disease", European Journal of Clinical Investigation, 37, 165– 170. 9. Overhagen H, Van SS, Tsetis D (2013), "CIRSE standards of practice guidelines: Below-the-knee Interventions ", Cardiovasc Intervent Radiol, 36, 302-311. 10. Rosemarie Met M, Bipat S (2010), "Always Contact a Vascular Interventional Specialist Before Amputating a Patient with Critical Limb Ischemia", Cardiovasc Intervent Radiol, 33(3), 469– 474. 11. Taylor JW YSM (2010), "Lower Extremity Arterial Disease: Decision Making and Medical Treatment", Rutherford's Vascular Surgery, 7ed, 2, Chap 104, 1593 - 1612. Ngày nhận bài báo: 24/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_dieu_tri_265_benh_nhan_tac_dong_mach_man_tinh_chi_du.pdf
Tài liệu liên quan