Kế hoạch, phương án giải phóng mặt bằng

Tài liệu Kế hoạch, phương án giải phóng mặt bằng: Phần I : lập dự án đầu tư Chương I Kế hoạch, phương án giải phóng mặt bằng I. Những đặc điểm chung Dự án khi đã được phê duyệt, chủ đầu tư cần lập ngay ban kế hoạch giải phóng mặt bằng, khẩn trương triển khai nội dung đến các địa phương có dự án đi qua, làm thủ tục và thông báo chủ trương của cấp có thẩm quyền tới các địa phương. Làm việc với UBND Tỉnh/Thành phố … để triển khai lập bộ máy tổ chức thực hiện. Sự điều hành của cấp tỉnh, cấp huyện là rất quan trọng đối với công tác giải phóng mặt bằng. Cấp tỉnh là cơ quan chỉ đạo kiểm tra đôn đốc và ban hành những chính sách cụ thể cho công tác giải phóng mặt bằng. Do tuyến đường của dự án đi qua tỉnh … và thành phố … nên cần lưu ý phối hợp chặt chẽ với ban giải phóng mặt bằng của 2 địa phương. Tuyến cơ bản là qua vùng địa hình đồng ruộng thấp, bằng phẳng. Dân cư sinh sống tập trung ở một số đoạn như đầu tuyến, bám theo hai bên bờ kênh rạch, đoạn cắt qua quốc lộ và đoạn cuối tuyến. Tài sản trên đất chiếm dụng chủ yếu là các công trìn...

doc6 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch, phương án giải phóng mặt bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I : lập dự án đầu tư Chương I Kế hoạch, phương án giải phóng mặt bằng I. Những đặc điểm chung Dự án khi đã được phê duyệt, chủ đầu tư cần lập ngay ban kế hoạch giải phóng mặt bằng, khẩn trương triển khai nội dung đến các địa phương có dự án đi qua, làm thủ tục và thông báo chủ trương của cấp có thẩm quyền tới các địa phương. Làm việc với UBND Tỉnh/Thành phố … để triển khai lập bộ máy tổ chức thực hiện. Sự điều hành của cấp tỉnh, cấp huyện là rất quan trọng đối với công tác giải phóng mặt bằng. Cấp tỉnh là cơ quan chỉ đạo kiểm tra đôn đốc và ban hành những chính sách cụ thể cho công tác giải phóng mặt bằng. Do tuyến đường của dự án đi qua tỉnh … và thành phố … nên cần lưu ý phối hợp chặt chẽ với ban giải phóng mặt bằng của 2 địa phương. Tuyến cơ bản là qua vùng địa hình đồng ruộng thấp, bằng phẳng. Dân cư sinh sống tập trung ở một số đoạn như đầu tuyến, bám theo hai bên bờ kênh rạch, đoạn cắt qua quốc lộ và đoạn cuối tuyến. Tài sản trên đất chiếm dụng chủ yếu là các công trình thông thường, đựơc quy định tương đối cụ thể trong biểu đơn giá đền bù của địa phương. Nhìn chung việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến không ảnh hưởng nhiều đến việc giải phóng mặt bằng và tái định cư. Khi dự án được triển khai, vấn đề giải phóng mặt bằng là tương đối thuận lợi. Do những đặc điểm nêu trên, việc triển khai phương án tổ chức và trình tự đền bù cần đơn giản, hợp lý, tránh phiền hà cho dân. II. Quy mô giải toả của dự án 1. Phạm vi giải phóng mặt bằng Phạm vi giải phóng mặt bằng thực hiện theo thông báo của Bộ GTVT tại cuộc họp thông qua báo cáo dài kỳ số …/TB-BGTVT ngày … cụ thể như sau : cắm cọc lộ giới theo giai đoạn hoàn chỉnh, giao cho địa phương quản lý. a. Theo mặt cắt ngang tuyến Đối với đoạn tuyến đi qua khu vực thị trấn : cọc giải phóng mặt bằng được cắm tại mép ngoài của vỉa hè hoặc hết phạm vi quy hoạch theo quy mô được Bộ GTVT phê duyệt. Đối với các đoạn tuyến còn lại : là phạm vi mặt cắt ngang tuyến được phê duyệt, cộng với phạm vi kể từ chân ta luy đường đắp, đỉnh ta luy đường đào hay mép ngoài cùng của công trình ra mỗi bên : 3m đối với đường và 7m đối với cầu. b. Theo chiều dọc tuyến Theo chiều dọc tuyến khoảng cách giữa các cọc giải phóng mặt bằng như sau : 50m đối với những tuyến cong hoặc khu đông dân cư; 100m đối với đoạn tuyến thẳng hoặc qua vùng đất nông nghiệp; 200 á 250m đối với những đoạn tuyến qua vùng núi, khoảng trống; Đối với cầu : phạm vi cắm cọc giải phóng mặt bằng theo chiều dọc tuyến về mỗi phía từ mép sau của tường trước mố : 50m đối với cầu có chiều dài ≥ 60m; 30m đối với cầu có chiều dài < 60m. Trong trường hợp cầu đi qua khu đông dân cư, đô thị, tuỳ điều kiện địa hình thực tế có thể xem xét cụ thể về chiều dài sau mố. Trong phạm vi này dự án đền bù di chuyển tài sản, hoa màu, các công trình kỹ thuật hạ tầng, đền bù và thu hồi vĩnh viễn toàn bộ diện tích đất và nghiêm cấm mọi sự tái xây dựng. Lưu ý : tuỳ theo điều kiện địa hình thực tế để cắm cọc giải phóng mặt bằng và chỉ giới xây dựng với phạm vi nhỏ hơn cho phù hợp. c. Quy cách cọc giải phóng mặt bằng Cọc chỉ giới giải phóng mặt bằng dùng cọc BTCT M200 kích thước 15´15´100cm, bệ cọc bê tông M150 kích thước 35´35´60cm; bệ nổi trên mặt đất thiên nhiên 10cm, các chi tiết khác theo quy định hiện hành. 2. Phạm vi lộ giới bảo vệ đường bộ a. Phạm vi Theo chiều ngang tuyến : Đối với đoạn ngoài đô thị : tính từ chân ta luy đường đắp, đỉnh ta luy đường đào hoặc mép ngoài của công trình về hai phía 10m (theo quy định tại Nghị định số 186/2004/NĐ-CPĐD ngày 5/11/2004 của Chính phủ quy định về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ); Đối với đoạn thị trấn : mốc lộ giới trùng cọc giải phóng mặt bằng; Theo chiều dọc tuyến : Đoạn qua khu dân cư và đường cong : 100m/cọc; Đoạn qua khu vực đồng ruộng, đồi thấp, ngoài khu đông dân cư : tuỳ theo từng địa hình cụ thể mà cự ly các cọc thay đổi từ 500m á 1000m/cọc. b. Quy cách cọc mốc lộ giới Dùng cọc bê tông M200 đúc sẵn kích thước 20´20´100cm, phần chôn dưới đất 50cm, bệ cọc bê tông M150 kích thước 40´40´60cm bệ nổi trên mặt đất thiên nhiên 10cm, các chi tiết khác theo quy định hiện hành. III. Chế độ, chính sách đền bù áp dụng Về chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các đối tượng bị ảnh hưởng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án đường … áp dụng các quy định hiện hành cụ thể như sau : Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/7/1993, đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001. Luật khiếu lại, tố cáo đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 02/12/1998. Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông, Nghị định 203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); Nghị định 172/199/NĐ-CPĐD ngày 07/12/1999 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ; Nghị định 186/2004/NĐ-CPĐD ngày 5/11/2004 của Chính phủ quy định về bảo vệ kết cấu công trình giao thông đường bộ. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng, An ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng. Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CPĐD ngày 3/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng, An ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng. Nghị định số 17/2006/NĐ-CPĐD ngày 27/1/06 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ197/2004/NĐ-CP. Văn bản số 2185/BGTVT-CGĐ ngày 20/4/2000 của Bộ GTVT về việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng công trình giao thông vận tải. Các quyết định của UBND tỉnh ban hành các quy định liên quan đến việc đền bù thực hiện khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng, An ninh, lợi ích công cộng trên địa bàn. Và các văn bản khác có liên quan. IV. Phương án tái định cư và các hình thức tái định cư 1. Phương án tái định cư Việc xác định vị trí khu vực tái định cư, quy mô xây dựng khu tái định cư, điều kiện hạ tầng, đời sống văn hoá xã hội, trình độ dân trí là vấn đề rất quan trọng đối với các hộ gia đình nằm trong khu vực giải toả. Tâm lý các hộ gia đình là muốn cuộc sống của họ ít bị xáo trộn nhiều so với nơi ở cũ và đều mong muốn đến nơi có điều kiện sống tốt hơn, đây cũng là vấn đề quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với dự án phải giải phóng mặt bằng. Việc phân chia đất đai ở khu tái định cư yêu cầu phải làm dân chủ, công khai, công bằng; Khu tái định cư phải được xây dựng theo hướng hoàn thiện đô thị văn minh, hiện đại. Các vấn đề cần lưu ý khi quyết định vị trí khu vực tái định cư : Sự phân tán của các nhóm gia tộc họ hàng; Sự mất đi tính hoà nhập với cộng đồng cũ; Sự gián đoạn giao lưu với các truyền thống văn hoá; Sự mai một của các hệ thống, truyền thống phong tục của cộng đồng; Sự rối loạn sinh hoạt của hộ dân; Sự duy trì tính tương hỗ trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong mưu sinh; Mâu thuẫn nảy sinh giữa các hộ trong khi tái định cư. Về quy mô xây dựng khu tái định cư : Kết cấu hạ tầng và các công trình công cộng : Phải đảm bảo xây dựng hệ thống thoát nước không để bị úng ngập trong bất cứ tình huống nào; Phải có hệ thống cung cấp nước sạch đủ dùng cho các hộ dân sống trong khu tái định cư; Phải xây dựng các trạm cung cấp điện cho toàn bộ khu tái định cư; Hệ thống trường học, cây xanh, các công trình công cộng, khu vui chơi giải trí cho trẻ em. Về nhà ở : Chia lô đất rồi bán cho các hộ bị giải toả; Xây dựng các khu nhà cao tầng rồi bán cho các hộ dân theo nguyên tắc hộ nào trước đây ở gần mặt đường sẽ được ưu tiên mua các căn hộ ở tầng dưới, xem xét tính điểm theo thang điểm cho các hộ dân mua các căn hộ cao tầng từ thấp đến cao. 2. Các hình thức tái định cư a. Tái định cư tập trung, chia lô Nguyên tắc : ban giải phóng mặt bằng Tỉnh/Thành phố lập quy chế phân lô thống nhất với chủ đầu tư và trình cấp có thẩm quyền địa phương quyết định. Nguyên tắc phân lô căn cứ vào mức độ bị thu hồi đất của từng hộ, trong đó ưu tiên các hộ đang kinh doanh tại nơi ở cũ, các gia đình hưởng chế độ (thương binh, liệt sĩ) hoặc hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, ưu tiên các vị trí thuận lợi hơn để tạo điều kiện ổn định cuộc sống. Xác định tổng diện tích cần thiết cho khu tái định cư. b. Tái định cư tập trung, chia lô kết hợp xây dựng các khu chung cư Nguyên tắc : các hộ dân có giấy tờ hợp pháp sẽ được chia lô, trong đó ưu tiên các hộ đang kinh doanh tại nơi ở cũ, các gia đình hưởng chế độ (thương binh, liệt sĩ) hoặc hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, ưu tiên các vị trí thuận lợi hơn để tạo điều kiện ổn định cuộc sống. Các hộ dân không ở diện trên phải vào khu chung cư theo nguyên tắc hộ nào trước đây ở gần mặt đường sẽ được ưu tiên mua các căn hộ ở tầng dưới, xem xét tính điểm theo thang điểm cho các hộ dân mua các căn hộ cao tầng từ thấp đến cao. Xác định khu tái định cư chia lô; Diện tích dự kiến xây dựng nhà cao tầng; Khoảng lưu không giữa các khu nhà; Diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng; Xác định tổng diện tích theo phương án này. c. Tái định cư phân tán Trong trường hợp đặc biệt do đặc điểm là dân thưa, đất còn rộng nên khuyến khích tự tìm nơi ở ngay gần mảnh đất cũ. Tuy nhiên để giải quyết theo phương án này cần quỹ đất lớn vì diện tích cho mỗi hộ dân sẽ phải được tính bằng 1,3 diện tích lô tiêu chuẩn. Các hộ dân theo hình thức tái định cư này sẽ phải tự xây dựng đường nội bộ, cấp điện, cấp nước. Chủ đầu tư sẽ phải trả thêm cho các hộ dân tiên để họ xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc quản lý các hộ dân theo hình thức tái định cư này cũng sẽ phức tạp hơn. V. Bảng tổng hợp khối lượng STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng 1 Đền bù đất M2 Đất thổ cư M2 Đất nông nghiệp M2 Đất màu M2 Đất vườn M2 2 Đền bù nhà cửa M2 Nhà cấp 4 Cái/M2 124/9771 Nhà gỗ Cái/M2 Nhà tạm Cái/M2 3 Hỗ trợ di chuyển Hộ 4 Đền bù mồ mả Cái Mộ xây Cái Mộ đất Cái 5 Đền bù cây cối Cây Cây lấy gỗ Cây Cây ăn quả lâu năm Cây Cây ăn quả ngắn ngày Cây 6 Công trình điện Cột điện cao thế Cột Cột điện hạ thế Cột Cột điện thoại Cột 7 Cáp quang m 8 Trạm cấp điện Trạm VI. Tổ chức thực hiện 1. Tổ chức bộ máy hoạt động giải phóng mặt bằng Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức tham gia công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện theo quy định tại Điều 39, 40, 42, 43, 44, 45, 46 chương VI Nghị định 197/2004/NĐ-CPĐD ngày 03/12/2004 của Chính phủ và quyết định số 3037/QĐ-BGTVT ngày 14/10/2003 của Bộ GTVT. 2. Trình tự thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Theo đúng nội dung Điều 40, 47, 49 chương VI NĐ 197/2004/NĐ-CPĐD ngày 03/12/2004 của chính phủ. 3. Kế hoạch cụ thể như sau a. Công tác chuẩn bị Địa phương thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và giao nhiệm vụ cho các Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng; Tiếp xúc và ký hợp đồng với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư về việc giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án; Triển khai công tác tập huấn nghiệp vụ giải phóng mặt bằng với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư địa phương; Tổ chức thông tin tuyên truyền, họp và phổ biến các đối tượng có liên quan; Lập và trình duyệt dự toán chi phí hoạt động của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư địa phương. b. Công tác triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng : chia làm 2 giai đoạn b.1. Giai đoạn 1 Bàn giao hệ thống mốc bảo vệ đường bộ và cọc giải phóng mặt bằng giữa Tư vấn cắm cọc, Ban quản lý dự án và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư địa phương; Hướng dẫn các hộ bị ảnh hưởng kê khai đất, tài sản, hoa màu và xác minh nguồn; Thực hiện thống kê đất đai, tài sản, hoa màu bị thiệt hại và các công trình công cộng; Lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xin giao đất cho công trình; Lập hồ sơ thu hồi đất, họp các hộ dân để công bố kết quả đền bù; áp giá, lập phương án đền bù chi tiết; Trình cấp có thầm quyền phê duyệt phương án, kinh phí đền bù; Di dời và tái định cư : ưu tiên tái định cư tại chỗ và phân tán, trường hợp số hộ phải di dời lớn không bố trí được 2 hình thức trên thì tiến hành xây dựng các khu tái định cư tập trung theo quy định; Đối với các công trình công cộng thực hiện theo quy định của Bộ GTVT; Chi trả tiền đền bù. b.2. Giai đoạn 2 Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các hộ dân lien quan đến công tác giải phóng mặt bằng; Làm các thủ tục quyết toán và các vấn đề liên quan khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGPMB.doc
Tài liệu liên quan