Tài liệu Hợp tác xã kiểu mới trong xây dựng nông thôn mới - Nhìn từ thực tiễn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 59 - Thaùng 7/2018
118
Hợp tác xã kiểu mới trong xây dựng nông thôn mới -
Nhìn từ thực tiễn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
The New-Style Cooperative in National Target Program for New Rural
Development (NTP-NRD) viewed from the reality of Ba Ria – Vung Tau Province
Bùi Thị Oanh
Trường Chính trị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bui Thi Oanh
Ba Ria – Vung Tau Academy of politics
Tóm tắt
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đồng thời
tích cực hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Để đáp ứng được yêu cầu này cần tăng cường hơn nữa
công cuộc xây dựng nông thôn mới, trong đó, phát triển liên kết chuỗi giá trị của sản xuất nông nghiệp ở
các hợp tác xã kiểu mới chính là “chìa khóa”. Quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu bắt đầu từ năm 2010, đến nay đã thu được những thành tựu nhất định. Các hợp tác xã kiểu mới của
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đẩy mạnh ch...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp tác xã kiểu mới trong xây dựng nông thôn mới - Nhìn từ thực tiễn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 59 - Thaùng 7/2018
118
Hợp tác xã kiểu mới trong xây dựng nông thôn mới -
Nhìn từ thực tiễn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
The New-Style Cooperative in National Target Program for New Rural
Development (NTP-NRD) viewed from the reality of Ba Ria – Vung Tau Province
Bùi Thị Oanh
Trường Chính trị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bui Thi Oanh
Ba Ria – Vung Tau Academy of politics
Tóm tắt
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đồng thời
tích cực hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Để đáp ứng được yêu cầu này cần tăng cường hơn nữa
công cuộc xây dựng nông thôn mới, trong đó, phát triển liên kết chuỗi giá trị của sản xuất nông nghiệp ở
các hợp tác xã kiểu mới chính là “chìa khóa”. Quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu bắt đầu từ năm 2010, đến nay đã thu được những thành tựu nhất định. Các hợp tác xã kiểu mới của
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đẩy mạnh chuỗi giá trị liên kết “4 nhà”, đưa đến sự hợp tác có hiệu quả. Tuy
nhiên, trong thực tiễn, mô hình liên kết hợp tác xã kiểu mới vẫn còn nhiều bất cập, chưa đạt được mục tiêu
phát triển bền vững. Đó cũng là thực trạng chung của nhiều địa phương khác, đang đặt ra một bài toán khó
cho toàn bộ ngành nông nghiệp và các chương trình phát triển nông thôn hiện nay.
Từ khóa: chương trình xây dựng nông thôn mới, hợp tác xã kiểu mới, nông thôn mới tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, chuỗi giá trị liên kết.
Abstract
Vietnam is boosting the process of industrialization and modernization in the fields of agriculture and
rural development while promoting deep and wide integration into the global economy. In that context,
the value chain development in agricultural production in line with new-style cooperative model is
considered as an important “key" to the success of NTP-NRD. The construction process of the new rural
community in Ba Ria - Vung Tau province, which started in 2010, has achieved initial results so far.
Such new-style cooperatives have boosted the value chain of “4 partners” link, resulting in a very
effective cooperation. However, in reality, this new-style cooperative model has still revealed some
disadvantages and failed to bring sustainable development. This is a common situation for other
provinces nationwide, posing a difficult problem for the entire agricultural sector and the current rural
development programs.
Keywords: National Target Program on New Rural Development (NTP-NRD), the new-style cooperative,
the new rural of Ba Ria - Vung Tau, the value chain.
Trong bối cảnh đất nước bước vào thời
kỳ đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát triển
kinh tế tập thể trong nông nghiệp mà nòng
cốt là hợp tác xã kiểu mới có vai trò quan
trọng, được Đảng và Nhà nước quan tâm,
khuyến khích. Các hợp tác xã nông nghiệp
có vai trò thiết yếu trong việc định hướng,
hỗ trợ và dẫn dắt kinh tế hộ nông dân phát
triển, đặc biệt tạo ra các chuỗi liên kết sản
phẩm hiệu quả giữa khu vực sản xuất với
BÙI THỊ OANH
119
doanh nghiệp, thị trường, thúc đẩy sức
cạnh tranh hàng hóa và chuỗi giá trị nông
sản. Với phương châm “chung sức cùng
thành công”, mô hình hợp tác xã kiểu mới
theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đã thực sự
đi vào cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển về
số lượng và chất lượng, hoạt động có hiệu
quả, khẳng định được uy tín và vị thế trên
thương trường. Sau 5 năm triển khai Luật
Hợp tác xã, nhiều mô hình hợp tác xã tốt
đã ra đời và đi vào hoạt động, mang lại
hiệu quả kinh tế thiết thực cho các thành
viên như Hợp tác xã Evergrowth (Sóc
Trăng), Hợp tác xã Quý Hiền (Lào Cai),
Hợp tác xã Ỷ La (Tuyên Quang), Hợp tác
xã An Nhứt (Bà Rịa – Vũng Tàu) Tuy
nhiên, quá trình xây dựng các hợp tác xã
kiểu mới với việc thúc đẩy chuỗi giá trị
liên kết “4 nhà” vẫn còn nhiều khó khăn,
vướng mắc, khiến cho mô hình này đến
nay chưa phát huy hết tiềm năng của mình.
Từ lý luận chung về hợp tác xã kiểu mới và
sự liên kết chuỗi giá trị diễn ra trong đó,
phân tích thực tiễn xây dựng nông thôn
mới ở Bà Rịa – Vũng Tàu thời gian qua,
rút ra những kinh nghiệm và đề xuất những
giải pháp là những nội dung mà nghiên cứu
này muốn hướng tới.
1. Mô hình hợp tác xã kiểu mới
trong xây dựng nông thôn mới
Từ năm 1986 đến nay, Quốc hội Việt
Nam đã ba lần thông qua và ban hành Luật
Hợp tác xã, đó là vào các năm 1996, 2003
và 2012 nhằm điều chỉnh những nội dung
pháp luật về hợp tác xã để phù hợp với
điều kiện cụ thể từng thời kỳ. Tại Đại hội
lần thứ XII, Đảng tiếp tục khẳng định:
“Khuyến khích phát triển bền vững kinh tế
hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã với nhiều
hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; nhân
rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu
quả”. Nhà nước ta đã xác định đúng đắn và
kịp thời về hợp tác xã kiểu mới và xem đó
là “khâu trọng yếu” mang tính “đột phá”
trong xây dựng nông thôn mới. Nhận thức
đó phù hợp với thực tiễn phát triển của
kinh tế - xã hội đất nước trong thời kỳ mới
cũng như thực tiễn phát triển của các hợp
tác xã trên thế giới hơn một thế kỷ qua.
Năm 1844, ở Anh đã ra đời hợp tác
xã đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực
ngành dệt. Sau đó 5 năm, Hội nguyên liệu
(cũng là một hình thức hợp tác xã) được
thành lập ở Đức để cung cấp các nguyên
vật liệu cho các thợ mộc, thợ giày đang
đứng trước nguy cơ phá sản vì sự cạnh
tranh của các công ty. Các hợp tác xã đầu
tiên này đã đảm bảo khâu cung cấp đầu
vào với giá thấp nhưng chất lượng cho
các thành viên, trong khi các thợ dệt, thợ
giày, thợ mộc vẫn tiếp tục là các hộ sản
xuất cá thể. Trong lĩnh vực nông nghiệp,
các hợp tác xã đảm bảo cung cấp giống,
phân bón, thức ăn.., giá rẻ cho các hộ
thành viên của hợp tác xã. Các hợp tác xã
còn có thể đảm đương phần sửa chữa máy
móc, xây dựng, bảo quản nông sản.., cho
thành viên của mình.
Khảo sát lịch sử phát triển của hợp tác
xã trên thế giới cũng cho thấy, các mô hình
hợp tác xã của Việt Nam trong các Luật hợp
tác xã 1996, 2003 và trước 2012 đã cơ bản
phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội của
đất nước trong tiến trình đổi mới. Vì vậy,
“Luật hợp tác xã năm 2012 của Việt Nam
thực chất thể hiện sự thay đổi căn bản nhận
thức của chúng ta về bản chất và vai trò của
hợp tác xã, phù hợp với sự phát triển hợp
tác xã trên thế giới hơn 150 năm qua” [6;
tr.24]. Theo Luật hợp tác xã năm 2012, các
hợp tác xã hoạt động như một doanh nghiệp
cung cấp các dịch vụ cho thành viên hợp tác
xã, còn việc trồng cây, chăn nuôi là việc của
các thành viên hợp tác xã [1; tr.24].
Nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Thiện
Nhân cho biết, về cơ bản có năm hình thức
liên kết trong sản xuất nông nghiệp của
nông dân Việt Nam như sau [6; tr.31-37]:
HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - NHÌN TỪ THỰC TIỄN CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
120
(1) Hộ nông dân không liên kết:
Mua đầu vào Bán đầu ra
Giống
Thiết bị
Phân bón
Thuốc bảo vệ thực vật
Công nghệ mới...
(2) Hộ nông dân làm thuê cho doanh nghiệp:
Thị trường đầu vào Thị trường đầu ra
(3) Hộ nông dân liên kết thành hợp tác xã:
Thị trường đầu vào Thị trường đầu ra
(4) Hộ nông dân liên kết qua hợp tác xã và hợp tác xã liên kết qua thành lập Liên hiệp hợp
tác xã tiêu thụ sản phẩm và cung cấp đầu vào cho hợp tác xã:
Thị trường đầu vào Thị trường đầu ra
Thị trường đầu vào Thị trường đầu ra
Doanh nghiệp
Hộ nông dân... Hộ nông dân 2 Hộ nông dân 1 Hộ nông dân 3
Liên hiệp hợp tác xã
Hộ nông
dân..
Hộ
nông
dân 2
Hộ nông
dân 1
Hợp tác
xã 1
Hộ nông
dân 1
Hộ nông
dân 1
Hộ
nông
dân 2
Hộ
nông
dân 2
Hộ nông
dân..
Hộ nông
dân..
Hợp tác
xã 2
Hợp tác
xã 3...
Hợp tác xã
Hộ nông dân... Hộ nông dân 2 Hộ nông dân 1 Hộ nông dân 3
Các doanh nghiệp
cung cấp đầu vào (1)
Trung gian mua
nông sản (3)
Hộ nông dân
sản xuất (2)
BÙI THỊ OANH
121
(5) Hộ nông dân liên kết qua hợp tác xã và hợp tác xã hợp đồng tương đối ổn định với
doanh nghiệp để mua đầu vào và tiêu thụ sản phẩm:
Theo đó, GS Nguyễn Thiện Nhân cũng ước lượng khả năng phát triển các loại hình hộ
nông dân sản xuất trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam vào năm 2015 như sau:
Thành tựu phát triển các hợp tác xã
kiểu mới được thể hiện qua các con số như
sau: tính đến hết năm 2016, toàn quốc có
hơn 19.500 hợp tác xã, tăng khoảng 3,07%
so với thời điểm cuối năm 2013; thu hút
trên 6,2 triệu thành viên tham gia. Trong
giai đoạn này, khoảng 5.600 hợp tác xã
được thành lập mới và 4.800 hợp tác xã đã
giải thể. Tổng số hợp tác xã phải tiến hành
chuyển đổi theo Luật là 15.606 hợp tác xã;
Doanh nghiệp đầu vào
HTX
Hộ
nông
dân 1
Doanh nghiệp đầu ra
HTX
Thị
trường
đầu
vào
Thị
trường
đầu ra
Hộ
nông
dân 2
Hộ
nông
dân 3
Hộ
nông
dân...
Hộ
nông
dân 1
Hộ
nông
dân 2
Hộ
nông
dân 3
Hộ
nông
dân...
1 3 4 5 2
Hộ cá thể
không liên
kết
Hộ liên
kết qua
hợp tác xã
12 triệu hộ
nông dân là
chủ đất (hoặc
có quyền
khai thác mặt
nước)
Hộ làm
thuê cho
doanh
nghiệp
Hộ liên kết
qua hợp
tác xã
Hộ liên kết qua
hợp tác xã và
Liên hiệp hợp
tác xã
10% số hộ
nôn
g dân
25% số hộ nông
dân không liên kết
qua hợp tác xã
75% số hộ nông dân liên
kết qua hợp tác xã
25% số hộ nông dân liên kết qua
doanh nghiệp
15% 20% 45% 10%
HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - NHÌN TỪ THỰC TIỄN CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
122
trong đó 13.094 hợp tác xã đã chuyển đổi
và đăng ký lại (chiếm 83,9%), 338 hợp tác
xã đã chuyển đổi sang loại hình tổ chức
khác (chiếm 2,87%); chỉ còn khoảng 2.036
hợp tác xã (chiếm 13,23%) chưa tiến hành
chuyển đổi theo Luật do còn vướng mắc về
tài sản, công nợ... Doanh thu bình quân
năm 2016 đạt trên 3 tỷ đồng/hợp tác xã,
tăng 19,8% so với năm 2013; lãi bình quân
tăng từ 155 triệu đồng/hợp tác xã năm
2013 lên 196,8 triệu đồng/hợp tác xã năm
2016. Thu nhập bình quân của một lao
động thường xuyên trong hợp tác xã tăng
từ 22,8 triệu đồng năm 2013 lên 31,3 triệu
đồng năm 2016 [7].
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra không chỉ
dừng lại ở những con số đã nêu trên. Có
thể thấy, Luật Hợp tác xã năm 2012 đã thể
hiện tư duy mới về mô hình hợp tác xã
kiểu mới với nòng cốt là “hợp tác”, góp
phần hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp
với cơ chế thị trường trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày
càng gay gắt như hiện nay. Hợp tác xã kiểu
mới không đơn giản là sự thay đổi “từ chức
danh ông chủ nhiệm hợp tác xã thành chủ
tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc hợp
tác xã, mà là sự thay đổi từ bản chất”;
khẳng định kinh tế hộ gia đình không bị
“thui chột, mất động lực” khi tham gia hợp
tác xã mà hợp tác xã kiểu mới còn làm gia
tăng giá trị kinh tế của hộ gia đình [1]. Vậy
hợp tác xã kiểu cũ và hợp tác xã kiểu mới
có điểm gì khác nhau? Trên website của
Hội nông dân, tác giả Nguyễn Cao đã so
sánh như sau [1]:
Về đối tượng tham gia, trong hợp tác
xã nông nghiệp kiểu cũ, thành viên chỉ
gồm các cá nhân. Trong hợp tác xã nông
nghiệp kiểu mới, thành viên gồm cả cá
nhân, hộ gia đình và pháp nhân (người lao
động, cán bộ, công chức, các hộ sản xuất
kinh doanh, trang trại, doanh nghiệp nhỏ và
vừa thuộc các thành phần kinh tế); cả
người có ít vốn và người có nhiều vốn nếu
có nhu cầu tự nguyện cùng nhau lập ra và
tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình
theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.
Về sở hữu, trong hợp tác xã nông
nghiệp kiểu cũ, sở hữu cá nhân của người
nông dân không được thừa nhận, sở hữu
của các hộ gia đình bị xóa bỏ, chỉ thừa
nhận chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản
xuất; người nông dân vào hợp tác xã phải
góp ruộng đất, trâu bò, công cụ sản xuất
chủ yếu. Trong hợp tác xã kiểu mới, sở
hữu tập thể và sở hữu cá nhân của thành
viên được phân định rõ. Sở hữu tập thể (sở
hữu của hợp tác xã) bao gồm các nguồn
vốn tích lũy tái đầu tư, các tài sản do tập
thể mua sắm để dùng cho hoạt động của
hợp tác xã, tài sản trước đây được giao lại
cho tập thể sử dụng và tài sản do nhà nước
hoặc các tổ chức, các nhân trong và ngoài
nước tài trợ làm tài sản không chia và các
quỹ không chia.
Thành viên khi tham gia hợp tác xã
nông nghiệp kiểu mới không bắt buộc góp
ruộng đất và các công cụ sản xuất, mà tiên
quyết phải góp vốn theo quy định của Điều
lệ Hợp tác xã. Suất vốn góp không hạn chế,
song không được vượt quá 20% so với
tổng số vốn góp của thành viên (vốn điều
lệ của hợp tác xã). Vốn góp của thành viên
được chia lãi hàng năm theo quy định của
Điều lệ và được rút khi thành viên ra khỏi
hợp tác xã.
Trong các hợp tác xã nông nghiệp kiểu
cũ, quan hệ giữa xã viên với hợp tác xã là
quan hệ phụ thuộc, xã viên bị tách khỏi tư
liệu sản xuất, trở thành người làm công
theo sự điều hành của hợp tác xã nên tính
hợp tác đích thực không còn. Trong các
hợp tác xã kiểu mới, quan hệ giữa hợp tác
BÙI THỊ OANH
123
xã và thành viên là quan hệ bình đẳng, thỏa
thuận, tự nguyện, cùng có lợi và cùng chịu
rủi ro trong sản xuất, kinh doanh. Hộ xã
viên là đơn vị kinh tế tự chủ, tự điều hành
lao động của gia đình, tự quyết định bố trí
sản xuất cây trồng, vật nuôi phù hợp với
thế mạnh của từng hộ, tự mua vật tư để đầu
tư vào sản xuất, thuê dịch vụ, bán sản
phẩm làm ra theo nguyên tắc thuận mua
vừa bán. Ở đó, ban quản trị hợp tác xã
không can thiệp trực tiếp vào quyền chủ
động sản xuất, kinh doanh của hộ xã viên,
không điều hành, chỉ huy từng khâu, từng
việc hàng ngày như trước, mà chuyển sang
làm dịch vụ theo yêu cầu của hộ gia đình.
Trong các hợp tác xã kiểu cũ, mọi hoạt
động sản xuất, kinh doanh, hạch toán lỗ lãi,
phân phối, giá cả.., đều theo sự chỉ huy của
cơ quan quản lý cấp trên và theo kế hoạch
của nhà nước. Trong các hợp tác xã kiểu
mới, những trói buộc cứng nhắc của cơ chế
kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp
đã được tháo gỡ. Các hợp tác xã kiểu mới
đã thực sự là một tổ chức kinh tế độc lập,
tự chủ có đầy đủ tư cách pháp nhân trong
cơ chế thị trường, bình đẳng trước pháp
luật như các doanh nghiệp, tự quyết định
và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đảm
bảo hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước
và trách nhiệm đối với thành viên. Ở đây,
Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và không can thiệp trực tiếp
vào các hoạt động của hợp tác xã, thực
hiện chức năng quản lý thông qua việc ban
hành pháp luật và các chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác xã.
Trong các hợp tác xã kiểu cũ, chế độ
phân phối mang nặng tính bình quân, bao
cấp, chủ yếu theo công lao động, việc phân
phối theo vốn góp gần như không tồn tại
(vì việc góp vốn chỉ mang tính hình thức).
Phân phối như thế không khuyến khích
được người lao động hăng hái, tích cực làm
việc, xã viên thiếu gắn bó với hợp tác xã và
dành nhiều công sức cho kinh tế gia đình.
Trong các hợp tác xã kiểu mới, hình thức
phân phối được thể hiện trên nguyên tắc
công bằng, cùng có lợi, theo vốn góp và
theo mức độ sử dụng dịch vụ. Đây là động
lực khuyến khích thành viên gắn bó với
hợp tác xã. Trong quá trình phân phối, các
hợp tác xã kiểu mới còn có thể tạo ra được
các quỹ không chia. Những quỹ này, một
mặt, để mở rộng sản xuất, kinh doanh; mặt
khác, tạo nên nguồn phúc lợi công cộng để
mọi thành viên trong hợp tác xã cùng
hưởng; đó cũng là sự kết hợp chặt chẽ giữa
lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, giữa lợi
ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
kiểu cũ thường bị giới hạn trong địa giới
thôn hoặc liên thôn, xã hoặc liên xã và chủ
yếu là canh tác nông nghiệp theo mô hình
sản xuất tập trung. Trong các hợp tác xã
nông nghiệp kiểu mới, quy mô và phạm vi
hoạt động đã không còn bị giới hạn như
trước. Mỗi hợp tác xã có thể hoạt động ở
nhiều lĩnh vực, ngành khác nhau, không
giới hạn địa giới hành chính. Ở đây, mô
hình hợp tác xã linh hoạt, đa dạng về hình
thức, phù hợp với đặc điểm của từng vùng,
từng ngành, với nhiều trình độ phát triển,
từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đầu vào,
đầu ra phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của các thành viên, đến mở mang
ngành nghề, vươn lên kinh doanh tổng hợp
và hình thành các doanh nghiệp trực thuộc,
từ hợp tác xã phát triển thành các liên hiệp
hợp tác xã.
Với những so sánh trên đây, bức tranh
về các hợp tác xã kiểu mới đã được dựng
lên một cách khái quát. Trong xu thế phát
HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - NHÌN TỪ THỰC TIỄN CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
124
triển hiện nay, các hợp tác xã kiểu mới đã
thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị và đó là một
“đòn bẩy” cho sự nghiệp phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
2. Liên kết chuỗi giá trị trong các
hợp tác xã kiểu mới
Khái niệm “chuỗi giá trị” (Value
chain) do Michael Porter khởi xướng vào
thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Theo ông, đó
là “một tập hợp các hoạt động để đưa một
sản phẩm từ khái niệm đến khi đưa vào sử
dụng và cả sau đó. Chuỗi giá trị bao gồm
các hoạt động như thiết kế mẫu mã, sản
xuất, marketing, phân phối và dịch vụ sau
khi bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Những hoạt động này có thể được thực
hiện trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc
được phân phối giữa các doanh nghiệp
khác nhau” [4].
Vai trò và sức mạnh của liên kết được
áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Những mô hình liên kết có hiệu quả phần
lớn do các thành viên có chung mục tiêu,
phương pháp, chính sách hành động đúng
đắn và phải cùng có nghĩa vụ, quyền lợi
theo mức độ về năng lực và hiệu quả do
các thành viên đóng góp. Liên kết “4 nhà”
thường được nói đến bao gồm Nhà nước,
nhà sản xuất (nông dân), nhà kinh doanh
và nhà khoa học, một hình thức liên kết thị
trường, thông qua các chính sách giúp điều
hòa mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên tham
gia, đặc biệt khi nhu cầu và giá cả thị
trường biến động mạnh.
Liên kết bốn nhà trong hoạt động của
hợp tác xã kiểu mới thời gian qua đã thực
sự mang lại lợi ích cho các bên. Nhà nông
dựa vào vốn, chính sách, pháp luật của Nhà
nước (nhà quản lý) để sản xuất đúng hướng
và có hiệu quả. Nhà quản lý cung cấp vốn
thông qua ngân hàng, cung cấp thông tin,
thị trường cho nông dân, có thể đứng ra tổ
chức việc liên kết và đảm bảo cho sản xuất,
kinh doanh đi đúng hướng, có hiệu quả.
Nhà khoa học tạo ra giống, quy trình kỹ
thuật và đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật sản
xuất cho người nông dân... Nhà doanh
nghiệp thường là “mốc cuối cùng” trong
chuỗi liên kết vì là khâu tiêu thụ sản phẩm
và cũng có thể là “mốc khởi đầu” trong
nhiều trường hợp. Với trí tuệ và sức mạnh
tổng hợp của chuỗi liên kết “nhiều nhà”,
hợp tác xã kiểu mới chắc chắn sẽ hạn chế
được rủi ro và thất bại trong sản xuất. Liên
kết không chỉ có lợi cho sản xuất của nông
dân mà cho cả nhà doanh nghiệp và các
chủ thể khác.
Như vậy, sản xuất nông nghiệp theo
chuỗi liên kết giá trị là hướng đi bền vững
giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu
nhập cho nông dân. Hình thức này đảm bảo
cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá
trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau,
điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất
nguồn gốc sản phẩm. Thúc đẩy liên kết
chuỗi giá trị trong nông nghiệp cũng là một
giải pháp quan trọng của “Đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững”
được phê duyệt theo Quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ
tướng Chính phủ.
3. Thực tiễn xây dựng hợp tác xã
kiểu mới của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và
những bài học kinh nghiệm
Xây dựng các mô hình sản xuất nông
nghiệp liên kết theo chuỗi đang là hướng đi
mới giúp công cuộc xây dựng nông thôn
mới ở các địa phương đi vào thực chất, đạt
được mục đích cốt lõi là nâng cao đời sống
và thu nhập của người nông dân, nâng cao
giá trị sản phẩm một cách bền vững. Với
những ưu thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội và con người, tỉnh Bà Rịa – Vũng
BÙI THỊ OANH
125
Tàu thời gian qua đã có những bước tiến
quan trọng về xây dựng nông thôn mới,
trong đó có liên kết sản xuất theo chuỗi giá
trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa.
Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng phát triển mô
hình này theo hướng đầu tư nhiều về vốn,
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để
xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm.
Tính đến tháng 12/2017, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu có 106 hợp tác xã, trong đó có
71 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, thủy sản. Nhiều hợp tác xã đã
và đang thành công, đem lại hiệu quả kinh
tế lớn với nhiều loại sản phẩm như: lúa gạo
hợp tác xã (nông nghiệp An Nhứt, nông
nghiệp Long Phượng, nông nghiệp Gò cát);
hải sản tươi, khô hợp tác xã (thủy sản
Quyết Thắng, thủy sản Đức thịnh, thủy sản
Vĩnh Hưng); tôm thẻ, tôm sú (hợp tác xã
nông nghiệp Quyết Thắng); nhãn xuồng
cơm vàng, mãng cầu ta (hợp tác xã nông
nghiệp Nhân Tâm); trái bơ (hợp tác xã
nông nghiệp Thái Dương); thanh long ruột
đỏ, ruột trắng (hợp tác xã nông nghiệp
Hưng Thịnh); ca cao bột (hợp tác xã hữu
cơ Bapula); socola (hợp tác xã nông nghiệp
Xà Bang); trứng gia cầm (hợp tác xã nông
nghiệp Tam Phước); hàu thịt (hợp tác xã
thủy sản Thành Đạt); gà thịt (hợp tác xã
nông nghiệp Long Hải); rau an toàn (hợp
tác xã nông nghiệp Hải Phát, hợp tác xã rau
an toàn Thắng Lợi) [3].
Nhờ sự liên kết chuỗi giá trị, các địa
phương trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kém
hiệu quả sang những cây trồng, vật nuôi có
giá trị, năng suất cao. Được sự hỗ trợ vốn
từ các chương trình, dự án, các tổ chức, cá
nhân trên địa bàn tỉnh, các xã nông thôn
mới của tỉnh đã dần chuyển đổi diện tích
nhiều cây trồng già cỗi, năng suất thấp
sang trồng những cây có giá trị kinh tế cao.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của mình,
từng địa phương đã tập trung vào các sản
phẩm mũi nhọn. Trong tương lai, quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ từng bước hình
thành các vùng trồng lúa, vùng cây lâm
sản, vùng chăn nuôi gia súc.., với các thành
phần kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, cá
thể tư nhân. Quá trình đó sẽ làm thay đổi
cơ cấu sản phẩm, cơ cấu lao động, đồng
thời tăng sản phẩm xuất khẩu, thúc đẩy
hoạt động kinh tế đối ngoại.
Tuy nhiên, thực tế của Bà Rịa – Vũng
Tàu hiện còn nhiều hạn chế: Tỉnh chưa có
chính sách hữu hiệu để thực hiện có hiệu
quả công tác quản lý quy hoạch và thực
hiện quy hoạch trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp còn
mang tính manh mún, nhỏ lẻ thiếu sự liên
kết chặt chẽ giữa những người sản xuất,
dẫn đến hạn chế liên kết giữa doanh
nghiệp với người sản xuất, tạo ra sự bất
hợp lý trong phân phối lợi ích giữa các
khâu trong chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm; chưa thu hút được nhiều doanh
nghiệp tham gia đầu tư sản xuất nông
phẩm hàng hóa, trong khi doanh nghiệp
chính là nhân tố cốt lõi tham gia thúc đẩy
sản xuất hàng hóa và đảm bảo tính ổn định
cho đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp.
Riêng kinh tế tập thể ở Bà Rịa – Vũng
Tàu còn những hạn chế như: nhiều hợp tác
xã chưa hoạt động hiệu quả thật sự, vốn
điều lệ thấp, phương án sản xuất kinh doanh
thiếu khả thi nên chưa thu hút được các hộ
nông dân trên địa bàn tham gia; trong kinh
doanh, giá cả vật tư đầu vào và đầu ra
không ổn định, diễn biến theo chiều hướng
bất lợi cho người sản xuất nông nghiệp, khó
có điều kiện để phát triển bền vững và tích
HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - NHÌN TỪ THỰC TIỄN CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
126
lũy để phát triển sản xuất, nâng cao thu
nhập; mối quan hệ giữa các thành viên trong
việc tổ chức sản xuất của các hợp tác xã còn
lỏng lẻo, thiếu bền vững; việc đẩy mạnh liên
kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình
liên kết “4 nhà” vẫn chưa chặt chẽ, các mối
“liên kết dọc và ngang” hình thành và phát
triển gặp nhiều khó khăn.
Để thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất
gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn của
Tỉnh, các cơ quan quản lý, tư vấn, hỗ trợ
hợp tác xã cần tập trung nâng cao nhận
thức của đội ngũ cán bộ, người nông dân
và doanh nghiệp tham gia liên kết, tập
trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ tháo gỡ kịp
thời các khó khăn, vướng mắc, tăng cường
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các
hợp tác xã về trình độ quản lý. Nhóm sản
xuất cần được trang bị không chỉ kỹ thuật
sản xuất mà còn cả kỹ năng quản trị kinh
doanh, phối hợp tiêu thụ sản phẩm. Bên
cạnh đó, chính quyền và các cơ quan chức
năng của Tỉnh cần có chính sách hoàn
thiện cơ sở hạ tầng phục vụ việc liên kết
giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản.., tiếp
tục tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích
các tổ chức, cá nhân tham gia vào chuỗi
sản xuất, kinh doanh nông sản, tìm đầu ra
cho sản phẩm và đẩy mạnh công tác quảng
bá các sản phẩm đặc sản của ngành nông
nghiệp, liên kết hình thành chuỗi cung cấp
thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Các cơ quan chức năng cần phối hợp với
các cấp chính quyền của Tỉnh để kiểm soát
tốt chất lượng từ khâu sản xuất đến khâu
lưu thông, hỗ trợ cho các hợp tác xã nông
nghiệp bảo đảm sản phẩm có nguồn gốc
xuất xứ, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất, kinh
doanh nông sản, an toàn lưu thông trên thị
trường [3].
Khi thực hiện các giải pháp trên cần
chú trọng vai trò của các hợp tác xã kiểu
mới trong liên kết chuỗi giá trị. Hợp tác xã
không chỉ sản xuất với nguyên liệu đầu vào
mà cần tham gia chuỗi giá trị sản phẩm,
góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Do đó, cần chuyên nghiệp hóa bộ máy
quản lý hợp tác xã, vì đây là một doanh
nghiệp hoạt động ở nhiều cấp độ thị
trường: địa phương, khu vực, quốc gia hay
quốc tế. Ở những cấp độ thị trường này,
hợp tác xã luôn phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp có cơ cấu quản lý rất chuyên
nghiệp. Hợp tác xã cần đáp ứng được
những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao
của thị trường bán buôn, siêu thị và xuất
khẩu.
Quá trình liên kết các doanh nghiệp
phải gắn với các tổ hợp tác, hợp tác xã
ngay từ đầu để cùng xây dựng chuỗi giá trị
gắn sản xuất với tiêu thụ. Các vùng nguyên
liệu cần bảo đảm các khâu từ sản xuất, thu
hoạch, bảo quản cũng như sử dụng giống
phù hợp điều kiện sinh thái của từng vùng
và thị trường. Bên cạnh đó, không thể thiếu
sự hỗ trợ của Nhà nước bằng các chính
sách khuyến khích liên kết gắn sản xuất với
tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn
theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày
25-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ, tạo
sự liên kết vững chắc giữa doanh nghiệp và
nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp
bền vững.
Kết luận
Có thể nói, đến thời điểm hiện tại, Việt
Nam vẫn được xác định là một nước nông
nghiệp, người dân sống chủ yếu ở vùng
nông thôn với khoảng 70% dân số sống
bằng nghề nông, nông nghiệp tiếp tục đóng
vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh
lương thực và cung cấp nguyên liệu cho
nhiều ngành công nghiệp chế biến và xuất
khẩu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
BÙI THỊ OANH
127
“Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông
nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân
muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh thì cần
phải có hợp tác xã. Hợp tác xã nông nghiệp
là một cách làm cho nhà nông đoàn kết,
làm cho nhà nông hưng thịnh. Hợp tác xã
nông nghiệp giúp cho nhà nông đạt đến
mục đích đã ích quốc lại lợi dân” (Trích
trong bài viết “Gửi nông gia Việt Nam” của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng trên báo Tấc
đất, số ra ngày 11/4/1946). Khẳng định đó
đến nay vẫn còn nguyên giá trị cho sự
nghiệp thực hiện mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới. Các hợp tác xã kiểu
mới phải được xây dựng từ tư duy mới,
không áp đặt máy móc, không chạy theo
thành tích, quan trọng nhất là phát huy nội
lực, phát động rộng khắp trong nhân dân
phong trào “Cả nước chung tay xây dựng
nông thôn mới” vì mục tiêu cuối cùng là
“dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cao, Nhận thức đúng về hợp tác xã kiểu
mới, /nhan-thuc-
dung-ve-htx-kieu-moi, ngày 21/11/2017.
2. Nguyễn Đức Khiển (2014), Phát triển nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Nhà xuất
bản nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nhật Nam, Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới:
tác nhân tạo nên chuỗi giá trị liên kết
cho nông sản,
vungtau.gov.vn/hoat-dong-lmhtx-va-thanh-
vien/-/view_content/content/37140/hop-tac-
xa-nong-nghiep-kieu-moi-tac-nhan-tao-nen-
chuoi-gia-tri-lien-ket-cho-nong-san,
30/3/2018.
4. Porter, M.E. (1985), Competitive Advantage,
Free Press, New York.
5. Mai Văn Quyền, Liên kết “4 nhà” tạo
“đường băng” để nông dân “cất cánh”,
-nghiep-nong-thon/Lien-ket-quot4-nhaquot-
tao-quotduong-bangquot-de-nong-dan-
quotcat-canhquot.aspx, 6/2/2010.
6. Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2017),
Những hợp tác xã kiểu mới điển hình giai
đoạn 2014-2016, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
7. Chu Thanh Vân, Phó Thủ tướng Vương Đình
Huệ: Muốn có hợp tác xã kiểu mới, cần phải
có tư duy mới,
vuong-dinh-hue-muon-co-hop-tac-xa-kieu-moi-
can-phai-co-tu-duy-moi/, ngày 06-12-2017.
Ngày nhận bài: 10/5/2018 Biên tập xong: 15/7/2018 Duyệt đăng: 20/7/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 101_5192_2215006.pdf