Kết quả đánh giá sàng lọc trẻ khuyết tật phát triển tại Hải Phòng

Tài liệu Kết quả đánh giá sàng lọc trẻ khuyết tật phát triển tại Hải Phòng: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0219 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 17-24 This paper is available online at KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SÀNG LỌC TRẺ KHUYẾT TẬT PHÁT TRIỂN TẠI HẢI PHÒNG Trần Thị Minh Thành1, Trịnh Ngọc Toàn2, Hoàng Thị Liên2 1Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Trường Trung cấp Chuyên nghiệp Hải Phòng Tóm tắt. Nghiên cứu đã sử dụng Bảng hỏi dành cho giáo viên, Bảng kiểm phát triển, M-Chat-R, bảng kiểm ADHD để đánh giá sàng lọc trẻ khuyết tật ở 6 trường mầm non công lập và 2 trường mầm non tư thục tại thành phố Hải Phòng. Kết quả cho thấy, tỉ lệ trẻ được nghi ngờ có vấn đề về phát triển là 2,87%, trong đó trẻ thuộc phổ tự kỉ (ASD) là 1,1%, trẻ chậm phát triển (CPT) là 1,64% và trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) và 0,13%. Từ khóa: Đánh giá sàng lọc, chậm phát triển, rối loạn phổ tự kỉ, ADHD, bảng kiểm phát triển. 1. Mở đầu Trẻ em có rối loạn phát triển dường như ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Vấn đề...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả đánh giá sàng lọc trẻ khuyết tật phát triển tại Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0219 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 17-24 This paper is available online at KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SÀNG LỌC TRẺ KHUYẾT TẬT PHÁT TRIỂN TẠI HẢI PHÒNG Trần Thị Minh Thành1, Trịnh Ngọc Toàn2, Hoàng Thị Liên2 1Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Trường Trung cấp Chuyên nghiệp Hải Phòng Tóm tắt. Nghiên cứu đã sử dụng Bảng hỏi dành cho giáo viên, Bảng kiểm phát triển, M-Chat-R, bảng kiểm ADHD để đánh giá sàng lọc trẻ khuyết tật ở 6 trường mầm non công lập và 2 trường mầm non tư thục tại thành phố Hải Phòng. Kết quả cho thấy, tỉ lệ trẻ được nghi ngờ có vấn đề về phát triển là 2,87%, trong đó trẻ thuộc phổ tự kỉ (ASD) là 1,1%, trẻ chậm phát triển (CPT) là 1,64% và trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) và 0,13%. Từ khóa: Đánh giá sàng lọc, chậm phát triển, rối loạn phổ tự kỉ, ADHD, bảng kiểm phát triển. 1. Mở đầu Trẻ em có rối loạn phát triển dường như ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Vấn đề đánh giá và can thiệp cho những trẻ em này đang là một thách thức đối với các nhà tâm lí - giáo dục và các chuyên gia y tế ở nước ta. Đánh giá là việc làm cần thiết trong can thiệp sớm và giáo dục trẻ có vấn đề về phát triển. Để can thiệp kịp thời và hiệu quả thì việc phát hiện sớm đóng vai trò quan trọng. Kiểm tra sàng lọc sớm đối với việc phát hiện khuyết tật phát triển được cho là một phương pháp nhận diện tức thời những trẻ cần được sự chú ý đặc biệt để giúp trẻ phát triển tối đa [5]. Nhiều nước phát triển trên thế giới đã đưa ra những văn bản, đạo luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong đó có những đạo luật về khám sàng lọc sức khỏe (thể chất và tâm thần) theo định kì. Kiểm tra sàng lọc phát triển là sự đo lường các kĩ năng một cách khái quát và nhanh chóng. Mục đích là để nhận diện những trẻ cần có sự đánh giá kĩ hơn. Kiểm tra sàng lọc có thể thực hiện bằng một trong hai cách sau, hoặc là dùng bảng câu hỏi dành cho cha mẹ hoặc người chăm sóc để thu thập thông tin về các mốc phát triển của trẻ hoặc kiểm tra trực tiếp trẻ (chuyên gia về sức khỏe hoặc chuyên gia tâm lí, giáo dục sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp) [2]. Kiểm tra sàng lọc chỉ có ý nghĩa là nhận diện những trẻ có thể có vấn đề về phát triển chứ không có ý nghĩa trong việc xác định dạng khuyết tật, mức độ hay nguyên nhân của khuyết tật. Ở nước ta, trẻ em luôn được đặt ở vị trí trung tâm của các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề kiểm tra sự phát triển trẻ em đã được đặt ra và đang được quan tâm trong cả nghiên cứu lẫn thực tiễn. Đã đến lúc các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em một cách đầy đủ, Ngày nhận bài: 15/8/2015. Ngày nhận đăng: 20/10/2015. Liên hệ: Trần Thị Minh Thành, e-mail: thanhttm@hnue.edu.vn 17 Trần Thị Minh Thành, Trịnh Ngọc Toàn và Hoàng Thị Liên hệ thống và có chất lượng nên được phát triển ở nước ta. Đặc biệt việc phát hiện sớm vấn đề phát triển của trẻ để có phương pháp hỗ trợ trẻ tốt nhất trong quá trình chăm sóc và giáo dục. Hải Phòng là một thành phố lớn, có tốc độ đô thị hóa cao cùng với sự gia tăng tỉ lệ trẻ có khuyết tật phát triển. Nghiên cứu này nhằm bước đầu chỉ ra tỉ lệ trẻ em có vấn đề về phát triển trong một số trường mầm non ở khu vực nội thành, nội thị của Tp. Hải Phòng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Sàng lọc trẻ có vấn đề về phát triển trong các trường mầm non, trong đó chỉ ra được tỉ lệ trẻ có vấn đề về phát triển như rối loạn phổ tự kỉ (ASD), tăng động giảm chú ý (ADHD), chậm phát triển (CPT). - So sánh tỉ lệ trẻ có vấn đề về phát triển trong trường công lập và tư thục. 2.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Trẻ từ 1 đến 6 tuổi đang học ở 6 trường mầm non công lập và 2 trường tư thục tại thành phố Hải Phòng. - Thời gian nghiên cứu: Tháng 8/2015 – tháng 9/2015. 2.2.2. Công cụ đánh giá * Bảng kiểm phát triển trẻ em Việt Nam: Bảng kiểm này được Giáo sư Hozumi Araki và các cộng sự (trường ĐH Ritsumeikan – Nhật Bản) phối hợp với các cán bộ, giảng viên trường ĐHSP Hà Nội xây dựng và hoàn thiện năm 2011 [1]. Mục đích của bảng kiểm là sàng lọc, phát hiện những trẻ gặp khó khăn trong quá trình phát triển. Bảng kiểm tập trung vào các đặc trưng của mỗi giai đoạn trẻ sản sinh năng lực phát triển mới: 10 tháng tuổi; 1 tuổi rưỡi; 2-3 tuổi; 4 tuổi và 5- 6 tuổi. Bảng kiểm gồm 4 phiếu kiểm tra tương ứng với 4 giai đoạn phát triển nêu trên. Mỗi phiếu bảng kiểm đều có 3 giai đoạn, kiểm tra các đặc trưng phát triển ở mỗi một giai đoạn để từ đó sẽ đánh giá được thời kì phát triển của trẻ. Nội dung kiểm tra của bảng kiểm tập trung vào các lĩnh vực: Vận động thô, Vận động tinh, Nhận thức, Ngôn ngữ. Bảng kiểm cũng được sử dụng để cung cấp thực trạng của trẻ và từ đó đưa ra các phương pháp hỗ trợ, chăm sóc và giáo dục tương ứng với sự phát triển đó của trẻ. * Bảng sàng lọc trẻ có rối loạn phổ tự kỉ M-CHAT- R (Diana Robins, 2009) [6]. Bảng kiểm này gồm 20 mục hỏi về những biểu hiện thường xuyên của trẻ ở các lĩnh vực ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội của trẻ. Tính 1 điểm cho mỗi mục phù hợp. Cách xác định nguy cơ có rối loạn phổ tự kỉ như sau: 0-2 điểm: nguy cơ thấp; 3-7 điểm: nguy cơ trung bình; 8-20 điểm: nguy cơ cao. Trong nghiên cứu này chỉ tính những trẻ có điểm thuộc nhóm nguy cơ từ trung bình đến cao (3-20 điểm). * Phiếu khảo sát dành cho giáo viên: do nhóm nghiên cứu tự xây dựng. Phiếu gồm 15 câu hỏi tập trung vào các biểu hiện khó khăn về nhận thức, ngôn ngữ, xã hội và hành vi. Phiếu hỏi này giúp giáo viên sàng lọc bước đầu những trẻ có những dấu hiệu chậm phát 18 Kết quả đánh giá sàng lọc trẻ khuyết tật phát triển tại Hải Phòng triển hơn so với các bạn trong lớp hoặc có những vấn đề về hành vi. * Bảng kiểm tăng động giảm chú ý (AD/HD): Bảng này mô tả các biểu hiện hành vi của trẻ ở các dạng tăng động, giảm chú ý và dạng kết hợp. 2.2.3. Tiến trình thực hiện * Chọn mẫu nghiên cứu: - Trường công lập: Chọn 6 trường mầm non điểm của 5 quận, huyện gần trung tâm thành phố. - Trường tư thục: Chọn 2 trường tư thục lớn của Quận Hồng Bàng và quận Hải An. Tổng số trẻ của 8 trường là: 2989 trẻ. Trong đó, số trẻ ở 6 trường công lập là 2575 trẻ; ở 2 trường tư thục là 414 trẻ. * Tiến hành sàng lọc: - Giáo viên sàng lọc bước đầu với công cụ hỗ trợ là phiếu khảo sát. Những trẻ có biểu hiện chậm phát triển hoặc có vấn đề về hành vi được chọn ra để kiểm tra trực tiếp bằng bảng kiểm. - Nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá cá nhân những trẻ được sàng lọc bước đầu, sử dụng Bảng kiểm phát triển, M-Chat-R và Bảng kiểm ADHD. Việc đánh giá được tiến hành theo hình thức cá nhân, thời gian đánh giá mỗi trẻ khoảng 45 – 60 phút. - Xử lí số liệu: kết quả đánh giá được xử lí bằng thống kê toán học và phần mềm SPSS 21.0. 19 Trần Thị Minh Thành, Trịnh Ngọc Toàn và Hoàng Thị Liên 2.2.4. Kết quả nghiên cứu Số lượng trẻ mầm non được sàng lọc Qua phiếu khảo sát, các giáo viên đã sàng lọc 119 trẻ trong tổng số 2.989 trẻ vào nhóm nghi ngờ có vấn đề về phát triển. Bảng 1. Tỉ lệ trẻ nam – nữ trong nhóm đối tượng Giới tính Số lượng Tỉ lệ (%) Trai 95 79,8 Gái 24 20,2 Tổng 119 100,0 Như vậy, trẻ trai chiếm 79,8%, trẻ gái chiếm 20,2% tổng số trẻ được đánh giá. Tỉ lệ giữa trẻ trai và trẻ gái là 3,95:1. Có thể thấy, ở lứa tuổi mầm non, trẻ trai được nghi ngờ có vấn đề về phát triển nhiều hơn hẳn so với trẻ gái. Bảng 2. Tỉ lệ giữa các nhóm tuổi Nhóm tuổi Tần suất Phần trăm Phần trămhiệu lực Cumulative Percent 1. (12-24 tháng) 2 1,7 1,7 1,7 2. (25-36 tháng) 23 19,3 19,3 21,0 3. (37-48 tháng) 40 33,6 33,6 54,6 4. (49 – 60 tháng) 37 31,1 31,1 85,7 5. (61 – 72 tháng) 17 14,3 14,3 100,0 Tổng 119 100,0 100,0 Bảng trên cho thấy, nhóm tuổi 12-24 tháng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất so với các nhóm tuổi khác (1,7%). Nhóm tuổi 37-48 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất (33,6%), tiếp đến là nhóm tuổi 49 – 60 tháng (31,1%). Đứng ở vị trí thứ 3 là nhóm 25-36 tháng (19,3%), nhóm 61-72 tháng đứng gần cuối cùng (14,3%). Như vậy, đa số trẻ được phát hiện có những biểu hiện bất thường về phát triển và hành vi nằm trong độ tuổi 3 - 5 tuổi. Độ tuổi trung bình của nhóm mẫu là 47, 65 tháng (M= 47, 65; SD = 11.58), tuổi thấp nhất là 22 tháng (1 tuổi 10 tháng), cao nhất là 72 tháng (6 tuổi). Bảng 3. Số lượng trẻ được sàng lọc ở các trường mầm non Loại hình Số lượng Tỉ lệ (%) Công lập 91 76,5 Tư thục 28 23,5 Tổng 119 100,0 Tổng số trẻ được sàng lọc là 119 trẻ, trong đó trẻ ở trường công lập chiếm 76,5%, trường tư thục chiếm 23,5%. 20 Kết quả đánh giá sàng lọc trẻ khuyết tật phát triển tại Hải Phòng Tỉ lệ trẻ có nguy cơ chậm phát triển, rối loạn phổ tự kỉ và ADHD trên địa bàn nghiên cứu Bảng 4. Tỉ lệ trẻ được sàng lọc so với tổng số trẻ ở các trường Tổng Số trẻ Công lập Tư thục Tổng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) ASD 26 0,87 7 1,69 33 1,10 CPT 39 1,30 10 2,42 49 1,64 ADHD 2 0,08 2 0,48 4 0,13 Số trẻ có vấn đề 67 2,60 19 4,59 86 2,87 Bình thường 24 0,93 9 2,17 33 1,1 Số trẻ được kiểm tra 91 3,53 28 6,76 119 3,98 Số trẻ không cần kiểm tra 2484 96,47 386 93,24 2870 96,02 Tổng số trẻ 2575 100,0 414 100,0 2989 100,0 Bảng trên cho thấy, trong tổng số 2.989 trẻ của 8 trường mầm non công lập và tư thục có 119 trẻ (chiếm 3,98%) được sàng lọc vào nhóm nguy cơ. Trong đó: Tỉ lệ trẻ nghi ngờ có vấn đề là 2,87%, trong đó, tỉ lệ ở trường công thấp hơn trường tư thục (2,60% so với 4,59%). Tỉ lệ trẻ có nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỉ trong địa bàn nghiên cứu là 1,10%. Tỉ lệ trẻ ở trường công lập là 1,3%, ở trường tư thục là 1,69%. Tỉ lệ trẻ có nguy cơ chậm phát triển so với tổng số trẻ là 1,64%, trong đó ở trường công lập là 1,28%, trường tư thục là 2,42%. Tỉ lệ trẻ có nghi ngờ ADHD so với tổng số trẻ là 0,13%, trong đó trường công lập có tỉ lệ là 0,08% và trường tư là 0,48%. * Tỉ lệ trẻ nghi ngờ thuộc các nhóm khuyết tật phát triển Biểu đồ 1. Tỉ lệ trẻ được sàng lọc có nghi ngờ ở các dạng khuyết tật phát triển 21 Trần Thị Minh Thành, Trịnh Ngọc Toàn và Hoàng Thị Liên Sử dụng Bảng kiểm phát triển và các bảng kiểm rối loạn phổ tự kỉ, ADHD để đánh giá sàng lọc trên 119 trẻ ở các trường mầm non công lập và tư thục, chúng tôi thu được kết quả như trong Biểu đồ 1. Như vậy, trong số 119 trẻ được sàng lọc bước đầu có 27,7% trẻ phát triển bình thường, còn lại là các trẻ có vấn đề về phát triển. Trong đó, 27,7% trẻ có nguy cơ rối loạn phổ tự kỉ, 41,2% có nguy cơ chậm phát triển, 3,4% thuộc nhóm nghi ngờ có hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). * Tỉ lệ trẻ có nguy cơ khuyết tật phát triển theo giới tính Biểu đồ 2. Tỉ lệ trẻ có nguy cơ khuyết tật phát triển theo giới tính Biểu đồ trên cho thấy, tỉ lệ trẻ trai có nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỉ và chậm phát triển cao hơn ở trẻ gái. Trong tổng số 119 trẻ được sàng lọc bằng M-Chat – R và bảng kiểm phát triển có 32,63% là trẻ trai, 25,0% là trẻ gái có nguy cơ bị tự kỉ; 40,0% trẻ trai và 29,17% trẻ gái có biểu hiện chậm phát triển (ở một hoặc nhiều lĩnh vực: vận động tinh, vận động thô, nhận thức, ngôn ngữ). Trong khi đó, có 3,16% trẻ trai và 4,17% trẻ gái có dấu hiệu của hội chứng tăng động giảm chú ý. * Tỉ lệ trẻ có vấn đề về phát triển theo độ tuổi Theo Bảng 5, tỉ lệ trẻ có nguy cơ CPT và ASD ở nhóm 1 (12 – 24 tháng) cân bằng nhau (50%), không có trẻ nào ở nhóm ADHD và bình thường. Nhóm 2 (25-36 tháng): Tỉ lệ trẻ ASD là 39,1%, tỉ lệ trẻ CPT là 56,5%, không có trẻ nào thuộc ADHD. Nhóm 3 (37-48 tháng): Tỉ lệ trẻ ASD là 15,0%, trẻ CPT là 27,5%, trẻ ADHD là 2,5%, trẻ bình thường là 55,0%. Nhóm 4 (49 – 60 tháng): Tỉ lệ trẻ ASD là 35,1%, trẻ CPT là 37,8%, trẻ ADHD là 8,1%, trẻ bình thường là 18,9%. Nhóm 5 (61-72 tháng): Tỉ lệ trẻ ASD là 23,5%, trẻ CPT là 58,8%, trẻ ADHD là 0% và bình thường là 17,6%. Như vậy, tỉ lệ trẻ CPT luôn cao hơn tỉ lệ trẻ ASD và ADHD ở tất cả các nhóm tuổi trừ nhóm 1. Tỉ lệ trẻ ASD ở nhóm 4 gần tương đương với trẻ CPT. 22 Kết quả đánh giá sàng lọc trẻ khuyết tật phát triển tại Hải Phòng Bảng 5. Bảng chéo kết quả đánh giá sàng lọc và nhóm tuổi Kết quả sàng lọc Tổng Bình thường ASD CPT ADHD Nhóm tuổi 1 Count 0 1 1 0 2 % within nhomtuoi 0% 50,0% 50,0% 0% 100,0% 2 Count 1 9 13 0 23 % within nhomtuoi 4,3% 39,1% 56,5% 0% 100,0% 3 Count 22 6 11 1 40 % within nhomtuoi 55,0% 15,0% 27,5% 2,5% 100,0% 4 Count 7 13 14 3 37 % within nhomtuoi 18,9% 35,1% 37,8% 8,1% 100,0% 5 Count 3 4 10 0 17 % within nhomtuoi 17,6% 23,5% 58,8% 0% 100,0% Tổng Count 33 33 49 4 119 % within nhomtuoi 27,7% 27,7% 41,2% 3,4% 100,0% 3. Kết luận - Sau sàng lọc tổng quát 2,989 trẻ em, đánh giá bằng Bảng kiểm phát triển, M-CHAT-R và Bảng kiểm ADHD cho 119 trẻ, có 33 trẻ (27,7%) có sự phát triển bình thường, 33 trẻ (27,7%) có nguy cơ rối loạn phổ tự kỉ (mức trung bình – cao), 49 trẻ (41,2%) có nguy cơ chậm phát triển và 4 trẻ (3,4%) có hội chứng ADHD. - Tỉ lệ trẻ có nguy cơ thuộc phổ tự kỉ là 1,1%, trường công thấp hơn trường tư. Theo nghiên cứu, tỉ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỉ của Mỹ năm 2009 là 0,91% [3]. Điều này cho thấy số liệu nghiên cứu này khá tương đồng với nghiên cứu tỉ lệ trẻ ASD ở Mỹ. - Tỉ lệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ chậm phát triển là 1,64%, trong đó tỉ lệ trẻ ở trường công thấp hơn trường tư thục. - Tỉ lệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ ADHD so với tổng số trẻ là 0,13%, trong đó trường công lập có tỉ lệ thấp hơn trường tư thục. - Trong số 119 trẻ được sàng lọc bước đầu có 27,7% trẻ phát triển bình thường, còn lại là các trẻ có vấn đề về phát triển. Trong đó, 27,7% trẻ có nguy cơ rối loạn phổ tự kỉ, 41,2% có nguy cơ chậm phát triển, 3,4% thuộc nhóm nghi ngờ có hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). - Tỉ lệ trẻ trai có nguy cơ có vấn đề về phát triển cao hơn trẻ gái. - Trẻ có nguy cơ có vấn đề về phát triển có thể được phát hiện ở mọi độ tuổi từ 1 tuổi – 6 tuổi, trong đó độ tuổi 3-4 tuổi và 4-5 tuổi có số lượng nhiều nhất. Như vậy, tỉ lệ trẻ có vấn đề về phát triển qua khảo sát các trường mầm non ở Hải Phòng khá cao. Số trẻ chậm phát triển đông nhất, sau đó là rối loạn phổ tự kỉ và cuối cùng là trẻ tăng động giảm chú ý. Theo kết quả nghiên cứu dự báo, tỉ lệ trẻ khuyết tật phát triển, đặc biệt là trẻ có rối loạn phổ tự kỉ ngày càng gia tăng. Vì vậy việc xây dựng một hệ thống phát hiện sớm, can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là vô cùng cần thiết đối với các tỉnh thành nói chung và Hải Phòng nói riêng. 23 Trần Thị Minh Thành, Trịnh Ngọc Toàn và Hoàng Thị Liên TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hozumi Araki và cộng sự, 2012. Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bảng kiểm phát triển trẻ em Việt Nam. [2] Trần Thị Minh Thành, 2014. Nghiên cứu hệ thống sàng lọc, đánh giá phát triển và tư vấn trẻ em chậm phát triển dưới 6 tuổi. Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Mã số: B2010-17-259. [3] Nguyen Thi Hoang Yen, 2010. Research on families having children with developmental disorder in East Asia. Proceeding of the 21st Annual Meeting of The Japan Society of Development Psychology. [4] Nguyễn Thị Hoàng Yến (CNĐT), 2014. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước «Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn 2011 – 2020». Hà Nội, 2014. [5] Donald B.Bailey, Jr. Mark Wolery, 1989. Assessing infants and preschoolers with handicaps. Merrill Publishing company. [6] Diana Robins, et al., 2009. Modified Checklist for Autism in Toddler. Rivised (M-CHAT-R), www.mchat.org. ABSTRACT Screening children with developmental disabilities in Hai Phong The research has already used the Questionaire for teachers, M-Chat-R (Modified Checklist for Autism in Toddlers, Revised) and ADHD (Attention - Deficit Hyperactivity Disorder) to evaluate and select the disabled children at 6 public preschools and 02 private preschools in Hai Phong city. The result has demonstrated that 2.87% of children has some problems of development, 1.1% of which is for the children of autism spectrum disorder (ASD), 1.64% of which is for the developmental delays and 0.13% of which is for the children of attention - deficit hyperactivity disorder (ADHD). Keywords: Screeing, developmental delay, autism spectrum disorder, ADHD, M-Chat-R. 24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3707_ttmthanh_toan_lien_3097_2178474.pdf
Tài liệu liên quan