Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển công nghiệp

Tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển công nghiệp: TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG CỤC THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Hà Nội, 08/2010 Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 2 Lời nói đầu Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản dưới luật như Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 và Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 đã pháp lý hoá đánh giá môi trường chiến lược trong hệ thống công cụ quản lý môi trường các dự án phát triển ở nước ta. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án Chiến lược/Quy hoạch/Kế hoạch (CQK) phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong khi đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được hình thành và phát triển trên thế giới đã hơn 30 năm và ở Việt Nam gần 15 năm, thì ĐMC vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển (mới hơn 10 năm trên phạm vi thế giới ...

pdf56 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển công nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG CỤC THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Hà Nội, 08/2010 Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 2 Lời nói đầu Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản dưới luật như Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 và Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 đã pháp lý hoá đánh giá môi trường chiến lược trong hệ thống công cụ quản lý môi trường các dự án phát triển ở nước ta. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án Chiến lược/Quy hoạch/Kế hoạch (CQK) phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong khi đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được hình thành và phát triển trên thế giới đã hơn 30 năm và ở Việt Nam gần 15 năm, thì ĐMC vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển (mới hơn 10 năm trên phạm vi thế giới và hơn 5 năm kể từ những nghiên cứu đầu tiên trong nhiệm vụ khoa học công nghệ về bảo vệ môi trường do Cục Môi trường (cũ) thực hiện). Chính vì vậy, cần thiết phải có những hướng dẫn kỹ thuật ĐMC cho từng lĩnh vực dự án CQK phát triển ở nước ta, nhằm trợ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức tư vấn môi trường trong việc lập và thẩm định báo cáo ĐMC. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và ban hành bản Hướng dẫn kỹ thuật chung về ĐMC cho các loại hình CQK trong tất cả các lĩnh vực. Trên cơ sở bản hướng dẫn chung này, Tổng cục Môi trường tiếp tục soạn thảo Hướng dẫn kỹ thuật ĐMC đối với các CQK chuyên ngành nhằm hướng dẫn cụ thể và có lưu ý đến những đặc thù của từng ngành. Bản Hướng dẫn kỹ thuật ĐMC đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp được giới thiệu ở đây nằm trong bộ các Hướng dẫn kỹ thuật ĐMC đối với CQK chuyên ngành nêu trên. Trong quá trình áp dụng bản Hướng dẫn này vào thực tế, nếu có khó khăn vướng mắc xin kịp thời phản ánh về Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường theo địa chỉ: CỤC THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số 83 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................4 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ...........................................................................5 1.1. Khái niệm về ĐMC ...............................................................................................5 1.2. Khung pháp lý thực hiện ĐMC .............................................................................5 1.3. Các nguyên tắc đảm bảo thực hiện thành công ĐMC ............................................6 1.4. Các đặc điểm cần lưu ý của quy hoạch phát triển công nghiệp ..............................7 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐMC ........................9 2.1. Phương pháp ĐMC ...............................................................................................9 2.3. Các bước thực hiện ĐMC ...................................................................................13 2.3.1. Xác định phạm vi và xây dựng kế hoạch thực hiện ĐMC ..............................14 2.3.2. Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu có liên quan đến môi trường ....................................................................................................................18 2.3.3. Xác định các bên liên quan chủ yếu và chuẩn bị kế hoạch tham vấn .............21 2.3.4. Phân tích các xu thế diễn biến môi trường trong trường hợp không thực hiện quy hoạch...............................................................................................................24 2.3.5. Đánh giá các mục tiêu và phương án phát triển đề xuất trong quy hoạch .....28 2.3.6. Dự báo và đánh giá xu thế diễn biến môi trường trong tương lai do ảnh hưởng của các hoạt động đề xuất trong quy hoạch.................................................34 2.3.7. Đề xuất các giải pháp tổng thể bảo vệ và cải thiện môi trường và xây dựng chương trình giám sát môi trường ..........................................................................38 2.3.8. Soạn thảo báo cáo ĐMC và trình nộp thẩm định tại các cơ quan có thẩm quyền .....................................................................................................................47 CHƯƠNG 3. GẮN KẾT QUÁ TRÌNH ĐMC VỚI QUÁ TRÌNH LẬP QHPTCN .....52 3.1. Các mối liên kết logic giữa việc xây dựng QHPTCN và ĐMC............................52 3.1. Các phương pháp gắn kết quá trình ĐMC với quá trình lập QHPTCN ................52 CHƯƠNG 4. THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐMC...........................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................56 Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CDM Cơ chế phát triển sạch CQK Chiến lược/Quy hoạch/Kế hoạch CT Công thương ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM Đánh giá tác động môi trường GDP Tổng sản phẩm quốc nội GIS Hệ thống thông tin địa lý GTVT Giao thông vận tải IAIA Hiệp hội quốc tế về Đánh giá tác động KCN Khu công nghiệp KHĐT Kế hoạch và Đầu tư LĐTBXH Lao động-Thương binh và Xã hội NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn POP Chất hữu cơ khó phân huỷ QHPTCN Quy hoạch phát triển công nghiệp TĐ&ĐMT Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường TNMT Tài nguyên và Môi trường UBND Uỷ ban Nhân dân VKTTĐ Vùng kinh tế trọng điểm VSTP Vệ sinh thực phẩm YT Y tế Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 5 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Khái niệm về ĐMC Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005, Chương 1, Điều 3, Khoản 19, Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là “việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững”. Mục tiêu của ĐMC là lồng ghép việc cân nhắc các tác động môi trường vào quá trình lập Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch (CQK), đồng thời thúc đẩy sự minh bạch và đồng thuận của quá trình ra quyết định. Theo bản Hướng dẫn kỹ thuật chung về ĐMC đối với các CQK, quá trình ĐMC thường được thực hiện thông qua các bước sau đây: 1. Xác định phạm vi ĐMC và xây dựng kế hoạch thực hiện ĐMC; 2. Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu có liên quan đến môi trường; 3. Xác định các bên liên quan chủ yếu và chuẩn bị kế hoạch tham vấn; 4. Phân tích các xu thế diễn biến môi trường trong trường hợp không thực hiện CQK; 5. Đánh giá các mục tiêu và phương án phát triển đề xuất trong CQK; 6. Dự báo và đánh giá xu thế diễn biến môi trường trong tương lai do ảnh hưởng của các hoạt động đề xuất trong CQK; 7. Đề xuất các giải pháp tổng thể bảo vệ và cải thiện môi trường và xây dựng chương trình giám sát môi trường; 8. Soạn thảo báo cáo ĐMC và trình nộp thẩm định tại các cơ quan có thẩm quyền. Các bước này sẽ được mô tả chi tiết tại Chương 2 của bản Hướng dẫn này. 1.2. Khung pháp lý thực hiện ĐMC Đến thời điểm này (12/2008), các văn bản pháp lý liên quan đến ĐMC còn có hiệu lực là: 1. Luật Bảo vệ môi trường 2005 2. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 3. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 6 4. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội 5. Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội 6. Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển 7. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 8/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường 8. Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/08/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 9. Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ công thương ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp 1.3. Các nguyên tắc đảm bảo thực hiện thành công ĐMC - Cần thiết cung cấp các thông tin của quá trình lập CQK một cách kịp thời và hiệu quả; - Cần thiết đánh giá sự bền vững môi trường của các phương án khả thi thực hiện CQK; - Cần dễ dàng thực hiện hiệu quả tham vấn các bên liên quan. Để đạt mục tiêu hỗ trợ quá trình lập quy hoạch, ĐMC cần được thực hiện chính bởi cơ quan lập quy hoạch và thực hiện đồng thời với quá trình lập quy hoạch. Có 2 phương án thực hiện đồng thời là: - Thực hiện song song với quá trình lập quy hoạch: quá trình này thường mang lại nhiều thuận lợi về tổ chức và phát huy được tính độc lập sáng tạo của từng nhóm tư vấn, tuy nhiên dễ nảy sinh bất đồng khó giải quyết giữa nhóm tư vấn ĐMC và nhóm tư vấn lập quy hoạch; - Lồng ghép hoàn toàn quá trình ĐMC vào quá trình lập quy hoạch: đây là phương án tốt nhất, đảm bảo mọi quyết định sẽ được cân nhắc trên cơ sở đánh giá toàn diện các vấn đề liên quan đến quy hoạch. Tuy nhiên, thực hiện theo phương án này có thể làm mờ nhạt vai trò của ĐMC. Hình 1.1 dưới đây mô tả mối quan hệ giữa các bước ĐMC với các bước lập CQK. Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 7 Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các bước ĐMC với các bước lập CQK 1.4. Các đặc điểm cần lưu ý của quy hoạch phát triển công nghiệp Theo Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT, “Quy hoạch phát triển công nghiệp là hệ thống các mục tiêu, định hướng, giải pháp và cơ chế chính sách về phát triển ngành công nghiệp trong từng thời kỳ nhất định, nhằm phát triển, phân bố ngành công nghiệp hợp lý trên cơ sở sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên của đất nước”. Có các loại quy hoạch phát triển công nghiệp sau đây: 1. Theo ngành, lĩnh vực công nghiệp (gọi chung là quy hoạch ngành): a) Quy hoạch tổng thể phát triển các chuyên ngành công nghiệp; b) Quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp. 2. Theo vùng lãnh thổ a) Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng (bao gồm nhiều tỉnh); b) Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế (theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ); c) Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là quy hoạch công nghiệp tỉnh); Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 8 d) Quy hoạch phát triển công nghiệp theo tuyến (hành lang, vành đai); đ) Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Tùy theo từng loại, giai đoạn quy hoạch phát triển công nghiệp được lập như sau: - Quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ được lập cho mỗi giai đoạn 10 năm, có xét triển vọng 5-10 năm tiếp theo; - Quy hoạch phát triển công nghiệp địa phương được lập cho 10 năm, có xét triển vọng 5 năm tiếp theo; - Quy hoạch phát triển công nghiệp theo ngành được lập cho 10 năm có xét triển vọng 5 - 10 năm tiếp theo. Theo quy định tại Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường, các loại CQK phát triển công nghiệp sau đây sẽ phải lập và trình thẩm định báo cáo ĐMC: - Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên quy mô cả nước; - Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm. Quy hoạch phát triển công nghiệp (QHPTCN) là tiền đề phát triển bền vững công nghiệp trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. QHPTCN dựa trên căn cứ khoa học đầy đủ sẽ tạo điều kiện để công nghiệp tăng trưởng bền vững, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần giảm chênh lệch giàu nghèo; đồng thời là điều kiện quan trọng bảo đảm bền vững môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Trong nhiều năm qua, do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quy hoạch nên sự phát triển của công nghiệp đã quá thiên về mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà chưa chú trọng đúng mức đến các vấn đề xã hội và môi trường. Do đó, việc lồng ghép ĐMC vào QHPTCN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là hết sức cần thiết đối với nước ta hiện nay. Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 9 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐMC 2.1. Phương pháp ĐMC Quá trình ĐMC có thể sử dụng các phương pháp (còn gọi là công cụ phân tích) khác nhau như đã mô tả tổng quát trong Phụ lục 1 của bản Hướng dẫn chung. Các nghiên cứu về ĐMC đã chỉ ra rằng, nói chung tất cả các phương pháp ĐTM truyền thống đều được áp dụng trong quá trình thực hiện ĐMC. Tuy nhiên, các dự án thông thường (không phải là CQK) đều cung cấp các số liệu cụ thể về nguyên liệu, sản phẩm, công nghệ và dòng thải, vì vậy áp dụng các phương pháp truyền thống thường cho kết quả dự báo định lượng và có độ tin cậy tương đối cao. Trong khi đó, do tính chất của các CQK ở tầm vĩ mô, các số liệu đưa ra không đủ cụ thể và chi tiết, việc áp dụng các phương pháp truyền thống thường chỉ cho kết quả định tính. Vì vậy, một số nghiên cứu đã đưa thêm các phương pháp đặc thù (gọi là các phương pháp phân tích chính sách) có thể áp dụng trong ĐMC. Hộp 2.1 đưa ra một số phương pháp/công cụ thường được sử dụng trong ĐMC. Hộp 2.1. Các phương pháp/công cụ sử dụng trong ĐMC Các phương pháp đã sử dụng trong ĐTM • Liệt kê • Hồi cứu • So sánh tương tự • Ma trận • Mô hình hóa Các phương pháp phân tích chính sách • Kịch bản và mô phỏng • Phân tích khả năng chịu tải và xu hướng biến đổi các yếu tố môi trường • Phân tích mạng lưới và tiếp cận hệ thống • Chồng ghép bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) • Hệ thống mô hình hoá • Phân tích đa tiêu chí • Phân tích chi phí lợi ích • Ý kiến chuyên gia và tham vấn cộng đồng Nguồn: Partidário, IAIA 2001 Có rất nhiều phương pháp có thể sử dụng trong ĐMC, từ tổ hợp một số phương pháp riêng biệt đến sử dụng tư vấn chuyên gia trong các nghiên cứu chi tiết, tham vấn cộng đồng, sử dụng GIS và mô hình máy tính, xây dựng các kịch bản Các phương pháp Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 10 này được chọn lọc thực hiện phù hợp với yêu cầu của mỗi bước/nội dung ĐMC như nêu trong Bảng 2.2. Bảng 2.1. Một số phương pháp sử dụng trong ĐMC Nội dung ĐMC Phương pháp sử dụng Nghiên cứu cơ sở • Thu thập báo cáo hiện trạng môi trường và các tài liệu tương tự • Liệt kê, lập khung logic các vấn đề môi trường Sàng lọc/xác định phạm vi, quy mô và đặc điểm liên quan đến môi trường • Khảo sát, so sánh • Xây dựng mạng lưới hệ quả • Tham vấn chuyên gia và cộng đồng Xác định các mục tiêu môi trường • Đối chiếu với các chính sách, chiến lược, tiêu chuẩn môi trường • Hồi cứu các cam kết đã có • Các quy hoạch vùng/địa phương Phân tích tác động • Xây dựng kịch bản • Xác định các chỉ thị và tiêu chí môi trường • Ma trận tác động • Các mô hình dự báo và tiên đoán • Chồng ghép bản đồ và GIS • Phân tích chi phí/lợi ích và các kỹ thuật đánh giá kinh tế khác • Phân tích đa tiêu chí • Phân tích khả năng chịu tải và xu hướng biến đổi các yếu tố môi trường • Đánh giá rủi ro Đề xuất các giải pháp điều chỉnh quy hoạch • Phân tích mạng lưới • Phân tích tính nhất quán • Phân tích tính nhạy cảm • Xây dựng mạng lưới tác động (“cây” ra quyết định) Nguồn: Sadler and Verheem, 1996 Trong nhiều hướng dẫn thực hiện ĐMC hiện nay ở Việt Nam, phương pháp phân tích xu hướng là phương pháp được khuyến nghị sử dụng trước tiên. Phân tích xu hướng được hiểu là sự diễn giải các thay đổi theo thời gian khi không thực hiện và thực hiện các CQK. Phân tích xu hướng có thể trợ giúp mô tả xu thế diễn biến trong quá khứ và trạng thái hiện tại bằng cách xây dựng các sơ đồ diễn biến trong Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 11 phạm vi lãnh thổ liên quan và trong khoảng thời gian liên quan đến ĐMC. Phương pháp này cũng trợ giúp việc dự báo xu thế diến biến cơ bản trong tương lai trong trường hợp không thực hiện CQK bởi vì một vài xu thế có thể được ngoại suy trên cơ sở các thông tin về động lực phát triển các xu hướng này trong tương lai. Hơn nữa, phân tích xu hướng có thể hỗ trợ việc đánh giá các tác động tích luỹ của các hoạt động phát triển trong CQK đến xu thế diễn biến cơ bản đã xác định. Phương pháp phân tích xu hướng có thể kết hợp nhiều công cụ khác nhau và có khả năng phân tích mối quan hệ nhân-quả ngay cả trong những trường hợp không đầy đủ số liệu. Việc trình bày các xu hướng có thể khá đơn giản như: - Các tình huống mô tả các xu thế chung, các động lực chủ yếu, phạm vi ảnh hưởng, những thách thức và cơ hội làm tăng các xu thế này; - Các bản đồ biểu diễn mô hình phát triển không gian; - Các biểu đồ từ đơn giản (sử dụng những bộ số liệu sẵn có để minh họa tiến trình của các vấn đề chủ yếu và/hoặc động lực của chúng theo thời gian) tới phức tạp (cung cấp bức tranh tổng thể về sự tương quan giữa tiến trình của động lực theo thời gian và sự thay đổi tương ứng – có thể ngược lại - trong các nội dung đang được xem xét. Phương pháp phân tích đa tiêu chí cũng thường xuyên được khuyến nghị sử dụng do có thể trợ giúp hiệu quả phương pháp phân tích xu hướng khi đánh giá xu thế diễn biến các thành phần môi trường tự nhiên và xã hội. Phân tích phân tích đa tiêu chí là việc đánh giá bằng các con số tất cả các phương án lựa chọn dựa trên một số tiêu chí và tổng hợp các đánh giá riêng lẻ thành một đánh giá tổng thể. Phương pháp này đòi hỏi: - Các tiêu chí phải được xác định một cách cẩn thận và phản ánh được các hậu quả môi trường chính của tất cả các phương án đề xuất; - Có sự đánh giá về tầm quan trọng/trọng số tương đối của các tiêu chí này; - Có sự đánh giá về việc thực hiện của mỗi phương án với tất cả các tiêu chí đặt ra. Bảng 2.2 dưới đây đưa ra ví dụ đánh giá về độ tin cậy của một số phương pháp thường được áp dụng trong ĐMC đối với QHPTCN. Bảng 2.2. Đánh giá độ tin cậy của một số phương pháp sử dụng trong ĐMC quy hoạch phát triển công nghiệp Phương pháp Mục đích sử dụng Độ tin cậy Liệt kê - Nhận dạng và xác định mục tiêu - Bao quát được hết các mục tiêu môi Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 12 Phương pháp Mục đích sử dụng Độ tin cậy môi trường - Nhận dạng và xác định các tác động trực tiếp, một số tác động gián tiếp và tác động tích lũy trường và các động có thể xảy ra - Không đủ dữ liệu để so sánh tầm quan trọng của từng tác động - Không xét đến bản chất tác động Ma trận - Nhận dạng và xác định các tác động - So sánh để lựa chọn các phương án thực hiện - Dễ diễn giải các tác động - Chỉ mang tính định tính và chỉ chú ý đến các tác động trực tiếp Phân tích mạng lưới - Xem xét các tác động gián tiếp và tác động tương hỗ - Trợ giúp việc hiểu rõ tác động - Không xác định được quy mô hay mối tương quan của tác động theo thời gian và không gian - Có thể làm phức tạp vấn đề Phân tích xu hướng và ngoại suy - Đánh giá hiện trạng - Dự báo xu thế diễn biến môi trường - Các dự báo đưa ra chỉ có tính định tính vì số liệu và thông tin trong quá khứ không đầy đủ và không phù hợp với mục tiêu đánh giá tác động của việc sử dụng đất So sánh tương tự - Dự báo xu thế diễn biến môi trường - Là phương pháp đơn giản nhất, vì vậy có độ tin cậy thấp Xây dựng kịch bản và mô phỏng - Đánh giá tác động - Dự báo xu thế diễn biến môi trường - Đóng góp vào việc xây dựng và so sánh các giải pháp thay thế khác - Đơn giản hoá và là cách để chia sẻ sự hiểu biết của các hệ thống phức tạp - Đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật tương đối cao để thực hiện Mô hình hóa - Đánh giá tác động - Dự báo xu thế diễn biến môi trường - Đóng góp vào việc xây dựng và so sánh các giải pháp thay thế khác - Phù hợp với việc phân tích các tác động trực tiếp và các tác động tích luỹ - Chỉ ở mức độ định tính, độ tin cậy không cao vì các nguồn phát tán là nguồn diện Chồng ghép bản đồ và GIS - Đánh giá tác động - Đánh giá sự phù hợp với các quy hoạch về môi trường - Đóng góp vào việc xây dựng và so sánh các giải pháp thay thế - Trình bày trực quan những tác động trong quá khứ, hiện tại và tương lai - Độ chính xác phụ thuộc vào mức độ chi tiết của cơ sở dữ liệu GIS Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 13 Phương pháp Mục đích sử dụng Độ tin cậy khác Phân tích đa tiêu chí - Đánh giá tác động - Đóng góp vào việc xây dựng và so sánh các giải pháp thay thế khác - Có thể được sử dụng để tổng hợp ý kiến của các bên liên quan vào một bản đánh giá - Là một phương pháp đánh giá rõ ràng và minh bạch, dễ kiểm tra - Việc cho điểm số đánh giá còn mang tính chủ quan, vì thế có thể không chính xác Phân tích chi phí - lợi ích - Đánh giá tác động - Đóng góp vào việc xây dựng và so sánh các giải pháp thay thế khác - Cho phép so sánh các tác động thuộc loại khó so sánh - Tính toán chi phí về môi trường chưa đủ cơ sở khoa học và thực tế Nhận định của chuyên gia - Trong tất cả các nội dung ĐMC - Có thể giải quyết các vấn đề phức tạp - Khó khăn về mặt quản lý (tốn thời gian và công sức) 2.3. Các bước thực hiện ĐMC Các bước thực hiện ĐMC đối với QHPTCN cũng tuân theo các bước chung khi thực hiện ĐMC, thể hiện qua sơ đồ sau đây: Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 14 Hình 2.1. Các bước thực hiện ĐMC Dưới đây sẽ cụ thể hoá các bước chung nêu trên thành các bước phù hợp với đặc thù thực hiện ĐMC đối với QHPTCN. 2.3.1. Xác định phạm vi và xây dựng kế hoạch thực hiện ĐMC Yêu cầu: Xác định phạm vi ĐMC của một QHPTCN cụ thể là để tạo lập những các căn cứ xác đáng cho việc thu thập và biên soạn các thông tin cơ sở phù hợp và cần thiết cho công tác ĐMC. Để có thể lồng ghép một cách có hiệu quả ĐMC vào quá trình xây dựng quy hoạch, bước này phải được tiến hành khi bối cảnh tổng thể của quy hoạch đang được xác định và khi các phương án phát triển chung nhất đang được lựa chọn. Bước này bắt đầu từ việc sưu tập, biên soạn các thông tin cơ sở cần thiết cho một ĐMC trong quá trình xây dựng quy hoạch và phải được tiến hành khi bối cảnh tổng thể của quy hoạch đang được xác định và khi các phương án lựa chọn tổng thể nhất đang được xây dựng. Tổ chức nhóm tư vấn ĐMC Theo quy định tại Điều 15, Luật Bảo vệ môi trường, cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án quy hoạch phát triển công nghiệp có trách nhiệm lập báo cáo ĐMC. Cơ quan Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 15 này sẽ thành lập nhóm tư vấn ĐMC, bao gồm các chuyên gia quản lý và các nhà khoa học có kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề môi trường liên quan đến quy hoạch phát triển công nghiệp. Cơ quan lập quy hoạch cần thiết ra quyết định về cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của nhóm tư vấn ĐMC, trong đó nêu rõ các vấn đề liên quan sau đây: - Cơ cấu tổ chức: Nhóm tư vấn ĐMC có thể là một bộ phận của nhóm tư vấn lập quy hoạch hoặc cũng có thể độc lập về mặt tổ chức với nhóm tư vấn lập quy hoạch - Vai trò và trách nhiệm:  Thực hiện ĐMC và lập báo cáo ĐMC theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường  Tham gia tất cả các cuộc thảo luận và các hoạt động có liên quan của nhóm tư vấn lập quy hoạch. - Quyền hạn: được tạo mọi điều kiện để tiếp cận và khai thác các tài liệu, thông tin liên quan tới quá trình lập quy hoạch. Tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể, có thể lựa chọn một trong các hình thức hợp tác giữa hai nhóm tư vấn ĐMC và quy hoạch sau đây: - Các chuyên gia ĐMC tham gia vào nhóm quy hoạch và cùng thực hiện tất cả các phân tích trong quá trình ĐMC. Đây là phương thức lồng ghép hoàn toàn ĐMC vào quá trình lập quy hoạch; - Các chuyên gia ĐMC làm việc riêng biệt nhưng phối hợp chặt chẽ với nhóm CQK: hai nhóm thường xuyên trao đổi để chia sẻ số liệu và thảo luận về kết quả của mình và cố gắng đạt được những kết luận chung; - Các chuyên gia ĐMC làm việc hoàn toàn độc lập: họ chỉ liên hệ với nhóm CQK thông qua các cuộc họp chính thức Xây dựng kế hoạch thực hiện ĐMC Để xây dựng kế hoạch thực hiện ĐMC cần phải thu thập được các thông tin về : - Cấu trúc và trình tự của quá trình xây dựng quy hoạch; - Các vấn đề cốt lõi cần được xem xét; - Chuyên môn hoặc kiến thức cần thiết của các chuyên gia tham gia vào nhóm tư vấn ĐMC; - Tiến độ thời gian và việc tổ chức cho các bên liên quan tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch; Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 16 Bảng 2.3. Ví dụ về lập kế hoạch thực hiện ĐMC Các bước trong quá trình lập QHPTCN (theo Quyết định 55/2008/QĐ-BCT) Các nhiệm vụ ĐMC tương ứng Chuyên môn của chuyên gia Ngày công dự kiến - Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng - Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp vùng và đánh giá tình hình thực hiện QHPTCN giai đoạn trước (tháng thứ nhất và thứ hai) - Bước 1- Xác định phạm vi - Bước 2- Xác định các vấn đề môi trường chủ yếu - Bước 3- Xác định các bên liên quan chủ yếu - Bước 4- Phân tích xu thế diễn biến môi trường khi không thực hiện Quy hoạch - Cán bộ của các Bộ/Sở CT, TNMT, KHĐT, NNPTNT, XD, GTVT, LĐTBXH, YT - Các chuyên gia (hóa học, sinh học, địa chất, môi trường, bác sỹ) từ các viện nghiên cứu và các trường đại học - Thành viên các hội nghề nghiệp 20 – 40 Dự báo xu hướng phát triển: - Phân tích, đánh giá và dự báo việc huy động các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội phục vụ cho các mục tiêu phát triển - Phân tích và dự báo tác động của các nhân tố nội tại đến các mục tiêu phát triển (tháng thứ 3 và thứ 4) - Bước 6- Đánh giá xu thế diến biến môi trường trong tương lai khi thực hiện các hoạt động đề xuất trong Quy hoạch 30 – 45 Xây dựng Quy hoạch phát triển và xác định các Chương trình, dự án đầu tư chủ yếu: - Thiết lập và lựa chọn các phương án thực hiện Quy hoạch - Thiết lập các định hướng và các lựa chọn phát triển phù hợp với Quy hoạch - Thiết lập các định hướng và vị trí phát triển của các ngành/lĩnh vực chủ chốt (tháng thứ 5 đến tháng thứ 7) - Bước 5- Đánh giá mục tiêu và phương án phát triển được đề xuất 30 – 50 - Đề xuất các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện Quy hoạch - Đề xuất kế hoạch thực hiện và giám sát - Biên soạn Quy hoạch (tháng thứ 8) - Bước 7- Đề xuất các biện pháp giảm nhẹ tác động và kế hoạch giám sát môi trường - Bước 8- Soạn thảo báo 15 – 30 Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 17 Các bước trong quá trình lập QHPTCN (theo Quyết định 55/2008/QĐ-BCT) Các nhiệm vụ ĐMC tương ứng Chuyên môn của chuyên gia Ngày công dự kiến cáo ĐMC và đệ trình các cơ quan liên quan xem xét thẩm định Xác định phạm vi ĐMC Việc xác định phạm vi ĐMC đối với một QHPTCN cụ thể có tầm quan trọng đặc biệt trước tiên để đặt ra các yêu cầu thiết thực trong việc thu thập các thông tin cơ sở liên quan. Nếu được thực hiện tốt, việc xác định phạm vi ĐMC có thể nâng cao đáng kể chất lượng công tác ĐMC, mặt khác làm tiết kiệm đáng kể thời gian và các nguồn lực cần thiết để hoàn thành công tác ĐMC. Phạm vi ĐMC bao gồm quy mô không gian và phạm vi thời gian, có thể xác định trên cơ sở bám sát mục tiêu, quy mô và lĩnh vực của QHPTCN. Khi xác định ranh giới không gian của ĐMC, cần lưu ý các tác động môi trường của qu hoạch có thể lan rộng ra bên ngoài ranh giới địa lý của quy hoạch đang xét. Khi xác định ranh giới thời gian của ĐMC, cần xem xét các vấn đề môi trường đã từng xảy ra trong quá khứ cũng như dự báo những vấn đề môi trường có thể xảy ra trong tương lai, miễn là chúng liên quan đến quy hoạch đang xem xét. Vì vậy nếu chỉ xem xét trong khoảng thời gian của quy hoạch là không đủ. Để xác định được khoảng ranh giới thời gian cần xem xét, phải đặt quy hoạch vào bối cảnh chung của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội chung và dài hạn hơn của Quốc gia, địa phương. Xác định nguồn cung cấp số liệu Việc xác định nguồn cung cấp và cách tiếp cận thông tin và dữ liệu liên quan đóng vai trò quan trọng bậc nhất đảm bảo sự thành công của toàn bộ quá trình ĐMC. Bảng 2.4 dưới đây sẽ đưa ra ví dụ về các nguồn cung cấp số liệu cho quá trình ĐMC các CQK nói chung. Bảng 2.4. Nguồn cung cấp số liệu cho quá trình ĐMC TT Loại thông tin/số liệu/dữ liệu Nguồn cung cấp 1 Các văn bản pháp quy liên quan: - Chiến lược/kế hoạch quốc gia về môi trường - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ liên quan - Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam - Website 2 Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, địa phương Bộ TNMT, Sở TNMT 3 Báo cáo giám sát tình hình thực hiện các chính sách, Bộ, ngành, địa phương Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 18 TT Loại thông tin/số liệu/dữ liệu Nguồn cung cấp chiến lược, kế hoạch, quy hoạch có liên quan liên quan 4 Các dự án, đề tài nhiệm vụ nghiên cứu liên quan Bộ, ngành, địa phương liên quan 5 Phương pháp luận thực hiện ĐMC Tham khảo tài liệu trong nước và quốc tế 2.3.2. Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu có liên quan đến môi trường Yêu cầu: Xác định các vấn đề môi trường và mục tiêu có liên quan đến môi trường nằm trong phạm vi định hướng và nội dung của QHPTCN. Trên cơ sở các vấn đề đã xác định sẽ định hướng các nhiệm vụ cần được tập trung phân tích trong toàn bộ quá trình ĐMC. Việc xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu có liên quan đến môi trường của QHPTCN là một điểm khởi đầu quan trọng có ảnh hưởng đến toàn bộ các bước cơ bản trong quá trình ĐMC. Mặc dù, như đã nêu ở mục 1.2, yêu cầu xem xét các vấn đề môi trường khi lập QHPTCN đã được pháp lý hoá trong các văn bản pháp luật về lập và thẩm định CQK nói chung ở nước ta, trên thực tế trong các QHPTCN, các đặc điểm có liên quan đến môi trường thường được đề cập không rõ ràng và đầy đủ. Vì vậy, cần thiết thu thập đủ thông tin về phạm vi (vị trí địa lý) và quy mô (khung thời gian) thực hiện quy hoạch; phân tích và đánh giá nội dung và các chỉ tiêu QHPTCN trong mối liên hệ với các điều kiện tự nhiên của toàn khu vực để từ đó xác định các vấn đề môi trường liên quan. Khi xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu có liên quan đến môi trường của QHPTCN cần lưu ý đến các vấn đề sau đây: - Đảm bảo rằng các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu có liên quan đến môi trường bao quát đầy đủ các vấn đề chính cần quan tâm, tuy nhiên không nên đề cập dàn trải đến tất cả các vấn đề môi trường. Tốt nhất nên sắp xếp thứ tự ưu tiên để các bước sau sẽ tập trung phân tích, đánh giá xu hướng diễn biến của các vấn đề môi trường sẽ có ảnh hưởng hoặc/và chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các hoạt động thực hiện quy hoạch; - Khi xác định các mục tiêu liên quan đến môi trường, cần xem xét QHPTCN trong mối tương quan với những yêu cầu, mục tiêu pháp lý và pháp quy liên quan trực tiếp đến quy hoạch đang xét; Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 19 - Lựa chọn các chỉ số thích hợp hoặc các câu hỏi định hướng tương ứng với từng vấn đề môi trường cốt lõi để giúp mô tả các xu hướng biến đổi hiện tại và tương lai khi không có hoặc có quy hoạch; - Cố gắng đạt đến sự đồng thuận cao nhất về các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu có liên quan đến môi trường với các cơ quan có thẩm quyền về môi trường, nhóm tư vấn lập quy hoạch và có thể là cả các bên liên quan chính khác. Bảng 2.5 dưới đây đưa ra ví dụ về những mục tiêu và nội dung môi trường có liên quan đến QHPTCN. Bảng 2.5. Các ví dụ về các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu có liên quan đến môi trường trong QHPTCN Các vấn đề môi trường Các mục tiêu môi trường Các văn bản pháp lý có liên quan Các chỉ số đánh giá Chất lượng không khí - Đảm bảo khí thải từ các ngành công nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường - Đảm bảo diện tích vùng đệm và tỷ lệ cây xanh - Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường - Bụi, CO, CO2, NOx, SO2 - Tỷ lệ cây xanh Chế độ thuỷ văn/tài nguyên nước - Đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho phát triển các ngành công nghiệp - Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường - Chế độ hạn hán, ngập lụt - Mức độ nhiễm mặn Chất lượng nước (nước mặt, nước ngầm) - Không gây ô nhiễm môi trường nước, bảo vệ tài nguyên nước Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường - pH, SS, BOD, COD, dầu mỡ, kim loại nặng, coliform - Nhiễm mặn, nhiễm phèn Môi trường dải ven biển - Bảo vệ tài nguyên biển Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường - Chất lượng nước biển ven bờ (kim loại nặng, POP, dầu mỡ) - Hiện tượng thuỷ triều đỏ Chất lượng đất - Hồi phục đất sau - Chiến lược quốc gia - Tính cơ lý: độ kết dính (xói Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 20 Các vấn đề môi trường Các mục tiêu môi trường Các văn bản pháp lý có liên quan Các chỉ số đánh giá khai thác khoáng sản, xây dựng công nghiệp. về bảo vệ môi trường mòn, trượt lở), độ xốp - Tính hoá học: pH, độ mặn, N, P, kim loại nặng, dầu mỡ Quản lý chất thải rắn - Quy hoạch bãi chôn lấp Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường - Số lượng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh Đa dạng sinh học - Khôi phục thảm thực vật - Đảm bảo tỷ lệ cây xanh Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học, về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước - Mức độ phá huỷ thảm thực vật - Tỷ lệ cây xanh - Diện tích đất ngập nước bị xâm phạm Cảnh quan - Hồi phục và cải tạo cảnh quan môi trường - Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường - Tỷ lệ cây xanh Biến đổi khí hậu - Không sử dụng các chất CFC - Giảm phát thải khí nhà kính - Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường - Tỷ lệ tham gia CDM Sức khỏe cộng đồng - Nâng cao sức khỏe cộng đồng - Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường - Định hướng chiến lược phát triển bền vững - Chỉ số cơ cấu bệnh tật - Tần xuất bùng phát dịch bệnh Môi trường xã hội - Nâng cao mức sống văn hóa, giáo dục - Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường - Định hướng chiến lược phát triển bền vững - Chỉ số phát triển giáo dục - Chỉ số phát triển con người (nhà ở, sinh kế, chất lượng cuộc sống) - Chỉ số rủi ro (an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông, an ninh xã hội) Phát triển kinh tế - Phát triển kinh tế toàn vùng lãnh thổ - Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường - Định hướng chiến lược phát triển bền vững - Chỉ số GDP, chỉ số nghèo đói - Chỉ số thất nghiệp (an ninh việc làm, sự đa dạng công việc) Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 21 2.3.3. Xác định các bên liên quan chủ yếu và chuẩn bị kế hoạch tham vấn Yêu cầu: Xác định các cơ quan/tổ chức có liên quan đến QHPTCN đang xét để lựa chọn các cách tiếp cận hiệu quả cho họ đóng góp các ý kiến, nhận xét và gợi ý của mình cho quá trình ĐMC. Kế hoạch tham vấn, trong đó nêu rõ các phương pháp thực hiện kế hoạch này, cần được chuẩn bị chi tiết với mục đích giúp nâng cao được chất lượng của việc đánh giá, cung cấp các thông tin đầu vào cho ĐMC, và có thể tạo thuận lợi cho việc thực hiện QHPTCN khi đã được phê duyệt. Việc thực hiện tham vấn cộng đồng hoặc tham vấn các bên liên quan (các đối tác) được coi là một nội dung, đồng thời cũng là một phương pháp/công cụ quan trọng trong quy trình thực hiện ĐTM và ĐMC. Đối với ĐTM, tham vấn cộng đồng được thực hiện trong giai đoạn thẩm định báo cáo ĐTM, bao gồm lấy ý kiến chính quyền cơ sở; cơ quan quản lý môi trường và chuyên ngành; các chuyên gia thuộc các lĩnh vực có liên quan; và ý kiến của nhân dân sở tại. Trong khi đó, ĐMC tập trung vào thảo luận và lấy ý kiến đóng góp của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý và các tổ chức phi chính phủ trong suốt tất cả các bước của quá trình ĐMC. Do đó, bản chất và phương pháp thực hiện tham vấn các bên liên quan trong ĐMC có thể khác biệt rất nhiều tham vấn cộng đồng trong ĐTM. Xác định các bên liên quan Mỗi quy hoạch phát triển cụ thể sẽ có các bên liên quan chủ yếu tương ứng, gồm có các nhà ra quyết định và lập kế hoạch ở các cấp khác nhau, các tổ chức nghiên cứu khoa học (tự nhiên, xã hội - nhân văn) và công nghệ, và các tổ chức phi chính phủ đại diện cho các đoàn thể có thể bị ảnh hưởng. Việc xác định các bên liên quan/đối tác chủ yếu này và mối quan hệ nội tại của họ sẽ hỗ trợ cho quá trình tham vấn. Một cách đơn giản để tổ chức xác định các bên liên quan là đưa ra một ma trận. Ma trận này tốt nhất là được xây dựng nhờ sự phối hợp giữa nhóm tư vấn ĐMC và nhóm tư vấn lập quy hoạch. Bảng 2.6 và 2.7 đưa ra ví dụ về ma trận xác định các bên liên quan trong QHPTCN và xây dựng kế hoạch tham vấn. Bảng 2.6. Ví dụ về bảng liệt kê xác định các bên liên quan trong QHPTCN Bên liên quan Các vấn đề quan tâm Phương pháp tham vấn Bộ/Sở Công thương - Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp - Quy hoạch phát triển các KCN - Thảo luận trực tiếp - Lấy ý kiến bằng văn bản Bộ/Sở Tài nguyên và Môi trường - Quy hoạch/Quản lý môi trường - Quy hoạch/Quản lý đất đai - Thảo luận trực tiếp - Lấy ý kiến bằng văn bản Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 22 Bên liên quan Các vấn đề quan tâm Phương pháp tham vấn - Quy hoạch/quản lý sử dụng nước Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Quản lý đầu tư - Thẩm định quy hoạch, dự án - Thảo luận trực tiếp - Lấy ý kiến bằng văn bản Bộ/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Quy hoạch nông nghiệp và thuỷ sản - Sử dụng nước - Thảo luận trực tiếp - Lấy ý kiến bằng văn bản Bộ/Sở Xây dựng - Quy hoạch đô thị - Quy hoạch bãi chôn lấp - Thảo luận trực tiếp - Lấy ý kiến bằng văn bản Bộ/Sở Giao thông vận tải - Quy hoạch hệ thống giao thông - Thảo luận trực tiếp - Lấy ý kiến bằng văn bản Bộ/Sở Lao động - Thương binh - Xã hội - Xu hướng dân số, hình thái di cư, vấn đề tái định cư - Các chương trình giảm nghèo - Thảo luận trực tiếp - Lấy ý kiến bằng văn bản Bộ/Sở Y tế - Sức khoẻ cộng đồng - Các bệnh liên quan đến môi trương - Thảo luận trực tiếp - Lấy ý kiến bằng văn bản Chính quyền địa phương các cấp - Các vấn đề đặc thù địa phương - Các vấn đề về cộng đồng - Thảo luận trực tiếp - Lấy ý kiến bằng văn bản Các Tổ chức phi chính phủ (các hội nghề nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội) - Các vấn đề đặc thù ngành - Các vấn đề về cộng đồng - Thảo luận trực tiếp - Lấy ý kiến bằng văn bản Các Tổ chức nghiên cứu khoa học (tự nhiên, xã hội - nhân văn) và công nghệ - Nghiên cứu các vấn đề liên quan - Đề xuất các giải pháp thực hiện - Thảo luận trực tiếp - Lấy ý kiến bằng văn bản Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 23 Bảng 2.7. Ví dụ về xây dựng kế hoạch tham vấn trong QHPTCN Bước ĐMC cần tham vấn Vấn đề chủ yếu cần tham vấn Các bên liên quan cần tham vấn Phương pháp tham vấn Bước 2- Xác định các vấn đề môi trường chủ yếu - Danh mục các vấn đề môi trường chủ yếu - Các Bô/Sở CT, TNMT, KHĐT, XD, NNPTNT, GTVT, LĐTBXH, YT - UBND các cấp, tổ chức chính trị xã hội - Các Hội nghề nghiệp (doanh nghiệp, làng nghề, bảo vệ thiên nhiên và môi trường) - Chuyên gia từ các trường và viện nghiên cứu - Phỏng vấn trực tiếp - Hội thảo chuyên đề - Nhóm tư vấn - Tham vấn qua internet - Phân phát tài liệu - Trưng bày và triển lãm - Phiếu điều tra Bước 4- Phân tích xu thế diễn biến môi trường khi không thực hiện Quy hoạch Bước 5- Đánh giá mục tiêu và phương án phát triển được đề xuất - Xu thế diễn biến môi trường - Mục tiêu và phương án phát triển được đề xuất - Các Bô/Sở CT, TNMT, KHĐT, XD, NNPTNT, GTVT, LĐTBXH, YT - Các Hội nghề nghiệp (doanh nghiệp, làng nghề, bảo vệ thiên nhiên và môi trường) - Chuyên gia từ các trường và viện nghiên cứu - Phỏng vấn trực tiếp - Hội thảo chuyên đề - Nhóm tư vấn - Tham vấn qua internet - Phân phát tài liệu - Trưng bày và triển lãm - Phiếu điều tra Bước 6- Đánh giá xu thế diến biến môi trường trong tương lai khi thực hiện các hoạt động đề xuất trong Quy hoạch Bước 7- Đề xuất các biện pháp giảm nhẹ tác động và kế hoạch giám sát môi trường - Các tác động tích luỹ từ các hoạt động đề xuất trong Quy hoạch - Danh mục các biện pháp giảm nhẹ được đề xuất - Kế hoạch giám sát môi trường - Các Bô/Sở CT, TNMT, KHĐT, XD, NNPTNT, GTVT, LĐTBXH, YT - Các Hội nghề nghiệp (doanh nghiệp, làng nghề, bảo vệ thiên nhiên và môi trường) - Chuyên gia từ các trường và viện nghiên cứu - UBND và các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở nơi chịu tác động - Phỏng vấn trực tiếp - Hội thảo chuyên đề - Nhóm tư vấn - Tham vấn qua internet - Phân phát tài liệu - Trưng bày và triển lãm - Phiếu điều tra - Họp cộng đồng Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 24 2.3.4. Phân tích các xu thế diễn biến môi trường trong trường hợp không thực hiện quy hoạch Yêu cầu: Đánh giá hiện trạng và dự báo xu hướng diễn biến có thể xảy ra đối với từng vấn đề môi trường cốt lõi trong trường hợp QHPTCN không được triển khai. Các đánh giá và dự báo này cần đảm bảo đầy đủ và chính xác để làm cơ sở xác định các tác động môi trường và dự đoán xu thế diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi khi thực hiện quy hoạch, và đề xuất giải pháp giải quyết các tác động này trong các bước tiếp theo. Phân tích các xu thế diễn biến môi trường trong trường hợp không thực hiện quy hoạch cũng chính là mô tả xu hướng diễn biến của “phương án KHÔNG” – nghĩa là sự biến đổi về tình trạng môi trường trong trường hợp quy hoạch không được thực hiện. Những phân tích này có thể mở ra những cách nhìn thấu đáo mới và có thể hữu ích không chỉ cho quá trình ĐMC mà còn cho quá trình xây dựng quy hoạch. Cần lưu ý rằng nhiều vấn đề môi trường có thể được cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn trong tương lai mà không liên quan gì đến quy hoạch (ví dụ: một số hệ sinh thái đằng nào cũng sẽ bị mất đi; một số nét đặc trưng môi trường sẽ trở nên quan trọng hơn). Ngoài ra, một số xu hướng môi trường trong tương lai có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu. Thu thập thông tin Các thông tin, số liệu và dữ liệu thu thập được cần phải sử dụng để phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng diễn biến các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và môi trường vùng lãnh thổ thực hiện quy hoạch. Việc mô tả xu hướng hiện tại và tương lai có thể dựa trên dữ liệu sẵn có từ hệ thống giám sát hiện thời hoặc thông qua những đánh giá của chuyên gia (trong trường hợp thiếu dữ liệu). Dữ liệu về xu hướng môi trường hiện tại và tương lai không những chỉ phục vụ cho việc cung cấp thông tin cho các bước ĐMC tiếp theo mà còn hỗ trợ các phân tích về bối cảnh phát triển chung trong khi soạn thảo quy hoạch. Trong trường hợp quá trình ĐMC được thực hiện kết hợp với việc soạn thảo quy hoạch, các thông tin thu thập được hoặc phát hiện thêm trong bước này có thể được cung cấp cho nhóm tư vấn lập quy hoạch để có thể bổ sung vào dự thảo quy hoạch. Lưu ý cần tập trung vào dự báo và đánh giá các xu hướng liên quan tới các vấn đề và mục tiêu môi trường đã xác định trong Bước 2.3.3 trên đây, và không đánh giá quá mức các thông tin không phù hợp. Đối với từng mục tiêu, nhóm chuyên gia tư vấn ĐMC cần tập hợp đủ thông tin để trả lời các câu hỏi sau: Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 25 - Tình trạng hiện tại tốt hay xấu như thế nào? Tình trạng hiện tại cách xa với các ngưỡng hoặc chỉ tiêu quy định bao nhiêu? - Có hay không các yếu tố nhạy cảm hoặc quan trọng của môi trường tiếp nhận bị tác động, ví dụ các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, các nguồn tài nguyên không tái tạo, các loài sinh vật bị đe dọa, các hệ sinh cảnh hiếm? Liệu có có xảy ra những vấn đề có thể đảo ngược hay không thể đảo ngược, lâu dài hay tạm thời? - Động lực của các xu hướng biến đổi là gì? - Có các tác động cộng hưởng hay tích lũy liên quan đến QHPTCN không? Dự đoán tương lai tiếp diễn của các xu hướng môi trường như thế nào nếu chúng ta xem xét các tác động của các dự án khác đã được phê duyệt hoặc các quy hoạch khác và xem xét các tác động của sự biến đổi khí hậu? Bảng 2.8 dưới đây đưa ra danh mục các thông tin cần thu thập để đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế diễn biến các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trong ĐMC đối với QHPTCN. Bảng 2.8. Các thông tin về hiện trạng các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường cần thu thập và phân tích trong ĐMC đối với QHPTCN TT Vấn đề Thông số Nguồn số liệu 1 Điều kiện tự nhiên 1.1 Đặc điểm địa hình, địa mạo - Đặc điểm địa hình: núi, đồi, đồng bằng - Đặc điểm cấu tạo đất, sụt lún, trượt lở, xói mòn - Thông tin từ quy hoạch - Kế thừa số liệu đã có 1.2 Đặc điểm khí hậu, khí tượng - Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió - Tần suất bão và các hiện tượng thời tiết bất thường - Thông tin từ quy hoạch - Trạm khí tượng thuỷ văn 1.3 Đặc điểm chế độ thuỷ văn - Đặc điểm sông, hồ: dòng chảy, lưu lượng, dung tích - Đặc điểm thuỷ triều, hải văn - Đặc điểm ngập lụt, hạn hán - Thông tin từ quy hoạch - Trạm khí tượng thuỷ văn 2 Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1 Dân cư – lao động - Cấu trúc dân số - Vấn đề dân tộc thiểu số - Tình trạng việc làm và phương thức kiếm sống - Thông tin từ quy hoạch - Khảo sát, phỏng vấn 2.2 Phát triển kinh tế - Hiện trạng các ngành kinh tế và các nguồn ô nhiễm - Thông tin từ quy hoạch Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 26 TT Vấn đề Thông số Nguồn số liệu - Quy hoạch phát triển kinh tế của vùng, tỉnh - Khảo sát, phỏng vấn 2.3 Hiện trạng xã hội - Giáo dục, y tế và sức khoẻ cộng đồng - Thất nghiệp và tệ nạn xã hội - Thông tin từ quy hoạch - Khảo sát, phỏng vấn 2.4 Văn hoá, lịch sử - Các công trình văn hóa, lịch sử, du lịch có giá trị - Phong tục tập quán của địa phương - Thông tin từ quy hoạch - Khảo sát, phỏng vấn 3 Tài nguyên thiên nhiên 3.1 Tài nguyên đất - Tổng diện tích đất tự nhiên và chất lượng - Hiện trạng và quy hoach sử dụng đất - Thông tin từ quy hoạch - Khảo sát, phỏng vấn 3.2 Tài nguyên nước mặt - Đặc điểm hệ thống thuỷ văn trong khu vực - Hiện trạng và quy hoạch sử dụng nước mặt - Thông tin từ quy hoạch - Khảo sát, phỏng vấn 3.3 Tài nguyên nước ngầm - Đặc điểm tầng trữ nước, trữ lượng nước ngầm - Hiện trạng và quy hoạch khai thác sử dụng - Thông tin từ quy hoạch - Khảo sát, phỏng vấn 3.4 Tài nguyên ven biển - Rừng ngập mặn, đầm phá - Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản - Thông tin từ quy hoạch - Khảo sát, phỏng vấn 3.5 Tài nguyên đa dạng sinh học - Thảm thực vật, hệ động vật, hệ thuỷ sinh (nước ngọt, ven biển) - Rừng quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên - Thông tin từ quy hoạch - Khảo sát, phỏng vấn 4 Hạ tầng cơ sở và dịch vụ 4.1 Giao thông - Đặc điểm của hệ thống giao thông - Tai nạn, sự cố giao thông - Khả năng đáp ứng yêu cầu vận chuyển cho dự án - Thông tin từ quy hoạch - Khảo sát, phỏng vấn 4.2 Điện, nước, liên lạc - Đặc điểm hệ thống cung cấp điện, nước, liên lạc - Đặc điểm hệ thống thoát nước - Khả năng đáp ứng nhu cầu của dự án - Thông tin từ quy hoạch - Khảo sát, phỏng vấn 4.3 Dịch vụ, thương mại - Hiện trạng và khả năng cung cấp dịch vụ, thương mại - Thông tin từ quy hoạch - Khảo sát, phỏng vấn 5 Hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên 5.1 Chất lượng - CO, SO2, NOx, bụi (TSP và PM10) - Thông tin từ quy Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 27 TT Vấn đề Thông số Nguồn số liệu không khí - Hydrocarbon bay hơi (VOC) - H2S, Cl2 hoạch - Báo cáo hiện trạng môi trường 5.2 Chất lượng nước mặt, nước biển ven bờ, nước ngầm - Độ màu, độ đục - Nhiệt độ, pH, SS - DO, BOD, COD - Tổng N, tổng P - Tổng hyđrocarbon, dầu mỡ - Phenol, xyanua, kim loại nặng - Coliform - Thông tin từ quy hoạch - Báo cáo hiện trạng môi trường 5.3 Chất lượng đất và trầm tích đáy - pH - Tổng N, tổng P - Hàm lượng các chất hữu cơ - Kim loại nặng - Thông tin từ quy hoạch - Báo cáo hiện trạng môi trường 5.4 Tiếng ồn và chấn động - L50, Leq, Lmax - Gia tốc, vận tốc, tần số chấn động - Thông tin từ quy hoạch - Báo cáo hiện trạng môi trường Đánh giá và dự báo xu thế diễn biến Dựa trên các thông tin và dữ liệu về hiện trạng môi trường thu thập được cần phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế diễn biến môi trường của vùng lãnh thổ thực hiện quy hoạch. Tính chính xác và đầy đủ của kết quả đánh giá và dự báo này là cơ sở quan trọng để đánh giá các tác động xảy ra khi thực hiện quy hoạch, vì vậy cần thiết phải áp dụng đồng thời các phương pháp khác nhau như: phương pháp chuyên gia, phương pháp hồi cứu và ngoại suy, phương pháp so sánh tương tự. Bảng 2.9 dưới đây sẽ đưa ra ví dụ tóm tắt kết quả đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế diễn biến môi trường tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 trong trường hợp không thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp miền Trung. Bảng 2.9. Đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế diễn biến môi trường đến 2015 TP.Đà Nẵng (trong trường hợp không thực hiện QHPTCN) TT Hiện trạng môi trường theo thành phần môi trường Dự báo, trường hợp không thực hiện quy hoạch 1 Chất lượng nước (nước mặt, nước ngầm) Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm: - Tài nguyên nước bị cạnh tranh. Tiếp tục tình trạng ô nhiễm như hiện nay. Kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 28 - Ô nhiễm nước đô thị, CN, làng nghề do nước thải, rác, đặc biệt là diễn biến ô nhiễm nhanh, nhất là ở khu vực hồ Bàu Tràm, khu Âu Thuyền, Thuyền Quang do chế biến thủy hải sản, công nghiệp, dịch vụ gia tăng, đô thị hóa, rửa tàu thuyền, nước thải bệnh viện và GT. trường nước bị hạn chế do không có nguồn lực tài chính 2 Môi trường dải ven biển - Ô nhiễm vùng cửa biển gia tăng cho nước thải đô thị, công nghiệp Tiếp tục tình trạng ô nhiễm như hiện nay. Kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi trường nước hạn chế do không có nguồn lực tài chính 3 Sinh thái và đa dạng sinh học - Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước bị đe doạ do phát triển công nghiệp, đô thị và du lịch Tiếp tục tình trạng suy giảm như hiện nay 4 Tài nguyên đất và chất lượng đất Thu hẹp quỹ đất dành cho phát triển rừng và sản xuất nông nghiệp Đất đai bị chuyển đổi cơ cấu theo xu thế như hiện nay, không kiểm soát được do không có quy hoạch 5 Kinh tế - xã hội - Áp lực lên xã hội gia tăng - Áp lực lên xã hội gia tăng Nguồn: ĐMC thí điểm quy hoạch phát triển công nghiệp miền Trung, 2007 2.3.5. Đánh giá các mục tiêu và phương án phát triển đề xuất trong quy hoạch Yêu cầu: Đánh giá tác động tổng thể của các phương án, các mục tiêu hay các ưu tiên phát triển được đề xuất đến các xu hướng môi trường có liên quan (như đã nêu trong bước ĐMC trước đó) và xem xét tính nhất quán của các mục tiêu phát triển kinh tế với những mục tiêu về môi trường và xã hội đã được xác định ở Việt Nam Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của QHPTCN và các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của QHPTCN với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường là cơ sở để đề xuất các nội dung cần điều chỉnh quy hoạch cũng như để đề xuất các giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch. Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 29 Mục đích của bước này nhằm đánh giá các tác động tổng thể của các phương án phát triển, các mục tiêu hoặc các ưu tiên được đề xuất đến các xu hướng môi trường liên quan (như được mô tả ở Bước 2.3.4). Thông qua việc đánh giá này có thể gợi ra được những cơ hội để làm các đề xuất thích ứng với cách nhìn hướng tới sự phát triển bền vững Thông thường cần so sánh, đánh giá với các mục tiêu thuộc Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường, Định hướng chiến lược phát triển bền vững, Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học, Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước cũng như các văn bản pháp quy liên quan khác. Những mục tiêu trong các văn bản này có thể cung cấp những mốc mục tiêu tổng quát về môi trường cho QHPTCN đang xét và có thể được sử dụng để phân tích sự phù hợp của quy hoạch này với các quy hoạch về môi trường của quốc gia; đồng thời có thể được sử dụng để so sánh, lựa chọn các giải pháp quy hoạch đã đề xuất. Các phương pháp thông dụng nhất thường được áp dụng khi đánh giá sự phù hợp giữa mục tiêu phát triển công nghiệp và mục tiêu bảo vệ môi trường là: - Liệt kê, so sánh đối chiếu các mục tiêu của QHPTCN với các mục tiêu đã được đưa ra trong các văn bản chiến lược quốc gia, kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ môi trường; - Tích hợp bản đồ QHPTCN với dữ liệu GIS môi trường. Nếu có đủ các dữ liệu GIS về các lớp môi trường, có thể đánh giá sự phù hợp của QHPTCN với quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (khu bảo tồn thiên nhiên, rừng ngập mặn), với quy hoạch sử dụng nước; cũng như đánh giá được mức độ phù hợp theo khả năng chịu tải của môi trường. Đánh giá các mục tiêu và phương án phát triển đề xuất trong QHPTCN Kết quả đánh giá tác động của các mục tiêu và phương án phát triển có thể được trình bày thông qua các ma trận đơn giản như ví dụ trong bảng 2.10. Bảng 2.10. Đánh giá các mục tiêu và phương án phát triển đề xuất trong Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2015 tại TP.Đà Nẵng TT Mục tiêu Phương án phát triển Tác động tiêu cực 1 Phát triển ngành CN chế biến Nông - Lâm - Thuỷ sản - Thực phẩm, đồ uống 2006 - 2010: - Mở rộng công suất Nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu Thọ Quang (KCN DVTS Thọ Quang). - Xây dựng nhà máy ván ép dạng MDF, tráng foocmica và ván dăm mở rộng thành 150.000 - Tác động lớn nhất của các ngành công nghiệp này là làm ô nhiễm nguồn nước bởi các chất thải hữu cơ, với khối lượng Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 30 TT Mục tiêu Phương án phát triển Tác động tiêu cực t/năm ở KCN Hoà Khánh. - Xây dựng nhà máy chế biến sữa Đà Nẵng (KCN Hoà Khánh): 70 - 100 triệu l/năm. - Xây dựng nhà máy chế biến súc sản 50.000 tấn/năm. - Xây dựng cơ sở giết mổ tập trung theo cấp huyện 3 - 10 tấn/ngày cho mỗi cơ sở. - Xây dựng nhà máy tinh luyện dầu thực vật 150.000 t/năm. - Xây dựng nhà máy rượu cao cấp 5.000 l/năm (KCN Hoà Khánh). 2011 - 2015: - Tiếp tục mở rộng nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu Thọ Quang. - Nhà máy ván ép dạng MDF, tráng foocmica và ván dăm nâng công suất lên 300.000 t/năm. - Nhà máy chế biến súc sản nâng công suất lên 100.000 t/năm. lớn. - Khai thác sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm với lưu lượng lớn, có thể gây cạn kiệt nguồn nước. - Ô nhiễm không khí chủ yếu do đốt các lò hơi gây ra, thường có tính cục bộ. - Chất thải rắn thường không có tính nguy hại, có thể tái chế làm thức ăn gia súc hoặc làm phân compost. 2 Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (kể cả khai thác đá, sỏi, cát) 2006 - 2010: - Mở rộng sản xuất gạch tuy nen lên 250 triệu viên/năm tại CCN Tứ Hạ và 10 triệu viên/năm tại A Lưới. - Mở rộng sản xuất đá ốp lát đạt 100.000 - 300.000 m2/năm. - Nâng công suất khai thác cát sỏi đạt 2 triệu m 3/năm. 2011 - 2015: - Nhà máy gạch tuy nen mở rộng thêm 50 -100 triệu viên/năm. - Nhà máy đá ốp lát mở rộng đạt 400.000 m 2/năm. - Khai thác cát sỏi đạt 2,5 triệu m3/năm - Tác động lớn nhất của các ngành công nghiệp này là gây ô nhiễm môi trường không khí, về các chất ô nhiễm: bụi, NOx, SO2, CO, đặc biệt là ô nhiễm bụi. - Chất thải rắn thường không có tính độc hại, có thể tái chế thành VLXD, hoặc dùng san lấp mặt bằng. 3 Phát triển công nghệ cơ khí, luyện kim 2006 - 2010: - Mở rộng nhà máy đóng tàu sông Hàn - Nhà máy chế tạo động cơ ô tô, 500.000 sản phẩm/năm. - Mở rộng CT thép Đà Nẵng, 500.000 tấn phôi/ năm, KCN Liên Chiểu Nhà máy thép Đà Nẵng sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và chất thải rắn nhiều nhất. Các nhà máy Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 31 TT Mục tiêu Phương án phát triển Tác động tiêu cực 2011 - 2015: - CT thép Đà Nẵng: mở rộng lên 700.000 t/năm. đóng tàu và chế tạo động cơ ô tô có thể chỉ gây ra ô nhiễm môi trường nước và chất thải rắn mức độ trung bình. 4 Phát triển công nghiệp điện tử - tin học 2006 - 2015: - Đầu tư nhà máy linh kiện điện tử (Sản phẩm chính là IC) và linh kiện quang điện tử, 200 triệu SP/năm. - Đầu tư cơ sở lắp ráp điện tử gia dụng, 1/2 triệu SP/năm. - Đầu tư sản xuất linh kiện thụ động (điện trở, tụ điện). - Đầu tư nhà máy ăng ten. - Đầu tư sản xuất đĩa quang CD -VCD. - Phát triển các cở sở lắp ráp cấu kiện (bảng mạch, ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa quang, bộ nguồn), máy vi tính, thiết bị ngoại vi. - Ngành công nghiệp này gây ô nhiễm môi trường nước, nước thải chứa hoá chất và kim loại nặng. - Chất thải rắn và bùn cặn của trạm xử lý nước thải của ngành công nghiệp này chứa chất ô nhiễm nguy hại, cần được thu gom và xử lý đúng kỹ thuật. 5 Phát triển công nghiệp hoá chất - cao su - nhựa 2006 - 2010: - Đầu tư nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh từ rác thải, 1200 tấn/năm. - Mở rộng nhà máy phân NPK, 30.000 t/năm. - Xây dựng cơ sở sản xuất sơn, vecni, chất chống thấm, 10.000 t/năm. - Nhà máy sản xuất vỏ bao xi măng (bao dệt PP) (công ty Xi măng) 25 triệu bao/năm, dây chuyền vỏ bao PP, PE (công ty Hoá chất) 10 triệu bao/năm. - Xây dựng nhà máy coffa nhựa hiện đại, 2 triệu m 3/năm; NM sản phẩm nhựa kỹ thuật, 1000 t/năm. - Xây dựng nhà máy vải giả da và vải nhựa đi mưa, 5000 t/năm. - Xây dựng nhà máy bao bì cao cấp, XD nhà máy túi nhựa và dây đai nhựa HDPE (nhà máy nhựa Cầu Vồng Tân Phát), 3,19 triệu USD. - Mở rộng nhà máy đồ chơi trẻ em bằng nhựa, - Các ngành công nghiệp này thường gây ra ô nhiễm không khí từ công đoạn xử lý nhiệt và có nhiều chất hữu cơ bay hơi, cùng với các hoá chất độc hại bay hơi. - Phần lớn chất thải rắn có thể tái chế, tái sinh, nhưng có 1 phần là chất thải nguy hại, cần được thu gom và xử lý đúng kỹ thuật. - Tác động đối với môi trường nước là trung bình. - Riêng nhà máy bột giặt Hoà Khánh và Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 32 TT Mục tiêu Phương án phát triển Tác động tiêu cực 100 triệu chiếc/năm. 2011 - 2015: - Xây dựng nhà máy ống nước gia cố bằng sợi thuỷ tinh, 7.000 - 10.000 t/năm. - Dự án sản xuất nhựa cứng phục vụ xây dựng cơ bản, nội thất, 3000 - 5000 t/năm. - Dự án sản xuất phụ tùng xe máy bằng nhựa, 2.000 tấn/năm. - Xây dựng nhà máy container bằng nhựa, 10 tỷ đồng. - Nhà máy xăm lốp ô tô theo CN Radian, 10.000 bộ/năm - Xây dựng nhà máy săm lốp ô tô hiện đại, 2-3 triệu bộ/năm. - Mở rộng nhà máy bột giặt Hoà Khánh, 25.000 t/năm. - Xây dựng nhà máy chất tẩy rửa dạng lỏng (dầu gội đầu, Javel, 3.000 t/năm. - Xây dựng nhà máy khí công nghiệp, 150 tỷ đồng, nhà máy xút, clorua, 30.000 t/năm, nhà máy keo dán, 15 tỷ đồng. - Xây dựng nhà máy sản xuất muội than để phục vụ sản xuất săm lốp cao su, 50.000 t/năm. - Xây dựng nhà máy chiết gas hoá lỏng (LPG), 75 tỷ đồng. nhà máy chất tẩy rửa lỏng sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nước trầm trọng. 6 Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản 2006 - 2010: Khai thác than bùn 4.000 – 4.500 t/năm phục vụ làm phân vi sinh Hoạt động khai thác khoáng sản này là nhỏ bé, có thể không gây ra các tác động môi trường đáng kể. 7 Phát triển công nghiệp dệt may - da giầy 2006 - 2010: - Xây dựng cụm CN dệt may hiện đại, Liên doanh với tập đoàn ITG (Hoa Kỳ). - Xây dựng 2 cơ sở may quy mô lớn, 3-4 triệu SP/năm và 2 cơ sở may quy mô nhỏ 1-2 triệu SP/năm. - Xây dựng nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da giầy. - Các ngành công nghiệp này gây tác động lớn nhất là đối với môi trường không khí, từ quá trình gia công nhiệt và các chất hữu cơ bay hơi. - Gây ô nhiễm môi Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 33 TT Mục tiêu Phương án phát triển Tác động tiêu cực - Xây dựng dây chuyền sản xuất giầy, công suất 2 triệu sản phẩm/năm. - Đầu tư 2 dây chuyền sản xuất giầy các loại, mỗi dây chuyền 1 triệu sản phẩm /năm. - Đầu tư 1 cơ sở sản xuất cặp, túi, valy, công suất 0,5 triệu sản phẩm/năm. 2011 - 2015: - Đầu tư mới 2 dây chuyền sản xuất giầy các loại, công suất 1 - 2 triệu đôi/năm. - Xây dựng thêm 3 - 4 cơ sở may quy mô lớn, công suất mỗi cơ sở 3 - 4 triệu sản phẩm/năm. - Xây dựng thêm 2 cơ sở may công suất mỗi cơ sở 2 triệu sản phẩm/năm. - Cụm công nghiệp dệt may hiện đại: tiếp tục mở rộng. - Nhà máy sản xuất nguyên liệu phụ cho da giày. - 2 dây chuyền sản xuất giầy các loại: nâng công suất lên 2 triệu sản phẩm/năm. trường nước lớn nhất là các cơ sở nhuộm. - Trong chất thải rắn có một số chất thải khó phân huỷ, thuộc loại chất thải nguy hại, cần được thu gom và xử lý đúng kỹ thuật. 8 Phát triển công nghiệp năng lượng điện Nhiệt điện: Không có Thuỷ điện: Không có 9 Quy hoạch các khu/cụm công nghiệp  Hiện có: Hiện có 6 KCN và 1 CCN, tổng diện tích là 1357 ha. - KCN Khánh Hoà (Quận Liên Chiểu), thành lập 1996, 445,6 ha, ngành cơ khí, hoá chất, nhựa, VLXD, chế biến nông – lâm sản, dệt may, giấy, điện, điện tử, lắp ráp. - KCN Khánh Hoà mở rộng, thành lập 2004, 216,5 ha. - KCN Đà Nẵng (Q. Sơn Trà), thành lập 1993, 50 ha, các ngành dệt may, da giầy, điện - điện tử, thực phẩm, đồ uống, bao bì, in ấn, nhựa, thủ công mỹ nghệ. - KCN Liên Chiểu (Q. Liên Chiểu), thành lập 1998, 373,5 ha, gồm các ngành: luyện kim, cán thép, cao su, xi măng, hoá chất, VLXD, cơ khí lắp ráp - Chiếm dụng đất nông nghiệp, giải phóng mặt bằng, gây tác động lớn đến đời sống kinh tế – xã hội nhân dân bị di dời. - Tác động đến cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học vùng lân cận. - Tác động đến các công trình lịch sử – văn hoá vùng phù cận. - Tác động đến môi trường không khí Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 34 TT Mục tiêu Phương án phát triển Tác động tiêu cực - KCN Hoà Cầm (Q. Cẩm Lệ), thành lập 2003, 125 ha, gồm các ngành: cơ khí, lắp ráp, điện - điện tử, chế biến nông sản, thực phẩm, VLXD, trang trí nội thất, nhựa, hoá chất, bao bì - KCN dịch vụ Thuỷ Sản Đà Nẵng (Q. Sơn Trà), thành lập 2001, 77,3 ha, gồm các ngành: chế biến, nuôi trồng thuỷ sản và các dịch vụ thuỷ sản. - CCN Thanh Vinh và mở rộng, 54,76 ha.  Quy hoạch phát triển đến 2015, 2020 - KCN Khánh Hoà mở rộng về Tây – Bắc, 110 ha, Q. Liên Chiểu. - KCN Hoà Khương (huyện Hoà Vang), 400 ha. - KCN Hoà Minh (huyện Hoà Vang), 200 ha. - 6 CCN , 316ha, tại huyện Hoà Vang, quận Ngũ Hành Sơn, quận Thanh Khê, quận Liên Chiểu và quận Sơn Trà. tương đối lớn. - Tác động đến môi trường nước mặt lục địa và vùng nước biển ven bờ tương đối mạnh, cần quan tâm. - Trong chất thải rắn của khu/cụm công nghiệp thường có thành phần chất thải nguy hại, chúng cần được phân loại, thu gom và xử lý đúng kỹ thuật. Nguồn: ĐMC thí điểm quy hoạch phát triển công nghiệp VKTTĐ miền Trung, 2007 2.3.6. Dự báo và đánh giá xu thế diễn biến môi trường trong tương lai do ảnh hưởng của các hoạt động đề xuất trong quy hoạch Yêu cầu: Dự báo và đánh giá các tác động xấu có thể xảy ra đối với từng vấn đề môi trường cốt lõi khi thực hiện QHPTCN. Mặc dù việc đánh giá và dự báo này mang tính vĩ mô và định tính nhưng vẫn cần thiết đảm bảo đủ chi tiết để có thể dự báo xu thế diễn biến các vấn đề môi trường cốt lõi và đánh giá lựa chọn các phương án thực hiện quy hoạch. Lưu ý bước này thường là một quá trình lặp đi lặp lại cùng với việc chỉnh sửa các nội dung quy hoạch theo đánh giá và đề xuất của ĐMC, nhằm tìm ra được giải pháp thực hiện quy hoạch phù hợp nhất. Mục đích của bước này là đánh giá các tác động tích lũy và/hoặc các tác động tiêu cực của các đề xuất cụ thể trong quy hoạch đến xu hướng biến đổi từng vấn đề môi trường cốt lõi, từ đó cân nhắc các phương án thực các hoạt động được đề xuất và đề xuất các biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu ở mức tối đa có thể các tác động tiêu cực khi thực hiện quy hoạch đến môi trường hoặc đến sự phát triển bền vững. Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 35 Để thực hiện nhiệm vụ này, trước tiên phải xác định được những hợp phần (những nhóm dự án hay những dự án độc lập) của quy hoạch có khả năng gây ra những tác động đáng kể đến xu hướng môi trường cụ thể. Trong trường hợp có những điều còn chưa chắc chắn, cần mô tả các tình huống có thể xảy ra theo các kịch bản dẫn tới mức độ tác động xấu nhất và tốt nhất. Đánh giá xu thế diễn biến các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội (đánh giá tác động tổng hợp và tích luỹ) Việc đánh giá tổng hợp các tác động đơn lẻ và dự báo xu thế diễn biến được thực hiện thông qua việc: - Mô tả những tác động tích cực và tiêu cực của tất cả các nội dung trong QHPTCN có ảnh hưởng đến các mục tiêu hoặc tiêu chí môi trường tương ứng; - Chỉ ra những tác động tổng hợp có khả năng xảy ra của tất cả nội dung trong quy hoạch, đồng thời xem xét các giải pháp đã đưa ra trong quy hoạch có giúp đạt được các mục tiêu môi trường tương ứng hay sẽ tạo những rào cản mới; - Gắn kết chặt chẽ với nhóm tư vấn xây dựng quy hoạch trong quá trình thực hiện bước đánh giá này. Việc dự báo không nhất thiết phải được thể hiện một cách định lượng mà chỉ cần mô tả mỗi tác động theo các khía cạnh sau đây là đủ: - Đặc điểm của các rủi ro/tác động (cái gì là nguyên nhân chính xác gây ra rủi ro/tác động hoặc cái gì là những giả thiết để tiến hành dự báo này); - Xác suất xảy ra và những vấn đề còn chưa chắc chắn cơ bản; - Phạm vi địa lý bị tác động trực tiếp và gián tiếp, những khu vực địa lý cần có sự quan tâm cụ thể; - Độ dài thời gian của tác động (ngắn hạn, dài hạn, thường xuyên); - Những mối quan tâm chính liên quan đến tác động này. Các ví dụ dưới đây lấy từ báo cáo ĐMC quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 để minh họa việc đánh giá tác động tích lũy và dự báo xu thế diễn biến các vấn đề môi trường chính. Bảng 2.11. Tóm tắt các tác động tích lũy đến chất lượng không khí do thực hiện quy hoạch phát triển xi măng TT Các mục tiêu phát triển & các biện pháp được đề xuất Chất lượng không khí 1 Mục tiêu phát triển #1: - Gia tăng bụi và các khí khác như CO, SO2 và Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 36 TT Các mục tiêu phát triển & các biện pháp được đề xuất Chất lượng không khí Phát triển sản xuất xi măng thành một trong số các ngành công nghiệp mạnh ở Việt Nam, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước. NOx sẽ gây nên tác động tiêu cực đến chất lượng không khí. - Các thông số về chất lượng không khí có thể bị tác động nhiều nhất là bụi lơ lửng. Nồng độ bụi lơ lửng ngay cạnh các nhà máy ximăng bình quân đã cao hơn quy chuẩn quốc gia. - Tác động có ảnh hưởng lớn nhất vào mùa khô. Các ảnh hưởng có liên quan đến sức khoẻ con người như đường hô hấp hay thị giác. 2 Mục tiêu phát triển #2: Sản xuất các sản phẩm xi măng có chất lượng cao, tiêu tốn nguyên liệu và năng lượng thấp, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bền vững. - Quản lý môi trường lỏng lẻo có thể gây nên rủi ro cho sức khoẻ hay an toàn của công nhân. - Nồng độ khí thải thoát ra trong môi trường rộng hơn sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật và các hệ thống quản lý từng công ty áp dụng. - Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, được cấp giấy chứng nhận ISO 14000 và được đầu tư công nghệ quan trọng, các quy trình sản xuất dường như không làm tăng đáng kể nồng độ chất lượng không khí xung quanh, ngược lại khả năng kiểm soát ô nhiễm không khí tăng lên rất nhiều. 3 Mục tiêu phát triển #3: Phát triển sản xuất xi măng nhằm tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời thu hút lực lượng lao động, tạo việc làm và nâng cao đời sống xã hội. - Việc mở rộng các mỏ khai thác đá hiện thời có thể gây nên tác động tiêu cực đến chất lượng không khí, do làm tăng bụi lơ lửng. - Nồng độ bụi lơ lửng đã cao hơn chuẩn quốc gia ở nhiều địa điểm quan trắc xung quanh các nhà máy xi măng ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển khác trong khu vực như nông lâm nghiệp, du lịch, phát triển đô thịlàm giảm nguồn thu từ các hoạt động này.. - Ở cấp độ địa phương, điều này có thể gây nên rủi ro cho sức khoẻ thợ mỏ và dân cư xung quanh - Năng lực thu hút lao động của ngành không cao, trong khi đó số người bị ảnh hưởng do mất đất canh tác hoặc bị giảm thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp lại tăng lên. 4 Mục tiêu phát triển #4: - Việc xác định cung vượt quá cầu (10%) dẫn đễn Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 37 TT Các mục tiêu phát triển & các biện pháp được đề xuất Chất lượng không khí Không đặt ra mục tiêu sản xuất xi măng để xuất khẩu, nhưng tại những thời điểm, khi sản lượng sản xuất vượt quá nhu cầu tiêu thụ thì nhà nước cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng. những hệ quả môi trường như ô nhiễm không khí gia tăng tương ứng (10%) trong hoạt động khai thác, vận chuyển và sản xuất. 70000 75000 80000 85000 90000 95000 100000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016-2020 2021-2030Giai đoạn Tấ n Bụi phương án 1 Bụi phương án 0 Hình 2.2. Diễn biến tải lượng phát thải bụi khi sản xuất xi măng theo quy hoạch 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 500000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016- 2020 2021- 2030Giai đoạn Tấ n KNK phương án 1 KNK Phương án 0 Hình 2.2. Diễn biến tải lượng phát thải khí nhà kính khi sản xuất xi măng theo quy hoạch (phương án 1 là phương án thực hiện quy hoạch) Nguồn: Báo cáo ĐMC quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, Viện Vật liệu xây dựng, 2010 Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 38 Tác động của các đề xuất khác nhau đến mỗi xu hướng cơ sở sau đó có thể được tóm tắt lại bằng cách mô tả các kịch bản cho các trường hợp xấu nhất và tốt nhất của các xu hướng biến đổi tương lai khi thực hiện quy hoạch. Xây dựng các kịch bản phát triển Để cân nhắc và đánh giá các vấn đề môi trường liên quan đến QHPTCN, hợp lý nhất và hiệu quả nhất là so sánh một vài kịch bản phát triển có ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường. Việc xác định và lựa chọn các phương án thực hiện này cần thiết sự phối hợp chặt chẽ giữa nhóm tư vấn ĐMC và nhóm tư vấn lập quy hoạch để tính toán và dự báo được đầy đủ các thông số liên quan đến từng kịch bản. Đối với QHPTCN, xem xét và so sánh các kịch bản khác nhau phục vụ mục đích đánh giá xu thế diễn biến môi trường thường được lựa chọn từ các phương án sau đây: - Phương án điều chỉnh tốc độ phát triển công nghiệp (phát triển “nóng” và phát triển bền vững); - Phương án điều chỉnh vị trí phát triển công nghiệp (tại các khu vực ưu tiên bảo vệ hoặc tại khu vực đã quá tải môi trường); - Phương án liên quan đến quy hoạch hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn tập trung (có quy hoạch và không có quy hoạch). Thông thường việc đánh giá tác động và dự báo xu hướng diễn biến môi trường sẽ dựa trên kịch bản “xấu nhất” (trường hợp được coi là sẽ có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến môi trường) và kịch bản “tốt nhất”. Đánh giá độ tin cậy của các kết quả ĐMC Hầu hết các ĐMC đều có những hạn chế tự nhiên về độ tin cậy ở một số khía cạnh nào đó, có thể là do thiếu dữ liệu hoặc do những hạn chế của bản thân các công cụ và phương pháp được sử dụng. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng sự không chắc chắn của các kết quả đánh giá cần được hiểu và nhận biết một cách đúng đắn, cũng như mức độ ảnh hưởng tới độ tin cậy của các nhận định đưa ra phải được khẳng định rõ ràng và thảo luận cụ thể với cơ quan lập quy hoạch. Tất cả những điều này cũng cần được nêu rõ trong báo cáo ĐMC. 2.3.7. Đề xuất các giải pháp tổng thể bảo vệ và cải thiện môi trường và xây dựng chương trình giám sát môi trường Yêu cầu: Cung cấp thông tin tổng hợp về tất cả các cơ hội giảm nhẹ các tác động bất lợi tới môi trường của QHPTCN cho các nhà hoạch định chính sách xem xét và đưa vào trong nội dung quy hoạch. Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 39 Luật Bảo vệ môi trường 2005 yêu cầu ĐMC phải được chuẩn bị đồng thời với việc hình thành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để cung cấp cơ hội gắn kết tốt nhất những mối quan tâm về môi trường trước khi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt. Cần lưu ý rằng mỗi giải pháp đề xuất phải được giải thích về sự phù hợp với từng nội dung của quy hoạch. Bảng 2.11 đưa ra ví dụ về một số giải pháp giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện QHPTCN. Bảng 2.11. Một số giải pháp giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp VKTTĐ miền Trung TT Giải pháp Nội dung Dự kiến kết quả 1 Phương hướng chung 1.1 Quy hoạch bố trí các khu công nghiệp - Không bố trí thêm các KCN ở miền duyên hải - Quy hoạch phát triển công nghiệp ở các huyện trung du, miền núi - Gắn kết các quy hoạch phát triển các ngành kinh tế với nhau 1.2 Xem xét tính liên tỉnh, liên vùng trong phát triển công nghiệp - - Giảm tải đối với vùng biển ven bờ Đà Nẵng – Thừa Thiên – Huế 1.3 Lựa chọn phát triển các ngành nghề sản xuất phù hợp và quy hoạch phân khu trong KCN - - Không đầu tư các ngành công nghiệp ô nhiễm - Phân tách các cơ sở sản xuất có đặc tính môi trường sản xuất khác nhau 1.4 Quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp - Quy hoạch 2 khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại: một khu xử lý dùng chung cho 3 tỉnh/thành: Thừa Thiên – Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, một khu dùng chung cho 2 tỉnh: Quảng Nam và Bình Định - Giải quyết vấn đề ô nhiễm do tăng lượng chất thải công nghiệp nguy hại 1.5 Điều chỉnh tốc độ phát triển công nghiệp - Giảm tốc độ phát triển KCN - Dãn tiến độ phát triển thuỷ điện - Giảm nguy cơ lãng phí sử dụng đất và thiếu vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 40 TT Giải pháp Nội dung Dự kiến kết quả KCN - Giãn giai đoạn tích nước vào hồ chứa làm cạn kiệt nguồn nước hạ lưu 2 Giải pháp về kỹ thuật 2.1 Quản lý tổng hợp nguồn nước - Quy hoạch hệ thống hồ/đập, tiến hành đánh giá tác động môi trường các công trình thuỷ điện lớn - Xử lý nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và nước thải sinh hoạt và thương mại, dịch vụ ở các khu công nghiệp, các khu đô thị và dân cư - Chấn chỉnh hoạt động khai thác nước ngầm, xây dựng hệ thống quan trắc về chất và lượng nước ngầm - Bảo vệ môi trường nước 2.2 Thoát nước và xử lý nước thải - Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh mương thoát nước và thu gom nước thải của các khu vực công nghiệp và đô thị - Quy hoạch và xây dựng các trạm xử lý nước thải công nghiệp tập trung tại tất cả các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, nước thải làng nghề - Sử dụng hợp lý tài nguyên nước ngọt, khuyến khích áp dụng công nghệ tuần hoàn sử dụng và tái sử dụng nước thải công nghiệp - Bảo vệ môi trường nước 2.3 Giảm thiểu tác động tiêu cực của các nhà máy thuỷ điện, phòng chống lũ quét, bảo vệ an toàn các KCN, các khu đô thị - Bảo đảm dòng chảy môi trường từ các công trình đập, hồ chứa cho hạ lưu - Xây dựng “cầu vượt” cho các loài cá di cư sông – biển, phát triển nuôi cá trong hồ chứa một cách hợp lý - Nghiên cứu khả thi thành lập khu - Điều chỉnh chế độ thuỷ văn, giảm thiểu tác động tiêu cực (lũ lụt, hạn hán, ) - Tăng độ che phủ thực vật, bảo vệ hệ Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 41 TT Giải pháp Nội dung Dự kiến kết quả bảo tồn thuỷ vực - Bảo vệ, phát triển thảm thực vật, phòng ngừa lũ quét và chống xói mòn sinh thái dưới nước 2.4 Áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo đảm tất cả cơ sở sản xuất đều có hệ thống xử lý khí thải - - Bảo vệ môi trường không khí 2.5 Quy hoạch hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn - Mở rộng và nâng cấp các bãi rác hiện hữu, áp dụng quy trình công nghệ chôn lấp chất thải theo đúng tiêu chuẩn bãi rác hợp vệ sinh - Quy hoạch các bãi rác mới phục vụ nhu cầu xử lý rác thải đô thị và công nghiệp - Quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp nguy hại cho toàn vùng, xây dựng các khu liên hợp xử lý chất thải rắn cấp vùng - Quy hoạch các điểm trung chuyển rác và đường vận chuyển đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường cho khu vực xung quanh - Vệ sinh môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng 2.6 Xây dựng hệ thống hạ tầng, phát triển cây xanh và tổ chức quản lý phòng chống sự cố môi trường trong các khu công nghiệp - Quy hoạch xây dựng công trình dân sinh, kinh tế hợp lý cho các vùng thường xuyên ngập lụt - Nghiên cứu giải pháp đắp đê ngăn lũ, ngăn mặn đối với các KCN - Trồng rừng ven biển chống xâm thưc, chống cát bay và xói lở; xây dựng hệ thống kè bờ biển một cách hợp lý - Di chuyển các kho xăng dầu ven biển vào sâu trong đất liền, xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt công tác phòng chống, ứng cứu sự cố tràn - Phòng chống, ứng cứu có hiệu quả các sự cố rủi ro Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 42 TT Giải pháp Nội dung Dự kiến kết quả dầu 3 Giải pháp về quản lý 3.1 Giải pháp về thể chế - Ban hành và hoàn thiện các quy chế bảo vệ môi trường công nghiệp/khu công nghiệp - Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững 3.2 Tổ chức quản lý - Quản lý tổng hợp vùng lưu vực sông - Quản lý môi trường biển ven bờ - Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững Nguồn: ĐMC thí điểm quy hoạch phát triển công nghiệp VKTTĐ miền Trung, 2007 Định hướng nội dung ĐTM cho các dự án thành phần Tất cả các QHPTCN đều được triển khai bởi các dự án cụ thể. Các dự án đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sẽ cần phải thực hiện ĐTM theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP và Thông tư 08/2006/TT-BTNMT, tuỳ thuộc quy mô, phạm vi và lĩnh vực của từng dự án sẽ phải thực hiện ĐTM với các mức độ khác nhau. . Tuy nhiên, cần đề xuất khung nội dung ĐTM đối với các dự án cần đặc biệt lưu ý nhằm cung cấp cơ hội để công tác đánh giá môi trường tiếp theo được thực hiện hiệu quả hơn. Đó là các dự án: - Ngành công nghiệp điện - nước, đặc biệt công trình mang tính đặc thù như công trình xây dựng đập, hồ thuỷ điện (tác động nhiều tới các kiểu HST sông, suối, rừng trong cảnh quan thiên nhiên vùng rừng, núi - nơi có mức đa dạng sinh học cao nhất); - Ngành công nghiệp hoá chất, đặc biệt công trình hoá dầu, các sản phẩm từ dầu (tác động nhiều tới môi trường sống và cảnh quan thiên nhiên vùng ven biển); - Ngành sản xuất, xi măng, vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản (liên quan tới việc khai thác các dạng tài nguyên không tái tạo, làm thay đổi địa mạo, biến đổi cơ bản các HST núi đá, vùng cát ven biển, lòng sông...). Các vấn đề môi trường cần ưu tiên khi lập báo cáo ĐTM các dự án nêu trên: - Tải lượng chất bẩn lên các thành phần môi trường, tác động tổng hợp và và sức chịu tải của môi trường không khí, nước, đất, tại các khu vực: vùng ven biển, hạ lưu các sông, cửa sông, biển, các khu vực đông dân cư và tập trung các khu công nghiệp liền kề, các trục đường giao thông chính; - Thứ tự ưu tiên khi đầu tư phát triển các KCN và thu hút đầu tư, tránh tình trạng quy hoạch treo, lãng phí nguồn lực; Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 43 - Các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động theo đăng ký của các cơ sở trong và ngoài KCN, CCN. Giám sát môi trường và tiếp tục ĐMC (SEA follow-up) Chương trình quản lý và giám sát môi trường đối với các dự án QHPTCN phải được xây dựng và thực hiện trong suốt quá trình triển khai quy hoạch nhằm quản lý, đánh giá, điều chỉnh và cải thiện các nội dung có tác động đến môi trường. Tuỳ thuộc QHPTCN ở quy mô nào (quốc gia, vùng), cấp quản lý tương ứng sẽ tổ chức và vận hành hệ thống quản lý môi trường để gắn kết các quyết định về môi trường trong mọi hoạt động, đảm bảo thúc đẩy sự cải thiện liên tục chất lượng môi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Để đảm bảo đạt được hiệu quả mong muốn cần thực hiện lồng ghép chương trình quản lý và giám sát môi trường vào chương trình tổng thể giám sát thực hiện đề xuất trong quy hoạch. Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhóm tư vấn ĐMC và nhóm tư vấn lập quy hoạch là điều kiện tiên quyết cho thực hiện lồng ghép này. Dựa trên các nội dung của QHPTCN và các vấn đề môi trường liên quan, chương trình quản lý và giám sát môi trường được xây dựng để thực hiện các các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Thực hiện chiến lược giảm thiếu các tác động bất lợi đến môi trường do thực hiện quy hoạch. - Thực hiện chương trình giám sát và đánh giá môi trường, bao gồm giám sát chất lượng môi trường và đánh giá hiệu quả ĐMC . - Điều chỉnh quy hoạch và các biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường. - Thực hiện truyền thông, giáo dục nâng cao nhân thức của các bên liên quan và của toàn cộng đồng. Tổ chức thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường sẽ được xây dựng trên các nguyên tắc: - Đảm bảo vai trò chỉ đạo và điều phối các vấn đề môi trường toàn vùng lãnh thổ thực hiện quy hoạch. - Đảm bảo sự liên kết và phối hợp giữa các địa phương và các cơ quan liên quan. - Đảm bảo năng lực về con người, kinh phí và thiết bị. Một văn bản phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện sẽ được xây dựng bao gồm các nội dung sau; Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 44 - Cơ chế quản lý và thực hiện (bao gồm các văn bản pháp quy, thoả thuận pháp lý, kế hoạch tổng thể, kế hoạch địa phương, hệ thống quản lý môi trường và đánh giá môi trường); - Vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý các cấp cũng như của các tổ chức khác; - Dự trù nhân lực và kinh phí; - Khung thời gian thực hiện; và - Chiến lược truyền thông. Chương trình giám sát và đánh giá Chương trình giám sát và đánh giá môi trường cho phép các tác động môi trường quan trọng thực tế trong việc triển khai QHPTCN được kiểm tra lại so với dự đoán. Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ đảm bảo rằng bất cứ vấn đề nào xuất hiện trong quá trình triển khai, dù đã được dự báo trước hoặc không được dự báo trước, đều có thể được xác định và rút kinh nghiệm cho các dự đoán lập trong tương lai sẽ chính xác hơn. Về nguyên tắc, chương trình giám sát và đánh giá môi trường trong quá trình thực hiện QHPTCN sẽ bao gồm các hoạt động quan trắc (monitoring) và kiểm toán (auditing), nhằm thực hiện 2 mục tiêu: - Quan trắc các thành phần/điều kiện môi trường có thể bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện quy hoạch; - Kiểm toán hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường khi thực hiện quy hoạch. Các nguồn tài nguyên trong vùng liên quan đến các hoạt động phát triển công nghiệp cần phải được quan trắc và kiểm toán để xác định sớm mọi nguy cơ sử dụng không bền vững và quyết định các biện pháp điều chỉnh. Các yếu tố bền vững (được thể hiện thông qua các được các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đã được sử dụng trong quá trình ĐMC) sẽ được sử dụng trong quá trình quan trắc để xác định sự phù hợp của các dự báo và sự tuân thủ của các hoạt động thực hiện quy hoạch. Các kết quả quan trắc và kiểm toán sẽ được so sánh với các thông số ban đầu đã được sử dụng trong ĐMC để đưa ra những quyết định phù hợp cho việc tiếp tục thực hiện quy hoạch. Để thực hiện mục tiêu cung cấp các thông tin cơ sở nhằm điều chỉnh các nội dung QHPTCN theo hướng bền vững, các hoạt động quan trắc và kiểm toán cần được tiến hành từ tháng thứ 6 sau khi bắt đầu thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt. Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 45 Quan trắc chất lượng môi trường được thực hiện nhằm cung cấp các cơ sở dữ liệu và thông tin về chất lượng môi trường của vùng lãnh thổ thực hiện quy hoạch cho công tác kiểm toán đánh giá hiệu quả ĐMC trong quá trình thực hiện các hoạt động sử dụng đất theo quy hoạch. Hộp 2.2. dưới đây là một ví dụ về theo dõi, dự báo và cảnh báo những biến đổi của môi trường trắc trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển xi măng: Hộp 2.2. Chương trình theo dõi, dự báo và cảnh báo những biến đổi của môi trường trong quá trình triển khai quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến 2030 Giám sát môi trường không khí * Nội dung giám sát: - Quan trắc chất lượng môi trường nền - Quan trắc môi trường sản xuất, khí thải tại các dự án đã triển khai - Quan trắc ô nhiễm không khí tại các khu dân cư lân cận của dự án. * Các thông số cần quan trắc: - Bụi, SO2, NOx, CO. * Tần suất giám sát: - Quan trắc môi trường nền: Thực hiện 1 lần trước khi thực hiện quy hoạch - Quan trắc diễn biến môi trường: Thực hiện định kỳ 1 – 2 lần/năm. Đột xuất khi có sự cố, kiểm tra. Giám sát môi trường nước * Nội dung giám sát: - Hệ thống sông hồ quanh khu vực dự án - Nước thải sinh hoạt và sản xuất * Các thông số giám sát: - Các chỉ tiêu hóa lý - Các chất hữu cơ (BOD5, COD, DO) - Các chất dinh dưỡng (Tổng N, tổng P, sunphat), ô nhiễm do vi sinh (coliform). * Tần suất giám sát: - Quan trắc môi trường nền: thực hiện 1 lần trước khi thực hiện quy hoạch - Quan trắc diễn biến môi trường: thực hiện định kỳ 1 – 2 lần/năm. Đột xuất khi có sự cố, kiểm tra. Giám sát đa dạng sinh học * Nội dung giám sát: - Quan trắc số loài theo định kỳ. * Tần xuất giám sát : - 1 năm một năm một lần. Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 46 Kiểm toán đánh giá hiệu quả của ĐMC Trong phương pháp luận của quốc tế về ĐMC thường sử dụng thuật ngữ “SEA follow- up” – “tiếp tục ĐMC” để chỉ các hoạt động đánh giá hiệu quả của ĐMC. Đánh giá hiệu quả ĐMC là những hoạt động do cơ quan lập dự án chiến lược/quy hoạch/kế hoạch và cơ quan quản lý môi trường phối hợp tiến hành nhằm đảm bảo rằng quá trình ĐMC được tiến hành phù hợp với các mục tiêu của quy hoạch và ngăn chặn việc xảy ra các hậu quả không mong muốn về mặt môi trường. Như vậy, “tiếp tục ĐMC” bao gồm các hoạt động: 1) giám sát và đánh giá các tác động xảy ra trong thực tế; và 2) đề xuất thực hiện bổ sung các biện pháp quản lý và giảm thiểu các tác động này. Việc đánh giá hiệu quả ĐMC được thực hiện thông qua biện pháp kiểm toán cho phép kiểm tra và so sánh các tác động môi trường xảy ra trong thực tế với các tác động đã dự đoán. Việc kiểm toán cần được thực hiện để bảo đảm rằng bất cứ vấn đề nào xuất hiện trong quá trình triển khai, dù đã được dự báo trước hoặc không được dự báo trước, đều có thể được xác định và trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị giúp các dự đoán trong tương lai sẽ chính xác hơn. Giám sát và đánh giá tiến độ các mục tiêu và mục đích là một phần quan trọng của cơ chế phản hồi của quá trình ra quyết định. Các kết quả giám sát và đánh giá được phản hồi đến các cơ quan có thẩm quyền sẽ giúp cung cấp các thông tin thích đáng hơn và có thể sử dụng để xác định chính xác hơn các tác động và biện pháp giải quyết, do đó sẽ đưa ra quyết định khả thi và có hiệu lực hơn. Như vậy, sau khi QHPTCN được phê duyệt cần thiết thực hiện chương trình quan trắc và thẩm định tiếp theo để kiểm tra hiệu quả của quá trình ĐMC. Đồng thời, việc đánh giá hiệu quả ĐMC của QHPTCN cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu thứ 2 quan trọng hơn là tiếp tục đưa ra những khuyến nghị về việc thay đổi, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Thông thường sau 6 tháng kể từ khi bắt đầu thực hiện quy hoạch, cơ quan được giao trách nhiệm xây dựng quy hoạch (Bộ Công thương) sẽ tiến hành đánh giá để xác định và điều chỉnh các vấn đề lộ diện rõ nhất. Sau đó, việc xem xét lại quy hoạch sẽ được thực hiện trên cơ sở các kết quả quan trắc và thẩm định định kỳ 2-4 lần/năm. Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện các nội dung sau đây: - Thẩm định giá trị pháp lý và tính hiệu lực của các dự báo tác động và các kết luận đánh giá; - Thẩm định hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tăng cường tác động tích cực đã đề xuất; - Xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của quy hoạch và phạm vi ảnh hưởng của các kết quả thực hiện; Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 47 - Đánh giá sự bền vững của các kết quả đạt được, trong đó lưu ý đến hệ quả xoá đói giảm nghèo; - Đề xuất các sự thay đổi cần thiết để tăng cường lợi ích xã hội và môi trường của việc thực hiện quy hoạch; - Các bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình ĐMC. Để thực hiện các nội dung trên, một số câu hỏi sẽ được soạn thảo để định hướng cho việc giám sát hoặc sử dụng để xây dựng phiếu điều tra, ví dụ như: • Những dự đoán về đánh giá tác động của môi trường đã chính xác chưa? • Quy hoạch có đóng góp cho việc đạt các mục tiêu, mục đích về môi trường như mong muốn hay không? • Các biện pháp giảm nhẹ có được thực thi đúng dự kiến hay không? • Có tồn tại các tác động tiêu cực nào về môi trường hay không? Chúng có nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được không? hoặc • Biện pháp xử lý có đạt yêu cầu hay không? Giám sát và đánh giá ĐMC có thể và cần thiết gắn liền với việc biên soạn thông tin cơ sở cho các kế hoạch và dự án sẽ được triển khai trong khuôn khổ QHPTCN, đồng thời chuẩn bị các dữ liệu cần thiết phục vụ ĐTM của các dự án/kế hoạch này. Để thực hiện thành công các mục tiêu nêu trên cần phân định rõ vai trò kết hợp và điều phối các hoạt động của hệ thống quan trắc, các chỉ số quan trắc, phương pháp quan trắc, thủ tục điều chỉnh chính sách định kỳ cũng như công tác nâng cao năng lực và truyền thông đại chúng. 2.3.8. Soạn thảo báo cáo ĐMC và trình nộp thẩm định tại các cơ quan có thẩm quyền Về nguyên tắc, ĐMC phải được tiến hành trong quá trình chuẩn bị QHPTCN và phải hoàn thành trước khi thông qua. Kết quả ĐMC cần được ghi lại trong một bản báo cáo ĐMC thống nhất và là một phần không tách rời của quy hoạch đề xuất. Báo cáo ĐMC vì vậy được gắn liền với bản thảo quy hoạch khi trình phê duyệt, tuy nhiên vẫn luôn đảm bảo độc lập để có thể xem xét lại. Thông tin xây dựng báo cáo ĐMC được phát triển từ kết quả thực hiện các bước ĐMC như đã nêu ở phần trên. Các thông tin cần bổ sung trong giai đoạn biên soạn báo cáo ĐMC là: - Tóm lược những kết luận chính của ĐMC và các vấn đề nổi bật cần được những người có thẩm quyền liên quan xem xét Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 48 - Khái quát tổng thể các nhận xét, đề nghị, phát hiện do các chuyên gia ĐMC xác lập và xem xét trong quá trình lập quy hoạch - Khái quát và phân tích những nhận xét thu thập từ những bên liên quan trong quá trình ĐMC. Cấu trúc bản báo cáo ĐMC bao gồm các nội dung sau đây (theo quy định của Thông tư 05/2008/TT-BTNMT): Hộp 2.3. Nội dung được đề xuất trong báo cáo ĐMC Các nội dung nêu trong bảng dưới đây là được trích dẫn từ Thông tư số 05/2008/TT- BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về ĐMC, ĐTM và cam kết bảo vệ Môi trường. MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của QHPTKTXH 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐMC 3. Tổ chức thực hiện ĐMC • Mối liên kết giữa quá trình lập dự án và quá trình thực hiện ĐMC, trong đó nêu rõ quá trình thực hiện ĐMC được gắn kết như thế nào với quá trình lập dự án • Việc tổ chức, cách thức hoạt động của nhóm ĐMC do chủ dự án thành lập; • Danh sách những người trực tiếp tham gia trong quá trình ĐMC; • Quá trình làm việc của nhóm ĐMC với nhóm QHPTKTXH. Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 1.1. Cơ quan chủ dự án 1.2. Mô tả tóm tắt dự án 1.3. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC và các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án: 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC Phạm vi không gian, trong đó chỉ rõ những vùng lãnh thổ cần nghiên cứu trong ĐMC. Phạm vi thời gian cần nghiên cứu trong ĐMC. 1.3.2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án: • Nêu rõ các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án cần xem xét trong ĐMC. • Nêu rõ các mục tiêu môi trường liên quan đến các vấn đề môi trường đã xác định ở trên. Chương 2: MÔ TẢ DIỄN BIẾN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 49 2.1. Mô tả tóm tắt điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu: • Điều kiện về địa lý, địa chất • Điều kiện về khí tượng – thuỷ văn • Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên • Điều kiện về kinh tế • Điều kiện về xã hội • Mô tả diễn biến trong quá khứ của các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án 2.2. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án trong trường hợp không thực hiện dự án (Phương án 0): xác định các yếu tố có thể tác động đến xu hướng của các vấn đề môi trường (như các quy hoạch phát triển khác, các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai, các động lực thị trường, sự biến đổi khí hậu ), dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường do tác động của các yếu tố này Chương 3: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN 3.1. Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của dự án và các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường: • Đối với các quan điểm, mục tiêu đặt ra của dự án với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường đã được các cấp, các ngành xác lập trong các văn bản chính thống có liên quan, như: nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; và các văn bản chính thống có liên quan khác. • Dự báo sự tác động, ảnh hưởng của các quan điểm, mục tiêu của dự án đến các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường liên quan trong văn bản nêu trên. 3.2. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất: đánh giá tác động đến môi trường của các phương án phát triển đề xuất và đưa ra khuyến nghị về điều chỉnh, bổ sung và lựa chọn phương án phát triển dựa trên quan điểm về bảo vệ môi trường. 3.3. Dự bán xu hướng các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện dự án: • Đánh giá tác động tích lũy của dự án đối với từng vấn đề môi trường liên quan: • Chỉ rõ các thành phần của dự án (ví dụ như các quy hoạch thành phần, các dự án, các hoạt động ) có tác động đáng kể đến vấn đề môi trường liên quan. • Đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến vấn đề môi trường liên quan: xác định rõ đối tượng chịu tác động, phạm vi không gian và thời gian của tác động, đặc tính tác động, xác suất, khả năng đảo ngược của tác động; dự báo xu hướng của vấn đề môi trường do tác động của thành phần dự án này. • Đánh giá tác động tích lũy của toàn bộ dự án đến vấn đề môi trường liên quan và dự báo xu hướng của vấn đề môi trường do tác động tích lũy của toàn bộ dự Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 50 án. Chương 4: THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH ĐMC 4.1. Tổ chức việc tham vấn các bên liên quan trong quá trình ĐMC: Nêu rõ việc tham vấn các bên liên quan đã được thực hiện ở các bước nào trong quá trình ĐMC, mục đích tiến hành tham vấn, đối tượng tiến hành tham vấn, phương pháp tham vấn. 4.2. Kết quả tham vấn các bên liên quan: Nêu rõ kết quả của quá trình tham vấn các bên liên quan trong từng bước thực hiện ĐMC, như các thông tin thu thập được, các ý kiến đóng góp (bao gồm cả các ý kiến nhất trí và phản đối), các kiến nghị của các bên liên quan; nêu rõ việc các ý kiến, kiến nghị của các bên liên quan đã được nhóm ĐMC và cơ quan chủ dự án tiếp thu như thế nào trong quá trình thực hiện ĐMC và lập dự án. Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU, CẢI THIỆN VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện đối với dự án: • Mô tả các đề xuất về điều chỉnh, tối ưu hóa các mục tiêu, định hướng và phương án phát triển; • Mô tả các đề xuất về điều chỉnh, tối ưu hóa các phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất; • Mô tả các đề xuất về điều chỉnh, tối ưu hóa các dự án thành phần, hoạt động cụ thể trong dự án (ví dụ, các phương án thay thế, địa điểm, quy mô, tiến độ thời gian của các dự án thành phần, hoạt động phát triển được đề xuất); • Mô tả các đề xuất điều chỉnh, tối ưu hóa các giải pháp, phương án tổ chức thực hiện dự án; • Mô tả các đề xuất về các biện pháp giảm thiểu đối với những tác động tiêu cực không thể tránh được của các dự án thành phần, hoạt động của dự án; • Mô tả các định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án thành phần trong dự án, trong đó chỉ ra những vấn đề môi trường cần lưu ý, những vùng, ngành/lĩnh vực nào cần phải được quan tâm về ĐTM trong quá trình xây dựng các dự án thành phần; lý do chủ yếu; • Mô tả các đề xuất thay đổi đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khác có liên quan. 5.2. Chương trình quản lý, giám sát môi trường: Đề xuất chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án, trong đó chỉ rõ hoặc đề xuất về: • Nội dung giám sát, các thông số/chỉ thị giám sát, địa điểm, trách nhiệm giám sát, cách thức thực hiện, nguồn lực cần thiết. • Cách thức phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện. Hướng dẫn kỹ thuật Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp 51 • Chế độ báo cáo trong quá trình thực hiện. Chương 6: CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU 6.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu: • Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo • Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tự tạo lập 6.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐMC: • Danh mục các phương pháp sử dụng • Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng 6.3. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá: Nhận xét khách quan về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá về các tác động có khả năng xảy ra, xu hướng biến đổi lớn của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kiểm tra – xã hội khi triển khai dự án và khi không triển khai dự án. Đối với những vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu lý do khách quan và lý do chủ quan (thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; thiếu phương pháp; độ tin cậy của phương pháp có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ ĐMC có hạn; các nguyên nhân khác) KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Về hiệu quả của ĐMC đối với quá trình lập dự án: Mô tả các đề xuất, kiến nghị của nhóm ĐMC và của các bên liên quan khác (thông qua quá trình tham vấn) đã được cơ quan chủ dự án tiếp thu và thể hiện bằng việc điều chỉnh, bổ sung nội dung của dự án. Mô tả các đề xuất, kiến nghị chưa được cơ quan chủ dự án tiếp thu, giải thích lý do. 2. Về mức độ tác động xấu đối với môi trường: Kết luận về mức độ tác động xấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhuongdan_dmc_qhptcn_0255_2194666.pdf
Tài liệu liên quan