Tài liệu Kết quả bước đầu kỹ thuật tán sỏi qua da không mở thân ra da: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 113
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU KỸ THUẬT TÁN SỎI QUA DA
KHÔNG MỞ THẬN RA DA
Hoàng Thiên Phúc*, Vũ Lê Chuyên*, Phan Mạnh Linh*, Dương Cao Trí*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mở thận ra da được xem như một trong các bước của kỹ thuật tán sỏi qua da (Percutaneous
nephrolithotomy - PCNL). Tuy nhiên, trong những nằm gần đây, kỹ thuật này cũng có nhiều hướng phát
triển mới. Một trong những hướng đó là việc thay thế việc mở thận ra da bằng việc đặt thông Double-J hoặc
thông niệu quản và rút sớm sau mổ. Đặc biệt, một trong những nguyên tắc điều trị sỏi thận trong kỹ
nguyên nội soi bao gồm việc tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa các tổn hại cho bệnh nhân. Bài báo này chúng
tôi muốn đánh giá tính hiệu quả và an toàn của kỹ thuật tán sỏi qua da bằng máy soi Miniperc PCNL. Từ
đó, đề ra các tiêu chuẩn không cần mở thận ra da vừa đảm bảo hiệu quả và an toàn đối với kỹ thuật tán sỏi
qua da trong nhữn...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả bước đầu kỹ thuật tán sỏi qua da không mở thân ra da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 113
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU KỸ THUẬT TÁN SỎI QUA DA
KHƠNG MỞ THẬN RA DA
Hồng Thiên Phúc*, Vũ Lê Chuyên*, Phan Mạnh Linh*, Dương Cao Trí*
TĨM TẮT
Mục tiêu: Mở thận ra da được xem như một trong các bước của kỹ thuật tán sỏi qua da (Percutaneous
nephrolithotomy - PCNL). Tuy nhiên, trong những nằm gần đây, kỹ thuật này cũng cĩ nhiều hướng phát
triển mới. Một trong những hướng đĩ là việc thay thế việc mở thận ra da bằng việc đặt thơng Double-J hoặc
thơng niệu quản và rút sớm sau mổ. Đặc biệt, một trong những nguyên tắc điều trị sỏi thận trong kỹ
nguyên nội soi bao gồm việc tối đa hĩa lợi ích và tối thiểu hĩa các tổn hại cho bệnh nhân. Bài báo này chúng
tơi muốn đánh giá tính hiệu quả và an tồn của kỹ thuật tán sỏi qua da bằng máy soi Miniperc PCNL. Từ
đĩ, đề ra các tiêu chuẩn khơng cần mở thận ra da vừa đảm bảo hiệu quả và an tồn đối với kỹ thuật tán sỏi
qua da trong những năm tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tơi chọn vào mẫu những bệnh nhân cĩ sỏi thận cĩ đường kính lớn
nhất từ 10 – 25 mm. Những bệnh nhân trên đảm bảo tiêu chí chỉ cần một đường hầm vào thận và thời gian
tán sỏi khơng quá 2 giờ, khơng cĩ tổn thương đài bể thận, mất máu ít, khơng cần can thiệp lần sau, khơng cĩ
bất thường giải phẫu và sỏi khơng phức tạp. Tất cả các bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật tán sỏi qua da
miniperc bởi cùng một nhĩm phẫu thuật viên và tiến hành thận trọng. Sau mổ, chúng tơi chia thành 2
nhĩm: khơng mở thận ra da và phải mở thận ra da. Qua đĩ, bước đầu đánh giá tính hiệu quả và tính an tồn
của kỹ thuật tán sỏi qua da khơng mở thận ra da.
Kết quả: Chúng tơi cho thấy với 34 trường hợp thỏa các tiêu chuẩn trên cĩ thể thực hiện kỹ thuật tán
sỏi qua da khơng mở thận ra da 23 trường hợp với tỷ lệ chiếm 68,9 %. Từ đĩ chúng tơi thấy rằng kỹ thuật
này khơng làm giảm tính hiệu quả: tỉ lệ sạch sỏi (82,4%), thời gian nằm viện (86,7 giờ), thời gian phẫu
thuật (85,4 ph), và vẫn đảm bảo an tồn: dùng thuốc giảm đau (100 mg Péthidine: 22%; 50 mg Péthidine:
13%; khơng dùng Péthidine: 65%), khơng tăng tỉ lệ biến chứng: 1 trường hợp sốt, 1 trường hợp đau quặn
thận. Cĩ thể kết luận việc mở thận ra da cĩ thể lược bỏ trong một số điều kiện ban đầu như trên mà khơng lo
ngại tính hiệu quả và an tồn cho bệnh nhân.
Kết luận: Kỹ thuật tán sỏi qua da miniPerc khơng mở thận ra da bước đầu cho kết quả tốt trên những
bệnh nhân lựa chọn (sỏi dưới 25 mm, một đường hầm vào thận, khơng cĩ biến chứng nghiêm trọng lúc mổ,
thời gian mổ khơng quà 2 giờ, khơng bất thường giải phẫu, khơng sỏi phức tạp) với ưu thế khơng giảm tỉ lệ
sạch sỏi, nhưng vẫn giảm đau tốt và xuất viện sớm.
Từ khĩa: sỏi thận, tán sỏi qua da, khơng mở thận ra da
ABSTRACT
THE EFFECTIVENESS AND SAFETY OF TUBELESS MINIPERC PERCUTANEOUS
NEPHROLITHOTOMY
Hoang Thien Phuc, Vu Le Chuyen, Phan Manh Linh, Duong Cao Tri
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 113 – 119
Objective: Performance a nephrostomy tube for drainage has been an integral part of the percutaneous
nephrolithotomy (PCNL) procedure. However, in recent years, the procedure has been modified to what has
*Bệnh viện Bình Dân, Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Bs CK1 Hồng Thiên Phúc ĐT: 0903754174 Email: bshoangthienphuc@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 114
been called ‘tubeless’ PCNL, in which nephrostomy tube is replaced with internal drainage provided by a
double-J stent or a short-term ureteral catheter. Minimizing the disadvantage of PCNL is now a principle
when removing kidney stone. The objective of this study is shown the safety, effectiveness of tubeless
miniperc PCNL. And then, the indications of tubeless miniperc PCNL can be performed more often in Viet
Nam.
Materials and Methods: We performed a miniperc PCNL in the patients who have the stone size
varied from 10 – 25 mm, single access tract, operative time less than two hours, no significant perforation,
minimal bleeding, and no requirement for a secondary procedure, not abnormal anatomies and not
complicated stone. We devide in 2 group: in those must have a nephrostomy tube and in those have tubeless
PCNL. And then we have the safety and effectiveness in the tubeless PCNL group.
Results: We performed miniperc PCNL in 34 patients, in which 23 patients have tubeless miniperc
PCNL (67.6 %). The effectiveness: Stone Free Rate (SFR) 82.4%, operation time (85.4 min), postoperation
time (86.7 h); The safety: analgesia requirements (100 mg Péthidine: 22%; 50 mg Péthidine: 13%; no use
Péthidine: 65%); 1 fever patient, and 1 colic pain patient. Then, we can conclude that tubeless miniperc
PNLC is safe and effectiveness in these chosen conditions.
Conclusion: Tubeless miniperc PCNL can be used with a favorable outcome in selected patients (stone
size < 25 mm, single tract access, no significant residual stones, no significant perforation, minimal bleeding,
and no requirement for a secondary procedure), with the potential advantages of decreased postoperative
pain, analgesia requirement, and hospital stay.
Keywords: kidney stone, percutaneous nephrolithotomy, tubeless
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các cột mốc quan trọng trong lịch sử phát
triển kỹ thuật tán sỏi qua da (PCNL) bao gồm:
Goodwin và cộng sự mơ tả kỹ thuật mở thận
ra da năm 1955(7) và Fernstrom and Johannson
và cộng sự mơ tả kỹ thuật PCNL lần đầu năm
1976(5). Wickham năm 1979 đã mơ tả kỹ thuật
trên(17,18) với việc nong dần đường hầm vào da
với vơ cảm tại chỗ sau một vài ngày rồi lấy sỏi
với mê tồn thân bằng máy nội soi bàng quang
30o. Alken sử dụng kỹ thuật này để lấy các sỏi sĩt
sau qua một thơng mở thận ra da sau mổ mở(1).
Với sự tiến bộ của chẩn đốn hình ảnh và
kỹ thuật mổ, tỉ lệ thành cơng của PCNL tăng
đáng kể (13,16). Năm 1984, Wickham lần đầu mơ
tả 100 bệnh nhân đầu tiên thực hiện kỹ thuật
tán sỏi qua da một thì(19), khi mà quá trình chọc
dị, nong hồn chỉnh bằng các ống nong rồi đặt
vỏ Amplatz và đặc biệt dùng máy soi thận
chuyên biệt. Qua hơn 2 thập kỷ, PCNL phát
triển mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của dụng
cụ cũng như kỹ năng mổ của các phẫu thuật
viên niệu khoa(8,10,11,12,14). Trong những nằm gần
đây, “Mini percutaneous nephrolithotomy”
(Mini PCNL)(2,6,9) và “Tubeless PCNL” được
thực hiện với mục tiêu làm giảm những bất
tiện của kỹ thuật nêu trên.
Mini percutaneous nephrolithotomy
Chan và cộng sự mơ tả “Mini PCNL” với
máy nội soi thận 13 Fr theo một ống mở thận
ra da bằng thơng thận 8F với một thơng niệu
quản 7 Fr(2). Maheshwari và cộng sự báo cáo
việc giảm liều thuốc giảm đau nhờ thay thơng
pigtail 9 Fr mở thận ra da thay cho ống thơng
mở thận ra da 28 Fr. Việc sử dụng ống thơng
nhỏ hơn cũng cho thấy việc dị nước tiểu sau
rút thơng thận ra da cũng ngắn hơn. Một vài
nghiên cứu cũng ủng hộ dùng ống nhỏ cứng
mở thận ra da ngắn ngày sau mổ PCNL để làm
giảm bất tiện của PCNL(3,4,15). Tuy nhiên, Mini
PCNL cũng cĩ những bất lợi như khĩ khăn
trong việc quan sát vì ống kính nội soi nhỏ và
khĩ khăn trong việc sử dụng các kềm gắp sỏi.
Tubeless percutaneous nephrolithotomy
Trước đây, người ta cho rằng thơng thận
giúp cầm máu, tránh dị nước tiểu quanh thận
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 115
và dẫn lưu tồn bộ nước tiểu của thận(20). Tuy
nhiên, dựa trên nếu chỉ cần mục đích dẫn lưu
nước tiểu từ thận thì một thơng niệu quản
hoặc một thơng double J là đủ để thay thế
thơng thận ra da. Ý tưởng về việc khơng mở
thận ra da đã xuất hiện rất sớm trong quá trình
phát triển kỹ thuật PCNL. Năm 1984,
Wickham(19) đã giới thiệu kết quả 100 bệnh
nhân khơng cĩ dẫn lưu trong hoặc dẫn lưu
ngồi tùy vào kết quả cuối từng trường hợp.
Các tác giả cũng cho rằng với việc khơng mở
thận ra da, bệnh nhân cĩ thể xuất viện sau 24
giờ mà vẫn an tồn và hiệu quả. Tuy nhiên,
Winfield và cộng sự(20) báo cáo hai 2 bệnh nhân
với biến chứng do rút thơng thận sớm sau khi
mổ lấy sỏi đường tiểu trên đơn giản, họ bị mất
máu nặng và dị nước tiểu quanh thận phải
truyền máu, dẫu lưu trong và kéo dài thời gian
nằm viện. Họ khuyến cáo nên mở thận ra da
trong 24 đến 48 giờ sau lấy sỏi, và đã trở thành
bước làm thường quy trên tồn thế giới.
Năm 1997, Bellman và đồng nghiệp tiếp
tục thử nghiệm việc thay thế với kỹ thuật mở
thận ra da thường quy sau lấy sỏi bằng việc
dẫn lưu trong bằng thơng niệu quản. Thời gian
nằm viện, nhu cầu thuốc giảm đau, thời gian
quay lại sinh hoạt bình thường và chi phí đều
giảm. Candela và cộng sự cho rằng kỹ thuật
khơng mở thận ra da cĩ thể làm giảm chi phí
từ 3750 USD xuống 1638 USD mỗi trường hợp.
Một số nghiên cứu trong những năm gần đây
trên thế giới cũng cho rằng kỹ thuật PNCL
khơng mở thận ra da thì an tồn và hiệu quả
và ít hơn những bất lợi cho bệnh nhân trong
một số trường hợp cụ thể. Phần lớn các nghiên
cứu chỉ ra rằng chủ yếu là do kỹ thuật bao
gồm: một đường hầm vào thận, quá trình mổ
khơng quá 2 giờ, nhỏ hơn 3 sỏi và đường kính
< 25 mm, sạch sỏi và khơng cĩ chảy máu nhiều
sau cuộc mổ.
Tại Việt Nam, phẫu thuật tán sỏi qua da
miniPerc ngày càng được sử dụng rộng khắp.
Tuy nhiên, mở thận ra da vẫn được xem là một
bước trong quy trình kỹ thuật. Với các chứng
cứ trên thế giới và tìm hiểu các nghiên cứu tại
Việt Nam, chúng tơi nhận thấy cĩ thể tiến
hành nghiên cứu về lượt bỏ việc mở thận ra da
mà khơng ảnh hưởng tới hiệu quả và an tồn
của bệnh nhân trong một số trường hợp vì
chưa cĩ bằng chứng khoa học trong tình hình
Việt Nam. Việc khơng mở thận ra da trong
nghiên cứu này nghĩa là sau mổ bệnh nhân
khơng cĩ thơng mở thận ra da và mang thơng
niệu quản ra da được rút sớm trong các ngày
hậu phẫu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đây là nghiên cứu tiến cứu hàng loạt ca.
Thời gian từ tháng 9/2018 đến hết tháng 3/2019
tại bệnh viện Bình Dân do nhĩm nghiên cứu
tiến hành phẫu thuật. Nghiên cứu đã trình tại
Hội đồng Y đức Bệnh viện Bình Dân.
Bệnh nhân được chọn mẫu khi cĩ sỏi thận
đường kích lớn nhất từ 10 – 25 mm, cĩ chỉ
định lấy sỏi qua da miniPerc, chỉ cần một
đường hầm vào thận và thời gian tán sỏi dự
kiến khơng quá 2 giờ. Loại trừ các bất thường
giải phẫu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa
điều trị ổn, rối loạn đơng máu, tổng trạng bệnh
nhân cĩ các bệnh nội khoa phức tạp đi và các
trường hợp sỏi phức tạp địi hỏi tiếp cận nhiều
đường nong, kích thước lớn hơn 25 mm. Tất cả
các bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật tán sỏi
qua da miniPerc bởi cùng một nhĩm phẫu
thuật viên và tiến hành thận trọng. Chúng tơi
sử dụng máy tán sỏi thận qua da của Karl
Storz với kích thước của Amplatz là 16,5F hoặc
20,5F. Sau khi lấy sỏi, nếu thời gian tán sỏi
khơng quá 2 giờ, khơng cĩ tổn thương đài bể
thận nghiêm trọng, mất máu ít, khơng cần can
thiệp lần sau; chúng tơi tiến hành khơng mở
thận ra da và nhĩm cịn lại phải mở thận ra da.
Qua đĩ, bước đầu đánh giá tính hiệu quả và
tính an tồn của kỹ thuật tán sỏi qua da khơng
mở thận ra da. Tính hiệu quả bao gồm: tỉ lệ
sạch sỏi, thời gian nằm viện, thời gian phẫu
thuật và tính an tồn: dùng thuốc giảm đau, tỉ
lệ biến chứng theo than điểm Clavien – Dindo
cải biên.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 116
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 9/2018 đến tháng
3/2019 tại khoa Niệu A và khoa Niệu C, Bệnh
viện Bình Dân, nhĩm phẫu thuật đã thực hiện
phẫu thuật trên 34 bệnh nhân thỏa điều kiện
tiến hành nghiên cứu. Chúng tơi ghi nhận
được những kết quả như sau:
Về đặc điểm chung của bệnh nhân, chúng
tơi ghi nhận cĩ tổng số 34 bệnh nhân. Trong đĩ
tỉ lệ giới tính nam/nữ là: 23/11. Với độ tuổi
trung bình là: 50,97 ± 11,53 (tuổi).
Về tỉ lệ bên tiến hành phẫu thuật trái/phải:
22/12 (bệnh nhân). Kích thước sỏi lớn nhất
trung bình là: 20,47 ± 4,27 mm. Trong đĩ cĩ
9/34 trường hợp là sỏi tái phát, đã cĩ tiền căn
mổ mở lấy sỏi thận trước đây.
Về độ ứ nước của thận ghi nhận: 7 trường
hợp thận khơng ứ nước; 7 trường hợp thận ứ
nước độ 1; 15 trường hợp thận ứ nước độ 2; 5
trường hợp thận ứ nước độ 3.
Chúng tơi tiến hành thống kê và so sánh
các chỉ số trên ở nhĩm bệnh nhân cĩ mở thận
ra da và khơng mở thận ra da (Bảng 1).
Bảng 1: So sánh các đặc điểm chung của nhĩm bệnh nhân mở thận ra da và khơng mở thận ra da
Đặc điểm Mở thận ra da n = 11 Khơng mở thận ra da n = 23 p
Tỉ lệ giới tính nam/nữ 9/2 14/9
Tuổi trung bình (tuổi) 51,55 ± 12,92 50,7 ± 11,1 p = 0,84
Bên phẫu thuật trái/phải 5/6 17/6
Kích thước sỏi lớn nhất (mm) 21,45 ± 4,61 20 ± 4,12 p = 0,36
Sỏi tái phát 2/11 7/23 p = 0,46
Độ ứ nước của thận (bệnh nhân)
Khơng 1 2 3 Khơng 1 2 3
2 3 4 2 5 4 11 3
Trong quá trình phẫu thuật, chúng tơi
đánh giá và quyết định khơng mở thận ra da
với 23 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 67,64 % trường
hợp. Trong đĩ cĩ khơng mở thận ra da kèm
đặt thơng double J: 3/23 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ:
13,04% trường hợp. Cĩ 20/23 bệnh nhân, chiếm
tỉ lệ 86,96% khơng mở thận ra da kèm khơng
đặt thơng double J.
Về lý do mở thận ra da của 11 trường hợp,
chúng tơi ghi nhận: 3 trường hợp (36,36%)
chảy máu nhiều trong phẫu thuật, 5 trường
hợp (36,36%) nghi ngờ nhiễm khuẩn niệu, 3
trường hợp (27,27%) cịn sĩt sỏi.
Về thời gian mổ trung bình là: 90 ± 23,1 phút.
Về lượng máu mất, chúng tơi ghi nhận chỉ
số Heamoglobin (Hgb) trung bình trước mổ là:
13,99 ± 1,71 g/dl. Chỉ số Hgb trung bình sau
mổ là: 12,64 ± 1,41 g/dl.
Chúng tơi tiến hành vào thận với đường
vào ở đài dưới là 28 bệnh nhân và 6 bệnh nhân
ở đài trên. Chúng tơi lựa chọn nguồn năng
lượng tán sỏi với nguồn năng lượng siêu âm là
7/34 bệnh nhân và nguồn năng lượng laser với
27/34 bệnh nhân (Bảng 2).
Tỉ lệ sạch sỏi ngay sau mổ qua C-arm là:
27/34, chiếm 79,41% trường hợp.
Bảng 2: So sánh các đặc điểm trong quá trình phẫu
thuật của nhĩm bệnh nhân mở thận ra da và khơng
mở thận ra da
Đặc điểm Mở thận ra
da n = 11
Khơng mở thận
ra da n = 23
p
Thời gian phẫu
thuật (phút)
99,55 ± 22,74 85,43 ± 22,31 p=0,096
Hgb trước phẫu
thuật (g/dl)
14,71 ± 1,52 13,6 ± 1,75 p=0,78
Hgb sau phẫu
thuật (g/dl)
12,76 ± 1,1 12,7 ± 1,55 p=0,904
Tỉ lệ sạch sỏi
ngay sau phẫu
thuật qua C-arm
6/11 21/23 p=0,048
Đường vào đài
thận (bệnh nhân)
Đài dưới: 7
Đài trên: 4
Đài dưới: 21
Đài trên: 2
Năng lượng tán
sỏi (bệnh nhân)
Siêu âm: 4/11
Laser: 7/11
Siêu âm: 3/23
Laser: 20/23
Về kết quả sau phẫu thuật chúng tơi ghi
nhận tình trạng sốt sau phẫu thuật với 1/34
bệnh nhân, 1/34 bệnh nhân đau quặn thận sau
mổ, tỉ lệ 2,94%. Khơng cĩ bệnh nhân nào bị rị
nước tiểu và chảy máu sau mổ.
Về thời gian rút thơng niệu quản và thơng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 117
niệu đạo: 53,65 ± 28,37 giờ.
Chúng tơi ghi nhận thời gian nằm viện
trung bình là: 99,53 ± 45,43 giờ.
Về tỉ lệ sạch sỏi sau tái khám 2 tuần tới 1
tháng với cận lâm sàng siêu âm hệ tiết niệu và
chụp phim X–quang hệ tiết niệu (KUB) là:
28/34 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 82,35%.
Bảng 3: So sánh các đặc điểm sau phẫu thuật của
nhĩm bệnh nhân mở thận ra da và khơng mở thận
ra da
Đặc điểm
Mở thận ra
da n = 11
Khơng mở
thận ra da
n = 23
p
Sốt sau phẫu thuật
(bệnh nhân)
0/11 1/23 p=0,49
Thời gian rút thơng
niệu quản và thơng
niệu đạo (giờ)
54,55±37,32 53,22±23,95 p=0,9
Thời gian nằm viện
(giờ)
126,55±45,65 86,61±40,12 p=0,014
Sạch sỏi sau tái
khám 2 tuần tới 1
tháng (bệnh nhân)
8/11 20/23 p=0,32
Trong nhĩm khơng mở thận ra da: thời
gian sử dụng thuốc giảm đau: 100mg
Péthidine: 22%; 50mg Péthidine: 13%; khơng
dùng Péthidine: 65%. Tất cả bệnh nhân cĩ thể
đi lại từ ngày thứ hậu phẫu thứ 2 và chỉ cần
dùng paracetamol 0,5g uống (Bảng 3).
Biểu đồ 1: Phân bố thời gian hậu phẫu giữa nhĩm
khơng mở thận và cĩ mở thận ra da
BÀN LUẬN
Về tính hiệu quả như tỉ lệ sạch sỏi, thời
gian nằm viện, thời gian phẫu thuật.
Chúng tơi tiến hành so sánh về tỉ lệ sạch
sỏi với một số tác giả (Bảng 4).
Bảng 4: So sánh về tỉ lệ sạch sỏi với một số tác giả
Tác giả Số trường hợp Tỉ lệ sạch sỏi (%)
Desai (2013) 36 97,2
Datta (2015) 94 81
Wilhelm (2015) 25 92
Shah (2015) 22 81,8
Schoenthaler (2015) 30 84
Karakan (2016) 47 89,3
Chúng tơi (2018) 34 82.35
Tỉ lệ sạch sỏi (SFR: Stone free rate) của
chúng tơi bước đầu cho thấy khơng thay đổi so
với các tác giả về SFR 83,35%. Theo chúng tơi tỉ
lệ này cĩ thể tăng lên theo đường cong học tập
và quá trình tích lũy kinh nghiệm.
Thời gian nằm viện kéo dài là do thủ tục
bắt buộc về bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, thời gian
hậu phẫu trung bình là 99,53 ± 45,43 giờ. Số
trường hợp xuất viện sau phẫu thuật trong
vịng 48 - 72 giờ của nhĩm khơng mở thận ra
da là 14/23 (60,87%). Để đảm bảo tính khách
quan chúng tơi để các bác sĩ niệu đánh giá
hiệu quả qua việc rút thơng niệu quản kèm
thơng niệu đạo. Sự kéo dài do kỹ thuật tương
đối mới, bệnh nhân nằm rải rác ở nhiều khoa,
một số bác sỹ lo lắng nên chưa dám cho rút
thơng niệu đạo – niệu quản trong những ngày
hậu phẫu thứ nhất và thứ hai. Đặc biệt là
những ca đầu nghiên cứu nằm tại bệnh phịng
của một bác sĩ chỉ cho rút thơng niệu quản và
thơng tiểu sau 5 ngày.
Thời gian phẫu thuật trung bình là 99,55 ±
22,74 phút trong đĩ nhĩm khơng mở thận ra
da chỉ mất trung bình 85,43 ± 22,31 phút. Do
đặt mục tiêu khơng mở thận nên chúng tơi
chọn lựa kiểu tán sỏi vụn như bụi nên thời
gian đầu cĩ thể kéo dài hơn và những trường
hợp càng về sau càng rút ngắn dần.
Tất cả các trường hợp chỉ cần tối đa 100mg
Péthidine sau mổ từ 4-6 giờ, trong cĩ dùng
100mg Péthidine: 22%; 50mg Péthidine: 13%;
khơng dùng Péthidine: 65%. Đây chủ yếu là
thĩi quen của bác sĩ hồi tỉnh thường dùng
Péthidine sau mổ. Tất cả bệnh nhân cĩ thể đi
lại từ ngày thứ hậu phẫu thứ 2 và chỉ cần dùng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 118
paracetamol 0,5g uống. 65% trường hợp khơng
cần dùng thuốc giảm đau hướng thần kinh
trung ương sau mổ. Các ngày hậu phẫu cịn
lại, bệnh nhân đều vận động sớm và chỉ cần
dùng paracetamol uống từ hậu phẫu thứ hai.
Chỉ cĩ 1 trong 34 trường hợp cĩ triệu
chứng sốt sau mổ và chỉ cần dùng kháng sinh
tĩnh mạch điều trị 1 tuần mà khơng cần bất cứ
can thiệp thêm sau đĩ. Bệnh nhân lưu thơng
niệu quản đến khi cĩ kết quả nuơi cấy vi
khuẩn trong máu và nước tiểu âm tính. Bệnh
nhân được rút thơng niệu đạo bàng quang
kèm với thơng niệu quản khi sau 5 ngày và
xuất viện sau 7 ngày. Ghi nhận 1 trường hợp
đau quặn thận sau khi rút thơng niệu quản
ngày thứ hai; chúng tơi tiến hành tầm sốt và
ghi nhận kết quả âm tính với xét nghiệm về
nhiễm khuẩn đường tiết niệu và đáp ứng tốt
với điều trị piroxicam 20 mg sau 3 ngày. Sau
đĩ, bệnh nhân được siêu âm kiểm tra khơng
cịn thận ứ nước. Theo ghi nhận bệnh nhân sau
tiểu ra máu cục thì hết đau và nhẹ nhàng hơn.
Trong nhĩm 11 trường hợp phải mở thận
ra da, các lí do gặp phải là: sĩt sỏi (3 TH), nghi
ngờ nhiễm khuẩn đường tiết niệu (5 TH), chảy
máu (3 TH). Với các trường hợp này cũng
khơng cần can thiệp thêm trong các ngày hậu
phẫu gần. Sỏi sĩt đường kính lớn nhất là 8
mm, được chỉ định điều trị nội khoa sau đĩ.
Các trường hợp nghi ngờ nhiểm khuẩn niệu cĩ
3 trường hợp cấy nước tiểu sau mổ âm tính và
2 trường hợp cấy dương tính được điều trị
theo kháng sinh đồ khơng ghi nhận biến
chứng. Các trường hợp chảy máu tự cầm mà
khơng cần dùng thuốc cầm máu sau đĩ.
Trong 23 trường hợp khơng cần mở thận ra
da, chỉ cĩ 1 trường hợp sốt và đáp ứng điều trị
kháng sinh tĩnh mạch 1 tuần, 1 trường hợp
đau quặn thận đáp ứng kháng viêm piroxicam
20mg trong 3 ngày. Như vậy cĩ thể kết luận
khi đã quyết định khơng mở thận ra da thì tỉ lệ
biến chứng rất thấp và chỉ cần điều trị nội
khoa, chỉ ghi nhận 2/23 trường hợp xảy ra biến
chứng độ II theo phân độ Clavien – Dindo cải
tiến. Như vậy, việc mở thận ra da trong tán sỏi
qua da miniperc cĩ thể lược bỏ nếu thỏa các
điều kiện trước và trong mổ đã nêu mà khơng
cần lo lắng về tính hiệu quả và an tồn cho
bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Kỹ thuật tán sỏi qua da miniPerc khơng
mở thận ra da bước đầu cho kết quả tốt trên
những bệnh nhân lựa chọn (sỏi dưới 25 mm,
một đường hầm vào thận, khơng cĩ biến
chứng nghiêm trọng lúc mổ, thời gian mổ
khơng quá 2 giờ, khơng bất thường giải phẫu,
khơng sỏi phức tạp) với ưu thế khơng giảm tỉ
lệ sạch sỏi, nhưng vẫn giảm đau tốt và xuất
viện sớm. Chúng tơi sẽ tiếp tục mở rộng mẫu
nghiên cứu cho ra các số liệu lớn hơn nhằm
khẳng định chỉ định của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alken P, Hutschenreiter G, Günther R, Marberger M (1981).
“Percutaneous stone manipulation”. J Urol, 125:463–466.
2. Chan DY, Jarrett TW (2000). “Mini-percutaneous
nephrolithotomy”. J Endourol, 14:269– 273.
3. Cormio L, et al (2013). “Exit strategies following
percutaneous nephrolithotomy (PCNL): a comparison of
surgical outcomes in the Clinical Research Office of the
Endourological Society (CROES) PCNL Global Study”.
World J Urol, 31:1239.
4. Desai MR, Kukreja RA, Desai MM, Mhaskar SS, Wani KA,
Patel SH, et al (2004). “A prospective randomized
comparison of type of nephrostomy drainage following
percutaneous nephrostolithotomy: Large bore versus small
bore versus tubeless”. J Urol, 172:565– 567.
5. Fernstrưm I, Johansson B (1976). “Percutaneous
pyelolithotomy: A new extraction technique”. Scand J Urol
Nephrol, 10:257–259.
6. Garofalo M, et al (2013). “Tubeless procedure reduces
hospitalization and pain after percutaneous
nephrolithotomy: results of a multivariable analysis”.
Urolithiasis, 41:pp.347.
7. Goodwin WE, Casey WC, Woolf W (1955). “Percutaneous
trocar (needle) nephrostomy in hydronephrosis”. J Am Med
Assoc, 157:891–894.
8. Henriksson C, Geterud K, Grenabo L, Hedelin H, Nauclér J,
Pettersson S, et al (1989). “Percutaneous renal and ureteric
stone extraction: Report on the first 500 operations”. Scand J
Urol Nephrol, 23:291– 297.
9. Jackman SV, Docimo SG, Cadeddu JA, Bishoff JT, Kavoussi
LR, Jarrett TW (1998). “The ‘mini-perc’ technique: A less
invasive alternative to percutaneous nephrolithotomy”.
World J Urol,16:371–374.
10. Jones DJ, Russell GL, Kellett MJ, Wickham JE (1990). “The
changing practice of percutaneous stone surgery: Review of
1000 cases 1981 -1988”. Br J Urol, 66:1–5.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 119
11. Lee JY, et al (2017). “Intraoperative and postoperative
feasibility and safety of total tubeless, tubeless, small-bore
tube, and standard percutaneous nephrolithotomy: a
systematic review and network meta-analysis of 16
randomized controlled trials”. BMC Urol, 17:pp.48.
12. Lu Y, et al (2013). “Randomized prospective trial of tubeless
versus conventional minimally invasive percutaneous
nephrolithotomy”. World J Urol, 31:pp.1303.
13. Miller RA, Payne SR, Wickham JE (1984). “Review of
accessories for percutaneous renal surgery”. Br J Urol,
56:577– 581.
14. Paul EM, Marcovich R, Lee BR, Smith AD (2003). “Choosing
the ideal nephrostomy tube”. BJU Int, 92:672– 677.
15. Pietrow PK, Auge BK, Lallas CD, Santa-Cruz RW, Newman
GE, Albala DM, et al (2003). “Pain after percutaneous
nephrolithotomy: Impact of nephrostomy tube size”. J
Endourol, 17:411– 414.
16. Segura JW (1989). “The role of percutaneous surgery in renal
and ureteral stone removal”. J Urol, 141:780–781.
17. Wickham JE, Kellet MJ (1981). “Percutaneous
nephrolithotomy”. Br Med J, 283:1571–1572.
18. Wickham JE, Kellett MJ (1981). “Percutaneous
nephrolithotomy”. Br J Urol, 53:297– 299.
19. Wickham JE, Miller RA, Kellett M.J, Payne SR (1984).
“Percutaneous nephrolithotomy: One stage or two?” Br J
Urol, 56:582– 585.
20. Winfield HN, Weyman P, Clayman RV (1986).
“Percutaneous nephrostolithotomy: Complications of
premature nephrostomy tube removal”. J Urol, 136:77–79.
Ngày nhận bài báo: 01/04/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_buoc_dau_ky_thuat_tan_soi_qua_da_khong_mo_than_ra_da.pdf