Kết cấu nhân vật cặp đôi trong kịch của Samuel Beckett - Lê Thúy Hằng

Tài liệu Kết cấu nhân vật cặp đôi trong kịch của Samuel Beckett - Lê Thúy Hằng: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0085 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 29-35 This paper is available online at KẾT CẤU NHÂN VẬT CẶP ĐÔI TRONG KỊCH CỦA SAMUEL BECKETT Lê Thúy Hằng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt.Bài viết này nghiên cứu về kết cấu cặp đôi trong kịch của Samuel Beckett. Nghiên cứu chia thành hai trường hợp: cặp đôi tương đồng và cặp đôi khác biệt. Ở cặp đôi tương đồng, nhà văn miêu tả những nhân vật tương đối giống nhau về cả ngoại hình, tuổi tác và mục đích, hoàn cảnh sống. Ở cặp đôi khác biệt, nhà văn phác họa những hình tượng có sự tương phản, khác biệt về nhiều khía cạnh. Nhìn chung, các nhân vật của Samuel Beckett đều có mẫu số chung là những con người đại diện cho nhân loại đau khổ. Từ khóa: Samuel Beckett; kết cấu; nhân vật; kịch. 1. Mở đầu Trong văn học thế giới, chúng ta đã từng biết đến nhiều cặp đôi nhân vật nổi tiếng như Đôn Kihôtê và Xanchô Panxa (Truyện hiệp sĩ trứ da...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết cấu nhân vật cặp đôi trong kịch của Samuel Beckett - Lê Thúy Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0085 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 29-35 This paper is available online at KẾT CẤU NHÂN VẬT CẶP ĐÔI TRONG KỊCH CỦA SAMUEL BECKETT Lê Thúy Hằng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt.Bài viết này nghiên cứu về kết cấu cặp đôi trong kịch của Samuel Beckett. Nghiên cứu chia thành hai trường hợp: cặp đôi tương đồng và cặp đôi khác biệt. Ở cặp đôi tương đồng, nhà văn miêu tả những nhân vật tương đối giống nhau về cả ngoại hình, tuổi tác và mục đích, hoàn cảnh sống. Ở cặp đôi khác biệt, nhà văn phác họa những hình tượng có sự tương phản, khác biệt về nhiều khía cạnh. Nhìn chung, các nhân vật của Samuel Beckett đều có mẫu số chung là những con người đại diện cho nhân loại đau khổ. Từ khóa: Samuel Beckett; kết cấu; nhân vật; kịch. 1. Mở đầu Trong văn học thế giới, chúng ta đã từng biết đến nhiều cặp đôi nhân vật nổi tiếng như Đôn Kihôtê và Xanchô Panxa (Truyện hiệp sĩ trứ danh Đôn Kihôtê thuộc dòng Hiđangô người xứ Mantra của Miguel de Cervantes), Simen và Rôđrigơ (Lơ-xit của Pierre Corneille) Jăng Vanjăng và Giave (Những người khốn khổ của V. Hugo). . . Các nhân vật này thường xuất hiện trong mối quan hệ đặc biệt nào đó, tương đồng hoặc khác biệt/tương phản, để soi chiếu cho nhau, góp phần làm nổi bật tính cách, số phận nhân vật và chủ đề của tác phẩm. Kiểu kết cấu nhân vật cặp đôi chính là một trong những biện pháp nghệ thuật được nhiều nhà văn yêu thích. Samuel Beckett cũng kế thừa lối kết cấu này trong truyền thống để sáng tạo nên những cặp đôi trong các vở kịch của mình. Bài viết này sẽ tìm hiểu kiểu kết cấu nhân vật cặp đôi trong kịch của nhà văn từng đoạt giải Nobel Văn học (1969). Nghiên cứu về kết cấu nhân vật của kịch Samuel Beckett, trong nước có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như Đặng Anh Đào [6-8], Nguyễn Văn Dân [4], Lê Nguyên Cẩn [3], Vũ Đình Phòng [17], Nguyễn Thùy Linh [14-15], . . . Ở nước ngoài, nghiên cứu về các phương diện trong kết cấu kịch Samuel Beckett đã có rất nhiều công trình. Đáng lưu ý là các cuốn Samuel Beckett: The critical heritage [9], Samuel Beckett [12] Images of Beckett [13], The Cambridge Introduction to Samuel Beckett [16], Bloom’s Modern Critical Views: Samuel Beckett’s Waiting for Godot - New Edition [2], Samuel Beckett [3],. . . Ngày nhận bài: 15/3/2017. Ngày sửa bài: 20/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2017 Liên hệ: Lê Thúy Hằng, e-mail: lthang@vnu.edu.vn 29 Lê Thúy Hằng 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nhân vật tương đồng Khác với chủ nghĩa cổ điển, khắc họa nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình, các nhân vật có xu thế được miêu tả chi tiết, nhằm tô đậm ấn tượng với độc giả, Beckett lại “mờ hóa” nhân vật của mình. Nhân vật của Beckett hầu như không được nhấn mạnh về ngoại hình, nhân vật càng giống nhau càng tốt. Cặp nhân vật tương đồng không chỉ có hình dạng, vẻ ngoài giống nhau, mà họ còn gặp nhau ở sự “xuống cấp”. Họ là những người già nua, tàn tật, suy giảm trí nhớ. . . Đó là ông bà Rooney 70 tuổi, Negg- Nell trong những thùng rác, bò ra bò vào thỉnh thoảng ú ớ vài tiếng. . . Những nhân vật này có cùng cảnh ngộ và mục đích sống. Trong các cặp nhân vật tương đồng, Vladimir và Estragon ở Trong khi chờ Godot có thể coi là tiêu biểu nhất. Họ là hai kẻ lang thang, sống cạnh nhau, cùng chung mục đích chờ Godot. Dù có lúc người này muốn rời bỏ người kia, nhưng họ vẫn quay trở lại bên nhau. "Vladimir: Tao rất hài lòng gặp lại mày. Tao đã tưởng mày đi không bao giờ trở lại. Estragon: Tao cũng tưởng như vậy. Vladimir: Phải làm gì để ăn mừng cuộc tái ngộ chứ? (Gã suy nghĩ). Đứng dậy cho tao ôm hôn. (Chìa tay cho Estragon)". (Ở bài viết này, các trích dẫn của vở Trong khi chờ Godot theo dịch giả Vũ Đình Phòng [17].) Hai kẻ lông bông sống bên cạnh nhau năm mươi năm. Việc duy nhất họ làm là chờ đợi Godot, mục đích rất rõ ràng, nhưng cũng mơ hồ bởi chính họ không biết Godot là ai. Với họ, gặp được Godot, đồng nghĩa với Tối nay chúng mình có lẽ sẽ được ngủ ở chỗ ông ta, ấm áp, khô ráo, bụng no, trên nệm rơm và chúng mình sẽ được cứu vớt. Godot sẽ mang đến cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn, thoát khỏi tình trạng hiện tại, Godot là niềm an ủi duy nhất còn sót lại trong tâm trí hai kẻ lang thang: "Vladimir: Tao với mày chẳng còn việc gì ở đây nữa. Estragon: Ở đây và ở nơi khác. Vladimir: Gogo này, mày đừng nghĩ như thế. Ngày mai, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn. Estragon: Sao lại thế được? Vladimir: Mày không nghe thằng bé nói gì ư? Estragon: Không. Vladimir: Nó bảo ngày mai nhất định Ngài Godot sẽ đến. (Sau một lát). Mày không thấy nghĩa là gì sao ư? Estragon: Vậy thì tao với mày chỉ còn việc chờ ở đây thôi". Mục đích duy nhất của đời họ là chờ đợi. Godot là ai? Chúng ta không biết, ngay cả chính nhân vật cũng không biết. Đó có thể là Đấng Chúa Cứu Thế (God), là Thần Chết hay là Hư vô? Godot là nhân vật hiện hữu trong đối thoại của các nhân vật nhưng không hữu hình. Godot đồng nghĩa với Chờ đợi: " "Estragon: Chắc chắn ông ta sẽ đến đây. Vladimir: Ông ta không nói quả quyết là sẽ đến. Estragon: Thế nếu ông ta không đến? Vladimir: Thì mai chúng ta sẽ lại đến đây chờ. 30 Kết cấu nhân vật cặp đôi trong kịch của Samuel Beckett Estragon: Cả ngày kia? Vladimir: Cũng có thể. Estragon: Hết ngày này sang ngày khác. Vladimir: Nghĩa là. . . Estragon: Cho đến khi nào ông ấy tới". Điệp khúc Chúng mình đang chờ Godot được nhắc đến nhiều lần. Cuộc sống của hai kẻ lông bông chỉ biết cãi vã, giận dỗi, tranh giành nhau, thậm chí nghĩ đến tự tử để giết thời gian trong khi chờ Godot. Ý nghĩ tự tử của họ cũng thật hài hước, bởi rõ ràng, họ không hề có ý định nghiêm túc về việc kết thúc sự sống của mình. Họ định treo cổ lên cái cây, nhưng treo cổ cũng không khác gì “thủ dâm”, họ biết cái cây khẳng khiu không thể làm cho họ chết được, và dặn nhau lần sau sẽ mang dây thừng đi. Bản thân họ ý thức được số phận bi đát của mình nhưng không hành động để thay đổi nó, họ đơn giản chấp nhận cuộc sống của họ như nó vốn thế, ngày này qua ngày khác đều lặp lại như nhau. Điều này khác với các nhân vật của Kafka, nhân vật tự ý thức được tình trạng bi đát của mình và nỗ lực vượt thoát khỏi nó, nhưng dù cho nhân vật có cố gắng thì vẫn không thể thoát ra được, mà còn rơi vào mê cung, không có lối ra. Sự giao tiếp của hai nhân vật Vladimir và Estragon theo kiểu những người điếc. Họ nói chỉ để nói, không nhằm hướng tới người nghe. Mỗi người là một thế giới riêng không thể hòa hợp. "Estragon (nhớ ra toàn bộ nỗi khủng khiếp của tình thế). Tao vừa ngủ thiếp đi. (Trách). Tại sao mày không cho tao ngủ? Vladimir: Tao cô đơn quá. Estragon: Tao vừa mê. Vladimir: Đừng kể mày mê gì. Estragon: Tao mê thấy là. . . Vladimir: ĐỪNG KỂ! Nói năng với nhân vật chỉ là để không phải nghĩ, để thời gian trôi đi. Estragon: Trong khi chờ đợi, tao với mày hãy nói năng với nhau bình thản, bởi tao với mày không thể ngậm miệng được. Vladimir: Mày nói đúng, tao với mày nói hết ngày này sang ngày khác không bao giờ hết chuyện. Estragon: Cốt để không phải nghĩ ngợi. Vladimir: Chúng mình có nguyên do. Estragon: Cốt không phải để nghe. Vladimir: Chúng mình có lí của chúng mình. Estragon: Mọi lời nói đều vô nghĩa". Nói năng với nhân vật không phải để giao tiếp, với ý nghĩa trao đổi thông tin, mà chỉ là những lời phát ra vô nghĩa. Sự phi lí đã đẩy lên đến tột cùng khi con người sống bên nhau chỉ như những sự vật đặt cạnh nhau, không có mối liên hệ gì. Họ là những vật thể tồn tại mà tách rời nhau, bi đát, khốn cùng nhưng không thể nào thoát ra được, bởi chỉ có nói năng mà không có hành động. "Estragon: Vậy ta đến đó chưa? Vladimir: Ừ, đi thôi! Chúng không nhúc nhích. 31 Lê Thúy Hằng Sự xuất hiện của các nhân vật khác đối với cặp đôi Vladimir – Estragon chỉ đơn giản để tiêu thời gian, việc gặp gỡ Pozzo, Lucky cũng không làm cho họ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Vladimir: Thế là tiêu được một số thời gian. Estragon: Không có chúng thời gian vẫn cứ trôi. Vladimir: Đúng thế, nhưng chậm hơn". Cặp đôi Vladimir - Estragon trong vở kịch trở thành tâm điểm của cái hài bởi những đối thoại, động tác ngớ ngẩn, triền miên không dứt nhưng lại không mang lại sự tiến triển của cốt truyện bởi Nothing to be done (Chẳng có gì xảy ra cả). Họ đồng hành cùng nhau trên con đường nông thôn chỉ có cái cây trơ trụi lá, chờ đợi Godot mà chẳng biết Godot là ai. Đúng như Tazir Hussain nhận xét: “Thói quen, nỗi buồn chán, tính đơn điệu, thói dốt nát, và tình trạng bất lực bao phủ thế giới sau những cuộc chiến tranh và tạo ra một sự tồn tại phi lí, được tái tạo lại Trong khi chờ Godot của Samuel Beckett. Beckett đã nắm bắt được hoàn cảnh này và mô tả nó thông qua trạng thái chết dần của hai kẻ lang thang trong tình trạng vô dụng và trống rỗng không có bất kì hành động thực tế nào. Vở kịch thường được hiểu như là một truyện ngụ ngôn mà Godot đóng vai trò như Chúa trời, hay là tồn tại huyền bí của con người, hoặc là ý nghĩa của cuộc đời, cái chết hay điều gì tai hại” [16; tr.1480]. 2.2. Cặp đôi khác biệt Bên cạnh kiểu cặp đôi tương đồng là cặp đôi khác biệt. Sự khác biệt có thể về giới tính (nam - nữ), vị thế xã hội (chủ-tớ) hay mối quan hệ cá nhân (vợ - chồng, cha - con, mẹ - con. . . ). Nếu như ở cặp đôi tương đồng, chúng ta thấy rõ sự đồng dạng về ngoại hình, tuổi tác, hoàn cảnh sống, số phận thì ở cặp đôi khác biệt, các nhân vật có độ vênh ở nhiều khía cạnh. Họ sát cánh bên nhau và dường như phụ thuộc nhau bởi sự ràng buộc vô hình nào đó, người này cần người kia. Dù cho Hamm luôn nói sẽ bỏ đi nhưng rút cục vẫn không rời khỏi ông chủ Clov. Lucky và Pozzo cũng vậy. Với cặp đôi Pozzo – Lucky (chủ - tớ), ta thấy Pozzo có vẻ hống hách, ngạo mạn của kẻ thống trị, ngược lại, Lucky mang dáng vẻ của kẻ bị trị, lầm lì, ít nói (chỉ khi đội chiếc mũ lên đầu thì tuôn ra cả tràng độc thoại vô nghĩa), phục tùng, và nhẫn nại mang vác rất nhiều thứ đồ nặng lỉnh kỉnh. Họ kết nối với nhau bởi sợi dây thừng, đúng hơn là, sợi dây thừng quấn quanh cổ Lucky và Pozzo cầm sợi dây đó điều khiển. Lucky đi trước kéo theo Pozzo, ở hồi 2, sợi dây ngắn hơn và lúc này Pozzo bị mù, khoảng cách của Lucky – Pozzo gần nhau hơn. Trong Những ngày tươi đẹp, Winnie và Willie là đôi vợ chồng đã bước sang tuổi xế chiều (Winnie khoảng 50 tuổi, Willie khoảng 60 tuổi). Họ là vợ chồng nhưng không có sự đồng cảm, trong khi Winnie triền miên nói về những ngày tươi đẹp, ngày kỉ niệm mà bà nhớ lại, và mục đích đối thoại luôn hướng về Willie thì người chồng lại dường như câm điếc, vô tâm chỉ chăm chăm đọc báo, thi thoảng phát ra ngôn từ chẳng ăn nhập gì với lời nói của người vợ. Winnie xuất hiện trong trạng thái bị mất tự do bởi vì bà bị chôn chặt dưới một gò đất đến ngang lưng. Willie ở ngay cạnh gò, bị che khuất bởi Winnie, người ta chỉ thấy thấp thoáng ông giở tờ báo ra đọc, bỏ ngoài tai mọi lời lẽ, van xin của Winnie mong ông đáp lại. Khác với kịch truyền thống, kịch của Samuel Beckett thường ít thay đổi cảnh, ông để cho nhân vật xuất hiện và tồn tại trong một trạng thái nào đó. Trong Những ngày tươi đẹp, Winnie bị bất động, ở hồi một bà còn có thể cử động hai tay, cố gắng xoay người, đến hồi hai, khi ụ đất cao đến cổ thì bà hầu như không thể nhúc nhích, chỉ còn có thể biểu hiện tâm trạng qua ánh mắt, nét mặt và giọng nói. Winnie là nhân vật nữ hiếm hoi được Beckett miêu tả chi tiết qua ngoại hình “được chăm sóc tốt, sở thích tóc vàng, đầy đặn, cánh tay và vai trần, vạt áo che thân trên trễ xuống, ngực lớn, vòng cổ ngọc trai” (well-preserved, blonde for preference, plump, arms and shoulders bare, low 32 Kết cấu nhân vật cặp đôi trong kịch của Samuel Beckett bodice, big bosom, pearl necklace) và “bà được phát hiện đang ngủ, cánh tay trên mặt đất, ở phía trước, đầu trên cánh tay. Trên mặt đất, phía trái, bên cạnh cô là một túi lớn màu đen, nhiều đồ mua sắm, và bên phải là một cái ô đang gấp lại, mũi tay cầm nổi lên khỏi vỏ bọc” (She is discovered sleeping, her arms on the ground before her, her head on her arms. Beside her on ground to her left a capacious black bag, shopping variety, and to her right a collapsible collapsed parasol, beak of handle emerging from sheath) (Các trích dẫn trong vở Những ngày tươi đẹp – Happy Days theo cuốn Samuel Beckett - The Complete Dramatic Works [1] - người viết tạm dịch) . Chúng ta đều biết thế giới nhân vật của Beckett dường như có chung mẫu số về ngoại hình bởi Beckett không chú trọng đến việc tô đậm nét khác biệt của các nhân vật, các nhân vật càng giống nhau càng tốt. Suy cho cùng, họ đều là đại diện cho nhân loại khốn cùng, đau khổ. Xây dựng Winnie, có lẽ Beckett đã ưu ái hơn cho nhân vật này khi để nhân vật có nhiều nét đặc trưng của giới nữ, thông qua những chi tiết nhỏ nhặt. Đó là đồ trang sức, phụ kiện của Winnie: vòng ngọc trai, chiếc ô, cái túi xách lớn màu đen, trong túi có gương, lược, bàn chải đánh răng, kính, khăn mùi xoa, chai thuốc màu đỏ, thỏi son, kính lúp, hộp nhạc, cái cắt móng tay, mũ có gắn lông chim. . . Đặc trưng giới nữ còn thể hiện qua lời nói của Winnie khi bà nhiều lần nhắc đến việc phải giữ cho mình luôn xinh đẹp: “Em đã thường nói, đội mũ lên ngay, Winnie, giống một cô gái xinh đẹp, điều đó sẽ làm mày trông xinh đẹp, và không phải” (How often I have said, Put on your hat now, Winnie, like a good girl, it will do you good, and did not) và “Giữ cho mình xinh đẹp, Winnie, đó là điều em luôn nói, tới những gì có thể, giữ cho mình xinh đẹp” (Keep yourself nice, Winnie, that’s what I always say, come what may, keep yourself nice). Bà tỉ mẩn lục các đồ vật trong chiếc túi, mở kính ra, lau kính, đánh bóng chiếc hộp kính, lau tay cầm bàn chải, tô son, lau kính lúp, nhổ cỏ. . . Hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến ta nhớ đến những hành động của Vladimir – Estragon cũng than vãn về đôi giày, tháo ra, lắp vào, cãi nhau, ăn cà rốt, tự tử. . . “Nhân vật của Beckett cố gắng làm cho chính họ bận rộn để ngăn sự đương đầu với ý tưởng về cái chết. Những thứ họ làm là cố gắng để trốn tránh. Họ không đủ dũng cảm để đối đầu với sự thật phi lí và chấp nhận nó” [18; tr.231]. Những hành động dường như vô nghĩa đó chỉ có một mục đích duy nhất là tiêu đi thời gian, rút ngắn cái đích đi đến nấm mồ cuộc đời. Winnie cũng như vậy. Đã nhiều lần Winnie cầm khẩu súng lên, ngắm nhìn nó, tự hỏi, nhưng rõ ràng bà không hành động. Chúng ta có thể cho rằng với sự nhận thức sâu sắc về tình thế khốn cùng của mình, Winnie sẽ kết thúc cuộc đời bằng khẩu súng đó, hoặc là, bà trút căm giận của mình lên một đối tượng nào khác, nhưng không, Winnie không làm gì cả. Ở hồi hai, khi Winnie thức dậy, khẩu súng vẫn ở bên cạnh bà. Lúc này, bà đã không thể cử động được gì nữa. Một sự bất động hoàn toàn, nhưng trái lại, Winnie vẫn nói năng. Suốt hồi hai, bà độc thoại triền miên, cầu xin Willie: Anh có nghe thấy những tiếng khóc không, Willie? [Quãng ngưng.] Không ư? [Mắt nhìn về sau phía Willie.] Willie. [Quãng ngưng.] Hãy nhìn em lần nữa, Willie. [Quãng ngưng.] Một lần nữa thôi, Willie. (Do you ever hear cries, Willie? [Pause.] No? [Eyes back on WILLIE.] Willie. [Pause.] Look at me again, Willie. [Pause.] Once more, Willie. [Pause.]) Nếu như ở hồi 1, Willie bị che khuất bởi Winnie thì ở hồi 2, trong khi Winnie hoàn toàn bất động trong ụ đất dâng lên ngập cổ thì Willie lại xuất hiện trong cảnh bò sát, di chuyển bằng bốn chân, cố gắng bò lên gò bằng một tay, tay kia với lên, rồi trượt chân xuống gò, úp mặt xuống đất. Mọi cố gắng của Willie để bò lên gò đất đều thất bại dù cho Winnie cổ vũ nhiệt tình như thế nào. Ông ta chỉ thốt lên một từ: “Win” đủ để nghe. Win là để gọi Winnie hay là mang nghĩa “Chiến thắng”? Với Winnie, chỉ cần nghe được từ đó, bà đã thốt lên “Ồ đây là một ngày hạnh phúc, đây sẽ là một ngày hạnh phúc khác” (Oh this is a happy day, this will have been another happy day!). 33 Lê Thúy Hằng Hạnh phúc với Winnie chỉ đơn giản là sự hồi đáp của người chồng. Bà luôn lải nhải về ngày hạnh phúc, về những kỉ niệm trong quá khứ mà trí nhớ tồn tàn của bà đã lãng quên, không nhớ ngày nào, dịp gì, tên ai. . . Winnie hiểu tình trạng bất động của mình và hơn ai hết, bà tự thấy mình cô đơn, bà nói năng để bớt cô đơn, nhưng càng cố sức, bà càng rơi vào đáy của sự bất hạnh – không được sẻ chia. Nói năng – âm thanh là dấu hiệu của sự tồn tại, như Winnie nói: “Phải, đó là những ngày hạnh phúc khi có âm thanh” (Yes, those are happy days, when there are sounds). Ở khía cạnh này, Micheal Y. Bennett đã cho rằng: “Khi Winnie, trong hồi II, đang bị chôn vùi trong đống cát đến cổ, bà thực sự không thể làm gì được nữa. Cơ thể bà trở nên bất động và không thể làm gì được - trong tình trạng như thế mà cứ kéo dài sự tồn tại hiện sinh - điều này có thể giả định rằng theo chủ nghĩa hiện sinh, Winnie nên ngừng sống. Tuy nhiên, Winnie hiểu rằng, lí lẽ được biểu thị chính nó qua ngôn từ, trở thành những phương tiện cho sự sống còn. Sự cần thiết của lời nói (Nhưng em cần phải nói nữa) và sự cần thiết của lí lẽ là căn cứ của kịch Beckett” [17; tr.118]. Bà có thể không cử động được, bị hạn chế tối đa sự tự do nhưng còn nói năng, còn ngôn từ là bà còn tồn tại, ngày đó với bà còn là ngày tươi đẹp. Ở đoạn kết, Winnie lại cất tiếng hát êm ái về tình yêu Em cũng yêu anh. Giai điệu bài hát hòa cùng với biểu hiện hạnh phúc trên mặt của Winnie. Kết thúc vở kịch là hình ảnh Winnie quay mắt sang cười với Willie, thôi cười, họ nhìn nhau, ngưng dài. Cái nhìn từ ánh mắt đến trái tim có thể là sự rung cảm, thấu hiểu nhau nhưng ở đây cái nhìn lại là vô cảm, cái nhìn không thể hiện sự sẻ chia, mà càng khắc sâu nỗi xa cách trong tâm hồn của hai vợ chồng họ. Trong cách xây dựng cặp đôi khác biệt này, Beckett đã dụng công khi để cho Winnie đối thoại với Willie triền miên, hình thức đối thoại đã chuyển hóa thành độc thoại. Điều đó càng tô đậm nỗi cô đơn và đau khổ của nhân vật khi không có được sự đồng cảm của bạn đời. 3. Kết luận Kế thừa trong văn học truyền thống, Beckett đã tiếp thu kết cấu nhân vật cặp đôi để tạo ra những cặp đôi nhân vật sống động, mang đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn. Những cặp đôi tương đồng hay khác biệt đều gặp nhau ở điểm chung về số phận bi đát. Họ nhận thức được tình trạng khốn cùng của mình nhưng không hành động để thay đổi số phận. Điều họ làm là hằng ngày lặp lại những động tác vô nghĩa chỉ để giết thời gian, để tới gần cái chết hơn. Kiểu kết cấu này làm cho các nhân vật được đặt cạnh nhau để phản chiếu và tô đậm số phận đau khổ của kiếp người. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Beckett, Samuel, Samuel Beckett - The Complete Dramatic Works, 1986. Faber and Faber Limited, UK. [2] Bloom, Harold (Edited). 2008. Bloom’s Modern Critical Views: Samuel Beckett’s Waiting for Godot - New Edition. Infobase Publishing, New York. [3] Bloom, Harold (Edited), 2011. Samuel Beckett. Infobase Publishing, New York. [4] Lê Nguyên Cẩn, 2007. Kịch phi lí trong văn học Phương Tây thế kỉ XX. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Nguyễn Văn Dân, 2002. Văn học phi lí. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [6] Đặng Anh Đào, Hoàn Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu, 1998. Văn học phương Tây. Nxb Giáo dục, HN. [7] Đặng Anh Đào, 2001. Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [8] Đặng Anh Đào, 2007. Việt Nam và phương Tây, tiếp cận và giao thoa trong văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34 Kết cấu nhân vật cặp đôi trong kịch của Samuel Beckett [9] Graver, L. and R. Federman (Edited), 1979. Samuel Beckett: The critical heritage, Routledge. London and New York. [10] Đặng Thị Hạnh (chủ biên), 1992. Lịch sử văn học Pháp (tập 5) thế kỉ XX. Nxb Thế giới, Hà Nội. [11] Hussain, Tazir, 2012. Theatre of Absurd and Samuel Beckett’s “Waiting for Got” as an Absurd Drama. Internatinal Journal of Science and Research (IJSR), Vol 3 Issue 11, November, pp. 1479-1480. [12] Kennedy, Andrew K., 1989. Samuel Beckett. Cambridge University Press, U.S.A. [13] Knowlson, James and John Haynes, 2003. Images of Beckett. Cambridge University Press, UK. [14] Nguyễn Thùy Linh, 2012. Lời thoại trong kịch Samuel Beckett. Luận án Tiến sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. [15] Nguyễn Thùy Linh, 2016. Samuel Beckett và sự cách tân kịch Pháp thế kỉ XX. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [16] McDonald, Rónán, 2006. The Cambridge Introduction to Samuel Beckett. Cambridge University Press, New York. [17] Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3/1997 (chuyên đề Kịch phi lí) [18] Shobeiri, Ashkan and Shobeiri, Azadeh, 2014. “Samuel Beckett’s Absurdism: Pessimism or Optimism?”. International Journal of Humanities and Social Science, USA, Vol. 4, No. 11(1), 9/2014, pp. 229-231. [19] Y. Bennett, Micheal, 2012. “The Cartesian Beckett: The mind – body split in Murphy and Happy Days”, A quarterly journal of short articles, notes, and reviews, Vol. 25, No. 2, pp. 118-122 ABSTRACT Structuring the couple of characters in Samuel Beckett’s Plays Le Thuy Hang Institute of Vietnamese Studies and Development, Vietnam National University, Ha Noi This article explores the structure of the couple in Samuel Beckett’s plays. The study was divided into two cases: similar couples and different couples. In similar couple, the writer depicts relatively similar characters in appearance, age, purpose, and conditions. In a different couple, the writer sketches images of contrasting, different in many aspects. In general, the characters of Samuel Beckett have the common denominator of human beings representing the miserable humanity. Keywords: Samuel Beckett; structure; character; plays. 35

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4978_lthang_4181_2127499.pdf
Tài liệu liên quan