Tài liệu Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa N25: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
389
KẾT QUẢ CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG LÚA N25
Hà Văn Nhân, Trần Thị Liền, Nguyễn Thành Luân,
Hoàng Sĩ Tiến, Phạm Thị Bích, Nguyễn Thị Lý, Trần Thị Khen
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
TÓM TẮT
Giống lúa N25 chọn lọc từ giống gốc 9311 được xử lý bằng tia gamma nguồn Co60 ở vụ Mùa
2005. Việc chọn lọc được thực hiện từ thế hệ M2 theo phương pháp chọn lọc phả hệ. Giống lúa N25
có đặc điểm tốt như: thời gian sinh trưởng ngắn (90 ngày trong mùa hè), năng suất cao (6,2-6,7 tấn /
ha trong mùa xuân; 5,5 - 6,3 tấn / ha trong mùa hè), chất lượng gạo tốt (hàm lượng amylose 17,2%).
Giống lúa N25 kháng vừa với bệnh đạo ôn (điểm 3) và một số sâu bệnh khác như bệnh bạc lá, rầy
nâu. Tính đến năm 2016, N25 đã được gieo cấy với diện tích gần 500 ha ở các tỉnh như: Hải Dương,
Hưng Yên, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình vv. Với thời gian sinh trưởng cực
ngắn, N25 có thể tham gia hiệu quả vào hệ thống ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa N25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
389
KẾT QUẢ CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG LÚA N25
Hà Văn Nhân, Trần Thị Liền, Nguyễn Thành Luân,
Hoàng Sĩ Tiến, Phạm Thị Bích, Nguyễn Thị Lý, Trần Thị Khen
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
TÓM TẮT
Giống lúa N25 chọn lọc từ giống gốc 9311 được xử lý bằng tia gamma nguồn Co60 ở vụ Mùa
2005. Việc chọn lọc được thực hiện từ thế hệ M2 theo phương pháp chọn lọc phả hệ. Giống lúa N25
có đặc điểm tốt như: thời gian sinh trưởng ngắn (90 ngày trong mùa hè), năng suất cao (6,2-6,7 tấn /
ha trong mùa xuân; 5,5 - 6,3 tấn / ha trong mùa hè), chất lượng gạo tốt (hàm lượng amylose 17,2%).
Giống lúa N25 kháng vừa với bệnh đạo ôn (điểm 3) và một số sâu bệnh khác như bệnh bạc lá, rầy
nâu. Tính đến năm 2016, N25 đã được gieo cấy với diện tích gần 500 ha ở các tỉnh như: Hải Dương,
Hưng Yên, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình vv. Với thời gian sinh trưởng cực
ngắn, N25 có thể tham gia hiệu quả vào hệ thống luân canh 3-4 vụ sản xuất mỗi năm. Điều đó góp
phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng
dinh dưỡng và đảm bảo an ninh lương thực.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã và đang
là mục tiêu to lớn của ngành trồng trọt. Chuyển
đổi cơ cấu giống lúa từ sử dụng giống dài ngày
sang giống lúa ngắn ngày và cực ngắn ngày là
để tạo quỹ thời gian cần thiết cho cây trồng vụ
đông ưa ấm như: Ngô, Lạc, Đậu tương, các cây
họ bầu bí, khoai lang...Tuy nhiên, hiện nay trên
địa bàn các tỉnh phía Bắc diện tích lúa được
gieo trồng chủ yếu vẫn là các giống như KD18,
Q5 có thời gian sinh trưởng 105-110 ngày
(hoặc những giống có thời gian sinh trưởng
tương đương). Sở dĩ các giống này chiếm tỷ
trọng lớn vì chúng có tính thích ứng rộng, năng
suất ổn định. Nhưng để tạo quỹ đất cho các cây
vụ Đông ưa ấm phát triển (gieo trồng cuối
tháng 8 và đầu tháng 9 thay vì trước đây gieo
khoảng 25/9), thì cần phải có những giống lúa
mới ngắn ngày hơn, chất lượng gạo cao hơn.
Bên cạnh đó biến đổi khí hậu đã và đang
ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và sản xuất
không chỉ ở khắp nơi trên thế giới mà còn tác
động trực tiếp đến Việt Nam. Hạn hán, lụt lội
bất thường tại nhiều vùng là những biểu hiện
của biến đổi khí hậu, đã gây ra những thiệt hại
không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp nói riêng
và đời sống nói chung. Rét đậm và rét muộn ở
các tỉnh phía Bắc đang xảy ra trầm trọng hơn
nên cần có giống ngắn ngày để gieo muộn
tránh mạ bị chết rét.
Mục tiêu: Chọn tạo giống lúa có thời
gian sinh trưởng cực ngắn (90 ngày trong vụ
mùa), chất lượng gạo tốt, năng suất đạt 58-62
tạ/ha, chống chịu với một số loại sâu bệnh hại
chính.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu:
Giống lúa 9311 nhập nội, có các đặc tính
nổi trội: trọng lượng 1000 hạt 28g, cứng cây,
dạng cây gọn, đã được đánh giá là có triển
vọng, nhưng nó vẫn còn nhược điểm: thời gian
sinh trưởng hơi dài (115 ngày ở vụ mùa).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Hạt khô của giống gốc 9311 được xử lý
bằng tia gamma nguồn Co60 liều 40 krad ở vụ
Mùa 2005. Sau khi xử lý, hạt được gieo cấy
bình thường.
- Việc chọn lọc được thực hiện từ thế hệ
M2 theo phương pháp chọn lọc phả hệ. Các chỉ
tiêu chọn lọc: thời gian sinh trưởng, chiều cao
cây, dạng hạt, mức độ bạc bụng. Chỉ giữ lại các
cá thể có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày,
hạt gạo trong, không bạc bụng.
- Đánh giá khả năng chống chịu theo
thang điểm 9 cấp (IRRI).
- Khảo nghiệm cơ bản, VCU theo Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về khảo nghiệm giá
trị canh tác và sử dụng giống lúa” (QCVN 01-
55:2011/BNNPTNT).
- Phân tích chất lượng lúa gạo theo
TCVN 1643:2002.
- Số liệu được xử lý bằng chương trình
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
390
IRRISTAT 4.0
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả chọn tạo
3.1.1. Nguồn gốc chọn tạo:
N25 chọn lọc từ giống gốc 9311 được xử
lý bằng tia gamma nguồn Co60 ở vụ Mùa 2005.
3.1.2. Một số đặc điểm của giống N25
Bảng 1: Một số đặc điểm nông sinh học của giống N25
TGST: ( ngày): + Vụ Xuân
+ Vụ Mùa
120-125
87-90
Dạng cây V
Chiều cao cây (cm) 103-120
Dạng hạt thóc Nhỏ dài
Góc lá đòng Thẳng
Số hạt / bông ( hạt) 165- 210
Tỷ lệ lép (%) 7-12
Khối lượng 1000 hạt (gam) 21-23
Amyloza (%) 17,2
(Nguồn: TTNC&PT lúa thuần, Viện CLT-CTP)
3.2. Kết quả khảo nghiệm Quốc gia VCU
N25 đã được khảo nghiệm trong hệ
thống khảo nghiệm quốc gia vụ mùa 2013,
xuân 2014, mùa 2014 và được đánh giá là
giống lúa có chất lượng cơm mềm, dính và
ngon vừa. Giống lúa N25 đã được Hội đồng
Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT công
nhận là giống sản xuất thử theo QĐ số
609/QĐ-TT-CLT ngày 30 tháng 12 năm 2015.
3.3. Kết quả khảo nghiệm tác giả tại một số
địa phương
Sau khi đã được khảo nghiệm tác giả 3
vụ tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm,
giống N25 được đưa đi khảo nghiệm tại Hải
Dương, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Nghệ
An, Hà Tĩnh...từ vụ mùa 2013 .
3.3.1. Kết quả khảo nghiệm tại Hải Dương
- N25 được khảo nghiệm tác giả tại Hải
Dương từ vụ Mùa 2013 với diện tích 1,8 ha.
Sang đến vụ Xuân 2016 diện tích khảo nghiệm
và diện tích sản xuất thử đã được mở rộng tại
các huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang, Nam Sách
- Tình hình nhiễm sâu bệnh hại: Nhìn
chung giống N25 ít bị nhiễm sâu đục thân và
sâu cuốn lá nhỏ. Bệnh khô vằn xuất hiện ở giai
đoạn đứng cái – làm đòng (điểm 1-3). Đặc biệt
N25 thể hiện khả năng kháng cao với bệnh đạo
ôn hại lá (điểm 1-2).
Bảng 2: Mức độ nhiễm sâu bệnh của giống N25 tại các điểm khảo nghiệm tại Hải Dương
Đơn vị tính: Điểm
Vụ
Tên giống Bệnh đạo
ôn hại lá
Bệnh
bạc lá
Bệnh
khô vằn
Bệnh
đốm nâu
Sâu đục
thân
Sâu
cuốn lá
Rầy
nâu
Chống
đổ
Chống
nóng
Mùa
2013
N25 1-2 1-3 1-3 0-1 0-1 0-1 1-3 3 1
KD 18(Đ/C) 1-2 0-1 1-3 0-1 0-1 1-3 1-3 3 3
Xuân
2014
N25 0-1 1-3 1-3 0-1 0-1 0-1 1-3 1 1
KD 18(Đ/C) 1-2 0-1 1-3 0-1 0-1 1-3 1-3 3 3
Mùa
2014
N25 0-1 1-3 1-3 0-1 0-1 0-1 1-3 3 1
KD 18(Đ/C) 1-2 0-1 1-3 0-1 0-1 1-3 1-3 3 1
Xuân
2015
N25 1-2 1-3 1-3 0-1 0-1 0-1 1-3 3 1
KD 18(Đ/C) 1-2 0-1 1-3 0-1 0-1 1-3 1-3 3 3
Mùa
2015
N25 0 1-3 1-3 0-1 0-1 0-1 1-3 1 1
KD 18(Đ/C) 1-3 0-1 1-3 0-1 0-1 3 1-3 3 3
(Ghi chú: TTNC&PT lúa thuần)
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
391
- Kết quả đánh giá tính kháng đạo ôn
nhân tạo của các dòng triển vọng cho thấy một
số dòng triển vọng có khả năng kháng vừa với
bệnh đạo ôn tại Gia Lộc
Bảng 3: Kết quả đánh giá tính kháng bệnh đạo ôn của giống N25 tại Viện Cây lương thực và Cây
thực phẩm vụ Xuân 2014 (nhân tạo)
TT Dòng, giống Cấp hại Mức kháng
1 N25 3 KV
5 CR203(Đ/c nhiễm) 9 NN
6 Tẻ tép (đ/c kháng) 2 KC
(Nguồn: Bộ môn BVTV- Viện Cây lương thực- CTP, vụ Xuân 2014)
Thời gian sinh trưởng tại Hải Dương: Ở
các điểm khảo nghiệm, giống N25 đều có thời
gian sinh trưởng biến động từ 90-95 ngày trong
điều kiện vụ Mùa, ngắn hơn đối chứng Khang
dân 18 là từ 10-15 ngày.
Bảng 4. Thời gian sinh trưởng của giống lúa N25 tại Hải Dương
Vụ Chỉ tiêu
Giống
Ngày gieo Ngày trỗ Ngày thu
hoạch
TGST (ngày)
Mùa 2013 N25 15/6 –20/6 15/8-20 16/9-22/9 90 - 95 KD18 (Đ/c) 15/6 –20/6 1/9 -5/9 30/9 – 5/10 105
Xuân
2014
N25 20/1-25/1 20/4-25/4 20/5-25/5 120
KD18 (Đ/c) 20/1-25/1 1/5 – 5/5 30/5-5/6 132
Mùa 2014 N25 25/6-27/6 25/8-30/8 25/9-30/9 90 - 93 KD18 (Đ/c) 25/6-27/6 8/9-10/9 8/10-10/10 103
Xuân
2015
N25 10/2-12/2 10/5-12/5 5/6-8/6 115
KD18 (Đ/c) 10/2-12/2 22/5-25/5 20/6-23/6 130
Mùa 2015 N25 28/6 28/8 26/9 91 KD18 (Đ/c) 28/6 5/9 5/10 103
Bảng 5: Các yếu tố cấu thành năng suất của giống N25 tại Hải Dương
Vụ Giống Số bông/ m2 Số hạt/bông Tỷ lệ lép (%) KL 1.000 hạt (gam)
Mùa 2013 KD18(Đ/c) 247,5 180,2 14,2 19,3 N25 251,6 165,6 9,5 21,6
Xuân
2014
KD18(Đ/c) 265,5 189,2 13,5 20,5
N25 257,6 172,6 7,4 22,0
Mùa 2014 KD18(Đ/c) 245,5 179,2 15,2 19,5 N25 247,6 162,6 9,4 21,6
Xuân
2015
KD18(Đ/c) 265,5 189,2 13,8 20,5
N25 254,6 176,6 7,6 22,2
Mùa 2015 KD18(Đ/c) 243,5 179,2 14,2 19,5 N25 245,6 157,6 13,4 21,3
(Nguồn: TTNC&PT lúa thuần- Viện Cây lương thực- CTP
- Về các yếu tố cấu thành năng suất: N25
có tỷ lệ hạt lép thấp (7,4% và 7,6% trong vụ
Xuân và 9,4% và 13,4% trong vụ Mùa), tỷ lệ
này ở giống Khang dân 18 (13,5% và 13,8%
trong vụ Xuân và 15,2% trong vụ Mùa). Đồng
thời giống N25 có khối lượng 1000 hạt 21,6g
trong vụ Mùa, trong khi đó giống Khang dân18
có khối lượng 1000 hạt là 19,5g.
- Về năng suất của giống lúa N25 tương
đương hoặc cao hơn đối chứng KD18 tại các
điểm khảo nghiệm trong cả 2 vụ Xuân và Mùa.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
392
Năng suất bình quân của giống lúa N25 ở vụ
Xuân đạt 63,62 tạ/ha và 63,3 tạ/ha vượt so với
đối chứng 11-12%, vụ Mùa đạt 59,51 tạ/ha,
59,74 và 57,56 tạ/ha vượt so với đối chứng 7-
11%.
Bảng 6: Năng suất thực thu giống lúa N25 ở một số xã tại Hải Dương
Đơn vị tính: tạ/ha
Vụ
Giống
Điểm khảo nghiệm
Thống
Nhất-
Gia Lộc
Quang
Minh –
Gia Lộc
Lê Lợi
– Gia
Lộc
An Đức
– Ninh
Giang
Tân
Kỳ –
Tứ Kỳ
Hà Kỳ-
Tứ Kỳ
Bình quân % so với
Đ/c
Mùa
2013
N25 57,90 63,20 59,20 58,30 58,50 60,00 59,51 108,7
KD18(Đ/c) 54,50 55,50 53,90 54,50 54,90 55,00 54,71 100
Xuân
2014
N25 67,46 65,65 62,95 60,33 64,27 61,07 63,62 112,0
KD18(Đ/c) 62,56 55,82 53,87 58,33 53,07 57,06 56,78 100
Mùa
2014
N25 58,20 63,93 58,18 58,00 59,67 60,50 59,74 111,7
KD18(Đ/c) 54,57 52,53 52,93 54,33 51,67 54,73 53,46 100
Xuân
2015
N25 65,20 63,60 62,9 61,50 64,70 61,90 63,30 111,0
KD18(Đ/c) 62,56 55,82 53,87 58,33 53,70 57,60 56,98 100
Mùa
2015
N25 55,20 58,90 58,10 58,00 56,70 58,50 57,56 107,6
KD18(Đ/c) 54,57 52,53 52,93 54,33 51,67 54,73 53,46 100
(Nguồn: TTNC&PT lúa thuần, Viện Cây lương thực- CTP)
3.2.2. Kết quả khảo nghiệm tại Bắc Giang,
Hà Tĩnh năm 2014 và 2015
- Thời gian sinh trưởng: Ở điểm khảo
nghiệm Bắc Giang, giống N25 có thời gian
sinh trưởng biến động từ 90-92 ngày trong điều
kiện vụ Mùa, ngắn hơn đối chứng Khang dân
18 là khoảng 10 ngày. Ở điểm khảo nghiệm tại
Hà Tĩnh trong điều kiện vụ Mùa, giống N25 có
thời gian sinh trưởng khoảng 88 ngày ngắn hơn
KD 18 và HT1 từ 10-12 ngày. Với những ưu
điểm trên, đặc biệt ngắn ngày, giống có thể bố
trí vào vụ lúa Mùa sớm (trồng cây vụ Đông
sớm) và Xuân muộn (sản xuất khoai tây xuân)
trên những chân đất vàn chịu thâm canh và
những chân đất có cơ cấu trồng 3 – 4 vụ (lúa +
màu)/năm.
Bảng 7. Thời gian sinh trưởng của giống lúa N25 tại Bắc Giang và Hà Tĩnh
Vụ
Chỉ tiêu Ngày gieo Ngày trỗ Ngày thu hoạch TGST
Địa điểm
Giống
Bắc
Giang
Hà Tĩnh Bắc
Giang
Hà
Tĩnh
Bắc
Giang
Hà Tĩnh Bắc
Giang
Hà Tĩnh
Xuân
2014
N25 20/1 25/1 20/4 20/4 20/5 20/5 120 115
KD18(Đ/c) 20/1 25/1 3/5 28/4 3/6 28/5 133 123
Mùa
2014
N25 8/6 25/5 9/8 25/7 9/9 23/8 91 88
KD18(Đ/c) 8/6 25/5 20/8 5/8 20/9 5/9 102 100
Xuân
2015
N25 25/1 30/1 23/4 25/4 23/5 20/5 117 110
KD18(Đ/c) 25/1 - 2/5 - 2/6 - 127 -
HT1(Đ/c) - 30/1 - 5/5 - 30/5 - 120
Mùa
2015
N25 6/6 5/6 10/8 5/8 4/9 30/8 90-92 88
KD18(Đ/c) 6/6 - 18/8 - 14/9 - 101 -
HT1(Đ/c) - 5/6 - 15/8 - 10/9 - 98
- Tình hình nhiễm sâu bệnh hại: Nhìn
chung giống N25 ít bị nhiễm sâu đục thân và
sâu cuốn lá nhỏ. Bệnh khô vằn xuất hiện ở giai
đoạn đứng cái – làm đòng (điểm 1-3). Đặc biệt
N25 thể hiện khả năng kháng cao với bệnh đạo
ôn hại lá (điểm 1-2). Giống lúa N25 kháng cao
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
393
với đạo ôn, kháng vừa và nhiễm nhẹ với các loại
sâu bệnh hại khác. Vụ Mùa 2014 tại Hà Tĩnh,
giống lúa N25 kháng vừa với khô vằn (điểm 1-
3), bạc lá (điểm 1-3), rầy nâu (điểm 3). Bên
cạnh đó, N25 còn có khả năng chịu nóng rất tốt
(điểm 1), trong khi khả năng chịu nóng của
giống Khang dân 18 đạt điểm 3. Khả năng
chống đổ của giống N25 tương đương Khang
dân 18. Vụ Xuân 2015 so với đối chứng HT1 về
sâu hại nhiễm như đối chứng, với bệnh khô vằn
và bệnh đốm nâu nhiễm nhẹ hơn đối chứng, với
bệnh đạo ôn nhiễm ở mức trung bình. Vụ Mùa
2015 so với đối chứng HT1 về sâu hại nhiễm
như đối chứng, với bệnh khô vằn và bệnh đốm
nâu nhiễm nhẹ hơn đối chứng.
Bảng 8: Mức độ nhiễm sâu bệnh của giống N25 tại các điểm khảo nghiệm
Đơn vị tính: Điểm
Địa
điểm
Vụ Tên giống
Bệnh đạo
ôn hại lá
Bệnh
bạc lá
Bệnh
khô vằn
Bệnh
đốm nâu
Sâu đục
thân
Sâu
cuốn lá
Rầy
nâu
Chống
đổ
Bắc
Giang
Xuân
2014
N25 0-1 1 1-3 0 0-1 0-1 1 1
KD 18(đ/c) 3-5 0-1 1-3 0-1 0-1 1-3 1-3 3
Mùa
2014
N25 0 1-3 1-3 0-1 0-1 0-1 1-3 1
KD 18(đ/c) 1-3 0-1 1-3 0-1 0-1 3 1-3 3
Xuân
2015
N25 0-1 1 1 0 0-1 0-1 1 1
KD 18(đ/c) 3-5 0-1 1-3 0-1 0-1 1-3 1-3 3
Mùa
2015
N25 0-1 1-3 1-3 0-1 0-1 0-1 1-3 1
KD 18(đ/c) 1-2 0-1 1-3 0-1 0-1 1-3 1-3 3
Hà
Tĩnh
Xuân
2014
N25 0-1 1-3 1-3 0-1 0-1 0-1 1-3 3
KD 18(đ/c) 1-2 0-1 1-3 0-1 0-1 1-3 1-3 3
Hè thu
2014
N25 0-1 1-3 1-3 0-1 0-1 0-1 1-3 3
KD 18(đ/c) 1-2 0-1 1-3 0-1 0-1 1-3 1-3 3
Xuân
2015
N25 2-3 1 0-1 0-1 0-1 0-1 0-1 3
HT1(Đ/C) 2-3 0-1 1-3 1-3 0-1 1-3 0-1 3
Hè thu
2015
N25 0-1 1-3 1-3 0-1 0-1 0-1 1-3 3
HT1(Đ/C) 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1 1-3 1-3 3
(Ghi chú: TTNC&PT lúa thuần)
Bảng 9: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa N25 tại các điểm
khảo nghiệm
Vụ
Số bông
/Khóm
Số hạt
/bông
Tỷ lệ lép
(%)
KL 1000
hạt(gam)
Năng suất
(tạ/ha)
% so với
Đ/c
Địa điểm
Giống
Bắc
Giang
Hà
Tĩnh
Bắc
Giang
Hà
Tĩnh
Bắc
Giang
Hà
Tĩnh
Bắc
Giang
Hà
Tĩnh
Bắc
Giang
Hà
Tĩnh
Bắc
Giang
Hà
Tĩnh
Xuân
2014
KD18(Đ/c) 5,0 5,2 195 192 15,6 15,6 19,3 19,3 56,5 58,6 100 100
N25 5,2 6,0 171 171 7,8 7,8 22,0 22,0 66,7 67,7 118,0 115,5
Mùa
2014
KD18 (Đ/c) 5,0 4,3 175 182 15,6 10,4 19,3 19,5 52,5 52,2 100 100
N25 5,0 5,6 161 163 9,8 9,7 21,5 21,3 58,8 58,2 112,0 111,4
Xuân
2015
KD18 (Đ/c) 5,0 190 14,6 19,3 58,5 100 -
HT1(Đ/c) - 5,7 - 142 - 25,1 - 23 - 50,0 - 100
N25 5,2 6,0 169 156,9 5,8 23,8 22,0 21 64,7 52,0 110,5 104,0
Mùa
2015
KD18 (Đ/c) 5,0 - 190 - 14,6 - 19,3 - 54,5 - 100 -
HT1(Đ/c) - 5,7 - 140 - 22,1 - 22,3 - 52,0 - 100
N25 5,2 6,0 169 158,9 5,8 15,8 22,0 20,5 56,7 55,0 104,0 105,7
(Ghi chú: TTNC&PT lúa thuần)
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
394
- Các yếu tố cấu thành năng suất: Với ưu
điểm đẻ nhánh sớm và đẻ tập trung, số bông
hữu hiệu/khóm đạt 5 – 6 bông. Số hạt/bông
bình quân ở các điểm khảo nghiệm đạt 160 –
170 hạt. Đặc biệt do khả năng chống chịu tốt,
đặc biệt là khả năng chịu nóng nên tỷ lệ hạt lép
của N25 rất thấp chỉ từ 7,8 – 9,8%, trong khi
đó tỷ lệ hạt lép ở giống đối chứng Khang dân
18 là từ 10,4 – 15,6%. Đồng thời N25 có khối
lượng 1000 hạt đạt 21,5g lớn hơn so với Khang
dân 18 (khối lượng 1000 hạt đạt 19,3g).
- Về năng suất: Tại các điểm khảo
nghiệm, giống lúa N25 có năng suất khá cao.
Tại Bắc Giang năng suất bình quân đạt 56,7 -
67,7 tạ/ha, vượt so với đối chứng KD18 từ 5,7-
15,5%. Tại Hà Tĩnh vụ Xuân và vụ Mùa năm
2014 so với KD18 năng suất vượt từ 11-15%.
Ở vụ Xuân 2015 so sánh với HT1 năng suất
của N25 đạt 52,0 tạ/ha, trong khi đó năng suất
của HT1 đạt 50,0 tạ/ha vượt so với HT1 4,0%,
tỷ lệ lép của N25 cũng thấp hơn HT1 (do thời
tiết ấm hơn mọi năm, lúa trỗ sớm, khi trỗ bông
trời âm u, nhiệt độ hạ thấp tới 190C, ảnh hưởng
đến quá trình thụ phấn, thụ tinh và phơi màu.
Vụ Mùa 2015 năng suất của giống lúa N25
vượt so với đối chứng HT1 5,7%.
Các địa phương khác như: Hà Nội , Vĩnh
Phúc, Nghệ An....đều đã đưa giống N25 vào
khảo nghiệm sản xuất và cho kết quả tốt trong
vụ hè thu.
IV. KẾT LUẬN
- Giống N25 có thời gian sinh trưởng cực
ngắn (90-95 ngày trong vụ Mùa, 115-120 ngày
trong vụ Xuân), kháng với bệnh đạo ôn (điểm
3). Năng suất trung bình đạt 55-63 tạ/ha, thâm
canh cao có thể đạt 65-67 tạ/ha. Có chất lượng
tốt (tỷ lệ gạo xay (81%), gạo nguyên (85%),
hàm lượng amyloza 17,2%.
- Giống lúa N25 thích hợp gieo cấy tại
trà xuân muộn, mùa sớm và hè thu cho các tỉnh
phía Bắc, phù hợp tại các chân vàn cao có các
công thức luân canh 1 lúa + 2- 3 màu, đặc biệt
phù hợp với các công thức luân canh 2 lúa + 2
màu cực sớm.
- Nhược điểm của giống lúa N25: giai
đoạn sinh trưởng đầu cây hơi lùn, nhưng giai
đoạn sau vươn cổ bông hơi dài.
- Giống lúa N25 đã được Hội đồng Khoa
học Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là
giống sản xuất thử theo QĐ số 609/QĐ-TT-
CLT ngày 30 tháng 12 năm 2015 và hiện nay
giống lúa N25 đã được sản xuất thử rộng rãi tại
các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hòa
Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hải
Phòng...
LỜI CẢM ƠN
Tác giả chân thành cảm ơn:
- Bộ Nông Nghiệp và PTNT (Bộ
KHCN,...) đã cấp kinh phí thực hiện Đề
tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa cực ngắn
ngày cho các tỉnh phía Bắc”.
- Cám ơn cán bộ của Bộ môn Chọn tạo
giống lúa thâm canh, Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển lúa thuần, Viện CLT-CTP, Viện
Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam tạo điều
kiện để thực hiện đề tài này .
- Cám ơn Công ty Cổ phần Giống cây
trồng Hà Tĩnh, Trạm khuyến nông Hiệp Hòa-
Bắc Giang, Sở NN và PTNT Hải Dương, Nghệ
An, Hà Tĩnh đã cộng tác và khảo nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Giáo trình cây lương thực (cây lúa), "nguồn
gốc phân loại", NXB Nông nghiệp Hà Nội -
1997, Tr 11 - 12.
2. Nguyễn Văn Hiển và Trần Thị Nhàn (1982).
“Giống lúa miền Bắc Việt Nam”, NXB Nông
nghiệp –Hà Nội, Tr 102-105.
3. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Hữu Tề, Nguyễn
Thiện Huyên (1997). “ Giáo trình cây lương
thực”, Tập I, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
4. Hà Văn Nhân và ctv “Kết quả nghiên cứu đề
tài Nghiên cứu phát triển một số giống lúa
mới, năng suất cao ngắn ngày, chịu hạn tại
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2011”.
5. Hà Văn Nhân và ctv “Kết quả nghiên cứu đề
tài Xây dựng mô hình sản xuất giống lúa
ngắn ngày P6ĐB tại Quảng Bình năm
2013”.
6. Nguyễn Tài (1996). “Sản xuất gạo xuất khẩu-
một tiềm năng lớn của Việt Nam”, Tạp chí
Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số
2.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
394
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
395
7. Nguyễn Thị Trâm (1998). “Chọn tạo giống
lúa”, Bài giảng cho cao học chuyên ngành
chọn giống và nhân giống, Hà Nội 1998.
8. Nguyễn Văn Hoan (2006). “Cẩm nang cây
lúa”, NXB Lao động.
9. Nguyễn Hữu Tề, Nguyễn Đình Giao (1997).
Giáo trình cây lương thực, tập 1, NXB Nông
Nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Trâm (1998). Bài giảng chọn tạo
giống lúa cho cao học chuyên ngành chọn
giống và nhân giống, Hà Nội.
11. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa. IRRI,
Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (1996)”
12. Trần Duy Quý (1997). "Các phương pháp
mới trong chọn tạo giống cây trồng”. NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 220.
13. Lê Duy Thành (2001). Cơ sở di truyền chọn
giống thực vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội, tr. 67-88.
14.
d=10854&id=2556&Lang=vi-VN
Tài liệu nước ngoài
15. Alam, M.F., M.R. Khan, M. Nuruzzaman, S.
Parvez, A.M. Swaraz, I. Alam and N. Ashan
(2004), “Genetic basis of heterosis and
inbreeding depression in ice (Oryza sativa
L.)”, J. Zhejiang Univ. Sci.(5) pp. 406-411.
16. Akram M,. Munirr.M and S.U Ajmal (2008),
“Seed and seeding vigor in Rice. Genetic
variability among the varieties”. Pakistan J.
Agric. Biol. Sci. 4(3):pp.116-123.
17. IRRI (2002), Standard Evaluation System for
Rice, International Rice Research Institute,
htm.
18. Janick Jules (1999), Plant Breeding Reviews
17, Printed in the United States of American,
pp.5086. Janaiah A, Hossain M
ABSTRACT
Mutation rice breeding – N25: a new promising genotype
A new rice variety, N25 has been developed due to mutation breeding. Gamma ray (60Co) was
used to treat dry seeds of variety 9311 at the dose of 40 krad. The pedigree method was applied to
follow up breeding materials in M2 population in 2006. N25 variety exhibited its good characteristics as
short growth duration of 90 days in summer season, high yielding of 6.2-6.7 tons/ha and 5.5-6.3 tons /
ha in spring and summer, respectively. Its amylose content was well accepted with 17.2%. N25 also
expressed its resistance to some major pests and diseases under field condition such as blast
resistance at score 2, bacterial blight, stem borer, brown plant hopper. In 2016, N25 was grown in the
area of almost 500 hectares (Hai Duong, Hung Yen, Bac Giang, Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh,
Quang Binh). Due to its short growth duration, N25 can be used in rotated cropping pattern of 3-4 crop
seasons per year.
Keywords: good quality, high yield, resistance to pests and diseases, short growth duration.
Người phản biện: TS. Nguyễn Thúy Kiều Tiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_180_3202_2130498.pdf