Kết quả chẩn đoán u bụng bằng sinh thiết kim qua da dưới hướng dẫn siêu âm

Tài liệu Kết quả chẩn đoán u bụng bằng sinh thiết kim qua da dưới hướng dẫn siêu âm: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 450 KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN U BỤNG BẰNG SINH THIẾT KIM QUA DA DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM Nguyễn Cao Cương*, Trần Vĩnh Hưng*, Võ Thiện Lai*, Ngô Viết Thi*, Phạm Vinh Quang*, Nguyễn Đức Tuấn Anh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: U tạng ổ bụng được chẩn đoán quá khả năng phẫu thuật triệt căn bằng chụp cắt lớp vi tính (CT SCAN) hoặc chưa rõ chẩn đoán, những trường hợp này cần thiết có giải phẫu bệnh và để hóa trị. Trước kia được thực hiện qua mở bụng thám sát sinh thiết. Sau này là sinh thiết kim qua da nên chúng tôi đánh giá sinh thiết kim (STK) có khả năng chẩn đoán thay thế mở bụng không? Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Trong đó có 20 trường hợp (TH) được chọn gồm 13 nam, 7 nữ. Tuổi trung bình (TB) 59,2 +- 15,6. Chẩn đoán bằng siêu âm và chụp CT SCAN có 10 TH tụy (5 ung thư (UT) đầu tụy, 5 UT thân tụy); 7 TH u gan (1UT gan...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả chẩn đoán u bụng bằng sinh thiết kim qua da dưới hướng dẫn siêu âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 450 KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN U BỤNG BẰNG SINH THIẾT KIM QUA DA DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM Nguyễn Cao Cương*, Trần Vĩnh Hưng*, Võ Thiện Lai*, Ngô Viết Thi*, Phạm Vinh Quang*, Nguyễn Đức Tuấn Anh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: U tạng ổ bụng được chẩn đoán quá khả năng phẫu thuật triệt căn bằng chụp cắt lớp vi tính (CT SCAN) hoặc chưa rõ chẩn đoán, những trường hợp này cần thiết có giải phẫu bệnh và để hóa trị. Trước kia được thực hiện qua mở bụng thám sát sinh thiết. Sau này là sinh thiết kim qua da nên chúng tôi đánh giá sinh thiết kim (STK) có khả năng chẩn đoán thay thế mở bụng không? Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Trong đó có 20 trường hợp (TH) được chọn gồm 13 nam, 7 nữ. Tuổi trung bình (TB) 59,2 +- 15,6. Chẩn đoán bằng siêu âm và chụp CT SCAN có 10 TH tụy (5 ung thư (UT) đầu tụy, 5 UT thân tụy); 7 TH u gan (1UT gan, 6 u gan chưa rõ chẩn đoán); 1 TH U sau phúc mạc; 1 TH UT đường mật; 1 TH UT tá tràng. Chất chỉ u tăng trong 45%. Chỉ định STK để có chẩn đoán là 8 TH và hóa trị là 12 TH. Số lần STK TB là 1,45. Kết quả (KQ) giải phẫu bệnh (GPB). KQ GPB: KQ lành tính có 6 TH: Viêm tụy mạn 2 TH (CĐ u tụy); u tụy lạc chỗ (chỉ định (CĐ) u sau phúc mạc). Viêm gan mạn 3 TH (CĐ u gan). KQ ác tính có 11 TH phù hợp CĐ trước 6 UT tụy, 3 là UT gan, 1 UT tá tràng, 1 UT đường mật. KQ âm tính có 3 TH đều là UT tụy di căn gan (1 TH là carcinoma tụy khi ST mở bụng), 2 BN không đồng STK lần 2. Biến chứng nhẹ chỉ có 2 TH có máu tụ dưới da. Theo các tác giả STK cho mẫu mô đủ lớn để khảo sát GPB, những TH u tụy, tá tràng hiện nay được làm chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) qua siêu âm nội soi (EUS) nhưng độ nhạy thấp hơn do mẫu mô nhỏ hơn. Kết luận: STK cho KQ GPB chính xác cao, biến chứng nhẹ; áp dụng cho những TH quá chỉ định mổ triệt căn. Hiện nay đối với u tụy tá tràng lựa chọn là FNA qua EUS. Từ khóa: sinh thiết bằng kim qua da dưới hướng dẫn của siêu âm ABSTRACT THE RESULTS OF DIAGNOSIS OF ABDOMINAL MASSES WITH PERCUTANEOUS BIOPSY GUIDED BY ULTRASOUND Nguyen Cao Cuong, Tran Vinh Hung, Vo Thien Lai, Ngo Viet Thi, Pham Vinh Quang, Nguyen Duc Tuan Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 450 - 455 Background: Abdominal masses which considered undiagnosed or unresectable for curative purpose based on multi-sliced computed tomography scan is nowadays a challenge to physicians. The histopathology of these masses is crucial for the diagnosis and/or chemotherapy. Before, the sampling is archived via abdominal exploratory laparotomy. At present, percutaneous needle biopsy is a recommended choice. Objective: To evaluate the role of percutaneous needle biopsy over exploratory laparotomy in the assessment of abdominal masses. Patients and method: Case series report with 20 patients having abdominal masses on diagnostic imaging examination underwent percutaneous needle biosy guided by ultrasound in Binh Dan hospital. * Bệnh viện Bình Dân, Tp.HCM Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Đức Tuấn Anh ĐT: 0983.999.279 Email:tuananhmap@live.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 451 Results: 20 patients (13 males and 7 females) with masses in the pancreas (10), liver (7), extraperitoneal cavity (1), biliary tract (1), duodenum (1) diagnosed by abdominal ultrasound and MSCT scan. The average age is 60. Tumor marker rised in 9 cases (45%). The indication for needle biosy was for diagnosis (8 cases) and chemotherapy (12 cases). 1,45 attempts on average per patient. Benign lesions were obtained in 6 patients (2 cases of chronic pancreatitis, 1 case of heterotopic pancreatic tumor and 3 cases of chronic hepatitis). Maglinant lesions were suspected in 11 patients before underwent biosy, which later confirmed by percutaneous sampling (6 cases of pancreatic cancer, 3 cases of liver cancer, 1 case of duodenal cancer and 1 cholagiocarcinoma). Biopsy failed in 3 patients, all of them have pancreatic metastasis to the liver (1 pancreatic carcinoma confirmed by abdominal laparotomy, the other two were operated before and refused to repeat the biopsy). Minor complications was accounted for 10% with 2 cases of ecchymosis, no major complications and death-related to procedure was observed during our study. Core biopsy provides sufficent tissue for pathology study but FNA via EUS could not. Conclusion: Percutaneous needle biosy under ultrasound guidance is a safe and accurate method of obtaining a histological diagnosis in unresectable tumors. Recently, fine needle aspiration via endoscopic ultrasound is a preferable choice for periampullary tumor. Keywords: diagnosis of abdominal masses with percutaneous biopsy guided by ultrasound. ĐẶT VẤN ĐỀ U bụng khu trú hay ăn lan, di căn thường được chẩn đoán bằng hình ảnh học nhất là với chụp cắt lớp vi tính và các chất chỉ điểm u. Hình ảnh học trước mổ nhiều khả năng xác định u bụng không thể phẫu thuật triệt để hay không thể cắt trọn được. Khi không còn chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp này cần thiết có chẩn đoán giải phẫu bệnh (GPB) để có thể tiến hành hóa trị hay xạ trị hỗ trợ trước phẫu thuật hay hóa-xạ trị đơn thuần. Để có chẩn đoán GPB nhiều TH phải mở bụng hay phẫu thuật nội soi (PTNS) sinh thiết u nên đều có tính xâm hại. Để tránh cuộc mổ thám sát ổ bụng bằng phẫu thuật (PT) mở hay PTNS để ST u, thì có thể ST qua thành bụng dưới hướng dẫn của siêu âm hay định vị bằng CT SCAN để CĐ GPB bằng chọc hút kim nhỏ thường dễ thực hiện, ít nguy cơ biến chứng nhưng do mẫu bệnh phẩm là cụm tế bào do đó có khó khăn trong chẩn đoán GPB cũng như âm tính giả cao. Sinh thiết kim (needle biopsy, core biopsy) sử dụng dụng cụ sinh thiết (biopy gun) gắn kim ST lớn hơn (16-18G) cho mẫu mô 15 x 0,1 mm đủ để khảo sát GPB cho kết quả dương tính cao giúp hướng dẫn điều trị(6). STK đã được thực hiện từ lâu ở nước ngoài, trong nước đã thực hiện nhưng có ít báo cáo. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng chẩn đoán GPB u bụng bằng STK qua hướng dẫn của siêu âm. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Thực hiện trong 18 tháng tại khoa Ngoại Gan-Mật-Tụy. Tiêu chuẩn chọn mẫu Các bệnh nhân (BN) được chẩn đoán u bụng, không còn khả năng PT triệt căn, cần GPB, được chỉ định sinh thiết kim qua hướng dẫn siêu âm (nghiên cứu (NC) chưa thực hiện STK qua hướng dẫn chụp CT SCAN). Tiêu chuẩn loại trừ BN có rối loạn đông máu, báng bụng không kiểm soát được. Vị trí khối u không thể tiếp cận bằng ngã qua da để ST kim (cạnh mạch máu quan trọng, bao bọc bởi các tạng kim không thể đi qua). U bụng đã được PT tạm và đã sinh thiết có kết quả GPB. Tiêu chuẩn chẩn đoán u bụng BN có khối u bụng sờ thấy hay không trên khám LS. BN có CĐ hình ảnh học siêu âm (SÂ), chụp CT SCAN, chụp MRI) khối u bụng xâm lấn. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 452 Có thêm KQ các chất chỉ thị u. Tiêu chuẩn quá chỉ định ĐT triệt căn Hình ảnh học (HAH) xác định u ăn lan các cấu trúc quan trọng hay di căn tạng, hạch; không còn chỉ định PT triệt căn. BN có bệnh đi kèm có nguy cơ PT cao. Kỹ thuật thực hiện BN đã được CĐ HAH (chụp CT SCAN hay chụp MRI) và xét nghiệm trước thủ thuật, BN được giải thích mục đích của thủ thuật ST kim qua hướng dẫn của SÂ và ký cam kết đồng ý thực hiện. Thiết bị Máy SÂ: Medison, đầu dò bụng 3,5 Mhz Dụng cụ ST chuyên dụng và Kim ST chuyên dụng để làm core biopsy số 16G và 18G cho mẫu mô đạt để khảo sát GPB Dụng cụ hỗ trợ sinh thiết: mâm y khoa, khăn lỗ, dịch sát trùng Tiến hành BN được nằm ngữa, kê gối nếu cần thiết. Chích giảm đau Pethidine 50mg. SÂ bụng xác định vị trí u bụng hay u di căn tạng, khoảng cách từ da đến u. Sát trùng da, trải khăn lỗ, gây tê tại chỗ. Dưới hình ảnh SÂ, đâm kim ST qua da, kim đi vào đúng khối u, bấm súng ST. Cố định mẫu mô ST vào Formalin rồi gửi khoa GPB. KQ GPB được phân tích. Biến chứng sau thủ thuật BN được theo dõi tại khoa, ghi nhận và xử trí biến chứng nếu có. Phân tích kết quả, hội chẩn điều trị Mẫu mô được STK số 16-18G nên mẫu mô đủ để khảo sát GPB, tuy nhiên cần thiết bác sĩ GPB có kinh nghiệm. KQ GPB phù hợp chẩn đoán trước thủ thuật (lâm sàng, HAH, xét nghiệm, chỉ điểm u) được hội chẩn khoa Ung bướu để phẫu thuật hay hóa xạ trị. KQ GPB âm tính hay không phù hợp chẩn đoán, được STK lại lần 2 nếu BN đồng ý sẽ ST lại. Nếu KQ phù hợp được hội chẩn điều trị (ĐT). Nếu KQ vẫn không phù hợp xem như STK thất bại trong CĐ mô học, xét chỉ định PT sinh thiết. KẾT QUẢ Trong thời gian từ 1/1/2016 đến 30/6/2017 đã thực hiện sinh thiết kim lõi cho 20 TH Dịch tễ Giới: Nam 13, Nữ 7. Tỉ lệ Nam/Nữ: 2/1 Tuổi TB: 59,2 +- 15,6 tuổi Lâm sàng: Hầu hết BN có tổng trạng chung kém. Triệu chứng LS: Đau hạ sườn phải 43% - Chán ăn sụt cân 36,8% - Tiền căn khác 20,2%. Cận lâm sàng Chất chỉ điểm u (AFP, CA19.9, CEA) tăng cao trong 45% (9/20 TH). Hình ảnh học: tất cả các TH đều được chẩn đoán hình ảnh trước mổ 100% là siêu âm bụng và chụp CT SCAN. Tất cả đều được phát hiện u với kích thước 1- 8 cm. Siêu âm bụng: 20 TH Chụp cắt lớp vi tính: 20 TH Chụp cộng hưởng từ: 4 TH Nội soi dạ dày: 5 TH Nội soi đại tràng: 4 TH Hình ảnh học khác: Chẩn đoán: đa số là u đầu thân tụy ăn lan, di căn và u gan di căn hay u gan chưa rõ bản chất trên hình chụp CT SCAN, còn lại là các TH khác. U gan:7 TH, có 1 TH giai đoạn (GĐ) BCLC C, 6 TH chụp CT SCAN chưa xác định chẩn đoán UT gan. U tụy:10 TH (UT đầu tụy 5 TH, UT thân tụy 5 TH) xếp GĐ III, IV. U sau phúc mạc: 1 TH chưa rõ bản chất. U đường mật: 1 TH GĐ IV Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 453 U tá tràng: 1 TH GĐ IV. Chỉ định điều trị: đây là những TH quá chỉ định PT triệt để do u ăn lan mạch máu quan trọng, u di căn. Có chỉ định hóa trị nên phải có GPB. Trong có 9 TH u tụy và 1 TH u gan, 1 TH u đường mật, 1 TH u tá tràng. Điều trị khác: chưa có CĐ trước mổ để chỉ định PT là 6 TH U gan chưa rõ bản chất, 1 TH u tụy và 1 TH u sau phúc mạc. Chỉ định sinh thiết kim lõi: có 2 chỉ định. Quá chỉ định PT: 12 TH. Trong đó có UT tụy ăn lan là 9 TH, UT Gan 1 TH, UT tá tràng 1 TH, UT đường mật 1 TH. Đây là những TH được ST làm GPB để hóa trị. Chưa rõ chẩn đoán trước mổ: 8 TH. Trong đó U gan chưa rõ bản chất 6 TH, U tụy 1 TH và U sau phúc mạc 1 TH. Đây là những TH u gan mà KQ chụp CT SCAN không xác định được HCC. Kỹ thuật thực hiện Cơ quan ST: Gan 7 TH, % - Tụy 10 TH, % - Tá tràng 1 TH – U đường mật 1 TH - Usau Phúc mạc 1 TH% Số lần ST:29 lần – trung bình 1.45 lần/ Bệnh nhân Lần ST 1: 13 TH, Lần ST 2: 5 T, Lần ST 3: 2 TH KQ GPB KQ lành tính có 6 TH: Viêm tụy mạn 2 TH (CĐ trước ST là U tụy). U tụy lạc chỗ (CĐ trước ST là u sau phúc mạc). Viêm gan mạn 3 TH (CĐ trước ST là U gan chưa rõ bản chất). KQ ác tính có 11 TH đều phù hợp chẩn đoán trước mổ với 6 TH là UT tụy và 3 TH là UT gan, 1 TH UT tá tràng, 1 TH là UT đường mật. KQ âm tính có 3 TH đều là UT tụy di căn gan, có 1 TH sau mổ bụng là carcinoma tụy. Tai biến, biến chứng Không ghi nhận tai biến lúc STK. Và BC sau ST không có BC nặng, chỉ có đau và đau nhiều, có 2 TH có bầm máu dưới da chỗ kim ST. Điều trị tiếp theo dựa trên KQ STK Có 11 TH có KQ GPB là UT. Đây là những TH đã không có chỉ định PT nên được chuyển khoa UB để hóa trị. Có 6 TH có KQ GPB là u lành tính, không có chỉ định ngoại khoa và được theo dõi tiếp diễn tiến. Có 3 TH GPB âm tính, ngoài 1 TH được CĐ sau mổ là carcinoma, 2 TH còn lại BN không đồng ý ST lần 2 nên được theo dõi tiếp. Bảng 1: Kết quả giải phẫu bệnh sau sinh thiết HỌ TÊN BN Chẩn đoán trước ST Chẩn đoán sau ST Sô lần ST Chỉ định ST TH 1 U đầu tụy di căn hạch Viêm tụy mãn 1 U tụy chưa rõ bản chất TH 2 U gan (P) chưa rõ bản chất Viêm gan mãn 1 U gan Chưa rõ bản chất TH 3 U đầu tụy di căn gan K tụy di căn gan 3 Qúa chỉ định mổ TH 4 K tá tràng di căn gan K tá tràng di căn gan 1 Qúa chỉ định mổ TH 5 U đầu tụy di căn gan Sinh thiết (-) 1 Qúa chỉ định mổ TH 6 U gan (P) Chưa rõ bản chất Viêm gan mãn 1 U gan Chưa rõ bản chất TH 7 U tụy ăn lan K tụy ăn lan 2 Qúa chỉ định mổ TH 8 U gan (P) HCC 1 U gan Chưa rõ bản chất TH 9 U Sau Phúc mạc chưa rõ bản chất U Tuyến tụy lạc chỗ 1 U Sau Phúc mạc chưa rõ bản chất TH 10 U Thân tụy K thân tụy ăn lan 3 Qúa chỉ định mổ TH 11 U gan chưa rõ bản chất Viêm gan mãn 2 U gan Chưa rõ bản chất TH 12 U tụy di căn gan Sinh thiết (-) 1 Qúa chỉ định mổ TH 13 U đầu thân tụy di căn gan Sinh thiết (-) Mổ hở: Carcinoma tụy 2 Qúa chỉ định mổ TH 14 U gan xâm lấn HCC gan di căn màng phổi – thận 1 Qúa chỉ định mổ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 454 HỌ TÊN BN Chẩn đoán trước ST Chẩn đoán sau ST Sô lần ST Chỉ định ST TH 15 U tụy di căn gan K tụy di căn gan 1 Qúa chỉ định mổ TH 16 U tụy ăn lan K tụy di căn gan 1 Qúa chỉ định mổ TH 17 U gan (P) chưa rõ bản chất Mô gan thoái hóa mỡ 2 U gan Chưa rõ bản chất TH 18 U tụy di căn gan K tụy di căn gan 2 Qúa chỉ định mổ TH 19 U đường mật K đường mật xâm lấn 2 thùy 1 Qúa chỉ định mổ TH 20 U gan chưa rõ HCC 1 Chưa rõ bảnchất BÀN LUẬN Chẩn đoán khối u tạng ổ bụng thường gặp nhất là u gan, u tụy. LS, XN sinh hóa và HAH thường cho chẩn đoán trước mổ. Trong NC tất cả 20 TH đều có chẩn đoán trước mổ, hầu hết dựa vào HAH đặc biệt là chụp CT SCAN, vì chỉ có 45% có chất chỉ điểm u là AFP và CA 19.9 tăng điển hình. Trong đó có 13 TH có hình ảnh UT ăn lan mạch máu lớn, thâm nhiễm sau phúc mạc, di căn gan, hạch là những TH không còn chỉ định mổ triệt căn. Có 6 TH u gan không điển hình trên chụp CT SCAN, 1 TH u sau phúc mạc được CĐ STK. Chỉ định STK được đặt ra khi không còn khả năng PT hay chưa có chẩn đoán trước mổ. Chỉ định PT dựa vào xếp GĐ trước mổ và tình trạng BN. NC có 12TH không thể PT triệt để dựa trên chụp CT SCAN và cần thiết có chẩn đoán GPB để có hướng ĐT tiếp theo. NC có 8 TH mà LS, XN sinh hóa, HAH chưa cho chẩn đoán xác định để quyết định chỉ định PT nên cần thiết STK để có chẩn đoán GPB. Trước kia những TH này thường có chỉ định nội soi ổ bụng (NSOB) hay mở bụng thám sát tổn thương và ST u, đây là xử trí xâm lấn và có thể có biến chứng. Ngoài ra có một số TH khó có thể ST đầy đủ các lớp mô bệnh lý nên cho KQ GPB (-) như u đầu tụy. Theo lưu đồ UT gan của Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) thì chẩn đoán UT gan dựa vào tính chất điển hình của chụp CT SCAN là u bắt quang mạnh thì động mạch và thoát thuốc nhanh thì tĩnh mạch, nếu không có tính chất trên thì chưa thể chẩn đoán UTG, khi đó mới có CĐ ST gan(10). Trong NC có 6 TH u gan không điển hình được STK. Ngoài ra có TH đã PT không thể cắt u và ST có KQ GPB lại âm tính, cần thiết thực hiện STK để có KQ GPB cho ĐT tiếp theo. ST kim lõi so sánh với chọc hút kim nhỏ (FNA): FNA sử dụng kim nhỏ 22G để hút lấy tế bào do đó mô rời rạc và chẩn đoán mô học có khó hơn. STK sử dụng kim cắt lõi (core biopsy) khẩu kính 16-18G do đó lấy được mẫu mô lớn hơn nên chẩn đoán mô học chính xác hơn(5,6,9,10), Alle STK u thận có độ nhạy 100%. Tai biến biến chứng của FNA thấp, trong khi STK có nguy cơ chảy máu, tụ máu thủng nội tạng ngay cả trong STK thì sử dụng kim 16G lớn hơn 18G cho mẫu mô lớn hơn khảo sát GPB dễ hơn nhưng chảy máu cũng nhiều hơn dù khác biệt chưa có ý nghĩa(3,4,9). Hiện nay với những tổn thương của tụy, tá tràng, ống mật chủ có thể tiếp cận bằng siêu âm nội soi (EUS) thì có thể ưu tiên thực hiện FNA qua hướng dẫn EUS tuy nhiên vấn đề như trên là mẫu mô nhỏ không đủ tiêu chuẩn khảo sát mô học nên cho âm tính giả cao(3,5) và hiện nay các tác giả đã phải sử dụng EUS và STK(1,8). Những TH khó khăn thực hiện STK qua da(1): STK thường dựa trên định vị u bằng siêu âm hay chụp CT SCAN, chụp MRIchúng tôi STK qua định vị bằng siêu âm đây là cách thường được sử dụng nhất và đạt được độ chính xác cao trong lấy bệnh phẩm. Tuy nhiên có những TH mà vị trí u không cho phép thực hiện STK như u thân tụy xâm lấn động mạch thân tạng (nguy cơ STK chảy máu), u nằm sau dạ dày hình ảnh không rõ ràng trên siêu âm nên không thể đâm kim đúng vị trí(8,11). Những TH này có thể xác định rõ vị trí u bằng chụp CT SCAN hay qua siêu âm nội soi (EUS) đây là những kỹ thuật mà BV Bình Dân đang bước đầu thực hiện. Ngoài ra có những u ở vị trí khó tiếp cận như u đầu tụy bao quanh bởi tá Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 455 tràng, u thân tụy sau dạ dày do đó STK xuyên qua tá tràng, dạ dày có nguy cơ rò tiêu hóa hay chảy máu(1). U gan STK có nguy cơ chảy máu # 2% và nguy cơ reo rắc tế bào UT # 2- 4%(3). STK thận có tỉ lệ máu tụ 7%, chưa thấy reo rắc tế bào UT(2). NC có 3 TH STK có KQ GPB (-)và 6 TH KQ lành tính. Như đã trình bày trên mặc dù mẫu mô STK có lớn hơn FNA thì cũng có TH không đủ cho khảo sát GPB so với sinh thiết đại thể. Mặt khác dù có định vị trên siêu âm thì với u nhỏ 1- 2cm thì khả năng STK không đúng mục tiêu cao hơn so với u kích thước lớn, NC có ít TH chưa đủ để so sánh. Để khắc phục yếu điểm trên cần STK lần 2,3 để giảm âm tính giả của STK(7,10) và NC đã có nhiều TH phải STK đến 2- 3 lần. Các TH STK u gan cho KQ lành tính là chẩn đoán cần thiết trong TH chụp CT SCAN, XN chỉ điểm u chưa cho chẩn đoán xác định, các TH này được theo dõi diễn tiến. KQ mang lại từ STK: NC có 11 TH có KQ GPB (+) phù hợp với chẩn đoán của HAH và chỉ điểm u là đã quá CĐ PT triệt để, tránh được can thiệp PT hay thủ thuật không cần thiết, các TH này được chuyển khoa UB để hóa trị. Và 6 TH có GPB lành tính cho chẩn đoán xác định tránh được PT. KẾT LUẬN Sinh thiết kim lõi qua da bước đầu xác định khả năng chẩn đoán mô học cho các trường hợp UT quá chỉ định PT mà cần thiết hóa trị cũng như giúp các TH chẩn đoán chưa xác định. EUS- FNA hiện nay được chỉ định rộng rãi, tuy nhiên có hạn chế về mẫu mô nhỏ nên cần thiết thực hiện EUS-STK. NC số lượng còn nhỏ cần thiết mẫu lớn hơn để đánh giá khả năng chẩn đoán và độ chính xác của STK. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bang JY, Hawes R, Varadarajulu S (2016). A meta- analysis comparing ProCore and standard fine-needle aspiration needles for endoscopic ultrasound-guided tissue acquisition.Endoscopy.;48(4):339-49. 2. Corapi KM, Chen JL, Balk EM, Gordon CE (2012). Bleeding complications of native kidney biopsy: a systematic review and meta-analysis. Am J Kidney Dis.;60(1):62-73.. 3. Hopper KD, Grenko RT, TenHave TR (1995). Percutaneous biopsy of the liver and kidney by using coaxial technique: adequacy of the specimen obtained with three different needles in vitro. AJR Am J Roentgenol. ;164(1):221-4. 4. Jaeger HJ, MacFie J, Mitchell CJ, et al (1999). Diagnosis of abdominal masses with percutaneous biopsy guided by ultrasound. BMJ, Vol. 301, 1188-1191. 5. Khan MA, Grimm IS, Ali B (2017). A meta-analysis of endoscopic ultrasound-fine-needle aspiration compared to endoscopic ultrasound-fine-needle biopsy: diagnostic yield and the value of onsite cytopathological assessment. Endosc Int Open.;5(5):E363-E375. 6. Mai J, Yong J, Dixson H (2013). Is bigger better? A retrospective analysis of native renal biopsies with 16 Gauge versus 18 Gauge automatic needles; 18(7):525- 30. 7. Petrone MC,Poley JW, Bonzini M (2017). Comparison of pancreatic histology specimens obtained by EUS 19G versus 22G core biopsy needles: A prospective multicentre study among experienced pathologists. United European Gastroenterol J.;5(6):854-858. 8. Sey MS, Al-Haddad M, Imperiale TF (2016). EUS- guided liver biopsy for parenchymal disease: a comparison of diagnostic yield between two core biopsy needles. Gastrointest Endosc.;83(2):347-52. 9. Tublin ME, Blair R, Martin J (2017). Prospective Study of the Impact of Liver Biopsy Core Size on Specimen Adequacy and Procedural Complications. AJR Am J Roentgenol. 1:1-6. 10. Vidya R, Iqbal FM, Bickley B (2017). Pre-operative axillary staging: should core biopsy be preferred to fine needle aspiration cytology? E cancer medical science. Mar 7;11:724. 11. Zeiderman MR, Wyman A, Euinton HA, Simms JM, et al (1991). Diagnostic difficulties in patients with a pancreatic mass. BMJ, Vol.302, 1395-1396. Ngày nhận bài báo: 25/12/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/12/2017 Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_chan_doan_u_bung_bang_sinh_thiet_kim_qua_da_duoi_huo.pdf
Tài liệu liên quan