Hướng tới một địa chỉ tin học cho tài liệu dịch

Tài liệu Hướng tới một địa chỉ tin học cho tài liệu dịch: BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006 28 PGS. TS VƯƠNG TOÀN Phòng Nghiệp vụ Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội 1. Ðặt vấn đề Trong nghiên cứu khoa học nói chung, tài liệu dịch (TLD) có một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong khoa học xã hội và nhân văn. Dù nay khả năng sử dụng (không chỉ một mà nhiều) ngoại ngữ của các nhà nghiên cứu ở nước ta, nhất là giới trẻ, đã khá hơn trước rất nhiều, nhưng hẳn là không ai dám nghĩ đến việc không cần tham khảo TLD. Trên thế giới, việc phổ biến các công trình khoa học cùng một lúc bằng nhiều ngoại ngữ: Anh, Pháp, Trung, Nga,... không phải là hiếm. Việc dịch và xuất bản có hệ thống tài liệu khoa học ra một ngôn ngữ quốc gia thường được tiến hành phục vụ cho nhu cầu chung trong nước. Những người làm công tác tư liệu học (documentalistes) thường gọi đây là nguồn thông tin cấp một. Trong phạm vi nghiên cứu này, TLD được nói đến ở đây xin hạn chế ở các văn bản khoa học, được...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng tới một địa chỉ tin học cho tài liệu dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006 28 PGS. TS VƯƠNG TOÀN Phòng Nghiệp vụ Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội 1. Ðặt vấn đề Trong nghiên cứu khoa học nói chung, tài liệu dịch (TLD) có một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong khoa học xã hội và nhân văn. Dù nay khả năng sử dụng (không chỉ một mà nhiều) ngoại ngữ của các nhà nghiên cứu ở nước ta, nhất là giới trẻ, đã khá hơn trước rất nhiều, nhưng hẳn là không ai dám nghĩ đến việc không cần tham khảo TLD. Trên thế giới, việc phổ biến các công trình khoa học cùng một lúc bằng nhiều ngoại ngữ: Anh, Pháp, Trung, Nga,... không phải là hiếm. Việc dịch và xuất bản có hệ thống tài liệu khoa học ra một ngôn ngữ quốc gia thường được tiến hành phục vụ cho nhu cầu chung trong nước. Những người làm công tác tư liệu học (documentalistes) thường gọi đây là nguồn thông tin cấp một. Trong phạm vi nghiên cứu này, TLD được nói đến ở đây xin hạn chế ở các văn bản khoa học, được hiểu là những văn bản (viết hoặc nói) có chức năng ''thông báo bằng các hình thức giới thiệu, trình bày, nhận xét, đánh giá, lý giải những hiện tượng, những vấn đề, những quy luật của tự nhiên VÀ XÃ HỘI' (CÙ ĐÌNH TÚ .- Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt. H., Nxb ÐH và THCN, 1983, tr.140). Và do phạm vi hiểu biết của mình, cũng xin chủ yếu nói đến nguồn tin là TLD về khoa học xã hội và nhân văn. Là người đã tham gia và tổ chức xuất bản một số TLD, nên trong bài viết này, chúng tôi muốn nêu ra một số nhận xét về tình hình TLD - với tư cách là một nguồn tin đặc thù - như lâu nay chúng được thực hiện, lưu trữ và quản lý ở các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy trong nước và sau nữa, muốn gợi ra một phương hướng cộng tác và phối hợp hoạt động giữa các trung tâm thông tin tư liệu thư viện, vươn tới cùng xây dựng một dịch vụ tham khảo cho TLD, để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ nguồn lực thông tin1 không kém phần quan trọng này, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về TLD của các nhà nghiên cứu, nhất là lớp trẻ hiện nay. 2. Mấy đặc điểm của tình hình TLD hiện nay 1 Xem: Vương Toàn. - Hướng tới cùng chia sẻ nguồn lực thông tin khoa học xã hội. Báo cáo tham luận tại Hội nghị Khả năng, biện pháp và định hướng chia sẻ thông tin trong và ngoài hệ thống giáo dục đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội trong khuôn khổ dự án Giáo dục đại học (QIG) họp tại TP Hồ Chí Minh, 5/12/2001. In trong Kỷ yếu Hội thảo chuyên đề chia sẻ các nguồn lực thông tin, 2001, tr. 21-24. HƯỚNG TỚI MỘT ĐỊA CHỈ TIN HỌC CHO TÀI LIỆU DỊCH BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006 29 Lâu nay, TLD được thực hiện và lưu trữ ở hầu khắp các cơ sở nghiên cứu khoa học, từ Bắc vào Nam. Nhìn chung, nguồn thông tin này còn phân tán và chất lượng không đồng đều. 2. 1. Nguồn thông tin này còn phân tán vì nhiều lẽ: TLD có thể nằm trong chương trình dịch thuật hàng năm của một Viện, Phòng/Ban hay Trường, Khoa, nhưng cũng có thể phục vụ chương trình/đề tài nghiên cứu các cấp: Nhà nước, Bộ/Học viện/ÐHQG, Viện/Trường,... Không ít TLD chỉ để phục vụ những chương trình nghiên cứu thuần tuý cá nhân (như phục vụ làm luận văn, luận án,...). Tuy kinh phí để thực hiện TLD được khai thác từ những nguồn hết sức khác nhau, song chúng tôi nghĩ rằng nguồn kinh phí (trực tiếp hay gián tiếp) từ ngân sách Nhà nước vẫn là chủ yếu và không nhỏ. Nếu được lưu trữ, phần lớn TLD cũng phân tán ở các trung tâm thông tin tư liệu thư viện khác nhau (đôi khi, ngay trong một tòa nhà). Và không ít TLD (sau khi nghiệm thu và quyết toán hẳn hoi) chỉ được khai thác một (vài) lần rồi bỏ đấy, thậm chí thất lạc (như có lần chúng tôi muốn mượn lại những TLD do chính mình thực hiện ở một cơ sở nghiên cứu mà đành chịu, chỉ đơn giản vì không tìm thấy đâu nữa!). Không ít TLD ở vào tình trạng trên, bởi nhiều lẽ: Mục đích chính của chương trình, kế hoạch dịch tài liệu này đã hoàn thành rồi: phục vụ xong đợt nghiên cứu (của tập thể hay cá nhân). Lưu hồ sơ nghiên cứu thì nếu không nằm trong quy định, dễ cảm thấy như không cần thiết! Ngay cả những TLD được lưu trữ tại các thư viện thì vẫn không tránh khỏi nỗi băn khoăn về quyền sở hữu thông tin2, khi người muốn dùng có biết thì lại không nằm trong diện phục vụ. Trước đó thì cơ quan/cá nhân tổ chức dịch không được giao chức năng phục vụ các đối tượng khác cần nghiên cứu. Cho mượn thì sợ mất, làm dịch vụ thì không có chức năng, và theo biểu giá nào... 2. 2. Về người thực hiện, TLD có thể do cán bộ nghiên cứu hay cán bộ tư liệu - thư viện trong cơ quan làm, hoặc thuê người ngoài cơ quan cộng tác làm. Cũng do vậy, chất lượng dịch thuật không đồng đều, một khi tài liệu khoa học luôn cần người dịch vừa có trình độ ngoại ngữ giỏi, vừa có chuyên môn sâu, là điều mà không dễ thực hiện khi phân công/tuyển chọn người dịch. Nếu cũng một TLD nhưng do nhiều người cùng thực hiện - vì nhiều lý do, chẳng hạn như quá dày mà lại cần xong trong thời gian gấp, lại có khi chỉ cốt để chia sẻ trách nhiệm sử dụng kinh phí trên cấp về hoặc xin được,... - mà rồi không có điều kiện để một người xem lại, nhằm thống nhất từ đầu thì mỗi đoạn rất có thể theo một phong cách riêng, 2 Xem: Vương Toàn. - Về quyền sở hữu thông tin - Sur la propriété de l'information. Tham luận tại Hội thảo Pháp-Việt "Không gian, mạng viễn thông - tiến bộ công nghệ và các vấn đề pháp lý", do Nhà Pháp luật Việt- Pháp tổ chức tại Hà Nội, 23- 24/11/1998. In trong: Hội thảo Pháp - Việt: Khoảng không vũ trụ, mạng không gian và thông tin viễn thông - Colloque franco-vietnamienne: espace, réseaux et télécommunica- tions". Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, 1999, tr. 85-86 , 231-132 ; BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006 30 và dễ thiếu sự thống nhất về sử dụng thuật ngữ khoa học - nhất là với các khái niệm mới xuất hiện, một khi ngay trong giới chuyên môn cũng chưa có cách dùng từ ngữ thống nhất. Lại có khi chỉ vì mục đích sử dụng, chẳng hạn như chủ yếu chỉ để dùng làm tài liệu tham khảo về tình hình nghiên cứu, chứ không trích dẫn gì,... nên chất lượng của TLD có thể chưa (cần) đạt tới mức hoàn hảo, nhất là với những tài liệu khi đặt dịch được xác định rõ ngay từ đầu là chỉ để phục vụ phạm vi hạn hẹp, thậm chí rất hẹp (dù TLD này cũng có thể rất cần cho nhiều nhà nghiên cứu khác, nhưng như đã nói ở trên - việc phục vụ đối tượng này lại không thuộc phạm vi của chương trình/đề tài nghiên cứu cụ thể này!). 2. 3. TLD là một sản phẩm đặc thù về nguồn tin ở Viện Thông tin KHXH. Trước hết, vì các công trình khoa học xã hội và nhân văn thường mang tính chất đa ngành/liên ngành cao, nhà nghiên cứu thường phải với tới/giải quyết những vấn đề giáp ranh của các khoa học (Chẳng hạn: Việc xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở nước ta đòi hỏi những nghiên cứu sâu không chỉ thuộc lĩnh vực dân tộc học, mà cả ngôn ngữ học, xã hội học, chính trị học,). Vì thế, cùng một tài liệu có thể được các cơ sở nghiên cứu khác nhau cùng quan tâm. Trước tình hình ấy, ngay từ những năm đầu thành lập Ban Thông tin KHXH (năm 1973), cho tới khoảng trước năm 1990, tại Viện Thông tin KHXH đã từng có một Phòng Quản lý dịch, có chức năng với tới cả những TLD được thực hiện ở các Viện thuộc Viện KHXH Việt Nam lúc bấy giờ. Tiếc rằng công việc mới dừng ở việc nắm bắt tình hình và cho ý kiến nếu thấy trùng lặp, lên danh sách TLD hàng năm và lưu trữ 01 bản sao những TLD được thực hiện ở các Viện. Thế rồi, công việc này cũng không dễ được tiếp tục, vì nhiều lý do bất cập, và nhất là không được nhiều nhà quản lý ở các Viện hưởng ứng (không hẳn đã vì lý do khoa học). Mặc dầu vậy, TLD vẫn luôn là một trong số những mối quan tâm của hoạt động thông tin KHXH. Thật vậy, một số lượng không nhỏ TLD được thực hiện, lưu trữ tại Viện Thông tin KHXH. Nhiều tài liệu quý đã được phổ biến. Nhiều công trình được giới khoa học đánh giá cao về mặt chất lượng nghiên cứu, phục vụ lãnh đạo và quản lý của các cấp, các ngành. Nhiều TLD cũng được tuyển chọn cho công bố trên các sản phẩm của Viện như tạp chí Thông tin KHXH, các sưu tập thông tin chuyên đề... Và đặc biệt phải nói đến Bản tin Tài liệu phục vụ nghiên cứu (bao gồm hai loại tin nhanh TN và TÐB), được ra mắt từ tháng 9/1990 cho đến nay, là những TLD toàn văn các bài viết mới được công bố ở nước ngoài, viết về những vấn đề khoa học lý luân khoa học và xã hôi và nhân văn, được giới dùng tin trong nước quan tâm. 3. Mấy trở ngại và thuận lợi khi triển khai nguồn tin chung về TLD 3. 1. Vào lúc mà chia sẻ nguồn lực thông tin chưa là nhu cầu thực, hoạt động thông tin chủ yếu là thủ công, truyền thống, việc rót kinh phí lại chỉ thực hiện trực tiếp từ cấp trên, do chỉ nặng về hoạt động hành chính, Nguồn tin nội sinh là TLD chủ yếu phân tán như đã nói ở trên, nên ít có lý do để tồn tại (và cũng vì một số lý do khác), Phòng Quản lý dịch được giải thể, để mặc kho TLD thu thập được tùy nghi khai thác. BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006 31 Ðể hiện đại hoá hoạt động thông tin tư liệu thư viện trong điều kiện hiện nay cho phép, chúng tôi nghĩ đến việc rất có thể xây dựng một kho TLD chung cho giới nghiên cứu khoa học, hay đúng hơn là một địa chỉ tin học cho các TLD đã và sẽ có. Tổ chức xây dựng một địa chỉ tin học chung cho TLD để cùng biết và tạo điều kiện cùng nhau khai thác, vừa đỡ phí thời gian, vừa tiết kiệm kinh phí (của tập thể hoặc cá nhân nhà khoa học) cho những công việc trùng lặp (như dịch lại tài liệu người khác, nơi khác đã dịch,...) là nhu cầu của giới khoa học trong điều kiện mới của hoạt động thông tin thư viện, khi đất nước đă mở cửa và đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. 2. Tiếp đó, rất nên tổ chức xuất bản những TLD được xác định là có giá trị và phục vụ đối tượng rộng rãi, khi có điều kiện. Ðặc biệt là việc tuyển dich những trích đoạn về một chủ đề mà nhiều nhà nghiên cứu, nhất là giới trẻ cần tham khảo. Việc biên tập, hiệu đính dễ được đặt ra vì mỗi ngành khoa học có hệ thống thuật ngữ chuyên biệt. Bên cạnh đó là tình hình phân loại khoa học của ta, nhất là trong khoa học xã hội và nhân văn, với các nước phương Tây không phải lúc nào cũng thống nhất. Chưa kể các nhà khoa học sử dụng thuật ngữ và nghĩa trong ngữ cảnh cụ thể cũng có lúc khác nhau. Vấn đề chuẩn hoá các danh từ khoa học được đặt ra ở nước ta từ lâu nhưng chưa đươc giải quyết triệt để và thường xuyên cập nhật. Là người từng tham gia trực tiếp dịch và hiệu đính, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu những đặc điểm về mặt ngôn ngữ học của văn bản khoa học3 để góp phần tiến hành dịch tốt loại văn bản này. Kinh nghiêm cho thấy một số sách khoa học đại cương được dịch, những tuyển trích đoạn về một chủ đề có chú dẫn thư mục xuất xứ đầy đủ, đã được thực hiện bằng các nguồn kinh phí khác nhau, do các cơ sở nghiên cứu khác nhau tiến hành, được đông đảo các nhà khoa học, nhất là giới trẻ đón nhận. 3. 3. Dù nay quyền tác giả được coi trọng, việc xuất bản sách dịch (để bán) phải tuân thủ Công ước Berne về quyền tác giả là lẽ đương nhiên, nhưng kinh nghiệm thực tế (nhất là sự cộng tác với Chương trình Dịch thuật Thông tin Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Hiệp hội UNESCO Việt Nam những năm qua) cho phép chúng tôi nhận thấy rằng: Viêc xin phép miễn/giảm trả tiền bản quyền không phải không thực hiện được, khi ta (biết cách trình bày) khẳng định được mục đích xuất bản không cốt nhằm kinh doanh, nghĩa là thu lợi thật nhiều, mà cốt để phổ biến tri thức trong điều kiện thu nhập của giới nghiên cứu khoa học ở nước ta còn thấp. Ðáng chú ý là một số tổ chức văn hoá quốc tế có mặt ở Việt Nam (như Trung tâm Văn hóa và Hợp tác của Pháp, 3 Mấy vấn đề ngôn ngữ học đặt ra khi dịch văn bản khoa học. Trong: Cái mới trong KHXH: văn học và ngôn ngữ học, 1992, s.2, tr. 69-103; Để dịch một văn bản khoa học. Trong: Việt Nam: Những vấn đề ngôn ngữ và dịch thuật. Hà Hội Ngôn ngữ học Việt Nam & Đại học Sư Phạm Ngoại ngữ Hà Nội, 1993. BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006 32 Phòng Văn hoá Thông tin Hoa Kỳ, Quỹ Bảo trợ Văn hoá Thuỵ Ðiển Việt Nam...)cũng dành quỹ trợ cấp cho việc dịch thuật, kể cả cho việc mua bản quyền, để sản phẩm trí tuệ của họ (và cả của ta) được phổ biến ở mức trợ giá, nghĩa là thấp hơn giá thành xuất bản, cốt để có thể vươn tới một đối tượng bạn đọc rộng hơn. Vấn đề là phải có thể chứng minh giá trị đích thực của tài liệu cần dịch, cũng như những người đảm nhiệm công việc là có khả năng thực và sẽ làm thực. Và đương nhiên là biết gửi hồ sơ đúng hạn (vì khái niệm hạn chót ở ta trước đây thường bị xem nhẹ!). Với nhà khoa học, dù sống trong cơ chế thị trường từ lâu như trong các nước tư bản chủ nghĩa, việc xuất bản công trình nghiên cứu cũng không thuần tuý để kiếm tiền (Ta cũng biết ở một số nước, việc xuất bản sách hay cho in lên tạp chí không hẵn đã có nhuận bút). Việc phổ biến tư tưởng khoa học luôn được ưu tiên hàng đầu. Như đã thấy, trong không ít trường hợp, công việc tỏ ra có hiệu quả khi biết tranh thủ sự đóng góp công sức và tiền của của các nhà khoa học cũng như những người làm công tác thông tin tư liệu thư viện ở nước ngoài, trong đó đặc biệt có Hội Hỗ trợ Thư viện và Giáo dục Việt Nam (LEAF-VN). Thêm nữa, không loại trừ khả năng xin trực tiếp ngay với tác giả, hoặc nhà xuất bản, tuỳ theo cách xác định bản quyền được ghi rõ trong sách. Ðã có trường hợp tác giả đă sẵn sàng thêm Lời nói đầu cho bản dịch ra tiếng Việt, thậm chí cấp thêm kinh phí (có thể xin được từ một nguồn nào đó mà đôi khi chỉ tác giả mới biết), đương nhiên với điều kiện rất minh bạch về tài chính. 4. Kết luận Tóm lại, để có thể phát huy hết giá trị đích thực của nguồn TLD đang phân tán đây đó, ngay trong Viện KHXH Việt Nam và trong cả nước, chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc cần tổ chức hợp tác xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin đặc thù này. Cụ thể là: - Xây dựng một CSDL về TLD hiện được lưu trữ tại các các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy trong nước (có thể hồi cố và cập nhật dần), nghĩa là tạo cho chúng một địa chỉ tin học dưới hình thức dịch vụ tham khảo, có thể truy cập trực tuyến và sao vào CD-ROM. - Tổ chức cần có ý kiến chuyên gia (thật sự!) - lựa chon những TLD có giá trị phổ biến rộng rãi trong giới/ngành nghiên cứu khoa học lúc này, rồi tìm nguồn kinh phí (kể cả sự cộng tác, phối hợp của các Nhà sách và sự trợ giúp) cho xuất bản - Biên tâp và hiệu đính (nếu cần) rồi cho xuất bản. Lẽ đương nhiên, cần thăm dò nhu cầu của bạn đọc để chỉ in số lượng đủ dùng (và dự trữ). Việc tổ chức phối hợp, cộng tác nhiều nguồn lực cho xuất bản những TLD có chất lượng cao, trong đó có việc tuyển dich những trích đoạn theo chủ đề, nhằm vào phạm vi người dùng tin rộng rãi, đang là yêu cầu của giới nghiên cứu khoa học trong thời kỳ đổi mới. Song công việc này không thể nào có hiệu quả, nếu chỉ một người hay một tổ chức nào đó tự làm đơn độc. Một sự hợp tác nhằm cùng phối hợp xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin nói chung, nguồn TLD nói riêng, hẳn sẽ đựợc sự đón nhận của nhiều nhà khoa học, nhất là giới trẻ. Và chúng tôi cũng tin rằng nếu hoạt động của chúng ta là minh bạch thì chắc chắn sẽ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuân lợi từ mọi phía.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai6_1_4071_2151474.pdf
Tài liệu liên quan