Tài liệu Kết cục thai kỳ các sản phụ đái tháo đường thai kỳ điều trị insulin tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 187
KẾT CỤC THAI KỲ CÁC SẢN PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
ĐIỀU TRỊ INSULIN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Huỳnh Thị Ngọc Thảo*, Trần Lệ Thủy*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo tổ chức Y tế Thế giới: “Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh nội tiết và các rối loạn chuyển
hóa, điển hình là bệnh đái tháo đường”. Hiện nay, tỷ lệ Đái Tháo Đường Thai Kỳ (ĐTĐTK) đang gia tăng trên
toàn thế giới, dẫn đến tăng tỷ lệ các biến chứng cho mẹ và con nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, tại
nước ta, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Mục tiêu: Khảo sát kết cục thai kỳ các sản phụ đái tháo đường thai kỳ điều trị insulin tại bệnh viện Nhân
Dân Gia Định.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca. 71 thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK điều trị
insulin theo tiêu chuẩn của ADA 2012 thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu từ 01/10/2017
– ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết cục thai kỳ các sản phụ đái tháo đường thai kỳ điều trị insulin tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 187
KẾT CỤC THAI KỲ CÁC SẢN PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
ĐIỀU TRỊ INSULIN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Huỳnh Thị Ngọc Thảo*, Trần Lệ Thủy*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo tổ chức Y tế Thế giới: “Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh nội tiết và các rối loạn chuyển
hóa, điển hình là bệnh đái tháo đường”. Hiện nay, tỷ lệ Đái Tháo Đường Thai Kỳ (ĐTĐTK) đang gia tăng trên
toàn thế giới, dẫn đến tăng tỷ lệ các biến chứng cho mẹ và con nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, tại
nước ta, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Mục tiêu: Khảo sát kết cục thai kỳ các sản phụ đái tháo đường thai kỳ điều trị insulin tại bệnh viện Nhân
Dân Gia Định.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca. 71 thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK điều trị
insulin theo tiêu chuẩn của ADA 2012 thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu từ 01/10/2017
– 31/05/2018.
Kết quả: Trong số 71 thai phụ tham gia nghiên cứu (2 thai phụ mất dấu chiếm tỷ lệ 2,8%) có 7 thai phụ
(10,1%) được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ điều trị insulin không kiểm soát. Một số yếu tố có thể liên quan
đến sự kiểm soát đường huyết là: tiền căn sanh non, tuổi thai chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, thời điểm chích
insulin, đường huyết lúc đói, đường huyết sau 1 giờ và 2 giờ. Tỷ lệ các kết cục thai kỳ trên mẹ và con: sinh non
20,3%; gửi dưỡng nhi 59,4%; con to 4,3%; suy hô hấp sau sinh: 1,4 %; sang chấn sau sanh 1,4%; sinh mổ:
66,7% (con to – bất xứng đầu chậu: 28,3%); đa ối: 11,6% và tăng huyết áp: 14,4%; băng huyết sau sanh, nhiễm
trùng vết mổ, nhiễm toan ceton cùng 1,4%; chích insulin sau sanh 5,8%. Có mối liên quan giữa kiểm soát đường
huyết với sanh non, sang chấn sau sanh, gửi dưỡng nhi, tăng huyết áp, nhiễm toan ceton, băng huyết sau sanh,
chích insulin sau sanh với p < 0,05.
Kết luận: Kiểm soát đường huyết tốt ở các sản phụ ĐTĐTK điều trị insulin sẽ giảm tỷ lệ các kết cục thai kỳ
xấu trên mẹ và con như sanh non, sang chấn sau sanh, gửi dưỡng nhi, tăng huyết áp, nhiễm toan ceton, băng
huyết sau sanh, chích insulin sau sanh.
Từ khóa: Đái Tháo Đường Thai Kỳ điều trị insulin, kết cục thai kỳ trên mẹ và con.
ABSTRACT
PREGNANCY OUTCOMES WITH INSULIN
IN GESTATIONAL DIABETES MELLITUS AT NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL
Huynh Thi Ngoc Thao, Tran Le Thuy
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6 - 2018: 187 - 191
Background: Currently, the ratio of Gestational Diabetes Mellitus (GDM) is increasing worldwide, leading
to an increased rate of complications for mother and child if the disease is not well controlled. However, there are
not many domestic researches about this issue.
Objectives: Survey adverse pregnancy outcomes with insulin caused by GDM at Nhan Dan Gia Dinh Hospital.
Methods: Case series report. 71 pregnant women who had been diagnosed GDM according to the criteria of
the ADA 2012 were recruited from 1 October 2017 to 31 May 2018.
*Khoa Sanh - Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định - Bộ môn Sản, Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc:Ths. BS.Huỳnh Thị Ngọc Thảo ĐT: 0986841077 Email: drthaohuynh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 188
Results: A total of 71 pregnant women recruited (2 women missed: 2.8%): 7 (10.1 %) pregnant women
were diagnosed as non- controlling GDM. Some significant related factor of glycemic control were: history of
preterm labor, time to diagnostic GDM, timing of insulin initiate, fasting and postprandial plasma glucose. The
maternal and neonatal outcomes in GDM included: preterm delivery 20.3%; pediatric nursing posts 59.4%;
macrosomia 4.3%; respiratory distress: 1.4%; birth trauma 1.4%; hypoglycemia: 0%; caesarean: 66.7%;
polyhydramnios: 11.6% and hypertension: 14.4%; Post-partum haemorrhage, wound sepsis, ketoacidosis: 1.4%;
require intrapartum insulin: 5.8%. Associations were significant between glycemic control with preterm delivery,
birth trauma, pediatric nursing posts, hypertension, post-partum haemorrhage, ketoacidosis, require intrapartum
insulin with p < 0.05.
Conclusions: Good glycemic control in pregnant women will reduce the incidence of the maternal and
neonatal outcomes in GDM such as: preterm delivery, birth trauma, pediatric nursing posts, and hypertension,
post-partum haemorrhage, ketoacidosis, require intrapartum insulin.
Keywords: Gestational Diabetes Mellitus with insulin, maternal and fetal outcomes.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tỉ lệ bệnh đái tháo đường (ĐTĐ)
đang gia tăng trên toàn thế giới, và đang là vấn
nạn cho ngành y tế toàn cầu. Theo ước tính của
Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Liên Đoàn Đái
Tháo Đường quốc tế (IDF) vào năm 2015, trên
thế giới có khoảng 415 triệu người bị ĐTĐ, và
đến năm 2040 sẽ có khoảng 642 triệu người bị
ĐTĐ, tương đương cứ 10 người có 1 người bị
ĐTĐ. Tại Việt Nam, năm 2010, có 3 triệu người
bị ĐTĐ mà không được chẩn đoán sớm, trong
đó nữ chiếm 11,8%.
Theo ADA 2017, song song với đái tháo
đường thì tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ cũng gia
tăng từ 2 - 3% lên đến 16 - 20%. Tỷ lệ ĐTĐTK tại
Việt Nam cũng đã thay đổi từ 3,9 - 13,8%. Tỷ lệ
này sẽ tăng theo xu hướng chung của thế giới,
dẫn đến tăng tỷ lệ các biến chứng cho mẹ và con
nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Nguy cơ
cho mẹ có thể được kể đến như dễ bị sẩy thai,
sinh non, thai lưu, tăng huyết áp, bệnh tim
mạch, bệnh chuyển hóa nếu không kiểm soát tốt
đường huyết. Ngoài ra, ĐTĐTK không điều trị
tốt còn dẫn đến nguy cơ nặng nề đối với thai nhi.
Tần suất thai chết lưu trong bụng hay chết ngay
sau sinh cao gấp 2-4 lần các sản phụ bình
thường. Mặt khác, cũng cần phải kể đến nhiều
dự hậu không tốt khác cho con như thai to, nguy
cơ sinh mổ, dễ hạ đường huyết, dễ suy hô hấp,
dễ bị chấn thương trong cuộc sinh, dễ nhiễm
trùng hơn(8,11,12).
Tại khoa sản BV Nhân Dân Gia Định (BV
NDGĐ), tầm soát ĐTĐTK bằng nghiệm pháp
dung nạp Glucose (NPDNG) 75 g theo tiêu
chuẩn của hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ
(ADA) 2012(1) đã được áp dụng trong phác đồ
khám thai từ nhiều năm qua. Đây là phương
pháp tầm soát và chẩn đoán được tiến hành qua
một bước, đơn giản phù hợp với tình hình thực
tế tại đa số các bệnh viện hiện nay. Tuy nhiên,
việc đánh giá hiệu quả của việc điều trị này vẫn
chưa được nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát kết cục thai kỳ của sản phụ đái tháo
đường thai kỳ điều trị insulin tại bệnh viện
Nhân Dân Gia Định.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ 01/10/2017 – 31/05/2018, một báo cáo
hàng loạt ca được thực hiện tại khoa sản, bệnh
viện Nhân Dân Gia Định, với dân số chọn mẫu
là tất cả các sản phụ đến khám thai và được chẩn
đoán ĐTĐTK điều trị insulin tại bệnh viện Nhân
Dân Gia Định thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu trong
thời gian nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Khám thai và có ý định sinh tại bệnh viện
Nhân Dân Gia Định.
Nhớ rõ ngày kinh cuối hoặc có siêu âm trong
3 tháng đầu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 189
Có ngày dự sinh tối đa là 15/06/2018.
ĐTĐTK điều trị insulin và sanh tại bệnh viện
Nhân Dân Gia Định.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
ĐTĐ đã được chẩn đoán và điều trị trước khi
mang thai.
Song thai.
Thai phụ đang mắc các bệnh có ảnh hưởng
đến chuyển hóa glucose như Basedow, suy giáp,
Cushing, suy gan, suy thận.
Đang dùng thuốc có ảnh hưởng đến chuyển
hóa glucose như corticoid, salbutamol, thuốc hạ
huyết áp.
Đang mắc bệnh cấp tính: nhiễm khuẩn toàn
thân, lao phổi, viêm gan.
Những thai phụ không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Liệt kê và định nghĩa biến số
ĐTĐTK điều trị insulin
Khi chế độ ăn và luyện tập không đảm bảo
kiểm soát được glucose máu thì thai phụ
ĐTĐTK cần được điều trị phối hợp với insulin
Chẩn đoán ĐTĐTK điều trị insulin có kiểm
soát
Khi tất cả các giá trị đường huyết trước ăn
≤ 95 mg/dl và đường huyết 2 giờ sau ăn ≤ 120
mg/dl trong suốt quá trình theo dõi điều trị
insulin.
Chẩn đoán ĐTĐTK điều trị insulin không
kiểm soát
Khi có bất kỳ giá trị đường huyết trước ăn
≥ 95 mg/dl hoặc đường huyết 2 giờ sau ăn ≥
120 mg/dl trong suốt quá trình theo dõi điều
trị bằng insulin, hoặc các trường hợp ĐTĐTK
được chẩn đoán trễ ở tuổi thai > 32 tuần vì sau
32 tuần, thông thường tình trạng rối loạn dung
nạp đường đã gây ra những hậu quả nghiêm
trọng trên mẹ và thai.
Sơ đồ tiến hành
Hình 1: Sơ đồ tiến hành
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 01/10/2017 đến 31/05/2018,
có 71 sản phụ bị ĐTĐTK điều trị insulin thỏa
tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên
cứu sau, trong đó có 02 thai phụ không theo dõi
được các kết cục thai kỳ trên mẹ và con nên
chúng tôi đã loại khỏi nghiên cứu. Vì vậy, tổng
số sản phụ tham gia nghiên cứu là 69.
Các sản phụ này có chung đặc điểm
Tuổi tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi sinh sản
(56,5%);
Chỉ số khối trung bình là 22,82 ± 3,61;
Nghề nghiệp chủ yếu là nội trợ, chiếm tỷ lệ
39,1%,
Tỷ lệ ĐTĐTK chẩn đoán trễ > 32 tuần chiếm
1,4%,
Khi khảo sát về đặc điểm chung của trường
hợp ĐTĐTK chẩn đoán trễ, sản phụ có nghề
nghiệp là buôn bán tự do, trình độ thấp, sanh
con lần 3, thừa cân BMI= 25,
Thai 24 – 28 tuần
OGTT 75 g – 2
giờ
Dương tính
∆ ĐTĐTK-->
nội tiết--> ĐT
insulin
Âm tính
Không đồng
ý NC
Theo dõi
khám thai,
khám nội tiết
Đồng ý NC
Theo dõi
khám thai,
khám nội tiết
Theo dõi
khám
thai
Ghi nhận số liệu
nghiên cứu qua
mỗi lần khám
thai và sau sinh.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 190
Tỷ lệ các kết cục thai kỳ trên con
Tỷ lệ gửi dưỡng nhi 41 ca (59,4%), với 95%CI
=0,752 – 0,969. Sanh non 14 ca (20,3%) với
95%CI= 0,011 – 0,464,
Tỷ lệ con to 3 ca (4,3%) với 95%CI= 0,842 –
0,981,
Tỷ lệ suy hô hấp sau sinh 1 ca (1,4%) với
95%CI= 1,019– 1,181,
Tỷ lệ sang chấn sau sinh 1 ca bị gãy xương
đòn (1,4%) với 95%CI= 0,032 – 0,171;
Không có trường hợp nào hạ đường huyết,
thai lưu, thai dị dạng, tử vong sau sinh.
Tỷ lệ các kết cục thai kỳ trên mẹ
Tỷ lệ các kết cục trên mẹ theo tỷ lệ từ cao
xuống thấp là:
Sinh mổ: 46 ca (66,7%) với 95%CI= 0,842 –
29,745;
Tăng huyết áp: 10 ca (14,4%) 95%CI= 0,021 –
0,757;
Đa ối: 8 ca (11,6%) với 95%CI= 0,163 – 15,741;
Có 4 ca (5,8%) cần chích insulin tiếp tục sau
sanh với 95%CI= 8,305 – 12,18;
Băng huyết sau sanh: 1 ca (1,4%) với 95%CI=
5,850 – 31,619;
Nhiễm trùng: 1 ca (1,4%) 95%CI= 1,019 –
1,181;
Nhiễm toan ceton: 1 ca (1,4%) với 95%CI=
5,850 – 31,619.
Không có trường hợp nào tử vong mẹ.
Về lý do sinh mổ: đa số các sản phụ sinh mổ
vì các lý do khác (khung chậu hẹp, ngôi mông,
con quý), sinh mổ do con to chiếm 8,7%, còn
sinh mổ do bất xứng đầu chậu chiếm 19,6%.
Tỷ lệ kiểm soát đường huyết
Tỷ lệ ĐTĐTK không kiểm soát trong dân số
nghiên cứu, chiếm 10,1%.
Đối với nhóm tuổi thai được chẩn đoán
ĐTĐTK dưới 32 tuần, tỷ lệ ĐTĐTK không kiểm
soát chiếm 7,4%.
Mối liên quan của kiểm soát đường huyết
với các kết cục thai kỳ trên mẹ và con: Có mối
liên quan giữa kiểm soát đường huyết với sanh
non, sang chấn sau sanh, gửi dưỡng nhi, tăng
huyết áp, chích insulin sau sanh, băng huyết sau
sanh, nhiễm toan ceton với p < 0,05.
Qua khảo sát và phân tích đơn biến mối liên
quan của một số yếu tố với sự kiểm soát đường
huyết: trong các yếu tố thuộc về thai kỳ hiện tại,
có 6 yếu tố nguy cơ được xác định liên quan với
sự kiểm soát đường huyết, có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05 là: tuổi, trình độ, nghề nghiệp, tuổi
thai chẩn đoán ĐTĐTK và thời điểm chích
insulin, đường huyết lúc đói, đường huyết sau 1
giờ và 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp đường,
đường huyết trước sanh. Chỉ có yếu tố tăng cân
trong thai kỳ là không có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê với sự kiểm soát đường huyết.
BÀN LUẬN
Tổng số 69 sản phụ tham gia nghiên cứu của
chúng tôi có 2 sản phụ ĐTĐTK có tuổi < 25,
chiếm tỷ lệ 2,9%. Nghiên cứu của Lê Thị Minh
Phú năm 2013, tỷ lệ các sản phụ ĐTĐTK thuộc
nhóm tuổi < 25 là 29,4%(9), tương tự như trong
nghiên cứu của tác giả Williams ở Mỹ tỷ lệ này
là 20%(10). Như vậy, nếu chúng ta không tầm soát
và chẩn đoán ĐTĐTK cho tất cả các sản phụ mà
tầm soát theo đối tượng có nguy cơ cao thì có thể
bỏ sót từ 10% - 30% số trường hợp ĐTĐTK có độ
tuổi < 25.
Về thời điểm chẩn đoán ĐTĐTK, có 1 sản
phụ được chẩn đoán ĐTĐTK trễ sau 32 tuần
chiếm tỷ lệ 1,4%. Đa số các sản phụ này có nghề
nghiệp là nội trợ, chiếm 39,1% và trình độ thấp
chiếm 60,9%. Như vậy, trong quá trình khám
thai, chúng ta phải đặc biệt chú ý đến các sản
phụ này. Khi gặp những sản phụ này, chúng ta
cần phải tư vấn kỹ hơn, giải thích rõ ràng hơn để
các sản phụ biết được tầm quan trọng của tầm
soát và chẩn đoán ĐTĐTK đúng thời điểm.
Về kiểm soát đường huyết, 7 sản phụ không
kiểm soát đường huyết tốt chiếm tỷ lệ 10,1%.
Trong 7 sản phụ không kiểm soát tốt đường
huyết này có 1 sản phụ được chẩn đoán ĐTĐTK
trễ (trên 32 tuần), chiếm tỷ lệ 14,2%. Do đó, để
kiểm soát tốt đường huyết của các sản phụ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 191
ĐTĐTK điều trị insulin, cần phải chẩn đoán và
can thiệp đúng thời điểm, để hạn chế sự tiếp xúc
của thai nhi với tình trạng tăng đường huyết.
Thời điểm tầm soát và chẩn đoán ĐTĐTK tốt
nhất vẫn là thời điểm tuổi thai từ 24 - 28 tuần.
Kiểm soát đường huyết tốt sẽ làm giảm sanh
non, gửi dưỡng nhi sang chấn sau sanh. Đều này
cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát
đường huyết lúc mang thai ở các sản phụ
ĐTĐTK điều trị insulin.
Mối liên quan của kiểm soát đường huyết
với các lý do sinh mổ là mối liên quan không
có ý nghĩa thống kê. Từ đó cho thấy, kiểm soát
đường huyết không tác động rõ đến tỷ lệ sinh
mổ ở sản phụ ĐTĐTK điều trị insulin, kiểm
soát đường huyết không phải là yếu tố quan
trọng nhất, còn các yếu tố khác ngoài đường
huyết làm thay đổi tỷ lệ sinh mổ ở sản phụ
ĐTĐTK điều trị insulin.
KẾT LUẬN
Kiểm soát đường huyết tốt ở các sản phụ
ĐTĐTK điều trị insulin sẽ giảm tỷ lệ các kết cục
thai kỳ xấu trên mẹ và con như sanh non, sang
chấn, gửi dưỡng nhi, tăng huyết áp, chích
insulin sau sanh, băng huyết sau sanh, nhiễm
toanceton.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Diabetes Association (2012), "Standards of medical
care in diabetes--2012". Diabetes Care, 37 Suppl 1, S14-80.
2. Arendz IJ, Oomen PH, Wolthuis A, Van Der Velde NM, Kroese
JA, Van DerVeen I et al (2013), "Prevalence of gestational
diabetes in high-risk pregnancies: screened using an oral
glucose tolerance test". Ned Tijdschr Geneeskd, 157(18), A5409.
3. Blum AK 2016), "Insulin Use in Pregnancy", Diabetes Spectrum
29:92-97.
4. De Valk HW, Visser.GH (2011), "Insulin during pregnancy,
labour and delivery", Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol; 25: 65–
76.
5. Farrar D, Tuffnell DJ (2016), "Continuous subcutaneous insulin
infusion versus multiple daily injections of insulin for pregnant
women with diabetes", Cochrane Database Syst Rev; 6: CD005542.
6. Guo J and Chen JL (2016), "Postpartum Lifestyle Interventions
to Prevent Type 2 Diabetes Among Women with History of
Gestational Diabetes: A Systematic Review of Randomized
Clinical Trials", J Women’s Health (Larchmt); 25: 38-49.
7. Hirst JE and Tran TS (2013),"Early prediction of gestational
diabetes mellitus in Vietnam: clinical impact of currently
recommended diagnostic criteria", Diabetes Care. 36(3), 618-624.
8. Ito et al (2016), "Indicators of the need for insulin treatment and
the effect of treatment for gestational diabetes on pregnancy
outcomes in Japan", Endocrine journal. 63(3), pp. 231-237
9. Lê Thị Minh Phú (2014), "Tỷ lệ Đái tháo đường thai kỳ và các
yếu tố liên quan tại khoa sản Bệnh viện Nguyễn Tri Phương".
Luận án chuyên khoa cấp II, tr 51-70.
10. Metzger BE, Buchanan TA, Coustan DR, De Leiva A, Dunger
DB, Hadden DR & Pettitt DJ (2007). “Summary and
recommendations of the fifth international workshop-
conference on gestational diabetes mellitus". Diabetes care, 30
(Supplement 2), S251-S260.
11. Wielandt HB and Benedicte H (2015), "High risk of neonatal
complications in children of mothers with gestational diabetes
mellitus in their first pregnancy", Dan Med J. 62(6), p. A5093.
12. World Health Organization (2010), "Global status report on
noncommunicable dis-eases 2010"
Ngày nhận bài báo: 15/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/11/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_cuc_thai_ky_cac_san_phu_dai_thao_duong_thai_ky_dieu_tri.pdf