Tài liệu Kaempferol ức chế sự biểu hiện và chức năng của Estrogen Receptor Alpha: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
13 KAEMPFEROL ỨC CHẾ SỰ BIỂU HIỆN VÀ CHỨC NĂNG
CỦA ESTROGEN RECEPTOR ALPHA
Huỳnh Thanh Hòa*, Huỳnh Hùng*
TÓM TẮT
Estrogens là những chất gây phân bào trên loại tế bào ung thư vú có Estrogen receptor (ER)-positive.
Phương pháp điều trị hiện thời đối với ung thư vú có ER-positive là trực tiếp ngăn cản hoạt động của estrogen.
Chúng tôi báo cáo rằng: điều trị những loại tế bào ung thư vú có ER-positive với Kaempferol dẩn tới sự giảm số
lượng tế bào tỉ lệ với nồng độ và thời gian. Nồng độ cần thiết để ức chế 50% tăng trưởng tế bào ở 48 giờ là
khoảng 35 μM và 70 μM cho tế bào ung thư vú loại ER-positive và loại ER-negative. Đối với dòng tế bào MCF-
7, mRNA của ER-α giảm 50;12 và 10% so với nhóm đối chứng được ghi nhận ở 24 giờ sau khi điều trị tương
ứng với với nồng độ 17,5; 35...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kaempferol ức chế sự biểu hiện và chức năng của Estrogen Receptor Alpha, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
13 KAEMPFEROL ỨC CHẾ SỰ BIỂU HIỆN VÀ CHỨC NĂNG
CỦA ESTROGEN RECEPTOR ALPHA
Huỳnh Thanh Hòa*, Huỳnh Hùng*
TÓM TẮT
Estrogens là những chất gây phân bào trên loại tế bào ung thư vú có Estrogen receptor (ER)-positive.
Phương pháp điều trị hiện thời đối với ung thư vú có ER-positive là trực tiếp ngăn cản hoạt động của estrogen.
Chúng tôi báo cáo rằng: điều trị những loại tế bào ung thư vú có ER-positive với Kaempferol dẩn tới sự giảm số
lượng tế bào tỉ lệ với nồng độ và thời gian. Nồng độ cần thiết để ức chế 50% tăng trưởng tế bào ở 48 giờ là
khoảng 35 μM và 70 μM cho tế bào ung thư vú loại ER-positive và loại ER-negative. Đối với dòng tế bào MCF-
7, mRNA của ER-α giảm 50;12 và 10% so với nhóm đối chứng được ghi nhận ở 24 giờ sau khi điều trị tương
ứng với với nồng độ 17,5; 35 và 70 μM kaempferol. Đồng thời, những điều trị này cũng dẩn tới 58; 80 và 85%
mức độ giảm của sự biểu hiện protein ER-α. Tác động ức chế của Kaempferol trên ER-α cũng có thể thấy
được rất sớm, 6 giờ sau khi điều trị. Điều trị bằng Kaempferol cũng dẩn tới giảm mức độ biểu hiện của
progesterone receptor (PgR), Cyclin D1, và isulin receptor subtrate (IRS-1). Nghiên cứu hóa miễn dịch tế bào
cho thấy rằng protein ER-α trong tế bào MCF-7 được điều trị với kaempferol bị kết tụ lại trong nhân tế bào.
Kaempferol cũng làm gia tăng sự thoái hóa của ER-α bởi cơ chế khác, khác với cơ chế mà chất kháng estrogen
ICI 182,780 và estrogen. Sự tăng sinh của dòng tế bào MCF-7 hoạt hóa bởi estradiol cũng bị ức chế khi được
điều trị với kaempferol. Những khám phá mới này gợi ý rằng sự điều chỉnh mức độ biểu hiện và hoạt tính của
ER-α bởi kaempferol có thể góp phần giải thích cho khả năng ức chế sự tăng sinh tế bào của được quan sát
trên vitro.
SUMMARY
INHIBITION OF ESTROGEN RECEPTOR ALPHA EXPRESSION AND FUNCTION IN
MCF-7 CELLS BY KAEMPFEROL.
Huynh Thanh Hoa, Huynh Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 * Supplement of No 1 * 2004: 97 – 104
Estrogens are mitogenic for estrogen receptor (ER)-positive breast cancer cells. Current treatment of ER-
positive breast tumours is directed towards interruption of estrogen activity. We report that treatment of ER-
positive breast cancer cells with kaempferol resulted in a time- and dose-dependent decrease in cell number.
The concentration required to produce 50% growth inhibition at 48 h was approximately 35 and 70 μM for ER-
positive and ER-negative breast cancer cell lines. For MCF-7 cells, a reduction in the ER-alpha mRNA
equivalent to 50%, 12%, 10% of controls was observed 24 h after treatment with 17.5, 35.0 and 70.0 μM of
kaempferol, respectively. Concomitantly, these treatments led to a 58%, 80% and 85% decrease in ER-alpha
protein. The inhibitory effect of kaempferol on ER-alpha levels was seen as early as 6 h post-treatment.
Kaempferol treatment also led in a dose-dependent decrease in the expression of progesterone receptor (PgR),
cyclin D1 and insulin receptor substrate 1 (IRS-1). Immunocytochemical study revealed that ER-alpha protein
in kaempferol-treated MCF-7 cells formed an aggregation in the nuclei. Kaempferol also induced degradation
of ER-alpha by a different pathway than that observed for the antiestrogen ICI 182,780 and estradiol.
* Laboratry of Molecular Endocrinology, Division of Cellular and Molecular Research, National Cancerr
Centre of Singapore, Singapore
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 97
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
Estradiol-induced MCF-7 cell proliferation was abolished in cells co-treated with kaempferol. These findings
suggest that modulation of ER-alpha expression and function by kaempferol may be, in part, responsible for its
anti-proliferative effects seen in in vitro.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Estrogen receptor (ER)-α đóng một vai trò thiết
yếu trong sự tiến triển của ung thư vú và hormone
liệu pháp. Estrogen được chứng minh là chất gây
phân bào trên tế bào ung thư vú có ER-positive1-4.
Ung thư vú nguyên phát trên nử phần lớn có ER- và
đòi hỏi có estrogen cho họat động phân bào làm khối
u tăng trưởng. Họat tính sinh học của estrogen bằng
sự tương tác đặc hiệu của nó các lọai thụ thể chuyên
biệt: ERs, ER-α và ER- β bằng cách gây phiên mã2,5,6.
Ngoài estrogen, còn những yếu tố tăng trưởng như là
insulin-like growth factor I (IGF-1), epidermal growth
factor (EGF), transforming growth factor α cũng có
thể hoạt hóa ER3,4,7,8. Estrogen còn hoạt hóa Akt qua
trung gian cơ chế ErbB3,4, điều hòa sự hoạt hóa
những gene liên quan tăng trưởng và biệt hóa tế bào
như là EGF, IGF-I và những receptor của chúng 4,8-14.
Hơn thế nửa, estrogen làm gia tăng mức độ tăng
trưởng bằng cách đưa tế bào vào chu trình tế bào, làm
ngắn đi thời gian của chu trình và làm giảm độ dài
của pha G115.
Liệu pháp hormone hiện hành cho loại u vú có
ER-positive là trực tiếp làm gián đọan estrogen bằng
cách cắt buồng trứng hoặc là sử dụng chất đối kháng
estrogen2. Thuốc đối kháng estrogen tamoxifen làm
làm kéo dài tiên lượng sống trên bệnh nhân ung thư
vú và có khả năng phòng ngừa ung tư vú cũng như
điều trị u vú có ER-positive di căn2,6. Chất đối kháng
estrogen ICI có thể ức chế chức năng ER bằng cách
làm thoái hóa protein ER- α16. Những chất đối kháng
estrogen đã được chứng minh có khả năng ức chế sự
tăng trưởng của tế bào ung thư vú bằng cách cạnh
tranh với estrogen tại receptor của nó 2,6. Ung thư vú
kháng tamoxifen có thể đáp ứng tốt với ICI 182,78017.
Nhiều chất đối kháng estrogen mới đang được thử
nghiệm lâm sàng2.
Nghiều nghiên cứu dịch tể học đã cho thấy mối
liên hệ giữa chế độ ăn uống và và ung thư, đặc biệt ăn
nhiều rau quả có thể làm giảm tỉ lệ của nhiều loại ung
thư18,19. Flavonoid là những hợp chất đa phân tử có
nhiều trong các loại rau quả20-22. Các flavonoid thường
gặp nhất trong rau quả là quercetin, kaempferol, rutin
và robinin23; trong đó, quercetin được nghiên cứu
một cách rộng rãi nhất24-26. Các flavonoid (quercetin,
kaempferol) có họat tính có thể qua cơ chế tương tác
với ER27,28, type II estrogen binding site và aryl
hydrocarbon receptor29,30. Kaempferol có thể họat
động như là chất đồng vận đối với estrogen hoặc là
chất ức chế tăng trưởng tùy vào nồng độ được sử
dụng. Với nồng độ thấp (1-10 μM), kaempferol đồng
vận với estrogen làm tăng sự tăng trưởng của dòng tế
bào ung thư vú MCF-7, tăng tổng hợp DNA và kích
hoạt estrogen-response gene. Với nồng độ cao (20-90
μM), kaempferol ức chế tổng hợp DNA và sự tăng
trưởng của tế bào MCF-728. Kaempferol còn làm thoái
hóa DNA, đồng thời gây ra lipid peroxidation31. In
vivo, kaempferol có đặc tính estrogenic và
uterotrophic trên tử cung chuột 32.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi báo cáo rằng
điều trị trên những lọai tế bào ung thư vú với nồng độ
17,5; 35 và 70 μM của kaempferol cho hiệu quả ức
chế tăng trưởng tỉ lệ thuận với nồng độ. Kaempferol
ức chế biểu hiện ER-α, làm thoái hóa ER-α và gây kết
tụ ER-α. Đồng thời kaempferol còn làm mất họat
tính của estrogen trên dòng tế bào MCF-7. Biểu hiện
của những gene phụ thuộc estrogen như là IRS-1,
cyclin D1 và PgR cũng bị ức chế bởi kaempferol. Vì
các protein ER-α, IRS-1 và cyclin D1 đóng một vai trò
quan trọng trong sự hình thành và tăng sinh tế bào
ung thư vú, những tính chất được khám phá trên có
thể ghóp phần giải thích cho khả năng chống tăng
sinh tế bào của kaempferol.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU:
Thymidine incorporation assays
Những dòng tế bào ung thư vú của người có ER-
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 98
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
positive (MCF-7, T47D và ZR-75) và ER-negative
(MDA 231) được nuôi đơn lớp bằng 10% FBS trong α-
MEM với mật độ 2 x 104 trong đĩa 24 well. Sau 48 giờ
những loại những đĩa này được rửa hai lần với serum-
free α-MEM và được ủ tiếp 24 giờ với 2,5% charcoal
dextrane treated FBS (assay medium) trong α-MEM.
Phát hiện ER-α ubiquination trong
vitro
Dòng tế bào MCF-7 được duy trì trong 2,5%
charcoal dextran-treated FBS medium trong 24 giờ.
Tế bào được điều trị với chất ức chế lysosyme
(chloroquin 100 μM) hoặc chất ức chế proteasome
(lactacystin 20 μM), 3 giờ sau tế bào tiếp tục được
điều trị với ICI 182,780; estradiol hoặc kaempferol
trong 6 giờ.
Khảo sát bằng Northern blot
Tế bào được ly giải bằng dung dịch TRIzol và tiến
trình phân tách RNA được tiến hành theo chỉ dẩn của
nhà sản xuất. Mỗi mẫu có cùng hàm lượng RNA được
phân tách trên gel 1% agarose và sau đó được blot lên
màng nylon12. cDNA của ER-α người được đánh dấu
với [α32P]dCTP.
Khảo sát bằng Western blot
Tế bào sau khi được nuôi cấy và điều trị được ly
giải với dung dịch ly giải. Mỗi mẫu có cùng hàm
lượng protein được thực hiện phân tích western
blot33. Sau đó các màng được ủ với các kháng thể
thích hợp ở nhiệt độ 4oC trong 12 giờ. Sau đó các
màng được rửa và được tiếp tuc ủ với horseradish
peroxidase-conjugated donkey anti-mouse hoặc anti-
rabbit secondary antibody trong 1 giờ. Sau khi được
rửa, các màng được xử lý hóa quỳnh quang.
Định vị miễn dịch ER-α
Tế bào sau khi được nuôi cấy và điều trị trên 8-
champer slide được cố định với 4% formalin trong
PBS trong 1 giờ. Slide nhuộm với mouse anti-
human-ER-α (pha loãng 1:100) ở nhiệt độ 4oC trong
14 giờ. Kế tiếp những slide trên được ủ với rabbit
anti-mouse FITC conjugated secondary antibody
trong một giờ ở nhiệt độ phòng. Kết quả được quan
sát dưới Laser confocal microscope có trong bị kính
epifluorescence.
Phân tích thống kê
Sự khác biệt về số lượng tế bào và mức độ của
protein được phân tích bằng hàm ANOVA.
KẾT QUẢ
Hình 1 cho thấy số lượng tế bào và mức độ tổng
hợp DNA của các loại tế bào MCF-7, T47D, ZR-75 và
MDA 231. Tế bào sống nhuộm với trypane blue được
đếm bằng hemocytometry được thực hiện ở 24 và 48
giờ sau khi điều trị với kaempferol (P<0.01) (1A,C,D).
Điều trị với kaempferol cho kết quả là làm giảm đáng
kể số lượng tế bào so với nhóm nhóm đối chứng.
Giảm tổng hợp DNA tỉ lệ với nồng độ của thuốc cũng
được ghi nhận ở 24 giờ sau điều trị (P<0.01) (1B).
Nộng độ cần thiết có thể ức chế 50% tăng trưởng của
tế bào ở thời điểm 24 giờ xấp xỉ 35 và 70 μM cho loại
tế bào ER-positive và ER-negative.
Bởi vì việc được bao với của chất gắn có thể ảnh
hưởng đến sự ổn định của ER-α16, chúng tôi khảo sát
mức độ của ER-α trong khi điều trị với kaempferol.
Hình 2 cho thấy những dòng ung thư vú có ER-
positive được điều trị với nồng độ 17,5; 35 và 70 μM
của kaempferol cho kết quả làm giảm protein ER-α tỉ
lệ với nồng độ, và có thể thấy hiệu quả này ở thời
điểm 24 giờ. Hình 2C cho thấy mức độ của ER-α
trong nhóm điều trị giảm 48; 80 và 85% tương ứng
với liều 17,5; 35 và 70 μM của kaempferol so với
nhóm đối chứng. Hơn 30% giảm protein ER-α có thể
thấy sớm nhất ở thời điểm 6 giờ sau điều trị (hình 3).
Để xác định sự giảm ER-α có dẩn đến sự giảm
của các gene điều hòa bởi estrogen hay không, chúng
tôi khảo sát tác động của kaempferol trên mức độ
biểu hiện của PgR trong cùng một điều kiện thí
nghiệm với khảo sát về sự tăng sinh của của các loại
tế bào ung thư vú có ER-positive. Hình 2C cho thấy
protein PgR giảm 58; 70 và 79% tương ứng với liều
17,5; 35 và 70 μM của kaempferol trên tế bào MCF-7
được điều trị so với nhóm đối chứng. Sự thay đổi
tương tự của PgR cũng nhận thấy trong các loại tế
bào ZR-75 và T47D (hình 2A, B).
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 99
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
Hình 1: Tác dụng của kaempferol trên số lượng tế
bào và sự tổng hợp DNA của dòng tế bào ER-positive
(MCF-7,T47D và ZR-75) và ER-negative (MDA231).
Hình 2: Tác dụng của kaempferol trên mức độ biểu
hiện của ER-α trên các dòng tế bào MCF-7, T47D và
ZR-75.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy estradiol
và ICI 182,780 làm thoái hóa ER-α qua cơ chế liên
quan với 26S proteasome16. Chúng tôi cũng khảo sát
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 100
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
xem sự giảm ER-α trong điều trị kaempferol có theo
cơ chế này không. Lactacystin và chloroquin được
dùng để ức chế hiện tượng ly giải protein thông qua
proteasome và lysosome16. Chúng tôi phân tích kết
quả dựa trên phân tích Western blot. Hình 4 cho thấy
không có khác sự khác biệt rỏ nét trên hoạt động ức
chế mức độ thoái hóa của thụ thể được bao với bất cứ
chất gắn nào. Tác động ức chế trên chức năng của
proteasome làm giảm mức độ thoái hóa ER-α một
cách hữu hiệu trong điều trị với estradiol và ICI
182,780. Điều này phù hợp với báo cáo trước đây16.
Tuy nhiên, sự thoái hóa ER-α do điều trị với
kaempferol không ức chế hữu hiệu bởi lactacystein
(hình 4) gợi ý là do một cơ chế ly giải protein khác
đảm trách.
Hình 3: Ức chế mức độ biểu hiện ER-α bởi
kaempferol trên dòng tế bào MCF-7 theo thời gian.
Kỷ thuật Northern blot đuợc tiến hành để tìm
hiểu xem sự giảm ER-α trong điều trị với kaempferol
có phải là do giảm mRNA của ER-α hay không. Điều
trị loại tế bào MCF-7 với liều 17,5; 35 và 70 μM của
kaempferol làm giảm tương ứng với 50,88 và 90%
giảm mRNA của ER-α so với nhóm đối chứng (hình
5).
Để khảo sát sự biển hiện của hai gene phụ thuộc
estrogen là IRS-1 và cyclin D1 chúng tôi cũng khảo
sát bằng western blot trên cùng một điều trị với
kaempferol. Hình 6 cho thấy tế bào MCF-7 điều trị với
kaempferol có sự giảm mức độ biểu hiện của cả hai
loại protein này.
Để khẳng định lại kết quả trên, chúng tối tiến
hành nhuộm hóa miễn dịch tế bào trên tế bào MCF-7
của nhóm đối chứng và nhóm điều trị với kaempferol
bằng cách sử dụng ER-α-antibody từ chuột.Hình 7A
cho thấy ER-α được nhuộm điều đặn trong nhân tế
bào của nhóm đối chứng.Với liều 17,5 μM của
kaempferol đã cho thấy phân bố của ER-α trong nhân
tế bào giảm đáng kể và có thể nhận thấy ER-α kết tụ
lại (hình 7B). Gia tăng nồng độ của kaempferol, mức
độ kết tụ càng rỏ ràng hơn (hình 7C, D).
Hình 4: sự thoái hóa ER-α bởi ICI 182,780; estradiol
và kaempferol trên dòng tế bào MCF-7.
Để khảo sát xem protein ER-α kết tụ này có khả
năng kích thích tăng sinh tế bào khi có sự hiện diện
của estradiol hay không, tế bào MCF-7 được điều trị
với kaempferol nồng độ 35 μM khi có và không có sự
hiện diện của estradiol. Số lượng tế bào gia tăng đáng
kể bởi 10-10M estradiol (hình 8A). Trong khi đó, tác
động tăng sinh tế bào của estradiol hoàn toàn bị ức
chế khi đồng điều trị với kaempferol. Gia tăng nồng
độ của estrodiol cũng không vượt qua được tác động
ức chế này (hình 8A). Sự biểu hiện của gene IRS-1 và
cyclin D1 cũng bị ức chế bởi kaempferol (hình 8B).
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 101
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
Hình 5: tác dụng của kaempferol trên mức độ giải
mã của ER-α trong dòng tế bào MCF-7
BÀN LUẬN
Dữ kiện dịch tể học cho thấy nguy cơ ung thư vú
gia tăng khi phơi nhiễm với estrogen nội sinh dài
hạn2. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng
kaempferol ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
vú, sự biểu hiện của ER-α, chức năng ER-α. Sự ức
chế của kaempferol trên sự biểu hiện của ER-α cũng
như là sự phân bố ER-α trong nhân tế bào tỉ lệ thuận
với thời gian và nồng độ. Kaempferol làm thoái hóa
ER-α theo nhiều cơ chế, khác hơn là những cơ chế do
ICI 182,780 và estradiol gây ra. Kaempferol ngăn
chặn một cách hiệu quả tác dụng gây tăng trưởng do
estradiol trên dòng tế bào MCF-7. Biểu hiện của
những gene phụ thuộc estrogen như là IRS-1, cyclin
D1 và PgR cũng bị ức chế bởi kaempferol trên vitro.
Kết quả của chúng tôi cho thấy tác dụng ức chế của
kaempferol trên tăng trưởng tế bào gây ra bởi
estrogen trên vitro có thể một phần do đồng thời làm
giảm biểu hiện và chức năng của ER-α. Điều này làm
giảm biểu hiện của estrogen-response gene và làm
giảm sự tăng trưởng của những dòng tế bào ung thư
vú phụ thuộc estrogen. Nhưng cơ chế này khác với cơ
chế của tamoxifen (chủ yếu là cạnh tranh với
estrogen tại ER-α)2.
Hình 6: Tác dụng của kaempferol trên mức độ của
IRS-1 và cyclin D1 trong dòng tế bào MCF-7
Những cơ chế chính xác mà kaempferol làm
giảm hàm lượng ER-α chưa được biết rỏ tại thời điểm
này. Những nghiêm cứu trước đây cho thấy estrogen
va antiestrogen ICI 182,780 gây ra thoái hóa protein
ER-α16. Trong nghiên cứu này, lactacystin block được
sự thoái hóa này, chứng tỏ là do một cơ chế ly giải
protein khác đảm trách. Nghiên cứu trước đây cho
thấy rằng ER-α được phân bố dạng lưới trong nhân tế
bào trong trường hợp vắng mặt của chất gắn34. ER-α
được tái phân bố nhanh chóng thành dạng nốt khi có
mặt estrogen hay 4OH-tamoxifen. Trong khi đó ICI
182,780 gây ra sự bắt giử ER-α trong bào tương34,35.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ER-α kết tụ trong
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 102
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
nhân tế bào sau khi được điều trị với kaempferol. Do
những yếu tố ly giải protein trong bào tương và trong
nhân là khác nhau36,37 nên có khả năng các phức hợp
ER-α_estradiol, ER-α_ICI 182,780 và ER-
α_kaempferol gây ra sự thoái hóa chúng ở những
mức độ khác nhau.
Kết quả của chúng tôi cho thấy với liều lượng cao
hơn của kaempferol có khả năng ức chế sự tăng sinh
của loại tế bào ung thư vú ER-negative MDA231
chứng tỏ là ngoài những cơ chế thông qua ER
kaempferol còn họat động qua những cơ chế độc lập
với ER. Điều này phù hợp với nghiên cứu trước đây28.
Mặc dù những cơ chế không do ER chưa được biết rỏ
tại thời điểm này, có khả năng là kaempferol cũng có
thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào bằng cách bám
vào aryl hydrocarbon receptor29,30 hoặc là một loại thụ
thể khác của estrogen, type II estrogen binding site
chẳng hạn. Giả thiết này được ủng hộ bởi những phát
hiện mới là type II estrogen binding site bị chiếm cứ
bởi những phân tử dạng flavonoid38. Những hoạt tính
khác của kaempferol như là ức chế nhiều loại men
khác như là cAMP-phosphodiesterase và tyrosin
kinase39,40, cdc25 phosphatase26, DNA topoisomerase I
catalyzed DNA religation41, proline-directed protein
kinase FA trong ung thư tiền liệt tuyến25 và myosin
light chain kinase42 có thể ghóp phần cho những cơ
chế độc lập với ER.
Cùng với khả năng ức chế chức năng ER-α,
kaempferol cũng có thể ức chế sự tăng sinh tế bào
trong vitro bằng cách thay đổi biểu hiện của các
protein khác trong chu kỳ tế bào và những cơ chế dẩn
truyền tín hiệu khác như là cyclin D1 và IRS-1. Cyclin
D1 biểu hiện quá mức trong 40% trường hợp ung thư
vú và có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành
khối u43. Câu hỏi đặt ra là mối liên quan giửa giảm
ER-α và việc dẩn đến giảm cyclin D1 trong tế bào
MCF-7. IRS-1 biểu hiện trong tế bào biểu mô tuyến
vú và được điều hòa bởi estrogen44,45. Hơn nửa IRS-1
cần thiết cho sự kích hoạt Raf và MEK mà điều này
cần thiết cho việc tăng điều hòa cyclin D146. Do đó, có
khả năng là ức chế biểu hiện và làm giảm chức năng
ER-α bởi kaempferol dẩn tới giảm biểu hiện IRS-1 và
tiếp nối theo là giảm biểu hiện cyclin D1.
A B
C D
Hình 7: Nhuộm hóa miễn dịch tế bào với ER-α trên
dòng tế bào MCF-7 ở nhóm đối chứng và nhóm điều
trị kaempferol
Biều đồ 8: tác dụng của kaempferol lên số lượng tế
bào và sự biểu hiện của IRS-1 và cyclin D1 trên dòng
tế bào MCF-7 kích thích tăng trượng bởi estradiol.
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 103
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
Các nghiên cứu trước đây cho thấy kaempferol có
hai pha tác dụng tùy thuộc vào nồng độ trên tế bào
MCF-7: tăng cường tổng hợp DNA, cạnh tranh với
estrogen tại các ER kích hoạt các estrogen-response
gene và các reporter gene cấu thành sự hiện diện của
ER-α27,28. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
kaempferol có tác dụng ức chế tăng trưởng và ức chế
biểu hiện và chức năng của ER-α khi điều trị với
nồng độ cao (17,5-70 μM). Điều này phù hợp với
quan sát trước đây cho rằng ở nồng độ cao (20-90
μM), kaempferol ức chế tổng hợp DNA của tế bào
MCF-728.Hiệu quả hai pha này đặt ra một câu hỏi về
tiềm năng lợi và hại của kaempferol khi được sữ dụng
trên lâm sàng.
12. Huynh, H. et. al. Cancer Res., 53: 5585-5588, 1993.
13. Ignar-Trowbridge, D. M. et. al.
Proc.Natl.Acad.Sci.USA, 59: 4658-4662, 1991.
14. Buckbinder, L. et. al. Nature, 377: 646-649, 1995.
15. Prall, O. W. J. et. al. J.Biol.Chem., 272: 10882-10894,
1997.
16. Wijayaratne, A. L. et. al. J.Biol.Chem., 276: 35684-
35692, 2001.
17. Connor, C. E. et. al. Cancer Res., 61: 2917-2922, 2001.
18. Steinmetz, K. A. et. al. Mechanisms. Cancer Causes
Control, 2: 427-442, 1991.
19. Block, G. et. al. Nutr.Cancer, 18: 1-29, 1992.
20. Leighton T et. al. II.Washington: American Chemical
Society, 1992.
21. Messina, M. J. et. al. Nutr.Cancer, 21: 113-131, 1994.
22. Stavric, B. et. al. Clin.Biochem., 27: 245-248, 1994.
23. Anton, R.New York: Alan R.Liss, Inc., 1988.
24. Constantinou, A. et. al. Proc.Soc.Exp.Biol.Med, 208:
109-115, 1995.
25. Lee, S. C. et. al. Anticancer Res., 18: 1117-1121, 1998.
26. Aligiannis, N. et. al. Planta Med., 67: 468-470, 2001. KẾT LUẬN 27. Sathyamoorthy, N. et. al. Cancer Res., 54: 957-961,
1994. Thí nghiệm của chúng tôi cho thấy ung thư vú
lọai ER-negative đề kháng với kaempferol hơn là ung
thư vú lọai ER-positive. Trong loại tế bào ung thư vú
có ER-positive, kaempferol làm giảm chức năng của
ER-α và úc chế tác động của estrogen lên sự tăng
trưởng của tế bào. Dữ kiện của chúng tôi cũng cho
thấy rằng kaempferol có tiềm năng trong việc điều trị
ung thư vú có ER-positive.
28. Wang, C. et. al. Nutr.Cancer, 28: 236-247, 1997.
29. Ciolino, H. P. et. al. Biochem.J., 340 ( Pt 3): 715-722,
1999.
30. Ashida, H. et. al. FEBS Lett., 476: 213-217, 2000.
31. Sahu, S. C et. al. Cancer Lett., 85: 159-164, 1994.
32. Whitten, P. et. al.New York: Raven Press, 1991.
33. Huynh, H. et. al. Cell Growth Differ., 13: 115-122,
2002.
34. Htun, H. et. al. Mol.Biol Cell, 10: 471-486, 1999.
35. Dauvois, S. et. al. J.Cell Sci., 106 ( Pt 4): 1377-1388,
1993.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36. Peters, J. M. et. al. J Biol Chem., 269: 7709-7718,
1994.
1. Dickson, R. B. et. al. Endo.Rev., 16: 559-589, 1995. 37. Reits, E. A. et. al. EMBO J, 16: 6087-6094, 1997.
2. Clarke, R et. al. Pharmacol.Rev., 53: 25-71, 2001. 38. Markaverich, B. M. et. al. Cancer Res., 44: 1515-1519,
1984. 3. Bai, Y. et. al. Mol.Endocrinol., 17: 589-599, 2003.
4. Stoica, et. al. Mol.Endocrinol., 2003. 39. Ferrell, J. E., Jr. et. al. Mol.Pharmacol., 16: 556-568,
1979. 5. Katzenellenbogen, B. S. et. al. Endocrinol., 138: 861-
862, 1997. 40. Landolfi, R. et. al. Biochem.Pharmacol., 33: 1525-
1530, 1984. 6. MacGregor, J. I. et. Al. Pharmacol.Rev., 50: 151-196,
1998. 41. Boege, F. et. al. J Biol.Chem., 271: 2262-2270, 1996.
7. Kato, S. et. al. Oncol., 55 Suppl 1: 5-10, 1998. 42. Rogers, A. E. et. al. Cancer Res., 41: Pt 2):3735-7,
1981. 8. Yee, D. et. al. J Mammary.Gland.Biol.Neoplasia., 5:
107-115, 2000. 43. Pestell, R. G. et. al. Endocr.Rev., 20: 501-534, 1999.
9. Murphy, L. J. et. al. Mol.Endocrinol., 1: 445-450,
1987.
44. Lee, A. V. et. al. Mol.Endocrinol., 13: 787-796, 1999.
45. Chan, T. W. et. al. Clin.Cancer Res., 7: 2545-2554,
2001. 10. DiAugustine, R. P. et. al. Endocrinol., 122: 2355-2363,
1988. 46. Harari, D. et. al. Oncogene, 19: 6102-6114, 2000.
11. Nelson, K. G. et. al. Endocrinol., 131: 1657-1664,
1992.
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 104
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kaempferol_uc_che_su_bieu_hien_va_chuc_nang_cua_estrogen_rec.pdf