Tài liệu Kết quả chiết xuất và định danh chất đối kháng cỏ dại n-trans-cinnamoyltyramine từ giống lúa om 5930: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1151
KẾT QUẢ CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH DANH CHẤT ĐỐI KHÁNG CỎ DẠI
N-trans-CINNAMOYLTYRAMINE TỪ GIỐNG LÚA OM 5930
Hồ Lệ Thia*, Chung-Ho Linb, Reid J. Smedac, Nathan D. Leighd,
Wei G. Wycoffd và Felix B. Fritschic
*Email: thihl.clrri@mard.gov.vn; Số điện thoại: 0944.376.329
a Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Viện Lúa ĐBSCL, Cần Thơ, Việt Nam.
b Khoa Khoa học Cây Trồng, Đại học Missouri, Columbia, MO 65.211, Hoa Kỳ
c Trường Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Missouri, Columbia, MO 65.211, Hoa Kỳ
d Khoa Hóa Sinh, Đại học Missouri, Columbia, MO 65.211, Hoa Kỳ
TÓM TẮT
Trên cơ sở phát hiện khả năng hạn chế sinh trưởng đối với hai loài cỏ dại gây hại quan trọng
nhất trên ruộng lúa nước ở Việt Nam và châu Á là cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.) và cỏ
đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.) của giống lúa OM5930, nghiên cứu này đã chiết xuất, phân tích
và xác định được chất N-trans-cinnamoyltyramine chứa trong giống lúa OM ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả chiết xuất và định danh chất đối kháng cỏ dại n-trans-cinnamoyltyramine từ giống lúa om 5930, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1151
KẾT QUẢ CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH DANH CHẤT ĐỐI KHÁNG CỎ DẠI
N-trans-CINNAMOYLTYRAMINE TỪ GIỐNG LÚA OM 5930
Hồ Lệ Thia*, Chung-Ho Linb, Reid J. Smedac, Nathan D. Leighd,
Wei G. Wycoffd và Felix B. Fritschic
*Email: thihl.clrri@mard.gov.vn; Số điện thoại: 0944.376.329
a Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Viện Lúa ĐBSCL, Cần Thơ, Việt Nam.
b Khoa Khoa học Cây Trồng, Đại học Missouri, Columbia, MO 65.211, Hoa Kỳ
c Trường Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Missouri, Columbia, MO 65.211, Hoa Kỳ
d Khoa Hóa Sinh, Đại học Missouri, Columbia, MO 65.211, Hoa Kỳ
TÓM TẮT
Trên cơ sở phát hiện khả năng hạn chế sinh trưởng đối với hai loài cỏ dại gây hại quan trọng
nhất trên ruộng lúa nước ở Việt Nam và châu Á là cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.) và cỏ
đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.) của giống lúa OM5930, nghiên cứu này đã chiết xuất, phân tích
và xác định được chất N-trans-cinnamoyltyramine chứa trong giống lúa OM 5930 bằng kỹ thuật sắc ký
lỏng cao áp (HPLC), sắc ký lỏng khối phổ (LCMS/MS) như là một chất đối kháng cỏ dại. Kết quả đánh
giá sinh học cho thấy N-trans-cinnamoyltyramine có khả năng ức chế sự tăng trưởng của cỏ lồng vực
và cỏ đuôi phụng ở nồng độ 0,24µM. ED50 (Effective dose - nồng độ cần thiết để ức chế 50% quần
thể cỏ dại) của N-trans-cinnamoyltyramine đối với cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng lần lượt là 1,6 và
1,09 µM. Kết quả này cho thấy N-trans-cinnamoyltyramine có thể được sử dụng như một chất hóa
sinh triển vọng để phát triển sản phẩm thuốc trừ cỏ sinh học ứng dụng trong hệ thống canh tác lúa
bền vững.
Từ khóa: Chất đối kháng cỏ dại, N-trans-cinnamoyltyramine, giống lúa OM5930, thuốc trừ cỏ
sinh học, cỏ lồng vực nước, cỏ đuôi phụng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Allelopathy là một cơ chế đối kháng của
thực vật thông qua việc sản sinh ra chất hóa
sinh được gọi là chất đối kháng (CĐK-
allelochemicals) để hạn chế sinh trưởng, phát
triển hay tiêu diệt một loài khác sống trong
cùng hệ sinh thái với nó. Lợi dụng cơ chế này,
các nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng đối
kháng của các loài cây trồng đối với cỏ dại
cũng như xác định các CĐK thực vật để phát
triển chế phẩm đối kháng nhằm ứng dụng trong
phòng trừ cỏ dại.
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới
đã công bố có nhiều giống lúa có khả năng
phát triển lấn át cỏ dại bằng cách tiết ra những
CĐK để ức chế sự nảy mầm, sinh trưởng và
phát triển của chúng, giúp cho các biện pháp
khác phát huy tác dụng tốt hơn, giảm sử dụng
thuốc trừ cỏ, góp phần giảm ô nhiễm môi
trường và nguy cơ kháng thuốc của cỏ dại
(Busi và ctv., 2013). Nhiều CĐK cỏ dại khác
nhau từ cây lúa cũng đã được chiết xuất và xác
định công thức hóa học như phenolic acid,
phenylalkanoid acid, fatty acid, diterphenoid,
indoles, cytokynins, flavones, phenol,
momilactone A, B (Khánh và ctv., 2009 ; Kato
và ctv., 2010). Châu và ctv. (2008) đã tiến hành
một thí nghiệm tại Viện Lúa ĐBSCL để đánh
giá khả năng cạnh tranh thực vật của 19 giống
lúa được trồng phổ biến nhất ở ĐBSCL. Kết
quả đã chỉ ra 8 giống lúa OM 5930, OM 4900,
OM 5900, OM 3536, OM 4498, OM 4059, OM
2395, OM 4887 có triển vọng đối kháng và khả
năng ức chế cao đối với sự phát triển chiều dài
thân và rễ của rau diếp (Lactuca sativa), cải
xoăn (Brassica oleracea) và lúa cỏ (Oryza
sativa). Thi và ctv. (2014) đã xác định được
giống lúa OM 5930 có khả năng ức chế cỏ lồng
vực nước mạnh nhất. Nghiên cứu này nhằm
xác định được CĐK cỏ dại nào chứa trong
giống OM 5930 để tạo lập cơ sở cho việc phát
triển thuốc trừ cỏ sinh học, góp phần giảm sử
dụng thuốc hóa học trong phòng trừ cỏ dại.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Hạt giống lúa OM 5930 thu được từ Viện
Lúa ĐBSCL và được trồng trong nhà kính tại
Đại học Missouri, Hoa Kỳ. Thân, lá và rễ lúa
được thu hoạch vào 59 ngày sau gieo hạt, sơ
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1152
chế sạch, cân thành từng gói có trọng lượng
100 g/ gói và trữ trong tủ lạnh sâu âm 80°C.
Hạt cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng được mua từ
Công ty Bamert Seed, Muleshoe, TX 79.347,
Hoa Kỳ và trữ trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4-5 °C.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chiết xuất CĐK từ giống
lúa OM 5930 bằng dung môi MeOH
Mô lúa tươi (100 g) đã được chiết xuất
với dung môi MeOH: H2O (1,5 L, 80:20, v / v).
Phần chiết xuất được thu thập bằng phương
pháp lọc sử dụng phễu Buchner sứ 320 ml
Fisherbrand ™ và giấy lọc Whatman™ (đường
kính 90 mm); sau đó phần dư được chiết xuất
tiếp tục với MeOH (1 L). Cả hai phần dịch
chiết xuất (2,5 L) được hỗn hợp chung và làm
bay hơi dung môi MeOH ở 40°C bằng thiết bị
Buchi (Brinkmann, Cantiague Road, Westbury,
NY 11590, USA) để có được 300 ml dịch chiết
chỉ có nước và CĐK. 30ml dịch chiết này
(tương ứng với 10 g mô lúa tươi) được sử dụng
thử nghiệm khả năng ức chế cỏ lồng vực nước
ở các nồng độ 0,01, 0,03, 0,1, 0,3, 0,5 và 1,0
g/ml (tương đương với trọng lượng tươi của
cây lúa).
2.2.2. Phương pháp tách CĐK ra khỏi dịch
chiết thu được từ phương pháp 2.2.1
Sử dụng phương pháp tách lỏng/lỏng
(Liquid/liquid extraction) để tách các CĐK ra
khỏi 270 ml dịch chiết (tương ứng với 90 g mô
lúa tươi) bên trên với hàm lượng H2O: CHCl3
(nước: chloroform) là 1: 2 cho mỗi lần chiết
với tổng cộng 3 lần chiết giống nhau để tách
thành hai pha chiết là pha chứa chloroform và
pha dịch nước. Tiếp theo, pha chứa chloroform
được dùng để tách các CĐK bằng kỹ thuật
chiết pha rắn (Solid Phase Extraction - SPE)
như sau: Phần chiết chứa chloroform được bốc
hơi đến khô (785 mg), trộn với 5,0 g C18
(Bondesil™ C18; Varian Inc 3100 Hansen
Way Palo Alto, CA94.304, Hoa Kỳ) và hòa tan
trong MeOH (6,0 ml) để đạt được lượng mẫu
đồng nhất trong C18. Sau đó, được đặt trong tủ
hút ở nhiệt độ phòng trong 12h để loại bỏ
MeOH. Lượng mẫu này được đưa vào cột SPE
(dài x rộng = 150 x 28 mm; 40 g C18), rửa với
một gradient dung môi gồm 25%: 75%, 50%:
50%, 75%: 25% và 100%: 0,0% của CH3CN:
H2O (v/v). Hoạt tính ức chế cỏ dại được xác
định trong phần chiết với 50%: 50% H2O:
CH3CN (v/v) (186 mg) và được tinh sạch hơn
nữa bằng cột HPLC C18 (150 mm x 4,6 mm,
Kinetex 2.6u C8 100A; Công ty Phenomenex
6390 Joyce Drive, Suite 100, Golden, CO
80.403, Mỹ), trên một hệ thống sắc ký
Shimadzu CBM-20A, kết hợp với bơm
Shimadzu LC-20AT, đầu dò SPD-20AV
UV/VIS, lò cột CTO-20A và LC-20AT. Điều
kiện sắc ký bao gồm: Tốc độ dòng chảy
1.0 ml min-1, khối lượng mẫu tiêm cho mỗi lần
là 10.0 µl, với hỗn hợp gradient của hai giai
đoạn di động H2O: CH3CN là 20: 30: 55: 20
(v/v). Một CĐK được phân lập tại phút 14,3 ở
cả hai bước sóng 220 nm và 254 nm.
2.2.3. Phương pháp thử nghiệm sinh học
Dịch chiết thu được sau mỗi lần chiết
bằng MeOH, phương pháp lỏng/lỏng, phương
pháp chiết pha rắn SPE hay HPLC được thử
nghiệm khả năng đối kháng của các CĐK chứa
trong dịch chiết bằng cách cho dịch chiết vào
đĩa Petri (đường kính 35 mm) có lót giấy lọc,
đặt các đĩa Petri vào trong tủ hút ở nhiệt độ
phòng cho đến khi dung môi trong dịch chiết
được bốc hơi hoàn toàn (khoảng 1 giờ 30
phút). Lúc này, dịch chiết vẫn là hỗn hợp của
nhiều chất trong đó có CĐK cần phân lập nên
tính nồng độ của dịch chiết là dựa trên trọng
lượng tươi của cây lúa (0,01, 0,03, 0,1, 0,3, 0,5
và 1,0 g/mL). Sau đó, các giấy lọc khô trong
đĩa Petri đã được làm ẩm với nước khử ion (1,0
ml). Đặt 10 hạt cỏ lồng vực nước hoặc cỏ đuôi
phụng đã được ngâm ủ cho nứt nanh (ngâm
trong nước cất 24 giờ, vớt ra rửa sạch và ủ
trong đều kiện tối ở 25°C trong vòng 48 giờ)
trên giấy lọc đã được làm ẩm trên, đậy nắp đĩa
Petri, bao kín lại bằng giấy parafin và ủ trong
tủ ấm có nhiệt độ 25°C. Đối với nghiệm thức
đối chứng, hạt cỏ lồng vực nước nảy mầm
được đặt lên giấy lọc ẩm không thấm vào các
loại dịch chiết. Chiều dài thân và rễ của hai loài
cỏ được đo sau 48h ủ tối ở 25 °C.
Thử nghiệm sinh học trên CĐK đã được
tinh khiết sẽ được tính bằng nồng độ micro
phân tử (0,024 ; 0,048 ; 0,24 ; 0,48 ; 0,96 ; 2,4
và 4,8 µM) và được thực hiện theo các bước
giống như trên.
2.2.4. Phân tích thống kê
Tất cả các thí nghiệm thử nghiệm sinh
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1153
học đã được tiến hành trong 2 đợt, các công
thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn
lần nhắc lại. Tính tỷ lệ % ức chế thông qua số
liệu về chiều dài thân, rễ theo công thức sau:
% ức chế I = (L1- L2)/L1 x 100%
Trong đó I là tỷ lệ % ức chế, L1 là chiều
dài trung bình của rễ hoặc thân mầm của cây
đối chứng và L2 là chiều dài trung bình của rễ
hoặc thân mầm của cây được xử lý. Dữ liệu
được phân tích bằng phân tích phương sai sử
dụng thủ tục mô hình tuyến tính tổng quát
trong SAS (PROC GLM , SAS 9.1) để kiểm tra
các tương tác và ý nghĩa tác động chính lên sự
ức chế giữa nồng độ và các phần chiết. Phân
tích hồi quy phi tuyến tính cũng được thực hiện
để tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa nồng độ chiết
xuất và tỷ lệ ức chế. Điều này được mô hình
hóa bởi Ritz và Streibig (2005). Sử dụng ký
hiệu chữ để so sánh sự khác nhau giữa kết quả
trung bình của tất cả các nghiệm thức qua phép
thử Duncan (Duncan Multiple Range Test).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hoạt động đối kháng cỏ dại của giống
lúa OM 5930 thông qua các chiết xuất sử
dụng MeOH:
Trong quá trình thử nghiệm tính đối
kháng cỏ dại bằng cách sử dụng dịch chiết
MeOH từ cây lúa, chúng tôi nhận thấy sự tăng
trưởng của rễ cũng như sự phát triển của thân
cỏ lồng vực nước bị ức chế ở nồng độ
0,01 g ml -1, và sự ức chế gia tăng ở các nồng
độ chiết xuất cao hơn (hình 1). Phần chiết được
từ 0,5 g trọng lượng tươi của cây lúa OM 5930
ức chế 100% sự tăng trưởng rễ và 87,8% sự
tăng trưởng thân mầm của cỏ lồng vực nước.
Tỉ lệ ED50 của rễ và thân mầm trong thử
nghiệm, như được xác định bởi một phân tích
hồi quy tuyến tính, là 0,052 và 0,114 g ml-1 cho
cỏ lồng vực nước (hình 1). Cả mô rễ và thân
đều có các biểu hiện bị còi cọc và bị sưng
phồng (hình 1), triệu chứng này tương tự như
triệu chứng diệt cỏ được gây ra bởi một số
thuốc diệt cỏ tổng hợp bằng cách phá vỡ sự
phân bào trong mô cây cỏ (Vaughn và Lehnen
Jr., 1991) và được sử dụng để quản lý cỏ dại
trong nhiều hệ thống cây trồng. Như vậy, CĐK
trích từ OM 5930 có thể có cơ chế diệt cỏ
tương tự như thuốc diệt cỏ tổng hợp.
Hình 1. Ảnh hưởng của dịch chiết N-trans-cinnamoyltyramine trong MeOH ở các nồng độ
khác nhau đến sinh trưởng của cây cỏ lồng vực
Ghi chú: Các điểm tương ứng với số liệu % ức chế; các điểm có cùng chữ cái trên cùng một đồ thị thể
hiện sự khác biệt không ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức xác suất P≤0.0001.
3.2. Phân lập CĐK bằng kỹ thuật chiết pha
rắn và hệ thống sắc ký lỏng cao áp
Các phần chiết bằng chloroform đã được
phân lập và tinh chế bằng kỹ thuật SPE và
HPLC như miêu tả trong phần 2.2.2, trong đó
phần chiết số 9 tách từ SPE (số liệu không trình
bày) đã được xác định có khả năng diệt cỏ lồng
vực nước và cỏ đuôi phụng cao nhất. Một CĐK
được phân lập từ phần chiết này ở thời gian
giữa 14,3 và 14,7 phút (hình 2A), với hàm
lượng là 4,2 mg và là một hợp chất không màu.
Các kết quả phân tích trên máy quang
phổ khối phân giải cao LC MS/MS và kết quả
phân tích cộng hưởng từ hạt nhân (NMR -
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1154
Nuclear Magnetic Resonance) đã xác định
được CĐK này là 2 (E) N- [2 (4-
hydroxyphenyl) ethyl] -3-phenylprop-2-
enamide hay N-trans-cinnamoyltyramine
(Công thức phân tử của hợp chất hoạt động đã
được xác định là C17H17O2N bởi độ phân giải
cao ESI MS (m / z 268.13320 [M + H]+ ; MW:
267.3; Hình 1B), đây là một β-
phenylethylamine. Cấu trúc phân tử của nó đã
được xác định lại bằng cách so sánh với các
quang phổ NMR với kết quả xác định của Park
và ctv. (2013); Yang và ctv, (2002) và đều
khẳng định cấu trúc hóa học của CĐK phân lập
từ giống lúa OM 5930 như trong hình 2B.
OH
4
3
5
2
6
1
7
8
NH 9
O
10
11
15
14
16
13
17
12
(A) (B)
Hình 2. (A) Sắc ký đồ HPLC của chất ức chế cỏ dại N-trans-cinnamoyltyramine chiết xuất từ
giống lúa OM 5930 tại bước sóng 254 nm và bước sóng 220 nm. Phát hiện ở cả hai bước sóng sẽ
giúp xác nhận rằng không có đồng chất lẫn tạp trong phần tách.
(B) Cấu trúc phân tử của N-trans-cinnamoyltyramine.
3.3. Khả năng ức chế cỏ dại của N-trans-
cinnamoyltyramine
Kết quả thử nghiệm với N-trans-
cinnamoyltyramine tinh khiết sau khi tách khỏi
dung môi MeOH cho thấy chất này có thể ức
chế sự tăng trưởng của thân, rễ của cỏ lồng vực
nước và cỏ đuôi phụng ở nồng độ lớn hơn
0,24 µM (hình 3). Tại nồng độ 2,4 µM, N-
trans-cinnamoyltyramine ức chế 81,6% sự tăng
trưởng của mầm và rễ của cỏ lồng vực nước
(hình 3A) và 75,9% sự tăng trưởng của cỏ đuôi
phụng (hình 3B). Sự tăng trưởng của cỏ lồng
vực nước ít bị ức chế bởi N-trans-
cinnamoyltyramine ở các nồng độ thấp hơn
0,48 µM (≤ 28%). Tuy nhiên, sự ức chế tăng
mạnh ở nồng độ lớn hơn 0,96 µM, và đạt
73,6% trên thân và 89,5% trên rễ ở nồng độ
2,4 µM (hình 3A). Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy, khả năng ức chế của N-trans-
cinnamoyltyramine trên rễ cao hơn với thân đối
với cả 2 loài cỏ (hình 3).
Qua phân tích tuyến tính cho thấy tỷ lệ
ED50 đối với rễ và thân mầm của cỏ đuôi phụng
là 0,75 và 1,43 µM (hình 3B); cỏ lồng vực
nước là 1,35 và 1,85 µM (hình 3A). Nghiên
cứu của Kato-Noguchi và ctv. (2010) cũng cho
biết ED50 của CĐK momilactone A đối với
thân mầm và rễ của cỏ lồng vực nước là 146,0
và 91,0 µM và của CĐK momilactone B là 6,5
và 6,9 µM. Trong nghiên cứu này, hiệu quả của
N-trans-cinnamoyltyramine trên cỏ lồng vực
nước là cao hơn khoảng từ 4 lần so với
momilactone A và 100 lần so với momilactone
B. Như vậy, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng N-
trans-cinnamoyltyramine là một chất ức chế
mạnh trên mô phân sinh của cả thân và rễ cả
hai loài cỏ ở nồng độ micro phân tử, tương tự
như nồng độ diệt cỏ của một số thuốc diệt cỏ
hóa học. Ví dụ, nghiên cứu của Smeda et al.
(1992) cho thấy nồng độ ức chế 50% sinh
trưởng của quần thể cỏ dại (ED50) của thuốc trừ
cỏ hoá học Pendimethalin đối với cỏ may
(Setaria viridis L. Beauv.) là 0,4 µM trong theo
kết quả nghiên cứu này thì tính trung bình, N-
trans-cinnamoyltyramine có thể ức chế 50% cỏ
lồng vực nước ở nồng độ 1,6 µM và cỏ đuôi
phụng ở nồng độ 1,09 µM.
Với kết quả thí nghiệm trên cho thấy với
90 g trọng lượng tươi của cây lúa OM 5930 sẽ
chiết xuất được 4,2 mg N-trans-
cinnamoyltyramine tinh khiết. Như vậy, cứ 1,0
kg lúa tươi sẽ chứa khoảng 47,0 mg. Ngoài ra,
có 4,2 mg N-trans-cinnamoyltyramine được
Thời gian duy trì (phút)
14,3-14,7 min
Đ
ộ
hấ
p
th
ụ
(n
m
)
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1155
chiết từ 270 ml dịch trích, vậy 1000 ml dịch
trích sẽ chứa khoảng 15,6 mg N-trans-
cinnamoyltyramine. 1,0 M của N-trans-
cinnamoyltyramine tương đương với 267,3
g/L, vậy 15,6 mg N-trans-cinnamoyltyramine/
L sẽ tương ứng với 58,4 µM N-trans-
cinnamoyltyramine. Tóm lại, theo nghiên cứu
này sẽ có khoảng 64,8 µM N-trans-
cinnamoyltyramine sẽ được bài tiết từ 100 g
mô lúa tươi ra 1 lít nước trong đất tại 59 ngày
sau khi gieo hạt, hoặc bởi dịch rỉ từ rễ hoặc từ
sự phân hủy của thân rễ lúa. Với một ngưỡng
ức chế của N-trans-cinnamoyltyramine trên sự
tăng trưởng của cỏ lồng vực nước và cỏ đuôi
phụng là tại nồng độ 2,4 µM, nồng độ 64,8 µM
của N-trans-cinnamoyltyramine trong nước và
đất lúa cho thấy vượt xa ngưỡng ức chế tăng
trưởng cỏ dại cần thiết.
Hình 3. Hiệu quả ức chế sinh trưởng của cỏ lồng vực nước (A) và cỏ đuôi phụng (B)
của N-trans-cinnamoyltyramine
Ghi chú: Các điểm tương ứng với số liệu % ức chế; các điểm có cùng chữ cái trên cùng một đồ thị thể
hiện sự khác biệt không ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức xác suất P≤0.0001.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
1. Giống lúa OM5930 có chứa chất đối
kháng N-trans-cinnamoyltyramine là một CĐK
cỏ dại rất có triển vọng, có công thức cấu tạo
C17H17O2N. Hàm lượng N-trans-
cinnamoyltyramine chứa trong 1.000 g cây lúa
tươi là 47,0 mg.
2. Khả năng ức chế của N-trans-
cinnamoyltyramine với cỏ lồng vực và cỏ đuôi
phụng khá cao. Dịch chiết bằng dung môi
MeOH có thể ức chế cỏ lồng vực ngay ở nồng
độ 0,01 g/ml. Mức độ ức chế gia tăng khi tăng
nồng độ N-trans-cinnamoyltyramine trong dịch
chiết. Phần chiết được từ 0,5 g trọng lượng tươi
của cây lúa ức chế 100% sự tăng trưởng rễ và
87,8% sự tăng trưởng thân mầm của cỏ lồng
vực nước.
3. N-trans-cinnamoyltyramine tinh khiết
có thể ức chế sự tăng trưởng của thân, rễ của cỏ
lồng vực nước và cỏ đuôi phụng ở nồng độ lớn
hơn 0,24 µM. Khi tăng nồng độ lên 0,96 µM
hiệu quả ức chế tăng lên rõ rệt và đạt cao nhất
tới 89,5% trên rễ. Nồng độ ức chế 50% cỏ lồng
vực nước là 1,6 µM và cỏ đuôi phụng là 1,09
µM, gần tương đương so với thuốc trừ cỏ hóa
học Pendimethalin (0,4 µM) nhưng cao gấp 4
lần so với Momilactone A và 100 lần so với
momilactone B.
4.2. Đề nghị
Cần tiếp tục nghiên cứu xác định hàm
lượng chất đối kháng N-trans-
cinnamoyltyramine trong các bộ phận khác
nhau của cây lúa, đồng thời nghiên cứu kỹ
thuật tạo dạng thuốc để có thể phát triển thành
sản phẩm thương mại phục vụ sản xuất.
LỜI CẢM ƠN
Các tác giả xin chân thành cảm ơn Quỹ
Giáo dục Việt Nam (VEF) và Hiệp hội Phụ nữ
các trường Đại học Mỹ (AAUW) đã hỗ trợ cho
cho nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Busi, Roberto, Vila-Aiub, Martin M., Beckie,
Hugh John, Gaines, Todd A., Goggin, Danica
E., Kaundun, Shiv S., Lacoste, Myrtille, Neve,
Paul, Nissen, Scott Jay, Norsworthy, Jason
K., Renton, M., Shaner, Dale L., Tranel,
(A) (B)
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1156
Patrick J., Wright, Terry R., Yu,
Qin and Powles, Stephen B. 2013. Herbicide-
resistant weeds: from research and knowledge
to future needs. Evolutionary Applications. 6
(8), 1218-1221.
2. Chau D.P.M., Kieu T.T. and Chin D.V. 2008.
Allelopathic effects of Vietnamese rice
varieties. J. Allelopathy 22, 409–412.
3. Kato-Noguchi, H., Hasegawa, M., Ino, T.,
Ota, K., Kujime, H., 2010. Contribution of
momilactone A and B to rice allelopathy. J.
Plant Physiol. 167, 787–791.
4. Khanh T.D., Cong L.C., Chung I.M., Xuan
T.D. and Shinkichi T.2009. Variation of
weed-suppressing potential of Vietnamese
ricecultivars against barnyardgrass
(Echinochloa crus-galli) in laboratory,
greenhouse and field screenings. J. Plant
Interact. 3, 209–218.
5. Macias, F.A., Molinillo, J.M., Varela, R.M.,
Galindo, J.C., 2007. Allelopathy—a
naturalalternative for weed control. Pest
Manag. Sci. 63, 327–348.
6. Maneechote, C., Samanwong, S., Zhang, X.-
Q., Powles, S.B., 2005. Resistance to
ACCase-inhibiting herbicides in sprangletop
(Leptochloa chinensis). Weed Sci. 53, 290–
295.
7. Park, J.-H., Fu, Y.-Y., Chung, I.S., Hahn, T.-
R., Cho, M.-H., 2013. Cytotoxic property
ofultraviolet-induced rice phytoalexins to
human colon carcinoma HCT-116 cells. J.
Korean Soc. Appl. Biol. Chem. 56, 237–241.
8. Ritz, C., Streibig, J.C., 2005. Bioassay
analysis using R. J. Stat. Softw. 12, 1–22.
9. Smeda, R.J., Vaughn, K.C., Morrison, I.N.,
1992. A novel pattern of herbicide
crossresistance in a trifluralin-resistant
biotype of green foxtail [Setaria viridis (L.)
beauv.]. Pestic. Biochem. Physiol. 42, 227–
241.
11. Thi L. Ho, Chung-Ho Lin, Reid J. Smeda and
Felix B. Fritschi. 2014. Allelopathic Potential
of Vietnamese Rice Cultivars - Exploration of
an Allelochemical. Weed Biology and
Management. 14: 221-231.
12. Vaughn, K.C., Lehnen Jr., L.P., 1991. Mitotic
disrupter herbicides. Weed Sci., 450–457.
13. Yang, G., Zhao, S., Li, Y., 2002. Studies on
the chemical constituents of Lycianthes
biflora. Yao Xue Xue Bao 37, 437–439.
ABSTRACT
Isolation and detemination of an allelopathic n-trans-cinnamoyltyraminefrom
Oryza sativa L.cv. OM 5930
In order to find out the allelopathic effects of OM 5930 rice variety on the early growth of the two
invasive weeds in wet-seeded rice fields as barnyardgrass (Echinochloa crus-galli L.) and red spranletop
(Leptochloa chinensis L.), we extracted, analyzed and identified an allelopathic substance N-trans-
cinnamoyltyramine in OM 5930 rice by high performance liquid chromatography (HPLC), liquid
chromatography mass spectrometry (LC MS/MS) as an allelochemical. Bioassay results showed N-trans-
cinnamoyltyramine enable to inhibit the growth ofbarnyardgrass and red sprandletop at the concentration
as low as 0.24µM. ED50 (Efective dose - the concentration requires for 50 % of weed growth inhibition) of
N-trans-cinnamoyltyramine on barnyardgrass and red sprandletop are 1.6 và 1.09 µM, respectively. This
result shows that N-trans-cinnamoyltyramine may be used as a potent allelochemical for product
development of biological herbicide to apply in sustainable rice cultivation system.
Keywords: Biological controls of weeds, N-trans-cinnamoyltyramine, allelochemical,
barnyardgrass, red sprangletop.
Người phản biện: GS. TS. Nguyễn Hồng Sơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_163_5517_2130481.pdf