Tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án khai thác đất hiếm: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CHO CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC ĐẤT HIẾM
2012
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
LỜI NÓI ĐẦU
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học và kỹ
thuật dùng để dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra bởi dự án đầu tư, trên
cơ sở đó đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các tác động tích cực, giảm
thiểu các tác động tiêu cực góp phần làm cho dự án đầu tư được bền vững trong thực tế
triển khai. Nói cách khác, ĐTM là một công cụ khoa học - kỹ thuật để lồng ghép các vấn
đề môi trường vào quá trình xây dựng và quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhằm đạt
được sự phát triển bền vững. Mức độ chính xác của việc dự báo tác động xảy ra phụ thuộc
vào 2 nhóm các yếu tố cơ bản, đó là thông tin đầu vào cho dự báo và phương pháp dự báo.
Về thông tin đầu vào, điều cốt yếu là phải có các thông tin về 2 đối tượng chính:
một là, những nội dung của dự án có khả năng gây ra tác động môi trườ...
106 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án khai thác đất hiếm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CHO CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC ĐẤT HIẾM
2012
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
LỜI NÓI ĐẦU
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học và kỹ
thuật dùng để dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra bởi dự án đầu tư, trên
cơ sở đó đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các tác động tích cực, giảm
thiểu các tác động tiêu cực góp phần làm cho dự án đầu tư được bền vững trong thực tế
triển khai. Nói cách khác, ĐTM là một công cụ khoa học - kỹ thuật để lồng ghép các vấn
đề môi trường vào quá trình xây dựng và quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhằm đạt
được sự phát triển bền vững. Mức độ chính xác của việc dự báo tác động xảy ra phụ thuộc
vào 2 nhóm các yếu tố cơ bản, đó là thông tin đầu vào cho dự báo và phương pháp dự báo.
Về thông tin đầu vào, điều cốt yếu là phải có các thông tin về 2 đối tượng chính:
một là, những nội dung của dự án có khả năng gây ra tác động môi trường - đối tượng gây
ra tác động; và hai là, những thành phần môi trường xung quanh, bao gồm cả một số yếu
tố về kinh tế và xã hội liên quan, có khả năng bị tác động bởi dự án - đối tượng bị tác
động. Mức độ đòi hỏi và mức độ sẵn có của các thông tin đầu vào này là rất khác nhau
tùy thuộc vào loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án và phương pháp dự báo áp dụng.
Về phương pháp dự báo cũng có sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: mức độ sẵn
có của các thông tin đầu vào, loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án v.v
Vì vậy, nếu chỉ có những quy định về pháp luật như hiện hành thì công tác ĐTM ở
Việt Nam sẽ rất khó mang lại những kết quả mong đợi và rất khó tạo lập được những cơ
sở vững chắc phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Theo đó,
việc xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM đối với từng loại hình dự án đầu tư khác
nhau là rất cần thiết.
Để đáp ứng yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Năng lượng
nguyên tử năm 2008 và mục tiêu nêu trên, Bản Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường cho loại hình dự án khai thác đất hiếm được xây dựng dựa trên các
nguyên tắc cơ bản sau:
- Tập trung vào những hướng dẫn mang tính kỹ thuật và chỉ dẫn thực hiện.
- Cấu trúc của bản hướng dẫn gồm các chương, mục theo đúng cấu trúc của một
báo cáo ĐTM quy định tại Phụ lục 2.5 của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18
tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Các chương của bản hướng dẫn được cơ cấu thống nhất với các phần cơ bản gồm:
Mục tiêu nêu rõ vai trò và ý nghĩa của từng chương đối với việc ĐTM; Nguyên tắc gồm
các yêu cầu, chỉ dẫn cần thiết nhằm đảm bảo cho nội dung của báo cáo ĐTM được đầy đủ,
có tính khoa học cao và chuẩn xác; Nội dung của từng chương được hướng dẫn trên cơ sở
các quy định của Việt Nam, các tài liệu hướng dẫn của nước có ngành công nghiệp chế
biến đất hiếm phát triển như Nhật Bản và một số nước khác.
- Các phương pháp mô hình, các phương pháp tính, các số liệu, thông tin cụ thể từ
các hướng dẫn, công trình nghiên cứu đã được công bố hoặc từ các cơ sở chế biến đất
hiếm đang hoạt động của một số nước trên thế giới được đưa vào Phụ lục với mục đích
tham khảo.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM cho loại hình dự án khai thác đất hiếm được
Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường phối hợp cùng các chuyên gia Việt Nam
xây dựng với sự trợ giúp toàn diện, tích cực của Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp
Nhật bản (METI), Đại Sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật
Bản (JICA), Tổ chức Phát triển Công nghiệp và Nguồn nhân sự tại nước ngoài (HIDA) và
các chuyên gia Nhật Bản đến từ Mitsubishi Material Corporation, Hội hiệp Nghiên cứu
An toàn Điện hạt nhân NSRA, Công ty Toyota Tsusho Vietnam.
Khai thác đất hiếm là một lĩnh vực mới tại Việt Nam, đồng thời cũng hết sức phức
tạp về mặt khoa học và công nghệ, do vậy, bản hướng dẫn này chắc chắn còn những hạn
chế và khiếm khuyết. Mặt khác, cùng với sự phát triển của công tác ĐTM ở Việt Nam và
trên thế giới trong thời gian tới, bản hướng dẫn này cũng sẽ chắc chắn còn nhiều điểm
phải được tiếp tục cập nhật. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp để bổ
khuyết cho hướng dẫn này trong tương lai.
Mọi ý kiến đóng góp và thông tin phản hồi xin gửi về :
Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Số 10, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
1
Mục Lục
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 3
1. Xuất xứ của dự án ........................................................................................................... 3
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM ................................................... 3
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM ................................................................... 8
4. Tổ chức thực hiện ĐTM .................................................................................................. 8
Chương 1- MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ................................................................................... 10
1.1. Tên dự án .................................................................................................................... 10
1.2. Chủ dự án ................................................................................................................... 10
1.3. Mục tiêu của dự án ..................................................................................................... 10
1.4. Vị trí dự án ................................................................................................................. 11
1.5. Mối quan hệ của dự án trong khu vực ........................................................................ 11
1.6. Nội dung dự án khai thác ........................................................................................... 11
Chương 2 - ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................................................................................................... 14
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ............................................................................................ 15
2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
TRONG PHẠM VI TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẤT HIẾM .......................................... 20
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI .............................................................................. 31
Chương 3 - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .......................................................... 35
3.1. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn chuẩn bị dự án ........................................... 35
3.2. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn thi công xây dựng dự án ............................ 37
3.3. Đánh giá tác động trong quá trình khai thác đất hiếm và tuyển khoáng .................... 62
3.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường ................................ 74
3.5 Tác động do các rủi ro, sự cố ...................................................................................... 74
Chương 4 - BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC, VÀ
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ............................................................ 78
4.1. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn chuẩn bị dự án ................... 78
4.2. Các biện pháp cần thực hiện trong giai đoạn xây dựng dự án ................................... 79
4.3. Các biện pháp cần thực hiện trong giai đoạn khai thác và tuyển khoáng đất hiếm ... 82
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
2
4.4. Trong giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường ............................................................. 87
Chương 5 - CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ........................ 92
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ........................................................ 92
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ...................................................... 94
5.3. DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI
TRƯỜNG .......................................................................................................................... 96
Chương 6 - THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG .................................................................. 97
6.1. Thời điểm tham vấn ................................................................................................... 97
6.2. Đối tượng tham vấn .................................................................................................... 97
6.3. Hình thức và nội dung tham vấn ................................................................................ 98
6.4. Phản ánh kết quả tham vấn ......................................................................................... 99
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ............................................................................ 101
1. Kết luận ....................................................................................................................... 101
2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 101
3. Cam kết ....................................................................................................................... 101
PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 102
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
3
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tư:
Phần nội dung này cần nêu sự cần thiết phải đầu tư dự án, trong đó nêu rõ là loại dự
án mới, dự án bổ sung, dự án mở rộng, dự án nâng cấp hay dự án loại khác.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư:
Nêu tên, địa chỉ liên hệ (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương
của dự án).
1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt (nêu rõ hiện trạng của các quy hoạch
phát triển có liên quan đến dự án):
Đang trong giai đoạn xây dựng để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê
duyệt hoặc đã được phê duyệt thì nêu đầy đủ tên gọi của quyết định phê duyệt).
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Căn cứ pháp luật
Liệt kê các văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
và lập báo cáo ĐTM của dự án khai thác đất hiếm. Các văn bản pháp luật này cần
được trích dẫn đầy đủ, chính xác mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng
văn bản.
Sau đây, giới thiệu một số văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam có thể
tham khảo làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM đối với dự án khai thác đất hiếm:
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tích nước ký lệnh công bố ngày
12/12/2005;
- Luật Tài nguyên nước 8/1998/QH ngày 01/06/1998;
- Luật Đất đai 13/2003/QH 11, ngày 10/12/2003;
- Luật Đầu tư, ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật Khoáng sản, ngày 17 tháng 11 năm 2010;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Luật Đa dạng sịnh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
4
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày
01/7/2006;
- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng
cơ bản, số 38/2009/QH12. Luật này được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa
XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2009;
- Luật quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010;
- Luật thuế bảo vệ MT 57/2010/QH ngày 15/11/2010;
- Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ quy định về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 209/2004/NĐ - CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ ban hành về
quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định về cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 08/2005/NĐ - CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số: 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Thông tư 03/2009/TT-BXD về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định 69/2009/ND-CP, ngày 13/8/2009. Quy định bổ sung về quy hoạch sử
dụng đất, giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định 26/2010/NĐ-CP sửa đổi khoản 2 điều 8, Nghị định 67/2003/NĐ-CP
về chi phí bảo vệ môi trường đối với nước thải do Chính phủ ban hành;
- Nghị định 26/2011/ NĐ-CP, ngày 08/4/2011 sửa đổi bổ sung một số điều luật
của Nghị định 108/2008/ND-CP ngày 07/10/2008 của CP Quy định chi tiết về hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính Phủ về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
5
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về
việc thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy
định việc thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 cuả Chính phủ về
việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;
- Nghị định số 108/2006/NĐCP ngày 22 tháng 9 năm 2006 về Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy
định thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 04/2005/TT - BXD ngày 1/4/2005 của Bộ Xây dựng ban hành về
hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 11/11/2006 của Bộ xây dựng ban hành về
hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007, Hướng dẫn một số
điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn ;
- Thông tư 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 Hướng dẫn việc quản
lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
- Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ Xây dựng về việc Quy
định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/4/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định
29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường;
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
6
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ban hành ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường;
- Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng ban
hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Đất hiếm là khoáng sản có chứa phóng xạ, khi tiến hành thực hiện ĐTM khai
thác đất hiếm, cần tham khảo các văn bản pháp luật liên quan đến an toàn phóng xạ sau
đây:
- Quyết định số 146/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát;
- Quyết định số 115/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ Ban hành Quy chế bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ;
- Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường
quốc gia đến năm 2020”;
- Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học
và Công nghệ Ban hành và thực hiện "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ -
Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ”;
- Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ Khoa học
và Công nghệ Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - Miễn trừ
khai báo, cấp giấy phép”;
- Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học
và Công nghệ Hướng dẫn đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ;
- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng7 năm 2010 của Bộ Khoa học và
Công nghệ Hướng dẫn việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp
chứng chỉ nhân viên bức xạ;
- Thông tư số 31/2007/TT-BKHCN ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ Khoa học
và Công nghệ Hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối
với người lao động làm các công việc bức xạ.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
7
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan được áp dụng trong ĐTM, các căn cứ kỹ
thuật. Trích dẫn các tài liệu kỹ thuật liên quan đến dự án và được sử dụng trong ĐTM như:
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hay báo cáo đầu tư.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi hay dự án đầu tư.
- Tài liệu kỹ thuật khác: như các hướng dẫn thực hiện ĐTM, lựa chọn địa điểm
của các tổ chức thế giới ví dụ như: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JBIC), Tổ chức nguyên tử thế giới (IAEA), Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (U.S EPA),
Cục năng lượng nguyên tử Mỹ (U.S.NRC),
Liệt kê các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng bao gồm các Tiêu chuẩn Việt Nam,
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam, tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành; các tiêu
chuẩn, quy chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác được sử dụng trong
báo cáo ĐTM của dự án.
Dưới đây, giới thiệu những trích dẫn một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia của Việt Nam được sử dụng trong ĐTM bao gồm:
- Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn các chất ô nhiễm không khí tại nơi sản
xuất của Bộ Y tế.
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim
loại nặng trong đất.
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối
với bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối
với một số chất hữu cơ.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
8
- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
- TCVN 6853:2001 – An toàn bức xạ - Nguồn phóng xạ kín. Yêu cầu chung và phân
loại;
- Các Tiêu chuẩn Việt Nam khác liên quan - TCVN về lấy mẫu, phân tích mẫu,..
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình
đánh giá tác động môi trường.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Trong phần nội dung này cần liệt kê và mô tả chi tiết về các phương pháp được
áp dụng trong quá trình ĐTM theo 2 nhóm:
Các phương pháp ĐTM: Phương pháp danh mục kiểm tra, phương pháp ma trận,
phương pháp đánh giá nhanh, phương pháp mô hình và các phương pháp khác, GIS
và chồng ghép bản đồ v.v...
- Cần nêu rõ phương pháp nào dùng trong các nội dung cụ thể nào
Các phương pháp khác: điều tra, khảo sát, đo đạc, phân tích số liệu, tham vấn
cộng đồng....
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
4.1. Nêu tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ
dự án, trong đó chỉ rõ việc có thuê hay không thuê đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM.
Trường hợp có thuê đơn vị tư vấn, nêu rõ tên đơn vị tư vấn, họ và tên người đại diện
theo pháp luật, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, số Fax của đơn vị tư vấn.
4.2. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án
bao gồm các thành viên của chủ dự án và các thành viên của đơn vị tư vấn, nêu rõ
học hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo của từng thành viên và thể hiện dưới dạng
bảng như dưới đây:
TT Họ và tên Học
hàm,
Học vị
Chuyên môn đào tạo Cơ quan
Chủ dự án
1 Nguyễn Văn A TS Khai thác mỏ Trung tâm tư vấn
ĐTM
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
9
2 Nguyễn Văn B KS Địa chất Trường ĐH M
Đơn vị tư vấn
1 Lê Văn C PGS.TS Môi trường Viên nghiên cứu
N
2 Trần Văn D TS Vật lý phóng xạ Viện phóng xạ K
3 Hoàng Văn E KS Thổ nhưỡng học Viện Thổ nhưỡng
4 . .. . .
Tham gia lập báo cáo ĐTM đối với loại hình dự án khai thác mỏ đất hiếm nên
có các chuyên gia chuyên sâu về môi trường, khai thác mỏ, địa chất, phóng xạ, sinh
thái, xã hội học và các chuyên gia khác.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
10
Chương 1- MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
• Mục tiêu
Mô tả tóm tắt dự án nhằm mục đích phản ánh ngắn gọn các nội dung chính của
dự án khai thác đất hiếm, cung cấp cho người đọc những thông tin quan trọng nhất về
quy mô, quy trình công nghệ, phương pháp khai thác của dự án.
• Nguyên tắc
Mô tả tóm tắt dự án phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Thể hiện đầy đủ các phương án lựa chọn đầu tư của dự án bao gồm phương án
về địa điểm, phương án về quy mô, công suất, phương án về công nghệ, sản phẩm.
- Tập trung mô tả về quy trình công nghệ, phương pháp khai thác các hạng mục
công trình của dự án có tiềm năng phát sinh chất thải và tác động đến môi trường.
- Các nội dung trình bày về dự án phải phù hợp với dự án đầu tư hoặc báo cáo
nghiên cứu khả thi của dự án.
- Mô tả phải rõ ràng, dễ hiểu (không dùng quá nhiều thuật ngữ chuyên môn) và
được minh họa bằng những số liệu, biểu bảng, sơ đồ, bản đồ theo đúng quy phạm và
tỷ lệ thích hợp.
Khi khai thác, chế biến quặng có chứa phóng xạ, căn cứ theo quan điểm về sự
tiếp cận theo mức độ (graded approach), cần áp dụng những điều kiện an toàn phù
hợp với quy mô của nhà máy, đặc tính, liều lượng của chất phóng xạ và tình huống
phơi nhiễm; có thể linh hoạt trong việc áp dụng hướng dẫn này.
1.1. Tên dự án
Nêu chính xác tên dự án trong báo cáo ĐTM phù hợp với tên dự án trong báo
cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư.
1.2. Chủ dự án
Nêu đầy đủ tên của cơ quan chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với cơ
quan chủ dự án (số điện thoại, Fax, E-mail); họ tên và chức danh của người đứng đầu
cơ quan chủ dự án.
1.3. Mục tiêu của dự án
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
11
Mô tả tóm tắt dự án nhằm mục đích phản ánh ngắn gọn các nội dung chính của
dự án khai thác đất hiếm, cung cấp cho người đọc những thông tin quan trọng nhất về
quy mô, quy trình công nghệ, phương pháp khai thác của dự án.
1.4. Vị trí dự án
Mô tả đầy đủ và rõ ràng vị trí địa lý dự án khai thác đất hiếm (bao gồm ranh
giới mỏ được xác định bằng tọa độ phẳng trong hệ tọa độ Nhà nước (Hệ tọa độ VN-
2000), diện tích)
1.5. Mối quan hệ của dự án trong khu vực
Mô tả vị trí của dự án trong mối tương quan với các đối tượng lân cận, đặc biệt
lưu ý các đối tượng nhạy cảm môi trường, gồm:
- Các đối tượng tự nhiên (hệ thống sông ngòi, ao, hồ, khu vực đất ngập nước;
các khu rừng cấm và bảo tồn sinh thái v.v..);
- Các đối tượng về kinh tế-xã hội (khu dân cư, khu đô thị, các cơ sở sản xuất -
kinh doanh - dịch vụ, các công trình giao thông, công trình văn hóa-tôn giáo, các di
tích lịch sử);
- Các đối tượng khác phân bố xung quanh khu vực dự án.
Các đối tượng nhạy cảm nêu trên cần được thể hiện rõ trên bản đồ định hình tỷ
lệ phù hợp.
1.6. Nội dung dự án khai thác
Trong phần nội dung chủ yếu của dự án, báo cáo cần giới thiệu tóm tắt những
thông tin chính, cần thiết phục vụ cho quá trình thực hiện ĐTM của dự án, bao gồm:
mục tiêu của dự án, quy mô của dự án, quy trình công nghệ, các hạng mục công trình,
khối lượng xây lắp, nhu cầu về năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc và
tiến độ thực hiện.
1.6.1. Quy mô dự án
1.6.1.1. Biên giới khai trường
- Cần mô tả kích thước mặt bằng, diện tích khai trường.
- Biên giới mỏ theo chiều sâu bao gồm cả độ cao đáy mỏ tại thời điểm kết thúc mỏ.
1.6.1.2. Trữ lượng mỏ
Trữ lượng mỏ, bao gồm:
- Trữ lượng địa chất
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
12
- Trữ lượng huy động - là trữ lượng có thể khai thác theo phương án biên giới mỏ đã lựa
chọn.
- Trữ lượng công nghiệp - được xác định trên cơ sở trữ lượng huy động cấp 122 sau
khi đã tính khối lượng tổn thất và làm nghèo quặng.
1.6.1.3. Sản lượng mỏ (công suất)
Sản lượng mỏ được xác định trên cơ sở nhu cầu nguyên liệu quặng nguyên khai
cung cấp cho nhà máy tuyển. Trong phần này cũng cần đưa ra dự tính về khối lượng
đất đá thải không chứa quặng đất hiếm, đất đá thải có hàm lượng đất hiếm nghèo hơn
mức dưới của quặng.
1.6.1.4. Tuổi thọ của mỏ
- Tuổi thọ của mỏ được tính trên cơ sở thời gian xây dựng cơ bản, thời gian khai thác
và thời gian khai thác tận thu kết hợp với cải tạo phục hồi môi trường.
1.6.2. Công nghệ khai thác
Trong phần công nghệ khai thác, báo cáo cần giới thiệu tóm tắt quy trình công nghệ,
bao gồm các công đoạn sau đây:
- Trình bày sơ đồ công nghệ, sơ đồ phát thải các loại chất thải rắn, chất thải lỏng
từ từng công đoạn của quy trình, phương pháp thu gom, phân loại chất thải (số
lượng và thành phần của từng loại chất thải...);
- Phương pháp mở vỉa;
- Hệ thống khai thác;
- Phương pháp thoát nước mỏ;
- Phương pháp vận tải mỏ;
- Hệ thống bãi thải, bãi chứa;
- Công nghệ thải đất đá.
1.6.3. Dây chuyền công nghệ khai thác
- Trình bày tính đồng bộ thiết bị trong quy trình công nghệ khai thác.
1.6.4. Máy móc sử dụng
- Giới thiệu đồng bộ thiết bị cho công tác xúc bốc, san gạt và vận tải.
1.6.5. Nhu cầu năng lượng và nguyên liệu
Trong phần này, báo cáo cần liệt kê đầy đủ thành phần, tính chất của các loại
nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ quá trình khai thác đất hiếm (đầu vào) và các loại sản
phẩm (đầu ra) của dự án kèm theo chỉ dẫn về tên và hàm lượng khoáng vật, bao gồm:
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
13
1.6.5.1. Nhu cầu điện năng và nguồn cung cấp
Bao gồm nguồn điện, phụ tải điện; các trạm biến áp và hạ áp phục vụ cho hoạt
động mỏ và sinh hoạt.
1.6.5.2. Nhu cầu chất nổ, phụ kiện nổ và nguồn cung cấp
1.6.5.3. Nhu cầu về nhiên liệu và nguồn cung cấp
1.6.6. Nhu cầu về nước
Báo cáo cần nêu rõ:
- Nhu cầu cung cấp nước cho sản xuất và nguồn cung cấp
- Nhu cầu cung cấp nước cho sinh hoạt và nguồn cung cấp
1.6.7. Tiến độ thực hiện
Trình bày kế hoạch và tiến độ thực hiện các hạng mục công trình. Thông qua
lịch trình thực hiện các hạng mục công trình của dự án, bao gồm những giai đoạn và
hạng mục chính, sau đây:
- Đền bù giải phóng mặt bằng;
- Xây dựng đường giao thông vào khai trường và nhà máy tuyển khoáng;
- Xây dựng nhà máy tuyển;
- Lắp đặt thiết bị;
- Xây dưng tuyến đường mở vỉa;
- Xây dựng các hạng mục chứa bãi thải bùn và quặng đuôi;
- Xây dựng và lắp đặt hệ thống điện;
- Xây dựng các hạng mục cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt;
- Xây dựng các hạng mục công trình khu văn phòng và nhà ở.
1.6.8. Tổng mức đầu tư
Nêu rõ nguồn vốn đầu tư của dự án (trong nước, ngoài nước, vốn nhà nước, vốn
tư nhân) và tổng mức đầu tư theo từng giai đoạn của dự án đồng thời chỉ rõ mức đầu tư
cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, các thiết bị, công trình xử lý môi trường
của dự án nói riêng.
1.6.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Phần nội dung này cần thể hiện rõ nhu cầu nhân lực, cơ cấu tố chức quản lý và
mối liên hệ giữa các phòng. Riêng bộ phân chuyên trách về môi trường cần được phản
ánh rõ số lượng cán bộ, chuyên môn và trình độ đào tạo. Các thông tin này có thể được
thể hiện dưới dạng biểu đồ khối.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
14
Chương 2 - ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ
HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
• Mục tiêu
Phần mô tả điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực dự
án nhằm các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Phản ánh những thuận lợi và khó khăn của môi trường khu vực đối
với dự án khai thác đất hiểm.
- Đánh giá sức chịu tải của môi trường khu vực.
- Làm căn cứ để đánh giá quy mô, mức độ tác động từ hoạt động của
dự án khai thác đất hiếm đến môi trường khu vực.
• Nguyên tắc
Để có được chất lượng cần thiết, việc nghiên cứu, thu thập số liệu và mô
tả điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội khu vực thực hiện dự án phải
đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Chỉ tiến hành thu thập, đo đạc, điều tra các số liệu về điều kiên môi
trường tự nhiên và kinh tế-xã hội của khu vực dự án và lân cận liên quan trực
tiếp với dự án khai thác đất hiếm và tuyển khoáng. Tránh thu thập các thông
tin, số liệu quá mức yêu cầu, không cần thiết, hoặc cho một khu vực quá rộng
không phù hợp với dự án.
- Chỉ mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình có tiềm năng bị tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp bởi dự án và những đối tượng, hiện tượng, quá
trình có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự án.
- Mô tả điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội khu vực phải
được minh chứng bằng các số liệu định lượng có độ tin cậy, rõ ràng về nguồn
gốc xuất xứ và phải được cập nhật đến thời điểm thực hiện ĐTM.
- Các tài liệu, số liệu sử dụng gồm các công trình điều tra, nghiên cứu đã
được công bố, các tài liệu số liệu lịch sử, ghi nhận bằng máy, các số liệu từ
hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát tại hiện trường và các tài liệu khác.
- Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu phải tuân thủ quy trình, quy phạm
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
15
về quan trắc, phân tích môi trường, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường
cho phép.
Các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, có chỉ dẫn về thời gian, địa
điểm đồng thời phải được thể hiện rõ ràng trên nền bản đồ địa hình khu vực
được thiết lập đúng với quy phạm bản đồ và ở tỷ lệ thích hợp. Kết quả đo đạc,
phân tích mẫu phải được xác nhận của đơn vị có chức năng theo quy định của
pháp luật. Máy móc, thiết bị đo lường ngoài thực địa và trong phòng thí
nghiệm phải được kiểm định, chuẩn hóa bởi một cơ quan có thẩm quyền.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường (không khí, nước, đất và trầm tích)
được căn cứ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
của Việt Nam. Trường hợp Việt Nam không có các tiêu chuẩn, quy chuẩn
tương ứng thì áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn của tổ chức quốc tế hoặc của
nước ngoài.
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Điều kiện địa chất và khoáng sản
Nội dung mục này cần mô tả và trình bày các vấn đề sau đây:
1/ Đặc điểm địa chất khoáng sản của quặng đất hiếm, trong đó nêu rõ:
- Đặc điểm địa tầng,
- Đặc điểm mác-ma, kiến tạo.
2/ Đặc điểm quặng đất hiếm, cần mô tả:
- Đặc điểm phân bố thân quặng,
- Chất lượng (thành phần khoáng vật, thành phần hóa học các khối tài nguyên
của đất hiếm) và trữ lượng.
Lưu ý: Trong mục này cần lưu ý các thành phần khoáng vật có chứa phóng xạ và hàm
lượng, tỷ lệ của chúng.
2.1.1.1. Đặc điểm địa hình
Khi giới thiệu hình thái địa hình khu vực dự án và lân cận cần lưu ý chọn lọc
các thông tin và đặc điểm địa hình có tiềm năng là nhân tố thúc đẩy quy mô và cường
độ tác động của quá trình khai thác và tuyển khoáng đất hiếm, đặc biệt là quá trình lan
truyền, khuyếch tán các chất ô nhiễm, các chất liên quan đến phóng xạ trong môi trường.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
16
- Đặc điểm phân bố đồi núi so với vị trí dự án, độ cao tương đối và độ cao tuyệt
đối và vị trí các đồi núi có tiềm năng chi phối đến đặc điểm khí quyển và ảnh hưởng
đến khả năng phát tán các chất ô nhiễm.
- Đặc điểm các hệ thống sườn núi có độ dốc lớn được cấu tạo bởi đất đá có mức
độ dập vỡ cao hoặc được bao phủ bởi đất đá bở rời có mức độ gắn kết yếu có tiềm
năng gây ra hiện tượng trượt lở đất đá ở quy mô lớn.
- Đặc điểm các bề mặt địa hình trũng, hình thái các thung lũng sông, bờ biển có
thể gây lũ quét, lũ ống, úng ngập cho khu vực.
- Các đặc điểm địa hình khác.
Đặc điểm địa hình khu vực dự án cần được thể hiện trên bản đồ có tỷ lệ phù
hợp đảm bảo tính trực quan, rõ ràng và chính xác. Có thể sử dụng mô hình số độ cao
(DEM) hoặc mô hình số địa hình (DTM) để biểu diễn hình thái địa hình.
Tài liệu được sử dụng cho phần mô tả này có thể gồm: Bản đồ địa chất, bản đồ
địa hình, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, các công trình nghiên cứu đã được công bố, tài liệu
từ khảo sát thực tế và các tài liệu liên quan khác.
2.1.1.2. Đặc điểm địa chất, địa chất công trình
Điều kiện địa chất, địa chất công trình là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các
hoạt động địa cơ trong suốt quá trình khai thác mỏ. Vì vậy, phần nội dung này phải mô
tả đầy đủ đặc điểm, tính chất cơ lý của các lớp đất đá cấu tạo nên nền móng của công
trình và phụ cận, trong đó, đặc biệt phản ánh kỹ mức độ dập vỡ, nứt nẻ, mức độ bị
phong hóa, đất yếu, đất hóa lỏng. Đây là những yếu tố có tiềm năng gây dịch chuyển
đất đá, sụt lở bờ mỏ tác động trực tiếp đến quá trình khai thác mỏ, các công trình công
nghiệp và dân dụng trên bề mặt mỏ.
Các mô tả trên được căn cứ trên các tài liệu cơ bản của khu vực gồm: Bản đồ
địa chất ở tỷ lệ phù hợp; Các tài liệu nghiên cứu về địa chất, địa tầng, địa chất công
trình đã được công bố; Tài liệu từ khảo sát thực tế.
2.1.1.3. Tai biến địa chất (Geological Hazards)
Tai biến địa chất là các điều kiện địa chất bất lợi có khả năng gây phá hủy các
công trình mỏ và đe dọa đến môi trường sống của cư dân trong khu vực. Tai biến địa
chất gồm trượt lở đất (landslides), lở đá (rock fall), sập đổ (collapse), sụt lún
(subsidence) do quá trình các-tơ (karst), do quá trình hóa lỏng đất (soil liquefation), cồn
cát di chuyển (sand dune migration) và hoạt động của núi lửa.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
17
Do vậy, phần nội dung này phải mô tả chi tiết về từng loại tai biến đã xảy ra
trong quá khứ và có tiềm năng xảy ra trong tương lai. Việc mô tả theo các nội dung cơ
bản sau:
- Vị trí, quy mô của tại biến địa chất.
- Các dấu hiệu sạt lở đất cổ và tiềm năng bất ổn của bề mặt sườn có thể gây nên
trượt lở đất đá.
- Các biểu hiện trong quá khứ và tiềm năng, quy mô của sự cố sập đổ, sụt lún bể
mặt do hiện tượng tự nhiên gồm quá trình hòa tan đá vôi (cacbonat), đá muối hoặc đất
đá có chứa các thành phần hòa tan khác (quá trình các-tơ) tạo nên các hang hốc, khoảng
trống trong lòng các khối đá.
- Các biểu hiện của hoạt động núi lửa kể cả núi lửa đã ngừng hoạt động.
2.1.1.4. Địa chất thuỷ văn
Đặc điểm địa chất thủy văn thông qua đặc điểm phân bố các tầng nước dưới đất
là yếu tố đảm bảo cung cấp nước cho quá trình khai thác và chế biến đất hiếm. Mặt
khác, hệ thống các tầng nước dưới đất cũng là yếu tố lan truyền các chất ô nhiễm do
quá trình khai thác và tuyển khoáng đất hiếm gây ra. Do vậy, đặc điểm địa chất thuỷ
văn khu vực phải được mô tả đầy đủ, chi tiết thông qua đặc điểm phân bố (theo không
gian, độ sâu) và trữ lượng nước của các thành tạo chứa nước, lưu lượng nước của các
tầng chứa nước. Ngoài ra, cần mô tả rõ đặc điểm lưu thông nước giữa các tầng nước
dưới đất, đặc điểm lưu thông nước dưới đất với nước mặt. Các tầng chứa nước có tiềm
năng bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác nước dưới đất phục vụ dự án khai thác và
chế biến dát hiếm cần phải được mô tả chi tiết.
Nội dung này nên được minh họa bằng những mặt cắt địa chất thủy văn với
việc thể hiện rõ các tầng chứa nước của khu vực dự án.
2.1.2. Điều kiện khí tượng-thủy văn
Đặc điểm khí tượng - thủy văn là nhân tố chi phối quy mô và cường độ tác
động của quá trình khai thác mỏ đối với môi trường. Vì vậy, trong phần này, cần trình
bày tổng quan về điều kiện khí tượng khu vực có ảnh hưởng đến quá trình khai thác và
chế biến đất hiếm, trong đó cần lưu ý đặc điểm các yếu tố khí tượng sau đây:
2.1.2.1. Nhiệt độ không khí
Chế độ nhiệt trong không khí được phản ánh gồm:
- Đặc điểm nhiệt độ không khí năm, nhiệt độ không khí tháng, nhiệt độ không
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
18
khí ngày với việc quan tâm đặc biệt tới các giá trị cực đoan gồm cực đại (max) và cực
tiểu (min) của nền nhiệt khu vực.
- Những biểu hiện nhiệt độ cực đoan đã xảy ra trong quá khứ trên khu vực dự án.
2.1.2.2 Độ ẩm không khí
Chế độ ẩm trong không khí được phản ánh gồm:
- Các đặc trưng về độ ẩm không khí tại khu vực theo ngày, tháng, năm hoặc
theo mùa với sự quan tâm đặc biệt tới các giá trị cực đoan gồm cao nhất (max) và thấp
nhất (min).
- Những biểu hiện cực đoan của độ ẩm không khí đã xảy ra trong quá khứ trên
khu vực dự án.
2.1.2.3 Chế độ nắng và bức xạ mặt trời
Chế độ nắng liên quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây. Chế độ
nắng và bức xạ được phản ánh gồm:
- Các thông số đặc trưng về nắng của khu vực gồm tổng số giờ nắng của ngày,
tháng và năm với việc chú ý đặc biệt đến các giá trị cực đoan cao nhất (max) và thấp nhất
(min).
- Những biểu hiện cực đoan của chế độ nắng đã xảy ra trong lịch sử trên khu
vực dự án.
2.1.2.4. Chế độ gió và hướng gió
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô
nhiễm, chất phóng xạ trong môi trường không khí. Do vậy, chế độ gió khu vực cần
được phản ánh thông qua các nội dung chính về hướng gió chủ đạo theo mùa hè, mùa
đông hoặc mùa mưa, mùa khô và được thể hiện bằng các hoa gió.
2.1.2.5. Chế độ mưa
Chế độ mưa của khu vực dự án phải được phản ánh một cách chi tiết và đầy đủ
gồm các nội dung về đặc điểm phân bố mưa theo mùa trong năm.
2.1.2.6. Hiện tượng khí tượng cực đoan
Trình bày về các hiện tượng khí tượng cực đoan như sét, lốc, bão, mưa lớn gây
lũ lụt, hạn hán đã từng xảy ra trong khu vực theo quy mô và tần suất xuất hiện và cụ
thể như sau:
- Lũ lụt do mưa, bão: Cần phải nêu mô tả rõ quy mô, tần suất xuất hiện của các
trận lũ lớn có trên khu vực dự án với các thông số gồm: chiều cao đỉnh nước lũ, tốc độ
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
19
dòng chảy lũ, thời gian kéo dài lũ và phạm vi ảnh hưởng của lũ. Ngoài ra, cần dự báo
khả năng xảy ra lũ trong khu vực trên cơ sở các dữ liệu, tài liệu ghi nhận lịch sử, đặc
điểm mưa, đặc điểm dòng chảy sông, sóng biển và đặc điểm địa hình khu vực dự án
khai thác đất hiếm.
Cần mô tả ngắn gọn về các biểu hiện của sét, của lốc xoáy trong khu vực trên
cơ sở các tài liệu ghi nhận lịch sử. Dự báo tiềm năng, tần suất và mức độ nghiêm trọng
của sét và lốc xoáy có thể xảy ra trong quá trình khai thác và tuyển khoáng đất hiếm.
2.1.2.8. Điều kiện thủy văn khu vực
Đặc điểm chế độ thuỷ văn, hải văn phải được phản ánh đầy đủ, đặc biệt đối với
các nguồn cung cấp nước hoặc tiếp nhận trực tiếp nước thải của dự án như sông, hồ
hay vùng biển ven bờ.
- Các thông số cần phản ánh cụ thể đối với sông, gồm: chế độ dòng chảy (lưu
lượng, vận tốc dòng chảy lớn nhất, nhỏ nhất trong tháng, mùa và năm); đặc điểm quá
trình bồi tụ, xói lở lòng sông, bờ sông; các cực trị của lưu lượng và các biểu hiện cực
đoan của các quá trình bồi tụ, xói lở đã xảy ra trong quá khứ. Các mô tả này đặc biệt
chi tiết đối với sông cấp nước hoặc tiếp nhận nước thải của dự án.
- Các thông số cần phản ánh cụ thể đối với hồ gồm: Đặc điểm hình thái, dung
tích, đặc điểm biến động mực nước (thấp nhất, cao nhất) và phân tầng nhiệt của nước
hồ theo mùa và năm.
Quá trình khai thác và tuyển khoáng đất hiếm đòi hỏi một lượng nước lớn, do
vậy, các mô tả cũng cần làm rõ khả năng cấp nước của sông, hồ và tiềm năng phát sinh
xung đột trong việc sử dụng nước, sử dụng sông, hồ cho các mục đích dân sinh trong
khu vực trên cơ sở phân tích các số liệu ghi nhận lịch sử và các số liệu ghi nhận bằng
máy về tần suất và thời kỳ dòng chảy tối đa, tối thiểu (đối với sông), mực nước lịch sử
cao nhất, thấp nhất (đối với hồ) của các nguồn cung cấp nước cho dự án và các giai
đoạn hạn hán lịch sử.
- Các thông số cần phản ánh chi tiết đối với vùng biển ven bờ gồm chế độ sóng,
chế độ triều, đặc điểm dòng chảy ven bờ, đặc điểm xói lở, bồi tụ bờ biển và các biểu
hiện cực đoan đã diễn ra trong lịch sử.
Thông tin, số liệu về thủy văn và hải văn được lấy từ các trạm quan trắc thủy văn
tương ứng, số liệu đo đạc khảo sát ngoài thực địa và các ghi nhận lịch sử.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
20
2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG PHẠM VI TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẤT
HIẾM
2.2.1. Đặc điểm phông phóng xạ môi trường tự nhiên
Trong phần này, báo cáo cần nêu được hiện trạng phóng xạ của khu vực dự án
và khu vực dân cư quanh dự án. Các thông số cần khảo sát là:
- Cơ sở dữ liệu về phông phóng xạ gamma ở độ cao 1 m và sát mặt đất. Lưới tọa
độ các điểm đo phụ thuộc vào diện tích của khu dự án, điều kiện địa hình... Có
thể lấy các lưới đo theo diện tích: 50 m x 50 m; 100 m x 100 m ...
- Cơ sở dữ liệu về hàm lượng radon trong không khí
- Thu thập các mẫu đất trong khu vực dự án, vùng xung quanh dự án, phân tích
tổng hoạt độ của các mẫu đất, hoạt độ phóng xạ của U, Th, K-40.
- Thu thập các mẫu nước trong khu vực dự án, vùng xung quanh dự án, phân tích
tổng hoạt độ anpha, tổng hoạt độ beta của các mẫu nước.
- Trên cơ sở các dữ liệu trên, có thể tính được suất liều bức xạ tiềm năng người
dân trong vùng phải chịu khi chưa thực hiện dự án.
Cần mô tả các vấn đề sau đây:
- Suất liều phóng xạ môi trường (có bảng tổng hợp suất liều gama khu vực dự án,
suất liều gama cho từng thân quặng, có sơ đồ đẳng trị suất liều gama các thân quặng).
- Đặc trưng suất liều gama.
- Đặc trưng nồng độ khí phóng xạ (radon).
- Đặc trưng, hàm lượng các chất phóng xạ trong đất.
- Đặc trưng, hàm lượng các chất phóng xạ trong nước.
Ngoài ra, cần mô tả hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên bao gồm:
không khí, nước (nước mặt, nước dưới đất, nước biển) và đất đai sẽ chịu tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp trong thời gian ngắn hay dài của dự án khai thác và chế biến đất hiếm.
Mức độ chính xác của việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên
phụ thuộc vào nhiều yếu tố trước hết là nguồn tài liệu, số liệu hiện có và đặc biệt quan
trọng là số liệu phân tích định lượng từ các hoạt động khảo sát, đo đạc, phân tích được
thực hiện vào thời điểm chuẩn bị thực hiện dự án. Chất lượng của kết quả phân tích
phụ thuộc vào việc lựa chọn các thông số chỉ thị, lựa chọn vị trí, số lượng các điểm lấy
mẫu, thời điểm, quy trình lấy mẫu và phương pháp phân tích mẫu.
Chất lượng của từng thành phần môi trường tự nhiên khu vực được đánh giá
dựa trên căn cứ của Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Việt
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
21
Nam. Trong trường hợp Việt Nam không có các tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng việc
đánh giá sẽ dựa trên cơ sở của Quy chuẩn quốc tế. Trên cơ sở dữ liệu về môi trường,
đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường khu vực dự án.
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên nước
2.2.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt
Khai thác và tuyển khoáng đất hiếm có nhu cầu nước khá lớn, do vậy, chất
lượng nước mặt của khu vực đặc biệt là các nguồn cung cấp nước và tiếp nhận nước
thải của dự án thông thường là các sông, hồ lớn hoặc biển phải được đánh giá một
cách định lượng với độ chính xác cao. Hiện trạng chất lượng nước mặt được phản ánh
qua các nội dung sau:
• Xác định vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt: vị trí và số lượng các điểm lấy mẫu
nước phải được lựa chọn đảm bảo tính đại diện, đặc trưng và phản ánh được chất
lượng nước của sông, suối, ao, hồ. Phần nội dung này cần mô tả mạng lưới các điểm
quan trắc, lấy mẫu nước với việc giải trình có căn cứ khoa học của việc lựa chọn này.
• Lấy mẫu nước: mô tả rõ phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu thời gian lấy mẫu
và điều kiện khí hậu tại thời điểm lấy mẫu. Lấy mẫu nước phân tích phải theo đúng
tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:1991) và TCVN 5993:1995 (ISO
5667-3:1985). Đối với mẫu nước để phân tích phóng xạ phải lấy ở độ sâu ít nhất là
50cm dưới mặt nước. Mỗi một vị trí lấy đồng thời 2 mẫu. Mẫu nước dùng để xác định
tổng alpha, beta cần phải lấy với thể tích 3 lít được đựng trong can, bình đã rửa sạch.
Các mẫu nước phải được axít hóa 5%o HCL để chống kết tủa. Mẫu phải có mã hiệu và
ghi rõ vị trí, tọa độ, thời gian lấy mẫu.
• Phân tích mẫu: Trình bày rõ phương pháp phân tích mẫu được áp dụng theo
tiêu chuẩn nêu tại QCVN 08:2008/BTNMT. Các thông số chưa có tiêu chuẩn quốc gia
hướng dẫn phương pháp phân tích thì áp dụng các tiêu chuẩn phân tích tương ứng của
các tổ chức quốc tế. Mẫu nước phải được phân tích trong các phòng thí nghiệm, trung
tâm phân tích có tư cách pháp nhân. Các mẫu nước phân tích tổng hoạt độ alpha, beta
được thực hiện bằng phương pháp nhấp nháy lỏng theo tiêu chuẩn ISO-9696 và ISO-9697.
• Các thông số phân tích chất lượng nước mặt: Các thông số được lựa chọn để
đánh giá chất lượng nước mặt phải đặc trưng và là những thông số mang tính chỉ thị
cho môi trường nước khu vực, đồng thời cũng đặc trưng cho loại hình dự án khai thác
và tuyển khoáng đất hiếm.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
22
Đối với dự án khai thác đất hiếm, các thông số phân tích chất lượng nước mặt gồm:
- Các thông số thông thường: nhiệt độ, pH, DO, BOD5, COD, TSS, dầu mỡ,
kim loại nặng (Pb, As, Cr, Hg) và coliforms.
- Các thông số phóng xạ gồm:
+ Tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β;
+ Hàm lượng các đồng vị phóng xạ trong nước (Bq/l hoăc mg/l) gồm: Các đồng
vị phóng xạ tự nhiên U, Th.
Kết quả phân tích được thể hiện theo mẫu tại bảng 2.7 dưới đây.
Bảng 2.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt đối với dự án khai
thác đất hiếm
TT Thông số
phân tích
Đơn vị Mẫu
Số 1
Mẫu
Số 2
Mẫu
Số 3
Quy chuẩn áp dụng
Các thông số chung về chất lượng nước
1 Nhiệt độ nước oC
QCVN
08:2008/BTNMT- Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước măt.
QCVN
10:2008/BTNMT –
Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước biển
ven bờ
2 pH -
Độ mặn
(nước biển)
%o
3 Độ đục NTU
4 TSS mg/l
5 DO mg/l
6 BOD5 mg/l
7 COD mg/l
8 Tổng N mg/l
9 Tổng P mg/l
10 Dầu mỡ mg/l
11 As mg/l
12 Cr mg/l
13 Pb mg/l
14 Coliforms MPN/100ml
Thông số về phóng xạ
15 Tổng hoạt độ
phóng xạ α
Bq/l
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
23
16 Tổng hoạt độ
phóng xạ β
Bq/l
17 Các đồng vị
phóng xạ:
- U
- Th
Bq/l
Nguồn: (nếu rõ tên cơ quan, đơn vị phân tích).
Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá về chất lượng nước mặt khu vực dự án trên
cơ sở đối sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN
08:2008/BTNMT, nước biển ven bờ QCVN 10:2008/BTNMT và sơ bộ phân tích nguyên nhân.
2.2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước dưới đất
Thông thường, các nguồn nước dưới đất trong khu vực gồm: giếng đào (mạch
nông), giếng khoan (mạch sâu), các lỗ khoan thăm dò nước và mạch nước dưới đất
xuất lộ dưới dạng nguồn nước tự nhiên. Các mô tả về hiện trạng chất lượng nước dưới
đất bao gồm các nội dung sau:
• Xác định vị trí các điểm lấy mẫu nước dưới đất: Vị trí và số lượng các điểm lấy
mẫu nước phải được lựa chọn đảm bảo tính đại diện, đặc trưng và phản ánh được chất
lượng nước dưới đất khu vực đặc biệt đối với các tầng nước ngầm được lưu thông với
nước mặt và các tầng nước ngầm cung cấp nước cho dự án. Phần nội dung này cần mô
tả mạng lưới các điểm quan trắc, lấy mẫu nước với việc giải trình có căn cứ khoa học
của việc lựa chọn này. Đối với giếng khoan, giếng đào cần nêu rõ độ sâu mực nước, tên, địa
chỉ nguồn nước.
• Lấy mẫu nước: mô tả rõ phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu, thời gian lấy
mẫu và điều kiện khí hậu tại thời điểm lấy mẫu. Lấy mẫu nước phân tích phải theo
đúng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN.
• Phân tích mẫu: Chỉ rõ phương pháp phân tích mẫu được áp dụng theo tiêu
chuẩn nêu tại QCVN 09:2008/BTNMT. Các thông số chưa có tiêu chuẩn quốc gia
hướng dẫn phương pháp phân tích thì áp dụng các tiêu chuẩn phân tích tương ứng của
các tổ chức quốc tế. Mẫu nước phải được phân tích trong các phòng thí nghiệm, trung
tâm phân tích có tư cách pháp nhân.
• Các thông số phân tích chất lượng nước dưới đất:
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
24
Phần nội dung này cần phản ánh rõ các thông số được lựa chọn để đánh giá chất
lượng nước dưới đất và phương pháp phân tích đối với từng thông số được lựa chon.
Đối với dự án khai thác đất hiếm, các thông số phân tích chất lượng nước dưới
đất gồm:
- Các thông số thông thường: nhiệt độ (oC), pH, độ cứng, độ dẫn điện, DO,
BOD5, COD, TSS, kim loại nặng (Pb, As, Cr, Hg) và coliforms.
- Các thông số phóng xạ gồm:
+ Tổng hoạt độ α, β trong nước.
+ Hàm lượng các đồng vị phóng xạ trong nước dưới đất (Bq/l hoặc mg/l) gồm:
tương tự như đối với nước mặt.
Bảng 2.8. Chất lượng nước dưới đất khu vực dự án khai thác đất hiếm
TT Thông số
phân tích
Đơn vị Mẫu
Số 1
Mẫu
Số 2
Mẫu
Số 3
Quy chuẩn áp dụng
Các thông số chung về chất lượng nước
1 Nhiệt độ nước oC
QCVN
09:2008/BTNMT –
Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước ngầm
2 pH -
3 Độ đục NTU
Độ cứng mg/l
4 TSS mg/l
5 DO mg/l
6 BOD5 mg/l
7 COD mg/l
8 Tổng N mg/l
9 Tổng P mg/l
10 Dầu mỡ mg/l
11 As mg/l
12 Cr mg/l
13 Pb mg/l
14 Coliforms MPN/100ml
Thông số về phóng xạ
15 Tổng hoạt độ Bq/l
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
25
phóng xạ α
16 Tổng hoạt độ
phóng xạ β
Bq/l
17 Các đồng vị
phóng xạ:
- U
- Th
Bq/l
Nguồn: (nêu rõ tên cơ quan, đơn vị phân tích).
2.2.3. Hiện trạng tài nguyên đất
Phần nội dung này cần phản ánh rõ đặc điểm, tính chất của từng loại đất phân
bố trên khu vực dự án được minh họa bằng bản đồ ở tỷ lệ thích hợp các nội dung sau:
• Xác định vị trí các điểm lấy mẫu đất: Vị trí và mật độ các điểm lấy mẫu đất
phải được lựa chọn và xác định đảm bảo đại diện cho toàn vùng. Phần nội dung này
cần mô tả mạng lưới các điểm đo với việc giải trình có căn cứ khoa học của việc lựa
chọn này.
• Lấy mẫu đất: mô tả rõ thiết bị lấy mẫu, bảo quản mẫu, thời gian lấy mẫu, đặc
điểm phẫu diện (kích thước, độ sâu) và điều kiện khí hậu tại thời điểm lấy mẫu. Lấy
mẫu đất phân tích phải theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam.
• Phân tích mẫu đất: chỉ rõ phương pháp phân tích mẫu được áp dụng theo QCVN
03:2008/BTNMT về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
• Các thông số phân tích: Các thông số phân tích chất lượng môi trường đất gồm:
- Các thông số thông thường: độ ẩm, tỷ trọng, pH, Tổng N, Tổng P, kim loại
nặng (Pb, As, Cd, Cu, Zn), hóa chất bảo vệ thực vật;
- Các thông số phóng xạ: hoạt độ phóng xạ của các nguyên tố phóng xạ tự
nhiên: U, Th, K-40.
Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng đất khu vực được thể hiện theo bảng 2.14.
Bảng 2.14. Chất lượng môi trường đất
TT Thông số
phân tích
Đơn vị Mẫu
Số 1
Mẫu
Số 2
Mẫu
Số 3
Quy chuẩn áp
dụng
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
26
1 Đô ẩm %
2 Tỷ trọng g/cm3
3 pH -
4 Tổng N mg/kg đất khô
5 Tổng P mg/kg đất khô
6 Asen (As) mg/kg đất khô
QCVN
03:2008/BTNMT
về giới hạn cho
phép của kim loại
nặng trong đất
7 Cadimi (Cd) mg/kg đất khô
8 Đồng (Cu) mg/kg đất khô
9 Chì (Pb) mg/kg đất khô
10 Kẽm (Zn) mg/kg đất khô
11 Hóa chất
BVTV
µg/kg bùn khô
12 Các đồng vị
phóng xạ:
- U
- Th
- K-40
Bq/kg đất khô
TCVN 4397:1987
Quy phạm
An toàn bức xạ
ion hóa
TBVTV
Nguồn: (Tên cơ quan, đơn vị phân tích).
2.2. 4. Hiện trạng môi trường không khí
a/ Không khí
Phần nội dung này cần phản ánh được một cách định lượng chất lượng môi
trường không khí theo thời gian và không gian của khu vực dự án và gồm các nội dung sau:
• Xác định vị trí các điểm lấy mẫu không khí: Vị trí và số lượng các điểm lấy mẫu
không khí phải được lựa chọn đảm bảo tính đại diện, đặc trưng. Phạm vi lấy mẫu
không khí là khu vực bao quanh vị trí dự án. Phần nội dung này cần mô tả mạng lưới
các điểm quan trắc, lấy mẫu với việc giải trình có căn cứ khoa học của việc lựa chọn
này trên cơ sở đặc điểm hướng gió chủ đạo theo các mùa trong năm, đặc điểm địa hình và
phân bố dân cư.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
27
• Đo đạc, lấy mẫu không khí: mô tả rõ thiết bị đo đạc, lấy mẫu, bảo quản mẫu,
thời gian lấy mẫu và điều kiện khí hậu tại thời điểm lấy mẫu. Lấy mẫu không khí phân
tích phải theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam.
• Phân tích mẫu: Chỉ rõ phương pháp phân tích mẫu được áp dụng theo TCVN
nêu tại QCVN 05:2009/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh.
• Các thông số phân tích :
Phần nội dung này cần phản ánh rõ các thông số được lựa chọn để đánh giá chất
lượng môi trường không khí khu vực dự án. Thông thường, các thông số được lựa
chọn để phản ánh chất lượng môi trường không khí gồm 2 nhóm: nhóm các thông số
phản ánh về khí tượng và nhóm các thông số đặc thù của dự án phản ánh về chất lượng
không khí.
- Các thông số về khí tượng gồm: Nhiệt độ khô, nhiệt độ ướt, độ ẩm, hướng gió,
vận tốc gió, áp suất khí quyển.
- Các thông số thông thường về chất lượng không khí: TSP, PM10, CO, SO2, NO2 .
- Các thông số liên quan đến phóng xạ: hàm lượng khí radon, hàm lượng bụi,
tổng hoạt độ phóng xạ của bụi.
Tuyến đo được thiết lập bằng máy trắc địa, các tuyến đo được xác định bằng
máy định vị GNSS cầm tay.
Bảng 2.9. Số liệu quan trắc khí tượng
Thời gian
quan trắc
Hướng
gió
Vận tốc gió
(m/s)
Nhiệt độ Độ ẩm
(%)
Áp suất
(mbar) tk (oC) tư (oC)
7h00 - 8h00
8h00 - 9h00
Bảng 2.10. Giá trị trung bình nồng độ các chất khí và bụi
TT Thông số
phân tích
Đơn vị Mẫu
Số 1
Mẫu
Số 2
Mẫu
Số 3
Quy chuẩn áp
dụng
1 CO TB 1 giờ µg/m3
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
28
TB 24 giờ µg/m3
QCVN
05:2009/BTNMT
2 SO2 TB 1 giờ µg/m3
TB 24 giờ µg/m3
3 NO2 TB 1 giờ µg/m3
TB 24 giờ µg/m3
4 TSP TB 1 giờ µg/m3
TB 24 giờ µg/m3
5 PM10 TB 1 giờ µg/m3
TB 24 giờ µg/m3
6 Hàm lượng khí
radon
Bq/m3.
7 Tổng hoạt độ
phóng xạ của bụi
PM10
Bq/kg
Nguồn: (nêu rõ tên cơ quan, đơn vị phân tích).
b/ Tiếng ồn
Đánh giá hiện trạng tiếng ồn khu vực phụ thuộc vào việc xác định đúng và đủ
các nguồn phát sinh ồn và việc lựa chọn các điểm đo, thời điểm đo mức ồn một cách
thích hợp. Cần xác định đầy đủ và mô tả chi tiết các nguồn gây ra tiếng ồn ảnh hưởng
đến chất lượng sống của dân cư trong vùng. Thông thường, các nguồn gây ồn chính
trong khu vực gồm chủ yếu là từ hoạt động giao thông, hoạt động của các cơ sở sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Các mô tả về hiện trạng tiếng ồn bao gồm
các nội dung sau:
• Xác định vị trí các điểm đo mức ồn: Vị trí và số lượng các điểm đo mức ồn phải
được lựa chọn đảm bảo tính đại diện, đặc trưng. Do vậy, vị trí, mật độ các điểm đo ồn
phải được bố trí về mặt không gian một cách khoa học, hợp lý trong mối quan hệ giữa
các nguồn phát sinh tiếng ồn và các điểm nhạy cảm với tiếng ồn trong khu vực như:
khu dân cư, các cơ quan, cơ sở kinh tế, trường học, bệnh viện, đình chùa quanh khu
vực dự án. Phần nội dung này cần mô tả mạng lưới các điểm đo với việc giải trình có
căn cứ khoa học của việc lựa chọn này
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
29
• Đo đạc mức ồn: mô tả rõ thiết bị đo, thời gian đo và điều kiện khí tượng tại thời
điểm đo.
• Các thông số đánh giá mức ồn: Thông số đánh giá mức ồn gồm:
- Các thông số phân tích tiếng ồn theo tích phân: LAeq, LAmax, LA50 (dBA) được
phản ánh theo giá trị Max và trung bình. Kết quả đo mức độ ồn được phản ánh theo
mẫu tại bảng 2.11.
Bảng 2.11. Giá trị trung bình tiếng ồn
Điểm quan trắc, đo đạc Mức âm (dBA)
LAeq LAmax LA50
N1
N2
QCVN 26:2010/BTNMT – về
tiếng ồn
Nguồn: ...........(tên đơn vị thực hiện đo).
Bảng 2.12. Giá trị trung bình tiếng ồn
Điểm
quan trắc
Mức âm ở dải Octa (Hz)
63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 16000
No 1
No 2
No 3
QCVN
Nguồn: (tên đơn vị thực hiện đo).
c/ Rung động
Đánh giá hiện trạng rung động khu vực phụ thuộc vào việc xác định đúng và đủ
các nguồn gây rung động và việc lựa chọn các điểm đo, thời điểm đo mức rung động
một cách thích hợp. Các yếu tố này đảm bảo mức độ chính xác và tính đại diện của kết
quả đo. Cần xác định đầy đủ và mô tả chi tiết các nguồn gây rung động ảnh hưởng đến
các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng có trong khu vực dự án và lân cận.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
30
Thông thường, các nguồn gây rung động chính trong khu vực gồm chủ yếu là từ hoạt
động giao thông, hoạt động của các cơ sở sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong
vùng. Các mô tả về hiện trạng rung động bao gồm các nội dung sau:
• Xác định vị trí các điểm đo rung động: Vị trí và số lượng các điểm đo rung
động phải được lựa chọn và xác định đảm bảo tính đại diện và phù hợp với đặc điểm
địa hình, cấu tạo nền móng của khu vực. Do vậy, vị trí, mật độ các điểm đo rung động
phải được bố trí về mặt không gian một cách khoa học, hợp lý trong mối quan hệ giữa
các nguồn phát sinh rung động và các điểm nhạy cảm với rung động trong khu vực
như: các công trình công cộng, công trình dân dụng đặc biệt là nhà ở, trường học, bệnh
viện, đình chùa quanh khu vực dự án. Phần nội dung này cần mô tả mạng lưới các
điểm đo với việc giải trình có căn cứ khoa học của việc lựa chọn này.
• Các thông số đánh giá mức rung động: Lva(x), Lva(y), Lva(z)
Kết quả đo mức rung động khu vực được thể hiện trong bảng 2.13.
Bảng 2.13. Giá trị trung bình mức rung động
Điểm quan trắc Mức gia tốc rung
(dB hoặc m/s2)
Lva(x) Lva(y) Lva(z)
V1
V2
V3
QCVN 27:2010/BTNMT - về độ
rung
Nguồn.........(tên đơn vị thực hiện đo).
2.2.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học
Mô tả về tài nguyên sinh học bao gồm hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới
nước. Phạm vi mô tả chỉ thực hiện đối với khu vực chịu tác động trực tiếp của dự án
khai thác đất hiếm. Không mô tả cho cả một khu vực rộng lớn quy mô tỉnh, vùng nằm
ngoài phạm vi tác động.
2.2.5.1.Hệ sinh thái trên cạn
Các mô tả về hệ sinh thái trên cạn gồm:
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
31
- Hệ thực vật: Thành phần loài, đặc điểm phân bố các loài thực vật chiếm ưu
thế, đặc thù đặc biệt đối với các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu.
- Hệ động vật: Thành phần loài, đặc điểm phân bố các loài động vật chiếm ưu
thế, đặc thù đặc biệt đối với các loài động vật hoang dã, các loài động vật đặc hữu, quý
hiếm có trong sách Đỏ.
- Đánh giá mức độ nhạy cảm của hệ sinh thái trên cạn.
2.2.5.2. Hệ sinh thái dưới nước
Các mô tả vệ hệ sinh thái dưới nước gồm:
- Thực vật phiêu sinh: Thành phần loài, số lượng, mật độ, loài chiếm ưu thế,
đặc điểm phân bố;
- Động vật phiêu sinh: Thành phần loài, số lượng, mật độ, loài chiếm ưu thế,
đặc điểm phân bố;
- Động vật đáy: Thành phần loài, số lượng, mật độ, các loài chiếm ưu thế, đặc
điểm phân bố.
- Đánh giá mức độ nhạy cảm của hệ sinh thái dưới nước.
2.2.5.3. Các khu vực nhạy cảm sinh học cao
Mô tả chi tiết khu vực nhạy cảm sinh học có quan hệ trực tiếp hoặc chịu tác động
bởi dự án khai thác đất hiếm như: các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên v.v...
Trong trường hợp dự án khai thác nằm gần biển, cần mô tả chi tiết về đặc điểm phân
bố, mức độ phát triển của rừng ngập mặn, các rạn san hô, cỏ biển, các bãi cá đẻ, bãi
rùa đẻ trứng...
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.3.1. Đặc điểm kinh tế
Phần nội dung này chỉ trình bày tóm tắt những thông tin cơ bản, quan trọng liên
quan đến những hoạt động của các cơ sở kinh tế, công nghiệp, cơ sở hạ tầng và hoạt
động kinh tế của người dân trong khu vực.
2.3.1.1. Các cơ sở công nghiệp
Phần nội dung này được phản ánh chi tiết và đầy đủ về quy mô, tính chất, hoạt
động của các cơ sở phân bố xung quanh vị trí dự án gồm:
- Cơ sở công nghiệp, khai thác mỏ, kho tàng lớn.
- Cảng biển, cảng sông, hồ chứa lớn (đối với trường hợp vị trí dự án gần các đối
tượng này).
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
32
- Các cơ sở kinh tế khác.
2.3.1.2. Hạ tầng cơ sở
Điều kiện về hạ tầng cơ sở khu vực dự án được phản ánh nhằm đánh giá ảnh
hưởng đến hoạt động của dự án khai thác đất hiếm. Do vậy, phần nội dung này cần
phản ánh tập trung vào các đối tượng sau:
- Đối với hệ thống giao thông đường bộ: năng lực giao thông, mật độ giao
thông, chủng loại hàng hóa lưu thông trên đường, cấp đường; khả năng kết nối với
đường cao tốc và hệ thống giao thông bên ngoài khu vực.
- Đối với hệ thống giao thông đường thủy: gồm đường sông, đường biển và bến
cảng. Mô tả rõ hiện trang giao thông thủy (mật độ giao thông, các chủng loại tàu,
thuyền, các chủng loại hàng hóa vận chuyển quy mô cảng, năng lực tiếp nhận tàu,
hàng, chủng loại hàng, kho tàng, bến bãi).
2.3.1.3. Hoạt động kinh tế của dân
Phần nội dung này tập trung vào các hoạt động kinh tế của người dân trong khu
vực dự án, đặc biệt là những hộ dân có tiềm năng bị tác động trực tiếp của dự án khai
thác đất hiếm như bị chiếm dụng đất ở, đất canh tác, bị mất nghề kiếm sống, bị ảnh
hưởng sức khỏe bởi chất phóng xạ:
- Sử dụng đất: cần phản ánh rõ hiện trạng sử dụng đất và xu hướng sử dụng đất
trong tương lai được phân tích gắn liền với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Số
liệu về sử dụng đất được phản ánh theo bảng dưới đây.
Bảng 2.18. Hiện trạng sử dụng đất (hoặc quy hoạch sử dụng đất đến năm)
TT Mục đích
sử dụng
Diện tích các loại đất (ha) Các vấn đề môi
trường liên quan Tổng Loại
I
Loại II Loại III
1 Đất nông nghiệp
2 Đất nuôi trồng thuỷ
sản
3 Đất lâm nghiệp
4 Rừng ngập mặn
5 Đất ở
6 Đất công nghiệp
n .
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
33
TT Mục đích
sử dụng
Diện tích các loại đất (ha) Các vấn đề môi
trường liên quan Tổng Loại
I
Loại II Loại III
Tổng cộng
Nguồn: .............
- Hoạt động kinh tế: được mô tả theo các phần nội dung sau:
+ Hoạt động của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.
+ Hoạt động canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi.... của địa phương.
Trong đó, cần mổ tả chi tiết đối với hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, hải sản
trên các sông, hồ hoặc vùng biển liên quan đến việc cung cấp nước hoặc tiếp nhận
nước thải của dự án.
- Đời sống của dân: phản ánh qua các thông tin về nghề nghiệp đặc biệt là nghề truyền
thống, mức sống, nguồn thu nhập của từng hộ dân sống trong khu vực đặc biệt chi tiết
đối với các hộ dân bị tác động trực tiếp bởi dự án như mất đất ở, mất đất canh tác, mất
việc làm.
2.3.2. Điều kiện xã hội
Phần nội dung này chỉ đề cập đến dân số, đặc điểm các dân tộc (nếu là vùng có
dân tộc thiểu số sinh sống), các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, di tích lịch sử,
trường học, bệnh viện, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác phân
bố trong khu vực dự án và phụ cận.
2.3.2.1.Đặc điểm dân cư
Đặc điểm dân số cần được phản ánh cho giai đoạn hiện tại và dự báo trong
tương lai thông qua các nội dung chính sau:
- Phân bố dân cư.
- Mật độ dân số.
- Tốc độ tăng trưởng dân số.
Thông tin về dân số thường trú của khu vực và phân bố của nó phải bao gồm:
thông tin về nghề nghiệp, nơi làm việc, trình độ dân trí v.v...Thông tin về dân số tạm
trú phải bao gồm: Dân số biến động thời gian ngắn, chẳng hạn như khách du lịch và
những người du cư; Dân số biến động thời gian dài, chẳng hạn như cư dân theo mùa,
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
34
sinh viênDữ liệu về dân số được lấy từ chính quyền địa phương cùng với các cuộc
điều tra đặc biệt tại hiện trường. Dự báo về biến động dân số cần được thực hiện trên
cơ sở tốc độ tăng trưởng dân số, các xu hướng di cư và kế hoạch phát triển trong khu vực.
Ngoài ra, mối quan hệ về không gian giữa vị trí dự án khai thác đất hiếm với
các trung tâm có mật độ dân cư cao như khu đô thị, khu dân cư cũng cần phải được
phản ánh.
2.3.2.2. Đặc điểm xã hội
Phần nội dung này đề cập tới đặc điểm dân tộc đặc biệt đối với cộng đồng dân
cư bị tác động trực tiếp bởi dự án (tập tục văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng), di
tích lịch sử, các cơ sở y tế, bệnh viện (đa khoa, chuyên khoa, số lượng y, bác sỹ, số
giường bệnh), trường học (tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học).
2.3.3. Văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng, thương mại, dịch vụ
Phần này mô tả đặc điểm về văn hóa, các phong tục tập quán, lễ hội, hệ thống
các di tích lịch sử. Hiện trạng giáo dục (số lượng học sinh, hệ thống các trường phổ
thông, các cơ sở giáo dục). Các tín ngưỡng, tôn giáo, hệ thống các thánh đường, đền,
chùa v.v Mô tả hiện trạng hoạt động thương mại dịch vụ trong khu vực... Các dữ liệu
này có thể lấy từ các địa phương cùng với các cuộc điều tra khu vực dự án.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
35
Chương 3 - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
• Mục tiêu
Đánh giá tác động của dự án lên môi trường nhằm dự báo, đánh giá những
tác động tiềm tàng bao gồm tác động tích cực và tác động tiêu cực, tác động trực
tiếp và gián tiếp, tác động trước mắt và lâu dài, tác động tức thời và tích luỹ, những
tác động có thể và không thể khắc phục của dự án đến các yếu tố cảnh quan, môi
trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng.
• Nguyên tắc
Đánh giá tác động môi trường đối với dự án cần đảm bảo các nguyên tắc
chung sau:
- Việc đánh giá tác động của dự án được thực hiện theo 4 giai đoạn tương
đồng với các giai đoạn phát triển của dự án gồm: giai đoạn chuẩn bị; giai đoạn thi
công xây dựng; giai đoạn khai thác mỏ và giai đoạn đóng cửa mỏ.
- Nội dung đánh giá tác động phải được cụ thể hóa cho từng nguồn tác động
và từng đối tượng bị tác động.
- Mỗi tác động đều phải được đánh giá một cách cụ thể về quy mô không gian
và thời gian với mức độ định lượng.
- Mức độ tác động được xác định trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Việt Nam hoặc các tiêu
chuẩn, quy chuẩn của các tổ chức Quốc tế, của các nước tiên tiến khác (trong
trường hợp Việt Nam không có các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương đương).
3.1. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn chuẩn bị dự án
3.1.1. Đánh giá tính phù hợp của vị trí dự án
Trên cơ sở phân tích đặc điểm và điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã
hội để nhìn nhận vị trí của dự án dưới góc độ:
- Thuận lợi cho việc mở khai trường khai thác đất hiếm
- Tác động tổng hợp của hoạt động khai thác đất hiếm đối với các thành phần
tài nguyên môi trường là ít nhất.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
36
- Khả năng cung cấp nước cho sản xuất và tiếp nhận nước thải mỏ của các vực
nước trong khu vực.
- Khả năng xuất hiện các sự cố môi trường trong quá trình khai thác mỏ
Lưu ý: Các tài liệu, số liệu khảo sát thực tế, các tài liệu tham khảo và dữ liệu từ
chương 2 “Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội khu vực dự án” là cơ sở
cho phần nội dung đánh giá này.
3.1.2. Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất
Việc chiếm dụng đất và sự hiện diện của dự án khai thác đất hiếm trong khu
vực sẽ có nguy cơ làm biến đổi các điều kiện kinh tế-xã hội, phá vỡ cảnh quan sinh
thái khu vực, gây tác động xấu đến cộng đồng. Do vậy, phần nội dung này phải phản
ánh được các nội dung sau:
3.1.2.1. Tác động đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất của địa phương
Phân tích chi tiết về tác động của việc chiếm dụng đất và sự có mặt của dự án
đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của địa phương gồm các nội dung chính sau:
- Những tác động tích cực và tiêu cực đến cơ cấu kinh tế của địa phương, của
vùng và ngành.
- Những tác động tích cực và tiêu cực đến cơ cấu sử dụng đất.
- Những tác động đến quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương.
Tài liệu, dữ liệu cho phần nội dung này là các quy hoạch kế hoạch phát triển
kinh tế, quy hoạch phát triển ngành của địa phương, của tỉnh và vùng.
3.1.2.2. Tác động đến yếu tố xã hội
Phân tích chi tiết về tác động của việc chiếm dụng đất và sự có mặt của dự án
đến các yếu tố xã hội trong khu vực gồm:
- Tác động đến cộng đồng dân tộc, đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số.
- Tác động đến văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng.
3.1.2.3. Tác động đến cảnh quan, sinh thái khu vực
Trong phần này cần dự báo, phân tích những tác động có thể xảy ra đối với cảnh
quan, sinh thái do mất đi hệ sinh thái bản địa gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái
nhân tạo, biến đổi cảnh quan, địa hình khu vực. Những tác động này được phản ánh
theo các nội dung sau:
• Tác động đến hệ sinh thái trên cạn: Phản ánh về tác động đối với hệ sinh thái
trên cạn gồm các nội dung chính sau:
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
37
Tác động đối với hệ thực vật: mức độ chặt phá cây cối, hoa màu; biến động về
diện phân bố, về giống loài, về số lượng đặc biệt đối với các loài thực vật đặc thù, đặc
hữu, các loài thực vật quý hiếm.
Tác động đối với hệ động vật: mất nơi cư trú, sinh sống; khả năng sinh tồn,
biến động về giống loài, về số lượng đặc biệt đối với các loài động vật đặc thù, các
loài động vật hoang dã, các loài động vật đặc hữu, quý hiếm có trong sách Đỏ.
• Tác động đến hệ sinh thái dưới nước: Phản ánh về những tiềm năng tác động
đối với thực, động vật phiêu sinh, động vật đáy như: mất nơi sinh sống, biến động về
thành phần loài, số lượng đặc biệt chi tiết đối với các loài đặc hữu, quý hiếm có tên trong
sách Đỏ.
3.1.2.4. Tác động đến cộng đồng dân cư
Đánh giá tác động đến các hộ dân bị tác động trực tiếp bởi dự án cần phải được
thực hiện chi tiết với việc thể hiện rõ theo các nội dung sau:
Nêu chi tiết và cụ thể và tách bạch về các hộ dân gồm: số lượng các hộ dân bị
mất đất ở, mất đất canh tác (các loại canh tác), mất việc làm, mất nguồn thu nhập; Số
lượng người, giới tính và độ tuổi trong từng hộ; Điều kiện kinh tế như việc làm, thu
nhập, mức sống; Điều kiện văn hóa - xã hội gồm dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa,
các phong tục, tập quán.
3.1.3. Đánh giá tác động của quá trình san lấp mặt bằng
Hoạt động trong giai đoạn san lấp mặt bằng thông thường gồm: rà phá bom
mìn, phát quang thảm thực vật và san lấp tạo mặt bằng để xây dựng công trình. Các
hoạt động sẽ có tiềm năng tác động đến môi trường tự nhiên khu vực cần phải được
đánh giá với các nội dung sau:
- Tác động của hoạt động chặt hạ cây cối, phát quang thảm thực vật: nêu rõ: Số
lượng chủng loại cây, số lượng gỗ, thực bì; Tác động của việc mất thảm thực vật đối
với hệ sinh thái khu vực.
- Tác động của hoạt động đào đắp, san lấp: có nội dung tương tự như hướng dẫn
tại mục đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dưới đây.
3.2. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn thi công xây dựng dự án
3.2.1. Nhận diện các nguồn gây tác động
Xác định các nguồn gây tác động của dự án đến môi trường bao gồm nguồn gây
tác động có liên quan đến chất thải và nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
38
3.2.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải bao gồm tất cả các nguồn có khả
năng phát sinh các loại chất thải rắn, lỏng, khí cũng như các loại chất thải khác trong
quá trình xây dựng các công trình của dự án cần được liệt kê đầy đủ và chi tiết
Trong quá trình thi công xây dựng các công trình phục vụ khai thác mỏ đất
hiếm sẽ có nhiều phương tiện, máy móc tham gia thi công, do vậy, các nguồn phát
sinh chất thải trong giai đoạn này chủ yếu gồm:
- Nguồn phát sinh khí thải gồm bụi và các khí CO, SOx, NOx và các khí khác
chủ yếu từ các phương tiện vận tải (đất đá, vật liệu), các máy móc thi công tại công
trường (san ủi, bốc xúc, đóng cọc, đầm nén.).
Trong khu vực mỏ đất hiếm thường có hàm lượng khí phóng xạ (radon) cao hơn
mức bình thường. Khi san ủi mặt bằng, làm đườngcó khả năng làm phát lộ đất có
liên quan đến quặng làm tăng hàm lượng khí radon trong không khí.
- Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là từ quá trình dưỡng hộ bê tông, làm mát
máy móc thiết bị thi công, bảo dưỡng máy móc và từ sinh hoạt của công nhân.
- Chất thải rắn sinh ra trong quá trình xây dựng từ làm đường, làm móng công
trình, thi công và hoàn thiện công trình, lắp đặt máy móc, thiết bịgồm chủ yếu là đất
đá thải, gạch, xi măng, sắt thép phế thải và chất thải rắn sinh hoạt. Các trình bày nêu
trên nên được tổng hợp dưới dạng bảng (bảng 3.1) dưới đây:
Bảng 3.1 Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình chuẩn bị mặt bằng và xây dựng
TT Nguồn gây tác động Các chất ô nhiễm
1 Hoạt động đào xúc, san nền và vận
chuyển nguyên vật liệu đất đá phục vụ
công trình chủ yếu là hoạt động của các
loại máy móc, thiết bị, xe, máy.
- Tiếng ồn, độ rung;
- Khí thải của phương tiện vận chuyển:
bụi CO, SOx, NOx, HC.
- Khí radon
- Bụi cuốn từ đường, đất cát rơi vãi.
- Làm biến đổi phông giá trị bức xạ tự nhiên.
2 Xây dựng nhà xưởng, các công trình hạ
tầng kỹ thuật,
- Bụi đất, CO, SO2, NOx;
- Tiếng ồn, rung;
- Nước mưa chứa đất cát, rác thải;
3 Lắp đặt máy móc, thiết bị - Tiếng ồn, độ rung;
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
39
- Dầu mỡ thải, rác thải.
4
Sinh hoạt của công nhân tham gia thi
công xây dựng.
- Nước thải sinh hoạt;
- Rác thải.
3.2.1.3. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Cần liệt kê đầy đủ và chi tiết các nguồn gây tác động không liên quan đến chất
thải của dự án. Đối với dự án khai thác mỏ đất hiếm nguồn gây tác động liên quan đến
chất thải trong giai đoạn xây dựng công trình có thể gồm:
- Gây sạt lở, sụt lún trong trường hợp vị trí dự án và các hoạt động thi công xây
dựng công trình như đào đắp gần các đồi núi, bề mặt sườn có độ dốc lớn, được cấu tạo
bởi đất đá bị nứt vỡ mạnh, gắn kết yếu.
- Gây xói lở, bồi lắng bờ sông, bờ biển trong trường hợp hoạt động xây dựng và
đổ thải, chất thải xây dựng trong phạm vi bờ sông hoặc bờ biển.
3.2.2. Đánh giá tác động
3.2.2.1.Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng
Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng
3.2.
Bảng. 3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng
STT Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động
1 Thảm thực vật
Toàn bộ thảm thực vật trong khu vực dự án
2 Đất đai
Toàn bộ đất đai trong khu vực dự án.
3
Không khí tại khu vực
dự án
Bán kính vùng ảnh hưởng khi xảy ra sự cố cháy nổ có
thể lan rộng đến một vài km (tính từ tâm khu đất dự án).
4
Nguồn nước mặt tại
khu vực dự án
Các nguồn nước tại khu vực dự án
5 Công nhân Ccông nhân trên công trường
6 Nhân dân địa phương Các hộ dân nằm gần khu vực dự án.
7 Giao thông
Đoạn đường vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, máy
móc đến khu vực dự án.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
40
(1).Tác động tới chất lượng không khí
Các hoạt động và nguồn gây tác động trong quá trình thi công xây dựng dự án phát sinh các
tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:
- Bụi do đào đắp đất cát, san ủi mặt bằng,
- Hàm lượng khí radon có thể tăng do san ủi mặt bằng, làm đường,
- Bụi phát sinh do quá trình vận chuyển và bốc dỡ,
- Khối lượng thực vật từ phát quang mặt bằng,
- Cát, đất phục vụ công tác san lấp mặt bằng,
- Nguyên vật liệu phục vụ xây dựng (đá, cát, xi măng, sắt, vv..),
- Thiết bị máy móc phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng,
- Hơi xăng, dầu phát sinh trong quá trình tập kết, lưu trữ nhiên liệu,
- Bụi và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của các phương tiện giao
thông vận tải và các phương tiện thi công cơ giới,
- Nhiên – nguyên vật liệu rơi vãi;
- Bụi do gió cuốn từ đường lên;
- Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia công nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt,
hàn sắt thép; cắt, hàn để lắp ráp thiết bị; đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường...);
- Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông vận chuyển, các thiết bị thi công;
- Mùi hôi phát sinh từ khu vệ sinh tạm của công nhân, từ nơi tập trung chất thải sinh
hoạt của công nhân.
Các tác nhân nêu trên có thể là các tác động tạm thời, không liên tục và sẽ kết
thúc ngay sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng. Các tác động chính tới chất lượng
không khí trong quá trình xây dựng là bụi, khí thải phương tiện giao thông vận tải và
tiếng ồn :
- Ô nhiễm bụi trong quá trình xây dựng;
- Ô nhiễm do bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp, san lấp mặt bằng và xây dựng
- Ô nhiễm do bụi đất, đá (chủ yếu phát sinh từ khâu phát quang, san lấp mặt
bằng, thi công xây dựng,) có thể gây ra các tác động xấu cho công nhân trực tiếp thi
công và cho môi trường xung quanh (dân cư, hệ sinh thái), đặc biệt là vào mùa khô.
- Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải và thiết bị thi công cơ
giới: các hoạt động này sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
41
nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacbuahydro,
bụi, Tùy theo công suất sử dụng của các phương tiện máy móc và tùy vào tiến độ
công trình san lấp mà tải lượng khí thải ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện
giao thông sẽ được tính toán. Cũng lưu ý rằng: tác động này là rất khó dự báo vì thiếu
các số liệu tính toán cụ thể, tin cậy về tổng số lượng phương tiện hoạt động, phạm vi
hoạt động cụ thể của các phương tiện, tổng số lượng nhiên liệu sử dụng, tải trọng
phương tiện vận chuyển,
Hướng phát tán gây ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí
tượng trong khu vực dự án. Các thông số về khí tượng ảnh hưởng trực tiếp đến phát
tán ô nhiễm là hướng gió và vận tốc gió. Như vậy, các vùng chịu ảnh hưởng của phát
tán ô nhiễm bụi và khói thải cũng thay đổi theo hướng gió.
Bảng 3.3. Bảng tác động của các chất gây ô nhiễm không khí
STT Chất gây ô nhiễm Tác động
1 Bụi
Kích thích hô hấp, xơ hóa phổi;
Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh đường tiêu hóa.
2 Khí radon Tác động đến phổi, tăng liều chiếu trong
3 Oxyt Cacbon (CO)
Giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ
chức, tế bào do CO kết hợp với hemoglobin và biến
thành cacboxyhemoglobin
4 Khí cacbonic
Gây rối loạn hô hấp phổi
Gây hiệu ứng nhà kính
Tác hại đến hệ sinh thái
5 Tổng hydrocacbons
Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức
đầu, rối loạn giác quan , thậm chí gây tử vong.
• Ô nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện giao thông, thiết bị thi công
Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đất, vận chuyển,
xây dựng, việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, khoan xe
trộn bê tông, xe lu, xe ủi, máy phát điện, v.v... cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn
động khá lớn. Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
42
thời. Tiếng ồn sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, ảnh hưởng trực tiếp lên cơ
quan thính giác của con người.
Tiếng ồn trong giai đoạn này chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận
chuyển và thiết bị thi công cơ giới được trình bày trong bảng sau (bảng 3.4). Mức ồn
sẽ giảm dần theo khoảng cách ảnh hưởng và có thể dự báo như sau:
Lp(x) = Lp(xo) + 20log10(xo/x)
Lp(xo) = Mức ồn cách nguồn 1m (dBA)
xo = 1m
Lp(x) = Mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA)
x = Vị trí cần tính toán (m)
Bảng 3.4. Bảng tham khảo mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển
và thiết bị thi công cơ giới
STT
Phương tiện và thiết
bị thi công cơ giới
Mức ồn cách
nguồn 1m
(dBA)
Mức ồn cách
nguồn 20m
(dBA)
Mức ồn cách
nguồn 50m
(dBA)
01 Máy ủi 88 – 98 67 59
02 Xe lu 72 – 74 47 39
03 Máy xúc gàu trước 72 – 84 52 44
04 Máy kéo 77 – 96 60,5 52,5
05 Máy cạp đất, máy san 80 – 93 60,5 52,5
06 Máy lát đường 87 – 88,5 61,7 53,7
07 Xe tải 82 – 94 62 54
08 Máy trộn bê tông 75 – 88 55,5 47,5
09 Cần trục di động 76 – 87 55,5 47,5
10 Máy phát điện 72 – 82,5 51,2 43,2
11 Máy nén khí 75 – 87 55 47
12 Máy đóng cọc 95 - 106 74,5 66,5
TCVN 5949-1998: 75dBA (6 – 18h)
Tiêu chuẩn Bộ Y Tế: Khu vực sản xuất: 85 dBA (thời gian tiếp xúc 8 giờ)
( Nguồn: Mackernize, 1985)
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
43
(2).Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn xây dựng dự án là:
- Nước thải sinh hoạt của công nhân;
- Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu đất dự án;
- Bụi, đất, đá, nguyên nhiên vật liệu như xi măng, xăng dầu, sơn, rơi vãi, rò rỉ.
• Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng
Việc tập kết công nhân đến hiện trường khu vực thi công buộc sẽ kéo theo việc
xây dựng các lán trại, các khu nhà tạm để làm việc và nghỉ ngơi. Hoạt động sinh hoạt
hàng ngày của công nhân xây dựng tại hiện trường sẽ phát sinh các chất thải do các
hoạt động sinh hoạt (nước thải, chất thải rắn) và có khả năng gây ô nhiễm cục bộ môi
trường nước. Mức độ ô nhiễm và tác động đến môi trường nước phụ thuộc căn bản vào
số lượng công nhân làm việc tại hiện trường và cách thức quản lý chất thải sinh hoạt
mà dự án thực hiện.
Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt hàng ngày của công
nhân xây dựng chủ yếu gồm: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu
cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli).
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa hàm lượng lớn các vi
khuẩn E.Coli và các vi khuẩn gây bệnh khác nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt
và nước ngầm nếu không được xử lý. Theo tính toán thống kê, đối với những quốc gia
đang phát triển thì hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (khi
nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước
thải sinh hoạt chưa qua xử lý)
STT Chất ô nhiễm Hệ số (g/người/ngày)
1 BOD5 45 - 54
2 COD (dicromate) 72 - 102
3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 - 145
4 Dầu mỡ phi khoáng 10 - 30
5 Tổng nitơ (N) 6 - 12
6 Amoni (N-NH4) 2,4 - 4,8
7 Tổng photpho (P) 0,8 - 4,0
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
44
(Nguồn: Rapid Environmental Assessment, WHO, 1995).
Căn cứ vào các hệ số ô nhiễm tính toán nhanh nêu trên, có thể dự báo tải lượng
các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng Dự
án như được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt
(chưa qua xử lý) trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.
STT Chất ô nhiễm Tải lượng (g/ngày)
1 BOD5 900 - 1080
2 COD (dicromate) 1440 - 2040
3 Chất rắn lơ lửng (SS) 1400 - 2900
4 Dầu mỡ 200 - 600
5 Tổng nitơ (N) 120 - 240
6 Amoni (N-NH4) 48 - 96
7 Tổng photpho (P) 16 - 80
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên tải lượng ô
nhiễm, lưu lượng nước thải và hiệu suất xử lý của bể tự hoại (3 ngăn), kết quả được trình
bày trong bảng .
Bảng 3.7. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
STT Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Không qua
Xử lý
Xử lý bằng
bể tự hoại
(3 ngăn)
QCVN 40-2011
01 pH - - 5,5 – 9
02 BOD5 375 - 450 112 - 135 72
03 COD (dicromate) 600 - 850 180 - 255 115
04
Chất rắn lơ lửng
(SS) 583 - 1.208 175 - 362 144
05 Dầu mỡ 83 - 250 25 - 75 30
06 Tổng nitơ (N) 50 - 100 15 - 30 43
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
45
STT Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Không qua
Xử lý
Xử lý bằng
bể tự hoại
(3 ngăn)
QCVN 40-2011
07 Amoni (N-NH4) 20 - 40 6 - 12 14
08 Tổng photpho (P) 6,67 – 33,33 2 - 10 9
09
Tổng coliform
(MPN/100ml) 10
6
- 109 107 5.000
• Tác động do nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án
- Nước mưa gây ứ đọng, ngập úng và sình lầy trên khu đất dự án;
- Nước mưa có thể bị nhiễm bẩn bởi cuốn theo rác thải, cặn dầu mỡ, bụi, đất đá, vụn
vật liệu xây dựng xuống các nguồn nước, làm tăng độ đục, tăng khả năng ô nhiễm
nguồn nước mặt.
(3).Tác động tới môi trường đất
Đánh giá tác động của sự hình thành và xây dựng dự án đối với mục đích sử
dụng đất của khu vực dự án, trong đó bao gồm: Hoạt động phát quang thảm thực vật
tại khu vực dự án để tiến hành đào, đắp, san lấp mặt bằng; hoạt động san lấp mặt bằng
chuẩn bị thi công có thể gây xáo trộn, hủy hoại thảm thực vật và còn có tác động làm
tăng nguy cơ xói mòn, bạc màu cho khu đất; tăng nguy cơ sụt lở đất, xói lở v.v...
Hoạt động của máy móc thiết bị thi công xây dựng; việc tập kết, lưu trữ nhiên,
nguyên vật liệu; hoạt động vận hành thử các hạng mục thiết bị và sinh hoạt của công
nhân tại công trường sẽ làm phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất như:
nước thải, chất thải rắn, nguyên nhiên vật liệu, dầu mỡ rơi vãi, rò rỉ, ...
(4).Tác động do chất thải rắn
Trong quá trình thi công xây dựng, chất thải rắn bao gồm: xi măng, gạch, cát, đá, gỗ,
vụn nguyên vật liệu, ... hoặc việc tập trung nhiều công nhân xây dựng làm phát sinh rác thải
sinh hoạt tại khu vực công trường. Cần xây dựng và đề xuất biện pháp thu gom và xử lý rác
thải hợp lý vì cùng với thời gian, khả năng tích tụ chất thải rắn ngày càng nhiều và gây tác
động đến chất lượng không khí do phân hủy chất thải hữu cơ cũng như tác động đến nguồn
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
46
nước mặt vì làm tăng độ đục nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây bồi lắng do nước mưa
chảy tràn cuốn trôi.
(5).Tác động tới con người và môi trường do sự bức xạ của chất phóng xạ
Bảng 3.8. Các ảnh hưởng của phóng xạ có thể gây ra cho con người và môi trường
Liều cấp diễn Đơn vị Các triệu chứng
0 ÷ 250
mSv
Không có tổn thương rõ ràng
250 ÷ 500 Có thể thay đổi về máu nhưng không nghiêm trọng
500
Có thể thay đổi nhẹ về máu nhưng không có triệu chứng
lâm sàn. Có hiệu ứng muộn, không chắc có hiệu ứng
nghiêm trọng.
500÷ 1000 Thay đổi về tế bào máu, có vài tổn thương.
1000
Buồn nôn, mệt, thay đổi rõ về thành phần máu, bình
phục chậm.
1000 ÷ 2000 Có thể tổn thương, có khả năng đau ốm bệnh tật.
2000
Buồn nôn mửa trong 24h, rụng lông, tóc, biếng ăn, suy
yếu toàn thân, có triệu chứng đau họng.
2000 ÷ 4000 Tổn thương, có thể chết
4000
Ảnh hưởng trong 1 – 2giờ, ủ bệnh 1 tuần bắt đầu rụng
lông, tóc; suy nhược chung. Khoảng 50% cá thể chết.
6000
Buồn nôn, mửa trong 1 -2h, ủ bệnh ngắn rất ngắn, rát
họng, sốt và chết sớm.
(6).Tác động đến tài nguyên sinh học
- Hệ sinh thái trên cạn: Đánh giá tác động của dự án đối với hệ sinh thái trên cạn
trong khu vực dự án : thảm thự vật và hệ đông vật trên cạn.
- Hệ sinh thái dưới nước: Đánh giá khả năng tác động của dự án đối với hệ sinh thái
dưới nước nếu trong phạm vi dự án có các đối tượng ao, hồ, sông, suối, các vực
chứa nước v.v.
(7).Tác động về kinh tế - xã hội
Tác động tích cực: Đánh giá tác động tích cực trong giai đoạn xây dựng dự án, bao gồm:
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
47
- Huy động lực lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương;
- Góp phần giải quyết lao động và tăng thu nhập tạm thời cho người lao động;
- Kích thích phát triển một số loại hình dịch vụ sinh hoạt và giải trí của công nhân tại
khu vực dự án.
Tác động tiêu cực: Đánh giá tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng dự án, bao gồm:
- Sự hình thành và phát triển dự án sẽ làm xáo trộn đời sống văn hóa tinh thần của
người dân trong khu vực;
- Việc tập trung một lực lượng công nhân xây dựng trong thời gian thi công xây
dựng, có thể có nguy cơ gây tác động tiêu cực tới an ninh trật tự xã hội tại khu vực.
- Cần có đánh giá chung về ảnh hưởng của dự án đến các vấn đề kinh tế - xã hội, văn
hóa tinh thần của khu vực.
(8).Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn
xây dựng dự án
Các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn xây dựng dự án được tổng hợp
trình bày tóm tắt trong bảng 3.9.
Bảng 3.9 . Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án.
STT Hoạt động đánh giá Đất Nước
Không
khí
Tài
nguyên
sinh học
Kinh tế
-xã hội
1 San lấp mặt bằng ** ** ** * *
2 Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ** * ** * *
3
Tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên,
vật liệu.
* * ** * *
4
Sinh hoạt của công nhân xây
dựng tại công trường
* ** ** * **
Ghi chú :
* : Tác động có hại ở mức độ nhẹ;
** : Tác động có hại ở mức độ trung bình;
*** : Tác động có hại ở mức mạnh.
Thành lập ma trận đánh giá tóm tắt các tác động đến môi trường giai đoạn xây dựng để khái
quát hoá các dự báo định tính về các tác động chính đến môi trường trong giai đoạn xây
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
48
dựng, đánh giá tác động có tính chất và quy mô tác động theo chủ quan kinh nghiệm của
nhóm tư vấn thực hiện.
Phần nội dung này cần trình bày chi tiết với mức độ định lượng cao đối với các
tác động đến môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và sức khỏe
cộng đồng.
3.2.2.2. Tác động môi trường không khí
Tác động của bụi và khí thải
Đánh giá tác động đến môi trường không khí được để cập tới các yếu tố như
bụi, khí và tiếng ồn thể hiện theo các nội dung cơ bản sau:
- Thành phần khí thải phát ra từ các hoạt động của dự án: Các thông số ô nhiễm
đặc trưng nhất cho hoạt động của dự án ở giai đoạn xây dựng cần được quan tâm gồm:
bụi, khí (SO2, NOx, CO, VOC và Pb).
- Tổng thải lượng và nồng độ của bụi và khí độc trong khu vực dự án.
- Đánh giá khả năng phát tán lan tỏa của bụi, khí và tiếng ồn trong môi trường
theo không gian và thời gian.
- Đánh giá mức độ tác động đến các đối tượng nhạy cảm xung quanh vị trí dự
án như: trường học, bệnh viện, đền chùa, các điểm dân cưĐánh giá này được dựa
trên các nội dung nêu trên và đối chiều với QCVN 05:2009/BTNMT về chất lượng
môi trường không khí xung quanh và TCVN 3733/2002/QĐ-BYT về tiêu chuẩn các
chất ô nhiễm không khí tại nơi sản xuất. Tác động của tiếng ồn và động rung theo
QCVN 26:2010/BTNMT và 27:2010/BTNMT.
Bụi phát sinh do hoạt động đào đắp, san lấp mặt bằng
Trong giai đoạn xây dựng, bụi đất đá có thể coi là tác nhân gây ô nhiễm môi
trường không khí quan trọng nhất. Lượng bụi phát sinh nhiều nhất từ công đoạn san ủi
mặt bằng, làm đường, đào đắp. Lượng bụi phát sinh rất biến động, thay đổi tùy theo
hướng gió và tốc độ gió trong khu vực, tùy theo độ ẩm của đất, tùy theo nhiệt độ không
khí trong ngày, do vậy, việc, tính toán phải được xem xét đến các yếu tố này.
- Xác định tải lượng:
Tải lượng bụi phát thải trong điều kiện bình thường từ hoạt động đào đất, san
lấp mặt bằng có thể xác định bằng phương pháp đánh giá nhanh dựa trên các số liệu về
khối lượng đất đá đào đắp, xúc bốc và hệ số phát thải ô nhiễm bụi do WHO xác lập
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
49
được trình bày tại bảng 3.10. Tuy nhiên, vì hệ số phát thải của WHO có một khoảng
giá trị rất lớn, vì vậy, căn cứ vào trường hợp cụ thể của khu vực, của dự án để lựa chọn
một giá trị thích hợp nhất.
Bảng 3.10. Hệ số phát thải bụi trong xây dựng.
STT Nguồn phát sinh bụi Hệ số phát thải
1 Hoạt động đào đất, san ủi mặt bằng (Bụi đất, cát) 1 – 100g/m3
2 Hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất,
đá, cát), máy móc, thiết bị
0,1 – 1g/m3
3 Hoạt động vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên
mặt đường (bụi đất, cát)
0,1 – 1g/m3
Nguồn: Rapid inventory technique in environmental control, WHO 1993.
Hệ số phát thải bụi (E) còn có thể xác định theo công thức
( )
( ) 4,1
3,1
2/
2,2/16,0
M
UkE ××=
Trong đó: E = Hệ số ô nhiễm (kg/tấn)
k = Cấu trúc hạt có giá trị trung bình (Không thứ nguyên)
U = Tốc độ gió trung bình (m/s)
M = Độ ẩm trung bình của vật liệu (%)
Ngoài ra, hệ số phát thải bụi có thể áp dụng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn
đang có hiệu lực, ví dụ như hệ số phát sinh bụi khi san lấp theo tiêu chuẩn của Bộ Xây
dựng là 0,17g (bụi)/tấn đất đá san lấp hoặc các số liệu khảo sát, đo đạc ngoài thực tế
đối với các trường hợp có quy mô tương tự.
- Xác định nồng độ và đặc điểm phát tán bụi trong môi trường không khí:
Để tính nồng độ bụi phát tán trong môi trường không khí có thể áp dụng phương
pháp “Khối hộp” xem toàn bộ diện tích công trường là một “hộp” với kích thước (dài,
rộng) tương ứng kích thước của công trường và chiều cao của hộp được xác định trên
cơ sở đặc địa hình, gió và các điều kiện liên quan khác ảnh hưởng chi phối đến quá
trình hòa trộn bụi trong môi trường không khí. Nồng độ bụi được tính theo công thức
dưới đây:
103 Ml
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
50
C = C0 + ------------, (mg/m3).
uH
Trong đó:
C: Nồng độ trung bình của bụi phát tán trong khu vực dự án (mg/m3).
C0: Nồng độ nền của bụi trong khu vực, lấy bằng giá trị nồng độ bụi đo đạc tại
vị trí dự án vào thời điểm khảo sát.
M: Tải lượng bụi (g/m2/s).
l: Chiều dài “hộp” tính bằng chiều dài trung bình của công trường (m).
H: Độ cao hòa trộn của bụi (chiều cao khối hộp), chọn H=10m.
u: Vân tốc gió (m/s).
Tìm hiểu chi tiết về phương pháp tính này tham khảo tại tài liệu: Ô nhiễm không
khí và xử lý khí thải (tạp Tập 1). Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội, 2000.
Ngoài phương pháp trên, có thể áp dung phương pháp mô hình phát tán khí thải
ISC-ST3 (The industrial source Complex Short Term 3) của Cơ quan bảo vệ môi
trường Mỹ (EPA) để mô phông quá trình phát tán bụi trong không gian và theo thời
gian.
Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển
Các phương tiến vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị như ô tô
(trên đất liên), tàu (trên sông, biển) sẽ phát sinh bụi, khí độc từ hoạt động đốt nhiên
liệu của động cơ và phát sinh bụi từ ma sát bánh xe với mặt đường. Nét đặc trưng cơ
bản của hoạt động vận chuyển là các nguồn thải di động nên việc tính toán xác định
khác hẳn với các nguồn cố định
- Xác định thải lượng:
+ Xác định thải lượng từ động cơ: Xác định thải lượng bụi, khí phát thải ra từ
động cơ của các phương tiện vận tải thường được thực hiện bằng phương pháp đánh
giá nhanh trên cơ sở số liệu về khối lượng vận chuyển, độ dài của tuyến đường vận
chuyển, chủng loại thiết bị vận chuyển và hệ số phát thải khí của WHO nêu tại bảng 3.11.
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
51
Bảng 3.11. Hệ số phát thải của các nguồn thải di động đặc trưng
(Đơn vị: kg/1.000km)
Phương tiện Bụi SO2 NOx CO VOC Pb
XE MÔ TÔ
Động cơ 2 thì < 50cc 0,12 0,36S 0,05 10 6
Động cơ 2 thì > 50cc 0,12 0,6S 0,08 22 15
Động cơ 4 thì > 50cc 0,76S 0,3 20 3
XE Ô TÔ
Chạy trong đô thị
Động cơ < 1.400cc 0,07 1,27S 1,5 15,73 2,23 0,09P
Động cơ 1.400-2.000cc 0,07 1,62S 1,78 15,73 2,23 0,11P
Động cơ > 2.000cc 0,07 1,85S 2,51 15,73 2,23 0,13P
Chạy ngoài đô thị
Động cơ < 1.400cc 0,05 0,80S 2,06 6,99 1,05 0,05P
Động cơ 1.400-2.000cc 0,05 0,97S 2,31 6,99 1,05 0,07P
Động cơ > 2.000cc 0,05 1,17S 3,14 6,99 1,05 0,08P
Chạy trên đường cao tốc
Động cơ < 1.400cc 0,05 0,96S 2,85 3,56 0,69 0,07P
Động cơ 1.400-2.000cc 0,05 1,08S 3,10 3,56 0,69 0,07P
Động cơ > 2.000cc 0,05 1,36S 4,09 3,56 0,69 0,09P
Xe tải nặng dùng xăng
Chạy trong đô thị 0,4 4,5S 4,5 70 7 0,31P
Chạy ngoài đô thị 0,45 3,7S 7,5 55 5,5 0,25P
Chạy trên đường cao tốc 0,6 3,3S 7,5 50 3,5 0,22P
Xe tải <3,5 tấn dùng dầu
diezen
Chạy trong đô thị 0,2 1,16S 0,7 1,0 0,15
Chạy ngoài đô thị 0,15 0,34S 0,55 0,85 0,4
Chạy trên đường cao tốc 0,3 1,3S 1,0 1,25 0,4
Xe tải 3,5-16 tấn dùng dầu
diezen
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm
52
Chạy trong đô thị 0,9 4,29S 11,8 6,0 2,6
Chạy ngoài đô thị 0,9 4,15S 14,4 2,9 0,8
Chạy trên đường cao tốc 0,9 4,15S 14,4 2,9 0,8
Xe tải >16 tấn dùng dầu
diezen
Chạy trong đô thị 1,6 7,26S 18,2 7,3 2,6
Chạy ngoài đô thị 1,6 7,43S 24,1 3,7 3,0
Chạy trên đường cao tốc 1,3 6,1S 19,8 3,1 2,4
Xe buýt dùng dầu diezen
Chạy trong đô thị 1,4 6,6S 16,5 6,6 5,3
Chạy ngoài đô thị 1,2 5,61S 18,2 2,8 2,2
Chạy trên đường cao tốc 0,9 6,11S 13,9 2,1 1,7
Nguồn: Rapid inventory technique in environmental control, WHO 1993.
- S là hàm lượng lưu huỳnh trong xăng dầu (%).
- P là hàm lượng chì trong nhiên liệu (g/l).
+ Xác định tải lượng bụi phát sinh từ mặt đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- huongdan_dtm_khaithacdathiem_9359_2194674.pdf