Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí ước tính

Tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí ước tính: BÀI TẬP CHƯƠNG : KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ ƯỚC TÍNH Bài 5.1: Công ty M sản xuất sản phẩm E qua hai phân xưởng X và Y. Định mức giá vật liệu trực tiếp là 620 ngàn đồng một đơn vị vật liệu A và 13,4 ngàn đồng một đơn vị vật liệu B. Tiêu hao theo định mức cho một sản phẩm E là một đơn vị vật liệu A và 95 đơn vị vật liệu B. Định mức lao động trực tiếp như sau: 16 giờ/ sản phẩm ở phân xưởng X và 19 giờ/ sản phẩm ở phân xưởng Y. Đơn giá lao động trực tiếp là 11 ngàn đồng/ giờ ở phân xưởng X và 9,5 ngàn đồng/ giờ ở phân xưởng Y. Hệ số biến phí sản xuất chung định mức là 16 ngàn đồng/ giờ lao động trực tiếp và 10 ngàn đồng/ giờ lao động trực tiếp đối với định phí sản xuất chung định mức. Yêu cầu: Sử dụng định mức đã cho hãy tính giá thành định mức của một sản phẩm E. Bài 5.2: Định phí sản xuất chung đ...

pdf5 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí ước tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CHƯƠNG : KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ ƯỚC TÍNH Bài 5.1: Công ty M sản xuất sản phẩm E qua hai phân xưởng X và Y. Định mức giá vật liệu trực tiếp là 620 ngàn đồng một đơn vị vật liệu A và 13,4 ngàn đồng một đơn vị vật liệu B. Tiêu hao theo định mức cho một sản phẩm E là một đơn vị vật liệu A và 95 đơn vị vật liệu B. Định mức lao động trực tiếp như sau: 16 giờ/ sản phẩm ở phân xưởng X và 19 giờ/ sản phẩm ở phân xưởng Y. Đơn giá lao động trực tiếp là 11 ngàn đồng/ giờ ở phân xưởng X và 9,5 ngàn đồng/ giờ ở phân xưởng Y. Hệ số biến phí sản xuất chung định mức là 16 ngàn đồng/ giờ lao động trực tiếp và 10 ngàn đồng/ giờ lao động trực tiếp đối với định phí sản xuất chung định mức. Yêu cầu: Sử dụng định mức đã cho hãy tính giá thành định mức của một sản phẩm E. Bài 5.2: Định phí sản xuất chung đối với công ty K năm 20x2 dự kiến như sau: khấu hao: 72.000 ngàn đồng; lương quản đốc: 92.000 ngàn đồng; thuế và bảo hiểm tài sản: 26.000 ngàn đồng; định phí sản xuất chung khác: 14.500 ngàn đồng. Như vậy, tổng định phí sản xuất chung dự kiến 204.500 ngàn đồng. Biến phí đơn vị dự kiến như sau: vật liệu trực tiếp: 16,5 ngàn đồng; lao động trực tiếp: 8,5 ngàn đồng; dụng cụ hoạt động: 2,5 ngàn đồng; lao động gián tiếp: 4 ngàn đồng và biến phí sản xuất chung khác: 3,2 ngàn đồng. Yêu cầu: Hãy lập dự toán linh hoạt theo mức sản xuất sau: 18.000 sản phẩm, 20.000 sản phẩm và 22.000 sản phẩm. Bài 5.3: Công ty M sản xuất thang máy nhỏ với sức chứa tối đa 10 người mỗi lần. Một trong những loại vật liệu trực tiếp được bộ phận sản xuất sử dụng là vật liệu A cho cửa của thang máy. Định mức vật liệu sử dụng vào cuối tháng 4/ 20x2 là 6m2/ thang máy. Trong tháng 4, bộ phận mua đã mua vật liệu này với giá 11 ngàn đồng/ m2; giá định mức trong kỳ là 12 ngàn đồng/ m2. Có 90 thang máy đã hoàn thành và đã bán trong tháng 4, và bộ phận sản xuất đã dùng 6,6 m2 vật liệu A/ thang máy. Yêu cầu: Tính chênh lệch về giá và lượng vật liệu A trong tháng 4/ 20x2. Bài 5.4: Công ty V sản xuất khuôn đúc cho các công ty khác sản xuất máy. Định mức lao động cho một khuôn đúc là 1,8 giờ. Định mức lao động yêu cầu trả 17 ngàn đồng/ giờ cho tất cả nhân công trực tiếp. Trong tháng 6, có 16.500 khuôn đúc được sản xuất. Số giờ lao động trực tiếp và chi phí tương ứng trong tháng 6 là 29.900 giờ và 523.250 ngàn đồng. Yêu cầu: Tính chênh lệch giá và lượng lao động trong tháng 6. Bài 5.5: Công ty L sản xuất sản phẩm A. Trong tháng 5, tại công ty A, phát sinh chi phí sản xuất chung thực tế là 11.100 ngàn đồng. Theo dự toán, chi phí sản xuất chung cho tháng 5 là 4 ngàn đồng biến phí sản xuất chung/ giờ lao động trực tiếp và 1.250 ngàn đồng định phí sản xuất chung. Năng lực thông thường được xác định là 2.000 giờ lao động trực tiếp/ tháng. Trong tháng 5, công ty đã sản xuất 9.900 sản phẩm A. Định mức lao động là 0,2 giờ lao động trực tiếp/ sản phẩm A. Yêu cầu: Tính chênh lệch dự toán chi phí sản xuất chung và chênh lệch khối lượng. Bài 5.6: Công ty C sản xuất sản phẩm A. Định mức biến phí đơn vị sản phẩm hoàn thành như sau: Vật liệu trực tiếp (3m2 ; 12,5 ngàn đồng/ m2 ) 37,5 ngàn đồng Lao động trực tiếp (1,2 giờ ; 9 ngàn đồng/ giờ)10,8 ngàn đồng Biến phí sản xuất chung (1,2 giờ ; 5ngàn đồng/ giờ) 6,0 ngàn đồng Định mức biến phí đơn vị 54,3 ngàn đồng Năng lực sản xuất bình thường là 15.000 giờ lao động trực tiếp/ năm. Dự toán định phí sản xuất chung cho cả năm là 54.000 ngàn đồng. Trong năm có 13.200 sản phẩm được sản xuất. Chi phí thực tế liên quan: Vật liệu sử dụng 37.500 m2; giá mua 12,4 ngàn đồng/ m2; Lao động trực tiếp tiêu hao 15.250 giờ; 9,2 ngàn đồng/ giờ. Biến phí sản xuất chung: 73.200 ngàn đồng. Định phí sản xuất chung 55.000 ngàn đồng. Không có tồn kho vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm đầu năm và cuối năm. Kế toán đã kết chuyển toàn bộ các chênh lệch vào giá vốn hàng bán. Yêu cầu: a. Tính chênh lệch lượng vật liệu và chênh lệch giá vật liệu b. Tính chênh lệch lượng lao động và chênh lệch giá lao động c. Tính chênh lệch dự toán chi phí sản xuất chung và chênh lệch khối lượng d. Phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản. Bài 5.7: Công ty B sản xuất sản phẩm J với qui trình sản xuất giản đơn, có tài liệu: (1.000 đồng) a. Các kế hoạch và định mức: Số lượng Đơn giá Mua nguyên liệu trực tiếp A 50 tấn 200 / tấn (chưa VAT) Nguyên liệu trực tiếp A sử dụng để sản xuất 0,8 tấn/ sản phẩm Lao động trực tiếp sản xuất 10 giờ/ sản phẩm 20/ giờ Chi phí sản xuất chung 15/ giờ máy SX Thời gian máy sản xuất 4 giờ/ sản phẩm b. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh : - Mua 60 tấn NVL trực tiếp A nhập kho, chưa trả tiền, giá mua 220/ tấn (chưa VAT 10%). - Xuất kho NVL trực tiếp A (phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức) để sản xuất 50 sản phẩm là 40 tấn. - Xuất kho NVL trực tiếp A (PXK) theo đề nghị của bộ phận sản xuất để sản xuất 50 sản phẩm là 1 tấn. - Thời gian lao động trực tiếp sản xuất trong kỳ 495 giờ, chi phí nhân công trực tiếp là 10.890 (bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ). - Tổng cộng chi phí SXC phát sinh 900. - Nhập kho 40 sản phẩm và còn dở dang 10 sản phẩm mức độ hoàn thành của chi phí chế biến là 50%. - Xuất kho thành phẩm tiêu thụ 30 sản phẩm, giá bán … c. Tài liệu khác: - Nguyên vật liệu trực tiếp A sử dụng 1 lần từ đầu. - Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Nộp VAT theo phương pháp khấu trừ. - Đơn giá lao động trực tiếp có bao gồm cả khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. - Công suất sản xuất thực tế tương đương công suất sản xuất bình thường. Yêu cầu: a. Phản ảnh vào tài khoản theo mô hình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí SX định mức.. b. Giả sử vào cuối năm kế toán xử lý khoản biến động chi phí (chênh lệch lớn). c. Lập bảng tính giá thành thực tế của sản phẩm. Bài 5.8: Công ty hóa chất L có một phân xưởng SX chính, trong cùng qui trình SX thu được 2 loại SP A, B và phân xưởng sản xuất điện cung cấp cho SX chính. Trong tháng có tài liệu: (1.000 đồng) a. Định mức chi phí sản xuất sản phẩm A, B: - Nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao 10 kg sản xuất được 1 sản phẩm A và 2 sản phẩm B. - Giá mua nguyên vật liệu trực tiếp: 200/ 1 kg. - Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, BHXH … cho mỗi sản phẩm A, B: 20. - Chi phí sản xuất chung/ 1 giờ máy SX chính : 140. - Mỗi giờ máy sản xuất được 1 SP A và 2 SP B. - Định mức chi phí sản xuất điện: 1,8/ 1kw b. Chi phí SX phát sinh tổng hợp được: - Xuất kho 1.100 kg NVL trực tiếp cho sản xuất chính. - Mua nhiên liệu bằng TM 2.000 (chưa VAT) giao cho PX sản xuất điện sử dụng. - Tiền lương công nhân trực tiếp SX, BHXH … : 5.800. - Tiền lương công nhân vận hành máy phát điện và BHXH … : 500. - Chi phí sản xuất chung của phân xưởng SX chính là 10.000, của phân xưởng sản xuất điện là 1.500. c. Kết quả sản xuất: - Nhập kho đựơc 90 sản phẩm A và 200 sản phẩm B. - Phân xưởng SX điện cung cấp cho SX chính 2.000 kw. d. Tài liệu khác: - Hệ số qui đổi xác định cho sản phẩm A là 1, B là 0,8. - Phân bổ chi phí điện cho sản xuất chính theo giá thành định mức, khoản chênh lệch chi phí thực tế và chi phí định mức phân bổ cho sản xuất chính tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. - Hai phân xưởng SX đều không có sản phẩn dở dang. - Kếá toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm chính theo chi phí định mức. - Kếá toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm điện theo chi phí thực tế. - Nộp VAT theo phương pháp khấu trừ. - Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Yêu cầu: a. Phản ảnh vào tài khoản. b. Xử lý khoản chênh lệch giửa chi phí thực tế và chi phí định mức – các chênh lệch lớn. d. Lập phiếu tính giá thành SP A, B theo phương pháp hệ số.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai tap chuong 5.pdf
Tài liệu liên quan