Tài liệu Kết quả cắt dạ dày nội soi với phục hồi lưu thông hoàn toàn trong ổ bụng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 121
KẾT QUẢ CẮT DẠ DÀY NỘI SOI
VỚI PHỤC HỒI LƯU THÔNG HOÀN TOÀN TRONG Ổ BỤNG
Ngô Quang Duy*, Lê Huy Lưu**, Nguyễn Tuấn Anh**, Huỳnh Văn Nghĩa*, Vũ Ngọc Sơn*,
Nguyễn Văn Hải**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm đã được thực hiện một cách
rộng rãi. Tuy nhiên PTNS điều trị ung thư dạ dày với việc tái lập lưu thông đường tiêu hóa bằng PTNS hoàn
toàn trong ổ bụng được các phẫu thuật viên lựa chọn khoảng 10 năm trở lại đây. Phương pháp này ngày càng
được nhiều lựa chọn của PTV và có được những kết quả báo cáo ban đầu khả quan.Chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này nhằm xác định tỷ lệ thành công và kết quả sớm của PTNS hoàn toàn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán carcinoma tuyến dạ dày
được chỉ định PTNS cắt dạ dày toàn phần hoặc bán phần nạo hạch D2 được thực hiện...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả cắt dạ dày nội soi với phục hồi lưu thông hoàn toàn trong ổ bụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 121
KẾT QUẢ CẮT DẠ DÀY NỘI SOI
VỚI PHỤC HỒI LƯU THÔNG HOÀN TOÀN TRONG Ổ BỤNG
Ngô Quang Duy*, Lê Huy Lưu**, Nguyễn Tuấn Anh**, Huỳnh Văn Nghĩa*, Vũ Ngọc Sơn*,
Nguyễn Văn Hải**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm đã được thực hiện một cách
rộng rãi. Tuy nhiên PTNS điều trị ung thư dạ dày với việc tái lập lưu thông đường tiêu hóa bằng PTNS hoàn
toàn trong ổ bụng được các phẫu thuật viên lựa chọn khoảng 10 năm trở lại đây. Phương pháp này ngày càng
được nhiều lựa chọn của PTV và có được những kết quả báo cáo ban đầu khả quan.Chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này nhằm xác định tỷ lệ thành công và kết quả sớm của PTNS hoàn toàn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán carcinoma tuyến dạ dày
được chỉ định PTNS cắt dạ dày toàn phần hoặc bán phần nạo hạch D2 được thực hiện từ 1/2014 đến 5/2018.
Chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn lâm sàng và bệnh học theo Hiệp hội ung thư thế giới (UICC) để đánh giá. Thu
thập và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
Kết quả: Có 44 trường hợp carcinoma tuyến dạ dày được chỉ định PTNS hoàn toàn, gồm có 11 trường hợp
được chỉ định cắt toàn bộ dạ dày, 33 trường hợp được chỉ định cắt bán phần dưới dạ dày, độ tuổi trung bình
55,45 ± 9,11 (27 bệnh nhân nam và 17 bệnh nữ, tỷ lệ nam:nữ là 1,5:1).Tỷ lệ PTNS hoàn toàn, PTNS hoàn toàn
chuyển mổ mở nhỏ và chuyển mổ mở lần lượt là 70,5%, 20.5% và 9,1%. Thực hiện tái lập lưu thông đường tiêu
hóa theo phương pháp Roux‐en –Y là 10 trường hợp(22,7%), Billroth II 72,7%, miệng nối Omega có làm chân
Braun 2,3% và Billroth I là 2,3%.Về giai đoạn u theo IUCC: giai đoạn I (IA, IB) chiếm 31,8%, giai đoạn II chiếm
22,7%, giai đoạn III ( IIIA, IIIB, IIIC) chiếm 45,5%.Không có tai biến trong mổ, thời gian mổ trung bình cho
nhóm cắt toàn bộ dạ dày là 303,18 ± 75,54 phút và nhóm cắt bán phần dưới dạ dày 261,76 ± 58,326, máu mất
trong mổ trung bình khoảng 100ml. Biến chứng sau mổ có 9 trường hợp trong đó 5 trường hợp chiếm 11,4% là
chảy máu/tụ dịch ổ bụng, 2 (4,5%)trường hợp liệt/ bán tắc ruột sau mổ, 1(2,3%) trường hợp rò mỏm tá tràng và
1 (2,3%) trường hợp biến chứng viêm phổi. Thời gian hậu phẫu trung bình 7,86 ± 2,96 ngày, thời gian cho ăn ăn
cháo trở lại và thời gian trung tiện trở lại sau mổ lần lượt là 4,18 ± 1,41 ngày và 3,27 ± 1,08 ngày.
Kết luận: PTNS hoàn toàn cắt dạ dày carcinoma tuyến nạo hạch D2 có thể thực hiện được an toàn, không
có tai biến, ít biến chứng sau mổ. Thời gian hồi phục và nằm viện được rút gắn.
Từ khoá: Ung thư dạ dày; Phẫu thuật nội soi; Khâu nối trong ổ bụng.
ABSTRACT
RESULT OF LAPAROSCOPY GASTRECTOMY WITH INTRACORPOREAL ANASTOMOSIS
Ngo Quang Duy, Le Huy Luu, Nguyen Tuan Anh, Huynh Van Nghia, Vu Ngoc Son, Nguyen Van Hai
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6 - 2018: 121 - 126
Background: Laparoscopy‐assisted gastrectomy (LAG) with lymph node dissection for ealy gastric cancer is
accepeted. However, total laparoscopy gastrectomy(TLG) with lymph node dissection and reconstrution GI is still
controversial and is not common.Because this technique is difficluty and newly.This study was performed to
verify the technical feasibility, safety and oncologic efficacy of TLG with extended lymphadectomy for cacinoma of
gastric cancer.
* Khoa Ngoại Tiêu Hóa - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: BS.CKI. Ngô Quang Duy ĐT: 0905995079 Email: quangduy1602yk@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 122
Materials and methods: From 1/2014 ‐ 5/2015, 44 patients were performed TLG with D2 lymph nodes
dissection for gastric cancer.
Result: 11 patients total gastrectomy, and 33 patients distal gastrectomy, the mean ages 55.45 ± 9.11, with
70.5% TLG, 20.5% LAG and 9% converter open laparotomy gastrectomy. The mean operating time was 303.18
± 75.54 min for total gastrectomy and 261.76 ± 58.326 min for distal gastrectomy, the mean blood loss was 100
ml, and the average length of post‐operative was 7.86 ± 2.96 days. There are no significant differences in the
operation time, estimated blood loss, time to first flatus, length of hospital stay, overall, and anastomosis‐related
complications the group of TLG and LAG and convert open laparotomy gastrectomy.
Conlusions: Total laparoscopy gastrectomy with extended lymphadenectomy for gastric cancer appears to be
a feasible and safe procedure. Patients have faster recovery and shorter hospital stay.
Keywords: Gastric cancer, Laparoscopy, Intracorporeal anastomosis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
PTNS cắt dạ dày để điều trị ung thư dạ dày
giai đoạn sớm đã được thực hiện môt cách rộng
rãi tại các nước trên thế giới. Vai trò của PTNS
trong cắt dạ dày đã được chứng minh và có
nhiều thuận lợi hơn so với mổ mở.
Tuy nhiên, thời gian đầu thực hiện, đa số các
tác giả sau khi thực hiện PTNS cắt dạ dày kèm
nạo hạch thì phải cần mở một vết mổ nhỏ ở
đường giữa trên rốn (khoảng 5cm) để thực hiện
miệng nối phục hồi lưu thông ống tiêu hoá. Việc
này có thể gặp những khó khăn, nhất là ở bệnh
nhân béo phì, thành bụng dày, phẫu trường sâu
hay vị trí u nằm ở 1/2 trên dạ dày gây khó khăn
trong thực hiện miệng nối cũng như kéo căng
các miệng nối khi thực hiện khâu nối, thời gian
tiếp xúc giữa lòng ống tiêu hóa với vết mổ thành
bụng dài hơn có thể gây nhiễm trùng vết mổ và
cũng không tránh khỏi việc banh kéo thành
bụng nhiều gây đau đớn sau mổ.
Gần đây, nhiều tác giả trên thế giới đã sử
dụng các máy cắt nối thẳng để thực hiện miệng
mối tái lập lưu thông đường tiêu hóa mà không
phải mở vết mổ nhỏ vùng thượng vị và được
thực hiện hoàn toàn qua nội soi. Một số báo cáo
về PTNS hoàn toàn cắt dạ dày, tái lập đường
tiêu hóa bên trong ổ bụng được cho thấy dần
tính an toàn, dễ thực hiện đối với nhiều phẫu
thuật viên.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
báo cáo lại kết quả thực hiện phẫu thuật điều trị
ung thư dạ dày thiết lập lại đường tiêu hóa bằng
PTNS hoàn toàn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu mô tả.
Đối tượng
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán ung dạ
dày carcinoma tuyến được chỉ định phẫu thuật
nội soi từ 1/2014 đến tháng 05/2018. Chúng tôi sử
dụng các tiêu chuẩn lâm sàng và bệnh học theo
hiệp hôi ung thư thế giới.
Bệnh nhân: Chúng tôi nghiên cứu hồi cứu 44
bệnh nhân được chẩn đoán ung thư dạ dày
carcinoma tuyến được phẫu thuật bao gồm ung
thư tất cả các vị trí của dạ dày
Kỹ thuật
Chúng tôi cho bệnh nhân nằm ngửa, không
cần dạng chân sau khi đã được mê nội khí quản.
Màn hình phẫu thuật được đặt phía trên bên trái
vai của bệnh nhân. Phẫu thuật viên và người
cầm camera đứng bên phải của bệnh nhân,
người phụ đứng phía bên trại bệnh nhân. Chúng
tôi có 5 troca: 10 ở rốn để dùng cho camera, 12
cạnh phải rốn, 5 cạnh trái rốn và dưới sườn phải
và trái để tạo hình bán nguyệt của nữa bụng
trên. Đối với cắt dạ dày toàn bộ chúng tôi thay
troca 5 cạnh trái rốn bằng troca 12. Duy trì áp lực
ổ bụng khoảng 10 - 12mm H20, treo gan trái lên
thành bụng. Sau khi đánh giá tình trạng khối u,
sự di căn ổ bụng chúng tôi tiến hành nạo hạch
D2 tiêu chuẩn. Chúng tôi dùng stapler thẳng để
thực hiện cắt và tái lập lưu thông đường tiêu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 123
hóa. Đối với cắt bán phần dưới dạ dày chúng tôi
thực hiện kiểu nối Billroth I hoặc II, đối với cắt
toàn bộ chúng tôi thực hiện kiểu nối Roux-en –Y.
Thu thập và phân tích số liệu
Chúng tôi thu thập các dữ kiện về tuổi, giới
tính, chỉ số khối(BMI), các dấu hiệu lâm sàng, kết
quả nội soi, CT scanner ổ bụng, giải phẫu bệnh
sau mổ, ghi nhận trong mổ và diễn tiến hậu
phẫu, các biến chứng sớm, tình trạng tái nhập
viện trong vòng 30 ngày sau mổCác số liệu
được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ
Từ 1/2014 đến 5/2018 có 44 trường hợp ung
thư dạ dày carcinoma tuyến được chỉ định PTNS
hoàn toàn nạo hạch D2. Trong số 44 trường hợp
có 27 trường hợp nam (61,4%) và 17 trường hợp
nữ (38,6%), tỷ lệ nam:nữ là 1,5:1 với độ tuổi
trung bình 55,45 ± 9,11. Nhóm mắc bệnh cao
nhất là 40 - 60 tuổi chiếm 68,2%.
Tiền sử có 50% tiền sử viêm loét dạ dày, 6,8%
trường hợp có tiền căn ung thư ngoài dạ dày.
Về dấu chứng lâm sàng thì đa số nhập viện
vì đau vùng thượng vị chiếm 86,4%, chỉ có 2
trường hợp là sờ được u ổ bụng.
Trên các xét nghiệm huyết học, có 19 trường
hợp (432%) có biểu hiện thiếu máu (Hb < 120
g/dL), có 7 trường hợp (15,9%) Albumin dưới
35g/L. Kết quả nội soi dạ dày tá tràng và CT scan
ổ bụng chủ yếu u nằm vùng hang môn vị với tỷ
lệ lần lượt là 72,7% và 68,2%. Trong đó có 7
trường hợp (15,9%) trên CT scanner không ghi
nhân u, còn trên nội soi đều phát hiện được u.
Chúng tôi có 11trường hợp được chỉ định cắt
toàn bộ dạ dày và 33trường hợp cắt bán phần
dưới dạ dày. Có 9 trường hợp phải chuyển mổ
mở nhỏ chiếm 20,5% (6 trường hợp nhóm cắt
toàn bộ dạ dày và 3 trường hợp nhóm cắt bán
phần dưới) và 4trường hợp phải chuyển sang
mổ mở chiếm 9,1% (3 trường hợpnhóm cắt toàn
bộ dạ dày và 1trường hợp cắt bán phần dưới).
Có 5 trường hợp cắt thêm các tạng khác kèm
theo: 2trường hợp cắt túi mật do sỏi, 1 trường
hợp cắt ĐT phải vì chuẩn đoán ban đầu nghi
ngờ u dạ dày có kèm u manh tràng và 2 trường
hợp cắt đại tràng ngang do u xâm lấn mạc treo
đại tràng (Bảng 1).
Trong 44 trường hợp được phẫu thuật chúng
tôi thưc hiện miệng nối Billroth II 32 trường hợp
(72,7%), 10 trường hợp (22,7%) kiểu nối Roux- en
–Y, 1 trường hợp hợp nối có chân braun và 1
trường hợp nối Billroth I.
Chúng tôi không ghi nhận có trường hợp
nào bị tai biến trong mổ, máu mất trong mổ
trung bình khoảng 100ml. Thời gian mổ cho
nhóm cắt toàn bộ 303,18 ± 75,54 phút và cho
nhóm cắt bán phần dưới 261,76 ± 58,32 phút.
Về đặc điểm hậu phẫu,thời gian nằm viện
trung bình đối với nhóm PTNS hoàn toàn 7,77 ±
3,08 ngày trong khi 2 nhóm còn lại 8,08 ± 2,75
ngày. Trong nghiên cứu của chúng tôi trường
hợp hậu phẫu ngắn nhất là 3 ngày đã được xuất
viện. Thời gian trung tiện lần đầu, thời gian bắt
đầu ăn loãng, hay thời gian rút ống sonde mũi
dạ dày giữa 2 nhóm không có sự khác biệt (Bảng 2).
Có 9 trường hợp có biến chứng sớm sau mổ
bao gồm 5trường hợp chảy máu/tụ dịch ổ bụng,
2trường hợp liệt/bán tắc ruột sớm sau mổ, 1
trường hợp rò mỏm tá tràng và 1trường hợp có
biến chứng liên quan đến nội khoa. Không ghi
nhân trường hợp nào tử vong (Bảng 3).
Xử lý biến chứng, chỉ có 1 trường hợp chảy
máu ổ bụng được mổ lại vào hậu phẫu ngày thứ
nhất, 6 trường hợp được điều trị nội khoa và 2
trường hợp được chọc dịch ổ bụng dẫn lưu dưới
siêu âm. Có 2 trường hợp phải nhập viện lại
trong vòng 30 ngày sau mổ, 1 trường hợp phát
hiện áp xe tồn lưu vào ngày hậu phẫu thứ 17 sau
đó được chọc dẫn lưu ổ áp xe và xuất viện sau
đó 7 ngày, 1 trường hợp khác do bán tắc ruột do
dính vào ngày hậu phẫu thứ 21 và được điều trị
nội khoa sau 9 ngày thì xuất viện (Bảng 4).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 124
Bảng 1. Chuyển đổi phương pháp mổ
Phương pháp mổ Cắt toàn phần Cắt bán phần dưới Tổng P
Nội soi hoàn toàn 2 18,2% 29 87,9% 31 70,45%
<0,001
Nội soi hoàn toàn chuyển mở nhỏ 6 54,5% 3 9,1% 9 20,45%
Nội soi chuyển mổ mở 3 27,3% 1 3,0% 4 9,1%
Tổng 11 100 33 100 44 100
Bảng 2: Đặc điểm hậu phẫu
Nội soi hoàn toàn Nội soi chuyển mở nhỏ + mổ mở Chung p
Số ngày hậu phẫu 7,77 ± 3,08 8,08 ± 2,75 7,86 ± 2,96 0,761
Số ngày điều trị 15,45 ± 6,36 17,62 ± 4,73 16,09 ± 5,96 0,277
Ngày trung tiện lần đầu 3,29 ± 0,94 3,23 ± 1,42 3,27 ± 1,09 0,87
Ngày bắt đầu ăn cháo loãng 4,06 ± 1,12 4,46 ± 1,98 4,18 ± 1,42 0,403
Này rút sonde mũi dạ dày 1,00 (1,00 - 2,00) 1,00 (1,00 - 2,50) 1,00 (1,00 - 2,00) 0,571
Bảng 3. Các biến chứng sau mổ
Loại tai biến, biến chứng, Tử vong phẫu thuật Nội soi hoàn toàn Nội soi chuyển mở nhỏ + mổ mở Tổng Tỷ lệ
Tử vong chu phẫu 0 0 0 0,0%
Nhiễm trùng vết mổ 0 0 0 0,0%
Chảy máu vết mổ 0 0 0 0,0%
Xì dò miệng nối 1 0 1 2,3%
Tắc miệng nối 0 0 0 0,0
Chảy máu miệng nối 0 0 0 0,0%
Chảy máu/ tụ dịch ổ bụng 2 3 5 11,4%
Liệt/ bán tắc ruột sau mổ 2 0 2 4,5%
Biến chứng nội khoa 0 1 1 2,3%
Tổng 5 4 9 20,45
Bảng 4: Các phương pháp xử lý biến chứng sau mổ
Xử lý
Nội soi chuyển mở nhỏ + mổ mở Nội soi hoàn toàn
Tổng Tỷ lệ
N Tỷ lệ N Tỷ lệ
Điều trị nội khoa 3 75% 3 60,% 6 66,7%
Chọc DL 0 0,0% 2 40% 2 22,2%
Mổ lại 1 25% 0 0,0% 1 11,1%
Tổng 4 100% 5 100% 9 100%
BÀN LUẬN
PTNS điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm
đã được chấp nhận rộng rãi, tuy nhiên đối với
ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển vẫn còn bàn
cải(2).Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày
với việc tái lập lưu thông đường tiêu hóa hoàn
toàn trong ổ bụng cũng chưa được thực hiện
rộng rãi ở các bệnh viện Việt Nam. Một số
nghiên cứu của các tác giả trên thế giới như
Hirokazu Noshiro và cộng sự, Sang-Woong Lee
và cộng sự, Jianjun Du và cộng sự, và Jin-Jo Kim
và cộng sự đều cho thấy rằng đây là phẫu thuật
có thể áp dụng cho các giai đoạn ung thư dạ
dày(5,12). Phẫu thuật nội soi có những thuận lợi
hơn so với mổ mở đã có nhiều nghiên cứu được
chứng minh, tuy nhiên viện tái lập lưu thông
đường tiêu hóa trong ổ bụng đòi hỏi kỹ năng
của phẫu thuật viên và được đào tạo kỹ lưỡng
nhằm tránh các biến chứng của cuộc mổ.
Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của
chúng tôi 55,45 ± 9,11, cao nất là 76 tuổi và thấp
nhất là 39 tuổi, cũng không khác biệt so với
nghiên cứu của nhiều tác giả(4,11). Điều này cũng
cho thấy phẫu thuật nội soi hoàn toàn có thể áp
dụng đối với những bệnh nhân lớn tuổi(6).
Nghiên cứu của chúng tôi có 19 bệnh nhân
có biểu hiện thiếu máu với Hb < 120 g/dL chiếm
43,2% trường hợp mổ và có 7 bệnh nhân chiếm
15,9% tỷ lệ Albumin dưới 35g/L. Tuy nhiên với
những hỗ trợ về dinh dưỡng quanh cuộc mổ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 125
cũng như truyền máu trước và sau mổ thì
những trường hợp này vẫn có thể thực hiện
phẫu thuật nội soi. Một vấn đề nữa là việc mất
máu trong mổ trong nghiên cứu của chúng tôi
trung bình khoảng 100ml, đây là số lượng máu
mất tương đối ít nên không gây ảnh hưởng đến
việc phải truyền máu cho mệt nhân sau mổ và ít
tác động đến việc hồi phục của bệnh nhân. Theo
nghiên cứu của nhiều tác giả thì số lượng máu
mất cũng thay đổi khá nhiều, theo tác giả Ejii
Oki với 118 bệnh nhân thì lượng máu mất
khoảng 121,7 ± 146,09, một số tác giả khác có
lượng máu mất trong mổ trung bình trên
100ml(1,2,11,16).
Trong 44 trường hợp được chỉ định PTNS
hoàn toàn điều trị ung thư dạ dày chúng tôi có 4
trường hợp phải chuyển sang mổ mở chiếm
9,1% trong đó có 3 trường hợp là chỉ định cắt
toàn bộ dạ dày và 1 trường hợp cắt bán phần
dưới dạ dày. Điều này liên quan đến giai đoạn u
xâm lấn vào mạc treo đại tràng hay u xâm lấn
vào trụ hoành và 1 trường hợp do tình trạng gan
xơ. Một số nghiên cứu của tác giả trước như
Nguyễn Minh Hải ghi nhận trong 44 trường hợp
cắt dạ dày nội soi hỗ trợ có 1 trường hợp phải
chuyển sang mổ hở, còn theo nghiên cứu của tác
giả Lê Mạnh Hà có 14/68 trường hợp chuyển
sang mổ hở chiếm 21%(9,18).
Hiện nay, PTNS hỗ trợ vẫn còn được thực
hiện nhiều hơn so với PTNS hoàn toàn bởi vì
phẫu thuật nội soi hoàn toàn thực hiện kỹ thuật
tái lập lưu thông đường tiêu hóa trong ổ bụng
đòi hỏi kỹ thuật khó hơn(6,15,17). Tuy nhiên đối với
những trường hợp cắt toàn bộ dạ dày cần phải
thực hiện miệng nối thực quản – ruột non, hay
những trường hợp có thành bụng dày, hay béo
phì thì việc mở bụng nhỏ hay chuyển sang mổ
mở để thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn, trong
khi đó đối với phẫu thuật nội soi hoàn toàn thì
việc thực hiện nạo vét hạch hay thực hiện miệng
nối được quan sát rỏ và thực hiện tương đối dễ
dàng. Theo tác giả Đỗ Minh Hùng khi nghiên
cứu 37 trường hợp được phẫu thuật cắt bán
phần dạ dày với nội soi hỗ trợ nạo hạch D2 thì
thời gian mổ 226,95 ± 17,534 phút, tác giả
Nguyễn Minh Hải là 240 phút, tác giả Lê Mạnh
Hà 240 phút. Đối với cắt dạ dày PTNS hoàn toàn
thì tác giả Jin-Jo Kim là 314 ± 79 phút được thực
hiện ở 41 trường hợp, tác giả Eiji OKI là 318,46 ±
66,3 phút trên 118 trường hợp dưới 75 tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian mổ
trung bình cho phẫu thuật cắt bán phần dưới
261,76 ± 58,32 phút và cho cắt toàn bộ là 303,18 ±
75,54 phút không khác biệt so với các tác giả
khác(6,7,8,9,18).
Chúng tôi thực hiện kiểu nối Billroth II là
chủ yếu, điều này có thể giải thích vì số lượng
cắt bán phần dưới dạ dày chiếm 33 trường hợp,
và kiểu nối Billroth II dễ thực hiện. Một nghiên
cứu của tác giả Jin-Jo Kim được thực hiện trên 45
trường hợp với PTNS hoàn toàn cắt bán phần
hoặc toàn bộ dạ dày trong điều trị ung thư dạ
dày với nhiều kiểu nối khác nhau thì thời gian
thực hiện miệng nối trung bình là 41 ± 22 phút
và thời gian chung của cuộc mổ 314 ± 79 phút,
tuy nhiên cũng không có sự khác biệt về biến
chứng và tỷ lệ tử vong(8).
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 9 trường
hợp có biến chứng sau mổ với 5 trường hợp
chảy máu/ tụ dịch ổ bụng chỉ có 1 trường hợp
được mổ lại cầm máu vào ngày hậu phẫu thứ
nhất, còn 4 trường hợp còn lại chỉ chọc dẫn lưu ổ
tụ dịch dưới hướng dẫn siêu âm. Trường hợp
chảy máu sau mổ thuộc nhóm cắt toàn bộ dạ
dày và được chuyển mổ hở do u xâm lấn vào trụ
hoành, khi phẫu thuật lần 2 để cầm máu chúng
tôi ghi nhận màu chảy rỉ rả ở vùng rốn lách, đây
cũng là một sự khó khăn trong quá trình mổ mở
vì phẫu trường sâu, quan sát phẫu trường sẽ bị
hạn chế. Có 1 trường hợp bị rò mỏm tá tràng sau
mổ, qua theo dõi chúng tôi nhận thấy cung
lượng rò ngày càng giảm, sinh hiệu ổn và tình
trạng bụng không có biểu hiện viêm phúc mạc
nên chúng tôi đã quyết định điều trị nội khoa và
sau đó bệnh nhân ổn định và xuất viện. Có 1
trường hợp bán tắc ruột sau mổ vào ngày hậu
phẫu thứ 3, chúng tôi chụp CT scan bụng lại
kiểm tra và phát hiện nguyên nhân gây bán tắc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 126
ruột do ống dẫn lưu chèn vào đại tràng ngang
gây bán tắc ruột, trường hợp này chúng tôi cho
rút ống dẫn lưu ngay sau đó và bệnh nhân trung
tiện trở lại, điều trị nội tiếp tục và ổn định xuất
viện.Trường hợp này theo y văn thế giới cũng có
ghi nhận nhưng với tỷ lệ thấp.Khi so sánh biến
chứng sau mổ của PTNS với mổ mở theo nghiên
cứu của nhiều tác giả vẫn cho kết quả các loại
biến chứng vẫn xãy ở cả 2 nhóm mổ nội soi và
mổ mở mà không có sự khác biệt có ý nghĩa(13).
Theo tác giả M. Goto và cộng sự thì biến chứng
chung sau mổ khoảng 15,3%, theo tác giả Triệu
Triều Dương thì tỷ lệ biến chứng là 9,6% đối với
nhóm phẫu thuật nội soi(3).
KẾT LUẬN
PTNS hoàn toàn điều trị ung thư dạ dày nạo
hạch D2 cho kết quả khả quan, tỷ lệ biến chứng
sau mổ thấp và có thể thực hiện an toàn giúp
bệnh nhân sớm hồi phục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chen K et al (2016), "Totally laparoscopic versus laparoscopic-
assisted total gastrectomy for upper and middle gastric cancer: a
single-unit experience of 253 cases with meta-analysis", World J
Surg Oncol. 14, pp.96.
2. Cianchi F et al (2013), "Totally laparoscopic versus open
gastrectomy for gastric cancer: a matched cohort study", J
Laparoendosc Adv Surg Tech A. 23 (2), pp. 117-122.
3. Đỗ Minh Hùng et al (2014), "Kết quả phẫu thuật cắt dạ dày bán
phần dưới với nội soi hỗ trợ nạo vét hạch D2 điều trị ung thư dạ
dày tiến triển. ", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 18 (1): 129-136.
4. Đỗ Trường Sơn et al (2015), "Kết quả sau 10 năm ứng dụng
PTNS điều trị ung thư biểu mô dạ dày tại khoa PTTH- bệnh
viện Hữu nghị Việt Đức", Tạp chí Ngoại Khoa. 66 (4): 12-20
5. Du J et al (2012), "Totally laparoscopic Billroth II gastrectomy
with a novel, safe, simple, and time-saving anastomosis by only
stapling devices", J Gastrointest Surg. 16 (4), pp. 738-743.
6. Goto M et al (2016), "Short-Term Outcomes of Laparoscopic
Distal Gastrectomy for Advanced Gastric Cancer", The Journal of
Medical Investigation. pp. 68-73.
7. Hồ Hữu An et al (2011), "Mổ nội soi cắt rộng dạ dày vét hạch D2
điều trị ung thư dạ dày tại khoa ngoại nhân dân, bệnh viện
TWQĐ 108", Tạp chí Y dược học quân sự số chuyên đề ngoại bụng.
8. Kim JJ et al (2008), "Totally laparoscopic gastrectomy with
various types of intracorporeal anastomosis using laparoscopic
linear staplers: preliminary experience", Surg Endosc. 22 (2), pp.
436-442.
9. Lê Mạnh Hà (2013), "Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cắt dạ
dày nội soi trong điều trị ung thư dạ dày ", Y Học Thực Hành. 5:
37-1.
10. Lee SW et al (2010), "Intracorporeal stapled anastomosis
following laparoscopic segmental gastrectomy for gastric
cancer: technical report and surgical outcomes", Surg Endosc. 24
(7), pp. 1774-1780.
11. Nguyễn Minh Hải (2009), "Cắt dạ dày nội soi hỗ trợ: nhân 46
trường hợp", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 182-186.
12. Noshiro H et al (2011), "An additional suture secures against
pitfalls in delta-shaped gastroduodenostomy after laparoscopic
distal gastrectomy", Gastric Cancer. 14(4), pp. 385-389.
13. Noshiro H et al (2011), "An additional suture secures against
pitfalls in delta-shaped gastroduodenostomy after laparoscopic
distal gastrectomy", Gastric Cancer. 14(4), pp. 385-389.
14. Ong KY et al (2008), "Is totally laparoscopic gastrectomy less
invasive than laparoscopy-assisted gastrectomy?: prospective,
multicenter study", J Gastrointest Surg. 12 (6), pp. 1015-1021.
15. Pugliese R et al (2007), "Total and subtotal laparoscopic
gastrectomy for adenocarcinoma", Surg Endosc. 21 (1), pp. 21-27.
16. Roukos DH et al (2010), "Totally intracorporeal laparoscopic
gastrectomy for gastric cancer", Surg Endosc. 24 (12), pp. 3247-
3248; author reply 3249-3250.
17. So KO et al (2011), "Totally laparoscopic total gastrectomy using
intracorporeally hand-sewn esophagojejunostomy", J Gastric
Cancer. 11 (4), pp. 206-211.
18. Triệu Triều Dương (2008), "Nghiên cứu kỹ thuật cắt dạ dày, vét
hạch D2 bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện 108", Y Học TP.
Hồ Chí Minh. 12 (4): 204-208.
Ngày nhận bài báo: 15/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/11/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_cat_da_day_noi_soi_voi_phuc_hoi_luu_thong_hoan_toan.pdf