Tài liệu Kết quả chọn tạo một số dòng bố kháng rầy nâu cho phát triển lúa lai hai dòng: 3Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
1 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm; 2 Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT
KẾT QUẢ CHỌN TẠO MỘT SỐ DÒNG BỐ KHÁNG RẦY NÂU
CHO PHÁT TRIỂN LÚA LAI HAI DÒNG
Lê Hùng Phong1, Nguyễn Thị Hoàng Oanh1, Nguyễn Thị Hằng1,
Nguyễn Thu Trang1, Lê Diệu My1, Nguyễn Trí Hoàn1, Nguyễn Như Hải2
TÓM TẮT
Bằng phép lai trở lại giữa các dòng giống lúa thuần tốt, các dòng bố lúa lai đã được sử dụng ngoài sản xuất với các
dòng mang gen kháng rầy Bph3, BphZ và qua chọn lọc cá thể trong các quần thể phân ly BC4Fx đã chọn được 4 dòng
có nhiều đặc điểm tốt của dòng bố là RP3, R1028-KR, RP088-48 và RP8. Bốn dòng này có độ thuần đồng ruộng tốt
và dạng hình đẹp, thời gian sinh trưởng ngắn, chiều cao cây thuộc nhóm trung bình, khả năng cho phấn khỏe, khả
năng kháng rầy nâu từ kháng - kháng trung bình (điểm 3 - 5), tiềm năng năng suất cao, có khả năng kết hợp chung
và khả năng kết hợp riêng cao, đây là những dòng bố có thể sử dụn...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả chọn tạo một số dòng bố kháng rầy nâu cho phát triển lúa lai hai dòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
1 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm; 2 Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT
KẾT QUẢ CHỌN TẠO MỘT SỐ DÒNG BỐ KHÁNG RẦY NÂU
CHO PHÁT TRIỂN LÚA LAI HAI DÒNG
Lê Hùng Phong1, Nguyễn Thị Hoàng Oanh1, Nguyễn Thị Hằng1,
Nguyễn Thu Trang1, Lê Diệu My1, Nguyễn Trí Hoàn1, Nguyễn Như Hải2
TÓM TẮT
Bằng phép lai trở lại giữa các dòng giống lúa thuần tốt, các dòng bố lúa lai đã được sử dụng ngoài sản xuất với các
dòng mang gen kháng rầy Bph3, BphZ và qua chọn lọc cá thể trong các quần thể phân ly BC4Fx đã chọn được 4 dòng
có nhiều đặc điểm tốt của dòng bố là RP3, R1028-KR, RP088-48 và RP8. Bốn dòng này có độ thuần đồng ruộng tốt
và dạng hình đẹp, thời gian sinh trưởng ngắn, chiều cao cây thuộc nhóm trung bình, khả năng cho phấn khỏe, khả
năng kháng rầy nâu từ kháng - kháng trung bình (điểm 3 - 5), tiềm năng năng suất cao, có khả năng kết hợp chung
và khả năng kết hợp riêng cao, đây là những dòng bố có thể sử dụng cho chọn tạo giống lúa lai hai dòng chống chịu
rầy nâu ở nước ta trong thời gian tới.
Từ khóa: Lúa lai hai dòng, kháng rầy nâu, dòng bố lúa lai
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rầy nâu [Nilaparvata lugens (Stål )] là sâu hại
nguy hiểm nhất đối với cây lúa. Rầy nâu có thể làm
giảm nghiêm trọng sản lượng lúa trồng ở hầu hết
các nước trồng lúa trên thế giới, nhất là các nước
nhiệt đới. Sự thành công trong nghiên cứu và phát
triển lúa lai ở Trung Quốc có vai trò rất quan trọng
trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia
đông dân nhất thế giới này. Các nhà khoa học Trung
Quốc đã thành công trong việc tạo ra nhiều dòng
bố lúa lai kháng rầy bằng việc chuyển các gen kháng
vào các dòng bố. Thông qua lai trở lại và chọn lọc
có sự hỗ trợ của chỉ thị phân tử, Xiao Cong và cộng
tác viên (2016) đã chuyển 13 gen và QTLs (Bph14,
QBph3, QBph4, Bph17, Bph15, Bph20, Bph24, Bph6,
Bph3, Bph9, Bph10, Bph18 và Bph21) vào dòng lúa
9311. Wang Hongbo và cộng tác viên (2016) đã tiến
hành qui tụ hai gen kháng Bph14 và Bph15 vào một
dòng phục hồi Huahui938. Wang Y và cộng tác viên
(2017) đã tạo ra dòng bố 9311 mang hai gen Bph6
và Bph9, đây là dòng bố của giống lúa lai LuoYang69
kháng cao với rầy nâu mà không thay đổi đặc điểm
nông sinh học đặc biệt là chất lượng hạt gạo so với
giống ban đầu. Fan và cộng tác viên (2017) đã chọn
tạo thành công dòng phục hồi lúa lai có gen bông to
Gn8.1, các gen kháng rầy nâu Bph6 và Bph9 và các
gen phục hồi Rf3, Rf4, Rf5 và Rf6 qua đó tạo ra hai
giống lúa lai Luoyang-6 và Luoyang-9 có năng suất
cao và kháng rầy nâu.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông
nghiệp và PTNT (2013, 2014, 2015, 2016, 2017),
trong những năm gần đây, rầy nâu và rầy lưng trắng
không chỉ phát triển và gây hại ở các tỉnh phía Nam
mà các tỉnh phía Bắc cũng bị đối tượng này gây hại,
ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất lúa ở các tỉnh phía
Bắc. Đặc biệt vụ Mùa 2017, tại Nam Định hàng trăm
héc ta sản xuất hạt giống lúa lai F1 bị gây hại nặng,
không cho năng suất. Ở nước ta, lúa lai cũng đã
khẳng định được vị trí và vai trò trong trong ổn định
sản xuất lúa tại các tỉnh phía Bắc, góp phần không
nhỏ trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia. Vì vậy, để hạn chế tác hại của rầy nâu, góp phần
ổn định sản xuất lúa lai tại các tỉnh phía Bắc và mở
rộng sản xuất ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên thì
việc chọn tạo và sử dụng các giống lúa lai kháng rầy,
năng suất cao, chất lượng là giải pháp cần thiết và
khả thi, trong đó việc chọn tạo nguồn vật liệu bố mẹ
có khả năng chống chịu với rầy nâu là quan trọng.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Dòng cho gen kháng (P2): Các dòng vật liệu
có gen kháng rầy nâu đã được xác định từ Viện Di
truyền Nông nghiệp (IS1-2, E-2, E-3); Nguồn vật liệu
nhập nội từ IRRI như: Rathu Heenati; Swarnalata;
Ptb33; Giống lúa thuần kháng rầy nâu CR203.
- Dòng nhận gen kháng (P1): Các dòng bố 1028,
RTQ5, R838, R253, R9311, Minh khôi 63, giống lúa
thuần tốt (TL6) trong tập đoàn công tác của Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai.
- Đối chứng kháng: Ptb33.
- Đối chứng nhiễm: TN1.
- Nguồn rầy nâu: Nghệ An và một số tỉnh Đồng
bằng sông Hồng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm của nguồn vật liệu, các dòng
R mới theo Tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa của
Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI, 1996, 1997).
4Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
- Lai chuyển gen kháng rầy nâu: Sử dụng phép
lai trở lại (Backcross) các cá thể có các đặc tính tốt,
kháng rầy nâu qua đánh giá nhân tạo trong nhà lưới
với các dòng P1 bằng phương pháp lai hữu tính, đến
thế hệ BC3F1, BC4F1 tiến hành tự thụ chọn các
dòng có các đặc tính tốt kháng rầy nâu qua đánh giá
nhân tạo trong nhà lưới.
- Đánh giá khả năng chống chịu rầy nâu của các
quần thể BCnFx trên đồng ruộng, trong nhà lưới theo
Tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa của Viện Nghiên
cứu Lúa Quốc tế (IRRI 2002, 2014); sử dụng các chỉ
thị phân tử đã được công bố để kiểm tra sự có mặt
của gen kháng qua kỹ thuật SSR, cho tự thụ và chọn
lọc cá thể.
- Chọn lọc theo phương pháp chọn lọc cá thể.
- Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng bố
theo phương pháp Line ˟ Tester của IRRI, 1997 và
chương trình xử lý Line ˟ Tester Version 3.0 của
Nguyễn Đình Hiền (1996).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc điểm nông sinh học của vật liệu
nghiên cứu
Đặc diểm nông sinh học của các vật liệu được
trình bày ở bảng 1 và bảng 2. Các dòng IS1.2, IS2.3,
E1, E2, E3, E6, E7 là các dòng vật liệu mang gen
kháng hữu hiệu với rầy nâu là Bph3 và BphZ đã
được kiểm tra tính kháng bằng đánh giá nhân tạo
trong nhà lưới. Hai gen này đều đã được xác định là
kháng với quần thể rầy nâu ở ĐBSH và ĐBSCL (Lưu
Thị Ngọc Huyền và ctv., 2010). Các chỉ thị được lựa
chọn gồm: RM586; RM588; RM589; RM190 liên
kết gen Bph3 trên NST số 6; Các chỉ thị RM3524;
RM1388; RM3367; RM3735; RM5757; RM6997
Hình 1. Sơ đồ lai tạo và chọn lọc các dòng bố kháng rầy nâu
P1
Các dòng bố 1028, RTQ5, R838, R253, R9311,
Minh khôi 63, các giống lúa thuần chất lượng tốt
(TL6)
X P2
Các dòng mang gen kháng rầy nâu như Rathu
Heenati, Swarnalata, IS1-2, IS2-3, E2, E3(Pbh3,
Pbh6, Pbh9), giống lúa thuần kháng rầy CR203
P1 X F1 (Chọn cây kháng rầy qua đánh giá nhân tạo)
P1 X BC1F1 (Chọn cây kháng rầy nâu qua đánh giá nhân tạo, có dạng hình
đẹp, giống P1)
P1 X BC2F1 (Chọn cây kháng rầy nâu qua đánh giá nhân tạo, có dạng hình đẹp, giống P1)
P1 X BC3F1 (Chọn cây kháng rầy nâu qua đánh giá nhân tạo, có dạng hình đẹp, giống P1)
BC4F1 (Chọn cây kháng rầy nâu qua đánh giá nhân tạo, có dạng hình đẹp, giống P1)
BC4F2 (Chọn cây có nhiều đặc điểm của dòng bố tốt, kháng rầy nâu qua đánh giá nhân tạo, có dạng
hình đẹp, giống P1, kiểm tra sự có mặt của gen kháng bằng chỉ thị phân tử)
..
BC4Fn (Chọn cây có nhiều đặc điểm của dòng bố tốt, nhiều phấn, kháng bạc lá, rầy nâu
qua đánh giá nhân tạo, có khả năng kết hợp cao, có dạng hình đẹp, giống P1)
Dòng R mới kháng rầy nâu có dạng hình đẹp, có nhiều đặc điểm
của dòng bố tốt, nhiều phấn, giống P1, đưa vào sử dụng lai tạo giống
5Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
liên kết gen BphZ trên NST4. Các dòng có thời gian
sinh trưởng trong vụ Mùa 105 - 112 ngày, chiều cao
cây 105 - 145 cm, mang các gen trội kháng Bph3 và
BphZ, kháng cao với rầy nâu (điểm 1 - 3).
Giống CR203 là giống lúa thuần đã được nhập
nội từ IRRI, giống có chất lượng khá, kháng trung
bình - khá với rầy nâu, phổ thích nghi rộng và được
trồng rộng rãi ở Việt Nam.
TT Tên vật liệu Nguồn gốc
Thời gian
ST trong vụ
Mùa (ngày)
Chiều
cao cây
(cm)
Dạng
hình chấp
nhận
Gen kháng
Mức độ
kháng rầy
nâu (điểm)
1 IS1.2 Viện Di truyền Nông nghiệp 105 - 110 137 - 140 5 Bph3, BphZ 1 - 3
2 IS2.3 Viện Di truyền Nông nghiệp 105 - 110 140 - 145 5 Bph3, BphZ 1 - 3
3 E1 Viện Di truyền Nông nghiệp 108 - 112 113 - 115 3 Bph3, BphZ 1 - 3
4 E2 Viện Di truyền Nông nghiệp 105 - 110 108 - 112 3 Bph3, BphZ 1 - 3
5 E3 Viện Di truyền Nông nghiệp 105 - 110 105 - 110 3 Bph3, BphZ 1 - 3
6 E6 Viện Di truyền Nông nghiệp 108 - 115 105 - 110 3 Bph3, BphZ 1 - 3
7 E7 Viện Di truyền Nông nghiệp 105 - 111 115 - 117 3 Bph3, BphZ 1 - 3
8 CR203 IRRI 115 - 120 95 - 100 3 - 3 - 5
9 Rathu heenati IRRI 145 - 150 120 5 Bph3 1 - 3
10 ASD7 IRRI 120 - 125 95 3 bph2 7
11 Swarnalata IRRI 120 - 125 90 3 Bph6 5 - 7
12 Pokkali IRRI 120 - 125 95 3 Bph9 3 - 5
13 Chinsaba IRRI 135 - 140 98 5 bph8 -
14 Ptb33(ĐC- kháng) IRRI 145 - 150 117 5 bph2 & Bph3 1 - 3
15 TN1 (ĐC- nhiễm) IRRI 115 - 120 70 5 Không mang gen kháng 9
Bảng 1. Một số đặc điểm của vật liệu kháng rầy nâu
Bảng 2. Một số đặc điểm của các dòng vật liệu nhận gen kháng rầy nâu
Tên dòng
Đặc điểm RTQ5 R253 R838 R9311
Minh
khôi 63 R1028 TL6
TG gieo - trỗ 10% vụ Mùa
(ngày) 80 - 85 75 - 77 72 - 75 80 - 90 80 - 90 70 - 75 75 - 80
Chiều cao cây (cm) 95 - 100 110 - 115 105 - 110 105 - 110 105 - 110 100 - 105 95 - 100
Dạng hình CN 3 3 3 3 3 3 3
Đặc điểm hạt thóc Bầu Dài To dài Dài/râu To dài Dài Dài
Màu sắc vỏ trấu Vàng sáng Vàng rơm Vàng sáng Vàng sáng Vàng sáng Vàng rơm Nâu
Khả năng đẻ nhánh khá khá khá khá khá khá khá
Khối lượng 1000 hạt (gam) 25 - 26 23 - 24 30 - 31 25 - 26 30 - 31 24 - 25 24 - 25
Tiềm năng NS (tấn/ha) 6 - 7,0 6 - 7,0 6,5 - 7,5 6,5 - 7,5 6,5 - 7,5 6 - 7,0 6,5 - 7,5
Khả năng cho phấn Nhiều phấn
Nhiều
phấn
Nhiều
phấn
Nhiều
phấn
Nhiều
phấn
Nhiều
phấn
Nhiều
phấn
Mức độ nhiễm rầy nâu Nhiễm Nhiễm Nhiễm Nhiễm Nhiễm Nhiễm Nhiễm
6Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
Rathu Heenati là nguồn gen kháng được nhập
nội từ IRRI mang gen kháng Bph3, được đánh giá
kháng cao với cao với các chủng/nòi rầy nâu ở
nước ta.
Dựa trên những đặc điểm của vật liệu kháng rầy
cùng với những tiêu chuẩn của một dòng bố tốt
chúng tôi đã chọn CR203, IS1.2, E2, E3, E6, E7 làm
vật liệu cho gen kháng trong lai tạo.
Dòng nhận gen RTQ5 (dòng bố của HYT 83),
R253 (dòng bố của Bắc ưu 903), R838 (dòng bố của
Nhị ưu 838), R9311, Minh khôi 63, R1028 và TL6 là
những dòng, giống lúa chất lượng có nhiều đặc điểm
tốt, có tiềm năng năng suất cao có thể sử dụng làm
bố cho lúa lai 2 dòng.
3.2. Kết quả lai chuyển gen kháng rầy nâu và chọn
lọc dòng bố mới
3.2.1. Kết quả lai chuyển gen kháng rầy nâu
Với mục tiêu tạo ra các dòng bố có khả năng
kháng rầy cho chọn tạo giống lúa lai, từ năm 2009 -
2010 nhóm tác giả đã tiến hành lai và lai trở lại được
thực hiện trên 15 cặp lai với tổng số 35 tổ hợp lai. Kết
quả lai tạo được ghi trong bảng 3.
3.2.2. Kết quả chọn lọc và làm thuần các tổ hợp lai
Bằng việc chọn trong các quần thể BCnFxcá thể
có nhiều đặc điểm của dòng bố tốt, kháng rầy nâu
(qua đánh giá nhân tạo), có dạng hình đẹp, giống P1
để lai trở lại đến BC4F1. Cho BC4F1tự thụ và tiếp tục
chọn lọc cá thể trong quần thể phân ly từ BC4F2 trở
đi, chúng tôi chọn được 20 dòng triển vọng, trong
đó có 08 dòng từ cặp lai TL6/E; 06 dòng từ cặp lai
R253/E; 03 dòng từ cặp lai R1028/E; 01 dòng từ cặp
lai RTQ5/E3-141; 01 dòng từ cặp laiR838/E3-4-2-7;
01 dòng từ cặp lai R9311/IS1.2-3 và 01 dòng từ cặp
lai Minh khôi 63/IS1.2-8. Kết quả đánh giá một số
đặc điểm nông học của 9 dòng có độ thuần tốt nhất
(điểm 1 - 3) từ 20 dòng triển vọng nêu trên được
trình bày ở bảng 4.
Bảng 3. Kết quả lai tạo
Bảng 4. Một số đặc điểm nông học của các dòng thuần được lựa chọn (vụ Mùa 2014)
TT Tên tổ hợp lai Thời gian bắt đầu lai tạo
Số tổ
hợp lai TT Tên tổ hợp lai
Thời gian bắt
đầu lai tạo
Số tổ
hợp lai
1 TL6/E2.DT 2009 2 9 R1028/E3.DT 2009 2
2 TL6/E3.DT 2009 4 10 R1028/E6.DT 2009 2
3 TL6/E6.DT 2009 2 11 RTQ5/E3.DT 2009 2
4 TL6/E7.DT 2009 3 12 R838/E3.DT 2009 4
5 R253/E1.DT 2009 3 13 Minh khôi 63/IS1.2 2012 2
6 R253/E3.DT 2009 2 14 R9311/ IS1.2 2012 2
7 R253/E6.DT 2009 2 15 RTQ5/ Rathu Heenati 2012 1
8 R1028/E1.DT 2009 2
TT Tên tổ hợp lai Ký hiệu
Độ
thuần
đồng
ruộng
Dạng
hình
chấp
nhận
Thời
gian gieo
-trỗ 10%
(ngày)
Chiều
cao
cây
(cm)
Chiều
dài
bông
( cm)
Đặc điểm
lá đòng
Khả
năng
cho
phấn
1 TL6/E3-51 RP088-51 3 3 76 116,7 21,7 nhỏ, dài, đứng Nhiều
2 TL6/E6-148-1 RP088-148 3 3 72 105,0 22,0 nhỏ, ngắn, đứng Nhiều
3 TL6/E7-48-3 RP088-48 3 3 72 122,3 22,0 nhỏ, ngắn, đứng Nhiều
4 R253/E6-145 R5253-KR 3 3 68 119,0 21,7 nhỏ, dài, đứng Nhiều
5 R1028/E3-60-2 R1028-KR 3 3 66 114,7 24,7 nhỏ, ngắn đứng Nhiều
6 RTQ5/E3-141 RTQ5-KR 3 3 66 109,7 22,3 nhỏ, ngắn đứng Nhiều
7 R838/E3-4-2-7 R838-KR 3 3 70 - 75 110 - 115 23,8 TB, đứng Nhiều
8 R9311/IS1.2-3 RP3 3 3 75 - 77 110 - 115 24,9 TB, đứng Nhiều
9 Minh khôi 63/IS1.2-8 RP8 3 3 80 - 85 110 - 115 24,5 TB, đứng Nhiều
7Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
Bảng 5. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các dòng thuần được lựa chọn (vụ Mùa 2014)
Các dòng được lựa chọn đều có dạng hình chấp
nhận và độ thuần đồng ruộng tốt (điểm 3). Thời
gian sinh sinh trưởng từ gieo đến trỗ 10% của các
dòng biến động từ 66 - 85 ngày, trong đó dài nhất
là RP8 (80 - 85 ngày), ngắn nhất là R1028-KR và
RTQ5-KR là 66 ngày. Chiều cao cây của các dòng
biến động từ 105 - 122,3 cm tùy từng dòng, khả
năng cho phấn nhiều.
Kết quả đánh giá năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất cho thấy: Các dòng được lựa chọn
có khả năng đẻ nhánh khá, số bông hữu hiệu/ khóm
biến động từ 5,3 - 7,0 bông. Số hạt chắc/ bông lớn
biến động từ 140 - 190 hạt/ bông tùy theo dòng, tỷ
lệ lép biến động từ 9,2 - 17,9%, năng suất thực thu
đạt 60,7 - 73,2 tạ/ha cao nhất là RP3 (73,8 tạ/ha). Kết
quả cụ thể được ghi lại trong bảng 5.
3.2.3. Kết quả đánh giá khả năng kết hợp của các
dòng thuần được lựa chọn
Trong 9 dòng được lựa chọn, 4 dòng (RP088-
48, RP3, R1028-KR, RP8) được chọn để đánh giá
khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng
cùng với 8 dòng thuần khác và 2 cây thử là 35S và
AMS30S. Kết quả được ghi lại trong bảng 6.
Bảng 6. Năng suất trung bình (tấn/ha)
của 12 dòng và 2 cây thử
Kết quả phân tích khả năng kết hợp chung và
khả năng kết hợp riêng về chỉ tiêu năng suất bằng
chương trình Line ˟ Tester Version 3.0 của Nguyễn
Đình Hiền (1996) ở bảng 7.
Bảng 7. Khả năng kết hợp chungvề năng suất
của các dòng thuần
TT Tên dòng Sốbông/khóm
Số hạt
chắc/bông
Tỉ lệ lép
( %)
Khối lượng
1000 hạt (gr)
NSTT
(Tạ /ha)
1 RP088-51 5,3 156 - 160 13,7 23 - 24 60,7
2 RP088-148 6,3 158 - 165 15,2 24 - 25 68,3
3 RP088-48 5,7 148 - 155 9,2 24 - 25 68,5
4 R253-KR 6,7 155 - 161 12,1 24 - 25 71,2
5 R116-KR 6,0 186 - 190 17,9 23 - 24 63,4
6 RTQ5-KR 6,7 143 - 158 17,9 24 - 25 66,0
7 R838-KR 6,8 140 - 150 10 - 12 26 - 27 72,5
8 RP3 7,0 165 - 175 12 - 15 24 - 25 73,2
9 RP8 6,5 145 - 155 12 - 16 25 - 26 65,8
TT CâythửDòng 35S-64 AMS30S
1 TH29 67,4 69,4
2 TH12 67,9 64,8
3 M415 62,6 63,5
4 M359 63,3 65,3
5 TH20 63,0 63,9
6 TR1-565 57,7 57,6
7 M385 65,2 65,5
8 RP088-48 73,7 71,7
9 RP3 77,7 73,6
10 R1028-KR 71,4 77,9
11 RP8 70,2 71,4
12 K10-5 75,2 66,8
Cây thử/ Dòng KN kết hợp chung
Cây thử
CT1-AMS35S _0,547
CT2- AMS30S 0,547
LSD 0,01 8,462
LSD 0,05 6,234
Dòng
TH29 0,642
TH12 _1,425
M415 _4,742
M359 _3,492
TH20 _4,325
TR1-565 _10,108
M385 _2,425
RP088-48 4,958
RP3 7,858
R1028-KR 6,858
RP8 3,008
K10-5 3,192
LSD 0,01 8,879
LSD 0,05 6,541
8Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
Từ kết quả phân tích cho thấy 6 dòng, có số thứ
tự 2; 3; 4; 5; 6; 7 có giá trị khả năng kết hợp chung âm
(–), 6 dòng còn lại có giá trị dương và biến động từ
0,642 (TH29) đến – 7,858 (RP3). Trong đó, các dòng
thuần được chuyển gen kháng rầy có giá trị khả năng
kết hợp chung lần lượt là RP3 (7,858), R1028-KR
(6,858), RPO88-48 (4,958) và RP8 (3,008) có ý nghĩa
so với các dòng còn lại ở mức LSD0,05.
Kết quả phân tích khả năng kết hợp riêng của các
dòng thuần với 2 dòng thử cho thấy: Khả năng kết
hợp riêng của dòng 12 (K10-5) với cây thử 2 là cao
nhất (3,653), 4 dòng thuần chuyển gen kháng rầy có
giá trị lần lượt là: R1028-KR với cây thử 2 (2,791),
RP3 với cây thử 1 (2,581), RP088-48 với cây thử 1
(1,547) và RP8 với cây thử 2 (0,036). Kết quả được
ghi lại trong bảng 8.
3.2.4. Kết quả đánh giá khả năng kháng rầy một số
dòng thuần
Kết quả đánh giá mức độ nhiễm rầy nâu của các
dòng thuần năm 2017 tại Viện Bảo vệ thực vật cho
thấy: Dòng RP8 có khả năng kháng rầy nâu (điểm 3),
các dòng chuyển gen còn lại như: RP088-148,
RP088-48, RP3, R1028-KR có mức kháng trung
bình (điểm 5) (Bảng 9).
Bảng 8. Khả năng kết hợp riêng về năng suất của các dòng thuần
Bảng 9. Kết quả đánh giá tính kháng/nhiễm rầy nâu
Nguồn: Bộ môn Di truyền miễn dịch thực vật - Viện Bảo vệ thực vật, năm 2017.
Công thức 1 -TH29 2 -TH12 3 -M415 4- M359 5 -TH20 6 -TR1-565
CT1 _0,469 2,097 0,081 _0,503 0,097 0,614
CT2 0,469 _2,097 _0,081 0,503 _0,097 _0,614
LSD0,01 0,606
LSD0,05 0,823
Công thức 7- M385 8- RP088-48 9 -RP3 10 - R1028-KR 11 -RP8 12 -K10-5
CT1 0,364 1,547 2,581 _2,719 _0,036 _3,653
CT2 _0,364 _1,547 _2,581 2,719 0,036 3,653
STT Kí hiệu Tên giống Cấp kháng/nhiễm Mức độ kháng/nhiễm
1 9 D116ST/E1 5 Kháng trung bình
2 10 D52S/E6 5 Kháng trung bình
3 11 D59S/E3 5 Kháng trung bình
4 12 RP088-148 5 Kháng trung bình
5 14 D116Str/E3 5 Kháng trung bình
6 15 AP9 7 Nhiễm
7 16 P20-5 7 Nhiễm
8 17 RP8 (APIRX14) 3 Kháng
9 18 RP3 5 Kháng trung bình
10 19 R1028-KR 5 Kháng trung bình
11 20 RP088-48 3 Kháng
12 21 AMS30S/RP3 5 Kháng trung bình
13 22 HYT116 3 Kháng
14 ĐC nhiễm TN1 9 Nhiễm nặng
15 ĐC kháng Ptb33 3 Kháng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7_0968_2152838.pdf