Kết quả chọn tạo giống cà chua, dưa leo, đậu bắp, cà tím

Tài liệu Kết quả chọn tạo giống cà chua, dưa leo, đậu bắp, cà tím: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA, DƯA LEO, ĐẬU BẮP, CÀ TÍM Trần Kim Cương1, Lê Trường Sinh1, Nguyễn Ngọc Vũ1, Huỳnh Thị Phương Liên1, Dương Kim Thoa2, Phạm Mỹ Linh2, Đào Xuân Thảng3 và Nguyễn Minh Châu1 1Viện Cây ăn quả miền Nam 2Viện Nghiên cứu Rau Quả 3 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm SUMMARY Results on breeding of tomato, cucumber, okra and eggplant The breeding research on tomato, cucumber, okra and eggplant was carried out from 1/2009 to 6/2012 to provide new varieties for vegetable production. The available source materials were supplemented by collecting and isolating new pure lines. This source materials were selected by using top cross method to test the general combining ability, combine with phenotype observation and evaluation. The best lines were selected and the hybridization were made by using dialelle methods. The select prospect combinnation has been done in basic trials and productio...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả chọn tạo giống cà chua, dưa leo, đậu bắp, cà tím, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA, DƯA LEO, ĐẬU BẮP, CÀ TÍM Trần Kim Cương1, Lê Trường Sinh1, Nguyễn Ngọc Vũ1, Huỳnh Thị Phương Liên1, Dương Kim Thoa2, Phạm Mỹ Linh2, Đào Xuân Thảng3 và Nguyễn Minh Châu1 1Viện Cây ăn quả miền Nam 2Viện Nghiên cứu Rau Quả 3 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm SUMMARY Results on breeding of tomato, cucumber, okra and eggplant The breeding research on tomato, cucumber, okra and eggplant was carried out from 1/2009 to 6/2012 to provide new varieties for vegetable production. The available source materials were supplemented by collecting and isolating new pure lines. This source materials were selected by using top cross method to test the general combining ability, combine with phenotype observation and evaluation. The best lines were selected and the hybridization were made by using dialelle methods. The select prospect combinnation has been done in basic trials and production trials. At the end of the research, a number of new F1 hybrid varieties have been created, including: 1 large fruit tomato variety, high yield (40 - 58 t/ha in northern conditions), quality fruit suitable for processing and fresh; 1 cherry tomato variety with high yield (55 t/ha in Lam Dong province), fruit meet export standards; 2 fresh cucumber varieties, one for production in the South and one for the North; 1 okra variety with beautiful fruit and high yield (22 t/ha); 1 eggplant variety with strong growth, large fruit (250g), high yield (55 t/ha); and some of other promising hybrid combinations. Among them, 1 cucumber variety (LĐ7) and 1 okra variety (LĐ8) have been approved for commercial production in Southern provinces by MARD since 7/2012. Keywords: Breeding, hybrid varieties, tomato, cucumber, okra, eggplant. I. ĐẶT VẤN ĐỀ* - Với mục tiêu: Tạo giống lai F1 trên 4 loại rau cà chua, dưa leo, đậu bắp, cà tím với các chỉ số sau: Cà tím: Năng suất 30 - 40 tấn/ha, phẩm chất quả phù hợp yêu cầu thị trường, chống chịu bệnh do virus và bệnh héo xanh do vi khuẩn (Ralstonia solanacearum). Cà chua: Năng suất 40 - 50 tấn/ha, khối lượng trung bình quả 70 - 100g đối với cà chua quả lớn và 9 - 10g đối với cà chua cherry, màu đỏ đẹp, thịt quả dày, độ Brix cao, có khả năng trồng rải vụ. Nhóm tác giả Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Nghiên cứu Rau Quả, Viện Cây lương thực, Cây thực phẩm đã phối hợp thực hiện đề tài nói trên nhằm mục tiêu đề ra. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dưa leo: Năng suất 35 - 40 tấn/ha, khối lượng quả thuộc nhóm trung bình, phẩm chất quả quả phù hợp thị trường ăn tươi, chống được bệnh phấn trắng (Eryshiphe cichoracearum), chịu được bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis). Đậu bắp: Năng suất 8 - 10 tấn/ha với 9 - 10 quả/cây, quả thuôn đẹp, màu quả xanh, ít bị gai, chống được bệnh gỉ sắt (Ugomyces sp.) và bệnh thán thư (Colletotrichum sp.). Người phản biện: GS.TS. Trần Khắc Thi. 2.1. Vật liệu Gồm các dòng thuần được thu thập, phân lập và lưu trữ tại các Viện cùng các giống thương phẩm trên thị trường sử dụng làm giống đối chứng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Các dòng thuần được chọn lọc qua đánh giá kiểu hình hoặc lai thử (Topcross) để chọn những dòng có khả năng kết hợp chung cao. Các vật thử (tester) sử dụng gồm: 2 giống cà chua PT18 và 119; 2 giống dưa leo Phụng Tường và Yên Mỹ; giống đậu bắp Chợ Gạo và giống cà tím Mê Linh quả dài. 499 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - Lai luân giao (diallel) các dòng thuần được chọn để tạo ra các tổ hợp lai phục vụ cho thí nghiệm đánh giá khả năng kết hợp riêng. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua - Đánh giá khả năng kết hợp riêng xác định tổ hợp lai có triển vọng phù hợp với mục tiêu đề ra. 3.1.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà chua tại Viện Cây ăn quả miền Nam - Khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai ưu tú tại các địa điểm nghiên cứu, bố trí thí nghiệm 3 lần lặp lại, diện tích ô thí nghiệm trung bình 10 m2, với khoảng 20 cây/ô. - Khảo nghiệm sản xuất tổ hợp lai triển vọng tại các vùng sản xuất chuyên canh, quy mô trung bình 0,1 ha/điểm. Phương pháp bố trí và cách đánh giá: Thực hiện theo quy trình theo dõi thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu Rau Thế giới (AVRDC), Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) đối với giống cà chua [2] và giống dưa leo [3], đánh giá mức độ nhiễm bệnh trên lá theo phân cấp bệnh [1]. Bộ sưu tập 67 mẫu giống cà chua được trồng khảo sát bao gồm 62 mẫu quả lớn, 5 mẫu cherry được lưu giữ tại Viện. Nhóm cà chua quả lớn được phân nhóm theo từng chỉ tiêu khảo sát và chọn được 15 mẫu làm bố mẹ lai tạo, thu được 38 tổ hợp lai, khảo sát qua 2 vụ đã chọn được tổ hợp 41N nổi trội với các đặc điểm: cây cao, sinh trưởng khỏe, tỉ lệ nhiễm bệnh do virus mức trung bình, thịt quả dày, nhiều quả và năng suất cao. Tổ hợp này đang tiếp tục được khảo nghiệm ở các điều kiện khác nhau để có thể phát triển thành giống phục vụ sản xuất. Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại. Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại. Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại. Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại. Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại. Xử lý số liệu: Các số liệu định lượng khảo sát được tính trung bình bằng phầm mềm Excel, đánh giá khả năng kết hợp theo phương pháp của Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiền [4], Trần Đình Long và cộng sự [5], thống kê theo chương trình MSTATC, sử dụng các phép thử F, LSD và Duncan. Kết quả lai giữa 5 dòng cà chua cherry đã tạo ra 20 tổ hợp. Các tổ hợp này được trồng khảo sát đánh giá trong điều kiện nhà lưới che mưa tại Viện Cây ăn quả miền Nam và chọn được 8 tổ hợp tiếp tục khảo nghiệm cơ bản tại Viện và tại vùng trồng cà chua thương phẩm Lâm Đồng. Kết quả qua 3 đợt khảo sát, tổ hợp lai B1xB5 đều cho sự ổn định về sức sinh trưởng khỏe mạnh, dạng hình sinh trưởng vô hạn, cây cao trung bình (130cm), tiềm năng năng suất cao, khối lượng quả từ 9 - 11 g, độ brix khá (5,9 - 6,5%), vị chua ngọt, quả dạng hình trụ là dạng đang được thị trường ưa chuộng (bảng 1). Đây là tổ hợp có triển vọng nhất được chọn để tiếp tục thực hiện việc khảo nghiệm sản xuất với tên gọi cà chua cherry lai Long Định. Bảng 1. Một số đặc điểm nông học các tổ hợp lai cà chua cherry vụ Thu Đông 2011 TT Tên tổ hợp Khối lượng quả (g) Dày thịt quả (mm) Brix (%) Độ cứng quả Dạng quả Số quả/cây Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực tế (tấn/ha) 1 B1  B2 11,1 a 3,6 a 5,9 bcd TB Lê 176,3 63,56 53,63 2 B1  B5 9,1 c 3,0 abc 6,5 abc Cứng Trụ 211,0 65,05 56,45 3 B2  B3 8,6 cd 3,4 ab 5,9 bcd Mềm Lê 191,3 58,54 49,32 4 B3  B2 8,7 cd 3,4 ab 6,8 ab Cứng Lê 165,7 48,61 41,84 5 B4  B5 9,2 bc 2,6 c 5,3 d Mềm Trụ 160,7 49,43 42,60 6 B5  B3 8,9 c 2,7 bc 7,2 a TB Trụ 215,7 64,18 52,54 7 B5  B4 9,7 b 3,6 a 5,6 cd Mềm Tròn 184,0 59,80 50,36 8 Red Baby 8,8 c 3,6 a 7,0 a Cứng Trụ 212,7 60,94 49,52 9 TN84 8,1 d 3,4 ab 6,3 a-d Cứng Trụ 192,3 50,26 45,20 CV (%) 5,6 12,22 12,1 5,73 5,36 13,46 Mức ý nghĩa * * * ns ns Ghi chú: Trong cùng một cột các trị số có cùng mẫu tự không khác biệt nhau qua phép thử Duncan. Tại điểm khảo nghiệm sản xuất ở xã N’ thool Hạ, Đức Trọng, Lâm Đồng cho thấy so với đối chứng, giống Long Định phát triển tốt hơn, thân to, cây cao hơn, ít bị bệnh trên lá hơn, cho quả to 500 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất được thương lái đánh giá là đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (> 9 g/quả), và năng suất đạt được cao hơn nhiều so với đối chứng (bảng 2). Giống được nông dân vùng trồng khảo nghiệm đánh giá cao và đề nghị mở rộng diện tích sản xuất thử. Bảng 2. Năng suất giống cà chua cherry Long Định khảo nghiệm sản xuất tại Lâm Đồng vụ Xuân Hè 2012 Giống Số quả/cây Khối lượng quả (g) Năng suất cá thể (g) Năng suất tổng số (tấn/ha) Long Định 224 11,4 1.840 56,4 TN84 187 6,5 1.130 36,6 3.1.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà chua tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Nguồn vật liệu khởi đầu sau khi đánh giá đã chọn lọc được 35 dòng/giống mang các đặc điểm phù hợp với yêu cầu của một giống cà chua chế biến. Các dòng/giống này được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá khả năng kết hợp để phục vụ công tác chọn tạo giống cà chua ưu thế lai. Từ kết quả nghiên cứu các tổ hợp lai từ hệ thống lai diallel ở các thời vụ trồng khác nhau chúng tôi tiến hành lựa chọn các tổ hợp lai triển vọng theo các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng quả. Kết quả đánh giá thực nghiệm trong 3 vụ trồng, Xuân Hè 2009, Thu Đông 2009 và Thu Đông 2010 (bảng 3) cho thấy tổ hợp lai D33/D34 đều sinh trưởng phát triển tốt, có dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn, ra quả và chín tập trung, thời gian sinh trưởng trung bình, khả năng chống chịu với một số bệnh hại khá, cho năng suất cao 59,8 - 65,1 tấn/ha ở vụ Thu Đông và 55,5 tấn/ha vụ Xuân Hè sớm, hình dạng, màu sắc quả đỏ đẹp, độ pH thấp (4,0), hàm lượng chất khô hòa tan cao (5,2 - 5,4), độ nhớt và một số chỉ tiêu như hàm lượng đường, vitamin C, chất khô cao. Tổ hợp này được chọn thử nghiệm sản xuất thử ở các địa phương với tên HPT10. Bảng 3. Một số đặc điểm của các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ Thu Đông 2010 TT Tên tổ hợp Tỉ lệ đậu quả (%) Số quả/cây Khối lượng quả (g) Năng suất cá thể (g) Năng suất thực thu (tấn/ha) Brix (%) 1 D33/D19 59,3 21,9 80,3 1.998 54,1 5,2 2 D33/D34 55,2 26,3 78,8 2.194 59,8 5,4 3 D33/D13 56,3 23,4 71,8 2.078 54,7 5,3 4 D34/D6 58,4 23,6 70,3 1.964 52,1 5,2 5 D20/D19 53,7 17,7 81,1 1.664 45,0 4,9 6 D13/D34 54,7 21,2 74,0 1.757 46,9 4,9 7 TN005 60,1 28,5 64,6 1.927 52,1 5,1 8 HS902 52,7 22,3 74,3 1.766 48,6 5,1 Kết quả khảo nghiệm sản xuất thử giống có triển vọng HPT10 cho thấy HPT10 có thể trồng rải vụ và cho năng suất cao, sản phẩm không những thích hợp cho chế biến cô đặc mà còn có giá trị trong tiêu dùng quả tươi (bảng 4). Giống này đã được chấp nhận tại các vùng sản xuất cà chua có truyền thống như Hải Phòng, Bắc Ninh. Bảng 4. Năng suất (tấn/ha) của giống cà chua HPT10 tại các điểm trồng và tháng trồng khác nhau Giống HTX Đoàn Xá - Kiến Thụy - Hải Phòng HTX Cấp Tiến - Tiên Lãng - Hải Phòng HTX Tân Chi - Tiên Du - Bắc Ninh Phường Vạn An - Bắc Ninh 10/2009 9/2010 11/2010 8/2009 9/2010 12/2009 HPT10 58,78 53,57 43,55 44,23 58,32 40,53 HS902 52,83 51,25 - - - - Savior 65,54 63,83 61,95 - - 54,68 TN005 - - - 43,25 50,64 37,87 501 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 3.2. Nghiên cứu chọn tạo giống dưa leo 3.2.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống dưa leo tại Viện Cây ăn quả miền Nam Tập đoàn gồm 90 mẫu giống dưa leo lưu trữ tại Viện được trồng khảo sát vào vụ xuân 2009. Kết quả đánh giá dựa trên kiểu hình kết hợp với kết quả đánh giá khả năng kết hợp chung bằng phương pháp lai thử với giống địa phương Phụng Tường đã chọn được 11 dòng bố mẹ, lai luân giao thu được 110 tổ hợp lai. Tất cả các tổ hợp lai này được trồng đánh giá vụ 1, chọn được 25 tổ hợp trồng đánh giá tiếp vụ 2 và 5 tổ hợp gồm TH4, TH23, TH31, TH41 và TH45 có dạng quả đẹp với năng suất, trọng lượng quả và số quả/cây ổn định qua 2 vụ được chọn khảo nghiệm các vụ tiếp theo. Qua khảo sát 2 vụ mưa và nắng, các tổ hợp lai đều phát triển tốt, không có hiện tượng héo rũ, không xuất hiện triệu chứng bệnh phấn trắng, bệnh do virus. Riêng bệnh đốm phấn xuất hiện ở cả 2 vụ trên tất cả các tổ hợp lai và đối chứng với mức độ nhẹ đến trung bình. Riêng tổ hợp TH31 tạo ra từ cặp lai (dòng 12  dòng 77) có biểu hiện nổi trội hơn về năng suất và chất lượng quả, phân nhánh trung bình, hoa cái tập trung trên thân chính, cho thu hoạch quả sớm sau trồng, quả có vỏ màu xanh đậm, gai quả trắng, quả lớn trung bình, thon dài, thịt quả giòn thơm thích hợp cho ăn tươi và chế biến (bảng 5 và 6). Bảng 5. Một số đặc điểm quả và mức độ nhiễm bệnh đốm phấn của các tổ hợp lai dưa leo khảo sát vụ Hè và vụ Thu Đông 2010 Cấp bệnh đốm phấn TT Tên tổ hợp Chiều dài quả (cm) Đường kính quả (cm) Độ dày cùi (cm) Số nhánh/ thân chính Dài thân (cm) Hè Thu đông 1 TH4 15,1 ef 3,7 0,92 b 2,0 c 241,0 a 3 3 2 TH23 16,8 b 3,8 1,06 a 3,1 b 196,3 b 1 3 3 TH31 16,0 bc 3,8 0,91 b 2,3 bc 216,7 ab 1 1 4 TH41 17,2 a 3,7 0,94 ab 2,5 bc 198,8 b 3 3 5 TH45 15,7 de 3,6 0,96 ab 2,6 bc 209,8 b 1 1 6 124 16,3 cd 3,8 0,96 ab - - 3 - 7 226 14,2 f 3,8 0,92 b - - 3 - 8 001 14,7ef 3,8 0,96 ab 4,0 a 199,5 b 1 3 9 Caesar 17 - - - 2,0 c 217,3 ab - 5 CV (%) 2,61 4,13 8,80 14,33 6,41 Mức ý nghĩa * ns * ** ** Ghi chú: Trong cùng một cột các trị số có cùng mẫu tự không khác biệt nhau qua phép thử Duncan. Bảng 6. Năng suất và thành phần năng suất của các tổ hợp lai dưa leo khảo sát vụ Hè và vụ Thu Đông 2010 Khối lượng quả (g) Số quả/cây Năng suất/cây (g) Năng suất/ha (tấn) TT Tên tổ hợp Hè TĐ Hè TĐ Hè TĐ Hè TĐ 1 TH4 126,2 bc 134,3 3,6 b 2,8 406,0 ab 352,1 16,21 ab 9,59 2 TH23 119,3 c 129,8 3,2 b 2,9 394,6 ab 373,8 13,56 b 10,92 3 TH31 119,1 c 122,8 4,3 a 3,5 506,5 a 454,5 19,85 ab 12,57 4 TH41 141,4 a 113,0 3,2 b 3,3 439,5 ab 451,0 21,50 a 13,23 5 TH45 124,2 bc 108,0 3,7 ab 3,2 448,0 ab 389,5 15,22 ab 11,58 6 124 134,8 ab - 3,3 b - 422,3 ab - 16,54 ab - 7 226 104,1 d - 3,2 b - 327,1 b - 17,53 ab - 8 001 106,0 d 112,0 3,2 b 3,0 341,7 b 378,0 14,22 b 11,91 9 Caesar 17 - 125,8 - 2,8 - 325,0 - 9,92 CV (%) 5,50 4,39 9,8 17,09 16,5 17,46 19,1 21.2 Mức ý nghĩa * ns * ns * ns * ns Ghi chú: Trong cùng một cột các trị số có cùng mẫu tự không khác biệt nhau qua phép thử Duncan. 502 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất Tổ hợp TH31 được chọn khảo nghiệm sản xuất với tên gọi dưa leo F1 tại các tỉnh miền Nam gồm Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Trà Vinh, tổng diện tích khảo nghiệm là 2,0 ha. Kết quả khảo nghiệm cho thấy giống dưa leo F1 LĐ7 có thể đạt năng suất 38 tấn/ha, cao hơn đối chứng ở tất cả các điểm, ít nhiễm các loại bệnh hại (đốm phấn, phấn trắng, héo rũ, bệnh do virus), được nông dân tại các vùng này chấp nhận. 3.2.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống dưa leo tại Viện Rau quả Từ nguồn vật liệu ban đầu gồm 15 dòng dưa leo ăn tươi được lai với vật thử (tester) là dòng dưa leo YM15 thu được 15 tổ hợp lai. Thí nghiệm đánh giá khả năng kết hợp chung được thực hiện thông qua 15 tổ hợp lai này. Kết quả chọn được 4 dòng dưa leo có khả năng kết hợp cao và lai luân giao theo sơ đồ Griffing 3 thu được 12 tổ hợp lai. Sau khi đánh giá ưu thế lai thực và ưu thế lai chuẩn của các tổ hợp lai kết quả thu được 5 tổ hợp lai có ưu thế lai cao về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, được xem là tổ hợp lai có triển vọng và tiếp tục so sánh cùng với đối chứng để xác định tổ hợp ưu tú nhất. Bảng 7. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số tổ hợp lai dưa leo triển vọng trong vụ xuân 2011 TT Tên tổ hợp Thu quả đầu NSG) TGST (ngày) Mức độ phân cành Chiều cao cây (cm) Sương mai (cấp) Phấn trắng (cấp) 1 AT2/ AT4 44,5 85 Mạnh 243,1 7 5 2 AT2/ AT7 32,8 85 Trung bình 189,2 5 3 3 AT4/ AT2 36,0 85 Trung bình 249,1 5 5 4 AT4/ AT7 35,3 85 Mạnh 258,8 3 3 5 AT7/ AT4 36,7 85 Mạnh 238,3 3 3 6 CV5 37,3 85 Trung bình 234,4 5 3 7 CUC71 39,1 85 Trung bình 324,5 5 7 Ghi chú: NSG: Ngày sau gieo; TGST: Thời gian sinh trưởng. Các kết quả thu được cho thấy tổ hợp lai AT7/AT4 có ưu thế lai về sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất cũng như mức độ nhiễm bệnh hại trên đồng ruộng (bảng 7 và 8) nên được chọn và đặt tên là giống dưa leo lai CV15 để phát triển tiếp. Bảng 8. Đặc điểm quả, năng suất và thành phần năng suất của các tổ hợp lai dưa leo triển vọng trong vụ Xuân 2011 TT Tên tổ hợp Dài quả (cm) Đường kính quả (cm) Dày thịt quả (cm) Màu sắc quả Số quả/ cây Khối lượng quả (g) Năng suất (tấn/ha) 1 AT2/ AT4 15,3 4,1 1,1 Xanh 14,2 150,2 57,2 f 2 AT2/ AT7 16,5 4,2 1,8 Xanh 14,6 159,5 62,5 d 3 AT4/ AT2 17,2 4,0 1,7 Xanh 12,8 189,5 65,1 c 4 AT4/ AT7 22,8 3,8 1,9 Trắng xanh 13,5 203,6 73,8 b 5 AT7/ AT4 21,9 3,9 1,8 Xanh sáng 15,4 197,2 81,5 a 6 CV5 22,0 4,2 2,3 Xanh trắng 12,6 175,7 59,4 e 7 CUC71 20,9 4,3 2,0 Xanh 11,9 162,7 52,0 g CV (%) 7,58 Mức ý nghĩa ** Ghi chú: Trong cùng một cột các trị số có cùng mẫu tự không khác biệt nhau qua phép thử Duncan. Trong vụ đông năm 2011, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm giống CV15 tại Kim Động tỉnh Hưng Yên. Kết quả cho thấy giống này cho năng suất cao hơn so với giống CV5 và giống CUC71, dạng quả và chất lượng quả phù hợp cho ăn tươi. Bảng 9. Kết quả khảo nghiệm sản xuất của giống dưa leo CV15 vụ Đông năm 2011 tại Hưng Yên Giống Chỉ tiêu CV15 CV5 CUC71 Năng suất thực thu (tấn/ha) 42,0 - 45,0 30,0 - 35,0 30,0 - 40,0 503 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 3.3. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu bắp Tại Viện Cây ăn quả miền Nam, bộ giống đậu bắp thu thập và phân lập gồm 72 mẫu được trồng khảo sát và phân nhóm theo từng chỉ tiêu nông học. Việc đánh giá khả năng kết hợp chung cùng với kết quả khảo sát kiểu hình từ năm 2007 cho thấy, có 5 dòng thuần mang nhiều ưu điểm hơn được chọn làm bố mẹ cho việc lai tạo giống F1. Kết quả lai giữa 5 dòng bố mẹ này thu được 20 tổ hợp lai. Các tổ hợp lai này được đánh giá sơ khởi vào vụ Hè Thu 2008 đã chọn được 2 tổ hợp MS4 và MS7 có triển vọng nhất về năng suất, các thành phần năng suất và nhất là đặc điểm quả phù hợp thị hiếu người tiêu dùng tiếp tục khảo nghiệm cơ bản. Từ kết quả khảo nghiệm cơ bản cho thấy tổ hợp lai MS7 (ĐB2  ĐB5) mang các đặc tính mong muốn của bố mẹ, sinh trưởng, phát triển khỏe thích hợp trồng trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Tổ hợp này cho thu quả sớm, dạng quả đẹp, quả to, thuôn dài, màu xanh hơi đậm, số quả/cây nhiều, năng suất thương phẩm cao. Bảng 10. Năng suất và thành phần năng suất của các tổ hợp lai đậu bắp vụ đông xuân 2008-2009 và vụ hè thu 2010 Khối lượng quả (g) Số quả/cây Năng suất/cây (g) Năng suất/ha (tấn) TT Tên tổ hợp ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT 1 MS7 21,4 a 25,9 a 13,9 12,8 a 317 322,2 a 12,25 12,50 a 2 MS4 22,3 a 26,4 a 12,0 12,5 a 279 305,9 a 10,75 11,75 a 3 ĐP 1 21,4 a 26,4 a 12,3 12,7 a 280 306,0 a 11,00 11,75 a 4 ĐP 2 21,0 ab 22,7 b 14,4 10,3 b 315 226,5 b 11,86 7,75 b 5 SG 91 20,7 ab - 13,1 - 280 - 11,13 - 6 TN 18,9 b - 14,7 - 299 - 11,25 - 7 VN 1 - 22,2 b - 10,2 b - 195,8 b - 7,25 b 8 Cao sản 33 - 18,9 c - 9,8 b - 173, 9 b - 6,76 b CV (%) 6,7 3,75 18,0 6,66 20,9 10,64 19,8 12,2 Mức ý nghĩa * ** ns ** ns ** ns ** Ghi chú: Trong cùng một cột các trị số có cùng mẫu tự không khác biệt nhau qua phép thử Duncan. Trên cây đậu bắp hiện tượng quả có gai thường xảy ra trong mùa nắng làm giảm phẩm chất quả rõ rệt. Tất cả các giống đậu bắp hiện nay đều có hiện tượng này và xảy ra nhiều nhất trên các giống địa phương. Tổ hợp lai MS7 có tỉ lệ quả gai thấp (bảng 11), đây là một đặc điểm nổi trội của tổ hợp này. Giống đậu bắp F1 LĐ8 được khảo nghiệm sản xuất tại các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng diện tích khoảng 2 ha, nhằm so sánh với các giống đang trồng phổ biến về khả năng sản xuất hàng hoá của giống mới này. Kết quả cho thấy giống LĐ8 phát triển rất tốt, trong điều kiện thâm canh có thể đạt 23 tấn/ha, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số giống thương phẩm khác. Bảng 11. Tỉ lệ quả gai và sâu bệnh trên các tổ hợp/giống đậu bắp khảo sát vụ Đông Xuân 2008-2009 và vụ Hhè Thu 2010 Tỷ lệ bệnh đốm lá vụ HT (%) Tỷ lệ sâu đục quả vụ HT (%) TT Tên tổ hợp Tỉ lệ quả gai vụ Đông Xuân (%) 40 NSG 60 NSG 40 NSG 60 NSG 1 MS7 4,5 d 19,8 26,3 b 0,2 4,6 2 MS4 24,5 b 24,5 30,9 ab 0,5 6,0 3 ĐP 1 38,8 a 23,6 29,2 ab 0,4 4,5 4 ĐP 2 7,0 d 24,2 35,1 a 0,5 5,7 5 VN 1 - 25,3 31,8 ab 0,4 6,2 6 Cao sản 33 - 25,7 35,1 a 0,4 4,7 7 SG 91 12,5 c - - - - 8 TN 14,9 c - - - - CV (%) 13,9 13,9 11,91 44,17 26,8 Mức ý nghĩa * * * ns ns Ghi chú: Trong cùng một cột các trị số có cùng mẫu tự không khác biệt nhau qua phép thử Duncan. 504 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 3.4. Nghiên cứu chọn tạo giống cà tím 3.4.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà tím tại Viện Cây ăn quả miền Nam Việc thu thập và phân lập dòng trên cây cà tím được thực hiện từ năm 2007, đến nay đã thu được 46 dòng thuần (F8). Từ kết quả khảo sát chúng tôi chọn được 14 dòng mang nhiều đặc tính tốt về kiểu hình có thể sử dụng trong lai tạo giống mới cho lai luân giao thu được hạt của 78 tổ hợp lai. Qua kết quả đánh giá chi tiết 12 tổ hợp nổi trội nhất trong số 78 tổ hợp mới lai tạo cho thấy tổ hợp TH6 có nhiều ưu điểm hơn so với các tổ hợp lai khác và so với các giống đối chứng. Tổ hợp TH6 cho quả có dạng oval ngắn, kích thước quả vừa, dài quả trung bình 15,3cm, rộng quả trung bình 4,7cm; vỏ quả màu tím nâu bóng, thịt quả chắc có màu xanh, độ Brix trung bình (5%); nhiễm bệnh khảm ở mức trung bình và không bị bệnh héo xanh; cho năng suất thực thu cao hơn 43,6% so với các giống thương phẩm được sử dụng trong thí nghiệm. Tổ hợp này đang được tiếp tục khảo nghiệm các vụ tiếp theo ở các vùng sản xuất. 3.4.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà tím tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm Từ 5 dòng cà tím được lưu trữ tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, bằng phương pháp lai luân giao và chọn lọc, 4 tổ hợp lai ưu tú có năng suất thực thu cao đã được khảo nghiệm cơ bản. Kết quả cho thấy tổ hợp lai THL5 sinh trưởng phát triển khỏe, thân lá màu tím, cao cây từ 105 - 120cm, có khả năng chống chịu bệnh sương mai, héo xanh rất tốt, thời gian sinh trưởng 145 - 150 ngày, thời gian thu quả đầu sau trồng 60 - 65 ngày, năng suất cao 50 - 60 tấn/ha, dạng quả đẹp, quả thon dài 25 - 30cm, đường kính quả 5 - 6cm, vỏ màu tím hồng, cùi quả màu trắng ít hạt phù hợp yêu cầu thị trường, khả năng chịu vận chuyển tốt. Bảng 12. Khả năng chống chịu sâu bệnh và năng suất của các tổ hợp lai cà tím ưu tú Tỉ lệ nhiễm (%) TT Tên tổ hợp Số quả/ cây Khối lượng quả (g) Năng suất (tấn/ha) Bệnh héo xanh vi khuẩn Bệnh lở cổ rễ Sâu đục quả Rệp 1 THL2 13,7 227,9 49,7 5,4 8,3 20,4 12,2 2 THL5 14,6 251,8 58,2 2,2 0,0 19,8 0,0 3 THL7 12,7 258,7 52,2 4,6 3,3 15,7 5,5 4 THL9 12,3 263,7 51,7 2,0 3,4 20,7 14,4 5 Cà tím Mê Linh 13,8 173,7 38,4 5,3 2,1 18,7 6,4 CV (%) 8,2 Mức ý nghĩa Ns Trên cơ sở kết quả trên chúng tôi đã tiến hành xây dựng mô hình trình diễn đối với tổ hợp lai THL5 (cà tím lai số 1) tại Liên Sơn - Kim Bảng - Hà Nam với tổng diện tích là 2,0 ha, so sánh với cây ngô là cây trồng truyền thống trong vụ Thu Đông của xã. Kết quả trên cho thấy mô hình cà tím lai Số 1 lãi thuần cao gấp 11,75 lần so với mô hình ngô của địa phương (bảng 13). Bảng 13. Hiệu quả kinh tế mô hình cà tím lai số 1 tại xã Liên Sơn - Kim Bảng - Hà Nam năm 2011 Chỉ tiêu Mô hình cà tím lai Số 1 Mô hình cây ngô đông Năng suất thực thu (tấn/ha/vụ) 54,35 5,7 Tổng thu nhập (triệu đồng/ha/vụ) 271,75 39,9 Tổng lãi (triệu đồng/ha/vụ) 216,35 18,4 IV. KẾT LUẬN 4.1. Kết luận Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, qua hơn 3 năm thực hiện đề tài đã phát triển làm phong phú thêm nguồn vật liệu lai tạo trên các cây cà chua, dưa leo, đậu bắp, đồng thời tạo mới một số giống như sau: - Tạo mới 3 giống cà chua: 1 giống cà chua lai F1 chế biến (HPT10) là giống khảo nghiệm cho vùng đồng bằng sông Hồng, 1 giống cà chua cherry lai F1 (cà chua cherry lai F1 Long Định) 505 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM cho hiệu quả cao trong khảo nghiệm sản xuất và 1 tổ hợp lai cà chua quả lớn cho năng suất và phẩm chất cao trong khảo nghiệm cơ bản. - Tạo mới 2 giống dưa leo lai F1 ăn tươi: Giống dưa leo LĐ7 đã được công nhận là giống sản xuất thử tại các tỉnh phía Nam và giống dưa leo khảo nghiệm CV15 cho năng suất cao, dạng quả và chất lượng quả phù hợp cho ăn tươi. - Tạo mới 1 giống đậu bắp lai F1 LĐ8 đã được công nhận là giống sản xuất thử tại các tỉnh phía Nam. - Tạo mới 1 giống cà tím lai F1 (giống cà tím lai số 1) là giống khảo nghiệm cho các tỉnh phía Bắc và 1 tổ hợp lai cà tím (TH6) cho triển vọng năng suất cao và phẩm chất phù hợp yêu cầu thị trường miền Nam. 4.2. Đề nghị Đề nghị khuyến cáo áp dụng các giống lai F1 mới được chọn tạo, cụ thể như sau: - Giống dưa leo LĐ7 và giống đậu bắp LĐ8 đưa vào sản xuất tại các tỉnh miền Nam, cụ thể là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ; - Giống cà chua HPT10 đưa vào sản xuất tại các tỉnh miền Bắc, cụ thể là vùng đồng bằng sông Hồng. TÀI LỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giống cà chua - Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng. Số văn bản 10TCN 219: 2006, ban hành ngày 12/6/2006. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giống dưa leo - Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng. Số văn bản 10TCN 692: 2006, ban hành ngày 12/6/2006. 4. Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiền (1996). Các phương pháp lai thử và phân tích khả năng kết hợp trong các thí nghiệm về ưu thế lai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Trần Đình Long và cộng sự (1997). Chọn giống cây trồng, Giáo trình cao học Nông nghiệp, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. 506

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_83_4957_2130170.pdf
Tài liệu liên quan