Tài liệu Kết hợp rubrics và cdio trong xây dựng đề cương học phần ở trường Đại học: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 51-57
51
Email: ltphuong0809@gmail.com
KẾT HỢP RUBRICS VÀ CDIO TRONG XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Lê Thị Phương, Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 07/11/2018; ngày sửa chữa: 07/12/2018; ngày duyệt đăng: 10/12/2018.
Abstract: Currently, universities are actively improving the quality of teaching to improve training
effectiveness. One of the measures brings high efficiency, is suitable for the context as well as
keeping up with the trend of applying training model according to CDIO approach. Recognizing
the importance of the syllabus to teaching and learning outcomes, we propose combining CDIO
and rubrics - a useful tool in testing and assessing to develop a syllabus. In this article, we present
the construction process, the structure of a syllabus when combining CDIO and rubrics and apply
it to develop the syllabus of Theory of Electrical Ci...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết hợp rubrics và cdio trong xây dựng đề cương học phần ở trường Đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 51-57
51
Email: ltphuong0809@gmail.com
KẾT HỢP RUBRICS VÀ CDIO TRONG XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Lê Thị Phương, Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 07/11/2018; ngày sửa chữa: 07/12/2018; ngày duyệt đăng: 10/12/2018.
Abstract: Currently, universities are actively improving the quality of teaching to improve training
effectiveness. One of the measures brings high efficiency, is suitable for the context as well as
keeping up with the trend of applying training model according to CDIO approach. Recognizing
the importance of the syllabus to teaching and learning outcomes, we propose combining CDIO
and rubrics - a useful tool in testing and assessing to develop a syllabus. In this article, we present
the construction process, the structure of a syllabus when combining CDIO and rubrics and apply
it to develop the syllabus of Theory of Electrical Circuits - CE121.
Keywords: CDIO, universities, syllabus, combine, Rubrics.
1. Mở đầu
CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate) là
tiếp cận nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu
cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra (CĐR) mong
muốn đối với người học. Cách tiếp cận này được hình
thành từ những năm 1980 và thực sự triển khai vào năm
2000 tại MIT. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
bắt đầu gia nhập hiệp hội CDIO thế giới vào năm 2010 và
áp dụng thí điểm đầu tiên cho ngành Kĩ thuật cơ khí tại
Trường Đại học Bách khoa, các ngành Máy tính và Công
nghệ thông tin tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên với
mục tiêu cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kĩ năng,
thái độ đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan [1].
Rubrics được đưa vào sử dụng từ những năm 1970 [2],
được thiết kế để giúp giảng viên đánh giá khả năng sử
dụng và ứng dụng các kiến thức vào thực tế, nhận thức và
kinh nghiệm của sinh viên. Rubrics có hai loại là Rubrics
phân tích (Analytic) và Rubrics tổng hợp (Holistic) [3].
Tùy vào mục đích của người dạy mà sử dụng riêng lẻ hoặc
kết hợp cả hai loại Rubrics. Rubrics tổng hợp thường sử
dụng để đánh giá tổng thể một nhiệm vụ hay sản phẩm mà
không chú trọng đến các chi tiết của quá trình [4]. Rubrics
phân tích được dùng để đánh giá cho điểm từng giai đoạn
mà người học thực hiện nhiệm vụ học tập, các điểm ở mỗi
giai đoạn này sẽ được cộng lại thành điểm tổng kết; nó đòi
hỏi sự mô tả chi tiết các tiêu chí đánh giá ứng với mức độ
hoặc điểm số tương ứng.
Chính vì vậy, việc kết hợp Rubrics và CDIO trong
xây dựng đề cương chi tiết học phần sẽ giúp cải thiện
chất lượng đào tạo, giúp đổi mới quá trình dạy học,
phương pháp đánh giá kết quả người học.
Bài viết trình bày quy trình xây dựng, cấu trúc đề
cương học phần khi kết hợp CDIO và Rubrics, đồng thời
vận dụng xây dựng đề cương học phần Lí thuyết mạch
điện - CE121 tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin,
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái lược về đề cương học phần
“Đề cương học phần” là tóm tắt nội dung của học
phần [5], trong đó thể hiện toàn bộ kế hoạch giảng dạy
và học tập của học phần; thông qua đó quá trình dạy và
học được tiến hành theo đúng lộ trình đã được đặt ra,
nhằm giúp sinh viên nâng cao tính tự học và tự nghiên
cứu để đạt kết quả tốt nhất trong học tập. Cùng chung
quan điểm trên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giải thích
đề cương học phần là tài liệu do giảng viên biên soạn để
cung cấp cho người học trước khi giảng dạy học phần,
gồm có các nội dung chủ yếu sau đây: thông tin về giảng
viên, thông tin chung về học phần, mục tiêu của học
phần, tóm tắt nội dung học phần, nội dung chi tiết học
phần, học liệu, hình thức tổ chức dạy học, chính sách đối
với học phần và phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh
giá kết quả học tập [6]. Ngoài ra, Howard B., Altman và
Hoàng Phê cho rằng đề cương học phần là một phác thảo
hoặc một tổng kết những điểm chủ yếu của một chủ đề,
một bài học hay một nội dung nghiên cứu. Đối với các
trường, đề cương học phần được hiểu theo 2 khía cạnh:
1) Đề cương bài giảng, đề cương khóa học và 2) Kế
hoạch học tập [7], [8].
Như vậy, có thể hiểu “đề cương học phần” là bản cam
kết giữa người học và người dạy nhằm thống nhất các
nội dung dạy - học, kiểm tra - đánh giá theo lộ trình đã
nêu. Giảng viên và sinh viên có nhiệm vụ phải thực hiện
theo đúng cam kết ghi rõ trong đề cương học phần.
2.2. Xây dựng đề cương học phần kết hợp giữa CDIO
và Rubrics
2.2.1. Các bước xây dựng đề cương học phần
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 51-57
52
- Cách tiếp cận CDIO: CDIO là một hệ thống phương
pháp phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) kĩ sư,
nhưng về bản chất, đây là quy trình đào tạo chuẩn, căn
cứ đầu ra (outcome-based) để thiết kế đầu vào [9]. Xây
dựng đề cương học phần theo CDIO là một trong những
nội dung quan trọng của phát triển CTĐT, được thực hiện
sau khi xác định các yêu cầu của bên liên quan, hệ thống
các mục tiêu, CĐR. Do đó, đề cương học phần theo
CDIO được thiết kế để trả lời cho câu hỏi sinh viên nên
đạt được các kiến thức, kĩ năng và thái độ toàn diện nào
khi rời trường đại học và đạt được ở trình độ năng lực
nào [10] (hình 1). Việc xây dựng đề cương học phần sẽ
theo 12 tiêu chuẩn CDIO nhằm đáp ứng CĐR.
- Thiết kế Rubrics: Vào khoảng những năm 1970,
Rubrics được giới thiệu và đưa vào sử dụng rộng rãi
nhằm đánh giá toàn diện năng lực người học [2].
Andrade cho rằng Rubrics là một công cụ hấp dẫn đối
với giảng viên và sinh viên vì 3 lí do [11]:
+ Nâng cao chất lượng học tập của sinh viên vì Rubrics
giúp theo dõi quá trình học tập bằng việc mô tả rõ ràng các
kì vọng của giảng viên và chỉ cho sinh viên thấy cách thức
đáp ứng các kì vọng này. Nhờ vậy, học viên biết cần làm
gì để cải thiện các kết quả học tập trong tương lai;
+ Giúp sinh viên đưa ra những nhận định và đánh giá
thận trọng hơn đối với chất lượng thực hiện các công việc
của giảng viên và học viên;
+ Giảm thời gian chấm bài cho giảng viên.
Thiết kế Rubrics được thực hiện theo quy trình (hình 2):
Mục đích cuối cùng của CIDO và Rubrics là giúp học
viên đáp ứng CĐR. Do vậy, chúng tôi đề xuất khi kết hợp
Hình 2. Quy trình thiết kế Rubrics
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 51-57
53
cả hai mô hình này để xây dựng đề cương môn học cần
tuân theo các quy trình (hình 3):
Bước 1: Từ khung CTĐT của ngành, xác định các
chuỗi học phần liên quan. Với mỗi học phần sẽ xác định
rõ ràng, cụ thể các mục tiêu.
Bước 2: Xác định và lựa chọn các CĐR căn cứ trên
việc xét các tương quan giữa học phần này với các chuỗi
học phần khác trong hệ thống CTĐT. Đảm bảo CĐR học
phần sẽ thỏa mãn các điều kiện học phần tiên quyết, học
phần trước, tính kế thừa và phát triển. CĐR theo CDIO
bao gồm: chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ.
Bước 3: Xác định nội dung dạy học và các phương
pháp để đáp ứng CĐR. Đồng thời lựa chọn các phương
pháp đánh giá phù hợp với năng lực người học.
Bước 4: Căn cứ theo nội dung, phương pháp dạy học
và mục đích, phương pháp đánh giá người học để xây
dựng các tiêu chí theo Rubrics.
Bước 5: Triển khai thực hiện.
Bước 6: Lượng giá dựa trên ý kiến phản hồi của người
học, góp ý của tổ bộ môn, thực tiễn quá trình dạy - học để
điều chỉnh lại các tiêu chí hoặc CĐR các học phần.
2.2.2. Cấu trúc đề cương học phần
Trong đề cương học phần, CDIO sẽ giúp người dạy
và người học có cái nhìn tổng quan về nội dung môn học.
Chính vì vậy, CDIO sẽ “đảm nhiệm” vai trò mô tả khung
chương trình về mục tiêu, CĐR, nội dung dạy - học trong
đề cương chi tiết. Rubrics với bản chất là các “chỉ số
KPI” dùng để đo lường kết quả và mức độ đáp ứng của
người học trong các nội dung bài học. Do đó, Rubrics
được sử dụng để đánh giá học phần và xây dựng các tiêu
chí trong hoạt động dạy - học (phần 5, 6 của đề cương).
Đề cương chi tiết học phần kết hợp CDIO và Rubrics
quan trọng nhất là xác định các mục tiêu, CĐR, các nội
dung, phương pháp dạy - học, mục đích và các tiêu chí đánh
giá dựa trên kì vọng và kết quả mong đợi của giảng viên đối
với người học. Đề cương học phần có cấu trúc sau:
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
Mã học phần - Tên học phần
(1) Thông tin chung (General information)
Tên học phần (tiếng Việt): .........................................................................................................
Tên học phần (tiếng Anh): .........................................................................................................
Mã học phần: .........................................................................................................
Thuộc khối kiến thức: Đại cương ; Cơ sở nhóm ngành ;
Cơ sở ngành ; Chuyên ngành ; Tốt nghiệp
Khoa, Bộ môn phụ trách: .........................................................................................................
Giảng viên biên soạn: .........................................................................................................
Email:
Số tín chỉ: .........................................................................................................
Khung CTĐT
Các chuỗi học phần
Mục tiêu học phần
Các mong đợi của giảng viên
Xây dựng CĐR học phần
Nội dung và phương pháp dạy - học Mục đích, phương pháp đánh giá
Xây dựng các tiêu chí
Thực hiện
Rà soát, chỉnh sửa và cải tiến
Hình 3. Quy trình xây dựng đề cương chi tiết học phần theo CDIO và Rubrics
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 51-57
54
Lí thuyết: .........................................................................................................
Thực hành: .........................................................................................................
Tự học: .........................................................................................................
Môn học tiên quyết: ...........................................................................................................
Môn học trước: ...........................................................................................................
(2) Mô tả học phần (Course description) :
(3) Mục tiêu học phần (Course goals) (bảng 1):
Bảng 1. Mục tiêu của học phần
Mục tiêu
môn học (1)
CĐR trong CTĐT (2)
X.x.x, X.x.x
X.x.x
X.x.x, X.x.x
Trong đó: (1) Mô tả kiến thức, kĩ năng, và thái độ cần
đạt được để hoàn thành học phần; (2) Ánh xạ với các
CĐR cấp độ 2 hoặc 3 của CTĐT được phân bổ cho học
phần; Mỗi mục tiêu học phần có thể được ánh xạ với một
hoặc một vài CĐR của CTĐT.
(4) CĐR học phần (Course learning outcomes)
CĐR học phần phải tương ứng với các mục tiêu học
phần. Các CĐR được đánh mã số G1 đến Gn. Các mục
tiêu được mô tả bằng động từ theo thang đo của Bloom
(bảng 2).
Bảng 2. CĐR học phần
CĐR (1)
Mô tả CĐR
(Mục tiêu cụ thể) (2)
Mức độ
giảng dạy
(3)
G1 (X.x.x.x) I
G2 (X.x.x.x) IT
Gn (X.x.x.x) ITU
Trong đó: (1) Kí hiệu CĐR học phần G.x và các CĐR
cấp độ 3 hoặc 4 trong CTĐT, chi tiết hơn CĐR ở mục 3
một cấp. (2) Mô tả CĐR học phần có thể được viết lại từ
mô tả CĐR cấp 3 hoặc 4 của CTĐT, bao gồm một hay
nhiều động từ chủ động, chủ đề CĐR và nội dung áp
dụng chủ đề CĐR. (3) Tùy theo mức độ giảng dạy nhiều
hay ít, cột này gồm ít nhất một trong các mức độ sau:
Giới thiệu - Introduction (I), dạy - Teach (T) và ứng dụng
- Utilize (U).
(5) Nội dung học phần, kế hoạch giảng dạy (Course
content, lesson plan)
Liệt kê nội dung giảng dạy lí thuyết và thực hành, thể
hiện sự tương quan với CĐR học phần:
- Lí thuyết (bảng 3)
Bảng 3. Nội dung lí thuyết
Buổi
học
(X tiết)
(1)
Nội
dung
(2)
CĐR học
phần (3)
Hoạt động
dạy và học
(4)
Thành phần
đánh giá (5)
Buổi 1 G1, G2
Dạy:
Học ở lớp:
Học ở nhà:
A1
Buổi 2 G3 A2.1, A4
- Thực hành (bảng 4)
Bảng 4. Nội dung thực hành
Buổi
học
(X tiết)
Nội
dung
CĐR học
phần
Hoạt động
dạy và học
Thành phần
đánh giá
Buổi 1
Bài
thực
hành
1:
G5
Dạy:
Học ở lớp:
Học ở nhà:
A3
Buổi 2 G7, G9 A3
Trong đó: (1) Thông tin về tuần/buổi học; (2) Nội
dung giảng dạy trong buổi học; (3) Liệt kê các CĐR học
phần; (4) Mô tả hoạt động dạy và học (ở lớp, ở nhà);
(5) Thành phần đánh giá liên quan đến nội dung buổi học,
thành phần đánh giá phải nằm trong danh sách các thành
phần đánh giá ở bảng 5, mục 6.
(6) Đánh giá học phần (Course assessment)
- Tỉ trọng đánh giá (bảng 5)
Bảng 5. Tỉ trọng đánh giá
Thành phần đánh giá (1)
CĐR
học phần (2)
Tỉ lệ (%)
(3)
A1. Quá trình (Kiểm tra
trên lớp, bài tập,)
G1, G2 10
A2. Giữa kì G3 20
A3. Thực hành 10
A4. Cuối kì G1, G4, G5 50
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 51-57
55
- Tiêu chí đánh giá theo Rubrics: Giảng viên có thể
chọn 1 trong 3 phương án trình bày các tiêu chí đánh giá
theo Rubrics đối với các môn học phụ trách (hình 4):
(7) Quy định của học phần (Course requirements and
expectations)
Nêu các quy định khác của học phần (nếu có)
(8) Tài liệu học tập, tham khảo
Tài liệu học tập, tham khảo ghi theo cấu trúc sau: Tên
tác giả (năm xuất bản). Tên giáo trình. Nơi xuất bản: Tên
nhà xuất bản.
(9) Phần mềm hay công cụ hỗ trợ thực hành
Phần mềm được ghi theo cấu trúc sau: Tên hãng phần
mềm (năm phát hành/phiên bản). Tên phần mềm.
2.2.3. Ví dụ kết hợp CDIO và Rubrics trong xây dựng đề
cương chi tiết học phần Lí thuyết mạch điện - CE121
Ở ví dụ này bài viết xây dựng đề cương chi tiết cho
một buổi dạy - học, do đó chúng tôi lược bỏ các nội dung
như phần tổng quan chung, chỉ tập trung vào các phần:
mục tiêu học phần, CĐR, nội dung, kế hoạch giảng dạy
(một chương), Rubrics đánh giá.
(1) Mục tiêu học phần (Course goals) (bảng 6)
Bảng 6. Mục tiêu học phần Lí thuyết mạch điện - CE121
Kí hiệu Mục tiêu môn học CĐR trong CTĐT
G1 Phân loại và diễn giải được một bài toán mạch điện - điện tử 1.1, 2.7
G2 Phân tích, tổng hợp và chứng minh được bài toán mạch điện - điện tử 3.1, 3.2
(2) CĐR học phần (Course learning outcomes)(bảng 7):
Bảng 7. CĐR học phần Lí thuyết mạch điện - CE121
CĐR học phần Mô tả CĐR học phần (Mục tiêu cụ thể) Mức độ giảng dạy
G1.1 (1.1.1)
Xác định tập hợp dữ liệu bài toán có sẵn, phân biệt dạng mạch và
thực hiện giả định các điều kiện đầu.
IT
Hình 4. Các hình thức trình bày theo Rubrics [12]
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 51-57
56
G1.2 (2.7.2)
Phân loại và giải thích được các loại linh kiện sử dụng trong mạch
và các đặc tính kĩ thuật của các linh kiện này.
IT
G2.1 (3.1.2)
Suy luận và lựa chọn phương pháp giải mạch để xác định được
phương trình, hệ phương trình liên quan.
ITU
G2.2 (3.2.2) Nhận xét và chứng minh bài toán TU
(3) Nội dung học phần, kế hoạch giảng dạy (Course content, lesson plan) (bảng 8)
Bảng 8. Nội dung lí thuyết học phần Lí thuyết mạch điện - CE121
Buổi
học
(4 tiết)
Nội dung
CĐR
học
phần
Hoạt động dạy và học
Thành
phần
đánh giá
Buổi 1
Giới thiệu đề cương chi tiết học
phần
Chương 1: Các khái niệm cơ
bản về mạch điện
1. Giới hạn và phạm vi ứng dụng
của Lí thuyết mạch
2. Mạch điện và mô hình
3. Các phần tử mạch cơ bản
4. Công suất và năng lượng
Đồ án 1.1: Giới thiệu về đồ án
môn học
1.1. Giới thiệu danh sách đồ án
1.2. Trình bày bảng tiêu chí đánh
giá đồ án
1.3. Thông báo deadline
1.4. Tiến hành lập nhóm
Đồ án 2.2: Làm đồ án thực
hành
2.1. Tính toán, đo đạc các thông
số của mạch điện
2.2. Lắp mạch điện
2.3. So sánh kết quả đo đạc với
kết quả tính toán được và nhận
xét
G1.1,
G1.2
Dạy:
- Giới thiệu về đề cương học phần.
- Tổng quan, giới thiệu và giải thích các
khái niệm cơ bản về nội dung chính của
môn học, phạm vi ứng dụng.
- Trình bày các phần tử mạch cơ bản, các
mô hình.
- Mô tả và giải thích công suất, năng lượng
tiêu thụ trên mạch điện.
- Giới thiệu đồ án và tiêu chí đánh giá
- Thông báo deadline báo cáo quá trình và
báo cáo tổng kết
- Phân nhóm đồ án
- Giao bài tập môn học cho lớp
Học ở lớp:
- Thực hiện tính toán, đo đạc các thông số
mạch điện, thực hành lắp mạch điện.
- Nhận xét, đánh giá
- Thảo luận và trình bày kết quả.
- Nêu câu hỏi/ ý kiến.
- Tiến hành lập nhóm
- Làm bài thực hành
Học ở nhà:
- Đọc trước chương 2, các tài liệu bổ sung
thêm của chương 1. Làm các bài tập củng
cố;
- Thảo luận nhóm để lên kế hoạch, phân
công công việc. Trình bày kế hoạch thực
hiện đồ án vào buổi học sau.
A1, A2,
A4
(4) Đánh giá môn học (Course assessment)
Thành phần đánh giá CĐR học phần Tỉ lệ (%)
A1. Quá trình (Kiểm tra trên lớp, bài tập, đồ án) G1.1, G1.2, G2.1, G2.2 30
A2. Giữa kì G1.1, G1.2, G2.1, G2.2 10
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 51-57
57
A3. Thực hành G1.1, G1.2, G2.1 10
A4. Cuối kì G1.1, G1.2, G2.1, G2.2 50
Rubrics của thành phần đánh giá sau khi học xong chương 1:
Chương mở đầu
Mức độ Các tiêu chí đánh giá Tỉ trọng
Biết
- Tổng quan chung về các nội dung của môn học.
- Định nghĩa được các khái niệm cơ bản.
- Trình bày được các phạm vi ứng dụng của Lí thuyết mạch điện.
- Xác định các phần tử mạch, các mô hình.
- Biết tính toán, đo đạc các thông số mạch điện.
50%
Hiểu
- Phân biệt được các mức công suất, năng lượng tiêu thụ trên mạch điện.
- Hiểu được các tiêu chí đánh giá đồ án môn học.
10%
Ứng dụng
- Thực hành lắp mạch điện.
- Vận dụng vào giải quyết các bài tập về nhà.
10%
Phân tích - Liên hệ, đối chiếu các kết quả 15%
Tổng hợp - Báo cáo các kết quả 10%
Đánh giá - Nhận xét và đưa ra các kết luận 5%
3. Kết luận
Kết hợp CDIO và Rubrics để xây dựng đề cương học
phần giúp cho đề cương và các tiêu chí đánh giá có nội
dung chặt chẽ, khoa học. Ở góc độ triết lí, Rubrics mang
tư tưởng tạo dựng, CDIO mang tinh thần tổng quát. Vì
vậy, người dạy truyền đạt thông điệp của bài học một
cách có kiểm soát và người học có thể tự tổ chức, triển
khai, đánh giá hoạt động học tập của mình sao cho đạt
kết quả cao nhất. Nói cách khác, đề cương học phần xây
dựng dựa trên sự kết hợp giữa CDIO và Rubrics giúp
người dạy và người học chủ động trong quá trình dạy -
học, cải tiến chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của các
bên liên quan.
Tài liệu tham khảo
[1] Đoàn Thị Minh Trinh - Nguyễn Hội Nghĩa (2013).
Hướng dẫn thiết kế và phát triển chương trình đào
tạo đáp ứng chuẩn đầu ra. NXB Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh.
[2] Korycinski., D. K. (2012). Using Rubrics. United
States Military Academy, West Point, NY.
[3] Sandy Bargainnier (2003). Fundamental of Rubrics.
Pacific Crest Pennsylvania State University, pp. 1-4.
[4] Nitko, A. J. (2001). Educational assessment of
students (3rd ed.). Upper Saddle River, NJ: Merrill,
pp. 33-38.
[5] An Encyclopedia Britannica company (2008).
Merriam Webster’s Collegiate Dictionary 11th ed.
Hardcover, pp. 86-87.
[6] Đại học Quốc gia Hà Nội (2006). Công văn số
775/ĐT ban hành ngày 11/08/2006 về hướng dẫn
xây dựng đề cương môn học phù hợp với phương
thức đào tạo theo tín chỉ.
[7] Altman, Howard B. - Cashin, William E. (1992).
Writing a syllabus. IDEA Paper No. 27, Kansas
State Unviversity, pp. 1-6.
[8] Hoàng Phê (2005). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà
Nẵng, tr 308.
[9] Crawley, E. - Johan Malmqvist - William A.
Lucas - Doris R. Brodeur (2011). The CDIO
Syllabus v2.0 An Updated Statement of Goals for
Engineering Education. The 7th International
CDIO Conference, Technical University of
Denmark, Copenhagen, pp. 5-7.
[10] Crawley, E. - Brodeur, D. (2007). Rethinking
Engineering Education: the CDIO Approach.
Springer US, pp. 5-7.
[11] Andrade, H. G. (2005). Teaching with Rubrics: The
good, the bad and the ugly. College Teaching. Vol.
53, No. 1, pp. 27-30.
[12] Lê Thị Ngọc Nhẫn (2014). Vận dụng Rubrics để xây
dựng các tiêu chí đánh giá môn học. Tạp chí Khoa
học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số
62, tr 146-151.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10le_thi_phuong_1174_2130818.pdf