Kết quả chọn lọc, khảo nghiệm giống bông thuần nh16-20

Tài liệu Kết quả chọn lọc, khảo nghiệm giống bông thuần nh16-20: 19 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018 KẾT QUẢ CHỌN LỌC, KHẢO NGHIỆM GIỐNG BÔNG THUẦN NH16-20 Nguyễn Văn Sơn1, Đặng Minh Tâm1, Nguyễn Văn Chính1, Phạm Trung Hiếu1, Lê Minh Khoa1, Phạm Thị Diệp1, Trần Thị Thảo1, Huỳnh Thị Thái Hoà1, Phan Hồng Hải1 1 Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố TÓM TẮT Giống bông thuần NH16-20 do Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố chọn lọc từ năm 2013 - 2017. NH16-20 là giống thuần, chín trung bình có thời gian sinh trưởng từ gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở 105 ngày; giống mang đặc tính quý như: kháng sâu xanh đục quả cao, quả to (khối lượng quả 5,9 - 6,1 g), tỷ lệ xơ khá (> 40%); năng suất bông hạt trung bình 20,0 - 24,0 tạ/ha; chất lượng xơ đạt cấp I tiêu chuẩn ngành (chiều dài > 30 mm; độ bền > 30 g/tex và độ mịn 4,0 - 4,6 M). Giống bông thuần NH16-20 có khả năng thích ứng rộng ở các vùng trồng bông chính của Việt Nam như Tây Nguyên, Tây Bắc, Duyên hải Nam Trun...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả chọn lọc, khảo nghiệm giống bông thuần nh16-20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018 KẾT QUẢ CHỌN LỌC, KHẢO NGHIỆM GIỐNG BÔNG THUẦN NH16-20 Nguyễn Văn Sơn1, Đặng Minh Tâm1, Nguyễn Văn Chính1, Phạm Trung Hiếu1, Lê Minh Khoa1, Phạm Thị Diệp1, Trần Thị Thảo1, Huỳnh Thị Thái Hoà1, Phan Hồng Hải1 1 Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố TÓM TẮT Giống bông thuần NH16-20 do Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố chọn lọc từ năm 2013 - 2017. NH16-20 là giống thuần, chín trung bình có thời gian sinh trưởng từ gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở 105 ngày; giống mang đặc tính quý như: kháng sâu xanh đục quả cao, quả to (khối lượng quả 5,9 - 6,1 g), tỷ lệ xơ khá (> 40%); năng suất bông hạt trung bình 20,0 - 24,0 tạ/ha; chất lượng xơ đạt cấp I tiêu chuẩn ngành (chiều dài > 30 mm; độ bền > 30 g/tex và độ mịn 4,0 - 4,6 M). Giống bông thuần NH16-20 có khả năng thích ứng rộng ở các vùng trồng bông chính của Việt Nam như Tây Nguyên, Tây Bắc, Duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ. Từ khoá: Giống bông thuần NH16-20, thời gian sinh trưởng, năng suất, kháng sâu xanh 1 Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố; 2 Công ty Cổ phần Bông Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Diện tích trồng cây bông vải ở nước ta chủ yếu sử dụng các giống bông lai F1 (trên 90%). Việc sử dụng giống bông lai F1 có hạn chế là chi phí hạt giống còn khá cao (bình quân 60 - 65 USD/ha); từ đó, giảm thu nhập cho người trồng bông và khả năng cạnh tranh của cây bông so với các cây trồng ngắn ngày khác. Trước những khó khăn trên, việc sử dụng các giống bông thuần giúp giảm chi phí và áp lực công lao động, góp phần giảm giá thành hạt giống (dự kiến 40 - 50%) so với hạt giống bông lai là giải pháp tốt nhất trong tình hình sản xuất bông vải hiện nay của Việt Nam. Mặt khác, nếu chọn tạo được giống bông thuần kết hợp khả năng kháng sâu xanh đục quả và kháng rầy sẽ giúp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; từ đó, góp phần giảm chi phí đầu vào (hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật) và tăng thu nhập cho người trồng bông. Chính vì thế, hướng chọn tạo ra các giống bông thuần là một giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trên. Hơn nữa, việc chọn tạo ra các giống bông thuần mới phù hợp với các vùng sinh thái trồng bông trong nước sẽ giúp đa dạng hoá nguồn giống bông, tạo ra nhiều lựa chọn về giống cho người trồng bông cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bông vải trong nước. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Giống nhập nội: Gồm 24 giống bông thuần nhập nội có nguồn gốc từ Mỹ và Trung Quốc mang các mã số 2089, 2090, 2091, 2092, 2093, 2094, 2095, 2096, 2097, 2098, 2099, 2100, 2101, 2102, 2103, 2104, 2105, 2106, 2107, 2108, 2109, 2110, 2111, 2112. - Giống đối chứng: Là các giống bông thuần quốc gia VN36PKS (kháng rầy xanh chích hút - kháng sâu xanh đục quả), C118 (nhiễm rầy xanh chích hút - nhiễm sâu xanh đục quả). 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá, chọn lọc và so sánh các giống bông thuần nhập nội trong giai đoạn 2013 - 2014. - Khảo nghiệm VCU các giống bông thuần nhập nội có triển vọng tại các vùng sản xuất bông trong nước. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu - Nhân giống cung cấp cho khảo nghiệm và trồng thử: Sử dụng phương pháp tự thụ cưỡng bức, trong đó, nụ hoa được chụp bao cách ly hoặc chấm sơn đầu nụ vào 1 - 2 ngày trước khi hoa nở, quá trình tự thụ phấn sẽ xảy ra trong từng hoa đã được cách ly. - Bố trí thí nghiệm đồng ruộng: Theo các sơ đồ thích hợp gồm: + Tuần tự không lặp lại, đối chứng kèm (10 giống kèm 1 đối chứng) cho các thí nghiệm đánh giá, chọn lọc các giống bông thuần nhập nội. + Khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), nhắc lại 3 lần cho các thí nghiệm so sánh các giống bông thuần nhập nội và các thí nghiệm khảo nghiệm VCU ở các vùng. + Tuần tự không nhắc lại kèm đối chứng cho các thí nghiệm khảo nghiệm sản xuất ở các vùng. - Các biện pháp canh tác: Theo Quy trình gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật (tiêu chuẩn ngành 10TCN910:2006), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm VCU đối với cây bông (QCVN 01-84:2012/BNNPTNT), Quy chuẩn Việt Nam về khảo nghiệm DUS cây bông QCVN 01-123:2013/ BNNPTNT. 20 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018 - Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm VCU đối với cây bông (QCVN 01-84:2012/BNNPTNT), Quy chuẩn Việt Nam về khảo nghiệm DUS cây bông (QCVN 01-123:2013/BNNPTNT). - Phân tích mẫu, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng xơ: Bằng hệ thống tốc độ cao HVI tại Viện. Xác định các thông số về ưu thế lai theo Gardner và Eberhart (1966); đánh giá tính ổn định và thích nghi của giống theo Eberhart và Russell (1966). - Số liệu được tổng hợp và xử lý thống kê trên máy vi tính, sử dụng các phần mềm thống kê thích hợp (MSTATC, Microsoft office Excel). 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2013 - 7/2017 tại các tỉnh Sơn La, Đắc Lắc, Ninh Thuận và Bình Thuận. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số đặc điểm chính của giống bông thuần NH16-20 NH16-20 là giống thuần, thuộc nhóm chín trung bình (thời gian từ gieo đến nở quả 105 - 115 ngày tùy vùng và vụ); có dạng hình gọn, ít nhiễm sâu xanh đục quả, nhưng có nhược điểm nhiễm rầy xanh cấp 2 - 3 (theo thang phân 5 cấp), quả to (khối lượng quả 5,7 - 6,2 g), tỷ lệ xơ khá (39 - 40 %); chất lượng xơ đạt cấp I tiêu chuẩn ngành (chiều dài > 30 mm; độ bền > 30 g/tex và độ mịn 3,9 - 4,2 Mic.). Giống NH16-20 cho năng suất bông hạt cao, hơn hẳn các giống bông thuần đối chứng đang trồng phổ biến. 3.2. Kết quả chọn lọc và so sánh giống Giống bông thuần NH16-20 (mã số tập đoàn giống bông 2108) là sản phẩm của nhiệm vụ “Đánh giá, khảo nghiệm các giống bông thuần nhập nội” thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2017. Căn cứ mục tiêu của nhiệm vụ, trong năm 2013 - 2014 nhiệm vụ tiến hành so sánh 24 giống bông thuần nhập nội. Kết quả, có 13 giống bông thuần cho năng suất cao vượt giống đối chứng C118; từ 9,4 - 40,6% bao gồm các giống có mã số 2089, 2090, 2093, 2094, 2096, 2097, 2098, 2099, 2100, 2108, 2110, 2111 và 2112; trong đó, mã số 2108 là ký hiệu của giống NH16-20. Các giống bông thuần này có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín trung bình với thời gian từ gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở từ 105,0 - 108,0 ngày, thấp cây, cành quả và cành đực tương đương với giống đối chứng, chiều dài cành quả trung bình và chiều dài cành quả dài nhất ngắn hơn giống đối chứng C118 (Bảng 1). Về năng suất, các giống bông thuần có triển vọng đều có quả từ trung bình đến to (khối lượng quả 5,0 - 6,5 g), cho năng suất bông hạt cao (từ 2,18 - 2,49 tạ/ha) vượt giống C118 từ 9,4 - 40,6% và năng suất bông xơ vượt C118 từ 12,5 - 38,2% (Bảng 1). Bảng 1. Một số chỉ tiêu chính của các dòng trong vụ mưa 2014 tại Nha Hố, Ninh Thuận Nguồn: Tổng hợp từ kết quả báo cáo tuyển chọn và phát triển các giống bông năng suất cao, chất lượng xơ tốt và chống chịu sâu bệnh từ quần thể nhập nội (Bảng 1 - 7), Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố. TT Mã số Thời gian nở quả (ngày) Khối lượng quả (g) Năng suất thực thu (tấn/ha) Tỷ lệ xơ (%) Chiều dài xơ (mm) Độ bền xơ (g/tex) Độ mịn xơ (Mic.)Giống Đ/c Giống Đ/c % vượt đ/c 1 2089 105,0 5,0 4,6 22,9 19,2 19,3 41,6 29,38 29,7 3,37 2 2090 107,3 5,1 4,6 23,8 19,4 22,7 40,3 29,90 30,1 3,50 3 2093 107,0 5,2 4,5 22,1 20,2 9,4 42,1 30,23 29,1 3,11 4 2094 106,0 5,6 4,5 24,9 20,3 22,7 41,8 29,87 28,3 3,68 5 2096 105,3 5,7 4,5 22,6 19,8 14,1 39,7 29,47 31,4 3,48 6 2097 105,0 5,1 4,5 21,8 19,6 11,2 39,4 29,89 29,6 3,42 7 2098 105,0 5,1 4,5 22,5 19,3 16,6 38,1 29,91 29,1 3,41 8 2099 106,3 5,0 4,5 23,0 19,1 20,4 40,5 29,65 30,0 3,87 9 2100 108,0 6,5 4,5 22,0 19,0 15,8 39,0 29,29 30,3 3,78 10 2108 107,3 5,8 4,6 24,9 20,5 21,5 41,1 29,37 29,7 3,76 11 2110 107,7 5,0 4,5 22,1 16,4 34,8 43,6 28,94 29,6 4,63 12 2111 107,3 5,3 4,4 22,8 16,7 36,5 44,0 29,30 31,9 3,76 13 2112 107,3 5,4 4,4 23,9 17,0 40,6 42,3 30,64 32,4 3,09 14 C118 (đ/c) 95,7 - - - - - 38,5 28,70 29,0 4,9 21 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018 Về chất lượng xơ, các giống bông thuần có triển vọng đều có tỷ lệ xơ cao (38,1 - 44,0%) và chất lượng xơ tốt tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn ngành với chiều dài xơ 29,21 - 30,64 mm, độ bền 28,3 - 32,4 g/tex và độ mịn 3,11 - 3,87 Mic. (Bảng 1). Tóm lại: Từ kết quả đánh giá, chọn lọc và so sánh 24 giống bông thuần nhập nội đã chọn được 13 giống có triển vọng với thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín trung bình, dạng hình gọn, kháng sâu xanh khá, kháng rầy xanh trung bình, năng suất vượt đối chứng C118 từ 9,4 - 40,6% và chất lượng xơ đạt hoặc vượt tiêu chuẩn ngành cung cấp cho khảo nghiệm cơ bản trong các vụ tiếp theo. Trong đó, đáng chú ý nhất là giống có mã số 2108, ngoài các chỉ tiêu về chất lượng xơ đạt tiêu chuẩn cấp I Việt Nam; giống này còn có khối lượng quả lớn (5,8g) và năng suất thực thu cao (24,9 tạ/ha), vượt giống đối chứng 21,5 % (Bảng 1). 3.2. Kết quả khảo nghiệm VCU giống NH16-20 ở các vùng sinh thái 3.2.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản Trên cơ sở kết quả đánh giá, so sánh các dòng thuần trong vụ mưa 2014, chọn 13 dòng/giống có triển vọng nhất được chọn lọc đưa khảo nghiệm cơ bản trong vụ mưa 2015, vụ khô 2015 - 2016 và vụ mưa 2016 tại Bình Thuận, Ninh Thuận, Đắc Lắc và Sơn La. Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại các vùng sinh thái đã chọn được 3 giống có triển vọng mang các mã số 2090, 2094 và 2108 (ký hiệu NH16-20). Trong đó, giống NH16-20 (mang mã số 2108) thuộc nhóm chín trung bình với thời gian sinh trưởng từ gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở trung bình từ 105 - 115 ngày; tương đương với C118 và ngắn hơn VN36PKS. Về năng suất, tuy giống NH16-20 không có ưu thế về số quả/cây nhưng có quả to với khối lượng quả 5,7 - 6,0 g nên cho năng suất bông hạt cao vụ mưa 2015 là 20,8 tạ/ha; vụ khô 2015-2016 là 24,5 tạ/ ha và vụ mưa 2017 là 23,0 tạ/ha tương đương hoặc cao hơn VN36PKS và vượt C118 vụ mưa 2015 là 21,5%; vụ khô 2015-2016 là 39,7% và vụ mưa 2017 là 21,6% (Bảng 3). Ngoài ra, giống NH16-20 còn có tỷ lệ xơ khá cao, trung bình tại các vùng khảo nghiệm đạt từ 39,9 - 40,1% (Bảng 2). Giống NH16-20 có chất lượng xơ tốt và ổn định qua các vụ ở các vùng khảo nghiệm; các giá trị chất lượng xơ đều đạt và vượt cấp I/Tiêu chuẩn ngành, trong đó, chiều dài xơ 29,6 - 30,3 mm, độ bền xơ 30,1 - 32,6 g/tex; độ mịn 3,8 - 4,1 Mic. (Bảng 2). 3.2.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất a) Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống NH16-20 tại các vùng sinh thái Tiếp tục bước khảo nghiệm VCU trong vụ mưa 2016, song song với khảo nghiệm cơ bản, giống bông thuần NH16-20 có triển vọng được khảo nghiệm sản xuất tại Bình Thuận, Ninh Thuận, Đắc Lắc và Sơn La. Bảng 2. Giá trị trung bình về thời gian sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng xơ của giống bông thuần NH16-20 tại các điểm khảo nghiệm (2015 - 2016) TT Giống Thời gian nở quả (ngày) Số quả/cây (quả) Khối lượng quả (g) Tỷ lệ xơ (%) Chiều dài xơ (mm) Độ bền xơ (g/tex) Độ mịn xơ (Mic.) Vụ mưa 2015 1 NH16-20 105 11,1 6,0 39,9 30,3 32,6 4,1 2 VN36PKS (đ/c 1) 125 14,8 4,5 38,7 29,9 29,3 4,5 3 C118 (đ/c 2) 115 11,1 4,7 36,0 29,0 31,0 4,7 Vụ mưa khô 2015 - 2016 1 NH16-20 106 13,5 5,9 40,0 29,6 30,1 3,8 2 VN36PKS (đ/c 1) 119 15,1 5,0 35,7 29,1 29,9 4,3 3 C118 (đ/c 2) 111 10,1 5,0 37,7 29,7 30,7 4,1 Vụ mưa 2016 1 NH16-20 115 13,9 5,7 40,1 29,8 30,6 3,9 2 VN36PKS (đ/c 1) 125 14,4 4,7 36,0 29,9 30,5 4,3 3 C118 (đ/c 2) 115 9,9 5,1 38,6 29,3 30,3 3,9 22 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018 Trong điều kiện vụ mưa, giống NH16-20 tiếp tục biểu hiện tính chín trung bình với thời gian sinh trưởng từ gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở 105 ngày, ngắn hơn VN36PKS và tương đương với C118. Giống NH16-20 có chất lượng xơ tốt và ổn định tại các vùng khảo nghiệm với các giá trị về chất lượng xơ đều đạt và vượt cấp I/Tiêu chuẩn ngành, trong đó, chiều dài xơ 30,1 mm; độ bền xơ 31,2 g/ tex và độ mịn 4,5 Mic. (Bảng 4). Về năng suất, giống NH16-20 có ưu thế hơn đối chứng về khối lượng quả (trung bình 5,9 g), nên cho năng suất bông hạt cao 20,5 - 25,3 tạ/ha (trung bình 22,2 tạ/ha) vượt VN36PKS là 17,5% và vượt C118 là 31,4% (Bảng 5). Bảng 3. Năng suất bông hạt của giống bông thuần NH16-20 tại các điểm khảo nghiệm (2015 - 2016) Bảng 4. Giá trị trung bình về thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng xơ của giống bông thuần NH16-20 tại các điểm khảo nghiệm (vụ mưa 2016) Bảng 5. Năng suất bông hạt của giống bông thuần NH16-20 tại các điểm khảo nghiệm (vụ mưa 2016) TT Giống Ninh Thuận Bình Thuận Đắc Lắc Sơn La Trung bình % hơn kém Đ/c Đ/c 1 Đ/c 2 Vụ mưa 2015 1 NH16-20 21,8 19,1 23,5 18,3 20,8 2,2 21,5 2 VN36PKS (đ/c 1) 22,8 18,7 21,6 18,1 20,3 3 C118 (đ/c 2) 16,6 15,7 18,9 17,1 17,1 CV (%) 15,3 16,5 18,4 12,6 - LSD0,05 3,23 2,14 2,03 0,98 - Vụ mưa khô 2015 - 2016 1 NH16-20 26,6 24,6 22,4 - 24,5 9,0 39,7 2 VN36PKS (đ/c 1) 18,8 24,3 24,4 - 22,5     3 C118 (đ/c 2) 17,0 19,8 15,9 - 17,6     CV (%) 18,7 16,7 12,2 - -     LSD0,05 5,12 3,24 3,47 - -     Vụ mưa 2016 1 NH16-20 24,2 21,6 24,6 21,5 23,0 1,1 21,6 2 VN36PKS (đ/c 1) 29,1 23,0 19,3 19,5 22,7     3 C118 (đ/c 2) 20,1 17,3 19,5 18,7 18,9     CV (%) 13,1 18,7 22,3 20,9 -     LSD0,05 4,72 5,11 4,65 7,83 -     TT Giống Thời gian nở quả (ngày) Số quả/ cây (quả) Khối lượng quả (g) Tỷ lệ xơ (%) Chiều dài xơ (mm) Độ bền xơ (g/tex) Độ mịn xơ (Mic.) 1 NH16-20 105 14,5 5,9 40,6 30,1 31,2 4,5 2 VN36PKS (đ/c1) 127 15,3 4,9 37,5 29,3 29,8 4,9 3 C118 (đ/c 2) 114 13,4 4,7 38,3 28,7 31,5 5,5 TT Giống Năng suất bông hạt (tạ/ha) Ninh Thuận Đắc Lắc Bình Thuận Sơn La Trung bình % hơn so Đ/c Đ/c 1 Đ/c 2 1 NH16-20 21,2 25,3 21,7 20,5 22,2 17,5 31,4 2 VN36PKS (đ/c 1) 19,6 20,1 18,1 17,9 18,9 3 C118 (đ/c 2) 16,7 19,1 16,4 15,3 16,9 23 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018 b) Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống NH16-20 tại các vùng sinh thái Để đánh giá tính ổn định về năng suất cũng như chất lượng xơ bông của giống bông thuần NH16-20 trong điều kiện vụ khô 2016 - 2017, giống NH16-20 khảo nghiệm sản xuất tại Bình Thuận, Ninh Thuận và Đắc Lắc. Trong điều kiện vụ khô có tưới bổ sung, giống NH16-20 tiếp tục biểu hiện đặc tính chín trung bình với thời gian từ gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở 105 ngày (Bảng 6). Về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, giống NH16-20 có khối lượng quả lớn hơn so với C118 và VN36PKS nên cho năng suất bông hạt thực thu cao hơn 02 giống đối chứng, năng suất đạt 22,7 - 25,2 tạ/ha (bình quân 24,1 tạ/ha), vượt VN36PKS là 19,3% và C118 là 31,0% (Bảng 7). Giống NH16-20 tiếp tục cho thấy chất lượng xơ tốt và ổn định ở các vùng khảo nghiệm với các giá trị chất lượng xơ đều đạt và vượt cấp I/Tiêu chuẩn ngành. Trong đó, chiều dài xơ 30,2 mm, độ bền xơ 30,7 g/tex và độ mịn 4,6 Mic. (Bảng 6). IV. KẾT LUẬN Qua đánh giá, so sánh và khảo nghiệm 24 giống bông thuần nhập nội từ năm 2013 đến 2017 cho thấy, giống NH16-20 có các đặc điểm nổi bật như sau: - NH16-20 là giống thuần, thuộc nhóm chín trung bình, có dạng hình gọn, ít nhiễm sâu xanh đục quả, quả to (khối lượng quả 5,7 - 6,2 g); tỷ lệ xơ khá (39 - 40 %); chất lượng xơ đạt cấp I tiêu chuẩn ngành (chiều dài > 30 mm; độ bền > 30 g/tex và độ mịn 3,9 - 4,2 Mic.); nhưng có nhược điểm nhiễm rầy xanh (cấp 2 - 3 theo thang phân 5 cấp). - Về năng suất, NH16-20 cho năng suất bông hạt cao, hơn hẳn đối chứng đang trồng phổ biến: + Tại các vùng khảo nghiệm cơ bản trong vụ mưa, năng suất của giống NH16-20 đạt từ 20,8 - 23,0 tạ/ha tương đương với giống VN36PKS và cao hơn giống C118 từ 21,5 đến 21,6%; trong vụ khô, năng suất trung bình giống NH16-20 đạt 24,5 tạ/ha, tương đương giống VN36PKS và cao hơn giống C118 trung bình 39,7%. + Khảo nghiệm sản xuất trong vụ mưa tại các vùng, NH16-20 đạt năng suất từ 20,5 đến 25,3 tạ/ha, vượt VN36PKS 17,5% và C118 là 31,4%; trong vụ khô, NH16-20 đạt năng suất từ 22,7 đến 25,2 tạ/ha, vượt VN36PKS 19,3% và C118 là 31,0%. - Giống bông thuần NH16-20 có khả năng thích ứng rộng ở các vùng trồng bông chính của Việt Nam như Tây Nguyên, Tây Bắc, Duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006. Tiêu chuẩn ngành về quy trình gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật trên cây bông (tiêu chuẩn ngành 10TCN910:2006). Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012. 01-84:2012/ BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm VCU đối với cây bông. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013. 01-123:2013/ BNNPTNT. Quy chuẩn Việt Nam về khảo nghiệm DUS cây bông. Bảng 6. Giá trị trung bình về thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng xơ của giống NH16-20 tại các điểm khảo nghiệm (vụ khô 2016 - 2017) Bảng 7. Năng suất bông hạt của giống bông thuần NH16-20 tại các điểm khảo nghiệm (vụ khô 2016 - 2017) TT Giống Thời gian nở quả (ngày) Số quả/ cây (quả) Khối lượng quả (g) Tỷ lệ xơ (%) Chiều dài xơ (mm) Độ bền xơ (g/tex) Độ mịn xơ (Mic.) 1 NH16-20 105 14,1 6,1 39,9 30,2 30,7 4,6 2 VN36PKS (đ/c1) 129 15,3 4,4 37,1 30,4 29,9 4,7 3 C118 (đ/c 2) 120 11,4 4,7 39,1 29,8 31,4 4,8 TT Giống Năng suất bông hạt (tạ/ha) Ninh Thuận Đắc Lắc Bình Thuận Trung bình % hơn so Đ/c Đ/c 1 Đ/c 2 1 NH16-20 25,2 24,4 22,7 24,1 19,3 31,0 2 VN36PKS (đ/c 1) 20,3 21,5 18,9 20,2 - - 3 C118 (đ/c 2) 19,7 18,6 16,8 18,4 - -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf55_7971_2225411.pdf
Tài liệu liên quan