Hợp tác Việt Nam và Thái Lan trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống hiện nay

Tài liệu Hợp tác Việt Nam và Thái Lan trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống hiện nay: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 31 (56) - Thaùng 8/2017 64 Hợp tác Việt Nam và Thái Lan trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống hiện nay Vietnam – Thailand cooperation in solving non-traditional security issues TS. Hà Lê Huyền, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Ha Le Huyen, Ph.D., Institute for Southeast Asian Studies Tóm tắt Ở thế kỷ XXI, việc hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gia tăng không ít thách thức rủi ro, nguy hiểm về vấn đề an ninh phi truyền thống đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam, Thái Lan nói riêng. Trước tình hình đó, hai nước không ngừng nâng cao tầm kiểm soát về vấn đề an ninh thông qua họp Nhóm Công tác chung chính trị – ngoại giao – an ninh Việt Nam – Thái Lan. Đây là hình thức hợp tác được duy trì liên tục và luân phiên giữa hai nước, họp lần đầu tiên vào năm 2004 và đến nay đã tổ chức lần thứ 9 (7/2017) nhằm tăng cường hợp tác để xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp tác Việt Nam và Thái Lan trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 31 (56) - Thaùng 8/2017 64 Hợp tác Việt Nam và Thái Lan trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống hiện nay Vietnam – Thailand cooperation in solving non-traditional security issues TS. Hà Lê Huyền, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Ha Le Huyen, Ph.D., Institute for Southeast Asian Studies Tóm tắt Ở thế kỷ XXI, việc hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gia tăng không ít thách thức rủi ro, nguy hiểm về vấn đề an ninh phi truyền thống đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam, Thái Lan nói riêng. Trước tình hình đó, hai nước không ngừng nâng cao tầm kiểm soát về vấn đề an ninh thông qua họp Nhóm Công tác chung chính trị – ngoại giao – an ninh Việt Nam – Thái Lan. Đây là hình thức hợp tác được duy trì liên tục và luân phiên giữa hai nước, họp lần đầu tiên vào năm 2004 và đến nay đã tổ chức lần thứ 9 (7/2017) nhằm tăng cường hợp tác để xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi cộm hiện nay của Việt Nam và Thái Lan với ba vấn đề: ma túy, tuần tra chung ở Vịnh Thái Lan và nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Từ khóa: quan hệ Việt Nam – Thái Lan, an ninh phi truyền thống. Abstract In the 21st century, international integration has brought many benefits but also increased many challenges regarding non-traditional security risks to countries in general, to Vietnam and Thailand in particular. Under those circumstances, the two countries have been improving their security control through the Vietnam-Thailand Political-Security-Diplomatic Working Group. This collaboration is a continuous and rotational form of cooperation between the two nations, which was first held in 2004 and has taken place for the ninth time (July 2017) to tackle the current non-traditional security challenges of Vietnam and Thailand including three major issues: drugs, joint patrol in the Gulf of Thailand, and human trafficking, especially women and children. Keywords: Vietnam – Thailand relations, non-traditional security. 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm an ninh phi truyền thống Tình hình thế giới sau Chiến tranh Lạnh (1991) có diễn biến mới, hòa bình trở thành xu thế nổi trội, khu vực hóa và toàn cầu hóa đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nước vừa và nhỏ tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế dưới các hình thức khác nhau để tăng cường vị thế của mình. Tuy nhiên các quốc gia cũng phải đối mặt với những thách thức mới từ mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Thái Lan và Việt Nam cũng không ngoại lệ. HÀ LÊ HUYỀN 65 Theo tổ chức Liên Hợp quốc “An ninh phi truyền thống” (ANPTT) bao gồm 7 lĩnh vực chủ yếu là: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị. Có quan điểm khác lại khẳng định ANPTT gồm 6 nhóm chính là: ô nhiễm môi trường, tình trạng thiếu hụt tài nguyên, tội phạm xuyên quốc gia, nạn khủng bố, dịch bệnh và thảm họa thiên tai. Mely Caballero Anthony quan niệm mối đe dọa ANPTT được định nghĩa là: “thách thức đối với sự tồn vong và thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc, xuất hiện chủ yếu trong các nguồn phi quân sự, chẳng hạn như thay đổi khí hậu, suy thoái môi trường xuyên biên giới và nguồn tài nguyên cạn kiệt, bệnh truyền nhiễm, thiên tai, di cư bất hợp pháp, tình trạng thiếu lương thực, buôn lậu, buôn bán ma túy và các hình thức khác của tội phạm xuyên quốc gia”[19]. Ở khu vực Đông Nam Á khái niệm “An ninh phi truyền thống” được xuất hiện chính thức trong “Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống” thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 giữa các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc tại Phnôm Pênh (Campuchia) ngày 01/11/2002. Đó là những vấn đề về buôn lậu, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao, đồng thời tạo ra những thách thức mới đối với hòa bình, ổn định trong và ngoài khu vực. Theo Amitav Acharya - nhà nghiên cứu hàng đầu về quan hệ quốc tế cho rằng, an ninh phi truyền thống là “các thách thức đối với sự tồn vong và chất lượng cuộc sống của con người và nhà nước có nguồn gốc phi quân sự như thay đổi khí hậu, khan hiếm nguồn lực, bệnh dịch, thiên tai, di cư không kiểm soát, thiếu lương thực, buôn người, buôn ma túy và tội phạm có tổ chức”. Trong cách tiếp cận vấn đề an ninh phi truyền thống này, hai đối tượng bị thách thức trực tiếp ở đây là nhà nước và con người [18, 23]. Tại Việt Nam, phần lớn các học giả nghiên cứu về quan hệ quốc tế cho rằng an ninh phi truyền thống là những mối đe dọa đối với an ninh quốc gia mà không xảy ra những xung đột quân sự giữa các lực lượng quân đội [9]. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2004 đã xác định: “Những vấn đề chưa được giải quyết, liên quan đến tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên bộ, trên biển cùng những vấn đề an ninh phi truyền thống khác, như buôn bán và vận chuyển trái phép vũ khí, ma túy, cướp biển, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, khủng bố, nhập cư và di cư trái phép, suy thoái môi trường, sinh thái... cũng là những mối quan tâm an ninh của Việt Nam” [1,11]. Như vậy, những mối đe dọa an ninh phi truyền thống đối với Việt Nam không chỉ từ các vấn đề trong nước, mà còn từ các vấn đề khu vực và thế giới. Như vậy, khái niệm ANPTT nội hàm rất rộng. hông phải ng u nhiên mà cách đặt vấn đề ANPTT của các quốc gia, khu vực và cộng đồng có những điểm khác nhau nhất định. Việc khuôn những vấn đề cụ thể nào đó trong nội hàm của ANPTT như các nhận thức nêu trên đều mang ý nghĩa tương đối, nhằm phục vụ cho việc hoạch định, xây dựng chính sách, chiến lược an ninh của đất nước và những cam kết an ninh song phương, đa phương trong hợp tác, liên kết quốc tế. Vì thế, có thể hiểu ANPTT tuy không đe dọa trực tiếp đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nhưng là những mối đe dọa đối với trật tự, an toàn, HỢP TÁC VI T NAM VÀ THÁI LAN TRONG VI C GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG 66 an sinh xã hội của các quốc gia. Trong khuôn khổ của bài tạp chí, nghiên cứu về hợp tác an ninh phi truyền thống giữa Thái Lan và Việt Nam, chúng tôi chỉ phân tích 3 vấn đề nổi bật hiện nay của hai nước đó là: ma túy; tuần tra chung ở Vịnh Thái Lan; và nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. 2. Thực trạng hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống Thông qua cơ chế hợp tác Nhóm Công tác chung chính trị - ngoại giao - an ninh Việt Nam - Thái Lan, hai bên đã tăng cường mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc phòng, an ninh; tăng cường hợp tác để xử lý các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; đẩy mạnh hợp tác về lãnh sự; và khẳng định cam kết không cho phép bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào sử dụng lãnh thổ của nước này thực hiện các hoạt động chống lại nước kia, hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (chống di cư bất hợp pháp và buôn người, chống khủng bố, ma túy, rửa tiền, tội phạm mạng, tội phạm kinh tế quốc tế), hợp tác quốc phòng, pháp luật và tư pháp cũng như các vấn đề có liên quan đến hai nước, trong đó có việc thảo luận và kiến nghị các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề ngư dân, tàu cá hai nước trên tinh thần nhân đạo. 2.1. Vấn đề ma túy Ma túy là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới. Tình hình sản xuất, sử dụng ma túy tổng hợp đang lan rộng và gia tăng, xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tội phạm quốc tế, sự đa dạng về tuyến đường vận chuyển và phương thức thủ đoạn hoạt động. Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia trong khu vực có điểm chung là chịu sự tác động trực tiếp từ các điểm nóng ma túy của khu vực Tam giác Vàng. Tội phạm ma túy lợi dụng tập quán sinh hoạt, sự phát triển của công nghệ thông tin, tính toàn cầu hóa để hoạt động. Theo tinh thần Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về hợp tác kiểm soát ma tuý, các chất hướng thần và tiền chất được ký kết ngày 7/10/1998 đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan chức năng hai nước tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực liên quan tới ma túy. Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, hai nước đã hợp tác một cách toàn diện, triển khai nhiều hoạt động song phương về phòng, chống ma túy như: thường xuyên trao đổi các đoàn nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm; tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị, hội thảo về phòng, chống ma túy; trao đổi, chia sẻ thông tin, bắt giữ các đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy trái phép. Trên các diễn đàn đa phương, hai nước luôn hợp tác và ủng hộ l n nhau. Thái Lan là quốc gia có tình hình tội phạm và tệ nạn nghiện ma tuý phức tạp ở khu vực Đông Nam Á. Thuốc phiện từ vùng Tam giác Vàng được vận chuyển vào Thái Lan và đóng gói lại tiếp tục phân phối đi các nơi khác. Những năm qua Thái Lan đã mở nhiều chiến dịch tấn công truy quét tội phạm ma tuý có hiệu quả. Pháp luật của Thái Lan qui định về các hình phạt cho tội phạm ma tuý rất nghiêm khắc: Người nào tiêu thụ hoặc sở hữu để tiêu thụ các chất ma tuý thuộc bảng I số lượng dưới 100 gam đã được xác định là ma tuý nguyên chất thì bị phạt tù từ 5 năm đến chung thân và bị phạt tiền từ 50.000 - 500.000 Baht; trên 100 gam sẽ bị phạt chung thân hoặc tử hình [20]. Hàng năm, các cơ quan chức năng của hai nước đã phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, trao đổi các HÀ LÊ HUYỀN 67 đoàn thăm quan nghiên cứu học tập về mô hình tổ chức và chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác này. Việt Nam học tập của Thái Lan chiến dịch tổng tấn công tệ nạn ma tuý trên qui mô toàn quốc tháng 02/2003, công tác phối hợp toàn diện, đồng bộ giữa giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại thông qua các biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma tuý... Đối với Việt Nam, hợp tác phòng chống ma túy với Thái Lan vì Thái Lan là một trong những nước có nhiều kinh nghiệm để tham khảo, trao đổi. Bên cạnh đó, do vị trí thuận lợi trong khu vực, Thái Lan được chọn làm nơi đặt trụ sở của các tổ chức quốc tế, trường đào tạo hành pháp của ASEAN, trường đào tạo của Cơ quan phòng chống ma tuý Hoa ỳ (DEA) và đăng cai nhiều Hội nghị quốc tế về phòng chống ma tuý nên rất nhiều cán bộ làm công tác phòng chống ma tuý của Việt Nam đã có dịp sang Thái Lan tham quan, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, dự hội thảo quốc tế, tập huấn trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương. Thông qua đó, mối quan hệ giữa các cán bộ phòng chống ma tuý của Việt Nam và Thái Lan ngày càng tăng cường và phát triển. Việc hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan trong việc chống phòng chống ma túy là rất cần thiết. ể từ khi hai nước có hợp tác song phương về phòng chống ma túy phần nào hạn chế hoạt động của tội phạm. Việt Nam và Thái Lan chia sẻ nhiều thông tin về các hoạt động liên quan đến buôn bán ma túy, xuất khẩu tinh dầu xá xị, trong đó điển hình có vụ điều tra ba container hàng tinh dầu xá xị bị Hải quan Hoàng gia Thái Lan bắt giữ... Tổng thư ký Ủy ban iểm soát ma túy Thái Lan Permpong Chaovalit cho rằng, đất nước Thái Lan cũng đối mặt với nhiều loại tội phạm liên quan đến ma túy. Chính phủ Hoàng gia Thái Lan rất mạnh tay với loại tội phạm này. Thái Lan bắt đầu thực hiện Chiến dịch Liên minh nhân dân chống ma túy từ ngày 1/4/2008 cho thấy Thái Lan dốc sức cho việc phòng chống ma túy. “Ba giảm, ba tăng, ba tập trung” [14] là chiến lược chủ đạo của Thái Lan trong giải quyết vấn đề ma túy. Ngoài ra, cơ quan chức năng của hai nước Việt - Thái đã triển khai nhiều nội dung hợp tác. Chính phủ Thái Lan đã cử sĩ quan liên lạc về phòng chống ma túy sang Việt Nam làm cầu nối trao đổi thông tin. ết quả đã phát hiện 3 vụ vận chuyển ma túy qua đường hàng không, bắt 6 đối tượng, thu giữ gần 10kg cocain. Để việc phối hợp hiệu quả hơn, trưởng đoàn hai nước quyết tâm bằng nhiều biện pháp để phát triển hơn nữa sự hợp tác bền vững trong công cuộc phòng chống ma túy, vì một ASEAN không có ma túy. Trên các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế như SOCCOM, ASOD, ACCORD, MOU, hai nước luôn bàn bạc, phối hợp và nêu cao quan điểm, thúc đẩy thực thi các sáng kiến nhằm hướng tới một khu vực ASEAN không có ma tuý; cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình triển khai các dự án hợp tác khu vực như dự án về tăng cường năng lực giám định do JICA (Nhật Bản) tài trợ. Cơ quan phòng chống ma túy Việt Nam và Thái Lan nhất trí rằng, việc phối hợp trao đổi thông tin giữa hai nước nhằm phát hiện sớm các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây đang đặt ra yêu cầu cấp bách cho cơ quan phòng chống ma tuý của hai nước. Hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan đã góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Số vụ án HỢP TÁC VI T NAM VÀ THÁI LAN TRONG VI C GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG 68 ma túy và đối tượng bắt giữ ngày càng tăng, mở rộng được nhiều vụ án xuyên quốc gia liên quan đến quốc tế; phối hợp quản lý buôn bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý; nâng cao hiệu quả trao đổi thông tin Thực tế những năm qua, thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma tuý Việt Nam đã học hỏi và trao đổi được nhiều kinh nghiệm phòng, chống ma tuý từ Thái Lan, tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ về đào tạo cán bộ, cai nghiện về kinh phí, trang thiết bị của cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) và các quốc gia. Dự báo thời gian tới vấn đề tội phạm ma tuý ở Việt Nam, Thái Lan cũng như nhiều quốc gia trên thế giới sẽ gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp. Cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý của Việt Nam cũng như trên toàn cầu sẽ còn nhiều khó khăn, vất vả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trên cơ sở Hiệp định và các cam kết, quan hệ hợp tác phòng, chống ma tuý giữa hai nước ngày càng chặt chẽ, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác để đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới. 2.2. Vấn đề tuần tra chung ở Vịnh Thái Lan Bối cảnh an ninh khu vực đang có nhiều diễn biến mới, phức tạp và khó lường, trong đó có những thách thức an ninh trên biển như cướp biển, khủng bố, phổ biến vũ khí, buôn người, di cư bất hợp pháp, vận chuyển ma túy, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, gây ra các thảm họa thiên tai cho nhân loại... Trong nỗ lực đảm bảo ổn định cho vùng Vịnh Thái Lan - một trong những tuyến đường biển quan trọng trên thế giới, Việt Nam đề xuất các nước trong vùng thiết lập đường dây nóng giải quyết sự cố trên biển, tuần tra chung, diễn tập tìm kiếm cứu nạn và ứng phó thảm họa trên biển. Vịnh Thái Lan nằm dọc theo dải Malacca, Singapore và Biển Đông, là một trong những tuyến đường liên lạc trên biển quan trọng nhất thế giới. hu vực này được biết đến như hành lang trung chuyển hàng lậu và các hoạt động trái phép, đồng thời cũng là tuyến đường giao thương chủ yếu giữa các nước công nghiệp ở Đông Bắc Á và Trung Đông. Bởi thế, việc thống nhất nguyên tắc thực thi pháp luật trên biển, tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực vùng Vịnh Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu buôn lậu, đồng thời góp phần cải thiện an ninh các tiểu vùng khác như dải Malacca, Singapore, quần đảo Sulu. Trước tình hình đó, Thái Lan và Việt Nam ký biên bản thỏa thuận tuần tra chung và thiết lập kênh liên lạc trên biển giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Thái Lan ngày 20/6/1999. Để triển khai hợp tác, hai nước tiến hành khóa học nâng cao cho cán bộ tàu thuyền, xây dựng kế hoạch, liên lạc, tham mưu, hậu cần và các nghiệp vụ hỗ trợ trong việc ngăn chặn, can thiệp ở trên biển, hội thảo về chỉ huy an ninh hàng hải... Với các hình thức hợp tác phù hợp với khả năng của các quốc gia, trong đó có các lĩnh vực như chia sẻ thông tin, xây dựng năng lực, phối hợp đào tạo và huấn luyện chung, thiết lập đường dây nóng giải quyết sự cố trên biển, tuần tra chung, diễn tập tìm kiếm cứu nạn và ứng phó thảm họa trên biển. Thái Lan - Việt Nam đã tiến hành được 29 chuyến tuần tra chung góp phần duy trì ổn định trật tự trên vùng biển tiếp giáp giữa hai nước. Biên đội tàu của 2 nước đã phối hợp xử lý các tình huống như: tìm kiếm cứu nạn; luyện tập chống HÀ LÊ HUYỀN 69 khủng bố Qua đó, đã góp phần xây dựng vùng biển giáp ranh hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển; tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân của mỗi nước làm ăn trên vùng biển nước mình. Hải quân hai nước tăng cường trao đổi Đoàn các cấp; đẩy mạnh các hoạt động phối hợp luyện tập chung trên biển; tăng cường chia sẻ thông tin; hợp tác về chống cướp biển và bảo vệ môi trường biển; phối hợp với các cơ quan chức năng của mỗi bên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, thông báo cho ngư dân của mình không vi phạm vùng biển của mỗi nước; phối hợp giải quyết nhân đạo việc ngư dân vi phạm và đánh bắt trái phép, góp phần giữ gìn ổn định và an ninh trật tự trên vùng biển giáp ranh. 2.3. Vấn đề nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em Buôn bán người là một dạng của nô lệ thời hiện đại. Sự vi phạm quyền con người này hình thành một loại tội phạm xâm hại đến cá nhân và Nhà nước, cần phải được nhận biết và trừng phạt bằng phương tiện pháp lý. Với tình hình hiện nay, nạn buôn người đã trở thành vấn nạn toàn cầu, vượt khỏi phạm vi một quốc gia và cần có sự nỗ lực hợp tác đấu tranh của toàn thế giới. Cụm từ buôn bán người đã được định nghĩa rõ ràng trong Nghị định thư về phòng, chống và trừng trị tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. “Buôn bán người có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể” [15]. Đông Nam Á đã được xác định là khu vực có khoảng 200.000 phụ nữ và trẻ em được mua bán mỗi năm cho việc mại dâm [17, 18]. Nhận thức được tính nguy hiểm của hoạt động này cũng như việc cần phải hợp tác cho việc phòng và chống buôn người, ngày 24/3/2008 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công An Lê Thế Tiệm (Việt Nam) và Bộ Trưởng Bộ phát triển xã hội và an ninh con người (Thái Lan) đã ký Hiệp định về hợp tác song phương nhằm loại trừ nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 22/01/ 2009. Nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước và thúc đẩy hợp tác song phương để trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em. Nhận thức rằng nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em là sự vi phạm thô bạo nhân quyền và chà đạp trắng trợn phẩm giá con người, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về thể chất, tinh thần, tình cảm, đạo đức của con người và làm phương hại đến nền tảng và các giá trị của xã hội. Bên cạnh đó, các băng nhóm và tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đang tích cực tham gia vào việc buôn bán phụ nữ và trẻ em và loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia này không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam và Thái Lan mà còn ảnh hướng đến toàn khu vực và cộng đồng thế giới. Việt Nam và Thái Lan cùng quan tâm đấu tranh chống nạn buôn bán người có tính chất xuyên quốc gia như đã đề cập trong Tuyên bố Bangkok về Di cư bất hợp pháp đã được thảo luận tại Hội nghị chuyên đề quốc tế về HỢP TÁC VI T NAM VÀ THÁI LAN TRONG VI C GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG 70 di cư “Tiến tới hợp tác khu vực chống di cư bất hợp pháp/di cư lén lút” được tổ chức từ ngày 21 - 23/4/1999 tại Bangkok và “Hội nghị Bali về chống buôn người và vận chuyển người bất hợp pháp” tổ chức tại Bali từ ngày 26 - 28/02/2002; Bản Ghi nhớ về Hợp tác chống buôn bán người hu vực tiểu vùng sông Mêkông ký tại Yangon, Myanmar ngày 29/02/2004 và các hoạt động liên quan khác. Trong những năm qua, tình hình tội phạm mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới giữa ba nước Việt Nam, Lào và Thái Lan diễn ra phức tạp. Qua điều tra, khảo sát trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, từ năm 1997 đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện 10 nhóm/19 đối tượng thực hiện hành vi mua bán người ra nước ngoài với 32 nạn nhân [4]. Việc trấn áp tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em thông qua hợp tác song phương trong thực thi pháp luật và tố tụng hình sự là biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo công lý chống nạn buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, và để bảo vệ và giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán. Việt Nam và Thái Lan đều cho rằng mục đích buôn bán phụ nữ và trẻ em bao gồm: Mại dâm và các hình thức bóc lột tình dục khác; làm việc nhà có tính cưỡng bức hoặc bóc lột; lao động trong cảnh bị giam cầm và các loại hình lao động có tính rủi ro, nguy hiểm; hôn nhân nô lệ hoặc hôn nhân trái ý muốn của nạn nhân; nhận con nuôi giả; lấy các bộ phận trên cơ thể người; ăn xin; nô lệ thông qua việc sử dụng ma túy đối với trẻ em và phụ nữ... Việt Nam và Thái Lan tiến hành các cải cách pháp luật cần thiết và các biện pháp thích hợp khác để đảm bảo rằng khuôn khổ pháp lý của nước mình phù hợp với Tuyên bố toàn cầu về Nhân quyền, Công ước về Quyền trẻ em, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và các văn kiện quốc tế nhân quyền khác có hiệu lực trong việc xoá bỏ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em và bảo vệ các quyền của phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của hoạt động buôn bán mà hai bên đã phê chuẩn hoặc tham gia. Việt Nam và Thái Lan nỗ lực phòng ngừa nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em thông qua các biện pháp phòng ngừa sau đây: Thứ nhất, tăng dịch vụ xã hội như hỗ trợ tìm việc làm, tạo thu nhập, chăm sóc y tế đối với những phụ nữ và trẻ em, đặc biệt đối với những người dễ trở thành nạn nhân bị buôn bán. Thứ hai, cải cách thực hiện các chương trình giáo dục và đào tạo dạy nghề đặc biệt dành cho phụ nữ và trẻ em nhằm tăng cơ hội việc làm để giảm nguy cơ trở thành nạn nhân bị buôn bán. Thứ ba, tăng cường nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về vấn đề buôn bán phụ nữ và trẻ em. Thứ tư, phổ biến thông tin tới cộng đồng về các yếu tố rủi ro liên quan tới nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em và về việc kinh doanh bóc lột phụ nữ và trẻ em. Trong việc ngăn chặn, trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em các cơ quan thực thi pháp luật của hai nước, nhất là tại khu vực biên giới, hợp tác chặt chẽ nhằm kịp thời phát hiện, và điều tra tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở trong nước và qua biên giới. Quá trình thực thi pháp luật được tổ chức hợp lý nhằm đấu tranh chống tội phạm buôn bán người có hiệu quả. Tăng cường công tác điều tra, truy tố người phạm tội và các tổ chức tội phạm liên quan đến các vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em. Việt Nam và Thái Lan tiến hành các chương trình đào tạo đơn phương và song phương cho các sỹ quan thực thi pháp luật về các quy định pháp luật có thể áp dụng, kỹ năng điều tra và bảo vệ trong các vụ buôn bán, nhấn mạnh các HÀ LÊ HUYỀN 71 quyền của con người. Cơ quan Công an và các cơ quan hữu quan có thẩm quyền khác của hai nước sẽ hợp tác trao đổi thông tin về các vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em như tuyến đường, địa điểm buôn bán, nhận dạng những kẻ buôn bán, mạng lưới, phương thức buôn bán và dữ liệu về việc buôn bán đó và thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết để bảo đảm an toàn cho các nạn nhân và nhân chứng để tránh sự trả thù hay đe dọa trong và sau quá trình điều tra xét xử. Sau khi những nạn nhân bị bắt được tái hòa nhập cộng đồng, Việt Nam và Thái Lan nỗ lực để tái hòa nhập an toàn và hiệu quả nhằm khôi phục phẩm giá, tự do và danh dự của họ. Vì mục đích này, Việt Nam và Thái Lan áp dụng các biện pháp thích hợp để tái hòa nhập có hiệu quả như cung cấp các chương trình đào tạo hướng nghiệp cho nạn nhân bị buôn bán nhằm tăng cơ hội có được cách kiếm sống phù hợp; và các chương trình đào tạo về sự phát triển của trẻ em, quyền của trẻ em và các vấn đề về trẻ em và giới được đề cập trong Công ước về quyền trẻ em, Công ước về loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ và các văn kiện khác có liên quan về quyền con người mà hai nước tham gia, nhằm khơi dậy sự cảm thông của xã hội đối với nạn nhân bị buôn bán. Buôn bán người ở Đông Nam Á được xem là mối hiểm họa to lớn trong thời gian gần đây [6, 32]. Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) ước tính có khoảng 75% nạn nhân bị buôn bán ở Đông Nam Á là phụ nữ và trẻ em [22,7]. Chính phủ hai nước Thái Lan và Việt Nam lo ngại về sự lây lan của tội phạm buôn bán người có thể cấu kết với các loại tội phạm khác như buôn bán ma túy, vũ khí [3, 219]. Cho nên, hợp tác chống buôn bán người, nhất là phụ nữ và trẻ em giữa hai nước Thái Lan và Việt Nam ngày càng phối hợp chặt chẽ nhằm ngăn chặn các hình thức mua bán người; truyền thông cho cộng đồng để phòng tránh các nguy cơ bị mua bán; phối hợp trong việc xác minh, tiếp nhận, cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng; trao đổi, chia sẻ thông tin liên quan đến tình hình tội phạm mua bán người tỉnh mình với các tỉnh bạn nhằm hạn chế tình trạng mua bán người xuyên quốc gia. 3. Một vài nhận xét Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các yếu tố gây bất ổn ngày càng trở nên đa dạng, khó lường, việc hợp tác giữa các quốc gia trên cơ sở cùng mục tiêu an ninh trong khu vực và trên toàn thế giới trở thành một nhu cầu tất yếu. Vì thế, Thái Lan và Việt Nam không ngừng nâng cao quan hệ trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống - đây là một bộ phận cấu thành quan trọng trong tổng thể quan hệ song phương của hai nước. Trước sự biến động lớn của môi trường địa chính trị và trật tự trong thế kỷ XXI, mối quan hệ về an ninh phi truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Nghiên cứu về vấn đề an ninh phi truyền thống trong quan hệ Việt Nam và Thái Lan nổi cộm trên các mặt: ma túy; tuần tra chung ở Vịnh Thái Lan; và nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em để thấy được sự quan tâm của Việt Nam và Thái Lan trong việc tăng cường hợp tác với các cơ quan an ninh, cảnh sát của hai nước trong vấn đề an ninh phi truyền thống, thiết lập hành lang pháp lý, xây dựng các chương trình, kế hoạch và cơ chế hợp tác phù hợp để cùng nhau phối hợp hành động chung và đề ra những giải pháp quan trọng nhằm đối phó với các vấn HỢP TÁC VI T NAM VÀ THÁI LAN TRONG VI C GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG 72 đề an ninh phi truyền thống hiện nay. Những mối nguy từ các vấn đề an ninh phi truyền thống trên đã có tác động to lớn đến toàn bộ nền kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội của Việt Nam, Thái Lan nói riêng và toàn bộ khu vực Đông Nam Á nói chung. Trước những thách thức trên bản thân nội tại các nước Đông Nam Á có nhiều biện pháp để truy kích tận gốc tội phạm buôn người, cướp biển, ma túy. Đồng thời các chính phủ Đông Nam Á đã có sự hợp tác chặt chẽ với các nước trong và ngoài khu vực nhằm tìm kiếm những giải pháp tối ưu để đối phó đưa ra chính sách phòng ngừa. Trước những thay đổi của bối cảnh quốc tế, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có vị trí địa lý đặc thù, nằm trên dải khí hậu xích đạo nhiệt đới, nên chịu tác động rất nặng nề từ an ninh phi truyền thống, nhất là những mối hiểm họa từ thiên tai, bão lụt, sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, các loại dịch bệnh. Cùng với đó, những vấn đề về buôn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, ma túy, cướp biển, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, khủng bố, nhập cư và di cư trái pháp luật, ô nhiễm môi trường, đã và đang tác động mạnh mẽ đến an ninh của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, bên cạnh thời cơ, thuận lợi, chúng ta cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó có thách thức từ an ninh phi truyền thống trên các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng - an ninh. Để giải quyết và ứng phó hiệu quả với tác động của an ninh phi truyền thống, bảo vệ an ninh quốc gia, Việt Nam cần nhận thức rõ hơn và phải có sự phối hợp chặt chẽ với các nước trong khu vực vì đây là mối đe dọa mang tính thách thức toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Quốc phòng (2004), Quốc phòng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb. Thế giới, Hà Nội, trang 11. 2. Chris Baker, Pasuk Phongpaichit (2002), Thailand: Economic and Politics, Oxford University Press. 3. Chris Beyrer (2001), Accelerating and Disseminating Across Asia, The Washington Quarterly, vol. 24, no. 1. 4. Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Việt Nam phê duyệt ngày 18/8/2011 trong Quyết định số 1427/QĐ-TTg. 5. John Funston (2009), Divided Over Thaksin: Thailand's Coup and Problematic Transition, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore. 6. International Labour Organization (ILO), A future without child labour (Geneva: ILO, 2002), p. 32. 7. Nguyễn Tương Lai (2001), Quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong những năm 90, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 8. Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai (1998), Lịch sử Thái Lan, Nxb hoa học Xã hội, Hà Nội. 9. Chu Duy Ly, An ninh phi truyền thống, xem thêm tại trang ninh-phi-truyen-thong/. 10. Michael J. Montesano, Lee Poh Onn (2010), Regional Outlook: Southeast Asia 2010 – 2011, ISEAS, Singapore. 11. Hoàng hắc Nam (2007), Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 1976-2000, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 12. Vũ Dương Ninh (1990), Vương quốc Thái Lan: Lịch sử và hiện tại, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội. 13. Pavin Chachavalpongpun (2010), Reinventing Thailand: Thaksin and His Foreign Policy, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore. HÀ LÊ HUYỀN 73 14. Phát biểu của Phó Tỉnh trưởng tỉnh Mahasarakham: Ba giảm, ba tăng, ba tập trung, ngày 7/11/2012, xem thêm tại trang:, Văn phòng thông tin tỉnh Mahasarakham Ba giảm: giảm người bán, giảm người nghiện, giảm số thanh thiếu niên trong nhóm nguy cơ cao. Ba tăng: tăng cường hoạt động của nhân viên nhà nước; tăng vai trò các tổ chức xã hội; tăng cường công tác cộng đồng. Ba tập trung: tập trung khu vực Bangkok và lân cận; tập trung vùng biên giới miền Nam; tập trung vùng đã từng buôn bán ma túy. 15. Protocol to Prevent, Suppress and Punish Trafficking in Persons Especially Women and Children, supplementing the United Nations Convention against Transnational Organized Crime. Adopted and opened for signature, ratification and accession by General Assembly resolution 55/25 of 15 November 2000 ( 16. Randle C.Zebioli (2009), Thailand: Economic, Political and Social Issuess, Nova Science Publishers, Inc, New York. 17. Ralf Emmers (2004), Globalization and Non- Traditional Security Issues: A Study of Human and Drug Trafficking in East Asia, IDSS Working Papers, no. 62 , p.18. 18. Ralf Emmers, Mely Calballero-Anthoy and Amitav Acharya (2006), Studying Non- Traditional Security in Asia (Sigapore: Marshall Cavendish), p.23. 19. Saurabh Chaudhuri: Difining no-traditional security threats, 20. Tổng quan tình hình ma túy tiểu vùng sông Mê Công và sự hợp tác phòng, chống ma túy của Việt Nam, xem thêm: tinhhinhmatuy-nd-7ffbef36.aspx, truy cập ngày 4/5/2015. 21. Trịnh Diệu Thìn, Thanyathip Sripana (2006), Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam, NXB hoa học Xã hội, Hà Nội. 22. United Nations Office on Drugs and Crime (UNODC), Global Report on Trafficking in Persons (New York: United Nations, 2012), p. 7. Ngày nhận bài: 26/7/2017 Biên tập xong: 15/8/2017 Duyệt đăng: 20/8/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf41_3056_2215093.pdf
Tài liệu liên quan