Tài liệu Hướng dẫn cài đặt Web Server - Joomla và quản trị trang Web: Hướng dẫn cài đặt Web Server - Joomla và quản trị trang Web
Mục lục
Chương 1. Cài đặt Web Server
Nếu muốn một trang web viết bằng ngôn ngữ PHP có thể chạy được trên máy tính cục bộ và trên máy chủ thì cần phải có một web server là Apache, bộ thông dịch ngôn ngữ PHP, ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu là mySQL. Đây là ba thành phần độc lập với nhau nhưng là bộ tam không thể thiếu nhau. Với người bình thường nếu muốn 3 thành này chạy với nhau một cách tốt đẹp thì bạn phải có nhiều kiến thức sâu rộng về chúng vì thế sẽ gây khó khăn cho người mới học.
Từ nhu cầu đó mà một gói phần mềm tích hợp 3 thành phần trên đã ra đời. Có nhiều phần mềm tích hợp 3 thành phần này. Nhưng hiện nay, gói phần mềm chạy ổn định nhất đó là XAMPP.
XAMPP tích hợp các gói phần mềm: Apache (web server), PHP (Ngôn ngữ lập trình web), mySQL (hệ quản trị cơ sở dữ liệu dành cho PHP)
Cài đặt XAMPP
Gói phần mềm XAMPP là miễn phí, bạn có thể tải về bản mới nhất tại địa chỉ:
Sau khi tải về, bạn kích hoạt tập xampp-w...
43 trang |
Chia sẻ: Khủng Long | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn cài đặt Web Server - Joomla và quản trị trang Web, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn cài đặt Web Server - Joomla và quản trị trang Web
Mục lục
Chương 1. Cài đặt Web Server
Nếu muốn một trang web viết bằng ngôn ngữ PHP có thể chạy được trên máy tính cục bộ và trên máy chủ thì cần phải có một web server là Apache, bộ thông dịch ngôn ngữ PHP, ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu là mySQL. Đây là ba thành phần độc lập với nhau nhưng là bộ tam không thể thiếu nhau. Với người bình thường nếu muốn 3 thành này chạy với nhau một cách tốt đẹp thì bạn phải có nhiều kiến thức sâu rộng về chúng vì thế sẽ gây khó khăn cho người mới học.
Từ nhu cầu đó mà một gói phần mềm tích hợp 3 thành phần trên đã ra đời. Có nhiều phần mềm tích hợp 3 thành phần này. Nhưng hiện nay, gói phần mềm chạy ổn định nhất đó là XAMPP.
XAMPP tích hợp các gói phần mềm: Apache (web server), PHP (Ngôn ngữ lập trình web), mySQL (hệ quản trị cơ sở dữ liệu dành cho PHP)
Cài đặt XAMPP
Gói phần mềm XAMPP là miễn phí, bạn có thể tải về bản mới nhất tại địa chỉ:
Sau khi tải về, bạn kích hoạt tập xampp-win32-1.6.8-installer.exe.
Chương trình sẽ yêu cầu bạn chọn 1 ngôn ngữ cài đặt, bạn hãy để ngôn ngữ mặc định và nhấn OK.
Cửa sổ mới mở ra, bạn nhấn Next để tiếp tục
Cửa sổ mới mở ra yêu cầu bạn chọn một đường dẫn để lưu cài đặt. Bạn có thể đặt chương trình ở phân vùng khác trên ổ cứng của bạn như là D, E , . Nếu không có gì thay đổi, bạn nhấn Next để chuyển sang cửa sổ mới.
Cửa sổ mới mở ra, bạn chọn tất cả các dịch vụ của chương trình.
Chương trình sẽ bắt đầu công việc cài đặt XAMPP lên ổ cứng
Cửa sổ cuối cùng sẽ thông báo cho chúng ta biết quá trình cài đặt đã thành công. Bạn nhấn Finish để kết thúc cài đặt.
Tiếp theo, chương trình sẽ gọi tất cả các dịch vụ của web server ra chạy. Sau khi hoàn thành, chương trình sẽ mở hộp thoại thông báo. Bạn nhấn OK để tiếp tục.
Sau đó, một hộp thoại mới mở ra, bạn chọn Yes để tiếp tục. Trong hộp hội thoại mới kế tiếp, bạn chọn mở hết các dịch vụ Apache, MySQL bằng cách check vào ô vuông dịch vụ và chọn Start như hình sau:
Đến đây quá trình cài đặt một web server chạy dạng trên máy tính cá nhân đã hoàn thành.
Tất cả mọi máy tính cá nhân cài web server đều có chung một tên miền để truy cập là: hoặc địa chỉ IP là
Sau khi cài đặt, web server sẽ tự động mở cổng 80 để phục vụ việc trình bày trang web trên các trình duyệt web.
Việc cài đặt web server không yêu cầu máy tính của bạn phải có một card mạng gắn sẵn. Nếu máy tính không có card mạng, bạn vẫn có thể tạo được webserver để phục vụ lập trình web.
Sau khi cài đặt, bạn cần kiểm tra lại xem web server có đang chạy hay không. Mở một trình duyệt web và gõ vào địa chỉ htt://localhost
Nếu trình duyệt của bạn mở ra như hình sau thì bạn đã thành công. Tiếp theo, bạn chọn English để vào trang chủ của XAMPP
Bên cột trái, bạn chọn phpMyAdmin để vào trang quản trị cơ sở dữ liệu mySQL
Chương 2 – Cài đặt Joomla
Trên thanh địa chỉ của trình duyệt web, bạn gõ địa chỉ sau để vào trang quản lý cơ sở dữ liệu mysql.
Tại giao diện phpMyAdmin, chúng ta sẽ bắt đầu tạo database cho Joomla. Ví dụ, các bạn tạo một database mới có tên là myWeb, và để hiển thị tốt tiếng việt trên trình duyệt, các bạn chọn charset cho database của mình là utf8_general_ci. Xem hình minh họa :
Trên trình duyệt web, khi chúng ta gõ vào địa chỉ: thì trình duyệt web sẽ được nhận dữ liệu trong thư mục htdocs theo đường dẫn sau:
C:\Program Files\xampp\htdocs
Thư mục htdocs sẽ chứa tất cả những trang web do chúng ta tạo ra. Vào thư mục này, các bạn tạo thư mục myWeb và giải nén bộ Joomla vào thư mục này.
Giải nén xong, bạn vào trình duyệt, gõ địa chỉ sau:
Lần đầu tiên sử dụng Joomla, bạn phải cài đặt cấu hình cho Joomla nhận diện database myweb mà bạn vừa tạo, tài khoản người sử dụng và vài thông số khác.
Trang đầu tiên bạn bắt gặp là trang installation. Trang cài đặt hỗ trợ nhiều ngôn ngữ cài đặt. Bạn có thể chọn ngôn ngữ tiếng anh mặc định hoặc chọn ngôn ngữ quốc gia khác để thực hiện việc cài đặt.
Bạn nhấn để bước qua trang mới. Trong trang “Pre-installation Check”, Joomla sẽ kiểm tra điều kiện hosting của bạn có đủ yêu cầu để cài đặt hay không, nếu bạn nhận được nhiều kết quả màu xanh lá thì bạn hãy yên tâm để tiếp tục cài đặt.
Bạn nhấn Next để qua trang mới. Trang kế tiếp nói về vấn đề bản quyền sử dụng, bạn có thể nhấn Next để bỏ qua trang này để đi đến trang tiếp theo.
Trang tiếp theo là trang “Database Configuration”. Đây là trang quan trọng nhất. Trang web của chúng ta có chạy được hay không là do tính chính xác khi điền thông tin tại trang này.
Kiểu cơ sở dữ liệu: Mặc định là mysql, nếu bạn đang sử dụng hệ cơ sở dữ liệu mySQL, bạn không cần thiết phải thay đổi lựa chọn này.
Tên máy chủ: đa số các máy chủ vẫn sử dụng tên là localhost như web server trên máy tính cục bộ.
Tên đăng nhập và mật khẩu: đây là tài khoản đăng nhập vào hệ thống database. Thường nếu cài trên máy tính cục bộ thì tên đăng nhập luôn là root và password thường bỏ trống. Nếu bạn đăng ký hosting của một nhà cung cấp dịch vụ nào đó, bạn phải tự tạo ra tên đăng nhập và mật khẩu để sử dụng cho database của mình.
Tên cơ sở dữ liệu: ở ví dụ của chúng ta là myweb, bạn sẽ điền tên myweb vào ô này.
Sau khi thiết lập cơ bản xong, bạn nhấn next.
Trang tiếp theo là “FTP Configuration” dùng thiết lập tài khoản FTP. Nếu thiết lập tài khoản FTP ở đây thì mọi cài đặt bạn đều phải sử dụng tài khoản FTP thì bạn mới có quyền ghi tập tin vào hosting. Vì bạn đang sử dụng hệ điều hành windows nên điều này không cần thiết, tài khoản FTP chỉ có hiệu lực nếu bạn sử dụng hệ điều hành Linux. Bạn nhấn Next để qua trang mới.
Trong trang Main Configuration, bạn điền một vài thông số cho trang web như sau:
Site Name: Tên trang web. Tên này sẽ được hiển thị trên tiêu đề cửa sổ mỗi khi có khách vào xem trang web.
Your email: hộp thư dành cho người quản trị trang web. Mọi thành viên sau khi đăng ký vào trang web đều được joomla gửi thông báo đến admin qua địa chỉ này.
Admin Password: mật khẩu quản trị trang web. Độ dài mật khẩu tối thiểu phải 6 ký tự.
Confirm Admin Password: kiểm tra mật khẩu ở ô trên và 2 ô này là phải giống nhau.
Bạn nên chọn vào nút lệnh Intall Sample data để cài vào một ít dữ liệu mẫu. Dữ liệu này rất có ích nếu bạn muốn phát triển các thành phần mở rộng cho Joomla.
Bạn nhấn Next để qua trang mới.
Nếu bạn nhận được một bảng thông báo như trên thì bạn đã cài đặt thành công. Bảng thông báo trên báo với bạn rằng hãy xóa thư mục installation trong thư mục mà bạn vừa cài trang web. Điều này giúp bạn tránh bị kẻ gian xâm nhập vào hosting cài lại trang web của bạn.
Sau khi bạn đã xóa bỏ thư mục installation, bạn có thể chọn nút lệnh Site để xem trang web vừa mới cài đặt hoặc nút lệnh Admin để vào phần quản trị trang web.
Như vậy, bạn đã cài đặt thành công Joomla vào máy tính. Chương tiếp theo sẽ hướng dẫn bạn từng bước quản trị trang web Joomla.
CHƯƠNG 3 – TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ JOOMLA
Quản trị Tài khoản
Joomla cho phép chúng ta tạo ra tài khoản thành viên, thay đổi mức độ truy cập với các thành viên, phân quyền cho các thành viên được xem những nội dung chỉ khi nào thành viên đăng nhập mới được xem.
Super Administrator – siêu quản trị :Super Administrator Group truy cập vào tất cả các chức năng Back-end (Administrator). Site của bạn phải có tối thiểu một người được bổ nhiệm là một Super Administrator để thực hiện cấu hình hệ thống của site. Những người dùng trong nhóm này không thể xóa và không thể chuyển đổi sang nhóm khác.
Administrator- Quản trị viên: Nhóm quản trị có một hạn chế nhỏ khi truy cập vào các chức năng Back-en (Administrator). Administrator không thể :
Thêm hay sửa một người dùng trong nhóm Super Administrator
Truy cập các cài đặt Global Configuration
Truy cập chức năng Mass Mail
Quản lý/cài đặt các Template
Quản lý/cài đặt các file language (ngôn ngữ)
Manager – Quản lý: Nhóm quản lý dùng trong việc tạo nội dung. Một người trong nhóm này không thể:
Quản lý các User
Cài dặt các Module
Cài đặt các Component
Truy cập một số Component ( được xác định bởi Super Administrator)
Control Panel – bản điều khiển :
Control Panel hiện những thẻ tab truy cập những menu của component đã cài đặt, một danh sách các content item được ưa chuộng, thông tin về những item mới nhất thêm vào hệ thống (bao gồm tiêu đề, ngày, và tác giả), và menu statistics (thống kê menu).
Toolbar Icons – Các biểu tượng trên thanh công cụ :
Publish (Sử dụng) : Đây là biểu tượng để xuất bản category, section và những bài viết. Nếu Publish được chọn, mọi người có thể sử dụng (trong admin) và khách có thể vào xem trang bài viết của bạn.
Unpublish (không sử dụng): biểu tượng vày sẽ thôi xuất bản một category hoặc item, Việc không xuất bản sẽ xóa item khỏi trang xem công cộng, nhưng không xóa category hay item. Để xóa một item, chon nó và click biểu tượng “Delete”
Archive: (nén cất) : biểu tượng này nén bài viết lại và cất đi không sử dụng cho khách vào xem
New: (tạo mới): biểu tượng này thêm một section, link, bài viết, v.v.
Edit:(chỉnh sửa): biểu tượng này chỉnh sửa bài viết, menu, section, categor, đã được tạo trước đó. Bạn phải chắc đã lựa chọn một item trước khi chọn biểu tượng này.
Delete hoặc Remove: (xóa): biểu tượng này xóa một category hay item trong site của bạn. Chú ý rằng tiến trình này không thể phục hồi được. Để xóa một item hay category tam thời, click biểu tượng “Unpubish”.
Trash: (thùng rác): biểu tượng này xóa một item và đặt nó vào Trash Manager (quản lý rác).
Ghi chú: bạn có thể phục hồi những item đã đổ đi trở lại tình trạng trước đó. Đơn giản vào Trash Manager dưới menu Site.
Move: (di chuyển): biểu tượng này di chuyển một item đến một nơi lưu trữ mới. Nơi lưu trữ mới có thể là section, category, menu
Apply: (áp dụng): biểu tượng này sẽ lưu nội dung mới hay những thay đổi nhưng trang vẫn mở để tiếp tục chỉnh sửa
Save (lưu): biểu tượng này lưu nội dung mới của bạn hay những thay đổi cấu hình và quay trở lại trang trước.
Cancel (hủy, trở về) : biểu tượng này sẽ thôi tạo một trang hay thôi không lưu những thay đổi.
Chú ý: Nếu ban muốn thôi tạo hay chỉnh sửa bạn phải dùng nút này và không dược dùng nút back trên trình duyệt vì như vậy sẽ khóa item và những người sử dụng không thể chỉnh sửa hay xóa nội dung trang được.
Preview: (xem trước): biểu tượng này dùng để xem, trong một cửa sổ pop-up, một cái nhìn trước của bất kì sự thay đổi nào bạn làm. Nếu trình duyệt của bạn được cài khóa những của sổ pop-up hoặc bạn đang dùng phần mềm khóa pop-up, bạn cần đổi cài đặt hay vô hiệu phần mềm để xem trước.
Upload: (tải lên): biểu tượng này dùng để tải lên một file hay ảnh đến web site của bạn.
CHÚ Ý : Nếu bạn muốn thôi tạo hay chỉnh sửa, bạn phải dùng nút này và không dùng nút back của trình duyệt để ngăn chặn khóa “Checking Out” trang của bạn và ngăn cản người khác chỉnh sửa nó. Khi dùng những component hoạt động thay thế của hãng thứ 3 có thể gán cho một số biểu tượng này
CHƯƠNG 4 - QUẢN LÝ MEDIA
Media (đa phương tiện) là cách gọi chung cho tất cả những loại dữ liệu thuộc dạng âm thanh, hình ảnh và flash. Trước khi tìm hiểu cách tạo bài viết, chúng ta nên tìm hiểu qua bài này, vì tất cả hình ảnh, flash đều phải up lên trước khi sử dụng cho bài viết. Trang quản lý này cho phép bạn thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản :
1. Tạo (hoặc xóa) những thư mục chứa các file media
2. Tải lên nội dung media vào bất kỳ thư mục mào, hoặc xóa những file media đã có.
3. Lấy những code (dòng địa chỉ url đầy đủ) cần dùng media trong site của bạn.
Vào trang quản lý media: Chọn menu Site-> Media Manager
Tạo một thư mục mới
Trong hộp text Create Directory, nhập một tên cho thư mục mới
click biểu tượng “Create” trên thanh công cụ. Thư mục sẽ được tạo và sẵn sàng để bạn lưu các file của mình.
CHÚ Ý : Việc tạo những thư mục mới chỉ có thể nếu server của bạn có “safe mode off” . Nếu cái này được đặt là “ON”, bạn sẽ phải tạo những thư mục bằng cách dùng phần mềm FTP của bạn.
Xóa thư mục
Bạn có thể xóa một thư mục bằng cách click vào biể tượng “Trash Can - dấu x màu đỏ” dưới ảnh của folder tương ứng. Click vào chính biểu tượng “Folder” của nó sẽ chuyển đến nội dung của nó.
Tải lên một file
Để upload (tải lên) một file, hoặc nhập địa chỉ của những file trong đĩa cứng của bạn vào text box (hộp văn bản), hoặc click nút “Browse files” sẽ mở một cửa sổ pop-up
Từ đây bạn có thể duyệt vô đĩa cứng để tìm file mà bạn muốn upload. Chọn thư mục bạn muốn upload file vào. Click biểu tượng “Upload” trên thanh công cụ. Ảnh của bạn sẽ upload vào trong thư mục đã chọn.
Xóa một file
Để xóa một file, chọn biểu tượng “Trash Can – dấu x màu đỏ” dưới ảnh của file trong của sổ Media Manager.
CHƯƠNG 5 - QUẢN LÝ BÀI VIẾT
Khái niệm section, category và content
Các bài viết trong trang web được quản lý theo dạng section và category. Đầu tiên chúng ta nên phân biệt được section và category là gì.
Section hay còn gọi là thể loại hoặc chủ đề cha.
Category là con của section hay chủ đề con.
Một section có một hoặc nhiều category. Ví dụ như văn học được gọi là 1 section nó mang ý nghĩa chung nhất cho một thể loại bài viết.
Một category chỉ phụ thuộc vào một section duy nhất. Ví dụ như thơ ca, truyện ngắn là con của section văn học.
Content: là nội dung bài viết. Một bài viết có thể phụ thuộc vào một section và một category nào đó hoặc dạng bài viết không phân loại.
Chúng ta cùng xem "Cấu trúc nội dung của một Website" được thể hiện thông qua hình vẽ dưới đây:
Tạo một section
Đầu tiên chúng ta phải tạo section trước, tiếp sau đó là category.
Để tạo section, vào menu Content à Section manager.
Trên thanh công cụ, chúng ta có các biểu tượng sau:
New: Tạo mới một section
Edit: sửa lại một section đã tạo
Delete: Xóa bỏ một section. Trước khi xóa cần phải chọn tên section muốn xóa
Copy: tạo bản sao của một section
Unpublish: không sử dụng section đã tạo
Publish: sử dụng section đã tạo
Chọn New để tạo mới một section
Title: tiêu đề của section, bắt buộc phải có.
Alias: bí danh. Tên bí danh có thể giống với tiêu đều, nhưng không sử dụng dấu tiếng việt. Bạn có thể có khoảng trống giữa các từ, Joomla sẽ tự động chèn dấu trừ (-) vào giữa các từ này.
Published: Cho phép sử dụng section này hay không. Yes là có, No là không
Access Level: cấp độ truy cập. Public là tất cả mọi người, Registered là chỉ có thành viên đăng ký mới có thể truy cập. Special: những thành viên có quyền từ manager trở lên mới được phép xem.
Ở dưới là ô soạn thảo Description – mô tả: dùng mô tả về ý nghĩa của section sẽ được tạo. Phần mô tả này có thể cho phép hoặc không cho phép hiển thị ra ngoài trang web thông qua việc cấu hình hiển thị.
Tạo một category
Để tạo category, vào menu Content à category manager.
Tương tự như section, category cũng có thanh công cụ như section, nhưng trong category có thêm nút lệnh Move.
Lệnh Move: Di chuyển 1 hoặc nhiều category sang một section khác
Chọn New để tạo mới 1 category. Trang mới sẽ mở ra:
Trong đó:
Title: tiêu đề category. Không thể bỏ trống
Alias: bí danh của tiêu đề
Published: Có cho phép sử dụng hay không
Section: Category tạo ra sẽ phải phụ thuộc vào 1 section nào đó. Nếu đặt sai section, chúng ta có thể vào sửa lại.
Access Level: cấp độ truy cập
Cũng giống như section, category cũng có phần mô tả để diễn tả ngắn gọn về ý nghĩa của nó. Phần mô tả này có thể được hiển thị ra ngoài trang web nếu người quản trị cho phép chúng.
Tạo mới một bài viết
Để tạo một bài viết, Chọn menu Content -> Article Manager. Trang mới mở ra, chúng ta sẽ xem xét qua thanh công cụ trước.
Trên thanh công cụ, các chức năng như publish, Unpublish, Move, Copy hoàn toàn giống như đã giới thiệu ở trên.
Lưu ý: để thực hiện tất cả những lệnh trên, bạn cần phải đánh dấu chọn 1 hoặc nhiều bài viết trước khi thực hiện.
Chọn nút lệnh New để Tạo mới bài viết.
Chú ý khi chọn loại bài viết:
Nếu bài viết là loại thuộc 1 category nào đó thì phải chọn section trước rồi mới chọn caegory.
Nếu bài viết không có section và category, chúng ta sẽ chọn Section và Category là Uncategorised
Trong đó:
Title: Tiêu đề bài viết
Alias: bí danh
Section: chọn section cho bài viết
Category: chọn một category cho bài viết
Published: cho xuất bản bài viết hay không
Frontpage: bài viết có xuất hiện ở trang chủ hay không, nếu không, bạn sẽ xem khi click vào menu có đường dẫn trỏ.
Vùng soạn thảo chính như hình sau:
Cách Sử dụng chi tiết công cụ soạn thảo sẽ được bàn trong chương Sử dụng trình soạn thảo tích hợp sẵn
Tạo “Read more” hoặc “đọc thêm” cho bài viết.
Thường bài viết khi xuất bản sẽ có phần giới thiệu hoặc vào đề cho bài viết, sau đó người xem chọn chữ “read more” hoặc “đọc tiếp” để xem phần còn lại.
Để tạo Read more, di chuyển chuột đến đoạn cần ngắt để đặt chữ “Read more”, kéo xuống dưới khung soạn thảo, click chọn nút Read More. Một đường gạch màu đỏ sẽ được tạo ra để làm dấu hiệu. Xem hình bên dưới
Cài đặt tham số cho bài viết
Bên phải vùng soạn thảo chính, chúng ta có thể cài đặt thêm tham số cho bài viết.
Author: tác giả. Tác giả bài viết sẽ tự động chọn là người đang đăng nhập hoặc chọn lại user khác
Access Level: mức độ truy cập bài viết.
Finish Publishing: ngày hết hạn đăng bài. Nếu chọn một ngày nào đó trong tương lai thì bài viết sẽ tự động ẩn đi không hiển thị cho người truy cập xem. Nếu muốn đăng mãi mãi thi xóa nội dung trong ô này đi.
Chèn hình ảnh vào bài viết
Trước tiên chèn hình ảnh vào bài viết, tất cả hình ảnh phải được lưu vào thư mục stories trong phần Media Manager.
Đưa con trỏ đến nơi cần chèn ảnh. Xuống cuối khung soạn thảo, chọn biểu tượng Image
(xem ảnh ở phần trên). Một cửa sổ popup sẽ hiện ra cho chúng ta chọn hình.
Insert: chèn hình vào bài viết sau khi đã chọn được hình.
Cancel: hủy bỏ việc chèn hình hoặc chọn biểu tượng chữ X đen ở góc trên bên phải.
Image URL: đường dẫn của ảnh đã chọn
Align: gióng lề cho ảnh. Có 3 kiểu giống lề là Left – trái, Right – phải và Not Set. Nếu chọn kiểu gióng lề thì ảnh chèn vào sẽ nằm bên trái hoặc bên phải bài viết, văn bản sẽ phủ chung quanh hình. Nếu Align là not set thì ảnh và văn bản sẽ nằm thành chung một hàng.
Image Description: mô tả ngắn gọn về ảnh
Image Title: tiêu đề ảnh. Tiêu đề ảnh chỉ thấy được nếu dấu check Caption được chọn.
Lấy ảnh từ ổ cứng đưa lên host
Nếu ảnh bạn muốn chèn không có trong kho ảnh của hosting, bạn có thể lấy ảnh từ ổ cứng đưa lên trang web. Trước khi đưa ảnh lên, bạn cần xác định rõ ràng ảnh của bạn sẽ được đưa vào thư mục nào trên mạng bằng cách chọn thư mục bạn cần đưa ảnh vào trước khi lấy ảnh từ ổ cứng.
Trong mục Upload chọn Browse để mở thư mục chọn ảnh từ ổ cứng. Sau khi chọn xong, chọn Start Upload để đưa ảnh lên trên mạng.
Lưu ý khi lưu bài viết
Trên thanh công cụ khi tạo nội dung, chúng ta có các nút lệnh như hình dưới đây:
Apply: Lưu lại bài viết và tiếp tục soạn bài
Save: lưu lại và thoát trở về danh sách bài viết
Close: đóng lại bài viết, không lưu bất kỳ thay đổi nào trong bài viết.
CHÚ Ý:
Khi sửa hoặc đăng bài viết mới chúng ta không nên sử dụng phím trên bàn phím để trở về trang trước, làm như thế bài viết sẽ bị khóa lại do cơ chế quản lý phiên bản bài viết. Nếu bài viết đó đang mở thì nó sẽ là cơ chế checkin, sau khi đóng lại nó sẽ là cơ chế checkout. Như vậy nếu nhấn phím bài viết đó sẽ luôn trong tình trạng checkin nghĩa là đang bị sử dụng và không ai có thể vào nội dung bài viết đó để sửa. Điều duy nhất để trở về trang trước là sử dụng nút lệnh Close để đóng nó. Nếu bài viết bị khóa thì chính người soạn bài viết đó và phải sử dụng đúng máy tính đã soạn bài viết đó để vào trong và nhấn nút Close để thoát ra, bài viết sẽ trở lại trạng thái bình thường.
CHƯƠNG 6 - TẠO MENU LIÊN KẾT
Sau khi đã tạo ra section và category cho việc lưu bài viết. Việc tiếp theo là tạo menu liên kết cho bài viết để mọi người ghé thăm trang web có thể xem.
Tạo mới menu
Vào menu Menu, chọn Menu Manager.
Trên thanh công cụ, chọn biểu tượng New
Trong đó:
Unique Name: Là tên duy nhất cho menu chúng ta sẽ tạo ra. Tên này không được giống với bất kỳ tên menu đã tạo ra trước đó
Title: Là tiêu đề của menu sẽ được hiển thị trên trang web.
Description: Mô tả ngắn gọn cho menu sẽ tạo.
Module Title: Joomla sẽ tạo thêm 1 module có tên khai báo trong ô này. Nhờ module mà bạn có thể thay đổi vị trí đặt menu và thực hiện một vài cấu hình menu.
Liên kết đến section hoặc category
Vào menu Menu, chọn mainmenu.
Chọn một menu muốn tạo liên kết
Trong ô Menu Item Type, chọn nút lệnh Change Type.
Chọn loại liên kết là Articles
Danh sách các loại liên kết bài viết mở ra.
Article Layout: Liên kết menu với một bài viết cụ thể nào đó.
Category Blog Layout: liên kết bài viết theo dạng trích đoạn giới thiệu và hiển thị mục Xem tiếp hoặc Read more để xem hết nội dung bài viết trong một Category nào đó.
Category List Layout: Liên kết menu tới danh sách các bài viết trong một Category. Tất cả bài viết sẽ được liệt kê thành một bảng danh sách.
Section Blog Layout: liên kết bài viết theo dạng trích đoạn giới thiệu và hiển thị mục Xem tiếp hoặc Read more để xem hết nội dung bài viết trong một Section nào đó. Tất cả những bài viết của tất cả các category đều sẽ được liệt kê lần lượt ra.
Section List Layout: Liên kết menu tới danh sách các bài viết trong một Section. Tất cả bài viết sẽ được liệt kê thành một bảng danh sách.
Front Page Blog Layout: liên kết menu về trang chủ.
Sau khi chọn menu liên kết tới 1 section hoặc category, Joomla sẽ đưa bạn trở lại trang trước đó.
Ở cột phải, trong thẻ Parameters (Basic), bạn chọn một Section hoặc một category để menu liên kết tới.
Tạo menu cha và menu con
Nếu menu bạn tạo ra là menu cha, bên trái trang, trong danh sách Parent Item, bạn chọn Top
Nếu menu bạn tạo sẽ là menu con của một menu nào đó, bạn phải chọn tên một menu trong danh sách Parent Item làm menu cha. Menu con sẽ thụt về bên phải một chút và có dấu trừ (-) đặt ở đầu dòng.
Sau khi chọn loại cho menu xong, bạn chọn để lưu lại và tiếp tục cấu hình cho menu.
Sau khi lưu lại, nếu có nhiều menu con trong một menu cha, bạn có thể sẽ phải sắp xếp lại thứ tự hiển thị của menu con. Trong danh sách xổ order, bạn tên menu mà bạn muốn menu con sẽ nằm dưới nó. Nếu bạn muốn menu của bạn nằm trên đầu danh sách, bạn chọn First.
Thiết lập thông số căn bản cho menu
Bên phải trang, chúng ta sẽ thấy cột tham số. Bảng tham số đầu tiên là Basic, chúng ta sẽ thiết lập như sau:
Category: chọn một category để hiển thị tất cả bài viết trong category đó. Tên chọn lúc này có dạng ten_section/Ten_category.
Description: hiển thị mô tả của category đó. Giá trị Hide là ẩn, và show là hiển thị. Mô tả được lấy ra khi tạo category
Description Image: hiển thị ảnh đại diện của category. ảnh đại diện được lấy ra khi tạo category
#Leading: số lượng bài viết mở đầu. Nếu menu được qui định nhiều cột thì bài viết mở đầu sẽ chạy ngang qua tất cả các cột ở dưới và luôn luôn nằm ở trên cùng của phần hiển thị nội dung các bài viết
#Intro: số lượng bài viết giới thiệu trên 1 trang. Số lượng này sẽ được phân bố theo kiểu 1 cột hay nhiều .
Colums: số cột hiển thị nội dung. Nếu số cột lớn hơn 1, số lượng các bài viết trong #Intro sẽ được phân chia thành nhiều cột khi chọn tham số Columns.
#Links: Số lượng bài viết liên quan. Hiển thị danh sách liên kết những bài viết khác nếu số lượng bài viết nhiều hơn số lượng khai báo trong #intro.
Sau khi thiết lập xong nhấn nút lệnh Apply hoặc Save để lưu lại tham số.
Cài đặt hiển thị tiêu đề menu
Trong thẻ Parameter (System), bạn nhập tiêu vào ô Page Title.
Nếu Bạn chọn Yes tại hàng Show Page Title thì tiêu đề bài viết sẽ hiển thị trong vùng nội dung chính và cả trên thanh tiêu đề của cửa sổ trình duyệt.
Nếu Bạn chọn No tại hàng Show Page Title thì tiêu đề bài viết sẽ chỉ hiển thị trên thanh tiêu đề của cửa sổ trình duyệt.
Sau khi thiết lập xong các thông số cần thiết, bạn có thể nhấn Save trên thanh công cụ để lưu và thoát khỏi trang cấu hình cho menu
Liên kết menu đến 1 bài viết cụ thể
Nếu một menu cần liên kết đến 1 bài viết cụ thể hoặc bài viết không thuộc loại category nào, chúng ta thực hiện như sau:
Vào menu Menu, chọn mainmenu.
Chọn một menu muốn tạo liên kết
Trong ô Menu Item Type, chọn nút lệnh Change Type.
Chọn loại liên kết là Articles
Chọn loại bài viết là Article Layout.
Sau khi trở lại trang trước đó, bên phải trang sẽ thấy phần tham số như trong hình sau:
Select Article: Chọn một bài viết cụ thể, chọn nút Select, sẽ mở ra một trang mới để chọn bài viết như trong hình sau:
Sau khi chọn được 1 bài viết, cửa sổ này sẽ tự động đóng lại.
Sau khi thiết lập xong nhấn nút lệnh Apply hoặc Save để lưu lại tham số
CHƯƠNG 7 - TẠO MODULE
Tạo mới một module có sẵn
Mở menu "Extension" >> "Module Manager"
Copy 1 module: check vào tên một module
và chọn nút copy trên thanh công cụ,
module sao chép sẽ được tạo ra
Vị trí đặt module trên trang web cần liên hệ với người thiết kế trang web để biết chính xác vị trí cần đặt và thứ tự đặt module.
Tạo mới một module rỗng
Việc tạo mới một module rỗng được sử dụng cho những trường hợp như tạo thông báo, tạo số điện thoại liên hệ,
Chọn nút new trên thanh công cụ
Chọn Custom HTML
Trong trang mới, bên trái trang, chúng ta sẽ điền những thông tin sau
Title: Tiêu đề, dùng hiển thị trên trang, nếu Show Title là No thì tiêu đề sẽ không được hiển thị
Show Title: cho phép hay không cho phép tiêu đề module được hiển thị trên trang
Enabled: Cho phép sử dụng module.
Position: Vị trí cần đặt trên trang.
Order: thứ tự trên một vị trí
Access Level: mức độ sử dụng. Public: mọi người có thể xem, Registerd: chỉ đăng ký thành viên mới thấy. Special: là thành viên quản trị mới thấy.
Viết nội dung cho module
Bạn có thể tạo nội dung cho module như chèn hình, viết thông báo, trong ô soạn thảo có sẵn của trang web.
CHƯƠNG 8 - SỬ DỤNG TRÌNH SOẠN THẢO CÓ SẮN
Để thông tin hiển thị một cách chuyên nghiệp, chúng ta sử có một môi trường soạn thảo văn bản riêng mà không cần phải cài thêm bất kỳ chương trình soạn thảo nào khác để thực hiện.
Trong phần hướng dẫn này, tôi sẽ viết ra những nét đặc thù của dạng soạn thảo trực tuyến, còn những chức năng khác, nó hoàn toàn tương tự như hầu hết những chương trình soạn thảo khác.
Chuyển đổi văn bản từ MS-Word
Để tránh trên trang web xuất hiện những ký tự lạ không mong muốn. Đối với những thông tin được lưu trữ dưới định dạng của hãng microsoft là MS Word mà chúng ta muốn đưa chúng lên trang web, chúng ta nên chuyển những văn bản đó ra dạng văn bản thô không có bất kỳ trang trí nào cho văn bản. Ví dụ, bạn copy một đoạn văn không chứa hình ảnh và dán vào chương trình wordpad hay notepad của windows và sau đó dán chọn tất cả văn bản đó dán vào môi trường soạn thảo của trang web.
Nếu trong tập tin có hình ảnh, cách tốt nhất để lấy hình ảnh là chuyển tập tin văn bản đó thành một trang web, sau khi chuyển song, nó sẽ cho chúng ta 1 file dạng html và một thư mục có cùng tên với file và kèm theo ký hiệu “_files” cuối thư mục đó.
Ví dụ: chúng ta sẽ chuyển một tập tin dạng .doc sang dạng .html như sau:
Vào menu File chọn Save As web page
Trong hộp thoại mới mở ra, nếu phần mở rộng tập tin là .mht thì chúng ta sẽ chuyển sang định dạng .htm trong danh sách sổ xuống “Save as type” ở bên dưới hộp File name. Nếu có hộp hội thoại mới mở ra, bạn chỉ việc chọn “Continue”. Xem hình
Sau khi chọn nơi lưu trữ, chọn đúng định dạng và lưu lại, chúng ta có những tập tin sau đây:
Trong thư mục kèm theo tập tin .htm chứa một số hình ảnh có trong tập tin văn bản gốc, nếu trong quá trình soạn thảo chúng ta có thực hiện những thao tác phóng to hoặc thu nhỏ ảnh thì trong thư mục này sẽ chứa những hình ảnh bị thay đổi kích thước và những ảnh gốc. Khi sử dụng chúng, chúng ta nên để ý để tìm ra những tập tin có kích thước như mong muốn để đăng lên trang web. Khi sử dụng ảnh đăng web, tránh sử dụng ảnh dạng .gif vì chúng cho chất lượng ảnh rất kém. Nên sử dụng định dạng jpg hoặc png. Xem hình minh họa
Danh sách tập tin chứa đầy đủ thông tin về kích thước và dung lượng ảnh
Ảnh thu nhỏ cho biết một hình ảnh gốc và một ảnh bị thay đổi trong quá trình soạn thảo văn bản, chúng có kích thước và dung lượng khác nhau
Giao diện chương trình soạn thảo
Tất cả những vùng soạn thảo tạo bài viết trên trang web phần quản trị đều dùng dạng soạn thảo như hình dưới:
Chèn hình ảnh vào trang web
Không giống như soạn thảo văn bản của MS Word, Tất cả hình ảnh cần chèn đều phải được đưa lên host trước khi chèn.
Chọn nút Images bên dưới khung soạn thảo, chương trình sẽ mở ra cửa sổ các thư mục chứa ảnh.
Trong khung Upload bên dưới cửa sổ, chọn Browse files để tìm kiếm ảnh chuẩn bị tải lên.
Sau khi chọn xong, chọn Start Upload để đưa ảnh lên host .
Sau khi có hình, bạn chọn hình cần chèn, lúc này trong ô Image URL sẽ xuất hiện tên ảnh cần chèn.
Nếu bạn muốn hình chèn có tiêu đề, bạn nhập tiêu đề ảnh vào ô Title và chọn dấu check Caption kế bên.
Chọn nút Insert ở góc phải trên của cửa sổ chèn hình.
Khi chèn ảnh xong, thường bạn phải canh lề lại cho ảnh. Bạn chọn ảnh cần canh lề, lúc này trên thanh công cụ, nút image sẽ được chọn, xem hình trên, bạn có thể chọn nó để mở ra một cửa sổ mới và canh lề cho nó.
Bạn chọn thẻ Appearance và trong thẻ Alignment, bạn chọn 1 kiểu canh lề, và cuối cùng là chọn Update ở cuối cửa sổ.
BO SUNG
1 CAU HINH JOOMLA
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieu.doc