Tài liệu Kết cục thai kỳ ở thai suy dinh dưỡng từ 34 tuần nhập viện tại Bệnh viện Hùng Vương: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 55
KẾT CỤC THAI KỲ Ở THAI SUY DINH DƯỠNG TỪ 34 TUẦN
NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Lê Thị Kiều Trang*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang**
TÓM TẮT
Mở đầu: Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (TCTTTTC) là bệnh lí của thai kì có liên quan đến kết cục
xấu của thai nhi như: ngạt chu sinh, nguy cơ tử vong gấp 10 lần ở thời điểm dự sanh.
Phương pháp: Báo cáo loạt ca, trên 155 thai phụ được chẩn đoán thai chậm tăng trưởng trong tử cung có
tuổi thai từ 34 tuần nhập viện từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017. Các thai phụ được theo dõi đến sinh.
Kết quả: Kết cục ở mẹ: (i) Khởi phát chuyển dạ chiếm 48,39%; KTC 95% [40,5 – 56,2]. (ii) Mổ lấy thai
chiếm tỉ lệ 60,65 %; KTC 95% [52,8 – 68,4], lí do mổ cấp cứu vì đe doạ sức khỏe thai chiếm 53,19%. Kết cục ở
thai nhi: (i) Apgar sau 1 phút dưới 7 điểm chiếm 5,16%; KTC 95% [1,6 – 8,7], trên 7 điểm 94,84%; KTC 95%
[91,3 – 98,4]. ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết cục thai kỳ ở thai suy dinh dưỡng từ 34 tuần nhập viện tại Bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 55
KẾT CỤC THAI KỲ Ở THAI SUY DINH DƯỠNG TỪ 34 TUẦN
NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Lê Thị Kiều Trang*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang**
TÓM TẮT
Mở đầu: Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (TCTTTTC) là bệnh lí của thai kì có liên quan đến kết cục
xấu của thai nhi như: ngạt chu sinh, nguy cơ tử vong gấp 10 lần ở thời điểm dự sanh.
Phương pháp: Báo cáo loạt ca, trên 155 thai phụ được chẩn đoán thai chậm tăng trưởng trong tử cung có
tuổi thai từ 34 tuần nhập viện từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017. Các thai phụ được theo dõi đến sinh.
Kết quả: Kết cục ở mẹ: (i) Khởi phát chuyển dạ chiếm 48,39%; KTC 95% [40,5 – 56,2]. (ii) Mổ lấy thai
chiếm tỉ lệ 60,65 %; KTC 95% [52,8 – 68,4], lí do mổ cấp cứu vì đe doạ sức khỏe thai chiếm 53,19%. Kết cục ở
thai nhi: (i) Apgar sau 1 phút dưới 7 điểm chiếm 5,16%; KTC 95% [1,6 – 8,7], trên 7 điểm 94,84%; KTC 95%
[91,3 – 98,4]. (ii) Apgar sau 5 phút trên 7 điểm 100%. (iii) Cân nặng lúc sinh < 2500gr chiếm 80,65%; KTC 95%
[74,3 – 86,9], cân nặng trung bình 2205,29 ± 302,69 gram. (iv) Tuổi thai lúc sinh trung bình 37,16 ± 1,26 tuần.
(v) Tỉ lệ nhập NICU 6,45%, KTC 95% [2,6 – 10,2]. (vi) Trẻ nhập khoa nhi chiếm 32,9 %, KTC 95% [25,6 –
40,2], với tỉ lệ vàng da là 31,37%, suy hô hấp là 29,41%. (vii) Thời gian nhập khoa nhi trung bình là 9,54 ± 9,7
ngày, ngắn nhất 2 ngày, dài nhất 60 ngày. (8) Tỉ lệ bé sống sau 34 tuần là 100%. TCTTTTC phát hiện sớm chiếm
57,42%; KTC 95% [49,83 – 65,61]; TCTTTTC phát hiện muộn 42,58%; KTC 95% [34,39 – 50,17].
Kết luận: Cần phát hiện kịp thời TCTTTTC và đánh giá đúng tình trạng thai nhi trong bụng mẹ để đưa ra
thời điểm chấm dứt thai kì phù hợp.
Từ khóa: thai chậm tăng trưởng trong tử cung, báo cáo loạt ca, thai nhẹ cân.
ABSTRACT
OUTCOME OF PREGNANCY AT FETAL GROWTH RESTRICTION FROM 34 WEEKS GESTATIONAL
AGE ADMISION HUNGVUONG HOSPITAL
Le Thi Kieu Trang, Huynh Nguyen Khanh Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 55 - 59
Background: Intrauterine growth restriction (IUGR) is a condition of pregnancy that is associated with fetal
outcomes such as perinatal asphyxia, a 10-fold increase in the risk of death at birth.
Methods: A series of case reports of 155 women diagnosed with IUGR were 34 weeks gestational age from
September 2016 to April 2017. Pregnant women are followed up.
Results: Maternal outcomes: (i) Induction labor was 48.39%; 95%CI [40.5 - 56.2]. (ii) Caesarean section
accounted for 60.65%; 95% CI [52.8 - 68.4], the reason for emergency cesarience because of insufficiency placenta
accounted for 53.19%. Outcome in fetus: (i) Apgar score after 1 minute under 7 points occupies 5.16%; 95% CI
[1.6 - 8.7], over 7 points 94.84%; 95% CI [91.3 - 98.4]. (ii) Apgar score after 5 minutes on 7 points 100%. (iii)
Weight at birth <2500gr accounted for 80.65%; 95% CI [74.3 - 86.9], mean weight 2205.29 ± 302.69 grams. (iv)
Mean gestational age at birth was 37.16 ± 1.26 weeks. (v) NICU admision was 6.45%, 95% CI [2.6 - 10.2]. (vi)
Children admitted to pediatrics accounted for 32.9%, 95% CI [25.6-40.2], with the rate of jaundice was 31.37%,
respiratory failure was 29.41%. (viii) The average admission time is 9.54 ± 9.7 days, the shortest is 2 days, the
* Bệnh viện Hùng Vương, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Hùng Vương
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email: tranghnk08@gmail.com.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 56
longest is 60 days. (8) The survival rate after 34 weeks is 100%. The early detecting IUGR accounted for 57.42%;
95% CI [49.83 - 65.61]; The late detection rate was 42.58%; 95%CI [34.39 - 50.17].
Conclusion: Timely identification of IUGR and proper assessment of fetal status in the womb should be
made in order to determine the appropriate timing of termination of pregnancy.
Key words: Intrauterine growth restriction, series of case reports, small-for-gestational-age.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
(TCTTTTC) là bệnh lí của thai kì có liên quan
đến kết cục xấu của thai nhi như: ngạt chu sinh,
nguy cơ tử vong gấp 10 lần ở thời điểm dự sanh.
Một biến chứng nguy hiểm khác là tình trạng
thiếu oxy máu dẫn đến toan chuyển hóa và thai
chết lưu trong tử cung. Các trẻ bị chậm tăng
trưởng từ khi ở trong bụng mẹ cũng sẽ đối mặt
với các rủi ro nghiêm trọng về sức khoẻ, nguy cơ
tử vong tăng cao trong những ngày đầu, tháng
đầu và những năm đầu đời. Những biến chứng
lâu dài có thể ảnh hưởng đến cuộc sống ngay cả
khi đã trưởng thành như: suy giảm chức năng
miễn dịch, suy dinh dưỡng, giảm sức mạnh cơ
bắp, nguy cơ bị đái tháo đường và các bệnh lí
tim mạch. Tần suất TCTTTTC cao hơn ở các
nước đang phát triển hoặc có thu nhập thấp và
thay đổi tùy theo quốc gia, dân số, chủng tộc. Tỉ
lệ TCTTTTC cao nhất ở vùng Châu Á, chiếm đến
hơn 60% tổng số thai chậm tăng trưởng trên thế
giới, theo sau đó là Châu Phi và Châu Mỹ
Latin(7). Tại Việt Nam năm 2005, khoảng 25% trẻ
suy dinh dưỡng có nguồn gốc từ suy dinh
dưỡng bào thai. Một số liệu khác của Tổng cục
thống kê Việt Nam đánh giá các mục tiêu trong
năm 2011, 2013, 2014, tỉ lệ trẻ sơ sinh bị thiếu cân
đã tăng nhẹ từ 5,1% lên 5,7% (2011 – 2013) mặc
dù sức khoẻ sinh sản của bà mẹ mang thai đã
được nhà nước quan tâm hơn rất nhiều trong
những năm gần đây(11).
Các phương pháp đánh giá sức khỏe thai nhi
cũng góp một phần quan trọng. Trong đó vai trò
của siêu âm Doppler trong đánh giá sức khỏe
thai nhi trên thai kì nguy cơ cao không phải là
vấn đề mới mẻ, đặc biệt trên thai chậm tăng
trưởng trong tử cung giúp khảo sát tuần hoàn
giữa nhau thai và cả những thay đổi trong cơ thể
thai nhi, từ đó giúp đưa ra các can thiệp phù
hợp. Chúng tôi tiên hành nghiên cứu với câu hỏi:
“Kết cục thai kì ở những thai chậm tăng trưởng
trong tử cung từ 34 tuần như thế nào?”
Mục tiêu nghiên cứu
1. Kết cục thai kì ở những trường hợp
TCTTTTC có tuổi thai từ 34 tuần trở ở thai phụ:
khởi phát chuyển dạ, phương pháp sinh, lí do
mổ lấy thai.
2. Kết cục thai kì ở những trường hợp
TCTTTTC có tuổi thai từ 34 tuần trở ở thai nhi:
chỉ số Apgar, tuổi thai lúc sinh, cân nặng lúc
sinh, tỉ lệ sống sau sinh và chu sinh, tỉ lệ nhập
săn sóc tích cực (NICU) và khoa nhi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu báo cáo loạt ca tiến cứu.
Chọn mẫu
Tất cả các thai phụ có chẩn đoán thai chậm
tăng trưởng tuổi thai từ 34 tuần tại khoa Sản
bệnh bệnh viện Hùng Vương trong thời gian từ
tháng 9/2016 đến tháng 4/2017, đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các thai phụ được chẩn đoán thai chậm tăng
trưởng nhập khoa Sản bệnh với: Tuổi thai từ 34
tuần trở lên. Đơn thai. Tuổi thai được tính chính
xác theo siêu âm tam cá nguyệt đầu (theo chiều
dài đầu mông (CRL) từ đủ 7 tuần đến 13 tuần 6
ngày hoặc dựa vào ngày kinh cuối đối với chu kì
kinh nguyệt đều 28 ngày và thai phụ nhớ ngày
kinh cuối. Chu vi vòng bụng và hoặc uớc lượng
cân thai < BPV 3 so với tuổi thai tại một thời
điểm hoặc có ước lượng cân thai hay chu vi vòng
bụng < BPV 10 kèm có sự sụt giảm dựa theo biểu
đồ tăng trưởng theo công thức Hadlock 4. Đồng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 57
ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có bằng chứng thai dị tật bẩm sinh: bất
thường cấu trúc nhiễm sắc thể được chẩn đoán
bằng nhiễm sắc thể đồ (Karyotype) hoặc phương
pháp lai miễn dịch huỳnh quang
(Fluorescence In Situ Hybridization – FISH)
thông qua chọc ối hoặc bất thường về hình thái
học qua siêu âm 4 chiều. Có bằng chứng nhiễm
trùng bào thai bằng chọc ối xét nghiệm TORCH.
Thai phụ bị mất dấu trong quá trình theo dõi
hoặc có biểu đồ tăng trưởng tăng lên > BPV 10
kèm siêu âm Doppler bình thường.
Công cụ thu thập
Sử dụng bảng thu thập số liệu soạn sẵn với 3
phần: (i) thông tin cơ bản: thu thập bằng cách
phỏng vấn trực tiếp đối tượng tham gia nghiên
cứu. (ii) thông tin từ hồ sơ bệnh án: tác giả trực
tiếp thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án tại khoa
Sản bệnh, khoa Sinh, khoa Phẫu thuật gây mê
hồi sức, khoa Hậu sản, khoa Hậu phẫu, và khoa
Nhi. (iii) Phần mềm quản lí bệnh viện trên máy
tính (Hsoft). Nhập và quản lí số liệu trên Epidata
3.1 và xử lí số liệu bằng phần mềm Stata 10.0.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (n=155)
Đặc điểm n (%)
Nhóm tuổi: < 20 tuổi
20 – 34 tuổi
≥35 tuổi
5 (3,23)
121 (78,06)
29 (18,71)
Tuổi thai: TCTTTTC trước 34 tuần 89 (57,42)
TCTTTTC ≥ 34 tuần 66 (42,58)
Bách phân vị cân nặng thai: Từ 3 - <10
< 3
50 (32,26)
105 (67,74)
Con so
Con rạ
101 (65,16)
54 (38,84
BMI * trước khi sinh: Thiếu
Trung bình
Thừa cân/ Béo phì
40 (25,8)
110 (70,97)
5 (3,23)
Tỷ số CPR < 1;
CPR ≥ 1
3 (1,94)
152 (98,06)
Thiểu ối trên siêu âm
Không có
11 (7,1)
144 (92,9)
Bệnh lý trong thai kỳ này
Rối loạn cao huyết áp
Đái tháo đường thai kỳ
22 (14,19)
18 (11,61)
Đặc điểm n (%)
Bất thường nhau/dây rốn
Không có
14 (9,04)
101 (65,16)
*BMI = Body Mass index: chỉ số khối cơ thể
CPR = Cerebroplacental ratio: tỷ số não - nhau
Bảng 2. Đặc điểm liên quan tình trạng TCTTTTC
của thai phụ và thai nhi
Yếu tố n (%) KTC 95%
Khởi phát chuyển dạ 75 (48,39) 40,5-56,2
Mổ sinh 94 (60,65) 52,8-68,4
Mổ cấp cứu 55 (53,19) 40,3 – 60,8
Apgar 1phút < 7 điểm 8 (5,16) 1,6 -8,7
Apgar 5 phút ≥ 7 điểm 155 (100)
Cân lúc sinh <2500 gr 125 (80,65%) 74,3-96,9
Trẻ sống sau sinh 155 (100)
Trẻ nhập khoa nhi 51 (32,9) 25,6 – 40,2
Trẻ nhập NICU 10 (6,45) 2,6 – 10,2
Bảng 3. Giá trị trung bình liên quan TCTTTTC
Yếu tố Trung bình
Tuổi thai khi sinh (tuần) 37,16±1,26
Cân trẻ khi sinh (gram) 2205 ± 302,69
Thời gian trẻ nằm khoa nhi (ngày) 9,54 ± 9,7
BÀN LUẬN
Ngày nay trên thế giới vẫn chưa có những
đồng thuận về định nghĩa, tiêu chuẩn chẩn đoán
cũng như quản lí thai chậm tăng trưởng trong tử
cung và thời điểm chấm dứt thai kì lí tưởng. Để
phát hiện sớm và đánh giá đúng nhất tình trạng
thai nhi trong bụng mẹ để đưa ra thời điểm
chấm dứt thai kì lí tưởng, cho ra đời một em bé
vừa có khả năng sống tốt, vừa không bị ngạt chu
sinh luôn là một thách thức lớn đối với các nhà
sản khoa lâm sàng. Hiện nay trên thế giới vẫn
chưa có một phương pháp điều trị nào được cho
là có hiệu quả đối với TCTTTTC ngoại trừ việc
quyết định đưa ra thời điểm chấm dứt thai kì
thích hợp mà thời điểm này lại khác nhau tuỳ
tình trạng sức khoẻ của mỗi thai nhi. Vì vậy việc
nhận diện sớm TCTTTTC, quản lí tốt thai kì sẽ
giúp cải thiện kết cục thai kì, giảm thiểu tối đa
các nguy cơ chu sinh.
Chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu ở tuổi thai
từ 34 tuần trở lên. Bởi vì thai chậm tăng trưởng
trong tử cung thường liên quan đến các biến
chứng sinh non do thầy thuốc do bất thường về
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 58
tim thai và Doppler mạch máu, vì vậy bác sĩ
thường xuyên cân nhắc kéo dài thai kì sao để
vừa tránh được tình trạng ngạt, thai chết lưu
trong bụng mà không phải đưa ra ngoài 1 trẻ
quá non tháng không có khả năng sống. Do đó
chúng tôi đưa ra mốc từ tuổi thai 34 tuần chấm
dứt thai kì (CDTK) để đánh giá kết cục của các
trẻ có chậm tăng trưởng trong tử cung.
Trong trường hợp thai phụ không có biểu đồ
tăng trưởng thai nhi, chúng tôi chọn ngưỡng
BPV thứ 3 để chẩn đoán TCTTTTC tại một thời
điểm để hạn chế việc chẩn đoán nhầm TNCSVT.
Theo nghiên cứu PORTO đa trung tâm (2012),
tác giả Unstercheider J đã cho thấy những thai có
ULCT < BPV 3 có kết cục thai kì xấu hơn thai có
ULCT < BPV 10 với p < 0,05(13).
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ
TCTTTTC phát hiện sớm (< 34 tuần) cao hơn
phát hiện muộn (57,42% so với 42,58%). Số liệu
không tương thích với với nghiên cứu của tác giả
Crovetto (2015) với tỉ lệ TCTTTTC phát hiện
muộn chiếm ưu thế hơn hẳn trên 80%(3). Lí giải
về sự khác biệt này có thể do nghiên cứu của
chúng tôi lấy mẫu tại khoa Sản bệnh, đa phần
những thai phụ được nhập viện vì nhờ việc đi
khám thai định kì, siêu âm kiểm tra tăng trưởng
thai nhi bằng siêu âm 2 chiều trắng đen hoặc
siêu âm Doppler màu, do đó TCTTTTC được
phát hiện sớm và được quản lí tại khoa. Còn
những TCTTTTC phát hiện sau 34 tuần có thể do
thai phụ không đi khám thai tại bệnh viện, hoặc
không được cho nhập viện do chưa đủ tiêu
chuẩn của bệnh viện. Vì vậy mà TCTTTTC phát
hiện muộn dễ bị bỏ sót và những thai chết lưu
cũng thường xảy ra ở nhóm này hơn.
Baschat và CS cũng đã nhấn mạnh rằng
TCTTTTC với Doppler bình thường có thể quản
lí ngoại viện, không tăng tỷ lệ bệnh suất so với
nhóm thai có sự phát triển cân xứng với tuổi
thai(1). Một nghiên cứu của McCowan (2000)
cũng đã cho thấy thai nhẹ cân so với tuổi thai
(SGA) kèm Doppler bình thường có thể quản lí
bằng cách theo dõi mỗi 2 tuần 1 lần, vì không có
sự khác biệt về kết cục thai kì giữa nhóm theo
dõi 2 lần 1 tuần với nhóm 2 tuần 1 lần(8).
Tỉ số CPR là một yếu tố quan trọng tiên
lượng kết cục xấu thai kì và cũng là một yếu tố
để đánh giá sức khỏe thai của những thai được
chẩn đoán TCTTTTC(10).. Tỉ số não nhau CPR
được tính bằng cách lấy chỉ số Doppler của
ĐMNG/ ĐMR, có thể dùng 1 trong 3 chỉ số S/D,
PI, RI nhưng thường được lựa chọn nhất là PI.
Trên TCTTTTC khởi phát muộn CPR là 1 yếu tố
tiên lượng các biến cố chu sinh tốt hơn ĐMNG.
Cruz-Martines đánh giá 210 thai ≥ 37 tuần nghi
TCTTTTC phát hiện muộn cho thấy chỉ số CPR
bất thường có liên quan đến tăng tần số MLT
(37,6 % so với 19,5%, p < 0,01) và là yếu tố tiên
lượng tốt hơn ĐMNG(4). Một nghiên cứu khác
của Figuaras đánh giá trên 509 TCTTTTC khởi
phát muộn cho thấy bất thường CPR làm tăng tỉ
lệ mổ cấp cứu vì tim thai đe doạ trong chuyển dạ
(79,1% so với 10,7%, p < 0,001), ngoài ra còn tăng
tỉ lệ giảm pH máu cuống rốn và tăng tỉ lệ nhập
NICU, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,05(6). Đối với TCTTTTC khởi phát sớm, tác giả
Devore cũng đã làm một so sánh nhiều nghiên
cứu về CPR với TCTTTTC khởi phát sớm, từ đó
tác giả kết luận bất thường tỉ số CPR cũng có liên
quan đến giảm CNLS, tăng tỉ lệ Apgar 5 phút < 7
điểm, tăng tần suất nhiễm toan acid, tăng tỉ lệ
nhập NICU, và tăng tỉ lệ tử vong chu sinh(5).
Tỉ lệ mổ lấy thai trong nghiên cứu của chúng
tôi khá cao là 60,65%, chỉ có 39,35% sinh ngả âm
đạo (61/155 trường hợp), trong đó chỉ có 4 ca sinh
giúp. Nếu so sánh với kết quả của tác giả Ngô
Thị Bình Lụa (2013) thì xu hướng và tỉ lệ MLT
trong quần thể TCTTTTC ở bệnh viện Hùng
Vương không thay đổi nhiều (59% so với
60,65%)(9). Ngoài ra kết quả này của chúng tôi
cũng tương đồng với tác giả Young (2008) với tỉ
lệ MLT đến 69,7%(2).
Điểm số Apgar cung cấp một phương pháp
được chấp nhận và thuận tiện cho việc nhận
định tình trạng của trẻ ngay sau khi sinh tại 1
thời điểm và các phản ứng để hồi sức nếu cần
thiết. Về điểm số Apgar sau sinh, chúng tôi ghi
nhận có 8 trường hợp Apgar 1 phút nhỏ hơn 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 59
điểm chiếm tỉ lệ 5,16%, còn lại Apgar đều từ 7
điểm trở lên (94,84%). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, điểm số Apgar sau 5 phút cho thấy tất
cả trường hợp đều từ 7 điểm trở lên. Triunfo và
CS (2016) cũng không ghi nhận trường hợp nào
Apgar sau sinh 5 phút dưới 7 điểm(12).
Hạn chế
Giá trị khoa học của nghiên cứu loạt ca
không bằng các loại thiết kế mô tả khác như
(nghiên cứu cắt ngang hay đoàn hệ) do không có
nhóm chứng và khó suy luận quan hệ nhân quả
nhưng nó cũng có giá trị kinh nghiệm tốt, cung
cấp các đặc điểm của nhóm bệnh, giúp tạo tiền
đề cho những nghiên cứu sau này với độ tin cậy
cao hơn, cỡ mẫu lớn hơn, thời gian nghiên cứu
dài hơn.
Nghiên cứu loạt ca tiến cứu giúp theo dõi
từng ca theo trục thời gian: việc thu thập số liệu
được thực hiện lúc bắt đầu nghiên cứu, số liệu
được thu thập trước, trong và sau khi sinh bằng
phương pháp phỏng vấn thai phụ và ghi nhận
hồ sơ nên có thể có sai lệch do nhớ lại.
KẾT LUẬN
Trong thời gian từ 09/2016 đến 04/ 2017 qua
theo dõi 155 thai phụ có TCTTTTC ≥ 34 tuần
chúng tôi đưa ra một số kết luận:
Kết cục ở mẹ: Khởi phát chuyển dạ chiếm
48,39%; KTC 95% [40,5–56,2]. Mổ lấy thai chiếm
tỉ lệ 60,65 %; lí do mổ cấp cứu vì đe doạ sức khỏe
thai chiếm 53,19%.
Kết cục ở thai nhi: Apgar sau 1 phút dưới 7
điểm chiếm 5,16%; Apgar sau 5 phút trên 7 điểm
100%. Cân nặng lúc sinh < 2500gr chiếm 80,65%,
cân nặng trung bình 2205,29 ± 302,69 gram. Tuổi
thai lúc sinh trung bình 37,16 ± 1,26 tuần. Tỉ lệ
nhập NICU 6,45%. Trẻ nhập khoa nhi chiếm
32,9%, với tỉ lệ vàng da là 31,37%, suy hô hấp là
29,41%. Thời gian nhập khoa nhi trung bình là
9,54 ± 9,7 ngày. Tỉ lệ bé sống sau 34 tuần là 100%.
TCTTTTC phát hiện sớm chiếm 57,42% và
TCTTTTC phát hiện muộn 42,58%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Baschat AA, Weiner CP (2000). “Umbilical artery doppler
screening for detection of the small fetus in need of antepartum
surveillance”. Am J Obstet Gynecol, 182(1):pp.154-158.
2. Byun YJ, Kim HS, Yang JI, Kim JH, Kim HY, Chang SJ (2009).
“Umbilical Artery Doppler Study as a Predictive Marker of
Perinatal Outcome in Preterm Small for Gestational Age
Infants”. Yonsei Medical Journal, 50(1):pp.39-44.
3. Crovetto F, Crispi F, Scazzocchio E, Mercade I, Meler E, Figueras
F, et al (2014). “First-trimester screening for early and late small-
for-gestational-age neonates using maternal serum biochemistry,
blood pressure and uterine artery Doppler”. Ultrasound Obstet
Gynecol, 43(1):pp.34-40.
4. Cruz-Martinez R, Figueras F, Hernandez-Andrade E, Oros D &
Gratacos E (2011). “Fetal brain Doppler to predict cesarean
delivery for nonreassuring fetal status in term small-for-
gestational-age fetuses”. Obstet Gynecol, 117(3):pp.618-626.
5. DeVore GR (2015). “The importance of the cerebroplacental ratio
in the evaluation of fetal well-being in SGA and AGA fetuses”.
Am J Obstet Gynecol, 213(1):pp.5-15.
6. Figueras F, Savchev S, Triunfo S, Crovetto F, Gratacos E (2015).
“An integrated model with classification criteria to predict
small-for-gestational-age fetuses at risk of adverse perinatal
outcome”. Ultrasound Obstet Gynecol, 45(3):pp.279-285.
7. Lee AC, Katz J, Blencowe H, Cousens S, Kozuki N, Vogel JP, et al
(2013). “National and regional estimates of term and preterm
babies born small for gestational age in 138 low-income and
middle-income countries in 2010”. The Lancet Global Health,
1(1):pp.26-36.
8. McCowan LM, Harding JE, Stewart AW (2000). “Umbilical artery
Doppler studies in small for gestational age babies reflect disease
severity”. Br J Obstet Gynaecol, 107(7):pp.916-925.
9. Ngô Thị Bình Lụa, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2013). "Kết
cục thai kì của thai chậm tăng trưởng trong tử cung từ 28 - 32
tuần được sử dụng Aspirin liều thấp". Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ
Nội trú, pp.47 – 60. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Odibo AO, Riddick C, Pare E, Stamilio DM, Macones GA (2005).
“Cerebroplacental Doppler Ratio and Adverse Perinatal
Outcomes in Intrauterine Growth Restriction”. Journal of
Ultrasound in Medicine, 24(9):pp.1223-1228.
11. Tổng cục Thống kê và UNICEF (2015). “Điều tra đánh giá các mục
tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014”. Báo cáo cuối cùng, Hà Nội,
pp.59-61.
12. Triunfo S, Crispi F, Gratacos E, Figueras F (2017). “Prediction of
delivery of small-for-gestational-age neonates and adverse
perinatal outcome by fetoplacental Doppler at 37 weeks'
gestation”. Ultrasound Obstet Gynecol, 49(3):pp.364-371.
13. Unterscheider J, Daly S, Geary MP, Kennelly MM, McAuliffe,
FM, O'Donoghue K, et al (2013). “Optimizing the definition of
intrauterine growth restriction: the multicenter prospective
PORTO Study”. Am J Obstet Gynecol, 208(4):pp.291-296.
Ngày nhận bài báo: 17/07/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/10/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_cuc_thai_ky_o_thai_suy_dinh_duong_tu_34_tuan_nhap_vien_t.pdf