Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm tổ hợp lai cao sản hyt127 sử dụng dòng mẹ mới d116str có gen tương hợp rộng

Tài liệu Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm tổ hợp lai cao sản hyt127 sử dụng dòng mẹ mới d116str có gen tương hợp rộng: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  337 KẾT QUẢ CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM TỔ HỢP LAI CAO SẢN HYT127 SỬ DỤNG DÒNG MẸ MỚI D116STr CÓ GEN TƯƠNG HỢP RỘNG Nguyễn Trí Hoàn, Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Lê Hùng Phong, Nguyễn Thị Thu Trang, Lê Diệu My, Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Hằng và các cộng sự Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm. TÓM TẮT Báo cáo trình bày kết quả quá trình chọn tạo dòng TGMS-D116STr mang gen tương hợp rộng sử dụng phương pháp lai truyền thống kết hợp với sử dụng phương pháp dùng chỉ thị phân tử RM162 và RM253. Dòng D116STr có ngưỡng nhiệt độ gây bất dục là 240C, có đặc tính nông sinh học tốt: Tỷ lệ hạt phấn bất dục đạt 100%, tỷ lệ thò vòi nhụy đạt 70-75%, thời gian sinh trưởng ngắn, dạng hình chấp nhận tốt,có thể làm mẹ cho tổ hợp lai trong lai Indica/Japonica. Tổ hợp lai triển vọng HYT 127 có dòng mẹ là D116STr cho năng suất cao hơn rõ so với đối chứng trong vụ xuân ở 3 vùng thử nghiệm,...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm tổ hợp lai cao sản hyt127 sử dụng dòng mẹ mới d116str có gen tương hợp rộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  337 KẾT QUẢ CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM TỔ HỢP LAI CAO SẢN HYT127 SỬ DỤNG DÒNG MẸ MỚI D116STr CÓ GEN TƯƠNG HỢP RỘNG Nguyễn Trí Hoàn, Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Lê Hùng Phong, Nguyễn Thị Thu Trang, Lê Diệu My, Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Hằng và các cộng sự Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm. TÓM TẮT Báo cáo trình bày kết quả quá trình chọn tạo dòng TGMS-D116STr mang gen tương hợp rộng sử dụng phương pháp lai truyền thống kết hợp với sử dụng phương pháp dùng chỉ thị phân tử RM162 và RM253. Dòng D116STr có ngưỡng nhiệt độ gây bất dục là 240C, có đặc tính nông sinh học tốt: Tỷ lệ hạt phấn bất dục đạt 100%, tỷ lệ thò vòi nhụy đạt 70-75%, thời gian sinh trưởng ngắn, dạng hình chấp nhận tốt,có thể làm mẹ cho tổ hợp lai trong lai Indica/Japonica. Tổ hợp lai triển vọng HYT 127 có dòng mẹ là D116STr cho năng suất cao hơn rõ so với đối chứng trong vụ xuân ở 3 vùng thử nghiệm, tuy nhiên trong vụ mùa HYT 127 chỉ cho năng suất cao hơn đối chứng có ý nghĩa chỉ ở Đắk Lắk (Tây Nguyên) và cho năng suất tương đương đối chứng ở ĐBSH và MNPB. Về mặt chất lượng HYT127 cho gạo có chất lượng ngon trung bình, cơm mềm. Qua thử nghiệm trên đồng ruông cho thấy HYT127 kháng tốt với các loại sâu bệnh chủ yếu như đạo ôn, bạc lá, khô vằn, sâu cuốn lá và sâu đục thân. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiềm năng năng suất của các tổ hợp lúa lai trong cùng loài phụ India hoặc Japonica hiện nay hầu như không tăng trong những năm gần đây. Để có đột phá mới về năng suất lúa lai chúng ta phải tiến hành khai thác lúa lai thế hệ mới là lúa lai giữa hai loài phụ Indica/Japonica (Yuan LP.2002). Điểm cản trở lớn nhất của con lai Indica/Japonica là độ bất dục cao của con lai F1 dẫn tới sự kết hạt của con lai F1 rất thấp. Theo kết quả nghiên cứu từ Nhật Bản để có cây F1 của tổ hợp lai giữa hai loài phụ Indica/Japonica có độ kết hạt cao thì dòng bố hoặc mẹ phải mang gen tương hợp rộng (IKehashi et al., 1994, Virmani-2003). Do vậy để tạo ra con lai giữa hai loài phụ Indica/Japonica thì việc đầu tiên là chọn tạo các dòng bố hoặc mẹ có mang gen tương hợp rộng. Trong định hướng nghiên cứu của mình, Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa lai đã kết hợp sử dụng phương pháp lai tạo truyền thống kết hợp với chọn giống nhờ chỉ thị phân tử, đã chọn tạo thành công nhiều dòng bố mẹ có mang gen tương hợp rộng. Chính nhờ vậy mà nhiều dòng bố mẹ Japonica hoặc dòng bố mẹ có một phần genome của loài phụ Japonica đã được sử dụng để tạo nên một thế hệ lúa lai mới. HYT127 là một tổ hợp lai được lai tạo trong thời gian gần đây đã thể hiện được ưu thế lai cao hơn rõ so với những tổ hợp lúa lai truyền thống được nhập nội từ Trung Quốc. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu − Dòng Peiai 64 có gen tương hợp rộng, đây là dòng TGMS được chọn tạo ở Trung Quốc, dòng này không ổn định tính bất dục trong điều kiện sinh thái ở Việt Nam. Dòng R242 là dòng lúa thuần Japonica có khả năng chịu rét rất tốt trong điều kiện Miền Bắc, Việt Nam. − Các dòng bố TQ5, IR7. − Các dòng thử Indica: IR36; Japonica: Taihoku 127. − Sử dụng 29 mồi (primer) trong nghiên cứu chỉ thị liên kết với gen tương hợp rộng và các hóa chất cần thiết khác. − Các phân bón N, P, K cho thí nghiệm đồng ruộng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: - Lai tạo và chọn lọc dòng TGMS có gen tương hợp rộng (Wc) được tiến hành theo tổ hợp lai: Peiai64S/R242//R242. Con lai F1BC1 được tự thụ và chọn lọc theo phương pháp chọn lọc phả hệ đến F10 BC1. - Các dòng TGMS mới được chọn tạo sau khi có độ thuần cao và đặc tính nông học mong muốn được sử dụng để xác định cây có gen tương hợp rộng theo 2 phương pháp: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  338 o Phương pháp chỉ thị phân tử: Từ 29 mồi được sử dụng để xác định độ đa hình của bố mẹ của 2 tổ hợp lai, chúng tôi chọn được 2 chỉ thị liên kết với gen tương hợp rộng Wc. Hai chỉ thị này được sử dụng để thanh lọc các cây TGMS trong quần thể tìm cây TGMS có gen tương hợp rộng. o Sử dụng cây TGMS –D116S để lai thử với giống chuẩn Indica và Japonica sau đó xác định độ kết hạt của con lai F1. Nếu con lai hữu dục với cả dòng bố Indica và Japonica thì dòng mẹ đó có chứa gen tương hợp rộng. - Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng và các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo phương pháp của IRRI 1996. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả chọn tạo dòng TGMS có gen tương hợp rộng Năm 2005 dòng TGMS-D116S được phân lập trong quần thể F4 của tổ hợp lai backcross Peiai 64/IR242/R242 tại Trung Tâm nghiên cứu và PTLLai. Dòng D116S tiếp tục được chọn thuần và đánh giá đến thế hệ F10 BC1 thì độ thuần và độ bất dục rất ổn định. Kết quả về đặc tính nông sinh học của dòng D116S thời kỳ bất dục và các dòng TGMS triển vọng khác được trình bày trong bảng 1. Bảng 1: Kết quả đánh giá các đặc tính nông sinh học của các dòng TGMS thời kì bất dục. (mùa 2011) Dòng TGMS Chỉ tiêu theo dõi D52S-14 D59S-3 D60-3 MTr D60S-3 MT D64 D116S Thời gian từ gieo đến trỗ (ngày) 78 76 77 75 76 78 Số lá trên thân chính (lá) 13.2 13.2 14.0 14.2 13.2 14.0 Tỉ lệ thò vòi nhụy (%) 70 70 75 70 75 75 Tỉ lệ phấn bất dục (%) 100 100 100 100 100 100 Số dảnh tối đa trên khóm (rảnh) 8.2 9.7 8.0 7.0 9.2 7.3 Số bông trên khóm (Bông) 7.8 8.6 7.2 6.5 7.5 6.3 Tỉ lệ phân ly về hình dạng (%) 0.001 0.001 0.001 0.001 0.001 0.001 Chiều cao cây (cm) 70.8 72.5 72.1 72.8 70.6 72.3 Qua Bảng 1 cho thấy dòng mẹ TGMS- D116S có thời gian sing trưởng ngắn 78 ngày từ gieo đến trỗ 10%, cao cây trung bình 72,3 cm, đẻ nhánh khá 7,3 dảnh tối đa/khóm. Đặc biệt dòng D116S có độ thuần cao, độ bất dục 100% ở điều kiện nhiệt độ cao, tỷ lệ thò vòi nhụy khá tốt 75%. Những đặc tính trên khá tốt cho một dòng mẹ trong sản xuất hạt lai. Bảng 2. Tỷ lệ hạt phấn hữu dục của các dòng TGMS khi quan sát ở ngưỡng nhiệt độ xử lý: 24°C và 25°C (mùa 2011). TT Tên dòng % hạt phấn hữu dục (10 cây) Ngưỡng T0gây bất dục hạt phấn Đối chứng Nhiệt độ 240C Nhiệt độ 250C 1 D52S 0 0-1 0 ≥240C 2 D60S 0 30-70 1-10 > 250C 3 D59S 0 1-20 0 ≥250C 4 D116 SMtr 0 0-0,1 0 ≥240C 5 D116 SMT 0 0-1 0 ≥240C 6 D64S 0 0-5 0 ≥250C Kết quả nghiên cứu về ngưỡng nhiệt độ gây bất dục hoàn toàn: trong điều kiện tự nhiên cho thấy nhiệt độ gây bất dục cho dòng mẹ D116S từ 24,6°C trong gia đoạn từ (1-10/5) và 24,4°C trong giai đoạn từ 11-20/8. Đến 28,5°C (1-10/9). Như vậy ở nhiệt độ trung bình ngày từ 24,4°C trở lên dòng D116S cho độ bất dục hạt phấn 99-100%. Đây là mức bất dục khá lý Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  339 tưởng cho sản xuất hạt lai F1 cho hạt lai có độ thuần cao. Kết quả nghiên cứu ngưỡng nhiệt độ gây bất dục hoàn toàn trong điều kiện nhân tạo cho thấy (Bảng 2): Trong khi nghiên cứu chúng tôi phát hiện trong quần thể của dòng D116S có 2 dạng hạt có mỏ hạt mầu trắng và một dạng có mỏ hạt màu tím. Do vậy chúng tôi tách riêng 2 dòng trong nghiên cứu về nhiệt độ gây bất dục đực. Bảng 2 cho thấy: các dòng D52, D116S Mtr, D116 SM tím có T0 gây bất dục ở 240C . Riêng dòng D64S có T0 gây bất dục ở 250C. Dòng D60Sr có nhiệt độ gây bất dục hoàn toàn > 250C. 3.2. Kiểm tra gen tương hợp rộng (WC) của các dòng TGMS mới chọn tạo 3.2.1. Chạy điện di acrylamide nhằm kiểm tra sự có mặt của gen tương hợp rộng WC - Chạy đa hình các dòng bố mẹ 64S/TQ5 và 64S/IR78 với các chỉ thị xác định gen WC. Sử dụng 29 mồi SSR đã xác định được 2 chỉ thị cho khoảng đa hình rõ là RM162 và RM253. Các chỉ thị nằm ở vị trí locus S5 trên nhiễm sắc thể số 6. Hình 1: Sản phẩm điện di chạy đa hình tổ hợp 64S/TQ5, 64S/IR78 cho khoảng đa hình rõ với mồi RM 162 và RM253 Sử dụng các chỉ thị này để chạy điện di trên quần thể chọn lọc để xác định các dòng có mang gen WC - Kết quả chạy điện di trên các dòng mẹ để xác định dòng mang gen WC Hình 2 : Sản phẩm điện di xác định các dòng mẹ có mang gen WC sử dụng mồi RM162 Giếng 1: 64S (điểm 1) có mang gen tương hợp rộng; giếng 2: TQ5 (điểm 3) Giếng 6,7 là các dòng có mang gen tương hợp rộng tương ứng với tên dòng là D116tr-1 và D116tr-2. Hình 3: Sản phẩm điện di xác định các dòng mẹ có mang gen WC sử dụng mồi RM253 Giếng 1: 64S (điểm 1) có mang gen tương hợp rộng; giếng 2: TQ5(điểm 3) Giếng 4,5: là các dòng có mang gen tương hợp rộng tương ứng với tên dòng là D67S và D64S VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  340 Sử dụng 2 mồi RM162 và RM253 để chạy điện di trên quần thể chọn lọc đã xác định được 4 dòng mẹ mang gen WC là D116Str-1, D116Str-2, D67S và D64S. 3.2.2. Kiểm tra sự có mặt của gen Wc của dòng mẹ bằng lai thử với dòng chuẩn Indica và Japonica (Bảng 3) Các dòng TGMS mới chọn tạo được lai với các dòng thử Indica, Japonica để kiểm tra có mang gen tương hợp rộng hay không. Số liệu lai thử của dòng D116S và các dòng TGMS triển vọng khác với 2 dòng chuẩn Indica và Japonica và độ kết hạt của con lai thử F1. Kết quả cho thấy con lai của D116S với hai dòng IR36 và Taihoku127, con lai F1 cho tỷ lệ kết hạt lớn hơn 80% và lớn hơn 90% điều này khẳng định dòng TGMS-D116S có gen tương hợp rộng WC, có nghĩa là D11S có thể lai với dòng bố là Japonica hoặc Indica thì con lai đều cho kết hạt cao. 3.3. Kết quả lai tạo và khảo nghiệm tổ hợp lai HYT127 Dòng mẹ D116S được sử dụng làm mẹ cho lai thử với các dòng giống Japonica, dòng trung gian là con lai đã thuần của các cập lai Indica/ Japonica, các dòng nhập nội có triển vọng để tìm tổ hợp cho ưu thế lai cao. Tổ hơp D116S/R725 được ký hiệu là HYT127 cùng một số tổ hợp lai khác được đánh giá cho ưu thế lai cao trong thí nghiệm quan sát và so sánh sơ khởi khi so sánh với tổ hợp đối chứng. Hạt lai F1 của HYT127 được sản xuất và khảo nghiệm tại 3 vùng sinh thái tại Hà Nội (ĐBSH), Yên Bái (Mường lò) và Daklak (Tây Nguyên) để xác định khả năng thích ứng, tiềm năng năng suất của các tổ hợp lai thế hệ mới. - Trong vụ Xuân 2015 Trong vụ Xuân 2015, HYT127 cho năng suất cao hơn đối chứng D .Ưu 527 tại Hà nội có ý nghĩa thống kê, HYT127 đạt 84,5 tạ/ha cao hơn đối chứng D.Ưu 527 (78,3 tạ/ha) là 6 tạ/ha. Tại điểm Hòa Xuân Daklak HYT127 cho năng suất 100,6 tạ/ha cao hơn năng suất của đối chứng Nhị ưu 838 (91,3 tạ/ha) là 9,3 tạ/ha. Tính năng suất trung bình tại 2 điểm HYT127 cho năng suất cao hơn đối chứng là 8 tạ/ha. Đây là năng suất rất ít khi đạt được của tổ hợp lúa lai mới so với hai tổ hợp lúa lai phổ biến và cho năng suất rất cao tại Việt Nam trong nhiều năm qua Bảng 3: Kết quả khảo nghiệm HYT127 và các tổ hợp lai triển vọng ở các vùng sinh thái khác nhau vụ Xuân 2015. T T Tổ hợp lai TGST (ngày) Trỗ 50% Số bông/bụi HC/bông P1.000hat (gam) NStai Hanoi (tạ/ha) NS tại DAKLAK (tạ/ha) NS Trung Bình (tạ/ha) 1 HYT127 104-107 174-438,3 171,2-114,3 29,0-27,0 84,5 100,6 92,57 2 HYT135 112,6- 107,0 190-427,3 184,8-123,6 23,5-25,6 72,3 89,8 81,10 3 HYT134 101,2-107 132-413,6 191,3-133,6 23,5-25,6 73,7 94,0 83,85 4 HYT126 102-102 170-384,2 157,3-109,8 32,8-26,3 82,0 87,9 84,95 5 HYT131 99,6-102 175-426,7 170,5-115,6 24,5-26,2 60,2 82,2 71,2 6 Đ/c(N.838, D.527) 101,6-101 232-406,2 139,4-110,5 25,6-28,6 78,3 91,3 84,6 CV (%) 2,8 5,1 LSD.05 3,3 3,16 Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai - Vụ mùa 2015: Ở vụ mùa 2015, HYT127 cùng các tổ hợp lúa lai mới được khảo nghiệm so sánh năng suất tại 3 vùng sinh thái: Hà Nội (ĐBSH), Yên Bái (MNPB), Đắk Lắk (Tây Nguyên). Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  341 Bảng 4: Kết quả khảo nghiệm của HYT127 và các tổ hợp lai triển vọng khác trên các vùng sinh thái, vụ Mùa 2015 TT Tổ hợp lai TGST:gi eo-chín (ngày)* Số bông/m2 ** HC/bông *** P1.000 hạt (gam) **** NS tại Hà Nội (tạ/ha) NS tai Yên Bái (tạ/ha) NS tại DAKLAK (tạ/ha) NS Trung bình (tạ/ha) 1 HYT127 115-105 192,5- 329,2 129,9- 101,8 29,9-27,0 61,0 63,5 83,1 69,2 2 HYT135 117-108 222,5- 315,6 135-101,2 23,7-28,3 58,8 56,3 82,3 65,8 3 HYT131 115-106 222,5- 325,2 119,9-98,6 23,5-26,2 56,0 57,7 74,5 62,73 4 HYT134 118-104 202,5- 328,7 138-107,5 23,9-27,2 56,0 60,3 73,7 63,33 5 HYT126 115-100 170,8- 321,9 132,9- 109,6 32,4-25,5 62,0 59,3 77,9 66,4 6 Nhị Ưu 838 110-107 185,3- 317,4 129,2- 101,3 31,6-27,3 63,2 66,3 74,8 68,1 CV (%) LSD.05 5,1 5,14 5,4 5,73 4,3 5,3 Ghi chú: *Số liệu TGST của giống ở Hà Nội và Đắk Lắk **Số liệu số bông/m2 của lúa cấy ở Hà Nội và lúa sạ ở Đắk Lắk ***Số liệu hạt chắc/bông của lúa cấy tại Hà Nội và lúa sạ tại Đắk Lắk **** Số liệu P1000 tại Hà Nội và Đắk Lắk Ở vụ mùa 2015, HYT127 cùng với các tổ hợp lai được so sánh trong 3 tỉnh: Hà Nội, Yên Bái và Daklak. Kết quả được trình bày trong bảng 4 cho thấy HYT127 có thời gian sinh trưởng trong vụ mùa là 115 ngày tại Hà Nội và 105 ngày cho lúa gieo sạ ở Daklak, số bông/m2 ở Hà Nội là 192,5 trong khi đó tăng lên 329,2 bông cho lúa sạ ở Daklak, hạt chắc/bông cũng giảm từ 129,9 ở Hà Nội xuống 101,8 ở Daklak. Về năng suất thực thu HYT126 đạt 61-63,5 tạ/ha ở Hà Nội và Yên Bái khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng Nhị Ưu 838 (63,2- 66,3 tạ/ha). Tuy nhiên tại Daklak HYT127 cho năng suất 83,1 tấn/ha cao hơn đối chứng (74,8 tấn/ha) là 8,3 tấn/ha ở mức có ý nghĩa thống kê. Tính năng suất trung bình ở ba tỉnh HYT127 đạt 69,2 tạ/ha so với năng suất bình quân của đối chứng đạt 68,1 tạ/ha. Bảng 6: Kết quả phân tích chất lượng gạo (tại Thanh Trì-vụ xuân năm 2015) TT Tên tổ hợp Tỷ lệ gạo lật (%th Tỷ lệ gạo xát (%th) Tỷ lệ gạo nguyên (%th) Độ bạc bụng (điểm) Chiều dài hạt (mm) P. Loại K.th P. loại dạng hạt Độ bền gel (mm) Amylo (% ck) Điểm phá hủy kiềm (điểm) Nhiệt độ hóa hồ 1 HYT131 81,3 67,8 53,4 1-5 6,72 Dài TB 36 23,0 4 TB 2 HYT126 81,3 59,6 Nát 1-5- 6,61 Dài TB 28 26,5 4 TB 3 D116 T/R725 79,2 66,0 Nát 1-5- 6,67 Dài TB 32 24,0 4 TB 4 HYT134 79,4 65,5 Nát 1-5- 6,13 TB TB 36 25,2 4 TB 5 HYT135 79,8 60,8 27,2 1-5 6,21 TB TB 30 24,1 5 TB 6 HYT127 81,0 66,7 45,6 1-5 6,72 Dài TB 38 24,8 4 TB 7 Dưu 527 80,6 68,2 48,6 1 6,86 Dài TB 50 23,2 3 Cao Nguồn: Bộ môn Sinh lý sinh hóa và Chất lượng nông sản – Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm Qua 2 vụ thí nghiệm cho thấy HYT127 được chọn tạo trên nền dòng mẹ D116STr và dòng bố R725 cho năng suất cao vượt trội so với đối chứng ở vụ Xuân ở cả 3 vùng sinh thái VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  342 là Hà Nội (ĐBSH), Yên Bái (MNPB) và Daklak (Tây Nguyên), vượt năng suất 8 tạ/ha so với 2 đối chứng năng suất cao là Nhị Ưu 838 và D.Ưu 527. Ở chỉ được thể hiện vụ mùa, Ưu thế lai cao của HYt127 chỉ được thể hiện tại Daklak (Tây Nguyên). Phân tích chất lượng gạo của HYT127: Gạo thu hoạch tại Hà Nội ở vụ Xuân và mùa 2015 được phân tích về chất lượng, số liệu các chỉ tiêu được trình bày trong bảng 6 • Nhận xét : − Tỷ lệ xay xát cao (66,7%). Tỷ lệ gạo nguyên cao 46,5. − Gạo vụ này ít bạc bụng (1-5), gạo trắng trong đẹp. − Kích thước hạt dài và TB. − Độ bền gel: thuộc loại trung bình. − Hàm lượng Amylose có 3 tổ hợp có hàm lượng Amylose TB (24,8%) cơm mềm ở vụ Xuân, hơi cứng ở vụ mùa khi cơm để nguội. Hàm lượng protein của các tổ hợp ở vụ này khá cao (8,3%). − Nhiệt độ hóa hồ: tổ hợp HYT127 có nhiệt độ hóa hồ TB, cơm nấu dễ chín, ngon. Đây là nhiệt độ hóa hồ được ưa chuộng nhất. Nhìn chung tổ hợp HYT127 có chất lượng trung bình. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của HYT127: Ghi nhận kết quả kháng sau bệnh trên đồng ruộng tại Daklak và Hà Nội cho thấy HYT127 có điểm kháng sâu đục thân, cuốn lá, bạc lá, khô vằn và đạo ôn bệnh tương tự đối chứng D.Ưu 527. Vụ Hè thu năm 2015 tại ĐăkLăk điều kiện tự nhiên có nhiều diễn biến ảnh hưởng cho sự sinh trưởng phát triển của cây lúa. Thời kỳ gieo sạ đúng vào đầu mùa mưa, lượng mưa cao làm cho một số mầm lúa bị vùi dập, chết nên ảnh hưởng mật độ của các giống lúa thí nghiệm. Bước vào giai đoạn cây lúa đẻ nhánh đến làm đòng, lượng mưa nhiều tập trung, độ ẩm không khí cao là điều kiện thích hợp cho sâu bệnh phát sinh như: bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, bệnh bạc lá, sọc đỏ vi khuẩn, thối bẹ, bệnh vàng lá lúa, tuy nhiên mức độ gây hại trên các giống đều nhẹ (điểm 1-3). Đến giai đoạn lúa trổ đến chín lượng mưa cao, chế độ sáng ít đã ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của các giống lúa nên đa số các giống lúa thí nghiệm có tỷ lệ hạt lép cao, ảnh hưởng tới năng suất của giống lúa thí nghiệm. Đánh giá chung HYT127 có khả năng kháng sâu bệnh tương đương như đối chứng Nhị Ưu 838. Bảng 7. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống chịu vụ hè thu 2015 tại Hòa Xuân – Đăk Lăk Chỉ tiêu Tên giống Bệnh đạo ôn lá (điểm) Bệnh đạo ôn cổ bông (điểm) Bệnh Khô vằn (điểm) Bệnh bạc lá (điểm) Bệnh đốm nâu (điểm) Sâu đục thân (điểm) Sâu cuốn lá (điểm) HYT135 3 1 3 5 3 3 3 HYT127 2 1 3 5 3 3 3 827s/R725 2 1 3 5 1 3 1 HYT131 3 1 3 5 3 1 1 HYT126 2 1 3 5 1 3 3 D116 T/R725 2 1 3 5 3 3 3 HYT134Tr 3 1 1 5 3 1 1 Nhị ưu 838(Đ/C) 3 1 1 5 3 3 3 Nguồn: Trại giống Hòa Xuân – Buôn Mê Thuật – Đắk Lắk Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  343 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Dòng TGMS D116S mang gen tương hợp rộng được chọn tạo từ thế hệ F10 BC1 tổ hợp lai Peiai64/R242//R242. Dòng D116S có thời gian sinh trưởng từ gieo đến trỗ 77-78 ngày, dạng hình đẹp, thân cứng, lá đòng dài, đẻ khá 7,3-7,6 bông/khóm, hạt to, độ thò vòi nhụy 70-75%, nhiệt độ gây bất dục hoàn toàn ổn định ở 24°C. Dòng D116S là dòng mẹ được lai tạo trên nền di truyền của dòng R242 là dòng có nguồn gốc Japonica, chống chụi rét tốt. Với những đặc tính trên cho thấy D116S là dòng mẹ tốt triển vọng cho lai tạo tổ hơp Indica/Japonica cho năng suất siêu cao. Tổ hợp lai triển vọng HYT127 là tổ hợp lai có bố mẹ D116STr/R725. Đây là tổ hợp có thành phần genome của Japonica trong dòng mẹ D116STr. Kết quả nghiên cứu qua thí nghiệm quan sát, so sánh và khảo nghiệm trong 3 vùng sinh thái Hà Nội (ĐBSH), Yên Bái (MNPB), Daklak (Tây Nguyên) cho thấy HYT127 cho ưu thế lai cao trong vụ xuân. Năng suất trung bình đạt 92,5 tạ/ha so với 84,8 tạ/ha của đ.c D.Ưu 527 và Nhị Ưu 838 là 2 tổ hợp của Trung quốc cho năng suất cao ở Việt Nam. Tuy nhiên trong điều kiện ở vụ mùa HYT127 chỉ cho năng suất cao hơn đối chứng ở Tây nguyên và năng suất tương đương đối chứng ở Đồng bằng sông Hồng và miền Núi phía Bắc. Phân tích về chất lương gạo ở vụ Xuân và vụ mùa cho thấy HYT127 có chất lượng gạo ngon thuộc nhóm trung bình. Đánh giá về khả năng kháng sâu bệnh trên đồng ruộng tại Hà Nội và Daklak cho thấy HYT127 kháng tốt tương tự như đối chứng với các loại sâu bệnh như bạc lá, đạo ôn, khô vằn, sâu đục thân, sâu cuốn lá. 4.2. Đề nghị Tài liệu tham khảo: 1. The International Rice Research Institute (1996). “Standard Evaluation System for Rice”. IRRI. P. O. Box 933. 1099-Manila Philippines. 2. Ikehashi H. and maruyama K., et al (1994), “Wide compatibility gen(S) and Indica- Japonica heterosis in rice for temperate countries”, hybrid rice technology, IRRI. 3. Virmani S.S. (2003), “Two line Hybrid Rice Breeding Manual”, IRRI, Philippines. 4. Yuan LP. (2002), “Hybrid Rice in China”, Paper presented to the International symposium on hybrid rice, at Hanoi, May, 17-20th, 2001, pp5-11. 5. Yuan LP. (2008), “Progress in breeding of Super hybid rice”, Paper presented to the 5th. 6. Symposium on Hybr id Rice, Changsha, China, December 11-15th, 2008. ABSTRACT Developing hybrid rice genotype hyt127 using new mother breeding material D116STr including WC gene The TGSM breeding line D116Str including “wide compatibility” gene WC has been simultaneously developed by both conventional breeding and marker-aided selection. D116STr genotype could be used to create indica/japonica hybridization. D116STr’s pollen would be sterile at the temperature of 240C. It exhibited acceptable agronomical feature as sterility pollen percentage of 100% under low temperature, then stigma exertion of > 70-75%, short growth duration, good phenotypic acceptability. The genotype can create its super yield heterosis from japonica x indica. HYT127 was from a cross by D116STr as female genotype. It obtained super yield as compared to the check in Spring season. In the summer, HYT127 obtained higher yield than check in Dak Lak only. It obtained the same yield with check in Red River Delta and Northern mountainous regions. The grain quality properties of HYT127 were evaluated with intermediate output. HYT127 exhibited its good tolerance to major pests and diseases under field condition. Keywords: super hybrid rice, temperature to induce pollen sterility, TGMS, WC gene. Người phản biện: GS. TSKH. Trần Duy Quý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_135_1204_2130453.pdf
Tài liệu liên quan