Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc có hỗ trợ robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Tài liệu Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc có hỗ trợ robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 72 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT TẬN GỐC CÓ HỖ TRỢ ROBOT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Thái Minh Sâm*,**, Châu Quý Thuận**, Thái Kinh Luân*,**, Trần Trọng Trí**, Quách Đô La**, Nguyễn Thành Tuân*,**, Phạm Đức Minh* TÓM TẮT Mục tiêu: Cắt tuyến tiền liệt tận gốc là điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn khu trú hay tiến triển tại chỗ. Việc ứng dụng kỹ thuật robot đem lại nhiều lợi ích, cải thiện kết quả phẫu thuật và giảm đường cong học tập. Chúng tôi báo cáo kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt tuyến tiền liệt (TTL) tận gốc có hỗ trợ robot tại bệnh viện Chợ Rẫy Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả những trường hợp PTNS cắt TTL tận gốc có hỗ trợ robot tại khoa Ngoại Tiết Niệu, bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 1/2018. Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), kích thước tuyến tiền liệt, kháng ng...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc có hỗ trợ robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 72 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT TẬN GỐC CÓ HỖ TRỢ ROBOT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Thái Minh Sâm*,**, Châu Quý Thuận**, Thái Kinh Luân*,**, Trần Trọng Trí**, Quách Đô La**, Nguyễn Thành Tuân*,**, Phạm Đức Minh* TÓM TẮT Mục tiêu: Cắt tuyến tiền liệt tận gốc là điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn khu trú hay tiến triển tại chỗ. Việc ứng dụng kỹ thuật robot đem lại nhiều lợi ích, cải thiện kết quả phẫu thuật và giảm đường cong học tập. Chúng tôi báo cáo kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt tuyến tiền liệt (TTL) tận gốc có hỗ trợ robot tại bệnh viện Chợ Rẫy Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả những trường hợp PTNS cắt TTL tận gốc có hỗ trợ robot tại khoa Ngoại Tiết Niệu, bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 1/2018. Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), kích thước tuyến tiền liệt, kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) trước và sau mổ, điểm số Gleason. Kết quả phẫu thuật gồm thời gian mổ, lượng máu mất, các biến chứng, thời gian hậu phẫu, thời gian rút các ống thông, kiểm soát nước tiểu và kết quả giải phẫu bệnh. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm có 5 trường hợp. Tuổi trung bình 66,4 6,15 (58-76). Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình 22,1 2,4(17,5-24,6). Kích thước tuyến tiền liệt trung bình 31,12 9,04 (20,4-42,8) mL. Nồng độ PSA máu trung bình 19,16 7,37 (10,4-28,2) mg/dL. Tất cả trường hợp đều là carcinoma tuyến tiền liệt, có 2 trường hợp giai đoạn T2b, 2 trường hợp giai đoạn T2c và 1 trường hợp giai đoạn T3b với điểm số Gleason từ 7-9. Thời gian mổ trung bình 420 38 (360-480) phút, lượng máu mất khoảng 780 416 mL, có 2 trường hợp phải truyền máu trong mổ. Thởi gian nằm hậu phẫu trung bình 9 2,75 (6-14) ngày. Thời gian có nhu động ruột 2,8 0,4 (2-3) ngày, dẫn lưu bụng rút sau 4,4 1,2 (3-6) ngày, tất cả các trường hợp rút thông niệu đạo rút sau 14 ngày. Biến chứng sớm theo phân loại Clavien đều ≤ 1, không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở. Có 1 trường hợp biên phẫu thuật mỏm niệu đạo dương tính, không trường hợp nào có di căn hạch. PSA sau mổ trung bình 0,8 1,3 (0,09-3,4) mg/mL. Tỉ lệ kiểm soát nước tiểu 80% (4/5 trường hợp) sau 3 tháng. Chưa khảo sát tình trạng rối loạn cương. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc có hỗ trợ robot là một kĩ thuật an toàn và đầy hứa hẹn. Thời gian nằm hậu phẫu ít hơn, tỉ lệ kiểm soát nước tiểu tốt. Tuy nhiên, thời gian phẫu thuật còn dài vì đây là những trường hợp đầu tiên, cần có thêm nhiều trường hợp nữa để cải thiện đường cong học tập cũng như thời gian theo dõi lâu dài để đánh giá chức năng đi tiểu và chức năng cương. Từ khóa: phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot, cắt tuyến tiền liệt tận gốc ABSTRACT ROBOTIC-ASSISTED LAPAROSCOPIC RADICAL PROSTATECTOMY: INITIAL RESULTS AT CHO RAY HOSPITAL Thai Minh Sam, Chau Quy Thuan, Thai Kinh Luan, Tran Trong Tri, Quach Đo La, Nguyen Thanh Tuan, Pham Duc Minh. * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 72 - 77 Objective: Radical prostatectomy is the standard of care in treatment of localized or locally advanced prostate cancer. The application of Robot system has the potential to bring many benefits, improve surgical * Bộ môn Tiết Niệu Học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, ** Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS. Thái Minh Sâm ĐT: 0918136666 Email: thaiminhsam@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 73 outcomes and reduce the steep learning curve. We report the short-term results of robotic-assisted laparoscopic radical prostatectomy at Cho Ray hospital. Materials and Methods: All cases of prostate cancer performed robotic-assisted laparoscopic radical prostatectomy from October 2017 to January 2018 at Urology Department, Cho Ray hospital. Data elements included patient age, body mass index (BMI), prostate volume, prostate specific antigen (PSA) level, preoperative biopsy and postoperative Gleason score. Surgical outcomes consisted of operative time, estimated blood loss, complications, postoperative time, catheter time, pathology, time to return intestinal peristalsis and continence. Results: During this period, 5 patients with stage T2b to T3b prostatic cancer and Gleason score 7-9 underwent robotic-assisted laparoscopic radical prostatectomy. Mean age 66.4 6.15 (58-76) years, mean BMI 22.1 2.4 (17.5-24.6). Mean prostate volume 31.12 9.04 (20.4-42.8) mL, preoperative PSA level 19.16 7.37 (10.4-28.2) mg/dL. Average OR time from skin insion to skin cloure was 420 38 (360-480) minutes with estimated blood loss of 780 416 (400-1500) mL, 2 cases needed blood transfusion. Mean postoperative hospital stay was 9 2.75 (6-14) days. Time to return intestinal peristalsis was 2.8 0.4 (2- 3) days, abdominal drainage withdrawal was 4.4 1.2 (3-6) days, urinary catheter of all cases was removed on postoperative day 14. Short-term complications were low grade according to Clavien classification, no mortalities and no conversion to open. Only 1 case margin was positive, no lymph node metastases. Postoperative PSA level was 0.8 1.3 (0.09-3.4) ng/mL. Continence rate was 80% (4/5 cases) by 3 months. Erectile function was not investigated. Conclusions: Although the number of patient is small and follow-up time is short, robotic-assisted laparoscopic radical prostatectomy is safe and promising procedure with shorter postoperative hospital stay and good continence rate. However, the operative time was quite so long because of these were first cases. A large number of patients with long-term follow-up are essential to improve learning curve and fully assess the urinary and erectile functions. Keywords: robotic assisted laparoscopic, radical prostatectomy. ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt được Schuessler thực hiện lần đầu tiên năm 1997(11). Mặc dù với ưu điểm là phẫu thuật ít xâm hại nhưng đây vẫn là một phẫu thuật khó, đòi hỏi đường cong học tập dài(2). Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của công nghệ robot với khả năng nhìn 3 chiều, những dụng cụ robot linh hoạt đã làm giảm thời gian đường cong học tập đáng kể. Phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt có hỗ trợ robot ngày càng phổ biến và được áp dụng tại các trung tâm tiết niệu lớn trên thế giới với kết quả có thể so sánh được với phẫu thuật mở cắt tuyến tiền liệt(5). Khoa Ngoại Tiết Niệu bệnh viện Chợ Rẫy đã triển khai phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot trong các bệnh lý đường tiết niệu từ tháng 10/2017. Chúng tôi báo cáo kết quả bước đầu của phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc có hỗ trợ robot. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là báo cáo mô tả hàng loạt trường hợp. Các trường hợp được phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc có hỗ trợ robot tại khoa Ngoại Tiết Niệu bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2017 đến 01/2018. Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, BMI, kích thước tuyến tiền liệt, giá trị PSA trước và sau mổ, điểm số Gleason, giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả phẫu thuật gồm thời gian mổ, lượng máu mất, các biến chứng, thời gian hậu phẫu, thời gian rút các ống thông, kiểm soát nước tiểu và kết quả giải phẫu bệnh. Các biến số được phân tích bằng phần mềm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 74 thống kê SPSS 22.0, khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05. Chúng tôi sử dụng hệ thống Robot da Vinci thế hệ SiTM với 4 cánh tay robot. Bệnh nhân nằm tư thế Trendelenburg 300, hai chân dạng. Vào trocar rốn 12cm đặt Camera để quan sát ổ bụng trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Bơm CO2 áp lực 12 – 15 mmHg. Đặt các trocars còn lại như hình minh họa, khoảng cách giữa các trocars 8cm. Thêm 1 hoặc 2 trocars cho người phụ ở bên phải hoặc bên trái bệnh nhân. Quy trình phẫu thuật được tiến hành theo phương pháp của viện Vatikuti (VIP) được mô tả bởi Menon và cộng sự với một số cải tiến nhỏ(6,7). Chúng tôi nối bàng quang niệu đạo theo kỹ thuật của Van Velthoven và cộng sự(13). Nhóm thực hiện phẫu thuật robot bao gồm những phẫu thuật viên, điều dưỡng có kinh nghiệm trong mổ mổ cũng như phẫu thuật nội soi kinh điển và đã được đào tạo về phẫu thuật robot. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu gồm có 5 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt được phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc có hỗ trợ robot. Tuổi trung bình 66,4 6,15 (58-76). Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình 22,1 2,4 (17,5-24,6). Kích thước tuyến tiền liệt trung bình 31,12 9,04 (20,4-42,8) mL được xác định bằng MRI. Nồng độ PSA máu trước mổ trung bình 19,16 7,37 (10,4-28,2) mg/dL. Không có trường hợp nào có tiền căn cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt trước đây. Có 1 trường hợp đã mổ mở cắt ruột thừa cách 30 năm. Tất cả trường hợp đều là carcinoma tuyến tiền liệt, có 2 trường hợp giai đoạn T2b, 2 trường hợp giai đoạn T2c và 1 trường hợp giai đoạn T3b với điểm số Gleason từ 7-9. (Bảng 1) Kết quả phẫu thuật được trình bày trong bảng 2. Thời gian mổ trung bình 420 38 (360- 480) phút, lượng máu mất khoảng 780 416 mL, có 2 trường hợp phải truyền máu trong mổ. Thởi gian nằm hậu phẫu trung bình 9 2,75 (6-14) ngày. Thời gian có nhu động ruột 2,8 0,4 (2-3) ngày, dẫn lưu bụng rút sau 4,4 1,2 (3-6) ngày, tất cả các trường hợp rút thông niệu đạo rút sau 14 ngày. Không có trường hợp nào bị tổn thương mạch máu hay tổn thương ruột trong quá trình mổ. Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu STT BN1 BN2 BN3 BN4 BN5 TB Tuổi 58 67 69 62 76 66,4 6,1 BMI 23,05 23,58 21,87 17,57 24,60 22,1 2,4 DRE - + + - + Kích thước TTL (ml) 20,46 38,85 42,8 21,1 32,8 31,1 9,0 PSA (ng/ml) TM 10,4 12 28,2 18,2 27 19,1 7,3 SM <0,09 <0,09 3,4 0,2 0,24 0,8 1,3 Gleason ST 9(5+4) 7(3+4) 6(3+3) 7(3+4) 7(4+3) GPB 9(4+5) 7(3+4) 7(3+4) 9(5+4) 7(3+4) Giai đoạn LS T3aN0M0 T2cN0M0 T2bN0M0 T2bN0M0 T2cN0M0 GPB T3bN0M0 T2cN0M0 T2bN0M0 T2bN0M0 T2cN0M0 Nguy cơ (NCCN) Rất cao Trung bình Cao Trung bình Cao Điểm CAPRA 8 5 5 5 8 6,2 1,4 CAPRA-S 8 3 4 7 4 5,2 1,9 Tiền căn Mổ cắt ruột thừa Lao phổi Lao phổi COPD STT: số thứ tự, BN: bệnh nhân, BMI: chỉ số khối cơ thể, TTL: tuyến tiền liệt, PSA: kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt, TM: trước mổ, SM: sau mổ, ST: sinh thiết, GPB: giải phẫu bệnh, LS: lâm sàng, NCCN: mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ, CAPRA: đánh gia nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt của đại học California, CAPRA-S: điểm CAPRA sau phẫu thuật. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 75 Bảng 2: Kết quả phẫu thuật STT BN1 BN2 BN3 BN4 BN5 TB Thời gian mổ (phút) 420 420 560 420 360 420 38 Lượng máu mất (ml) 500 1500 1000 500 400 780 416 Truyền máu 4 HCL + 2 FFP 4 HCL Thời gian hậu phẫu (ngày) 9 9 14 6 7 9 2,7 Thời gian có nhu động ruột (ngày) 2 3 3 3 3 2,8 0,4 Thời gian rút dẫn lưu bụng (ngày) 3 5 6 5 3 4,4 1,2 Trong mẫu nghiên cứu, có 2 trường hợp giai đoạn pT2b, 2 trường hợp pT2c, một trường hợp trước mổ là cT3a, sau mổ là pT3b. Không trường hợp nào có di căn hạch. Điểm số Gleason sau mổ ghi nhận 3 trường hợp Gleason 7 (3+4) và 2 trường hợp Gleason 9. Ghi nhận 1 trường hợp biên phẫu thuật mỏm niệu đạo dương tính, giai đoạn trước và sau mổ là T2b, PSA khá cao 18,2 ng/mL, kết quả sinh thiết là Gleason 7 (3+4) nhưng kết quả sau mổ là Gleason 9 (5+4). PSA sau mổ trung bình 0,8 1,3 (0,09-3,4) mg/mL. Tỉ lệ kiểm soát nước tiểu 80% (4/5 trường hợp) sau 3 tháng. Chúng tôi chưa đánh giá chức năng cương do thời gian theo dõi còn ngắn. BÀN LUẬN Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những ung thư phổ biến nhất ở nam giới(4). Ở các nước phát triển nhờ vào chương trình tầm soát tốt nên ung thư tuyến tiền liệt phần lớn được phát hiện ở giai đoạn sớm. Ở Việt Nam do điều kiện kinh tế còn hạn chế và trình độ dân trí chưa cao nên thường phát hiện ung thư ở giai đoạn trễ hơn. Cắt tuyến tiền liệt tận gốc được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị ung thư TTL còn khu trú và có kỳ vọng sống hơn 10 năm(8). Mổ mở hay phẫu thuật nội soi kinh điển cắt tuyến tiền liệt tận gốc đã được tiến hành tại Việt Nam nói chung cũng như bệnh viện Chợ Rẫy từ nhiều năm nay. Gần đây, phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot được ứng dụng tại nhiều trung tâm Tiết Niệu trên thế giới đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Vì vậy, với những kinh nghiệm của mình, chúng tôi đã mạnh dạn triển khai hệ thống robot vào phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian mổ còn dài trung bình 420 phút so với các tác giả khác, chỉ khoảng 120-160 phút(1,9), lượng máu mất đáng kể trung bình 780mL so với các tác giả khác vào khoảng 50-100 mL, có 2 trường hợp phải truyền máu trong mổ nhưng không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở. Trong nghiên cứu này, giai đoạn ung thư TTL có phần trễ hơn, kích thước tuyến tiền liệt lớn hơn so với các tác giả khác, chúng tôi cũng cố gắng thực hiện phẫu thuật bảo tồn thần kinh cương trên những trường hợp cho phép và cũng vì đây là những trường hợp đầu tiên nên cần có thêm nhiều trường hợp nữa để chúng tôi cải thiện được kỹ thuật. Tác giả Vũ Lê Chuyên tại bệnh viện Bình Dân cũng ghi nhận thời gian mổ kéo dài khoảng 480 phút cho những trường hợp đầu tiên(14). Sau 5 trường hợp, chúng tôi đã cải thiện dần về kĩ thuật, giảm đáng kể thời gian phẫu thuật và lượng máu mất. Theo nhiều tác giả có kinh nghiệm trên thế giới, để rút ngắn được đường cong học tập cần phải phẫu thuật từ 20 – 25 trường hợp(9,15). Thời gian nằm viện hậu phẫu, thời gian có lại nhu động ruột và thời gian rút dẫn lưu trong nghiên cứu này có ngắn hơn so với mổ mở và phẫu thuật nội soi truyền thống tại bệnh viện Chợ Rẫy. Bằng những kết quả tích cực trên, chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện quy trình để phát huy được ưu điểm ít xâm hại của phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot. Về mặt ung thư học, nồng độ PSA trung bình sau mổ là 0,8 ng/mL, trong đó có 2 bệnh nhân có mức PSA < 0,09 ng/mL, dưới ngưỡng phát hiện của bộ kit xét nghiệm tại bệnh viện Chợ Rẫy, 2 trường hợp PSA sau mổ khoảng 0,2 ng/mL, có 1 trường hợp PSA sau mổ là 3,4 ng/mL. Trường hợp này giai đoạn trước và sau Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 76 mổ còn khu trú tại chỗ là T2b, điểm số Gleason là 7 (3+4), nhưng PSA trước mổ khá cao là 28,2 ng/mL. Trị số PSA hay điểm số Gleason là những yếu tố tiên lượng độc lập cho khả năng di căn của ung thư TTL. Bệnh nhân này trước mổ không nghi ngờ có tổn thương di căn, X-quang phổi chỉ ghi nhận xơ đỉnh phổi do di chứng lao phổi, xạ hình xương trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên, PSA sau mổ còn cao là 3,4 ng/mL, khả năng còn sót mô bướu trong trường hợp đã di căn vi thể. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và xét nghiệm lại PSA máu và xét nghiệm hình ảnh học cần thiết để đánh giá tái phát và tiến triển của ung thư TTL. Trong nghiên cứu này, có 1 trường hợp biên phẫu thuật mỏm niệu đạo dương tính, tuy trường hợp này giai đoạn T2b nhưng điểm số Gleason sau mổ là 9 (5+4) thuộc nhóm nguy cơ rất cao. Các tác giả khác cũng đã ghi nhận tỉ lệ biên phẫu thuật dương tính trong phẫu thuật robot vào khoảng 10-20%(1,9). Nhìn chung phẫu thuật nội soi robot có tỉ lệ biên phẫu thuật dương tính thấp hơn nội soi kinh điển nhưng vẫn còn cao hơn so với mổ mở(3,12). Trong nhóm nghiên cứu, tất cả bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đều nằm trong nhóm nguy cơ trung bình, cao đến rất cao theo phân nhóm của NCCN và điểm CAPRA từ 5-8 điểm theo bảng đánh giá của Trung tâm Ung thư San Francisco, đại học California. Điểm số CAPRA sau phẫu thuật có 3 trường hợp nguy cơ trung bình (3-5) và 2 trường hợp nguy cơ cao (≥6). Khả năng tái phát của những bệnh nhân trong nghiên cứu khá cao, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát và điều trị kịp thời cho bệnh nhân. Theo tác giả Punnen và cộng sự, thời gian sống không tiến triển bệnh trong 5 năm của nhóm nguy cơ trung bình và cao lần lượt là 39% và 17%(10). Khả năng kiểm soát nước tiểu trong nghiên cứu của chúng tôi rất khả quan, 80% bệnh nhân có thể kiểm soát nước tiểu sau 3 tháng, kết quả tương đồng với các tác giả khác(9). Khả năng kiểm soát nước tiểu sẽ cải thiện dần theo thời gian, nhiều tác giả cho thấy tỉ lệ kiểm soát nước tiểu lên đến 94-98% sau 12 tháng(1,9). Nghiên cứu này chỉ là những báo cáo kết quả bước đầu, số lượng mẫu nhỏ, thời gian theo dõi ngắn nên chưa thể so sánh các mối liên quan của các kết quả phẫu thuật với các yếu tố bệnh lý cũng như chưa so sánh được với các nghiên cứu khác. Tuy nhiên, bằng những kết quả ban đầu tích cực, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian theo dõi dài hơn. KẾT LUẬN Phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc có hỗ trợ robot là một kĩ thuật an toàn và đầy hứa hẹn. Thời gian nằm hậu phẫu ít hơn, tỉ lệ kiểm soát nước tiểu tốt. Tuy nhiên, thời gian phẫu thuật còn dài vì đây là những trường hợp đầu tiên, cần có thêm nhiều trường hợp nữa để cải thiện đường cong học tập cũng như thời gian theo dõi lâu dài để đánh giá chức năng đi tiểu và chức năng cương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carlucci JR, Nabizada-Pace F, and Samadi DB (2009), "Robot- Assisted Laparoscopic Radical Prostatectomy: Technique and Outcomes of 700 Cases", Int J Biomed Sci, Vol. 5(3), pp. 201-8. 2. Dahl DM., L'Esperance JO., Trainer AF et al (2002), "Laparoscopic radical prostatectomy: initial 70 cases at a U.S. university medical center", Urology, Vol. 60(5), pp. 859-63. 3. Du Y, Long Q, Guan B et al. (2018), "Robot-Assisted Radical Prostatectomy Is More Beneficial for Prostate Cancer Patients: A System Review and Meta-Analysis", Med Sci Monit, Vol. 24, pp. 272-87. 4. Ferlay J, Soerjomataram I, Dikshit R et al. (2015), "Cancer incidence and mortality worldwide: sources, methods and major patterns in GLOBOCAN 2012", Int J Cancer, Vol. 136(5), pp. E359-86. 5. Ficarra V, Novara G, Artibani W et al. (2009), "Retropubic, laparoscopic, and robot-assisted radical prostatectomy: a systematic review and cumulative analysis of comparative studies", Eur Urol, Vol. 55(5), pp. 1037-63. 6. Menon M and Hemal AK (2004), "Vattikuti Institute prostatectomy: a technique of robotic radical prostatectomy: experience in more than 1000 cases", J Endourol, Vol. 18(7), pp. 611-9; discussion 619. 7. Menon M, Shrivastava A, Kaul S et al. (2007), "Vattikuti Institute prostatectomy: contemporary technique and analysis of results", Eur Urol, Vol. 51(3), pp. 648-57; discussion 657-8. 8. Mottet N, Bellmunt EB, Bolla M et al. (2017), EAU - ESTRO - ESUR - SIOG Guidelines on Prostate cancer. Eur Urol, 71(4):618- 629 9. Patel VR, Tully AS, Holmes R et al. (2005), "Robotic radical prostatectomy in the community setting--the learning curve and beyond: initial 200 cases", J Urol, Vol. 174(1), pp. 269-72. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 77 10. Punnen S, Freedland SJ, Presti JC et al. (2014), "Multi- institutional validation of the CAPRA-S score to predict disease recurrence and mortality after radical prostatectomy", Eur Urol, Vol. 65(6), pp. 1171-7. 11. Schuessler WW, Schulam PG, Clayman RV et al. (1997), "Laparoscopic radical prostatectomy: initial short-term experience", Urology, Vol. 50(6), pp. 854-7. 12. Tang K, Jiang K, Chen H et al. (2017), "Robotic vs. Retropubic radical prostatectomy in prostate cancer: A systematic review and a meta-analysis update", Oncotarget, Vol. 8(19), pp. 32237-57. 13. Van Velthoven RF, Ahlering TE, Peltier A et al. (2003), "Technique for laparoscopic running urethrovesical anastomosis:the single knot method", Urology, Vol. 61(4), pp. 699-702. 14. Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Văn Ân et al. (2017), "Áp dụng kỹ thuật nội soi robot để phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc do ung thư", Tạp Chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế, pp. 237-242. 15. Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Văn Ân, et al. (2018), "Đường cong học tập trong phẫu thuật nội soi robot cắt tuyến tiền liệt tận gốc do ung thư", Y Học TP. Hồ Chí Minh, Vol. 2, pp. 175-180. Ngày nhận bài báo: 10/05/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/07/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_buoc_dau_phau_thuat_noi_soi_cat_tuyen_tien_liet_tan.pdf
Tài liệu liên quan