Hướng dẫn cài đặt windows server 2003

Tài liệu Hướng dẫn cài đặt windows server 2003: Hướng dẫn Cài đặt Windows Server 2003 Bạn có thể cài đặt Win2k3 chạy được trên 01 máy có tốc độ 266MHz, nhưng để đảm bảo việc xử lý bạn nên sử dụng máy có tốc độ ít nhất là 1 GHz. Dĩ nhiên, 2GHz hoặc có nhiều hơn nữa thì càng tốt. Nhưng 1Ghz cũng đủ rồi, miễn là bạn có nhiều RAM. Sau đây là bài hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh quá trình cài đặt, bên cạnh đó chúng ta cũng cần tìm hiểu cấu hình tối thiểu cho HĐH này . I - Các yêu cầu về hệ thống Bạn có thể cài đặt Win2k3 chạy được trên 01 máy có tốc độ 266MHz, nhưng để đảm bảo việc xử lý bạn nên sử dụng máy có tốc độ ít nhất là 1 GHz. Dĩ nhiên, 2GHz hoặc có nhiều hơn nữa thì càng tốt. Nhưng 1Ghz cũng đủ rồi, miễn là bạn có nhiều RAM. 1 - Nhu cầu về CPU : Bạn có thể cài đặt Win2k3 chạy được trên 01 máy có tốc độ 266MHz, nhưng để đảm bảo việc xử lý bạn nên sử dụng máy có tốc độ ít nhất là 1 GHz. Dĩ nhiên, 2GHz hoặc có nhiều hơn nữa thì càng tốt. Nhưng 1Ghz cũng đủ rồi, miễn là bạn có nhiều RAM. 2 - Nhu cầu về RA...

pdf12 trang | Chia sẻ: Khủng Long | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn cài đặt windows server 2003, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn Cài đặt Windows Server 2003 Bạn có thể cài đặt Win2k3 chạy được trên 01 máy có tốc độ 266MHz, nhưng để đảm bảo việc xử lý bạn nên sử dụng máy có tốc độ ít nhất là 1 GHz. Dĩ nhiên, 2GHz hoặc có nhiều hơn nữa thì càng tốt. Nhưng 1Ghz cũng đủ rồi, miễn là bạn có nhiều RAM. Sau đây là bài hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh quá trình cài đặt, bên cạnh đó chúng ta cũng cần tìm hiểu cấu hình tối thiểu cho HĐH này . I - Các yêu cầu về hệ thống Bạn có thể cài đặt Win2k3 chạy được trên 01 máy có tốc độ 266MHz, nhưng để đảm bảo việc xử lý bạn nên sử dụng máy có tốc độ ít nhất là 1 GHz. Dĩ nhiên, 2GHz hoặc có nhiều hơn nữa thì càng tốt. Nhưng 1Ghz cũng đủ rồi, miễn là bạn có nhiều RAM. 1 - Nhu cầu về CPU : Bạn có thể cài đặt Win2k3 chạy được trên 01 máy có tốc độ 266MHz, nhưng để đảm bảo việc xử lý bạn nên sử dụng máy có tốc độ ít nhất là 1 GHz. Dĩ nhiên, 2GHz hoặc có nhiều hơn nữa thì càng tốt. Nhưng 1Ghz cũng đủ rồi, miễn là bạn có nhiều RAM. 2 - Nhu cầu về RAM : Nếu là File và Print server đơn giản chỉ cần 256MB RAM thì có thể chạy ổn. Nhưng một máy chạy SQL server, Exchange, IIS và những thứ tương tự cần vài GB RAM thì mới chạy tốt. Tốt nhất là bạn nên dùng tối thiểu 1GB RAM cho mỗi server và dĩ nhiên nếu có hơn nữa càng tốt. Một vấn đề đặt ra là nếu có nhiều bộ nhớ có nghĩa là có nhiều nơi trong bộ nhớ có thể bị hỏng hóc, vì thế bạn cần phải sử dụng bộ nhớ EEC (Error-Correcting Code). Parity check là một mớ mạch điện được gắn vào các hệ thống bộ nhớ của máy PC trong những năm 1980 với trách nhiệm giám sát bộ nhớ và phát hiện những sự thất thoát dữ liệu trong RAM của máy. Những sự cố tĩnh điện, các biến động điện thế đột ngột, những phóng xạ cực thấp từ bản thân chip nhớ cũng có thể làm dữ liệu trong bộ nhớ bị hư hại hoặc làm thất thoát dữ liệu. Đây là các sự cố ngẫu nhiên. Các chip nhớ đôi khi sinh ra một lượng phóng xạ nhỏ và ngẫu nhiên lượng phóng xạ này đi qua một ô nhớ làm đó làm cho bit nhớ đó có thể bị đảo ngược từ 0 sang 1 hoặc ngược lại. Thông thường, khi bị lỗi như thế máy hiện thông báo “A parity error” thay vì “A memory error” và caq1c PC có bộ nhớ parity thường được thiết kế để đơn giản là tắt máy khi phát hiện lỗi bằng phương pháp kiểm tra chẵn lẻ. Kể từ bộ vi xử lý hiện đại (từ PII trở về sau, bao gồm cả Xeon, Celeron, K6-2 và PIII, PIV, Duron, Athlon, ) được cải tiến thực hiện ECC. Khi phát hiện lỗi, EEC sẽ nhận ra vấn đề này và nó tự động chỉnh (correct), sửa chữa chúng lại cho đúng. Một số PC sử dụng bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên đồng bộ SDRAM (Synchronous dynamic random access memory) dạng 64 bit hoặc 72 bit. Khi mua các loại này bạn nên chọn mua RAM EEC thay vì Ram non-EEC. Bạn nên vào BIOS Setup để mở tính năng EEC vì một số máy không mặc định mở tính năng này. 3 - Yêu cầu về dung lượng đĩa cứng : Một bản Win2k3 cơ bản nhất chiếm khỏang 1.5GB dung lượng đĩa cứng. Như vậy, đề cài thêm các phần mềm khác trên server, tôi khuyên bạn nên chia tối thiểu 8GB hoặc 10GB dung lượng đĩa cứng chứa hệ điều hành và các phần mềm chạy trên server. 4/- Chuẩn bị phần cứng : Bạn có thể tham khảo Danh sách phần cứng tương thích (Hardware Compatibility List – HCL) trên đĩa CD cài đặt hoặc trên wbsite ftp://ftp.microsoft.com/services/whql/HCL Tất cả các thiết bị phần cứng của bạn nên có trong danh sách này. Bất cứ thứ gì không có trên danh sách đều có thể sinh ra vấn đề, từ những hỏng hóc ứng dụng cho đến những cuộc đỗ vỡ hệ thống (system crash) và có thể không cài đặt được. Vì nếu không có trong danh sách trên, bạn phải tốn thời gian tìm driver cho nó, nếu như tìm được driver thì driver này chưa chắc chạy ổn định vì Microsoft chưa thử nghiệm. Khi đó bạn mang cả hệ thống của mình ra thự nghiệm. Sau khi đã mua các thiết bị phần cứng bạn nên kiểm tra xem nó làm việc được và có tương thích với nhau hay không. Trong suốt quá trình cài đặt, trình Setup của Win2k3 sẽ xem xét, kích hoạt, định cấu hình từng thiết bị phần cứng mà nó tìm thấy. Đây là lúc các thiết bị Plug and Play (PnP) được thử thách. Nếu mọi thứ trong máy bạn đều đúng là Plug and Play thì quá trình này sẽ kết thúc không gặp vấn đề gì nhưng nếu phát hiện 1 thiết bị đời cũ nào không có tên trong HCL bạn sẽ gặp vấn đề kể cả việc cài đặt thất bại hoàn toàn. 5/- Chuẩn bị BIOS : Tốt nhất bạn nên sử dụng tất cả các thiết bị có chức năng Plug ang Play. Trường hợp bạn có một thiết bị đời cũ, phi PnP vào hệ thống của bạn, vấn đề có thể xảy ra như sau : Giả sử thiết bị phi PnP là một card điều hợp mạng ISA cũ đã được ấn định chết bên trong nó dùng ngắt 10, khi các thiết bị PnP của bạn được đưa vào hoạt động, có thể trong số đó đòi khởi động trên ngắt 10, không biết rằng card ISA đời cũ kia cũng đồng thời đòi hỏi ngắt 10. Ngay khi driver của nó khởi động, card ISA này sẽ đụng độ ngay với thiết bị PnP này. Như vậy bạn nên định cấu hình trong phần Plug and Play BIOS Settings để chừa riêng ngắt 10 dành cho 1 card phi PnP. Vấn đề đặt ra là làm sao để bạn biết thiết bị phi PnP sử dụng ngắt 10 ? Có thể thiết bị PnP có 1 đĩa cấu hình, có tác dụng lập trình để nó sử dụng những thiết định riêng nào đó, có thể có những jumper để chọn ngắt ngay trên thiết bị. Khó khăn nhất là bạn khó xác định nó dùng tài nguyên hệ thống (nắt, địa chỉ I/O, kênh DMA, ) nào ? Trong trường hợp này, bạn cần sử dụng một chương trình phân tích phầnc ứng ở mức DOS để nhận diện các tài nguyên đang được thiết bị đó sử dụng. Các bo mạch phi PnP không quan tâm đến BIOS, chúng thản nhiên sử dụng các ngắt đã được dành riêng cho chúng còn các bo mạch PnP khởi động nếu định dùng các ngắt đã được BIOS quy định dành riêng cho phi PnP thì chúng sẽ bị từ chối và chúng phải chọn ngắt khác cho riêng mình. Các thủ tục để dành riêng tài nguyên thông qua BIOS thông thường sẽ cho phép tất cả các thiết bị làm việc hòa hợp với nhau. Trường hợp ngược lại, bạn nên gỡ bỏ tất cả các thiết bị phi PnP ra khỏi máy trước khi bắt đầu cài đặt. Sau khi cài đặt thành công, bạn mới gắn các thiết bị này vào. 6 - Chia phân khu đĩa : Việc dự trù cho cách chia phân khu đĩa là việc nhìn xa trông rộng của quy trình cài đặt dẫu cho Win2k3 cung cấp một số tính năng tiên tiến để quản lý các phân khu đĩa sau khi cài đặt nhưng những gì quyết định trước khi cài đặt hầu như chắc chắn sẽ gắn chặt trong suốt quá trình hoạt động của server. Như vậy khi dựng server, nên biết rõ server loại nào, nhiệm vụ của nó ? Ví dụ : xây dựng một server thành viên đơn giản chỉ phục vụ cho một số thư mục dùng chung và một vài hàng đơi in (print queue), có 2 ổ cứng SCSI dung lượng 36GB, cài đặt Win2k3 trên phân khu khoảng 10GB, còn lại khoảng 26GB chứa các thư mục dùng. Ổ đĩa còn lại 36GB dùng để backup các thư mục dùng chung mỗi ngày tùy theo nhu cầu để đảm bảo việc an toàn sữ liệu. Tuy nhiên bạn có thể làm RAID trên 2 ổ cứng này, vấn đề này sẽ được thảo luận cụ thể trong các mục sau. Nên nhớ nếu bạn dùng duy nhất 1 ổ cứng dung lượng 250GB (chuẩn SATA) thì người khác sẽ đánh giá về tầm nhìn xa trông rộng và mức độ chuyên nghiệp của bạn. Thay vì vậy, ta nên sử dụng 2 ổ cứng 120GB, vì sao thì bạn có thể suy nghĩ được mà ! 7 - Hệ thống tổ chức file : Vì tính an toàn, linh hoạt, nhanh trong các hệ thống server người ta sử dụng NTFS. Nếu trước đây bạn đã sử dụng FAT, bạn có thể dùng các phần mềm chuyển đổi hoặc dùng lệnh convert /fs:ntfs. Ghi chú : đối với các ổ cứng dùng NTFS, bạn không thể nhìn thấy nó khi boot ngoài DOS. Vấn đề này, thực sự tôi cũng không hiểu cho lắm. Một vài người giải thích vì tính an toàn của nó. Tuy nhiên hãy thử nghĩ nếu ai đó ngồi trên server của bạn dùng đĩa boot để truy xuất đĩa cứng thì sẽ không thấy như vậy mà là bảo mật ??? Nếu bạn để ai đó ngồi vào máy server và dùng đĩa boot thì bạn có một số vấn đề nghiêm trọng về an ninh rồi . Chẳng có hệ điều hành nào bảo vệ được server khỏi một cuộc tấn công vật lý cả cho dù mật khẩu của bạn tốt đến đâu nếu ai đó muốn phá hoại hệ thống mạng của bạn và có khả năng tiếp cận server thì họ không cần mật khẩu đâu ! 8 - Tên server : Nếu như cơ quan bạn chỉ có 1 server thì bạn có thể đặt tên tùy ý tuy nhiên nếu hệ thống của bạn có khoảng 5 server thì vấn đề rắc rối do đó bạn nên dự trù trước tên của server trước khi bắt đầu quá trình cài đặt sao cho dễ nhớ, khoa học. 9 - Các giao thức nối mạng : Mặc định, Win2k3 sử dụng giao thức duy nhất là TCP/IP, đồng thời cung cấp thêm IPX và AppleTalk với tính cách như những thứ thay thế cho TCP/IP. Win2k3 không cung cấp NetBEUI tuy nhiên vẫn có trên đĩa cài đặt tại thư mục \VALUEADD\MSFT\NET\NETBEUI. Việc cài đặt TCP/IP đòi hỏi phải biết rõ một vài điều về máy của bạn như : - Địa chỉ IP (IP address). - Khung lọc mạng con (Subnet mask). - Khai lộ mặc định (Default Gateway). - Server DNS ưa thích (Preferred DNS server). Hay có thể dùng DHCP để thay thế nó. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn về vấn đề này tại Bài 6 và Bài 7. 10 - Quan hệ thành viên của server : Các server sau khi được cài đặt đều là thành viên của miền (member server) chứ không phải của một workgroup. Bạn có thể thay đổi member server thành domain controller bằng chương trình có tên là DCPROMO (sẽ thảo luận trong Bài 8). 11 - Các thành phần nối mạng bổ sung : Là các dịch vụ cần bổ sung thêm chẳng hạn Internet Information Services (IIS) và DNS Server. Tuy nhiên nếu bạn thấy thực sự cần thiết và có sử dụng chúng vì khi bạn cài thêm phần mềm có nghĩa là thêm chỗ cho các lỗi ẩn núp. Tốt nhất nên tối thiểu hóa số lượng phần mềm chạy trên server. II - Qúa trình cài đặt Trên đĩa cài đặt Windows server 2003, trong thư mục I386, thực thi tập tin Winnt32.exe đối với Windows 9x, Windows NT hoặc Winnt.exe đối với các hệ điều hành khác. 1 - Giai đoạn Preinstallation : 1.1 - Cài đặt từ hệ điều hành khác : Trên đĩa cài đặt Windows server 2003, trong thư mục I386, thực thi tập tin Winnt32.exe đối với Windows 9x, Windows NT hoặc Winnt.exe đối với các hệ điều hành khác. 1.2 - Cài đặt trực tiếp từ đĩa CD Windows server 2003 : - Yêu cầu : trước khi cài đặt, bạn cần kiểm tra và cấu hình CMOS Setup lần đầu tiên khởi đồng là đĩa CD. - Các bước thực hiện : Cho đĩa setup Windows server 2003 vào ổ CD --> khởi động lại máy --> bấm 1 phím bất kỳ khi xuất hiện thông báo để boot từ CD --> thực hiện theo các hướng dẫn trên màn hình để cài đặt Windows server 2003. 1.3 - Cài đặt Windows server 2003 từ mạng : - Yêu cầu : server phải chia sẻ thư mục chứa source cài đặt Windows server 2003. - Các bước thực hiện : Khởi động máy bạn muốn cài đặt --> kết nối vào máy server và truy cập vào thư mục chứa source cài đặt Windows server 2003 --> thực thi tập tin winnt.exe hoặc win32.exe (trong thư mục I386) --> thực hiện theo hướng dẫn của chương trình cài đặt. 2 - Giai đoạn Text-Based Setup : Bao gồm các bước sau : - Cấu hình BIOS của máy để có thể khởi động từ đĩa ổ đĩa CDROM. - Cho đĩa cài đặt Windows server 2003 vào ổ đĩa CDROM và khởi động lại máy. - Khi máy khởi động từ đĩa CDROM, bấm 1 phím bất kỳ khi xuất hiện thông báo “Press any key to boot from CD ” - Nếu máy có ổ đĩa SCSI thì bấm F6 để cài đặt driver cho ổ đĩa SCSI. Hình 3.1 : Bấm F6 nếu cài đặt driver cho ổ đĩa SCSI - Chương trình cài đặt của Windows server 2003 sẽ tiến hành sao chép các tập tin và driver cần thiết cho quá trình cài đặt. Hình 3.2 : Bắt đầu quá trình cài đặt - Bấm Enter để bắt đầu quá trình cài đặt. Hình 3.3 : Bản quyền cài đặt Windows server 2003 - Bấm F8 để chấp thuận bản quyền và tiếp tục quá trình cài đặt. Hình 3.4 : Chọn partition để cài đặt Windows Server 2003 - Chọn vùng trống trên đĩa và nhấn phím C để tạo partition mới chứa hệ điều hành. Hình 3.5 : Tạo partition để chứa hệ điều hành - Nhập dung lượng partition cần tạo --> chọn Enter. Hình 3.6 : Định dạng partition chứa hệ điều hành - Định dạng partition chứa hệ điều hành theo hệ thống tập tin FAT hay NTFS, thông thường chọn Format the partition using the NTFS file system (Quick). Hình 3.7 : Sao chép các tập tin của hệ điều hành vào partition đã chọn - Quá trình cài đặt sẽ sao chép các tập tin của hệ điều hành vào partition đã chọn. Sau quá trình này, hệ thống sẽ khởi động lại và chuyển sang giai đoạn Graphical Based. 3 - Giai đoạn Graphical-Based Setup : Sau khi hệ thống khởi động lại, giao diện trình cài đặt Windows Server 2003 xuất hiện : Hình 3.8 : Cài driver cho các thiết bị - Cài đặt driver cho các thiết bị mà trình cài đặt tìm thấy trong hệ thống. Hình 3.9 : Hộp hội thoại Regional and Language Options - Thiết lập ngôn ngữ, số đếm, đơn vị tiền tệ, định dạng ngày tháng năm, --> chọn Next để tiếp tục cài đặt. Hình 3.10 : Hộp hội thoại Personalize Your Software - Nhập tên người sử dụng và tên tổ chức --> chọn Next để tiếp tục cài đặt. Hình 3.11 : Hộp hội thoại Your Product Key - Nhập số CD key (thường được lưu trên đĩa cài đặt Windows Server 2003 với tên CDKEY.TXT) --> chọn Next để tiếp tục cài đặt. Hình 3.12 : Hộp hội thoại Licensing mode - Tùy theo mỗi hệ thống máng, bạn chọn Per Server hoặc Per Seat. Đối với phần mềm không có bản quyền, bạn nên chọn Per Server và có thể nhập giá trị tùy ý --> chọn Next để tiếp tục cài đặt. Hình 3.13 : Hộp hội thoại Computer Name and Administrator Password - Nhập tên Server và Password của người quản trị (Administrator) --> chọn Next để tiếp tục cài đặt. Hình 3.14 : Hộp hội thoại Date and Time Settings - Thiết lập ngày, tháng, năm và múi giờ --> chọn Next để tiếp tục cài đặt. Hình 3.15 : Cài đặt các giao thức mạng Hình 3.16 : Hộp hội thoại Networking Settings - Mặc định chọn Typical settings (bạn có thể cài đặt các giao thức mạng sau khi hoàn tất việc cài đặt Windows Server 2003) --> chọn Next để tiếp tục cài đặt. Hình 3.17 : Hộp hội thoại Workgroup or Computer Domain - Chọn gia nhập Server vào Workgroup hay Domain có sẵn. Mặc định chọn Workgroup --> chọn Next để tiếp tục cài đặt.Sau bước này, hệ thống sẽ khởi động lại và hoàn tất việc cài đặt. Bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl-Alt-Del để đăng nhập và sử dụng Windows Server 2003. Hình 3.18 : Giao diện đăng nhập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieu.pdf