Tài liệu Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống ngô ngọt nhập nội phục vụ cho công tác chọn tạo giống mới: 3Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
1 Trung tâm Tài nguyên thực vật
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NGỌT NHẬP NỘI PHỤC VỤ
CHO CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG MỚI
Hoàng Thị Lan Hương1, Lê Khả Tường1,
Đặng Thị Trang1, Lê Tuấn Phong1, Vũ Văn Tùng1
TÓM TẮT
Nhập nội giống cây trồng là một trong những phương pháp quan trọng để mở rộng nền di truyền trong nước.
Trên cơ sở đó, 13 giống ngô ngọt nhập nội từ Trung Quốc được nghiên cứu, đánh giá đặc điểm nông sinh học trong
vụ Thu Đông năm 2015 và Xuân Hè năm 2016 tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, An Khánh - Hoài Đức - Hà Nội.
Kết quả bước đầu đã xác định được 05 giống ngô (04N01, 04N08, 08N04, 08N05, 14N50) có triển vọng với thời
gian sinh trưởng ngắn, phát triển tốt, đường kính thân to, ít bị đổ gãy; có chiều cao cây và chiều cao đóng bắp tương
đối phù hợp, khả năng chống chịu tốt và năng suất thực thu tươi cao (từ 47,8 - 57,6 tạ/ha), cao hơn so với giống đối
chứng tron...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống ngô ngọt nhập nội phục vụ cho công tác chọn tạo giống mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
1 Trung tâm Tài nguyên thực vật
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NGỌT NHẬP NỘI PHỤC VỤ
CHO CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG MỚI
Hoàng Thị Lan Hương1, Lê Khả Tường1,
Đặng Thị Trang1, Lê Tuấn Phong1, Vũ Văn Tùng1
TÓM TẮT
Nhập nội giống cây trồng là một trong những phương pháp quan trọng để mở rộng nền di truyền trong nước.
Trên cơ sở đó, 13 giống ngô ngọt nhập nội từ Trung Quốc được nghiên cứu, đánh giá đặc điểm nông sinh học trong
vụ Thu Đông năm 2015 và Xuân Hè năm 2016 tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, An Khánh - Hoài Đức - Hà Nội.
Kết quả bước đầu đã xác định được 05 giống ngô (04N01, 04N08, 08N04, 08N05, 14N50) có triển vọng với thời
gian sinh trưởng ngắn, phát triển tốt, đường kính thân to, ít bị đổ gãy; có chiều cao cây và chiều cao đóng bắp tương
đối phù hợp, khả năng chống chịu tốt và năng suất thực thu tươi cao (từ 47,8 - 57,6 tạ/ha), cao hơn so với giống đối
chứng trong thí nghiệm là Sugar 75 (46,2 tạ/ha).
Từ khóa: Giống ngô ngọt, năng suất, thời gian sinh trưởng, chống chịu
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngô đường (Zea mays L.) đôi khi gọi theo biến
chủng là Zea mays L. var. rugosa (hoặc saccharata) là
cây hàng năm, họ hòa thảo, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20
(Tracy W.F, 1996) thuộc nhóm ngô thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng tinh bột nội nhũ
khoảng 25 - 41% khối lượng hạt, hàm lượng đường
và dextrin khá cao từ 19 - 31% khối lượng hạt, độ
Brix đạt 18 - 27. Ngô là cây trồng nhập nội được đưa
vào Việt Nam khoảng 300 năm và đã trở thành một
trong những cây trồng quan trọng trong hệ thống
cây lương thực quốc gia (Ngô Hữu Tình và ctv.,
1997). Năm 2016, sản lượng ngô đạt 5,24 triệu tấn
(FAOSTAT, 2018), và trong niên vụ 2017 - 2018 ước
đạt tới 5,5 triệu tấn (Ministry of Industry and Trade
of Vietnam, 2017). Sản xuất và tiêu thụ ngô đường
trên thế giới không ngừng tăng lên (Diane Huntrod,
2004). Nhiều nước trên thế giới đã phát triển ngô
đường phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu đem lại
nguồn thu nhập lớn cho kinh tế quốc dân như Mỹ,
Thái Lan, Trung Quốc... Ở nước ta, ngô đường mới
được nghiên cứu khoảng 15 năm trở lại đây, do vậy
những thành tựu chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác
và chế biến còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, công tác
nhập nội giống trên thế giới đã có những thành tựu
to lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và
chống chịu. Chính vì vậy, nhập nội giống là phương
pháp tuyển chọn nhanh và hiệu quả trong công tác
phát triển giống ngô ngọt ở nước ta. Do đó, các
giống ngô ngọt sau khi nhập nội cần được nghiên
cứu, đánh giá, mô tả chính xác đặc điểm nông sinh
học, tính thích nghi, mức độ chống chịu, tiềm năng
năng suất, chất lượng để phục vụ sản xuất và làm
phong phú nguồn vật liệu lai tạo giống ngô ngọt ở
nước ta trong tương lai.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
13 giống ngô ngọt nhập nội từ Trung Quốc, bao
gồm: 03N03, 03N04, 04N01, 04N07, 04N08, 05N01,
07N04, 08N04, 08N05, 08N06, 14N19, 14N50, 15N16;
Giống đối chứng là Sugar 75.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Bố trí thí nghiệm theo “Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng
giống lúa QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT” của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phương pháp
bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại,
diện tích ô 14 m2 (5 m ˟ 2,8 m). Khoảng cách trồng:
70 ˟ 25 cm; Phân bón/ha: 1 tấn phân vi sinh (bón lót
toàn bộ) + 160 kg N (bón lót ¼, thúc ¼ khi cây 4 - 5
lá, thúc ½ khi cây 7 - 9 lá) + 90 kg P2O5 (bón lót toàn
bộ) + 90 kg K2O (bón thúc lần ½ khi cây 3 - 5 lá và
½ khi cây 7 - 9 lá).
- Các chỉ tiêu theo dõi: Các tính trạng liên quan
đến sinh trưởng, phát triển, độ ngọt, các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất. Khả năng chống chịu
sâu bệnh hại trên đồng ruộng: đánh giá bằng tỷ
số cây bị sâu phá hoại trên tổng số cây trong ô thí
nghiệm (%) đối với sâu đục thân và sâu cắn lá, đốm
lá, khô vằn và bệnh gỉ sắt. Khả năng chống đổ: theo
dõi sau đợt gió to và trước khi thu hoạch, theo thang
điểm: 1 - tốt : < 5% cây gãy; 2 - khá: 5 - 15% cây gãy;
3 - trung bình : 15 - 30% cây gãy; 4 - kém : 30 - 50%
cây gãy; 5 - rất kém: > 50% cây gãy gồm (a) đổ rễ (%):
tính phần trăm số cây bị đổ nghiêng 1 góc > 30o so
với phương thẳng đứng thì được coi là đổ rễ, (b) đổ
gẫy thân: tính phần trăm số cây bị gẫy ở giai đoạn
thân phía dưới bắp trước khi thu hoạch.
4Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
- Đánh giá chất lượng bằng cảm quan: Sau phun
râu 20 - 21 ngày, thu 10 bắp ở hàng thứ 1 và hàng
thứ 4, đem luộc và nếm thử để đánh giá các chỉ tiêu:
độ dẻo, hương thơm, vị đậm theo các mức điểm:
điểm 1 - rất dẻo/thơm/đậm; điểm 2 - dẻo/thơm/
đậm; điểm 3 - dẻo/thơm/đậm vừa; điểm 4 - ít dẻo/
thơm/đậm; điểm 5 - không dẻo/thơm/đậm; đo độ
đường (đo độ Brix).
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, theo
phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng
chương trình IRRISTAT 5.0.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Thu Đông
năm 2015 và Xuân Hè năm 2016 tại Trung tâm Tài
nguyên thực vật - An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô ngọt
qua các giai đoạn
Hầu hết các giống có thời gian sinh trưởng vụ
Thu Đông ngắn hơn vụ Xuân Hè. Do vụ Thu Đông
gieo ngày 15/9 nên thời gian từ gieo đến tung phấn
dao động từ 46,6 đến 60,0 ngày vụ Thu Đông và từ
47,0 - 63,7 ngày vụ Xuân Hè. Giống 08N04 có thời
gian tung phấn sớm nhất, sớm hơn giống đối chứng
từ 8 - 9 ngày. Thời gian từ gieo đến phun râu dao
động trong khoảng từ 49,0 - 60,3 ngày vụ Thu Đông
và 49,3 - 64,0 ngày vụ Xuân Hè. Thời gian chênh lệch
giữa tung phấn và phun râu của giống ngô có ảnh
hưởng lớn đến việc thụ phấn, thụ tinh. Các giống
có thời gian chênh nhau thấp thì thuận lợi cho việc
thụ phấn, thụ tinh xảy ra, đảm bảo cho việc hình
thành hạt. Thời gian chênh lệch vụ Thu Đông từ
0,3 - 4,0 ngày, vụ Xuân Hè từ 0,3 - 2,3 ngày. Các
giống 04N01, 04N08, 08N05, 15N16 có thời gian
tung phấn và phun râu trong cùng một ngày. Thời
gian sinh trưởng dao động từ 78,6 - 90,0 ngày vụ Thu
Đông và từ 7,8 - 92,7 vụ Xuân Hè. Các giống 03N04,
04N01, 08N04 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất,
ngắn hơn giống đối chứng. Từ kết quả nghiên cứu
theo dõi trong bảng 1 cho thấy 13 giống ngô tham
gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng trung bình,
tung phấn, phun râu khá trùng hợp, rất thuận lợi cho
việc lai tạo, nhân dòng và sản xuất giống sau này.
3.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển
của các giống ngô ngọt
Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm có
sự khác nhau rõ rệt, dao động từ 120,1 - 217,6 cm.
Giống có chiều cao cây cao nhất là 08N04 (217,6 cm),
cao hơn ĐC (179,4 cm) là 38,2 cm. Giống có chiều
cao thấp nhất là giống 14N19 (120,1 cm), thấp hơn
giống đối chứng 59,2 cm (Bảng 2).
Bảng 1. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô ngọt (ngày), giai đoạn 2015 - 2016
Ghi chú: ASI: thời gian chênh lệch thụ phấn và phun râu; TGST: thời gian sinh trưởng, từ gieo - chín sinh lý.
Giống
Gieo - tung phấn
(50%)
Gieo - phun râu
(50%) ASI (50%) TGST (50%)
Vụ Thu
2015
Vụ Xuân
2016
Vụ Thu
2015
Vụ Xuân
2016
Vụ Thu
2015
Vụ Xuân
2016
Vụ Thu
2015
Vụ Xuân
2016
03N03 56,3 58,7 57,3 59,2 1,0 0,5 82,0 82,3
03N04 48,0 49,2 52,0 51,4 4,0 2,2 79,0 83,2
04N01 49,3 53,5 49,0 51,6 -0,3 -1,9 79,6 80,0
04N07 56,3 54,8 54,7 55,1 -1,6 0,3 84,3 85,7
04N08 60,0 63,7 60,3 64,0 0,3 0,3 88,6 86,3
05N01 57,6 59,0 54,3 57,7 -3,3 -1,3 85,3 89,3
07N04 58,0 60,3 60,0 61,9 2,0 1,6 90,0 92,7
08N04 46,6 47,0 49,0 49,3 2,3 2,3 78,6 79,8
08N05 58,3 61,2 57,7 60,4 -0,6 -0,8 88,0 91,4
08N06 56,3 57,0 57,3 58,0 1,0 1 84,3 88,7
14N19 48,3 51,6 52,0 53,2 3,6 1,6 80,6 81,5
14N50 49,6 54,2 52,6 55,7 3,0 1,5 82,0 88,2
15N16 55,6 58,2 56,0 60,4 0,3 2,2 81,3 83,6
Sugar 75 (Đ/c) 54,0 55,9 56,0 57,0 2,0 1,1 86,3 89,0
5Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
Bảng 2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển
của các giống ngô ngọt, Thu Đông 2015
Ghi chú: DTL (m2 lá/cây) và LAI (m2 lá/m2 đất) đo từ
giai đoạn thụ phấn - chín sữa. Chiều cao cây được đo từ
mặt đất đến điểm đầu tiên phân nhánh cờ tại thời điểm
sau trỗ 15 ngày. Chiều cao đóng bắp được đo từ mặt đất
đến đốt mang bắp trên cùng vào giai đoạn chín sữa.
Chiều cao đóng bắp: Trong một giống, vị trí đóng
bắp càng đồng đều thì việc cơ giới hóa càng thuận
lợi. Qua theo dõi cho thấy chiều cao đóng bắp giữa
các giống có sự chênh lệch rất lớn, từ 53,6 - 126,4 cm.
Giống 14N19 có chiều cao đóng bắp thấp nhất 53,6
cm, giống 08N04 có chiều cao đóng bắp cao nhất là
126,4 cm. Các giống 03N03, 03N04, 04N01, 04N08,
07N04, 08N04, 14N50 và đối chứng (ĐC) có vị trí
đóng bắp nằm trong khoảng 45 - 60% chiều cao cây.
Số lá trên cây của cây ngô khá ổn định, dao động
từ 18 - 20 lá. Các kết quả nghiên cứu cho thấy cơ
sở để nâng cao năng suất cây trồng bằng con đường
quang hợp là nâng cao chỉ số diện tích lá (LAI). Do
đó, giống nào có chỉ số diện tích lá lớn thì giống đó
có tiềm năng cho năng suất cao. Tuy nhiên, thực tế
cũng có nhiều trường hợp giống có chỉ số diện tích
lá lớn nhưng năng suất lại không cao vì mất cân đối
phần trên mặt đất và dưới mặt đất, sâu bệnh phá hại
và khả năng chống đổ kém. Chỉ số diện tích lá tăng
mạnh và đạt lớn nhất ở giai đoạn thụ phấn đến chín
sữa, dao động từ 0,96 - 4,28 m2 lá/m2 đất. 08N04,
08N05, 08N06 là các giống có chỉ số diện tích lá lớn
nhất gần 4 m2 lá/m2 đất. Giống 14N19 có chỉ số diện
tích lá nhỏ nhất với 0,96 m2 lá/m2 đất.
3.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và chất lượng
cảm quan
Chiều dài bắp của các giống dao động từ 16,7 -
24,0 cm. Trong đó, giống có chiều dài bắp lớn nhất
là 04N01, ngắn nhất là 04N08. 8 giống có chiều dài
bắp dài hơn giống đối chứng. Đường kính bắp của
các giống dao động từ 3,8 - 5,0 cm (Bảng 3).
Bảng 3. Hình thái bắp và chất lượng cảm quan các giống ngô ngọt, Thu Đông 2015
Ghi chú: Tỉ lệ đuôi chuột = Chiều dài đuôi chuột / Chiều dài bắp (%).
Giống
Đặc điểm hình thái bắp Chất lượng
Chiều dài
bắp (cm)
Đường kính
bắp (cm)
Tỉ lệ đuôi
chuột (%)
Độ kín lá bi
(điểm) Độ dẻo Độ thơm Độ Brix
03N03 19,5 4,5 9,2 3 2 1 15,6
03N04 17,6 4,2 0,0 2 2 1 14,3
04N01 24,0 4,7 14,5 1 2 2 14,9
04N07 20,6 3,8 7,2 1 3 2 13,7
04N08 16,7 4,6 13,1 2 2 1 15,3
05N01 18,6 5,8 15,0 3 2 2 15,1
07N04 20,2 4,2 11,3 2 3 2 14,2
08N04 21,4 4,5 14,9 1 2 1 15,5
08N05 18,5 4,4 5,9 1 2 2 14,8
08N06 20,2 5,0 2,4 2 2 2 14,7
14N19 22,0 4,0 20,4 2 1 1 20,2
14N50 21,6 4,4 18,5 2 2 2 15,5
15N16 19,2 4,2 8,8 1 2 2 15,0
Sugar 75 18,8 4,6 2,6 1 2 2 14,8
LSD0,05 1,9 0,5 6,2 1,5
CV (%) 9,7 10,7 60,3 10,0
Giống
Chiều
cao
cây
(cm)
Chiều
cao
đóng
bắp
(cm)
Đóng
bắp/
Cao
cây
(%)
Tổng
số lá DTL LAI
03N03 191,6 95,0 48,3 19 0,51 2,93
03N04 199,5 104,4 52,3 19 0,45 2,58
04N01 205,6 102,9 50,0 19 0,62 3,56
04N07 174,2 74,1 42,5 19 0,39 2,22
04N08 176,3 82,1 46,5 18 0,43 2,43
05N01 148,4 62,0 41,8 18 0,28 1,59
07N04 184,6 85,2 46,1 18 0,37 2,10
08N04 217,6 126,4 58,0 19 0,75 4,28
08N05 173,8 75,9 43,6 20 0,66 3,79
08N06 179,6 70,1 39,0 18 0,62 3,54
14N19 120,1 53,6 37,1 18 0,17 0,96
14N50 194,1 110,0 56,7 18 0,73 4,18
15N16 177,9 88,2 49,6 18 0,36 2,03
Sugar 75 179,4 88,4 49,2 19 0,49 2,77
LSD0,05 24,0 19,7 6,1 0,6 0,2 1,0
CV (%) 13,3 22,6 13,0 4,8 35,1 35,5
6Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
Tỷ lệ đuôi chuột: Do quá trình tung phấn, phun
râu vào đúng giai đoạn gió mùa đông bắc về (từ 3/11
- 6/11), mưa kết hợp với nhiệt độ giảm thấp xuống
dưới 17oC nên đã ảnh hưởng tới việc thụ tinh hình
thành hạt, kết hợp với thời gian chênh lệch giữa tung
phấn và phun râu đã gây ra tỷ lệ đuôi chuột ở các
giống. Chiều dài đuôi chuột ở các giống dao động
từ 0 - 4,5 cm. Giống 03N04 và 08N06 có tỷ lệ đuôi
chuột thấp hơn ĐC. Giống 14N19 có tỷ lệ đuôi chuột
cao nhất là 20,45%, điều này cho thấy, giống này bị
tác động mạnh nhất của điều kiện ngoại cảnh. Độ
che phủ lá bi của các giống tương đối tốt, dao động
từ điểm 1 - 3.
Chất lượng của các giống ngô đường đều ở mức
dẻo, thơm và rất thơm, và có độ ngọt đậm. Đặc biệt
là giống 14N19 có có mức ngọt, dẻo cao có thể sản
xuất ngô rau, độ đường. Các giống 03N03, 05N01,
14N19 có % độ Brix cao hơn so với giống ĐC. Các
chỉ tiêu khác về độ dẻo, độ thơm giữa các giống có
sự khác nhau là không đáng kể (Bảng 3).
3.4. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm
Khả năng chống chịu sâu bệnh hại: 13/14 giống
đều nhiễm sâu đục thân với các mức 1 - 4 điểm.
Giống 04N07 không bị nhiễm sâu đục thân, giống
07N04 bị sâu đục thân nặng nhất. Mức độ nhiễm
bệnh đốm lá của các giống dao động từ mức điểm
1- 3. Mức độ nhiễm bệnh khô vằn dao động từ điểm
0 - 1: không bị nhiễm hoặc bị nhiễm rất nhẹ cho
thấy khả năng kháng khô vằn của các giống là khá
tốt. Khả năng chống đổ: Do thí nghiệm được bố trí
gieo trồng trong vụ Thu Đông ít mưa bão nên sự ảnh
hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến khả năng chống
đổ của các giống là không đáng kể. Kết hợp với khả
năng chống đổ của các giống tương đối tốt nên sự đổ
thân không xảy ra ở giống nào. Đổ rễ chỉ xảy ra với
giống 03N03, 03N04, 08N04 ở giai đoạn cây 3 - 5 lá
do đầu vụ mưa to (Bảng 4).
3.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Số hàng hạt trên bắp của các giống dao động
trong khoảng từ 9,3 - 14,6 hàng. Giống 07N04 và
08N95 có số hàng hạt trên bắp cao nhất là 14,6 hàng.
Các giống còn lại đều có số hàng hạt trên bắp thấp
hơn ĐC. Số hạt trên hàng của các giống dao động
từ 31,0 - 41,6 hạt. Các giống 03N04, 04N08, 07N04,
08N04, 08N05, 08N06 có số hạt/hàng cao hơn hoặc
xấp xỉ giống ĐC. Khối lượng nghìn hạt tươi của
các giống dao động trong khoảng 235,2 - 404,5 g.
10/13 giống có khối lượng nghìn hạt tươi cao hơn
giống đối chứng. Khối lượng nghìn hạt ở độ ẩm 14%
của các giống ngô đường rất thấp, do tỉ lệ nước trong
ngô ngọt là rất lớn.
Bảng 4. Mức độ nhiễm sâu bệnh
của các giống ngô ngọt, Thu Đông 2015
Giống
Sâu đục
thân
điểm
(1- 5)
Đốm
lá
(0-5)
Khô
vằn
(%)
Đổ rễ
(%)
Đổ gãy
thân
(điểm
1-5)
03N03 2 3 20 25 1
03N04 3 2 20 25 1
04N01 2 2 20 15 1
04N07 1 3 30 15 1
04N08 2 2 30 15 1
05N01 3 3 30 15 1
07N04 4 3 25 15 1
08N04 2 2 5 20 1
08N05 2 2 20 15 1
08N06 2 3 20 15 1
14N19 2 1 5 15 1
14N50 2 2 20 15 1
15N16 2 2 30 15 1
Sugar75 2 2 25 15 1
Bảng 5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
của các giống ngô ngọt, Thu Đông 2015
Giống
Số
hàng/
bắp
Số
hạt/
hàng
KL
bắp
tươi
(g)
P1000
hạt
tươi
(g)
NSLT
(tạ/
ha)
NSTT
(tạ/
ha)
03N03 13,7 36,6 170 132,3 49,5 29,2
03N04 12,6 40,3 235 131,3 53,5 40,4
04N01 14,0 38,2 265 121,3 62,9 49,0
04N07 9,3 30,6 168 185,7 54,5 28,8
04N08 12,2 40,0 278 123,9 51,8 47,8
05N01 13,1 38,0 250 117,4 53,5 42,9
07N04 12,4 40,6 277 111,7 45,1 47,6
08N04 14,6 40,6 335 97,8 53,2 57,6
08N05 14,6 41,6 306 120,9 50,5 52,6
08N06 14,0 41,0 328 132,7 26,6 56,4
14N19 11,1 31,0 152 120,3 28,3 24,4
14N50 14,2 35,3 325 154,3 70,7 55,8
15N16 13,0 34,0 189 129,2 58,5 32,5
Sugar 75 14,2 40,6 280 121,7 48,1 46,2
LSD0,05 11,7 11,1
CV (%) 23,1 25,3
7Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
Năng suất lý thuyết của các giống dao động từ 26,6
- 70,7 tạ/ ha. Giống 14N50 có năng suất lý thuyết cao
nhất đạt 70,7 tạ/ha, cao hơn giống ĐC đạt 22,5 tạ/ha.
Các giống 03N03, 03N04, 04N01, 04N07, 04N08,
05N07, 04N08,05N01, 08N04, 08N05, 14N16 có
năng suất lý thuyết cao hơn ĐC cho thấy tiềm năng
năng suất của các giống này. Năng suất thực thu tươi:
ở ngô đường chủ yếu ăn và thu bắp tươi nên năng
suất bắp tươi là yếu tố quan trọng nhất trong công
tác chọn tạo giống cũng như trong sản xuất ngô.
Năng suất thực thu tươi của các giống dao động từ
24,4 - 57,6 tạ/ha. Giống 08N04 có năng suất thực thu
cao nhất đạt 57,6 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng
11,36 tạ/ha. Giống 03N03, 04N01, 05N01, 07N04,
04N08, 05N01, 08N04, 08N05, 08N06, 15N16 có
năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng cho
thấy khả năng thích ứng của các giống tương đối
tốt trong điều kiện gieo trồng ở Việt Nam (Bảng 5).
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã xác định giống ngô 04N01,
04N08, 08N04, 08N05, 14N50 có nhiều triển vọng
với thời gian sinh trưởng ngắn từ 79 - 88 ngày vụ Thu
Đông và 79 - 91 ngày Vụ Xuân Hè, cây sinh trưởng
phát triển tốt, đường kính thân to, ít bị đổ gãy. Chiều
cao cây và chiều cao đóng bắp tương đối phù hợp, có
chỉ số LAI tương đối cao, khả năng chống chịu tốt và
năng suất thực thu tươi cao đạt từ 47,8 - 57,6 tạ/ha,
cao hơn so với giống đối chứng Sugar 75 đạt 46,2 tạ/ha.
Đây là các nguồn gen triển vọng cần tiếp tục đánh
giá nếu ổn định qua các vụ tiếp theo có thể tiến hành
nhập nội để sản xuất hoặc sử dụng làm vật liệu trong
lai tạo giống.
4.2. Đề nghị
Đưa các giống triển vọng tham gia khảo nghiệm
để xác định tiềm năng của chúng tại các vùng sinh
thái và làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011.
QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và
sử dụng giống ngô.
Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Võ Đình Long, Bùi
Mạnh Cường, Lê Quý Kha, Nguyễn Thế Hùng,
1997. Cây ngô, nguồn gốc đa dạng di truyền và phát
triển. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Diane Huntrods, 2004. Sweet Corn Profile. AgMRC,
Iowa State University.
FAOSTAT, 2012. FAOSTAT StatisticalData - Final 2012
production crop.
DesktopDefault.aspx?PageID=567#ancor.
Ministry of Industry and Trade of Vietnam, 2013.
Overview of agricultural production in 2013. Ministry
of Industry and Trade. Dec 2013. Vinanet.
Tracy, W.F., 1996. Sweet corn. In “Specialty Corns”,
(ed.A.R. Hallauer). CRC Press, Boca Raton, FL,
pp.147-187.
Evaluation of agrobiological characteristic
of introduced sweet corn varieties
Hoang Thị Lan Huong, Le Kha Tuong,
Dang Thi Trang, Le Tuan Phong, Vu Van Tung
Abstract
Introduction of plant varieties is one of the important methods to expand the genetic background in the country.
On that basis, 13 sweet corn varieties imported from China were evaluated in autumn-winter of 2015 and spring-
summer of 2016 at the Plant Resources Center - An Khanh, Hoai Duc, Ha Noi. After 2 seasons of basic experiment,
05 varieties with medium growth duration 79 - 88 days in autumn-winter crop and 79 - 91 days in spring-summer
crop, good lodging tolerance, good pest and disease resistance were selected. These varieties also had higher potential
yield (47.8 - 57.6 quintals/ha) in comparison with control variety - Sugar 75 (46.2 quintals/ha).
Keywords: Sweet corn variety, yield, growth duration, tolerance
Ngày nhận bài: 16/10/2018
Ngày phản biện: 24/10/2018
Người phản biện: TS. Vương Huy Minh
Ngày duyệt đăng: 15/11/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9_3845_2209483.pdf