Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Tài liệu Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 287 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT BÀNG QUANG TẬN GỐC CÓ HỖ TRỢ ROBOT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Thái Minh Sâm*,**, Châu Quý Thuận**, Trần Trọng Trí**, Thái Kinh Luân*,**, Quách Đô La**, Nguyễn Thành Tuân*,**, Phạm Đức Minh* TÓM TẮT Mục tiêu: Cắt bàng quang tận gốc là tiêu chuẩn vàng trong điều trị ung thư bàng quang xâm lấn cơ. Triển khai hệ thống phẫu thuật robot là một bước tiến mới đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Chúng tôi báo cáo kết quả bước đầu và kinh nghiệm ban đầu phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt bàng quang (BQ) tận gốc có hỗ trợ robot Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả những trường hợp PTNS cắt BQ tận gốc có hỗ trợ robot tại khoa Ngoại Tiết Niệu, bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018. Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể (BMI), giai đoạn bướu bàng quang. Kết quả phẫu thuật gồm thời gian mổ, lượng ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 287 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT BÀNG QUANG TẬN GỐC CÓ HỖ TRỢ ROBOT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Thái Minh Sâm*,**, Châu Quý Thuận**, Trần Trọng Trí**, Thái Kinh Luân*,**, Quách Đô La**, Nguyễn Thành Tuân*,**, Phạm Đức Minh* TÓM TẮT Mục tiêu: Cắt bàng quang tận gốc là tiêu chuẩn vàng trong điều trị ung thư bàng quang xâm lấn cơ. Triển khai hệ thống phẫu thuật robot là một bước tiến mới đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Chúng tôi báo cáo kết quả bước đầu và kinh nghiệm ban đầu phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt bàng quang (BQ) tận gốc có hỗ trợ robot Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả những trường hợp PTNS cắt BQ tận gốc có hỗ trợ robot tại khoa Ngoại Tiết Niệu, bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018. Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể (BMI), giai đoạn bướu bàng quang. Kết quả phẫu thuật gồm thời gian mổ, lượng máu mất, các biến chứng, thời gian hậu phẫu, thời gian rút các ống thông, kiểm soát nước tiểu và kết quả giải phẫu bệnh. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm có 4 trường hợp đều là nam giới. Tuổi trung bình 56,5 10,5 (39-67) tuổi. Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình 23.6 2.6 (19.2-25.9). Cả 4 trường hợp đều ở giai đoạn T2b, 1 trường hợp đã di căn hạch chậu bịt, giải phẫu bệnh đều là carcinoma tế bào chuyển tiếp độ cao ở bàng quang. Thời gian mổ trung bình 495 61 (420-570) phút, thời gian điều khiển robot trung bình 270 30 (240-300) phút, lượng máu mất khoảng 575 248 (400-1000) mL, có 1 trường hợp phải truyền máu trong mổ. Thời gian nằm hậu phẫu trung bình 12.2 1.9 (10-15) ngày, thời gian có nhu động ruột 2.5 0.5 (2-3) ngày, dẫn lưu bụng rút sau 9,2 3,5 (5-14) ngày. Sau khi cắt bàng quang, 3 trường hợp được tạo hình bàng quang bằng hồi tràng ngoài cơ thể, 1 trường hợp mở 2 niệu quản ra da do bướu xâm lấn niệu đạo và di căn hạch vùng. Sau 3 tháng, trường hợp được tạo hình bàng quang theo Hautmann đầu tiên đạt được kiểm soát nước tiểu hoàn toàn. Biến chứng sau mổ phân độ thấp (≤2) theo phân loại Clavien, không trường hợp nào tử vong hoặc phải chuyển mổ mở. Một trường hợp đã di căn hạch chậu bịt, 1 trường hợp còn tế bào nghịch sản ở biên phẫu thuật niệu quản. Chưa đánh giá được chức năng cương. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ robot là một kĩ thuật an toàn và đầy hứa hẹn. Tuy thời gian phẫu thuật còn khá dài, lượng máu mất còn nhiều nhưng kết quả nhìn chung rất khả quan. Cần có thêm nhiều trường hợp nữa để cải thiện đường cong học tập cũng như thời gian theo dõi lâu dài để đánh giá đầy đủ hơn về phương diện ung thư cũng như về chức năng đi tiểu và chức năng cương. Từ khóa: phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot, cắt bàng quang tận gốc ABSTRACT ROBOTIC-ASSISTED LAPAROSCOPIC RADICAL PROSTATECTOMY: INITIAL EXPERIENCE AT CHO RAY HOSPITAL Thai Minh Sam, Chau Quy Thuan, Tran Trong Tri, Thai Kinh Luan, Quach Đo La, Nguyen Thanh Tuan, Pham Duc Minh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 287 – 292 Objective: Radical Cystectomy is considered the gold standard of care in treatment of muscle-invasive * Bộ môn Tiết Niệu Học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS. Trần Trọng Trí ĐT: 0918086162 Email: tritrantrong70@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Thận – Niệu 288 bladder cancer. The application of Robot system has the potential to bring many benefits to the patient. We report the short-term results of robotic-assisted laparoscopic radical cystectomy at Cho Ray hospital. Materials and Methods: All cases of prostate cancer performed robotic-assisted laparoscopic radical cystectomy from October 2017 to January 2018 at Urology Department, Cho Ray hospital. Data elements included patient age, gender, body mass index (BMI), stage of bladder cancer. Surgical outcomes consisted of operative time, estimated blood loss, complications, postoperative time, catheter time, pathology, time to return intestinal peristalsis and continence. Results: During this period, 4 male patients suffered from with stage T2b bladder cancer underwent robotic- assisted laparoscopic radical cystectomy. Mean age 56.5 10.5 (39-67) years, mean BMI 23.6 2.6 (19.2-25.9). Average OR time from skin insion to skin cloure was 495 61 (420-570) minutes, console time was 270 30 (240-300) minutes with estimated blood loss of 575 248 (400-1000) mL, 1 cases needed blood transfusion. Mean postoperative hospital stay was 12.2 1.9 (10-15) days. Time to return intestinal peristalsis was 2.5 0.5 (2-3) days, abdominal drainage withdrawal was 9.2 3.5 (5-14) days. Ileal orthotropic neobladder reconstruction were performed following cystectomy procedure in 3 cases, ureterocutaneoustomy was performed in 1 case due to urethral invasion and regional lymph node metastases. The first patient with Hautmann orthotropic neobladder achieved very good daytime and nighttime continence after 3 months. Short-term complications were low grade according to Clavien classification, no mortalities and no conversion to open. Only 1 case had lymph node metastatic condition, ureteral margin was dysplasia in 1 case. Erectile function was not investigated. Conclusions: Robotic-assisted laparoscopic radical cystectomy is safe and promising procedure. Despite a large amount of OR time and blood loss, overall outcomes were optimistic. A growing number of patients with long-term follow-up are essential to improve learning curve and fully assess the urinary, erectile functions and the oncological aspects. Keywords: robotic assisted laparoscopic, radical prostatectomy. ĐẶT VẤN ĐỀ Cắt bàng quang tận gốc là tiêu chuẩn vàng trong điều trị ung thư bàng quang xâm lấn cơ cũng như là ung thư không xâm lấn cơ nguy cơ cao tái phát(6). Cùng với làn sóng phát triển của phẫu thuật nội soi, hệ thống robot được áp dụng tại nhiều trung tâm trên thế giới. Phẫu thuật nội soi cắt bàng quang có hỗ trợ robot đang phần nào khẳng định được những lợi ích của phẫu thuật ít xâm hại, làm giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật mà vẫn đảm bảo được kết quả về mặt ung thư học(12). Khoa Ngoại Tiết Niệu bệnh viện Chợ Rẫy đã triển khai phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot trong các bệnh lý đường tiết niệu từ tháng 10/2017. Chúng tôi báo cáo kết quả bước đầu của phẫu thuật nội soi cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ robot. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là báo cáo mô tả hàng loạt trường hợp. Các trường hợp được phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ robot tại khoa Ngoại Tiết Niệu bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2017 đến 03/2018. Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, giới tính, BMI, giai đoạn ung thư bàng quang. Kết quả phẫu thuật gồm thời gian mổ, thời gian điều khiển robot, lượng máu mất, các biến chứng, thời gian hậu phẫu, thời gian rút các ống thông, kiểm soát nước tiểu và kết quả giải phẫu bệnh. Các biến số được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0, khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05. Chúng tôi sử dụng hệ thống Robot da Vinci thế hệ SiTM với 4 cánh tay robot. Nhóm thực hiện phẫu thuật robot bao gồm những phẫu thuật viên, điều dưỡng có kinh nghiệm trong mổ mổ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 289 cũng như phẫu thuật nội soi kinh điển và đã được đào tạo về phẫu thuật robot. Phương pháp phẫu thuật Bệnh nhân mê nội khí quản, bệnh nhân được đặt tư thế Tredelenburg dốc 300 , hai tay áp sát 2 bên hông, 2 chân ở tư thế tán sỏi, gập nhẹ ở phần hông. Vào trocar 12cm trên rốn đặt Camera để quan sát ổ bụng trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Bơm CO2 áp lực 12 – 15 mmHg. Đặt các trocars còn lại như hình minh họa, khoảng cách giữa các trocars 8cm. Thêm 1 hoặc 2 trocars cho người phụ ở bên phải hoặc bên trái bệnh nhân. Hình 1. Hình mô tả vị trí đặt trocar Tiến hành hạ đại tràng trái theo đường trắng Toldt, vén đại tràng vào trong, bộc lộ khoang sau phúc mạc bên dưới. Phẫu tích niệu quản 2 bên, cắt niệu quản đoạn sát bàng quang. Cột cắt ống dẫn tinh 2 bên ngang vị trí lỗ bẹn sâu, phẫu tích theo ống dẫn tinh đến túi tinh. Phẫu tích mặt sau bàng quang theo mặt phẳng túi tinh để tiếp cận cân Denonvillier. Bóc tách 2 thành bên bàng quang, mặt trước bàng quang đến mạc nội chậu 2 bên. Rạch mở mạc nội chậu, cắt dây chằng mu tuyến tiền liệt, khâu cắt tĩnh mạch lưng dương vật. Bộc lộ niệu đạo, cắt niệu đạo tại mỏm tuyến tiền liệt. Nạo hạch chậu bịt 2 bên. Lấy bàng quang, tuyến tiền liệt ra ngoài thành một khối qua đường dọc giữa trên xương mu. Qua đường mổ dọc giữa, đưa một đoạn hồi tràng ra ngoài tạo hình bàng quang tân tạo, sau đó cắm lại niệu quản và nối bàng quang tân tạo với niệu đạo. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu gồm có 3 trường hợp đều là nam giới. Độ tuổi trung bình 56,5 10,5 (39-67) tuổi. Chỉ số khối cơ thể trung bình 23,6 2,6 (19,2-25,9). Cả 4 trường hợp đều ở giai đoạn T2b, 1 trường hợp đã di căn hạch chậu bịt, giải phẫu bệnh đều là carcinoma tế bào chuyển tiếp độ cao ở bàng quang. Không có trường hợp nào có ung thư tuyến tiền liệt kèm theo. Không có trường hợp nào có tiền căn cắt đốt nội soi bướu bàng quang trước đây. Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bệnh nhân Giai đoạn lâm sàng Giai đoạn GPB Loại mô học Biên phẫu thuật Hạch Hình thức chuyển lưu 1 T2bN0M0 T2bN0M0 TCC Niệu quản Phải còn tế bào nghịch sản Âm tính Hautmann 2 T2bN1M0 T2bN1M0 TCC Dương tính (mỏm niệu đạo) Dương tính Đưa 2 niệu quản ra da 3 T2bN0M0 T2bN0M0 TCC Âm tính Âm tính Studer 4 T2bN0M0 T2bN0M0 TCC Âm tính Âm tính Hautmann Thời gian mổ trung bình 495 61 (420-570) phút, thời gian điều khiển robot 270 30 (240- 300) phút. Lượng máu mất 575 248 (400-1000) mL, có 1 trường hợp phải truyền máu trong mổ. Thời gian hậu phẫu trung bình 12,2 1,9 (10-15) ngày, thời gian có nhu động ruột 2,5 0,5 (2-3) ngày, dẫn lưu bụng rút sau 9,2 3,5 (5-14) ngày. Sau khi cắt bàng quang, 3 trường hợp được tạo hình bàng quang bằng hồi tràng ngoài cơ thể, 1 trường hợp đưa hai niệu quản ra da. Biến chứng sau mổ phân độ thấp (≤2) theo phân loại Clavien, không trường hợp nào tử vong hoặc phải chuyển mổ mở. Một trường hợp kết quả sinh thiết lạnh mỏm niệu đạo còn tế bào ác tính và đã di căn hạch chậu bịt nên không tạo hình bàng quang tân tạo mà tiến hành đưa 2 niệu quản ra da trong trường hợp này. Một trường hợp còn tế bào nghịch sản ở biên phẫu thuật niệu quản. Sau 3 tháng, trường hợp được tạo hình bàng quang Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Thận – Niệu 290 theo Hautmann đầu tiên đạt được kiểm soát nước tiểu hoàn toàn. Chưa đánh giá được chức năng cương. Bảng 2. Kết quả phẫu thuật Bệnh nhân 1 2 3 4 Trung bình Giai đoạn T2bN0M0 T2bN0M0 T2bN0M0 T2bN0M0 Thời gian mổ (phút) 540 450 570 420 495 ± 61 (420-570) Thời gian ĐK Robot (phút) 240 300 300 240 270 ± 30 (240-300) Lượng máu mất (mL) 1000 400 500 400 575 ± 248 (400-1000) Thời gian hậu phẫu (ngày) 13 11 15 10 12,2 ± 1,9 (10-15) Thời gian có nhu động ruột (ngày) 2 3 3 2 2,5 ± 0,5 (2-3) Thời gian rút dẫn lưu (ngày) 5 11 14 7 9,2 ± 3,5 (5-14) Biến chứng Truyền 2 HCL trong mổ Rò bạch huyết Truyền 2 HCL sau mổ 2 tuần Nhiễm khuẩn sau mổ 2 tuần BÀN LUẬN Trong những năm gần đây, phẫu thuật nội soi trong tiết niệu ngày càng phát triển. Đối với cắt bàng quang tận gốc nó mang lại những ưu điểm của phẫu thuật ít xâm hại như giảm tỉ lệ bệnh tật, giảm lượng máu mất, bệnh nhân hồi phục nhanh hơn và thời gian hậu phẫu ngắn hơn. Về mặt ung thư học, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy kết quả tương đương với mổ mở, tuy nhiên PTNS cắt bàng quang còn một số hạn chế về thời gian mổ cũng như đường cong học tập dài vì đây là một kĩ thuật rất khó. Hệ thống robot ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của PTNS, cung cấp hình ảnh phóng đại 3D, cánh tay robot với 7 độ tự do tăng độ chính xác và khéo léo cho PTV giúp cải thiện những khó khăn của PTNS truyền thống. Bằng những kinh nghiệm trong PTNS cũng như mổ mở, chúng tôi đã mạnh dạn ứng dụng hệ thống robot Da VinciTM vào phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc tại bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian mổ trung bình khoảng 500 phút, trong đó thời gian docking các cánh tay robot khoảng 60 phút, thời gian tạo hình bàng quang tân tạo ngoài cơ thể khoảng 180 phút và thời gian thực sự điều khiển robot để cắt bàng quang và nạo hạch chậu khoảng 260 phút với lượng máu mất trung bình 575 mL. Menon và cộng sự là người đầu tiên thực hiện PTNS có hỗ trợ robot cắt bàng quang với thời gian mổ từ 260-308 phút với thời gian điều khiển robot trung bình là 140 phút với lượng máu mất ít hơn 150mL(4). Menon đã có nhiều kinh nghiệm trong PTNS có hỗ trợ robot trong cắt tuyến tiền liệt nên kết quả của ông rất tốt. Nhiều nghiên cứu sau đó của nhiều tác giả khác báo cáo thời gian phẫu thuật từ 366-638 phút, lượng máu mất 278-555 mL(1,2,5,10,11,13,). Nhìn chung, phẫu thuật robot có thời gian mổ dài hơn nhưng mất máu ít hơn so với mổ mở cắt bàng quang tận gốc(1,8,15). Trường hợp mổ đầu tiên lượng máu mất khoảng 1000mL, cần phải truyền 2 đơn vị hồng cầu lắng trong mổ, hậu phẫu không cần truyền máu thêm. Những trường hợp sau đó do đã làm quen với phẫu trường và kĩ thuật robot, chúng tôi đã cải thiện được thời gian phẫu thuật, giảm lượng máu mất giảm đáng kể, khoảng 400-500 mL. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng và cộng sự thực hiện tại bệnh viện Bình Dân(1),(2). Chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện kĩ thuật và đường cong học tập để có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 291 những kết quả khả quan hơn như các tác giả trên thế giới(4,5). Trong nghiên cứu này, không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở, biến chứng sau mổ phân độ thấp (≤2) theo phân loại Clavien. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 12 ngày, nhiều hơn so với các tác giả khác, khoảng từ 5 – 12 ngày(1,2,5,11).Thời gian có nhu động ruột sớm, sau 2,5 ngày, rút dẫn lưu bụng sau 9 ngày. Một trường hợp rò bạch huyết sau mổ vì thế thời gian rút dẫn lưu bụng sau 14 ngày và thời gian hậu phẫu kéo dài đến 15 ngày. Trường hợp này đã được chụp phim bàng quang cản quang loại trừ biến chứng rò nước tiểu sau mổ. Nghiên cứu so sánh giữa phẫu thuật robot và phẫu thuật mở của tác giả Bochner cho thấy tỉ lệ biến chứng tương đương(1). Tác giả Novara thực hiện một nghiên cứu phân tích tổng quan hệ thống ghi nhận phẫu thuật cắt bàng quang có hỗ trợ robot có tỉ lệ biến chứng chung và biến chứng phân độ cao (Clavien 3) sau 90 ngày thấp hơn, thời gian nằm viện ít hơn so với mổ mở(8). Bảng 3. Kết quả phẫu thuật cắt bàng quang robot của một số nghiên cứu Nghiên cứu Số mẫu Thời gian mổ (phút) Máu mất (mL) Biến chứng Menon (2003) 17 260-308 150 1 trường hợp mổ lại do chảy máu sau mổ Rhee (2006) 7 638 479 57% cần truyền máu Guru (2007) 20 442 555 Tỉ lệ tử vong 5% Pruthi (2007) 20 366 313 Tỉ lệ mổ lại 10% Wang (2008) 33 390 400 1 trường hợp chuyển mổ mở 1 trường hợp rò bàng quang tân tạo ra da Murphy (2008) 23 397 278 1 trường hợp cần truyền máu Bochner (2015) 60 456 516 62% biến chứng Clavien độ 2-5 sau 3 tháng Sau khi cắt bàng quang, 3 trường hợp được tạo hình bàng quang bằng hồi tràng ngoài cơ thể, 1 trường hợp mở 2 niệu quản ra da do bướu xâm lấn niệu đạo và di căn hạch vùng. Trong thời gian đầu chúng tôi thực hiện chuyển lưu nước tiểu ngoài cơ thể để không kéo dài thời gian nội soi. Tư thế Tredelenburg dốc 30 độ có ảnh hưởng lên chức năng hô hấp, tim mạch, nguy cơ tăng thán khí và nguy cơ hoại tử cơ tại các vị trí tì đè. Sau 3 tháng, trường hợp đầu tiên được tạo hình bàng quang theo Hautmann đạt được kiểm soát nước tiểu hoàn toàn. Trường hợp được tạo hình bàng quang theo Studer do biến chứng rò bạch huyết nên được rút thông niệu đạo sau 28 ngày, khả năng kiểm soát nước tiểu cũng khá tốt. Tuy nhiên khoảng thời gian theo dõi sau mổ còn ngắn, chưa đủ để bàng quang tân tạo ổn định về chức năng, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các trường hợp này để đánh giá kết quả lâu dài. Một trường hợp có margin niệu đạo dương tính và đã di căn hạch chậu bịt nên không tạo hình bàng quang tân tạo. Tỉ lệ biên phẫu thuật dương tính đối với những trường hợp bướu còn khu trú rất thấp, khoảng 0 – 1,6% với pT2 trở xuống(3,5), ngược lại với bướu đã xâm lấn thì tỉ lệ biên phẫu thuật dương tính 12 – 17%(3,9). Nhìn chung, theo các nghiên cứu trên thế giới, phẫu thuật robot có kết quả về mặt ung thư học tương đương với phẫu thuật mở(1,3,8) KẾT LUẬN Phẫu thuật nội soi cắt bàng quang tận gốc có hỗ trợ robot là một kĩ thuật an toàn và đầy hứa hẹn. Tuy thời gian phẫu thuật còn khá dài nhưng kết quả nhìn chung rất khả quan. Cần có thêm nhiều trường hợp nữa để cải thiện đường cong học tập cũng như thời gian theo dõi lâu dài để đánh giá đầy đủ hơn về phương diện ung thư cũng như về chức năng đi tiểu và chức năng cương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bochner BH., Dalbagni G., Sjoberg DD., et al. (2015), "Comparing Open Radical Cystectomy and Robot-assisted Laparoscopic Radical Cystectomy: A Randomized Clinical Trial", European Urology, Vol. 67(6), pp. 1042-1050. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Thận – Niệu 292 2. Guru KA., Nogueira M., Piacente P., et al. (2007), "Rapid communication: robot-assisted anterior exenteration: technique and initial series", J Endourol, Vol. 21(6), pp. 633-9. 3. Hellenthal N.J., Hussain A., Andrews P.E., et al. (2010), "Surgical margin status after robot assisted radical cystectomy: results from the International Robotic Cystectomy Consortium", J Urol, Vol. 184(1), pp. 87-91. 4. Menon M., Hemal A.K., Tewari A., et al. (2003), "Nerve- sparing robot-assisted radical cystoprostatectomy and urinary diversion", BJU Int, Vol. 92(3), pp. 232-6. 5. Murphy DG., Challacombe BJ., Elhage O., et al. (2008), "Robotic-assisted Laparoscopic Radical Cystectomy with Extracorporeal Urinary Diversion: Initial Experience", European Urology, Vol. 54(3), pp. 570-580. 6. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Trần Vĩnh Hưng, Đỗ Vũ Phương, et al. (2017), "Phẫu thuật Robot cắt bàng quang tận gốc, tạo hình bàng quang bằng hồi tràng nối thẳng: Báo cáo một trường hợp đầu tiên", Tạp chí Y Dược học - Trường Đại Học Y Dược Huế, pp. 217-223. 7. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Trần Vĩnh Hưng, Vũ Lê Chuyên, et al. (2018), "Phẫu thuật Robot cắt bàng quang tận gốc, chuyển lưu nước tiểu bằng hồi tràng: báo cáo 11 trường hợp đầu tiên", Y học TP. Hồ Chí Minh, Vol. 2, pp. 617-626. 8. Novara G., Catto JW., Wilson T., et al. (2015), "Systematic review and cumulative analysis of perioperative outcomes and complications after robot-assisted radical cystectomy", Eur Urol, Vol. 67(3), pp. 376-401. 9. Novara G., Svatek RS., Karakiewicz PI., et al. (2010), "Soft tissue surgical margin status is a powerful predictor of outcomes after radical cystectomy: a multicenter study of more than 4,400 patients", J Urol, Vol. 183(6), pp. 2165-70. 10. Pruthi RS. and Wallen EM. (2007), "Robotic assisted laparoscopic radical cystoprostatectomy: operative and pathological outcomes", J Urol, Vol. 178(3 Pt 1), pp. 814-8. 11. Rhee JJ., Lebeau S., Smolkin M., et al. (2006), "Radical cystectomy with ileal conduit diversion: early prospective evaluation of the impact of robotic assistance", BJU Int, Vol. 98(5), pp. 1059-63. 12. Richstone L. and Scherr DS. (2015), "Robotic and Laparoscopic Bladder Surgery", in Campbell-Walsh Urology, A.J. Wein, Editor, 11th ed. pp. 2254-2280. 13. Wang GJ., Barocas DA., Raman JD., et al. (2008), "Robotic vs open radical cystectomy: prospective comparison of perioperative outcomes and pathological measures of early oncological efficacy", BJU Int, Vol. 101(1), pp. 89-93. 14. Witjes JA., Compérat E., Cowan NC., et al. (2017), EAU Guidelines on Muscle-invasive and Metatastic Bladder Cancer. Eur Urol.; 65(4):778-92 15. Xia L., Wang X., Xu T., et al. (2015), "Robotic versus Open Radical Cystectomy: An Updated Systematic Review and Meta-Analysis", PLoS ONE, Vol. 10(3), pp. e0121032 Ngày nhận bài báo: 10/05/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/07/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_buoc_dau_phau_thuat_noi_soi_cat_bang_quang_tan_goc_c.pdf
Tài liệu liên quan