Internet Viral Marketing từ A tới Z

Tài liệu Internet Viral Marketing từ A tới Z: Internet Viral Marketing từ A tới Z (phần 1) BANHBEO’S BLOG – Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhất là của các trang Social Media các chiến dịch marketing trong thời buổi công nghệ không thể nào bỏ qua mảnh đất màu mỡ của Viral marketing, chỉ cần một cái click chuột vào nút thích và nút chia sẻ hay post link lên trang đánh dấu link thì nội dung truyền tải lập tức hiện diện trong cộng đồng mạng. Internet Viral Marketing đang lên ngôi Ngày nay, khi các phương tiện Marketing truyền thống như tiếp thị trên báo giấy, quảng cáo trên tivi, website tỏ ra kém hiệu quả mà lại ngốn một chi phí khá lớn thì môi trường Internet giúp những người làm marketing gửi đi thông điệp của thương hiệu với một tốc độ lây lan chóng mặt, vô cùng hiệu quả và không phải lo lắng về vấn đề “thắt chặt hầu bao” – người ta gọi đó là Viral Marketing (tiếp thị lan truyền). Đây là hình thức sử dụng sức mạnh truyền thông của cộng đồng cư dân mạng để đưa thông điệp của mình lan tỏa...

pdf20 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Internet Viral Marketing từ A tới Z, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Internet Viral Marketing từ A tới Z (phần 1) BANHBEO’S BLOG – Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhất là của các trang Social Media các chiến dịch marketing trong thời buổi công nghệ không thể nào bỏ qua mảnh đất màu mỡ của Viral marketing, chỉ cần một cái click chuột vào nút thích và nút chia sẻ hay post link lên trang đánh dấu link thì nội dung truyền tải lập tức hiện diện trong cộng đồng mạng. Internet Viral Marketing đang lên ngôi Ngày nay, khi các phương tiện Marketing truyền thống như tiếp thị trên báo giấy, quảng cáo trên tivi, website tỏ ra kém hiệu quả mà lại ngốn một chi phí khá lớn thì môi trường Internet giúp những người làm marketing gửi đi thông điệp của thương hiệu với một tốc độ lây lan chóng mặt, vô cùng hiệu quả và không phải lo lắng về vấn đề “thắt chặt hầu bao” – người ta gọi đó là Viral Marketing (tiếp thị lan truyền). Đây là hình thức sử dụng sức mạnh truyền thông của cộng đồng cư dân mạng để đưa thông điệp của mình lan tỏa tới đối tượng khách hàng mục tiêu. Trong quá khứ, nó đồng nghĩa với thuật ngữ “Words of Mouth” tức là maketing truyền miệng. Tuy nhiên ngày nay Viral Marketing không chỉ là “truyền miệng” đơn thuần nữa mà nó được thực hiện trên nhiều phương tiện khác nhau nhờ sự phát tán qua blog, mạng xã hội, các trang chia sẻ clip, hình ảnh, tin nhắn nhanh, e- mail… Và nếu ai đó có nhắc đến “Words of Mouth” thì ta cần phải hiểu đó cũng có thể là “Words of Social network”, “Words of SMS”… Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhất là của các trang Social Media các chiến dịch marketing trong thời buổi công nghệ không thể nào bỏ qua mảnh đất màu mỡ của Viral marketing, chỉ cần một cái click chuột vào nút thích và nút chia sẻ hay post link lên trang đánh dấu link thì nội dung truyền tải lập tức hiện diện trong cộng đồng mạng. Thông điệp của Viral marketing thường là một ý tưởng gây chú ý, tò mò, gây cười, được thể hiện dưới dạng clip, hình ảnh, một cuộc thi, một sự kiện gây chú ý hay đơn giản là một đoạn text. Thành công của một chiến dịch Viral Marketing là làm cho người ta thích thú với thông điệp đưa ra và tự nhiên lan truyền thông điệp quảng cáo cho nhau, có thể thông qua gởi link, đăng trên blog… Người xem có thể khen-chê, hưởng ứng, phẫn nộ nhưng cái quan trọng là càng ngày càng nhiều người bị “lây nhiễm”, và mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng theo đó mà tăng lên. Những công cụ để thực hiện Internet Viral Marketing Tại Việt Nam hiện nay, một số công cụ phổ biến để thực hiện Internet Viral Marketing bao gồm: - Social Networks (Mạng xã hội): Các mạng xã hội mang tính kết nối như là những cộng đồng lớn và là đối tượng mục tiêu của những người làm Viral Marketing. Tùy vào đối tượng khách hàng mà sản phẩm nhắm tới, người ta sẽ lựa chọn các MXH phù hợp. Ví dụ nếu đối tượng là dân văn phòng thì MXH tập trung nhiều người trong số họ sẽ là Facebook, Henantrua, Noi.vn, Tamtay.vn, LinkedIn…, đối tượng sinh viên, học sinh thì MXH mang tính chất trẻ hơn như Zing Me, Yume, Go.vn, Cyworld, Truongxua, I-pro.vn… là phù hợp. Một số công cụ dùng để thực hiện Viral Marketing Personal Publishing (Xuất bản mang tính cá nhân): Hình thức blog tuy có đôi chút thoái trào ở Việt Nam kể từ khi Yahoo 360 ra đi tuy nhiên WordPress, Opera, Yahoo 360 Plus, Multiply… vẫn quy tụ nhiều gương mặt hot blogger hay còn gọi là “những người gây ảnh hưởng”. Đây là đối tượng mà người làm Viral Marketing muốn nhắm vào để tác động đến các nhóm đối tượng thường xuyên đọc blog của họ. Micro blog như Tumblr, Twitter là một trào lưu rất thịnh hành trên thế giới nhưng tại Việt Nam xem ra lại không được ưa chuộng lắm, có lẽ do Facebook đã làm quá tốt phần việc của nó rồi, cho nên hiện nay người làm Viral Marketing cũng chưa chú trọng lắm mảng micro blogging này. Instant Message (Tin nhắn nhanh): Ở Việt Nam, phần mềm tin nhắn nhanh phổ biến nhất chiếm vị thế áp đảo vẫn là Yahoo Messenger. Người dùng thích chia sẻ những link mà họ cho là hay ho, thú vị cho bạn bè qua Yahoo Messenger. Skype, Paltalk, MSN, Google Talk… cũng là những phần mềm nhắn tin nhanh được một bộ phận người Việt Nam sử dụng, tuy nhiên mức độ phổ biến của chúng không cao nên có thể coi (ở Việt Nam) Instant Message = Yahoo Messenger. Online seeding (Gieo mầm điện tử): Cái tên đã nói lên bản chất vấn đề. Với phương tiện chủ yếu là forum (vốn rất thịnh hành ở Việt Nam), những người làm Online Seeding hay Forum Seeding phát tán thông điệp của họ trên các trang diễn đàn để thu hút thành viên chú ý đến topic của họ. Việc này về nguyên lý thì hết sức đơn giản, nhưng để tạo được một topic gây chú ý thực sự, kích thích bình luận, tranh luận giữa các thành viên là cả một nghệ thuật mà không phải Forum Seeder nào cũng làm được. Other Social Media (Các trang truyền thông xã hội khác): Thực ra Social Media đã bao gồm cả các khái niệm Social Networks, Blog, diễn đàn, Instant Message kể trên nhưng sở dĩ người viết tách riêng các mảng kia ra vì nó quá rộng lớn. Phần còn lại của Social Media có thể kể đến những trang chia sẻ clip (Youtube, Clip.vn…), chia sẻ hình ảnh (Flickr, Photobucket…), chia sẻ tài liệu (Slideshare, Scribd…), đánh dấu trang (Linkhay, Buzz.vn, Tagvn…), chia sẻ, hỏi đáp (Wikipedia, Yahoo Answer…), tìm đường, tìm địa điểm (Diadiem, Vietbando, Thodia), giao dịch mua bán qua mạng (Chodientu, Enbac, 123mua…), mua hàng theo nhóm (Cungmua, Muachung, Zing Deal…)… Brand SMS: Nếu là lần đầu tiên bạn nhận được 1 tin nhắn quảng cáo, thông báo… mà tên người gởi là Nokia, Sunsilk hay Trung tâm tiếng Anh nào đó, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên vì mình đâu có lưu trong danh bạ điện thoại tên ai là Nokia, là Sunsilk… Nhưng đó chính là hình thức BrandSMS – là dịch vụ gởi tin nhắn chủ động chuyên gửi tin nhắn quảng cáo tới khách hàng là các thuê bao mạng điện thoại, có khả năng tạo tên đơn vị gửi riêng (header-name) hoặc để tên tổng đài gởi tin. BÁNH BÈO – BẠCH VÂN (viết cho www.eventchannel.vn) Internet Viral Marketing từ A tới Z (phần 2) Event Channel - Chúng ta phải chấp nhận là với marketing lan truyền trên Internet, phản ứng của người tiếp nhận có thể là hai chiều: có khen, có chê, và điều đó cũng tốt vì khán giả chỉ quan tâm đến những bàn luận mang tính khách quan, họ không thích nhồi nhét vào đầu những lời lăng xê hoa mỹ về sản phẩm. Các bước thực hiện một chiến dịch Viral Marketing  Nghiên cứu Cần phải xác định sản phẩm, thương hiệu sẽ làm viral marketing có tính chất gì, khách hàng mục tiêu của nó có những đặc điểm ra sao từ đó chúng ta mới có phương pháp tiếp cận phù hợp. Ví dụ sản phẩm cần làm viral là một loại smart phone dành cho nam nhân viên văn phòng, ta sẽ xem xét những nhu cầu, mong muốn của họ, xem thử có thể khai thác khía cạnh nào liên quan đến sản phẩm hi-tech. Ví dụ các nam nhân viên văn phòng thường muốn thể hiện sự chuyên nghiệp của mình qua một chiếc smart phone có những tiện ích văn phòng đa dạng, họ muốn check mail và online mọi lúc mọi nơi, họ thích khoe với bạn bè về những đồ hi tech mình sở hữu... Sau đó ta xác định xem smart phone của chúng ta đáp ứng được những nhu cầu nào trong số những nhu cầu của họ, những điểm được và chưa được của sản phẩm của chúng ta so với các sản phẩm của đối thủ khác... Chúng ta cũng cần xác định xem những khách hàng này thường xuyên lui tới ở những trang web nào. Với sản phẩm smart phone kể trên, khách hàng có thể có thể sử dụng một số mạng xã hội như Facebook, Yahoo 360Plus... - là các mạng mà dân văn phòng hay sử dụng, họ có thể lui tới các diễn đàn công nghệ như handheldvn, tinhte..., những diễn đàn, webiste đánh dấu trang mà nam giới thường hay ghé thăm như otofun, linkhay... cũng có thể quy tụ nhiều người trong số họ. Hãy nghiên cứu thêm các website này để nắm được các xu hướng thảo luận, sở thích của họ nhằm có cách tiếp cận tốt nhất. Bằng một số công cụ như Google Ad Planner, thậm chí chúng ta có thể xác định các website mà họ hay lui tới ngoài các website chúng ta đã định ra. Các bước thực hiện một chiến dịch Viral Marketing trên Internet  Xác định mục đích, mục tiêu làm viral marketing Một chiến dịch viral marketing có thể có nhiều mục đích nhưng nhất định phải có một mục đích được ưu tiên nhất, để dựa vào đó chúng ta làm cho chiến dịch marketing đi đúng hướng, không bị "trật đường rày" khỏi mong muốn ban đầu. Nó có thể là nhằm quảng bá thương hiệu, có thể nhằm thúc đẩy doanh số, thu hút khán giả tham gia sự kiện, thông báo về một sản phẩm vừa tung ra, hay để cải thiện hình ảnh của thương hiệu đang bị đi xuống. Một chiến dịch viral marketing thành công là một chiến dịch làm cho phản hồi của khán giả đúng như mong muốn ban đầu chúng ta đã định ra. Để xác định được cái đích cần đi đến của chiến dịch viral marketing, chúng ta cần xác định được các mục tiêu để đánh giá hiệu quả của nó. Với viral marketing trên Internet, mục tiêu đó sẽ là số lượng traffic (lượng truy cập) đổ về website của sản phẩm vào thời điểm làm viral, tỷ lệ người mở email quảng bá sản phẩm, số lượng người quan tâm nhấn Like, vote, follow hay số người đăng ký làm thành viên, tỷ lệ người giới thiệu link cho người khác (bằng một số kỹ thuật, người ta có thể xác định được một thành viên người đã gởi link đó cho bao nhiêu người mà những người đó phản hồi lại, như đăng ký, mua hàng, gởi bài thi...)... Phối hợp cùng các mục tiêu về doanh số, thị phần, hay số lượng bài thi gởi về (nếu là cuộc thi) cùng những cảm nhận định tính về phản hồi tích cực, tiêu cực của khán giả đối với thông điệp đưa ra, chúng ta sẽ xây dựng được một cái đích để hướng chiến dịch Viral marketing đạt đến đó.  Xác định thông điệp làm viral. Dựa trên những nghiên cứu kể trên, dựa trên mục đích, mục tiêu đề ra, chúng ta sẽ suy nghĩ ra những thông điệp sát sườn nhất. Một chiến dịch Viral Marketing chỉ thành công khi kích thích sự quan tâm, phản hồi, lan truyền... nên nếu thông điệp và cách thức hành động của chúng ta không làm được điều đó thì chiến dịch đó chỉ coi như một chương trình spam quảng cáo đơn thuần. Quay trở lại với ví dụ về sản phẩm smart phone ở trên, trong thực tế đã có một công ty đi một chiêu bài thông minh, đó là nương theo làn sóng dư luận về iPhone 4 bị lỗi bắt sóng để gây chú ý và tự đề cao sản phẩm của mình. Công ty đó là Samsung, họ đã cho thực hiện tại Anh chương trình “Tặng Galaxy S cho người dùng iPhone 4”, qua đó họ khéo léo truyền đi thông điệp "Các vị đã phát chán vì chiếc iPhone trục trặc của mình rồi à, chúng tôi tự tin là sản phẩm Galaxy S sẽ là một sự thay thế hoàn hảo cho iPhone đó". Chỉ tiến hành ở một nước, và chỉ "rỉ tai" với những người dùng iPhone 4 thế nhưng thông tin trên đã lan rất nhanh trên báo chí, và được xen lẫn vào giữa những chủ đề bàn tán của các blogger, các người dùng diễn đàn... về sự cố iPhone 4. Rồi người ta bắt đầu tò mò về chiếc Galaxy S, họ bàn tán, so sánh, tranh luận về nó khá hăng say, xem thử có thật là Galaxy S có thể sánh ngang với iPhone hay không. Nếu Samsung chỉ đơn giản tung quảng cáo khắp nơi, ra rả spam ở các diễn đàn, các trang Social Media thì có lẽ không có "lực lượng" người tình nguyện lan truyền miễn phí thông điệp của họ hùng hậu đến như vậy. Thông điệp để làm Viral càng ngắn gọn, dễ hiểu thì càng dễ thành công. Thực tế cho thấy những thông điệp hài hước, gây tò mò hoặc mang tính thời sự mà nhiều người đang quan tâm... thì dễ được tiếp nhận nhất.  Ý tưởng và công cụ sử dụng Có được một thông điệp tốt là ta đã có được 50% thành công, nhưng phải có một kịch bản xuất hiện phù hợp thì mới đạt được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Gần đây nhân cơ hội Facebook bị chặn đang làm cho cộng đồng mạng chộn rộn bàn tán, một clip được cho là của mạng xã hội Banbe.net tung ra để kéo khách từ Facebook sang mạng của mình đã gây thích thú và lan truyền trong cư dân mạng. Dựa trên một đoạn phim Tây Du Ký, người tạo ra nó đã xây dựng một kịch bản, đại loại là Tôn Ngộ Không thuyết phục Sư phụ và các đồ đệ bỏ Facebook sang Banbe.net, bên này có nhiều điều thú vị mà đỡ phải mệt đầu lo đổi IP để vào Facebook. Phim Tây Du Ký gắn liền với ký ức tuổi thơ của mỗi người, nay được xây dựng lại với những ngôn ngữ, những yếu tố rất đời thường mà cũng rất thời sự, ngay lập tức được mọi người thích thú truyền tay nhau và hiện nay nó đã xuất hiện tràn lan trên mạng. (Tham khảo thêm clip tại đây). Clip thầy trò Đường Tăng chuyển Facebook qua xài Banbe.net là một con virus đang "hot" Như vậy thì ý tưởng công cụ truyền tải thông điệp đóng vai trò khá quan trọng, sử dụng ý tưởng tốt, công cụ phù hợp, hình thức trình bày có chất lượng sẽ góp phần đáng kể vào thành công của chiến dịch. Một số ý tưởng làm Viral Marketing trên Internet Nguồn phát tán của thông điệp cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu nguồn phát tán là từ những người, những tổ chức có tầm ảnh hưởng dư luận như các tờ báo, trang tin đông người xem, hot blogger, chủ các trang mạng xã hội nhiều bạn bè trong friend list, admin/mod hay các thành viên có uy tín ở các diễn đàn (gọi là influencer hay power user).. thì sẽ dễ dàng kích thích sự quan tâm từ dư luận. Còn nếu thông điệp được tung ra bởi một người bình thường không có gì gây chú ý thì cũng có thể thành công, nhưng sẽ phải nỗ lực nhiều hơn. Nhắc lại cho các bạn một ví dụ, "hiện tượng" Thủy Top được giới thiệu lần đầu tiên bởi Hot blogger OnlyU, sau đó được Kênh 14 - một trang tin lá cải thu hút nhiều thành phần tuổi teen truy cập - đăng thêm một bài giới thiệu, và thế là cô ta nổi như cồn từ đó.  Để chiến dịch không đi "trật đường rày": Thông điệp được truyền tải có khi nào vô tình bị người tiếp nhận "bẻ lái" làm trật con đường mà chiến dịch Viral Marketing đang hướng tới? Phản ứng của người tiếp nhận khi nhận được thông điệp không được tốt cho lắm làm cho chiến dịch mang tác dụng ngược thì sao? Đó là điều mà những người làm Viral Marketing trên Internet thường băn khoăn. Chúng ta phải chấp nhận là với marketing lan truyền trên Internet, phản ứng của người tiếp nhận có thể là hai chiều: có khen, có chê, và điều đó cũng tốt vì khán giả chỉ quan tâm đến những bàn luận mang tính khách quan, họ không thích nhồi nhét vào đầu những lời lăng xê hoa mỹ về sản phẩm. Nếu bạn, hay khách hàng của bạn mong muốn một chiến dịch viral chỉ toàn những phản hồi tốt đẹp, và hô biến tất cả những bình luận trái chiều khó lọt tai, thì thành thật khuyên bạn nên tìm đến với những hình thức marketing truyền thống vốn mang tính truyền thông một chiều. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta thả nổi mọi thứ trôi tự do theo luồng dư luận, vì chúng ta được trả tiền để làm marketing chứ không phải làm chuyện ruồi bu. Cho nên dù thế nào cũng cần có biện pháp để kiểm soát được sự lan truyền của thông điệp để đảm bảo nó đem lại hiệu quả tích cực, dù biết việc này không dễ dàng gì. Nếu có quá nhiều người chê, sao không cài một vài chân gỗ vào khen; nếu thông điệp bị hiểu lầm, sao không tìm cách khéo léo đính chính; nếu search trên Google tên của Event, thấy toàn những lời chê bai từ những người đã đi coi năm trước, hãy đẩy lùi các kết quả tìm kiếm tiêu cực đó qua trang 2 bằng cách "dội bom" thật nhiều những tuyên truyền tốt về sự kiện trên các trang được máy tìm kiếm ưu ái. Nhưng khán giả không phải là những con lừa cho nên chúng ta phải "chữa cháy" khéo léo, nếu quá phô sẽ chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa, và lúc đó chỉ có cách chuẩn bị tinh thần cho một đợt "uýnh hội đồng" tiếp theo của dân mạng.  Đo lường, đánh giá hiệu quả: Nếu ngay từ đầu tiên, bạn đã xác định các mục tiêu định tính, định lượng rõ ràng thì không khó gì để đo lường hiệu quả. Làm marketing trên Internet có một điểm thuận lợi là kết quả thể hiện ngay bằng những con số hết sức rõ ràng do hệ thống cung cấp, chúng ta không cần phải nghi ngờ về mức độ sai lệch như các phương pháp đo lường của marketing truyền thống. Bằng các công cụ thống kê việc truy cập website như Google Analytics, Getclicky, chúng ta có thể dễ dàng thống kê được lượng truy cập, các nguồn website dẫn về trang của chúng ta (vì chúng ta làm viral bằng cách tung thông điệp ra nhiều website khác nhau nên chỉ số này rất quan trọng để xác định người dùng tìm đến website của chúng ta từ những trang nào)... Bằng những công cụ như URL Builder của Google, chúng ta biết chính xác có bao nhiêu click trỏ về trang của chúng ta từ những trang web khác (cách này rất phù hợp để đo lường hiệu quả của những bài PR online). Chúng ta cũng có thể xây dựng những công cụ tracking của riêng mình nhằm phục vụ riêng cho tính đặc thù của chiến dịch. Kết hợp cùng với các phòng ban, bộ phận khác, chúng ta có thể thu thập thêm những số liệu về doanh số, thị phần (nếu là chiến dịch viral để đẩy doanh số), số lượt đăng ký tham gia, số vé phát ra (nếu là Event), số bài dự thi (nếu là cuộc thi)... Cuối cùng, đừng bỏ qua những thống kê định tính về phản ứng của người tiếp nhận đối với thông điệp, ảnh hưởng của thông điệp đến hình ảnh của đơn vị làm chủ thông điệp. Lượt truy cập đông đảo chứng tỏ chiến dịch viral được quan tâm, nhưng những lời khen chê của khán giả sẽ phản ánh tác động tích cực hay tiêu cực mà chiến dịch mang lại. Có thể thấy, Viral Marketing là con đường nhiều người muốn đi những không phải ai cũng đến nơi được. Đặc biệt là ở Việt Nam, xu hướng này vẫn còn khá mới với các nhà quảng bá thương hiệu trong nước, cộng đồng tham gia sáng tạo, thiết kế cho Viral Marketing chưa nhiều. Tuy nhiên ta vẫn hy vọng cùng với sự đầu tư nghiêm túc của các nhãn hàng cũng như công ty quảng cáo, thời gian tới sẽ có nhiều thông điệp với quy mô và chất lượng vượt trội được tiếp tục “lan tỏa”… Internet Viral Marketing từ A tới Z (phần 3) Banhbeo’s blog – Nghiên cứu người dùng và nắm bắt những xu hướng sử dụng Internet ở Việt Nam để ứng dụng làm Online Viral Marketing sẽ giúp người làm marketing có được những chiến dịch Viral mang đúng nhịp thở của cư dân mạng – khách hàng tiềm năng của mình. Dưới đây người viết xin điểm qua một số xu hướng đang nổi bật ở cộng đồng mạng Việt Nam: 1. Người miền Bắc yêu thích Social Media hơn người miền Nam Tuy rằng số người sử dụng Internet ở cả hai miền đang tương đương nhau nhưng trên các mạng xã hội, diễn đàn, trang chia sẻ trực tuyến… những cư dân mạng đến từ miền Bắc vẫn đang áp đảo. Một campaign được tổ chức ở khu vực phía nam nhưng hơn 70% Fan của Facebook Fan Page là ở Hà Nội Người miền Bắc thường xuyên online, viết blog hơn, họ tham gia đóng góp nội dung cho các diễn đàn nhiều hơn, buôn bán trên mạng cũng xôm tụ hơn người miền Nam. Có một vài lý do cắt nghĩa cho hiện tượng này, trong đó thuyết phục nhất là hai lý do: Một là người miền Bắc giỏi về diễn đạt bằng ngôn từ hơn nên họ tự tin vào khả năng thảo luận, viết lách của mình hơn, và hai là người miền Bắc có nhu cầu thể hiện bản thân, xây dựng hình ảnh cá nhân nhiều hơn người miền Nam. Với xu hướng này, người làm Viral Marketing có thể phác thảo ra những ý tưởng, cách thực hiện phù hợp nhất dựa trên tính chất đặc trưng của con người mỗi vùng: Một cuộc thi viết lách, sáng tạo tác phẩm… tổ chức ở miền Bắc sẽ đông người tham gia hơn miền Nam trong khi các trò chơi, cuộc thi mang nhiều yếu tố may mắn như tham gia để trúng iPhone/Laptop, nhận mã số may mắn để rinh hàng giảm giá… sẽ khiến cộng đồng cư dân mạng miền Nam tích cực vận động nhau tham gia. 2. Forum thắng thế, Micro Blog vẫn lép vế Nếu như các dịch vụ Micro Blog như Twitter đang làm điên đảo cả thế giới thì ở Việt Nam dân tình vẫn coi như chưa có gì xảy ra. Sau Yahoo 360, hiện tại đối với người Việt Nam dường như Facebook đã là quá đủ. Ngược lại, nếu như trào lưu diễn đàn đã qua lâu trên thế giới và hiện giờ nó đang lép vế dần so với hình thức mạng xã hội thì ngược lại, ở Việt Nam forum vẫn đang làm mưa làm gió. Một số diễn đàn là nơi thảo luận của một đối tượng nào đó như phụ nữ (webtretho, lamchame…), teen (hihihehe, truongton…), sinh viên (ngoinhachung,kenhsinhvien…), một số là nơi trao đổi những vấn đề chuyên môn như tin học (ddth, vn-zoom), công nghệ (tinhte, handheld) hoặc là nơi gặp gỡ của những sở thích như ô tô, xe máy (otofun, bikervietnam), nhiếp ảnh (vnphoto, xomnhiepanh), hip hop (viethiphop)… Những diễn đàn lớn là nơi vào ra của hàng triệu thành viên là đích ngắm của nhiều nhà quảng cáo, viral marketing trực tuyến, phổ biến nhất là treo banner quảng cáo, đặt box riêng, đặt sticky post, làm forum seeding… 3. Facebook càng bị chặn, netizen càng tìm cách vào Sau khi Yahoo 360 bị công ty chủ quản Yahoo dẹp bỏ, Facebook trở thành một “hiện tượng” tại Việt Nam, và mạng xã hội đặt trọng tâm vào tính chất kết nối con người (people-centric) này tăng nhanh số lượng người sử dụng đến chóng mặt. Facebook có cho phép tạo Fan Page và đây đã trở thành nơi quảng bá thương hiệu và tổ chức các online campaign cực kỳ tốt cho các nhà Digital Marketing. Nhờ cộng đồng đông đảo, những cuộc thi, event… được tổ chức trên Fan Page đều thu hút được rất nhiều người quan tâm, và được lan truyền mạnh nhờ những đợt tổng vận động Like, comment… của người dự thi đối với bạn bè, người thân và cả những người không quen biết trên Facebook. Nhưng có vẻ như Facebook đang bị những nhà quản lý chính quyền “hắt hủi” vì nhiều lý do còn đang gây tranh cãi, việc vào Facebook ngày càng khó khăn hơn. Nhưng chỉ cần search những cụm từ như “không vào được Facebook”, “vào Facebook không bị chặn”… sẽ thấy hằng ha sa số các bí kíp xóa bỏ chặn do cư dân mạng truyền tay nhau. Vì vậy càng bị chặn, những người dùng Facebook ở Việt Nam lại càng cố gắng tìm cách vào được Facebook, tuy nhiên vẫn có khá nhiều người low-tech (thuật ngữ cư dân mạng dùng để chỉ những người không giỏi công nghệ, chơi chữ từ hi-tech) đành ngậm ngùi từ bỏ cuộc chơi. Chính vì sự suy yếu đáng kể của Facebook ở , các nhà marketing Việt Nam đang đau đầu suy tính xem nên tiếp tục các chiến dịch viral marketing hay online campaign ở Facebook hay là lập microsite của riêng mình. 5. Nhiều mạng xã hội của Việt Nam ngày càng cải thiện vị trí Nhờ cơn lao đao của Facebook, nhiều MXH Việt Nam có cơ hội được cư dân mạng “để mắt” đến nhiều hơn. Trong giới teen, MXH Zing Me ngày càng trở nên phổ biến trong khi đó Yume.vn đang đứng đầu trong những mạng xã hội tại Việt Nam ở phân khúc tuổi từ 18 -25 (theo thống kê của Google Ad Planner), Hẹn Ăn Trưa, Tầm Tay hay Nối… từ lâu đã là nơi “xây nhà” của nhiều dân văn phòng. Goonline của VTC là MXH được sản xuất theo “đơn đặt hàng” của phía Nhà nước nhằm tạo ra một MXH “trong sạch” cho thế hệ trẻ, nhờ sự chống lưng của nhiều cơ quan chức năng, cũng đang lớn mạnh đáng kể. Các nhà quảng cáo cũng đang xem xét việc chuyển chiến dịch marketing của mình từ Facebook qua các MXH Việt Nam như Yamaha tổ chức cuộc casting “CUXI Girls” trên trang Cyworld. 6. Những Net Idol của năm Don Nguyễn – một nhân vật nổi lên từ trào lưu hát nhép, tiếp tục làm mục tiêu săn đón của nhiều chuyên giaviral marketing. Những clip hài hước của Don được người dùng mạng send link cho nhau hoặc post lên các diễn đàn một cách đầy phấn khích. Không mời được Don quảng cáo, nhiều công ty còn ăn theo Don như trường Anh ngữ Apollo với clip “DON hút me” nổi bật trên Nhaccuatui.com với chữ DON cố tình được viết in hoa cũng khiến nhiều người lầm tưởng là tác phẩm của Don và tò mò truy cập vào. Don Nguyễn đóng vai đồng tính trong 2 clip quảng bá cho tạp chí Thế giới đàn ông Bên cạnh đó, cái tên Hồ Ngọc Hà, Uyên Linh xuất hiện dày đặc trên báo, trang tin mạng… làm cho tất cả những gì ăn theo Uyên Linh đều gây chú ý. Báo nào, trang tin nào muốn có thêm nhiều người truy cập thì phải siêng đưa tin về Hồ Ngọc Hà, Uyên Linh. Nhiều thương hiệu tranh nhau tài trợ cho các chương trình của Uyên Linh – ngôi sao mới đang vụt sáng để gây chú ý “ké” đối với khách hàng tiềm năng. Hot không kém là Lê Kiều Như nhưng cô này lại nổi tiếng ở những khía cạnh gây tranh cãi: chụp hình mát mẻ, ra cuốn tiểu thuyết “Sợi xích” gây nhiều tranh cãi về tính nghệ thuật và văn hóa, nhưng các nhà phát hành game lại rất ưu ái các “scandal girl”, bằng chứng là SGame mời cô làm Idol cho game “Thần tiên vui vẻ”, tương tự sự kiện Hoàng Thùy Linh được mời làm Idol cho game Linh Vương của VTC Game khi scandal của cô còn xôn xao trong cộng đồng mạng vào năm 2009. Hiệu ứng Viral marketing cho những sự kiện như thế này dù còn gây tranh cãi nhưng tỏ ra khá tốt vì mức độ lan truyền và bàn tán rất cao. Ngô Bảo Châu là một trong những từ khóa mà cư dân mạng tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2010 theo báo cáo của Yahoo, cho thấy tài năng toán học của Việt Nam vẫn đang là một tâm điểm gây chú ý cho cộng đồng mạng. Điều này cũng phản ánh rằng, không phải những cái gì liên quan đến sex, shock, scandal… mới gây chú ý cho thế hệ trẻ, nhưng nhiều nhà marketing lại chưa quan tâm khai thác những khía cạnh mới, hoặc thích đi theo con đường mòn để lăng xê thương hiệu của mình một cách nhanh nhất. Trào lưu hot boy, hot girl, ca sĩ teen… do trang tin lá cải Kênh14 lăng xê lần đầu tiên nay đã giảm nhiệt so với một, hai năm trước nhưng vẫn đang chưa hết sốt trong thế giới ảo tại Việt Nam. Thủy Top, Hoàng Thùy Linh đã dần dần ít xuất hiện trên mặt báo, Pé Sam, Midu yên ắng hơn, Elly Trần, Tâm Tít đang trên đỉnh cao phong độ, những bộ ảnh phô vòng một đẫy đà của cô nàng Elly được nhiều cư dân mạng tích cực truyền nhau. Yến Trang, Thủy Tiên... tiếp tục tìm cách gây shock để khỏi bị lu mờ mặc dù độ tuổi không còn teen nữa. Tuy nhiều nhà quảng cáo vẫn đang sử dụng các Hot Boy, Hot girl này cho các chiến dịch quảng bá thương hiệu của họ trong giới trẻ nhưng năm nay chưa có online campaign nào đáng kể ghi nhận vai trò và tầm ảnh hưởng của hot boy, hot girl. Khi mà ở Việt Nam, từ “blog” đồng nghĩa với Yahoo 360, nhiều hot blogger như OnlyU, Tắc Kè, Quách Đại Ca... là cái tên mà ai cũng biết thì khi Yahoo 360 ra đi họ lại bị phân tán đi khắp nơi, vì thế tầm ảnh hưởng bị suy yếu hơn lúc trước, tuy nhiên họ vẫn là mục tiêu “chăm sóc” của nhiều người làm viral marketing trên mạng. Các blogger mảng giải trí như Robbey, Gào… vẫn đều đều nhận được các lời mời quảng cáo, giới thiệu cho các thương hiệu. Họ có hệ thống cả chục blog, profile MXH thuộc các dịch vụ cung cấp blog khác nhau feed liên tục các nội dung do họ đưa lên, vì vậy bạn dùng dịch vụ blog nào hay MXH nào phổ biến ở Việt Nam thì đều có cơ hội kết nối được với họ. 7. Green Marketing gây hiệu ứng Viral rất tốt Ngày 26 tháng 3 năm nay Giờ Trái Đất lại tiếp tục hứa hẹn trở thành tâm điểm chú ý. Năm ngoái, các bạn trẻ hào hứng chuyển cho nhau thông điệp đề nghị tắt điện trong 1h, những chiến dịch quảng cáo ăn theo trào lưu này cũng gây được nhiều chú ý và xây dựng được hình ảnh tích cực cho sản phẩm, thương hiệu. Những chiến dịch vận động vì môi trường xanh trong cộng đồng mạng cũng có thể là gợi ý tốt để các công ty tung ra những sản phẩm, chiến dịch viral marketing bám sát nhịp đập của cuộc sống. Chẳng hạn như chiến dịch “Xoắn chai rỗng và giúp đưa nước sạch về cộng đồng” của nước uống đóng chai Dasani (Coca cola), hay xe PCX (Honda) tắt máy khi dừng nhằm hạn chế khí thải… là những thông điệp gây nhiều cảm tình cho các bạn trẻ. (Viết cho www.eventchannel.vn – trang tin dành cho người tổ chức sự kiện )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfInternet Viral Marketing từ A tới Z.pdf
Tài liệu liên quan