Kết cục thai kỳ ối vỡ non ở thai đủ tháng tại Bệnh viện Quận 2

Tài liệu Kết cục thai kỳ ối vỡ non ở thai đủ tháng tại Bệnh viện Quận 2: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em 80 KẾT CỤC THAI KỲ ỐI VỠ NON Ở THAI ĐỦ THÁNG TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2 Lê Thị Bích Hường٭, Lê Hồng Cẩm٭٭, Phạm Thanh Hoàng٭٭ TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ối vỡ non ở thai đủ tháng được định nghĩa là vỡ màng ối trước khi vào chuyển dạ ở thai ≥ 37 tuần. Nhiều tài liệu hướng dẫn nên khởi phát chuyển dạ thay vì chờ đợi vào chuyển dạ tự nhiên, để giảm nguy cơ nhiễm trùng cho thai phụ và trẻ sơ sinh mà không làm tăng nguy cơ mổ lấy thai. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định kết cục thai kỳ của thai phụ và trẻ sơ sinh ở những trường hợp ối vỡ non trên thai đủ tháng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo loạt ca tiến cứu được thu thập số liệu từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017 với 91 ca ối vỡ non trên thai đủ tháng tại bệnh viện quận 2. Các thai phụ được điều trị theo phác đồ xử trí của bệnh viện. Kết cục sau sinh của thai phụ và thai nhi được ghi nhận cho đến khi xuất viện....

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết cục thai kỳ ối vỡ non ở thai đủ tháng tại Bệnh viện Quận 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em 80 KẾT CỤC THAI KỲ ỐI VỠ NON Ở THAI ĐỦ THÁNG TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2 Lê Thị Bích Hường٭, Lê Hồng Cẩm٭٭, Phạm Thanh Hoàng٭٭ TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ối vỡ non ở thai đủ tháng được định nghĩa là vỡ màng ối trước khi vào chuyển dạ ở thai ≥ 37 tuần. Nhiều tài liệu hướng dẫn nên khởi phát chuyển dạ thay vì chờ đợi vào chuyển dạ tự nhiên, để giảm nguy cơ nhiễm trùng cho thai phụ và trẻ sơ sinh mà không làm tăng nguy cơ mổ lấy thai. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định kết cục thai kỳ của thai phụ và trẻ sơ sinh ở những trường hợp ối vỡ non trên thai đủ tháng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo loạt ca tiến cứu được thu thập số liệu từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017 với 91 ca ối vỡ non trên thai đủ tháng tại bệnh viện quận 2. Các thai phụ được điều trị theo phác đồ xử trí của bệnh viện. Kết cục sau sinh của thai phụ và thai nhi được ghi nhận cho đến khi xuất viện. Kết quả: Tỷ lệ sinh ngã âm đạo là 79,1% với tỷ lệ nhiễm trùng ối là 2,2% và tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh là 5,5%. Thời gian tiềm tàng trên 12 giờ và khoảng cách từ lúc ối vỡ đến lúc sinh dài làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai Kết luận: Ối vỡ non trên thai đủ tháng có tỷ lệ sinh ngã âm đạo cao, tỷ lệ nhiễm trùng ối cũng như nhiễm trùng sơ sinh thấp. Cần rút ngắn thời gian tiềm tàng và thời gian từ khi ối vỡ đến lúc sinh để làm tăng tỷ lệ sinh ngã âm đạo Từ khóa: ối vỡ non, khởi phát chuyển dạ, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng sơ sinh. ABSTRACT MATERNAL AND PERINATAL OUTCOME IN PRELABOR RUPTURE OF MEMBRANES AT TERM AT DISTRICT 2 HOSPITAL Le Thi Bich Huong, Le Hong Cam, Pham Thanh Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 80 - 85 Background: Prelabor rupture of membranes (PROM) at termis defined as rupture of the membranes prior to the onset of labour at or beyond 37 weeks gestation. Many guidelines recommend prompt induction of labor over expectant management to reduce maternal and possible neonatal infection, without increasing the risk of cesarean delivery. Objective: This study aims to assess fetal and maternal outcome in prelabor rupture of membranes at term. Materials and Methods: A prospective study was conducted between October 2016 and April 2017 on 91 pregnant women after 37 completed weeks with pre labor rupture of membranes admitted at District 2 Hospital. They were managed according to our hospital protocol. After delivery, the maternal and fetal outcome was studied till discharge. Results: In this study, the rate of vaginal delivery was 79.1%. Intra-amniotic infection occurred in 2.2%. Neonatal infection occurred in 5.5%. The duration of latency was > 12 hours and the long duration between PROM and delivery increased the rate of caesarean section. Conclusions: We found that the rate of vaginal delivery was high with low rate of maternal and fetal * Khoa sản, Bệnh viện Quận 2, TP. Hồ Chí Minh **Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc:.BS. Phạm Thanh Hoàng ĐT: 0904578385 Email: drthanhhoangpham@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em 81 infection. We should decrease the latency and the duration between PROM and delivery to improve the vaginal delivery rate. Keywords: Prelabor Rupture of Membranes (PROM), labor induction, intra-amniotic infection, neonatal infection ĐẶT VẤN ĐỀ Ối vỡ non (OVN) trong thai kỳ là tình trạng tương đối phổ biến trong sản khoa, chiếm khoảng 12% tổng số các thai kỳ, chủ yếu xảy ra trong các thai kỳ đủ tháng (≥ 37 tuần của thai kỳ).Trong phần lớn các trường hợp, sau khi ối vỡ sẽ có chuyển dạ tự nhiên, từ 80 - 90% trường hợp ối vỡ ở các thai kỳ đủ tháng chuyển dạ trước 24 giờ(1). Biến chứng chính của ối vỡ non là nhiễm trùng tử cung và biến chứng khác là sa dây rốn và nhau bong non(6). Xử trí một trường hợp ối vỡ non ở thai trưởng thành vẫn còn nhiều bàn cãi, xu hướng sản khoa hiện nay ủng hộ việc khởi phát chuyển dạ (KPCD) hơn là trì hoãn chờ chuyển dạ tự nhiên(3,4,7). Khởi phát chuyển dạ có thể rút ngắn thời gian chuyển dạ và có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ối nhưng điều này có thể làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai, hoặc tai biến cho mẹ và trẻ sơ sinh. Hiện nay, Oxytocin truyền tĩnh mạch là phương thức can thiệp được lựa chọn để khởi phát chuyển dạ ở các trường hợp thai trưởng thành có ối vỡ non. Tuy nhiên, Oxytocin ít hiệu quả khi khởi phát chuyển dạ cho những trường hợp ối vỡ mà cổ tử cung không thuận lợi, tỷ lệ mổ sinh do khởi phát chuyển dạ thất bại với Oxytocin thay đổi từ 10 - 30%(4). Do đó, việc chọn thời điểm và phương thức can thiệp để khởi phát chuyển dạ phù hợp sẽ đảm bảo kết cục thai kỳ tốt đẹp, cụ thể là giảm tỷ lệ mổ sinh, giảm tỷ lệ nhiễm trùng ối và nhiễm trùng sơ sinh. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ một số kết cục thai kỳ ở những thai phụ ối vỡ non có thai ≥ 37 tuần như: tỷ lệ sinh ngả âm đạo, tỷ lệ nhiễm trùng ối, tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh tại Bệnh viện quận 2. Mô tả đặc tính chuyển dạ của thai kỳ ≥ 37 tuần ối vỡ non ở trường hợp theo dõi sinh ngả âm đạo. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết cục sinh ngả âm đạo ở thai ≥ 37 tuần có ối vỡ non: thời gian ối vỡ đến lúc chuyển dạ, thời gian ối vỡ đến lúc sinh, khởi phát chuyển dạ, tăng co bằng oxytocin, nhiễm trùng ối. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu báo cáo loạt ca tiến cứu tất cả các trường hợp thai đủ tháng (≥ 37 tuần) có ối vỡ non (ối vỡ trên 1 giờ chưa vào chuyển dạ) đến sinh tại bệnh viện Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017. Chọn mẫu Chọn mẫu toàn bộ trong thời gian nghiên cứu. Tiêu chuẩn nhận vào Tất cả những trường hợp ối vỡ non được gắn monitoring chưa có cơn gò tử cung trong 30 phút. Tuổi thai ≥ 37 tuần được xác định dựa vào siêu âm ba tháng đầu thai kỳ. Thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại Chúng tôi không nhận vào nghiên cứu các sản phụ có các dấu hiệu như: có tiền căn mổ trên tử cung, khung chậu hẹp, ngôi bất thường, ước lượng cân thai > 4000 gram, thai suy cấp và các thai phụ có bệnh lý không cho phép khởi phát chuyển dạ như: bệnh tim nặng, tiền sản giật nặng, tăng áp động mạch phổi nặng. Chẩn đoán ối vỡ dựa vào thai phụ khai ra nước âm đạo, đặt mỏ vịt thấy nước ối chảy ra từ lỗ cổ tử cung và xét nghiệm Nitrazine dương tính. Nhiễm trùng ối được chẩn đoán khi có 2 trong các dấu hiệu: sốt > 38°C, mạch mẹ > 100 lần/phút, nhip tim thai > 160 lần/phút, nước ối có Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em 82 mùi hôi, tử cung nhạy cảm ấn đau, bạch cầu > 15.000/mm3 máu. Chúng tối tiến hành KPCD khi ối đã vỡ ≥ 12 giờ hay chỉ số Bishop ≥ 5 điểm hay khi có dấu hiệu nhiễm trùng ối. Khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin với liều khởi đầu là 4mUI/mL, tăng thêm 4mUI/mL mỗi 30 phút đến khi cơn gò đủ, liều tối đa 40mUI/phút. Đối với các sản phụ vào chuyển dạ tự nhiên, nếu diễn tiến chuyển dạ chậm và cơn gò thưa sẽ được tăng co bằng oxytocin với liều và khoảng cách tăng liều như trên. Sản phụ có ối vỡ trên 12 giờ và chưa có dấu nhiễm trùng sẽ được sử dụng kháng sinh dự phòng bằng Cefotaxim 1g mỗi 8 giờ cho đến lúc sinh. Phương pháp thống kê Các biến số về cuộc sinh, biến chứng cho mẹ và bé trong và sau sinh được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0 và phân tích đơn biến, phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm soát các yếu tố gây nhiễu. Các phép kiểm thực hiện ở độ tin cậy 95% KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017 có 114 trường hợp thai đủ tháng có ối vỡ non nhập bệnh viện Quận 2, trong đó có 91 trường hợp phù hợp tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình của các thai phụ tham gia nghiên cứu là 27,1 tuổi, lứa tuổi từ 25 đến 35 tuổi chiếm đa số với 57,1% (Bảng 1). Thai phụ chủ yếu sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm 58,2%, với trình độ học vấn chủ yếu học hết cấp III chiếm 47,3%. Các thai phụ chủ yếu làm nội trợ (40,7%) và công nhân (38,5%). Tuổi thai trung bình là 39,1 tuần (Bảng 1). Số thai phụ từng sinh con hơn 51%. Đa số thai phụ lúc nhập viện có tình trạng thai bình thường với chỉ số ối ≥ 8, chiếm 70,3%, Phần lớn thai phụ có điểm Bishop lúc nhập viện < 5 điểm, chiếm 67%. CTG nhóm I, chiếm 98,9%. Chỉ có 1 thai phụ có tiền căn ối vỡ non, chiếm 1,1% và có 3 thai phụ có viêm âm đạo trong thai kỳ, chiếm 3,3%. Bảng 1. Đặc điểm về sản khoa của đối tượng tham gia nghiên cứu (n=91) Đặc điểm Số trường hợp Tỷ lệ (%) Tuổi thai lúc nhập viện 37 - <40 tuần 58 63,7 40 - 41 tuần 33 36,3 Số lần sinh con Con so 44 48,4 Con rạ 47 51,6 Tiền căn ối vỡ non Có 1 1,1 Không 90 98,9 Tiền căn sinh non Có 3 3,3 Không 88 96,7 Viêm âm đạo trong thai kỳ Có 3 3,3 Không 88 96,7 AFI ≤ 5 cm 5 5,5 6 - 7 cm 22 24,2 ≥ 8 cm 64 70,3 Bishop lúc nhập viện < 5 điểm 61 67,0 ≥ 5 điểm 30 33,0 Tình trạng thai lúc nhập viện CTG nhóm 1 90 98,9 CTG nhóm 2 1 1,1 CTG nhóm 3 0 0 Đặc điểm về chuyển dạ Có 83 thai phụ (91,2%) có chuyển dạ tự nhiên, trong đó có 22 trường hợp (24,2%) cần tăng co bằng oxytocin (Bảng 2). Thời gian từ lúc ối vỡ đến lúc sinh trung bình là 12,85 giờ với phần lớn nằm ở 6 đến 24 giờ (88%). Có 2 trường hợp nhiễm trùng ối. Tỷ lệ thành công sinh ngã âm đạo là 79,1%. Trong 19 ca mổ lấy thai (20,9%) nguyên nhân bất xứng đầu chậu và thai trình ngưng tiến chiếm nhiều nhất với tỉ lệ 36,8% và 31,6%. Không có trường hợp nào băng huyết sau sinh hay nhiễm trùng hậu sản ở nhóm sinh thường lẫn sinh mổ. Hầu hết trẻ sinh ra có tổng trạng bình thường và apgar ≥ 7 chiếm 98,9%. Có 5 trường hợp được chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh chiếm 5,5%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em 83 Bảng 2. Đặc điểm về chuyển dạ của đối tượng tham gia nghiên cứu Đặc điểm (n=91) Số trường hợp Tỷ lệ (%) Thời gian tiềm tàng < 6 giờ 45 49,4 6 - 12 giờ 35 38,5 > 12 giờ 11 12,1 Thời gian từ lúc ối vỡ đến lúc sinh < 6 giờ 8 8,8 6 - 12 giờ 37 40,7 > 12 - 24 giờ 43 47,3 > 24 giờ 3 3,3 Chuyển dạ Tự nhiên 83 91,2 Khởi phát chuyển dạ 8 8,8 Sử dụng Oxytocin tăng co Có 22 24,2 Không 69 75,8 Sử dụng kháng sinh Có 46 50,5 Không 45 49,5 Số lần khám âm đạo từ nhập viện đến lúc sinh <4 lần 7 7,7 4 - 8 lần 78 85,7 > 8 lần 6 6,6 Nhiễm trùng ối Có 2 2,2 Không 89 97,8 Các yếu tố nguy cơ liên quan sinh mổ Khi phân tích hồi quy logistic đơn biến, chúng tôi nhận thấy các yếu tố làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai như: thời gian tiềm tàng (thời gian từ lúc ối vỡ đến khi có chuyển dạ) > 12 giờ, thời gian chuyển dạ > 12 giờ, có KPCD, có sử dụng kháng sinh, nước ối lẫn phân su. Khi đưa các yếu tố này và các yếu tố có p < 0,25 khi phân tích đơn biến vào phân tích đa biến, chỉ còn lại 2 yếu tố có ý nghĩa làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai (Bảng 3). Nhóm thai phụ có thời gian tiềm tàng > 12 giờ có nguy cơ mổ lấy thai gấp 56,03 lần so với nhóm < 6 giờ. Nhóm thai phụ có thời gian từ chuyển dạ đến lúc sinh từ 6 đến 12 giờ có nguy cơ mổ lấy thai gấp 9,56 lần và trên 12 giờ có nguy cơ mổ lấy thai gấp 145,9 lần so với nhóm < 6 giờ. Bảng 3. Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ Đặc điểm Sinh ngã âm đạo OR OR* p Có (n=72) Không (n=19) Số lần sinh Con so 31 (70,5) 13 (29,5) 1 1 Con rạ 41 (87,2) 6 (12,8) 0,35 0,29 0,098 Viêm âm đạo trong thai kỳ Không 71 (80,7) 17 (19,3) 1 1 Có 1 (33,3) 2 (66,7) 0,12 0,27 0,683 Thời gian tiềm tàng < 6 giờ 38 (84,4) 7 (15,6) 1 1 6 - 12 giờ 29 (82,9) 6 (17,1) 1,12 4,55 0,278 > 12 giờ 5 (45,5) 6 (54,5) 6,51 56,03 0,023 Thời gian từ chuyển dạ đến lúc sinh < 6 giờ 40 (87,0) 6 (13,0) 1 1 6 - 12 giờ 31 (73,8) 11 (26,2) 2,37 9,56 0,035 > 12 giờ 1 (33,3) 2 (66,7) 13,33 145,9 0,024 Thời gian từ lúc ối vỡ đến lúc sinh < 6 giờ 6 (75,0) 2 (25,0) 1 1 6 - 12 giờ 32 (86,5) 5 (13,5) 0,17 0,19 0,276 > 12 - 24 giờ 33 (76,7) 10 (23,3) 0,08 0,02 0,087 > 24 giờ 1 (33,3) 2 (66,7) 0,15 0,03 0,182 Sử dụng kháng sinh Không 40 (88,9) 5 (11,1) 1 1 Có 32 (69,6) 14 (30,4) 3,50 1,18 0,855 Nhiễm trùng ối Không 70 (80,5) 17 (19,5) 1 1 Có 0 (0,0) 2 (100,0) 4,12 0,0 0,999 Khởi phát chuyển dạ Không 69 (83,1) 14 (16,9) 1 1 Có 3 (37,5) 5 (62,5) 8,21 13,92 0,069 Nước ối lẫn phân su Không 72 (81,8) 16 (18,2) 1 Có 0 3 (100) 5,50 - 0,999 BÀN LUẬN Viêm âm đạo trong khi mang thai là nguyên nhân thường gặp của ối vỡ non. Tuy nhiên, ở Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em 84 nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ viêm âm đạo phát hiện được khi mang thai chỉ chiếm 3,3%. Điều này có thể do cỡ mẫu nhỏ và do thai phụ không được tầm soát khi mang thai. Đây là điểm đáng chú ý và cần quan tâm khi khám thai. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ thai phụ khi nhập viện có cổ tử cung không thuận lợi, Bishop < 5 điểm, chiếm 67% nhưng có tới 92,1% số thai phụ tự vào chuyển dạ tự nhiên, hơn nữa trong nghiên cứu này tỉ lệ thai phụ đã sanh được ngã âm đạo ít nhất 1 lần chiếm tới 51,2%. Do vậy, dù chỉ số Bishop khi nhập viện thấp nhưng tỉ lệ sanh ngã âm đạo trong nghiên cứu của chúng tối vẫn cao và không có sự ảnh hưởng của tình trạng cổ tử cung khi nhập viện lên tỉ lệ mổ lấy thai. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sinh ngã âm đạo là 79,1% (72/91) trong đó sinh thường là 76,9% và sinh giúp 2,2%.Theo nghiên cứu của Nguyễn Phi Hùng năm 2007 đánh giá hiệu quả của giục sinh bằng oxytocin trên ối vỡ non ở thai trưởng thành cho thấy tỷ lệ sinh ngã âm đạo chiếm 75,7% và sinh mổ là 24,3%(8). Nghiên cứu của Vlora Ademi Ibishi năm 2015 về cách sinh và kết cục thai kỳ ối vỡ non, kết quả là tỷ lệ sinh ngã âm đạo là 72% cho cả 2 nhóm đủ tháng và non tháng, nếu chỉ tính thai đủ tháng thì tỷ lệ sinh ngã âm đạo là 76,8%(5). Theo tác giả Tigist Endale năm 2016, đánh giá kết cục 185 trường hợp thai đủ tháng có ối vỡ non, tỷ lệ sinh ngã âm đạo trong nghiên cứu của tác giả là 86,5%(2).Tỷ lệ sinh ngã âm đạo trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các tác giả có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là thai phụ đã từng sinh con và tỷ lệ vào chuyển dạ tự nhiên cao chiếm 91,2%. Khi phân tích đơn biến, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa sinh ngã âm đạo và thời gian tiềm tàng, thời gian tiềm tàng càng dài thì nguy cơ mổ lấy thai càng cao. Thời gian tiềm tàng dưới 6 giờ có tỷ lệ sinh ngã âm đạo là 49,4%, kế tiếp là từ 6 đến 12 giờ 38,5%, thấp nhất là trên 12 giờ chiếm 12,1%. Khi phân tích hồi quy đa biến chúng tôi thu được kết quả: nhóm thời gian tiềm tàng trên 12 giờ có nguy cơ mổ lấy thai tăng gấp 56,03 lần so với nhóm thời gian tiềm thời dưới 6 giờ (OR* = 56,03; P = 0,023). Theo nghiên cứu của tác giả Tigist Endale năm 2015 ở 185 trường hợp ối vỡ non đủ tháng cho thấy nguy cơ bất lợi cho mẹ tăng 5,6 lần khi ối vỡ hơn 12 giờ chưa chuyển dạ. Thời gian tiềm tàng trên 24 giờ liên quan tăng gấp 2,8 lần kết cục bất lợi cho mẹ (OR = 2,8; 95%CI; 1,7 - 11,8) so với ít hơn 24 giờ(2). Thời gian từ lúc bắt đầu chuyển dạ đến lúc sinh rất quan trọng, liên quan đến kết cục sinh được ngã âm đạo hay không, có thể phải mổ lấy thai vì thời gian chuyển dạ kéo dài hay thai trình ngưng tiến triển. Nhiều nghiên cứu để đánh giá một cuộc chuyển dạ, theo dõi đến khi nào thì chấm dứt thai kỳ và cần phải can thiệp; nhất là đối với những thai kỳ có ối vỡ non nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và thai. Thời gian từ chuyển dạ đến lúc sinh kéo dài trong thai kỳ ối vỡ non đồng nghĩa là thời gian từ ối vỡ đến lúc sinh kéo dài, dựa trên những chứng cứ y văn chúng tôi lấy các điểm cắt là 6 giờ, 12 giờ và 24 giờ là những mốc để có thể can thiệp vào chuyển dạ. Qua nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nhóm có thời gian từ lúc chuyển dạ đến lúc sinh dưới 6 giờ chiếm tỷ lệ 55,6%; nhóm từ 6 giờ đến 12 giờ là 43% và nhóm trên 12 giờ là 1,4%.Sau khi khử yếu tố gây nhiễu chúng tôi nhận thấy nhóm có thời gian từ lúc chuyển dạ đến lúc sinh từ 6 đến 12 giờ có nguy cơ mổ lấy thai gấp 9,56 lần so với nhóm có thời gian từ chuyển dạ đến lúc sinh dưới 6 giờ (OR* = 9,56; P = 0,035), và nhóm có thời gian từ lúc chuyển dạ đến lúc sinh trên 12 giờ có nguy cơ mổ lấy thai gấp 145,9 lần so với nhóm có thời gian từ chuyển dạ dưới 6 giờ (OR* = 145,9; P = 0,024). Theo nghiên cứu của tác giả Tigist Endale(2) phân tích hồi quy đa biến về kết cục của mẹ và thai cho thấy nguy cơ bất lợi cho mẹ tăng 5,6 lần khi ối vỡ trên 12 giờ (OR= 5,6; 95% CI 1,3 - 24,1); những thai phụ có khoảng thời gian ối vỡ đến lúc sinh trên 24 giờ tăng nguy cơ bất lợi cho mẹ 2,8 lần so với khoảng thời gian ối vỡ đến lúc sinh dưới 24 giờ (OR=2,8, 95%CI 1,7 - 11,8). Như Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em 85 vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Tigist Endale. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 5 trường hợp có nhiễm trùng sơ sinh, chiếm 5,5%, có 2 ca nhiễm trùng ối, chiếm 2,2%. Vì tỉ lệ nhiễm trùng sơ sinh và nhiễm trùng ối quá ít nên chúng tôi không thể phân tích các tỉ lệ này với những mối liên quan khác như: thời gian ối vỡ đến lúc sinh, thời gian tiềm tàng, phương thức sanh. Tỉ lệ nhiễm trùng ối và nhiễm trùng sơ sinh thấp có thể do trong dân số nghiên cứu có hơn 50% thai phụ được sử dụng kháng sinh dự phòng, đa số thai phụ có thời gian từ khi ối vỡ đến lúc sinh <24 giờ (96,7%). Và không có trường hợp nào có nhiễm trùng sau sanh. Mặc dù có 8 trường hợp được KPCD và 22 trường hợp tăng co nhưng chúng tôi không có trường hợp nào có băng huyết sau sanh (BHSS), cả sanh mổ lẫn sanh thường. Điều này một phần do cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ nên chưa bộc lộ được sự khác biệt của tỉ lệ BHSS ở các nhóm. KẾT LUẬN Tỷ lệ sinh ngã âm đạo với thai kỳ đủ tháng có ối vỡ non là 79,1%, với tỷ lệ nhiễm trùng ối là 2,2% và tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh là 5,5%. Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh ngã âm đạo là thời gian tiềm tàng và thời gian từ chuyển dạ đến lúc sinh. Cụ thể, thời gian tiềm tàng trên12 giờ làm tăng nguy cơ mổ lấy thai lên 56 lần so với nhóm có thời gian tiềm tàng dưới 6 giờ. Thời gian từ lúc chuyển dạ đến lúc sinh nằm trong khoảng 6 đến 12 giờ và trên 12 giờ lần lượt làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai lên 9,56 lần và 145,9 lần khi so với nhóm dưới 6 giờ. Nghiên cứu này cùng với các nghiên cứu trong y văn cho thấytỷ lệ sinh ngã âm đạo cao, tỷ lệ nhiễm trùng ối và nhiễm trùng sơ sinh thấp. Điều này giúp các bác sỹ lâm sàng vững tâm hơn khi đối diện với thai phụ ối vỡ non đủ tháng. Cần thiết tránh thời gian tiềm tàng kéo dài cũng như hạn chế thời gian chuyển dạ để làm tăng tỷ lệ thành công của sinh ngã âm đạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Charles, B (2014). “Premature rupture of membranes”. In: Beckmann CRB (eds), Obstetrics and Gynecology. 7th ed, pp.363-380. Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, PA. 2. Endale T, et al (2016). “Maternal and fetal outcomes in term premature rupture of membrane”. World J Emerg Med. 7(2):pp.147-52. 3. Gafni A, Goeree R, Myhr TL, et al, (1997). “Induction of labour versus expectant management for prelabour rupture of the membranes at term: an economic evaluation. TERMPROM Study Group. Term Prelabour Rupture of the Membranes”. Cmaj. 157(11):pp.1519-25. 4. Hannah M.E, Ohlsson A, Farine D, et al (1996). “Induction of labor compared with expected management for prelabor rupture of the membranes at term”. N Engl J Med. 334(16):pp.1005-1010. 5. Ibishi, VA, Isjanovska RD (2015). “Prelabour Rupture of Membranes: Mode of Delivery and Outcome”. Open Access Maced J Med Sci. 3(2):pp.237-40. 6. Lê Hồng Cẩm (2014). ‘Ối vỡ non”. In: Nguyễn Duy Tài (ed), Sản khoa, pp.148-154. Nhà xuất bản Y Học, TPHCM. 7. Mozurkewich EL, Wolf FM (1997). “Premature rupture of membranes at term: a meta-analysis of three management schemes”. Obstet Gynecol. 89(6):pp.1035-43. 8. Nguyễn Phi Hùng (2007). “So sánh hiệu quả của giục sinh sớm trong vòng 6 giờ với 12 giờ sau khi ối vỡ bằng Oxytocin ở thai đủ tháng tại BVĐK tỉnh Bình Dương”. Luận văn chuyên khoa II, chuyên ngành Sản Phụ khoa, pp48. Đại học Y Dược TP. HCM. Ngày nhận bài báo: 17/11/2017 Ngày nhận phản biện: 25/12/2017 Ngày bài báo được đăng: 30/03/201

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_cuc_thai_ky_oi_vo_non_o_thai_du_thang_tai_benh_vien_quan.pdf
Tài liệu liên quan