Kết quả chọn tạo và mở rộng sản xuất giống lúa nếp N98

Tài liệu Kết quả chọn tạo và mở rộng sản xuất giống lúa nếp N98: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 309 KẾT QUẢ CHỌN TẠO VÀ MỞ RỘNG SẢN XUẤT GIỐNG LÚA NẾP N98 Lê Vĩnh Thảo, Lê Quốc Thanh, Nguyễn Việt Hà, Hoàng Tuyển Phương Trung tâm Chuyển giao Công nghệ & Khuyến nông SUMMARY The results selection and expand production of sticky rice N98 N98 is a glutinous rice variety were obtained by selection from Yunshin//I.316/IR26 by Food crops research Istitute. N98 is a short duration, 110 - 115 days in summer and 135-140 days in spring, high yielding, 6,0 - 8,0 ton/ha over IRi352 from 11 to 16%, high adaptibility and stability. N98 is tolerant to low temperature and resistance to Bacterial Blight and Blast diseases. N98 has good quality cooking, is aplied in diferents provinces of North and Center of Vietnam haves produced N98 as well as Ha Tinh, Hai Duong, Lai Chau, Cao Bang, Hung Yen, Thanh Hoa, Ha Noi, Ha Nam, Nam Đinh, Thai Binh, Nghe An, Ha Tinh, Quang Tri, Tuyen Quang, Son La.... more 7,000ha. Keywords: ...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả chọn tạo và mở rộng sản xuất giống lúa nếp N98, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 309 KẾT QUẢ CHỌN TẠO VÀ MỞ RỘNG SẢN XUẤT GIỐNG LÚA NẾP N98 Lê Vĩnh Thảo, Lê Quốc Thanh, Nguyễn Việt Hà, Hoàng Tuyển Phương Trung tâm Chuyển giao Công nghệ & Khuyến nông SUMMARY The results selection and expand production of sticky rice N98 N98 is a glutinous rice variety were obtained by selection from Yunshin//I.316/IR26 by Food crops research Istitute. N98 is a short duration, 110 - 115 days in summer and 135-140 days in spring, high yielding, 6,0 - 8,0 ton/ha over IRi352 from 11 to 16%, high adaptibility and stability. N98 is tolerant to low temperature and resistance to Bacterial Blight and Blast diseases. N98 has good quality cooking, is aplied in diferents provinces of North and Center of Vietnam haves produced N98 as well as Ha Tinh, Hai Duong, Lai Chau, Cao Bang, Hung Yen, Thanh Hoa, Ha Noi, Ha Nam, Nam Đinh, Thai Binh, Nghe An, Ha Tinh, Quang Tri, Tuyen Quang, Son La.... more 7,000ha. Keywords: Glutinous rice, high yielding, adaptability, stability, resistance, good quality. I. ĐẶT VẤN ĐỀ* Từ xưa lúa nếp đã được người dân Việt Nam gieo trồng để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong cả nước. Các sản phẩm từ lúa nếp như bánh chưng, bánh tét, bánh rán, bánh phu thê, bánh trôi, bánh chay, bánh dày,.... tồn tại và ngày càng đa dạng. Các giống lúa nếp được gieo cấy để đáp ứng nhu cầu trên bao gồm các giống cổ truyền và nhiều giống nếp cải tiến có hương thơm và không có hương thơm. Thông thường các giống nếp cổ truyền như nếp cái hoa vàng, nếp cau, nếp quạ... đều thơm, ngon nhưng thường chống đổ, năng suất thấp, hầu hết chỉ gieo trồng một vụ trong năm. Giống Nếp N98 được tuyển chọn tại Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm, có thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất cao, chống chịu khá với một số loại sâu bệnh hại chính như: Đạo ôn, khô vằn, bạc lá, rầy nâu,... có khả năng chịu rét khá, chống đổ tốt đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thực tiễn và mục tiêu chọn tạo giống. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giống lúa Nếp N98 được chọn tạo từ tổ hợp Yunshin//I.316/IR26 nhập nội từ IRRI năm 1987, có tên khác là N87-2. - Phương pháp chọn tạo và đánh giá giống: - Sử dụng phương pháp tách dòng, chọn lọc, đánh giá chống chịu tại Viện KHKTNN Việt Người phản biện: TS. Phạm Ngọc Lương. Nam và mở rộng tại các địa phương, nhân giống tại các công ty giống. - Chọn dòng thuần từ năm 1988 - 1998. Năm 2000 - 2002 đánh giá năng suất, chống chịu, tính thích ứng. Năm 2003 - 2004 mở rộng và sản xuất ở các tỉnh đồng bằng Bắc, Trung, Nam Bộ và miền núi phía Bắc. - Đánh giá các chỉ tiêu theo Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế, xử lý số liệu theo IRRISTAT. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Quá trình chọn tạo Giống Nếp N98 được chọn lọc từ tổ hợp Yunshin//I.316/IR26 nhập nội từ IRRI năm 1987. 1987: Nhập nội vật liệu từ tập đoàn rầy nâu, INGER, IRRI. 1988: Chọn dòng phân li cao cây, hạt tròn, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt. 1989 - 1999: Chọn thuần dòng, đặt tên N87-2 2004 - 2006: Khảo nghiệm Quốc gia với tên N87-2. 2008: Công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 193/26/8/2008 của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp & PTNT với tên N98. 2011 - 2012: Hoàn thiện công nghệ, sản xuất thử N98. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 310 * Đặc điểm sinh học Giống nếp N98 có thời gian sinh trưởng vụ Mùa 113 - 118 ngày, vụ Xuân muộn: 135 - 145 ngày. Cây cao 105 - 110cm, cứng cây, chống đổ, kháng bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá, đẻ nhánh khoẻ, bông dài, số hạt: 190 - 230 hạt/bông, khối lượng: 23,5 - 24,5g/1000 hạt. Năng suất trung bình 6 tấn/ha, thâm canh tốt đạt 8 tấn/ha/vụ. Năng suất cao hơn nếp IRi352 từ 10 - 20%. Kết quả theo dõi trong các thí nghiệm qua các vụ được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Một số đặc tính nông sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất của giống Nếp N98 vụ Mùa năm 2000 tại Thanh Trì, Hà Nội Tên giống TGST (ngày) Cao cây (cm) Bông/m 2 Số hạt chắc/bông Tỷ lệ lép (%) KL1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) N98 115 - 117 106 - 112 257 - 279 118 - 122 14 24,5 83,39 62,72 IRi352 105 - 110 90 - 95 250 - 274 100 - 110 18 25,0 62,50 - 75,35 56,21 Thí nghiệm được đánh giá trong cùng điều kiện cho thấy Nếp N98 có TGST dài hơn IRi352 khoảng 7- 8 ngày, có chiều cao cây cao hơn giống IRi352 từ 16cm đến 17cm. Giống Nếp N98 có số hạt chắc/bông cao hơn IRi352 từ 12 đến 18 hạt trên bông, có khối lượng 1000 hạt hơi nhỏ hơn so với IRi235. Nếp N98 cho năng suất lý thuyết và năng suất thực tế cao hơn so với giống nếp IRi352. Diễn biến năng suất của giống Nếp N98 trong các thí nghiệm tại đơn vị chọn tạo: Từ năm 2004, Nếp N98 (N87-2) được đưa vào thí nghiệm so sánh năng suất nhằm xác định tiềm năng năng suất của giống nếp mới. Kết quả cho thấy Nếp N98 vượt năng suất so với giống đối chứng, giống nếp đang gieo trồng IRi352 (bảng 2). Bảng 2. Kết quả thí nghiệm so sánh vụ Mùa 2004 đến Mùa 2006 (Tại Thanh Trì - Hà Nội) TT Tên giống Mùa 2004 Xuân 2005 Mùa 2005 Xuân 2006 Mùa 2006 TB % tăng so với Đ/C 1 IRi352 51,34 55,62 48,36 53,31 50,18 51,76 100 2 N98 60.62 63,19 58,23 61,34 58,58 60,39 117 3 N97 55,41 61,25 54,12 55,62 52,62 55,80 108 CV (%) 5,1 5,3 5,2 6,2 6,3 LSD0,05 5,02 5,21 5,17 5,62 6,21 Qua bảng 2 cho thấy, giống Nếp N98 cho năng suất cao hơn đối chứng ở các vụ thí nghiệm. Năng suất bình quân qua các vụ thí nghiệm giống N98 cho năng suất cao hơn giống IRi352 17% ở mức có ý nghĩa 5%. 3.2. Kết quả khảo nghiệm giống N98 ở một số vùng sinh thái Vụ Xuân 2005 giống N98 đã được gửi đi khảo nghiệm ở các điểm khảo nghiệm với tên N87-2, kết quả được thể hiện qua bảng 3. Kết quả bảng 3 cho thấy giống N98 cho năng suất cao hơn hẳn giống đối chứng ở hầu hết các điểm khảo nghiệm, năng suất bình quân qua các điểm khảo nghiệm cao hơn giống đối chứng là 13,98%. Qua đây cũng cho thấy giống N98 có năng suất cao, ổn định và thích ứng rộng. Giống N98 đã được Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia (TT KKNG, SPCT QG) đánh giá là giống triển vọng 3 vụ liên tiếp. Bảng 3. Năng suất thực thu (tạ/ha) của giống N98 qua các điểm khảo nghiệm vụ Xuân 2005 (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương nay là TT KKNG, SPCT QG) Xuân 2005 Mùa 2006 Mùa 2007 BQ %tăng so với Đ/C Giống NS % NS % NS % NS % IRi352 (Đ/C) 50,33 100,0 42,90 100,0 53,81 100,00 49.01 100,00 N98 57,77 114,8 47,70 111,2 62,12 115,44 55,86 113,98 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 311 - Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của giống Nếp N98. Tính chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của N98 đã được Bộ môn Nghiên cứu Chọn tạo giống lúa thâm canh & đặc sản cùng các đơn vị phối hợp đánh giá trên đồng ruộng và tổng hợp ở bảng 4. Bảng 4. Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của giống N98 (Bộ môn nghiên cứu Chọn tạo giống lúa thâm canh và đặc sản - Trung tâm NC & PT lúa Viện CLT & CTP) TT Tên giống Sâu đục thân Sâu cuốn lá Bệnh đạo ôn Bệnh khô vằn Bệnh bạc lá Chống đổ Chịu rét 1 IRi352 1 - 3 1 - 3 1 - 3 3 - 5 1 3 3 - 5 2 N 98 1 - 3 1 - 3 1 - 3 1 - 3 1 3 3 - 5 Ghi chú: - Đánh giá thực trạng sâu bệnh hại trên đồng ruộng (năm 2005- 2007) - Đánh giá theo thang điểm của IRRI Qua bảng 4 cho thấy: Giống Nếp N98 là một giống nếp có khả năng chống chịu khá với một số loại sâu bệnh hại chính, khả năng chịu rét ở mức trung bình, tương đương với giống IRi352, giống N98 có khả năng kháng bệnh khô vằn khá hơn so với giống IRi352 3.3. Chất lượng của giống Nếp N98 Chất lượng của giống Nếp N98 được phân tích trong phòng thí nghiệm tại Viện Công nghệ sau thu hoạch năm 2001 cho thấy, N98 có dạng hạt bầu nhưng thon hơn so với giống IRi352, gạo dẻo, có hàm lượng amiloz thấp hơn (bảng 4). Gạo Nếp N98 có thể dùng cho công nghệ chế biến bột làm các loại bánh từ nếp, nấu rượu rất ngon và xôi dẻo. Kết quả chế biến các loại bánh từ gạo nếp N98 cho thấy, chất lượng bánh được người dùng chấp nhận. Kết quả thử phẩm chất nấu nướng và phân tích trong phòng thí nghiệm cho thấy các chỉ tiêu chất lượng, giống Nếp N98 tương đương giống nếp Quốc gia IRi352. Bảng 5. Kết quả đánh giá chất lượng giống nếp N98 (Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch) Chỉ tiêu Dòng Chiều dài hạt gạo (mm) Chiều rộng hạt gạo (mm) Tỷ lệ D/R Tỷ lệ gạo lật (%) Hàm lượng amiloz (%) Độ dẻo IRi352 (Đ/C) 5,42 2, 65 2, 05 78,38 5,81 Dẻo N98 5, 44 2,48 2, 19 77,52 5,72 Dẻo 3.4. Kết quả nghiên cứu quy trình thâm canh giống Nếp N98 3.4.1. Thí nghiệm về thời vụ đối với giống lúa N98 tại Hà Nội Thí nghiệm gồm 3 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2 (5m  4m), khoảng cách giữa các ô: 30cm. Cấy 2 - 3 dảnh/khóm, mật độ cấy 40 khóm/m2, phân bón: 10 tấn P/C + 100N + 90P2O5 + 90K2O. Kết quả thu được trình bày tại bảng 6. Bảng 6. Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống N98 trong điều kiện vụ Mùa và Xuân tại Ba Vì - Hà Nội Công thức Thời vụ TGST (ngày) Bông/khóm Hạt chắc/bông Khối lượng 1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) 05/6/2011 110 6,5 24,5 58,9 10/6/2011 106 7,2 139,5 149,8 24,8 61,8 Mùa 2011 15/6/2011 110 6,6 140,9 24,5 60,1 01/12/2012 150 5,6 117 24,3 66,3 10/12/2012 140 6,2 121 24,8 68,3 20/1/2012 133 6,5 102 24,8 63,1 Xuân 2012 01/2/2012 128 6,8 100 24,0 65,3 Ghi chú: CV (%): 4,2; LSD.05: 3,94 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 312 N98 trổ bông đúng vào thời điểm mưa kéo dài liên tục nên tỷ lệ lép tăng cao, năng suất thực thu bị giảm rõ rệt. Thời vụ càng muộn càng bị ảnh hưởng bởi mưa kéo dài, cây lúa phơi màu kém làm tỷ lệ hạt lép, lửng tăng cao dẫn đến giảm năng suất. Điều này rất quan trọng trong việc bố trí thời vụ để cây lúa trổ bông vào thời gian thuận lợi (ít mưa bão). Năng suất các công thức dao động từ 58,9 - 61,8 tạ/ha. Trong thí nghiệm tại vụ Xuân 2012, N98 cho năng suất cao nhất tại thời vụ gieo 10 tháng 12, đạt 68,3 tạ/ha. Thực tế trong sản xuất tại Thanh Trì, trong điều kiện có che phủ nilon cho mạ, thời vụ cho năng suất cao có thể gieo trong vụ Xuân muộn, gieo từ 15 - 20 tháng 1. 3.4.2. Thí nghiệm ảnh hưởng mật độ đến năng suất giống N98. Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2 (5m  4m), khoảng cách giữa các ô: 30cm. Cấy 2 dảnh/khóm, phân bón: 10 tấn P/C + 100N + 90P2O5 + 90K2O. Gieo ngày 10/6/2011 - cấy 1/7/2011. Các công thức thí nghiệm: Công thức I: 30 khóm/m2; Công thức II: 40 khóm/m2; Công thức III: 50 khóm/m2; Công thức IV: 60 khóm/m2. Ảnh hưởng của mật độ cấy cho thấy công thức II tức 40 khóm/m2 cho năng suất cao nhất (60,2 tạ/ha). Kết quả này trùng hợp với kết quả của nhiều tác giả khác trên các giống lúa yêu cầu thâm canh cao. Giống N98 là dạng hình thâm canh trung bình, mật độ vụ Mùa thích hợp từ 35 - 45 khóm/m2. Bảng 7. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống N98 trong điều kiện vụ Mùa 2011 tại Ba Vì - Hà Nội Công thức Mật độ (khóm/m2) TGST (ngày) Cao cây (cm) Bông/khóm Hạt chắc/bông Tổng số hạt/bông KL1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) 30 110 118,3 7,0 140.5 157,5 24,5 58,9 40 106 119,1 7,1 148.8 160,1 24.7 61,1 50 110 119,5 6,5 140.9 160,7 24.5 60,1 N98 60 110 119,7 6,3 139.5 157,5 24,5 58,6 CV (%) 4,08 LSD.05 4,21 Ghi chú: CV (%): 4,08; LSD.05: 4,21. Kết quả cho thấy cấy với mật độ 40 khóm/m2 trong điều kiện vụ Mùa 2011 năng suất đạt cao nhất đối với giống N98 tại Ba Vì (61,1 tạ/ha), mật độ 60 khóm cho năng suất thấp nhất (58,6 tạ/ha), tuy nhiên sự sai khác không có ý nghĩa ở mức 95%. 3.4.3. Thí nghiệm về phân bón đối với giống N98 Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2 (5m  4m), khoảng cách giữa các ô: 30cm. Cấy 2 dảnh/khóm, mật độ 40 khóm/m2. Thí nghiệm được gieo ngày 10/6/2011 và cấy 1/7/2011. Các công thức thí nghiệm: + Công thức I: 10T PC: 70N: 70P2O5: 60K20 + Công thức II: 10T PC: 90N: 80P2O5: 80K20 (Đ/C) + Công thức III: 10T PC: 110N: 90P2O5: 100K20 + Công thức IV: 10T PC: 130N: 100P2O5: 120K20 Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy: Ở mức phân bón 110N: 90P2O5: 100K20 trong vụ Mùa 2011 cho các chỉ tiêu cấu thành năng suất và cho năng suất thực thu cao nhất (61,4 tạ/ha). Ở mức phân bón 90N: 80P2O5: 80K20 giống N98 sinh trưởng khá tốt nhưng năng suất vẫn còn thấp, như vậy dinh dưỡng cung cấp vẫn còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Mức phân 130N: 100P2O5: 120K20 thì cây lúa có biểu hiện thừa dinh dưỡng, cụ thể là năng suất thực thu thấp hơn mức 110N: 90P2O5: 100K20 (bảng 8) Bảng 8. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống N98 trong điều kiện vụ Mùa 2011tại Ba Vì - Hà Nội Giống Công thức TGST (ngày) Cao cây (cm) Bông/ khóm Hạt chắc/ bông Tổng số hạt/bông KL1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) I 105 116,5 6,6 154,6 160,5 24,4 57,2 II 105 118,7 6,7 155,8 161,5 24,5 59,2 III 108 119.0 7,3 159,2 163,1 24,9 61,8 N98 IV 112 119.8 7,6 156,8 168,0 24,5 59,3 Ghi chú: CV (%): 5,11; LSD.05: 4,02. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 313 Qua kết quả ở bảng trên chúng tôi có một số nhận xét sau: Đối với N98, mức phân bón công thức 3 (10T PC: 110N: 90P2O5: 100K20) cho năng suất cao nhất: 61,8 tạ/ha. 3.4.4. Thí nghiệm xác định thời vụ Xuân 2012 tại Ninh Bình Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Số công thức: 2 công thức ứng với 3 thời vụ gieo mạ dựa theo nông lịch gieo cấy của khuyến nông tỉnh Ninh Bình: TV1: Gieo ngày 25/1, TV2: gieo ngày 1 tháng 2 và TV3: Gieo ngày 8/2, Ngày cấy: 25/2. Diện tích ô thí nghiệm: 20 m2/ô, mật độ cấy: 3 dảnh/khóm, 40 khóm/m2, mức phân bón: 110N: 90P2O5: 100K2O. Đánh giá các yếu tố cấu thánh năng suất và năng suất là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn thời vụ thích hợp cho các giống lúa. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu này được trình bày ở bảng 9. Bảng 9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa N98 tham gia thí nghiệm thời vụ tại Yên Mô - Ninh Bình, vụ Xuân 2012 Giống lúa Thời vụ Số bông/khóm Hạt chắc/bông (hạt) Tỷ lệ lép (%) KL1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 25/1 5,8 140 8,2 23,5 81,6 52,3 1/2 6,0 142 8,0 23,7 83,5 54,3 N98 8/2 6,5 144 8,1 23,6 84,6 56,7 Ghi chú: CV (%): 4,82 LSD.05: 4,12. Kết quả cho thấy thời vụ 3 gieo mạ ngày 8 tháng 2 đạt năng suất cao nhất cao nhất (56,7 tạ/ha) nhưng không sai khác với thời vụ 1 tháng 2. 3.4.5. Thí nghiệm xác định mật độ và số dảnh cấy phù hợp cho giống lúa N98 tại Ninh Bình vụ Xuân 2012. - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split-plot, ô chính là mật độ, ô phụ là số dảnh, 3 lần nhắc lại.Ba mật độ bao gồm M1: 30 khóm/m2; M2: 40 khóm/m2; M3: 50 khóm/m2 + Hai công thức về số dảnh cấy bao gồm: D1: Cấy 2 dảnh; D2: Cấy 3 dảnh + Ngày gieo: 29/1, Ngày cấy: 25/2; Diện tích ô lớn: 20 m2, ô nhỏ là 10 m2 + Mức phân bón: 110N: 90P2O5: 100K2O Kết quả cho thấy giống N98 cho năng suất thực thu cao nhất ở công thức 40 khóm/m2 cấy 3 dảnh (62,3 tạ/ha), năng suất thực thu thấp nhất ở mật độ 50 khóm, cấy 3 dảnh (bảng 10). Bảng 10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa N98 tham gia thí nghiệm mật độ cấy và số dảnh cấy tại Yên Mô - Ninh Bình, vụ Xuân 2012 Giống lúa Mật độ (khóm) Số dảnh cấy Bông/m2 (bông) Chắc/bông (hạt) Tỷ lệ lép (%) KL 1000 (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 2 214 143,8 8,1 24,5 75,7 52,7 30 3 215 143,9 8,4 24,5 75,7 54,3 2 215 142,8 9,8 24,4 76,4 62,0 40 3 216 143,1 9,4 24,3 76,2 62,3 2 219 140,3 13,5 24,2 75,9 51,3 N98 50 3 218 140,1 13,4 24,2 75,0 49,0 Ghi chú: CV (%) HT6 = 3,8 CV (%) N98 = 3,7. 3.4.6. Thí nghiệm lượng hạt giống đối với gieo vãi giống lúa N98 trong vụ Xuân Về liều lượng gieo bao gồm: MĐ1: 40 kg/ha; MĐ2: 60 kg/ha; MĐ3: 80 kg/ha; MĐ4: 100 kg/ha. Về phân bón gồm 4 mức phân bón như sau: 60 N, 80 N, 100 N, 120 N với 70 P2O5: 70 K2O + 8 tấn phân chuồng. Năng suất lúa là kết quả cuối cùng của sản xuất nông nhiệp, là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh đầy đủ tình hình sinh trưởng, phát triển tốt hay xấu của cây lúa. Giống N98 cho năng suất cao nhất VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 314 ở công thức gieo vãi với mật độ 80 kg/ha, phân bón ở công thức thức 4 (120kgN + 90kg P2O5 + 120kg K2O + 8 tấn phân chuồng), hơn hẳn so với giống đối chứng nếp IRi352. Từ kết quả trên, mật độ khuyến cáo cho giống N98 là 70- 80 kg/ha gieo thẳng, với lượng phân bón 90 - 120kgN + 70-80 kg P2O5 + 90-100 kg K2O + 8 tấn phân chuồng/ha sẽ cho năng suất cao nhất trên chân đất tương tự như khu thí nghiệm (bảng 11). Bảng 11. Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ gieo thẳng đến năng suất N98 vụ Xuân 2011 tại Cẩm Thành, Cẩm Xuyên (tạ/ha) Mức phân bón Mức phân bón Tên giống PB1 PB2 PB3 PB4 TB PB1 PB2 PB3 PB4 TB Mật độ MĐ1 (40 kg/ha) Mật độ MĐ2 (60 kg/ha) IRi352 47,31 48,54 52,25 52,47 50,14 51,93 53,59 58,62 57,43 55,39 N98 52,17 55,19 57,39 58,84 55,90 59,27 60,9 63,89 62,25 61,58 Mật độ MĐ3 (80 kg/ha) Mật độ MĐ4 (100 kg/ha) IRi352 55,88 57,43 60,69 58,78 58,20 52,48 54,28 55,85 54,86 54,37 N98 65,15 63,68 66,88 67,30 65,75 57,15 59,10 63,52 62,12 60,47 3.4.7. Thí nghiệm thời vụ gieo thẳng khác nhau đối với giống N98 Kết quả theo dõi các đặc điểm nông học, năng suất ở thí nghiệm thời vụ gieo khác nhau trong vụ Xuân 2011 tại Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh cho thấy tại thời vụ gieo ngày 10 tháng 1, giống N98 phát triển khỏe, ít sâu bệnh và cho năng suất cao nhất, N98 đạt 67,4 tạ/ha (bảng 12). Bảng 12. Các yếu tố năng suất và năng suất của N98 vụ Xuân 2012 tại Cẩm Nam, Cẩm Xuyên TT Công thức Mật độ bông Dài bông (cm) Số hạt/bông Hạt chắc/bông KL 1000 hạt (g) Năng suất (tạ/ha) 1 CT1 (01/1) 416 24,2 113,0 98,7 24,7 63,5 2 CT2 (10/1) 408 24,1 108,0 91,7 24,6 67,4 3 CT3 (20/1) 404 23,9 103,0 84,2 24,4 48,0 4 CT4 (30/1) 393 23,5 98,3 80,5 24,4 42,8 Kết quả thu được trong vụ Xuân 2012 cho thấy giống gieo ở thời vụ 3 có TGST ngắn nhất 133 ngày, ở thời vụ 1 giống N98 có TGST dài nhất 136 ngày do ở thời vụ 1 nhiệt độ trung bình ở mức thấp nhất so với các thời vụ sau nên kéo dài thời gian sinh trưởng, sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê. 3.5. Trình diễn N98 tại các vùng sinh thái 3.5.1. Trình diễn N98 vụ Xuân 2012 tại Can Lộc Hà Tĩnh Theo dõi đặc điểm nông học của các giống trình diễn vụ Xuân 2012 tại Can Lộc, Hà Tĩnh chúng tôi thu được kết quả ở bảng 13. Bảng 13. Tổng hợp đặc điểm nông học của các giống trình diễn vụ Xuân 2012 tại Can Lộc, Hà Tĩnh Tên giống Số bông/m2 Số hạt/bông Tỷ lệ lép (%) KL 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) N98 321 129 16,6 24,6 81,9 68,0 IRi352 305 119 15,0 23,1 65,0 57,2 Ghi chú: CV (%) = 4,11 LSD.05 = 5.82. Các yếu tố cấu thành năng suất như số hạt chắc/bông biến động từ 119 hạt ở IRi352 và 129 hạt ở N98. Năng suất thực thu của N98 đạt cao hơn hẳn giống đối chứng, 68,20 tạ/ha. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 315 3.5.2. Trình diễn các giống lúa N98 vụ Hè Thu 2012 tại Hà Tĩnh Các yếu tố cấu thành năng suất như số hạt chắc/bông biến đạt trung bình 115 hạt, tỷ lệ lép 18,3% hạt và khối lượng 1000 đạt 25,6g. Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống trình diễn vụ Hè Thu 2012 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 14. Bảng 14. Tổng hợp các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống trình diễn vụ Xuân và Hè Thu 2012 tại Hà Tĩnh Tên giống Số bông/m2 Số hạt/bông Tỷ lệ lép (%) KL 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) N98 316 115 18,2 25,6 76,10 62,90 HT1 (Đ/C) 313 113 18,5 23,5 67,74 53,44 Như vậy, trong vụ Hè Thu 2012 giống N98 có NSLT đạt 76,10 tạ/ha. Năng suất thực thu đạt 62,90 tạ/ha tại Hà Tĩnh. 3.5.3. Trình diễn N98 tại Ba vì Hà Nội Thời vụ được áp dụng theo lịch thời vụ của xã Đồng Thái huyện Ba Vì thành phố Hà Nộì. Ngày gieo: 05/01/2012, ngày cấy: 05 - 10/2/2012, tuổi mạ cấy: 30 - 35 ngày tuổi, cấy với mật độ trung bình 30-35 khóm/m2, 2 - 3 dảnh/khóm. Bảng 15. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất tại khu trình diễn ở Ba Vì, Hà Nội vụ Xuân 2012 TT Chỉ tiêu BT7 (Đ/C) N98 1 Số bông/khóm 6,2 7 2 Số bông/m2 219 221 3 Số hạt chắc/bông 125,1 128,4 4 Tỷ lệ hạt chắc/bông 87,1 89,5 5 P1000 hạt (g) 19,2 25 6 NSTT (tạ/ha) 52,2 70,2 Qua bảng tổng hợp số liệu cho thấy: Giống N98 đẻ nhánh tốt hơn BT7 (giống N98 là 10,6 dảnh, BT7 là 9,7 dảnh), năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống N98 đều cao hơn đối chứng, năng suất thực thu của giống N98 là 70,2 tạ/ha. Mọi chỉ tiêu cấu thành năng suất của giống lúa N98 đều cao hơn giống BT7 (đối chứng). 3.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế tại các khu trình diễn 3.6.1. Mô hình trình diễn giống N98 tại xã Đồng Thái huyện Ba Vì thành phố Hà Nội Năng suất và chất lượng giống đạt kết quả theo yêu cầu của dự án và địa phương. Giống lúa N98 chống chịu sâu bệnh khá tốt trong vụ Xuân, cho hiệu quả kinh tế cao hơn giống lúa BT7 hiện đang trồng phổ biến tại địa phương. Đặc biệt tuy chỉ là năm thứ 2 đưa vào địa phương nhưng được bà con đánh giá là giống lúa có năng suất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích cao hơn tất cả các giống lúa mà địa phương đang cấy từ trước tới nay (bảng 16). Bảng 16. Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa N98 và giống lúa BT7 Giống N98 Giống BT7 TT Khoản mục Lượng (kg) Giá (đồng) Thành tiền (đồng) Lượng (kg) Giá (đồng) Thành tiền (đồng) I Khoản chi 1 Vật tư 6.896.000 6.896.000 - Giống 60 20.000 1.200.000 60 20.000 1.200.000 - Đạm urê 200 8.000 1.600.000 200 8.000 1.600.000 - Kali 180 14.000 2.520.000 180 14.000 2.520.000 - Lân supe 450 3.500 1.575.000 450 3.500 1.575.000 - Thuốc BVTV 5 200 1.000 5 200 1.000 2 Công lao động 200 100.000 20.000.000 200 100.000 20.000.000 Tổng cộng: 26.896.000 26.896.000 II Khoản thu 1 Thóc 61,2 8.500 52.020.000 52,2 8.500 44.370.000 III Lợi nhuận 25.124.00 17.474.000 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 316 3.6.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế tại khu trình diễn Hà Tĩnh xuân 2012 Các kết quả xây dựng mô hình trình diễn tại Can Lộc và Cẩm Xuyên Hà Tĩnh đã được đánh giá bởi địa phương và cán bộ Trung tâm thực hiện tại địa bàn. So với giống lúa HT1, hiệu quả kinh tế của các giống được thể hiện ở bảng 17. Bảng 17. Tổng hợp năng suất và thu nhập của các giống trình diễn vụ Hè Thu 2012 tại Hà Tĩnh. Tên giống NSTT (tạ/ha) So với Đ/C (%) Giá (đ/kg) Tiền (triệu đ/ha) So với Đ/C (%) N98 62,90 117,70 7500 45,29 121,06 HT1(Đ/C) 53,44 100,00 7000 37,41 100,00 Các giống có thu nhập trung bình 45,29 triệu đồng/ha (N98), cao hơn giống Đ/C HT1 từ 21,06%. Trên cơ sở kết quả thí nghiệm, thử nghiệm của các năm, tại một số tỉnh Bắc, Trung Bộ ta thấy giống Nếp N98 cho năng suất cao, thích ứng rộng, chống chịu tốt với các loài sâu bệnh. Qua báo cáo của một số tỉnh miền Bắc và miền Trung, giống N98 đã có diện tích mở rộng trên 7000ha (bảng 18). Bảng 18. Năng suất của giống N98 tại một số điểm sản xuất thử (Điều tra 3 vụ: Năm 2011- 2012 Thời vụ Nơi sản xuất Diện tích NS (tạ/ha) Xuân, Hè Thu Các huyện - Hà Tĩnh 3500 60 - 80 Xuân, Mùa sớm Các huyện - Thái Bình 30 65 - 80 Xuân muộn, Mùa sớm Các huyện - Hải Dương 1200 60 - 65 Xuân muộn, Mùa sớm Ba Vì - Hà Nội 30 60 - 80 Xuân muộn, Mùa sớm, Hè Thu. Các tỉnh miền Bắc, miền Trung 3000 60 - 65 Tổng 7.760 60 - 80 IV. KẾT LUẬN (1) Giống lúa Nếp N98 là giống lúa ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng 110-115 ngày vụ Mùa, 135-140 ngày vụ Xuân, có năng suất cao, đạt 60-80 tạ/ha và cao hơn hẳn so với Nếp IRi352 từ 11- 16% trong cùng điều kiện canh tác, có tính khác biệt có độ đồng nhất, độ ổn định cao, có khả năng chịu rét khá (điểm 3-5), chống đổ khá (điểm 3), chống chịu khá với một số loại sâu bệnh hại chính, có thể thâm canh trên đất vàn và vàn cao. (2) Giống N98 có chất lượng khá, xôi dẻo, đậm, có thể sử dụng chế biến bột làm các loại bánh, làm bánh chưng, xôi sáng, nấu rượu phục vụ nhu cầu của nhân dân, đặc biệt là các vùng cao và thành thị. (3) Thời vụ gieo cấy thích hợp: Tại các tỉnh miền Bắc, vụ Xuân, gieo mạ dược trà xuân muộn từ 20/1 đến 5/2. Cấy sau lập xuân, đối với mạ dược cần cấy kết thúc sớm tránh mạ già, mạ sân cấy tuổi mạ 12 - 15 ngày. Vụ Mùa, bố trí trà mùa sớm gieo từ 6/6 đến 25/6, tuổi mạ dược 16 - 18 ngày với mật độ: 45 - 50 khóm/m2, mỗi khóm 2 - 3 dảnh. Tại các tỉnh miền Trung, vụ Xuân gieo thẳng trà lúa Xuân từ 5/1 đến 25/1 với lượng 60 - 80kg giống/ha, Hè Thu bố trí trà mùa sớm gieo từ 25/5 đến 5/6 với lượng 60 - 80kg giống/ha. (4) Để N98 cho năng suất cao, lượng phân bón 100N-70 P2O5-80 K20, kết hợp bón phân đơn với phân tổng hợp và phân vi sinh theo khuyến cáo của khuyến nông địa phương. (5) Nếp N98 thích ứng rộng, đã được nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Hải Dương, Lai Châu, Cao Bằng, Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La.... đưa vào cơ cấu trà Xuân muộn, Mùa sớm, Hè Thu để thay thế cho giống nếp IRi352, có diện tích trên 7000ha trong 3 vụ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Dũng, Lê Vĩnh Thảo, Nguyễn Minh Công và cs. (2010). “Kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống lúa tẻ thơm, chất lượng cao cho vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ giai đoạn 2006- 2010”, Kết quả nghiên cứu Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, NXB. Nông nghiệp, tr. 174 - 180. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 317 2. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Phạm Thị Hường, Lưu Văn Quỳnh, Bùi Bá Bổng (1997). Đánh giá năng suất và chất lượng một số giống lúa nếp và lúa dẻo, hạt tròn (Japonica), Kết quả nghiên cứu khoa học 1997 - Viện Lúa ĐBSCL. 3. Quan Thị Ái Liên, Nguyễn Thị Ngọc Hân và Võ Công Thành (2010). “Lai tạo và tuyển chọn dòng nếp thơm ngắn ngày, phẩm chất tốt từ tổ hợp lai nếp CK2003  TP5”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 16a, tr. 167 - 177. 4. Lê Vĩnh Thảo, Bùi Chí Bửu, Lưu Ngọc Trình, Nguyễn Văn Vương (2004). Các giống lúa đặc sản, giống lúa chất lượng cao và kỹ thuật canh tác. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Văn Bộ (1999). Hiệu lực của kali trong mối quan hệ bón phân cân đối cho một số cây trồng trên một số loại đất ở Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng nông hoá, Kết quả nghiên cứu khoa học, kỷ niệm 30 năm thành lập Viện, NXB. Nông nghiệp, tr 288 - 305. 6. Li Cun - Long, Yang Fen, Luo Long, Luo Tian Gang, Liu Na, Lu Guang - Hui., (2008). Breeding and Application of New High Quality Aromatic Soft Hybrid Rice Wenfu 7, Hybrid Rice; 2008 - 06. 7. Sukhontha S., Theerakulkait C. and Miyazawa M. (2009). “Characterization of volatile aroma compounds from red and black rice bran”, J. Oleo. Sci. 58(3), pp. 155 - 161. 8. IRRI (1996). Standard Evaluation system International Rice Research Institute. IRRI Los Banos Philippines. 9. Prathepha P. (2008). “The fragrance (fgr) gene in natural populations of wild rice (Oryza rufipogon Griff.)”, Genet. Resour. Crop. Evol., 56, pp. 13 - 18. 10. Jakata, R.Nakayama, K.Saaito (1975). Unbalance growth in floral glumes and caryopsis in rice - Influence of waxy character in grain size, Jpm, J, Breed, P: 87 - 92. 11. Jin L., Lu Y., Shao Y., Zhang G., Xiao P., Shen S., Corke H. and Bao J. (2010). “Molecular marker assisted selection for improvement of the eating, cooking and sensory quality of rice (Oryza sativa L.)”, Journal of Cereal Science, 51, (1), pp. 159 - 164. 12. Jinhua L., Feng W., Wuge L., Sujuan J., Yibai L. (2006). “Genetic analysis and mapping by SSR marker for fragrance gene in rice Yuefeng B.”, Molecular Plant Breeding, 4(1), pp. 54 - 58. 13. Kabria K., Islam M.M. and Begum S.N. (2008). “Screening of aromatic rice lines by phenotypic and molecular markers”, Bangladesh J. Bot., 37(2), pp. 141 - 147. 14. Kaushik R.P, GS Khush (1991). Genetic analyis of endosperm mutants in rice, Theor, Appl, Genent 83, p.146-152.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_154_4749_2130472.pdf
Tài liệu liên quan