Tài liệu Kết quả bảo tồn quỹ gien cây có củ giai đoạn 2011-2015 tại trung tâm tài nguyên thực vật: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
798
KẾT QUẢ BẢO TỒN QUỸ GIEN CÂY CÓ CỦ GIAI ĐOẠN 2011-2015
TẠI TRUNG TÂM TÀI NGUYÊN THỰC VẬT
Hoàng Thị Nga, Lê Văn Tú, Trần Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Văn Kiên,
Nguyễn Phùng Hà, Lã Tuấn Nghĩa, Nguyễn Thị Thúy Hằng,
Dương Thị Hạnh, Trương Thị Hòa, Nguyễn Anh Vân,
Bùi Văn Mạnh, Nguyễn Thị Hoa
Trung tâm Tài nguyên Thực vật
TÓM TẮT
Cây có củ là nhóm cây lương thực quan trọng đứng thứ ba sau lúa và ngô. Nhiều loại cây
trồng như khoai lang, sắn, khoai sọ, khoai mỡ, dong giềng, Zinger... rất dễ trồng và được trồng phổ
biến rộng rãi ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong an ninh lương thực. Việc bảo tồn nhóm cây có củ
rất có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2011-2015, đã có 3.459 mẫu giống của 19 tập
đoàn cây có củ được bảo tồn trên đồng ruộng và chậu vại tại Trung tâm Tài nguyên thực vật. Có 139
mẫu giống khoai lang, khoai môn, sắn, gừng và nghệ đã được cấp phát cho người sử dụng. Kết quả
đánh giá cho thấy, có 8 mẫu ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả bảo tồn quỹ gien cây có củ giai đoạn 2011-2015 tại trung tâm tài nguyên thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
798
KẾT QUẢ BẢO TỒN QUỸ GIEN CÂY CÓ CỦ GIAI ĐOẠN 2011-2015
TẠI TRUNG TÂM TÀI NGUYÊN THỰC VẬT
Hoàng Thị Nga, Lê Văn Tú, Trần Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Văn Kiên,
Nguyễn Phùng Hà, Lã Tuấn Nghĩa, Nguyễn Thị Thúy Hằng,
Dương Thị Hạnh, Trương Thị Hòa, Nguyễn Anh Vân,
Bùi Văn Mạnh, Nguyễn Thị Hoa
Trung tâm Tài nguyên Thực vật
TÓM TẮT
Cây có củ là nhóm cây lương thực quan trọng đứng thứ ba sau lúa và ngô. Nhiều loại cây
trồng như khoai lang, sắn, khoai sọ, khoai mỡ, dong giềng, Zinger... rất dễ trồng và được trồng phổ
biến rộng rãi ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong an ninh lương thực. Việc bảo tồn nhóm cây có củ
rất có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2011-2015, đã có 3.459 mẫu giống của 19 tập
đoàn cây có củ được bảo tồn trên đồng ruộng và chậu vại tại Trung tâm Tài nguyên thực vật. Có 139
mẫu giống khoai lang, khoai môn, sắn, gừng và nghệ đã được cấp phát cho người sử dụng. Kết quả
đánh giá cho thấy, có 8 mẫu giống khoai môn sọ, 8 mẫu giống khoai sáp và 8 mẫu giống dong giềng
triển vọng đã được giới thiệu cho khai thác và sử dụng nguồn gen.
Từ khóa: bảo tồn, cây có củ, mô tả, giống triển vọng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên di truyền thực vật bao gồm
toàn bộ vốn di truyền của các giống và loài cây
trồng ở tất cả mọi vùng sinh thái, cùng với họ
hàng hoang dại và bán hoang dại của chúng.
Một điều cần nhấn mạnh và phải làm rõ hơn ý
nghĩa thực tế của vốn di truyền, đó là: vốn di
truyền càng lớn, có nghĩa là tính đa dạng sinh
học càng lớn, thì tiềm năng sử dụng vào công
tác chọn giống càng lớn.
Tính đa dạng sinh học được thể hiện bởi
tính đa dạng di truyền với cơ chế thông qua
một số lượng cực lớn các kiểu kết hợp gien có
trong một cá thể của một loài và thông qua sự
khác nhau về các tính trạng của các giống trong
cùng một loài.
Tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã
tạo lập được nhiều tập đoàn cây có củ sinh sản
vô tính, những tập đoàn cây trồng này đang
được lưu giữ và bảo tồn trong khuôn khổ chức
năng và nhiệm vụ của Ngân hàng giống cây
trồng Quốc gia.
Nghiên cứu bảo tồn và khai thác sử dụng
nguồn gien cây có củ mới được tiến hành một
cách hệ thống trong vòng 10 năm trở lại đây
với mục tiêu lưu giữ an toàn quĩ gien đã thu
thập, nghiên cứu đa dạng các tập đoàn nguồn
gien quan trọng, tư liệu hoá và khai thác hiệu
quả những nguồn gien có giá trị phục vụ cho
người sử dụng. Báo cáo này trình bày một số
kết quả nghiên cứu nổi bật trong giai đoạn
2011-2015.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu gồm toàn bộ các
mẫu giống thuộc các loài cây có củ hiện đang
được bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên thực
vật, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
Các biểu mẫu liên quan đến điều tra, thu
thập, đánh giá ban đầu các nguồn gien cây lấy
củ được biên soạn trên cơ sở các bản gốc của
Viện Tài nguyên Di truyền thực vật Quốc tế
(IPGRI) có chỉnh sửa cho phù hợp với điều
kiện nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn. Các
biểu mẫu đã được Trung tâm Tài nguyên thực
vật ban hành năm 2012.
Các phương pháp bố trí thí nghiệm tập
đoàn trên đồng ruộng, chậu vại, bảo tồn on
farm nguồn gen dựa vào Sổ tay bảo tồn nguồn
gen thực vật nông nghiệp, 2015.
Đánh giá đa dạng nguồn gien các tập đoàn
trên cơ sở phân tích các đặc điểm hình thái, đã
được sử dụng theo phương pháp hiện hành.
Các phương pháp chọn giống truyền
thống cho cây nhân giống vô tính được sử dụng
để phục tráng, chọn lọc, bình tuyển các dòng
triển vọng từ các tập đoàn cây có củ.
Các số liệu từ phiếu mô tả được chuyển
vào bảng máy vi tính và được xử lý theo các
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
799
phương pháp thống kê hiện hành có sử dụng
phần mềm Excel 2010.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Lưu giữ bảo quản trẻ hóa và nhân giống
Kết quả bảng 1 cho thấy giai đoạn 2011-
2015 đã có 3.459 nguồn gien của 19 tập đoàn
cây có củ được lưu giữ, bảo quản trên đồng
ruộng và trong chậu vại. Trong đó có 5 tập
đoàn được lưu giữ trong chậu vại gồm tập đoàn
gừng, ráy, dọc mùng, khoai nưa và cây thuốc
gia vị; Các tập đoàn còn lại được lưu giữ trên
đồng ruộng. So với giai đoạn 2006-2009
(1.329 nguồn gien), hiện nay số lượng nguồn
gien cây có củ đã tăng thêm 2.130 nguồn gien
do quá trình thu thập bổ sung nguồn gien (từ
Dự án Phát triển Ngân hàng gien cây trồng
quốc gia 2011-2015: 1.360 mẫu giống; từ các
đề tài khác là 770 mẫu giống (bao gồm Sắn,
Gừng, Nghệ và Khoai lang). Số lượng cá
thể/mẫu giống dao động từ 5-20 tùy thuộc vào
từng nhóm cây trồng. Một số tập đoàn chủ chốt
có số lượng nguồn gien lớn như Khoai lang
(705 nguồn gien), Khoai môn sọ (657 nguồn
gien), Gừng 449 nguồn gien, Nghệ 302 nguồn
gien, Sắn 272 nguồn gien, Khoai mỡ 216
nguồn gien...
Bảng 1: Một số tiêu chí chính trong kỹ thuật lưu giữ bảo quản nguồn gien cây có củ
T
T
Tập đoàn Số lượng mẫu giống Thời gian
trồng hàng
năm
Vật liệu nhân giống Số
cây/mẫu
giống
Bảo
tồn
Dự án
giống
Tổng số
1 Khoai lang
Ipomoea batatas
565 140 705 Tháng 2, 8 Đoạn cắt 1 của dây 10
2 Khoai môn- sọ
Colocasia esculenta
384 273 657 Tháng 2-3 Củ con, củ cái nhỏ 15-20
3 Khoai nước
Colocasia esculenta
91 37 128 Tháng 2-3 Củ con 15-20
4 Khoai sáp (Khoai mùng)
Xanthosoma sp.
68 70 138 Tháng 2-3 Củ con, củ cái nhỏ 10
5 Khoai từ
Dioscorea esculenta
80 48 128 Tháng 3-4 Củ nhỏ 10-20
6 Khoai mỡ
Dioscorea alata
117 99 216 Tháng 3-4 Củ nhỏ, miếng củ 5-10
7 Khoai nưa
Amorphophallus sp
8 3 11 Tháng 2-3 Củ 5-10
8 Khoai Ráy Alocasia sp 31 20 51 Quanh năm Củ 5-10
9 Dọc mùng Colocasia indica 5 13 18 Tháng 2-3 Củ, cây con 5-10
10 Dong riềng
Canna edulis
107 61 168 Tháng 2 Nhánh củ con 5
11 Dong trắng
Maranta arundinace
17 26 43 Tháng 2 Nhánh củ 5
12 Sắn Mannihot esculenta 197 75 272 Tháng 2 Hom bánh tẻ 4 mắt 5
13 Sắn dây
Pueraria thomsonii
3 0 3 Tháng 3-4 Đoạn dây 5
14 Gừng Zingiber officinale 235 214 449 Tháng 2 Nhánh củ 10
15 Gừng gió
Zinbiger zerumbel
12 9 21 Tháng 2 Nhánh củ 5
16 Nghệ Curcuma longa 129 173 302 Tháng 2 Nhánh củ 5
17 Riềng Alpinia sp. 24 59 83 Tháng 2 Nhánh củ 5
18 Từ vạc dại Dioscorea sp 6 6 12 Tháng 3-4 Miếng củ, củ khí sinh 10
19 Cây thuốc và gia vị 20 34 54 Tháng 2 Củ 5
Tổng 2.099 1.360 3.459
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
800
* Tập đoàn khoai từ, khoai vạc, từ vạc
dại: đây là các tập đoàn cây thuộc chi
Dioscorea là dạng thân leo, được thu thập trên
cả 8 vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam,
rất đa dạng về các đặc điểm thân lá, hình dạng
củ, màu sắc thịt củ (trắng, trắng ngà, tím, tím
pha trắng, trắng pha tím)... Do thu thập tại các
vùng sinh thái khác nhau nên thời vụ trồng,
hình thức canh tác cũng khác nhau. Vì vậy,
trong quá trình lưu giữ tập đoàn phải lựa chọn
những điểm chung về kỹ thuật canh tác, hình
thức canh tác của các nguồn gien để có thể lưu
giữ và bảo tồn các tập đoàn tốt nhất. Nhóm cây
khoai từ gồm 128 nguồn gien, khoai mỡ gồm
216 nguồn gien có khả năng chịu hạn tốt, thích
hợp cho các vùng canh tác nước trời.
* Tập đoàn Gừng-Nghệ-Riềng: Nhóm
Gừng- Nghệ- Riềng có 855 nguồn gien, chiếm
tỷ lệ 24,7% số lượng các tập đoàn cây có củ
hiện đang được bảo tồn tại ngân hàng gien cây
trồng quốc gia. Tập đoàn gừng có số lượng lớn
nhất (449 nguồn gien). Gừng yêu cầu điều kiện
sinh thái rất khắt khe: ánh sáng tán xạ, đất tốt,
đặc biệt rất mẫn cảm với điều kiện ngập úng, vì
vậy khi lưu giữ cần đáp ứng đầy đủ các điều
kiện ngoại cảnh để cây phát triển tốt. Trong
giai đoạn 2011-2015 chúng tôi đã tiến hành lưu
giữ tập đoàn gừng trên đồng ruộng và chậu vại.
Bảo tồn trong chậu vại có thể chủ động được
một phần các điều kiện ngoại cảnh giúp cho
cây gừng phát triển tốt. Việc tận dụng bóng
mát của các cây lưu niên để đặt chậu vại trồng
gừng dưới ánh sáng tán xạ đã mang lại hiệu
quả rõ rệt, đại đa số các mẫu giống trong tập
đoàn gừng đều sinh trưởng, phát triển tốt.
* Tập đoàn Khoai môn sọ-Khoai mùng:
Quá trình bảo quản các tập đoàn cây có củ cho
thấy bên cạnh cây Gừng thì Khoai môn sọ,
Khoai mùng cũng rất cần ánh sáng tán xạ cho
cây sinh trưởng và phát triển. Dưới giàn che
nắng bằng phên tre: khoai môn sọ và khoai
mùng phát triển mạnh, củ tốt đồng thời không
gây hiệu ứng nhà kính và đặc biệt giảm được
1/3 chi phí làm cỏ so với phương thức trồng
thông thường. Ưu điểm của loại giàn che nắng
này là phên tre dễ mua, đơn giản dễ thực hiện,
thích ứng tốt trong điều kiện thời tiết nhiều
mưa bão ở nước ta. Đối với phương thức canh
tác trong sản xuất hiện nay thì giàn che có thể
sử dụng trong khoảng 2 năm và chi phí đầu tư
sản xuất thấp. Đây chính là giải pháp tối ưu
giúp cho việc bảo tồn an toàn nguồn gien cây
khoai môn sọ, khoai mùng và các cây có củ ưa
bóng khác.
3.2. Mô tả và đánh giá
Giai đoạn 2011-2015, công tác mô tả và
đánh giá tập đoàn chủ yếu tập trung cho các
mẫu giống cây có củ mới thu thập thuộc Dự án
giống từ năm 2011 trở lại đây (Bảng 2).
Bảng 2: Thống kê các chỉ tiêu mô tả tập đoàn cây có củ giai đoạn 2011-2015
TT Tên tập đoàn Số mẫu giống
đã mô tả
Số mẫu giống
chưa mô tả
Số chỉ tiêu
đã mô tả
Số chỉ tiêu
chưa mô tả
Nguyên nhân
1 Khoai lang 140 0 40 0
2 Khoai môn-sọ 258 15 68 0 Mới thu thập
3 Khoai nước 36 1 68 0 Mới thu thập
4 Khoai sáp 65 5 50 0 Mới thu thập
5 Khoai từ 40 8 52 0 Mới thu thập
6 Khoai mỡ 85 14 52 0 Mới thu thập
7 Khoai nưa 0 3 - - Chưa có
phiếu mô tả
8 Khoai Ráy 20 0 50 0
9 Dọc mùng 13 0 68 0
10 Dong riềng 61 0 40 0
11 Dong trắng 26 0 40 0
12 Sắn 75 0 46 0
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
801
TT Tên tập đoàn Số mẫu giống
đã mô tả
Số mẫu giống
chưa mô tả
Số chỉ tiêu
đã mô tả
Số chỉ tiêu
chưa mô tả
Nguyên nhân
13 Sắn dây 0 0 0 0
14 Gừng 210 4 20 0 Mới thu thập
15 Gừng gió 9 0 20 0
16 Nghệ 160 13 20 0 Mới thu thập
17 Riềng 55 4 20 0 Mới thu thập
18 Từ vạc dại 5 1 52 0 Mới thu thập
19 Cây thuốc và gia vị 0 34 - - Chưa có
phiếu mô tả
Tổng 1.258 102
Kết quả bảng 2 cho thấy: có 1.258/1.360
nguồn gien được mô tả, đánh giá, còn lại 102
nguồn gien chưa được mô tả đánh giá do các
nguồn gien này mới được thu thập năm 2015
chưa kịp mô tả và một số nguồn gien đặc thù
(Cây thuốc gia vị) chưa có biểu mẫu mô tả và
đánh giá cho các loại cây này. Số lượng chỉ
tiêu mô tả, đánh giá cũng khác nhau tùy thuộc
vào từng nhóm cây trồng, dao động từ 20 chỉ
tiêu (ở cây họ Gừng) đến 68 chỉ tiêu (ở cây
khoai môn sọ mùng).
3.3. Giới thiệu nguồn gien
3.3.1. Cấp phát nguồn gien
Trong giai đoạn 2011-2015, đã có 139
nguồn gien Khoai lang, Khoai môn sọ, Sắn,
Gừng, Nghệ được cấp phát cho các Viện
nghiên cứu, trường Đại học, sản xuất... trong
đó nguồn gien Khoai môn sọ được cấp phát
nhiều nhất với 93 nguồn gien.
Bảng 3: Số lượng nguồn gien cây có củ được cấp phát qua các năm từ 2011-2015
TT Tên tập đoàn Số lượng nguồn gien cấp phát qua các năm (nguồn gien)
2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số
1 Khoai lang - 10 - - 2 12
2 Khoai môn-sọ 35 - 30 8 20 93
3 Sắn - 10 - - - 10
4 Gừng - - - - 3 3
5 Nghệ - - - 11 10 21
Tổng 35 20 30 19 35 139
3.3.2. Giới thiệu nguồn gien triển vọng
Từ kết quả mô tả, đánh giá các nguồn
gien thuộc các tập đoàn cây có củ giai đoạn
2011-2015, chúng tôi giới thiệu các nguồn gien
triển vọng của cây Khoai môn sọ, Khoai sáp và
dong riềng ở các bảng 4, 5 và 6 dưới đây.
Bảng 4: Một số đặc điểm nông sinh học của 8 mẫu giống khoai môn sọ triển vọng
T
T
Tên
giống
Số đăng
ký
Màu sắc
phiến lá
Màu
chỏm củ
Chiều dài
lá (cm)
Chiều rộng
lá (cm)
Chiều cao
cây (cm)
Khối lượng
củ/m2 (kg)
1 Cu nậu GBVN 28185 Xanh đậm Hồng 46,4 336 60,8 7,7
2 Pức hom GBVN 28186 Xanh đậm Hồng 54,6 32,8 76,6 8,2
3 Co ban GBVN 28196 Xanh Trắng 55,4 38,8 81,6 7,4
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
802
T
T
Tên
giống
Số đăng
ký
Màu sắc
phiến lá
Màu
chỏm củ
Chiều dài
lá (cm)
Chiều rộng
lá (cm)
Chiều cao
cây (cm)
Khối lượng
củ/m2 (kg)
4 Pức hom GBVN 28205 Xanh đậm Hồng 35,5 24,8 54,4 6,8
5 Vàng đa GBVN 28187 Xanh đậm Trắng 51,8 35,8 63,6 7,5
6 Khoai sọ GBVN 28190 Xanh Trắng 51,2 36,2 79,2 6,5
7 Khá GBVN 28202 Xanh Hồng 35,2 24,4 57,0 6,8
8 Khoai đỏ GBVN 28194 Xanh Trắng 51,8 36,6 92,6 7,4
Bảng 5: Một số đặc điểm nông sinh học của 8 mẫu giống khoai sáp triển vọng
TT Tên giống Số đăng ký Dạng bẹ lá ở
vị trí cắt
ngang
Màu
chỏm
củ cái
Chiều
cao cây
(cm)
Chiều
dài lá
(cm)
Chiều
rộng
lá(cm)
Khối
lượng
củ/m2(kg)
1 Khoai mặt quỷ Đà Bắc GBVN 10351 Mở hoàn toàn Trắng 60,6 27,4 19,2 8,7
2 Môn lựu đạn GBVN 10352 Đóng Trắng 67,2 30,6 17,8 6,9
3 Khoai mùng GBVN 10359 Mở Hồng 49,6 25,4 16,0 7,9
4 Cỏ hát háng GBVN 10363 Mở hoàn toàn Hồng 47,8 39,0 25,5 7,5
5 Môn Đông Hà GBVN 10366 Mở Hồng 51,2 26,0 16,8 8,5
6 Môn lựu đạn Gio Linh GBVN 10368 Đóng Trắng 49,0 25,0 17,4 7,2
7 Mùng tía GBVN 10380 Mở hoàn toàn Hồng 53,2 28,4 18,6 6,8
8 Khoai mùng GBVN 10381 Mở Hồng 56,0 30,2 24,2 8,4
Bảng 6: Một số đặc điểm nông sinh học của 8 mẫu giống Dong riềng triển vọng
TT Tên giống Số đăng
ký
Hình
dạng
lá
Màu
đường
viền
mép lá
Chiều
dài lá
(cm)
Chiều
rộng lá
(cm)
Chiều
cao
cây
(cm)
Khối
lượng
củ/m2
(kg)
1 Phán quẩy hầu
GBVN
28520 Lá dài Đỏ 41,6 18,0 148,4 7,4
2 Mặn tinh GBVN 11889 Lá bầu Đỏ 44,2 19,1 165,4 6,7
3 Phán quẩy hầu
GBVN
28529 Lá dài Đỏ 32,6 18,8 158,4 6,7
4 Mắn quẩy GBVN 28531 Rất dài Trắng 24,1 11,3 146,2 6,1
5 Mền tinh lơng GBVN 11887 Lá bầu Đỏ 24,1 17,8 160,8 5,9
6 Dong riềng GBVN 28534 Lá dài Trắng 45,6 20,0 144,5 5,7
7 Mặn tinh GBVN 11888 Lá dài Đỏ 27,4 13,4 149,2 5,4
8 Dong riềng GBVN 28536 Lá dài Trắng 42,4 17,5 134,0 5,4
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
803
Kết quả cho thấy, các giống Khoai môn
sọ triển vọng có đặc điểm hình thái đa dạng
chỏm củ từ trắng đến hồng 54,4-92,6cm và cho
năng suất củ đạt từ 6,5-8,2kg/m2. Các giống
Khoai Sáp triển vọng có đặc điểm hình thái đa
dạng chỏm củ từ trắng đến hồng 47,8-67,2cm
và cho năng suất củ đạt từ 6,8-8,7kg/m2. Các
giống Dong riềng triển vọng có đặc điểm hình
thái lá đa dạng: từ lá bầu, lá dài đến lá rất dài;
màu vảy củ tím đỏ, trắng và vàng hay lá bầu
134-165,4cm và cho năng suất củ đạt từ 5,4-
7,4kg/m2.
IV. KẾT LUẬN
4.1. Kết luận
Giai đoạn 2011-2015 đã lưu giữ bảo
quản trẻ hóa và nhân giống cho 3.459 nguồn
gien của 19 tập đoàn cây có củ, số lượng nguồn
gien tăng 2.130 nguồn gien so với giai đoạn
2006-2009 do quá trình thu thập bổ sung.
Mô tả đánh giá 1.258 nguồn gien của các
tập đoàn cây có củ mới được thu thập từ năm
2011 trở lại đây.
Cấp phát cho người sử dụng 139 nguồn
gen của 5 đối tượng cây trồng gồm Khoai lang,
khoai môn-sọ, sắn, gừng và nghệ.
Bước đầu tuyển chọn được 8 giống
Khoai môn năng suất đạt 6,5-8,2kg/m2, 8 giống
Khoai sáp cho năng suất 6,8-8,7kg/m2 và 8
giống Dong riềng năng suất đạt 5,4-7,4kg/m2..
4.2. Đề nghị
Bảo tồn 3.459 nguồn gen của 19 tập đoàn
cây sinh sản vô tính hiện có. Thực hiện các thí
nghiệm so sánh các giống Khoai môn, khoai
sáp và dong riềng triển vọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Văn Kiên, Vũ
Linh Chi, Nguyễn Phùng Hà, Dương Thị
Hạnh, Lê Văn Tú, Trương Thị Hòa, (2006),
Kết quả nghiên cứu bảo tồn và sử dụng tài
nguyên di truyền cây có củ giai đoạn 2001-
2005. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, trang: 39-43.
2. Nguyễn Phùng Hà, Hoàng Thị Nga, Lê Thị
Loan, Trần Thị Ánh Nguyệt, Lê Văn Tú,
Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trương Thị Hòa
(2012), Kết quả bảo tồn quỹ gien cây có củ
tại ngân hàng gien cây trồng quốc gia. Tạp
chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
12: 55-59.
3. Hoàng Thị Nga, Nguyễn Thị Ngọc Huệ,
Nguyễn Phùng Hà, Vũ Linh Chi, Nguyễn
Văn Kiên, Dương Thị Hạnh, Lê Văn Tú,
Trần Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Thị Thúy
Hằng, Trương Thị Hòa, Lưu Ngọc Trình
(2010), Kết quả bảo tồn quỹ gien cây có củ
giai đoạn 2006-2009. Hội nghị Khoa học
Công nghệ Tổng kết Kết quả nghiên cứu
khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010:
273-278.
4. Lã Tuấn Nghĩa, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Phạm
Hùng Cương, Vũ Đăng Toàn, Nguyễn Tiến
Hưng, Vũ Linh Chi (2015). Sổ tay bảo tồn
nguồn gien thực vật nông nghiệp, Nhà xuất
bản Nông nghiệp.
5. B.M. Reed, F. Engelmann, M.E. Dulloo and
J.M.M. Engels (2004). Technical guidelines
for the management of field and in vitro
germplasm collections. IPGRI Handbook for
Gienebanks N0.7.
803
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
804
ABSTRACT
Conservation of root and tuber crop germplasm at plant resources center in 2011-2015 period
Hoang Thi Nga, Le Van Tu, Tran Thi Anh Nguyet, Nguyen Van Kien,
Nguyen Phung Ha, La Tuan Nghia, Nguyen Thi Thuy Hang,
Duong Thi Hanh, Truong Thi Hoa, Nguyen Anh Van,
Bui Van Manh, Nguyen Thi Hoa
For food crops, root and tuber crops ranks the third, after rice and maize. Many of root and
tuber crops such as sweet potato, cassava, taro, yam, cannas, zinger etc. are widely cultivated in
Vietnam and play an important role in food security. Because of that, the conservation of root and
tuber crops is considered very significant in agricultural production. During the period of 2011-2015,
3.459 accessions of 19 collections of root and tuber crops were conserved on field and plots at the
Plant Resources Center. The duplicate conservation of taro collection in Hoa Binh province reduced
erosion of the taro genetic. 139 varieties of sweet potato, taro, cassava, zinger and turmeric were
provided to users. The results of evaluation of root and tuber crops showed that 8 taro, 8 xanthosoma
and 8 cannas promising varieties have been introduced for exploitation and utilization.
Keywords: Conservation, root and tuber crops accession, characterization, promising varieties.
Người phản biện: TS. Trần Danh Sửu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_269_2229_2130587.pdf