Tài liệu Hồi phục chức năng thận ở bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh do viêm cầu thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 336
HỒI PHỤC CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN TIẾN TRIỂN
NHANH DO VIÊM CẦU THẬN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Trần Thị Bích Hương*,**, Nguyễn Ngọc Lan Anh*, Nguyễn Minh Tuấn***, Trần Văn Vũ**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hồi phục chức năng thận ở BN suy thận tiến triển nhanh (RPRF) cần chạy thận nhân tạo
(TNT) ít gặp trên lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu (1) mô tả kết quả và (2) các yếu tố ảnh hưởng lên sự hồi phục
của 64 trường hợp (TH) RPRF do viêm cầu thận (VCT) có chạy TNT tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 2014 đến 2018.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế tiền cứu, theo dõi dọc. Bệnh thận căn nguyên được chẩn
đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm và sinh thiết thận. Các TH được điều trị bằng chạy TNT phối hợp với điều trị
bệnh căn nguyên (dựa theo kinh điển) và đánh giá khả năng ngưng chạy TNT. Bệnh vi mạch huyết khối
(thrombotic microangiopathy, TMA) được chẩn đoán dựa trên tán ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồi phục chức năng thận ở bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh do viêm cầu thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 336
HỒI PHỤC CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN TIẾN TRIỂN
NHANH DO VIÊM CẦU THẬN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Trần Thị Bích Hương*,**, Nguyễn Ngọc Lan Anh*, Nguyễn Minh Tuấn***, Trần Văn Vũ**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hồi phục chức năng thận ở BN suy thận tiến triển nhanh (RPRF) cần chạy thận nhân tạo
(TNT) ít gặp trên lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu (1) mô tả kết quả và (2) các yếu tố ảnh hưởng lên sự hồi phục
của 64 trường hợp (TH) RPRF do viêm cầu thận (VCT) có chạy TNT tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 2014 đến 2018.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế tiền cứu, theo dõi dọc. Bệnh thận căn nguyên được chẩn
đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm và sinh thiết thận. Các TH được điều trị bằng chạy TNT phối hợp với điều trị
bệnh căn nguyên (dựa theo kinh điển) và đánh giá khả năng ngưng chạy TNT. Bệnh vi mạch huyết khối
(thrombotic microangiopathy, TMA) được chẩn đoán dựa trên tán huyết với Coombs test âm tính, giảm tiểu cầu,
D-Dimer>600ng/mL, LDH>600U/L, mảnh vỡ hồng cầu trên phết máu ngoại biên kèm hoặc không kèm xác định
bằng sinh thiết thận.
Kết quả: Trong 64 TH, 49 nữ, trung vị 25 tuổi, có 59 TH viêm thận lupus, 3 bệnh thận IgA; 1 bệnh kháng
thể kháng màng đáy cầu thận; 1 bệnh cầu thận màng nguyên phát. TMA được chẩn đoán ở 56/64 TH, với 21 TH
khẳng định bằng sinh thiết thận. Bệnh nhân (BN) TMA được thay huyết tương (26TH) hoặc truyền huyết tương
(30TH) kèm dùng heparin. Mọi TH đều được dùng methylprednisolone (trung vị 32 mg/ngày) trong tháng đầu
tiên, và giảm liều sau đó. 41 TH (39 LN, 2 không LN) được dùng cyclophosphamide truyền tĩnh mạch (trung vị
6 liều) trong 12 tháng theo dõi. 36/59 (61%) TH LN ngưng chạy TNT sau thời gian chạy TNT trung vị 39 ngày
(24, 72 ngày) và tiếp tục không chạy TNT sau theo dõi trung vị 10 tháng (6, 11 tháng). Trong 28 TH không hồi
phục chức năng thận, 4 TH tử vong và 24 TH tiếp tục chạy TNT định kỳ.
Kết luận: Hồi phục chức năng thận thường gặp ở BN RPRF chạy TNT do viêm thận lupus kèm hoặc không
kèm TMA.
Từ khóa: suy thận tiến triển nhanh, hồi phục chức năng thận, chạy thận nhân tạo, viêm thận lupus, bệnh vi
mạch huyết khối
ABSTRACT
RECOVERY OF KIDNEY FUNCTION IN GLOMERULONEPHRITIS
WITH RAPIDLY PROGRESSIVE RENAL FAILURE AT CHO RAY HOSPITAL
Tran Thi Bich Huong, Nguyen Ngoc Lan Anh, Nguyen Minh Tuan, Tran Van Vu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 336 - 343
Objectives: It is clinically uncommon for glomerulonephritis (GN) patients with rapidly progressive renal
failure (RPRF) who require hemodialysis (HD) to recover kidney function. Our aim was to describe (1) the results
(2) the factors associated with the recovery of kidney function of 64 GN patients with RPRF on HD at Cho Ray
Hospital from 2014 to 2018.
Methods: A prospective cohort study was conducted. A definitive diagnosis of the kidney disease was
established by history, clinical examination, lab tests, and renal biopsy. The patients had received HD and
standard therapy for their primary medical condition with evaluation for the ability of kidney function
*Phân môn Thận, Bộ môn Nội, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh **Khoa Nội Thận, BV Chợ Rẫy
***Khoa Thận nhân Tạo, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Trần Thị Bích Hương ĐT: 0938817385 Email: huongtrandr@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 337
recovery. Thrombotic microangiopathy (TMA) was diagnosed based on Coombs negative hemolytic anemia,
thrombocytopenia, D-Dimer >600 ng/mL, LDH >600 U/L, schistocytes on blood smear, with or without
renal biopsy.
Results: Of 64 GN patients, there were 49 females; patient median age 25; 59 lupus nephritis (LN) (54 class
III or IV, 1 class V, 1 unclassified); 3 IgA nephropathy; 1 Anti-glomerular basement membrane GN; 1 idiopathic
membranoproliferative GN. TMA, found in 56/64 patients, of which 21 were biopsy-proven, were treated with
therapeutic plasma exchange (26 patients) or plasma infusion (30 patients) and heparin anticoagulation. All 64
patients were on oral methylprednisolone (median 32mg/day) for the first month then tapered. 41 patients (39
LN, 2 non-Lupus GN) received median of 6 doses of monthly intravenous cyclophosphamide 0.5g/m2 over median
of 12 months follow up. 36/59 (61%) LN patients recovered kidney function, and discontinued HD after median
39 days (Interquartile range (IQR) 24, 72 days). They remained dialysis independent for a median of 10 months
(IQR 6, 11 months) follow up. Among 28 patients who failed to recover kidney function, 4 died and 24 continued
HD after median of 4 months.
Conclusion: RPRF in LN patients with or without TMA had a good likelihood of kidney function recovery
after requiring HD.
Keywords: rapidly progressive renal failure, recovered kidney function, hemodialysis, thrombotic
microangiopathy, lupus nephritis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận tiến triển nhanh (rapid progressive
renal failure, RPRF) là tình trạng mất chức năng
thận nhanh trong vòng trên 7 ngày đến dưới 3
tháng. Tốc độ mất chức năng thận này chậm hơn
so với suy thận cấp hoặc tổn thương thận cấp
(acute kidney injury (AKI) là tình trạng mất chức
năng thận nhanh trong vài giờ đến vài ngày,
dưới 7 ngày), nhưng nhanh hơn bệnh thận mạn.
Khác với bệnh thận mạn, các bệnh nhân (BN)
RPRF có kích thước 2 thận bình thường hoặc to.
Theo Tomono Fujii, tử vong do RPRF là 8% cao
hơn nhóm BN không tổn thương thận là 1,2%,
và thấp hơn nhóm BN tổn thương thận cấp là
17,5%(6). Tuy có báo cáo lẻ tẻ từ các nghiên cứu
ngoài nước về hồi phục chức năng thận ở BN
RPRF, đang chạy thận nhân tạo (TNT) với thời
gian chạy TNT thay đổi tử dưới 3 tháng đến 12
tháng(1,3,9,12), song chưa có báo cáo tại Việt Nam
về vấn đề này. Từ những kết quả ban đầu về
chẩn đoán và điều trị của nghiên cứu về suy
thận tiến triển nhanh(13,14), chúng tôi trình bày đề
tài này nhằm mục tiêu:
Mô tả kết quả hồi phục chức năng thận qua
theo dõi dọc 64 BN RPRF do viêm cầu thận tại
Bệnh Viện Chợ Rẫy.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng lên sự hồi
phục chức năng thận qua so sánh 2 nhóm có và
không hồi phục chức năng thận.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, theo dõi dọc từ 1/2014 đến 3/2018
tại khoa Thận, Bệnh Viện Chợ Rẫy trên 64 BN
được chẩn đoán RPRF.
Chỉ định chạy TNT
Các BN được chỉ định chạy TNT cấp cứu
theo các chỉ định thường quy của BS chuyên
khoa Thận, kèm đồng thuận trong hội chẩn với
bác sĩ (BS) khoa Thận nhân tạo, Bệnh Viện Chợ
Rẫy. Việc chạy TNT được tiến hành qua catheter
tĩnh mạch đùi (cấp cứu) và nếu được lên chương
trình từ trước, BN được chủ động đặt catheter
tĩnh mạch cảnh hầm để chạy TNT. Lịch chạy
TNT được thống nhất giữa BS Trần Thị Bích
Hương (chủ nhiệm đề tài) với BS Nguyễn Minh
Tuấn (Trưởng khoa TNT) trong thời gian điều trị
nội và ngoại viện. Trong 3 tháng đầu tiên, các
BN với tổn thương đa tạng được chạy TNT
ngoại trú tại khoa TNT, Bệnh Viện Chợ Rẫy song
hành với điều trị nội khoa do BS Thận học của
nhóm nghiên cứu đảm nhận.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 338
Điều trị nội khoa hội chứng urê máu cao
Để bảo tồn tính mạng của BN và tạo điều
kiện tối ưu để thận hồi phục, ngoài chạy TNT,
các BN được kết hợp các điều trị nội khoa của
hội chứng urê huyết tương tự các TH chạy TNT
ở BN AKI, như kiểm soát huyết áp (huyết áp đạt
mục tiêu 140/90mmHg vào ngày không chạy
TNT và tránh tối đa hạ huyết áp trong ngày chạy
TNT), kiểm soát đường huyết tối ưu và hạn chế
hạ đường huyết trong ngày chạy TNT, điều trị
suy tim sung huyết (đánh giá qua lâm sàng, siêu
âm tim, NT-BNP, X quang tim phổi) với
dobutamin truyền tĩnh mạch nội viện và digoxin
0,125mg dùng cách ngày và 3 ngày/tuần khi xuất
viện, điều chỉnh liều kháng sinh (dựa vào hướng
dẫn kháng sinh của Sanford) cập nhật thay đổi
theo chức năng thận của BN, điều trị thiếu máu
bằng erythropoietin-alpha hoặc beta tiêm dưới
da liều 80-100UI/kg/tuần, điều chỉnh rối loạn
điện giải và thăng bằng kiềm toan đi kèm.
Sinh thiết thận dưới hướng dẫn siêu âm
Các BN được tiến hành sinh thiết thận (STT)
vào ngày BN không chạy TNT, sau khi ngưng
heparin trong 48h, ngưng các thuốc kháng đông
và chống kết tập tiểu cầu 1 tuần. Lần chạy TNT
trước và sau ngày STT không dùng heparin.
Sinh thiết thận được tiến hành tại khoa Siêu Âm,
Bệnh Viện Chợ Rẫy, bằng Bard gun dưới hướng
dẫn của siêu âm 2D do BSCK2 Lê Thanh Toàn
hướng dẫn. Mọi BN suy thận đều do BS Trần
Thị Bích Hương tiến hành sinh thiết. Sau vài lần
đầu tiên tiến hành an toàn với 1 lần đâm kim, tất
cả các TH sau đó, chúng tôi đều tiến hành 2 lần
đâm kim vào thận trái để được 2 mẫu thận đảm
bảo đủ các thành phần cho khảo sát vi thể. Sau
STT, BN được theo dõi tại khoa thận. Chỉ định
chạy TNT được xét sau 24-48h STT và heparin
được dùng lại, nếu BN không có biến chứng sau
48h STT. Mẫu thận được BS Trần Hiệp Đức
Thắng đọc kết quả sau nhuộm cơ bản (HE, PAS,
Trichrome, bạc) khảo sát dưới kính hiển vi
quang học và nhuộm miễn dịch huỳnh quang
hoặc hóa mô miễn dịch (IgA, IgG, IgM, C3, C1q,
Fibrin, Kappa, Lambda).
Điều trị bệnh căn nguyên
BN được điều trị bệnh lý căn nguyên, như
bằng ức chế miễn dịch với viêm thận lupus class
III, IV (methylprednisolone uống hoặc tiêm
mạch, truyền cyclophosphamide định kỳ hàng
thang). Do nguy cơ nhiễm trùng và tử vong cao
khi dùng thuốc ức chế miễn dịch ở BN suy thận
và chạy TNT, nên việc chọn lựa loại và liều dùng
thuốc ức chế miễn dịch đều được chủ nhiệm đề
tài quyết định:
BN viêm thận lupus class III, IV, nếu không
có nhiễm trùng cấp, BN được truyền
cyclophosphamide (0,5g/m2)/đợt/1 tháng x 6 đợt.
Sau đó duy trì 4 đợt cách nhau mỗi 3 tháng. Liều
dùng cyclophosphamide mỗi đợt sẽ (1) giảm còn
0,5g nếu BN vừa có nhiễm trùng cấp trong vòng
1 tháng trước đó, hoặc (2) không truyền nếu BN
đang có biến chứng nhiễm trùng cấp hoặc biến
chứng giảm bạch cầu.
BN bệnh thận IgA chẩn đoán dựa vào sinh
thiết thận. Điều trị theo hướng dẫn của Hội
Thận học Nhật Bản, tuy chưa chứng cứ
mạnh(7), chúng tôi vẫn áp dụng phác đồ pulse
steroid và truyền cyclophosphamide như BN
viêm thận lupus. Qua theo dõi 3 tháng, nếu
BN không đáp ứng, chúng tôi ngưng dùng ức
chế miễn dịch ở BN này.
BN có biến chứng bệnh vi mạch huyết khối
(thrombotic microangiopathy, TMA) được chẩn
đoán dựa vào lâm sàng với (1) Thiếu máu tán
huyết với Test de Coombs âm tính, (2) Giảm tiểu
cầu 600 UI/L, (4) Tăng
D-Dimer > 600 ng/mL, (5) Mảnh vỡ hồng cầu
trên phết máu ngoại biên, kèm hoặc không kèm
tổn thương bệnh học minh chứng sau đó. Điều
trị bao gồm (1) điều trị bệnh căn nguyên, (2) điều
trị nhiễm trùng đi kèm, kết hợp với (3) thay
huyết tương từ 5-7 lần, và/ hoặc truyền huyết
tương, (4) dùng kháng đông (enoxaparin nội
viện theo chức năng thận và chuyển sang
antivitamin K ngoại viện).
Đánh giá kết quả chức năng thận
Hồi phục chức năng thận ở BN RPRF đang
chạy TNT khi eGFR (CKD-EPI)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 339
>15ml/ph/1,73m2, BN ngưng được chạy TNT
trong thời gian ít nhất 2 tháng, không tăng cân
và thể tích nước tiểu về bình thường
(≥1ml/kg/h/24h).
Không hồi phục chức năng thận khi BN
RPRF cần chạy TNT không ngưng được TNT
trong 3 tháng theo dõi và thể tích nước tiểu vẫn
<0,3ml/kg/h/24h. Những BN này được chúng tôi
chuyển về bệnh viện địa phương để tiếp tục
chạy TNT định kỳ và ngưng toàn bộ chương
trình điều trị ức chế miễn dịch bệnh căn nguyên.
BN tử vong hoặc mất dấu được phân loại
dựa vào tình trạng cuối cùng trước khi mất dấu.
Phân tích thống kê
Các biến số liên tục được kiểm chuẩn và
trình bày dưới dạng trung vị và tứ phân vị (25%,
75%) nếu không có phân phối chuẩn. Phép kiểm
Chi bình phương dùng trong so sánh 2 biến
phân tầng, phép kiểm Wilcoxon/Kruskall-Wallis
dùng cho biến số phi tham số, p được gọi là có ý
nghĩa thống kê khi <0,05.
KẾT QUẢ
Từ tháng 1/2014 đến 3/2018, chúng tôi có
64 BN RPRF đồng ý tham gia nghiên cứu. Qua
phép kiểm Kolmogoro-Smirnov, các biến số
đều không có tính chuẩn, nên số liệu được
trình bày dưới dạng trung vị (25%;75%). Trong
64 BN chạy TNT, có 11 BN được chỉ định trước
nhập viện và 53 BN lúc nhập viện (NV) tại
Bệnh Viện Chợ Rẫy. Đặc điểm của nhóm
nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1. Sau
thời gian theo dõi trung vị 10 tháng (6;11
tháng), chúng tôi có 4 BN tử vong, 5 BN mất
dấu, tỷ lệ BN ngưng chạy TNT và hồi phục
chức năng thận qua ngưng chạy TNT là 38/64
(59,4%) BN. Nếu loại trừ BN tử vong hoặc mất
dấu, chúng tôi có tỷ lệ hồi phục chức năng
thận là 36/55 (65,5%) BN.
Bảng 1: Đặc điểm nhóm nghiên cứu thời điểm nhập viện bắt đầu nghiên cứu
Đặc điểm Chung (n=64) Nhóm hồi phục (n=38) Nhóm không hồi phục (n=26) p
Tuổi 25 (21; 33) 25 (21;32) 25 (21;32) NS (d)
Giới (nữ) 49 (76,6%) 29 (45,3%) 20 (31,2%) NS
Bệnh thận căn nguyên
Viêm thận lupus 59 (92,2%) 36 (56,3%) 23 (35,9%) 0,003*
Viêm cầu thận không lupus (a) 5 (7,8%) 0 (0%) 5 (7,8%)
Thời gian nằm viện (ngày) 35 (24;45) 35 (24;45) 35 (23;51) NS
Số TH tăng huyết áp (b) 37 (57,8%) 22 (34,4%) 15(23,4%) NS
Số TH protein niệu≥1g/24h 58 (90,6%) 38 (59,4%) 20 (31,3%) NS
Số TH tiểu máu (c) 59 (92,2%) 37 (62,7%) 22 (37,3%) NS
Số TH phù toàn thân 45 (70,3%) 28 (43,8%) 17 (26,6%) NS
Số TH nhiễm trùng cấp lúc NV 10 (15,6%) 7 (10,9%) 3 (4,7%) NS
Số TH theo dõi BS Thận học trước NV 31 (56,3%) 16 (25%) 15 (23,4%) NS
Số TH dùng steroid lúc NV 39 (61,9%) 23 (35,9%) 16 (25%) NS
Liều Medrol dùng lúc NV (mg) 48 (32;48) 28 (0;48) 28 (0;48) NS
(a) VCT không lupus bao gồm 3 TH Bệnh thận IgA, 1 TH bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận, và 1 TH viêm cầu thận
tăng sinh màng; (b) Tăng huyết áp nếu huyết áp ≥ 140/90mmHg, hoặc tiền căn tăng huyết áp hoặc đang dùng thuốc
hạ huyết áp; (c) Tiểu máu khi HC>50/uL trên dipstick hoặc HC> 5000/ph (cặn Addis) bao gồm 35 BN viêm thận lupus, 4
BN nonlupus chẩn đoán hội chứng thận hư; (d) NS: Không ý nghĩa thống kê; (*) Có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2: Đặc điểm chức năng thận và các yếu tố liên quan
Đặc điểm Chung
(n=64)
Nhóm hồi phục
(n=38)
Nhóm không hồi
phục (n=26)
p
Creatinine HT nền, trước NV (n=25) 1,6 (0,9;2) 1,7 (1;2,5) 1,7 (0,9;2,2) NS (c)
BUN cao nhất (mg/dL) (n=53) (a) 98 (77;127) 82 (51;110) 109 (88;137) NS
Creatinine HT cao nhất (mg/dL) (n=53) (a) 3 (2;5) 2.5 (2;3,5) 5,1 (3;7) 0,015*
Thể tích nước tiểu lúc NV (ml/24h) 500 (300;1000) 800 (450;1235) 550 (230;1075) NS
Số TH thể tích nước tiểu ≥1000mL/ngày 27 (42,2%) 17 (26,6%) 10 (15,6%) NS
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 340
Đặc điểm Chung
(n=64)
Nhóm hồi phục
(n=38)
Nhóm không hồi
phục (n=26)
p
Số TH thể tích nước tiểu <400mL/ngày 12 (18,8%) 5 (7,8%) 7 (10,9%) NS
Thời gian chạy TNT (tháng) 2 (1;4) 1 (1;2) 3,5 (1;6) 0,0002*
Số TH chạy TNT>3 tháng 18 (28,1%) 4 (6,3%) 14 (21,9%) <0,0001*
Albumine máu<3,5g/dL 57 (89,1%) 36 (56,3%) 21 (32,8%) NS
Số TH TMA 56 (87,5%) 31 (48,4%) 25 (39,1%) NS
Số TH TMA / viêm thận lupus 8 (12,5%) 5 (62,5%) 3 (4,9%) <0,05*
Số TH TMA /VCT không lupus (b) 5 (7,8%) 0 (0%) 5 (7,8%) <0.05*
Số TH Không TMA/viêm thận lupus 51 (79,7%) 31 (48,4%) 20 (31,3%) NS
(a) giá trị cao nhất của 53 BN chưa chạy TNT lúc NV; (b) Cả 5 BN VCT không lupus kèm TMA đều không hồi phục.
(c) NS: Không ý nghĩa thống kê, (*) Có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3: So sánh về kết quả mô bệnh học
Kết quả Chung
(N=61)
Nhóm hồi phục
(N=36)
Nhóm không hồi phục
(N=25)
p
Số cầu thận sinh thiết được 19 (14;27) 19 (14;28) 17 (14;26) NS (d)
% cầu thận còn sống (a) 90,5 (77,8;100) 95 (82;100) 85 (68,7;92,3) 0,01*
Số TH có số CT sống ≥ 90% 31 (50,8%) 24 (39,3%) 7 (11,5%) 0,002*
% cầu thận xơ hóa hoàn toàn 9,5 (0;22,2) 4,7 (0;17,5) 15 (7,6;31,2) 0,01*
% cầu thận liềm 11,8 (0;31,7) 3 (0;24,6) 20 (3,7;40,6) 0,01*
Số TH có % CT liềm ≥9% 32 (52,5%) 15 (24,6%) 17 (27,9%) 0,04*
Số TH viêm cầu thận liềm (b) 6 (9,8%) 2 (3,3%) 4 (6,6%) NS
Số TH TMA (c) 21 (34,4%) 14 (22,9%) 7 (11,5%) NS
(a) Cầu thận còn sống (Viable glomeruli) là những cầu thận vẫn còn cấu trúc lọc cầu thận về mặt hình thái,
(b) khi số cầu thận liềm ≥50% trên tổng số cầu thận trên mẫu sinh thiết;
(c) TMA (bệnh vi mạch huyết khối) dựa trên các tổn thương hẹp và bít tắc lòng mạch và thành lập huyết khối ở động mạch
gian tiểu thùy, tiểu động mạch và mao mạch cầu thận, thường kèm theo mảnh vỡ hồng cầu và ảnh hưởng của huyết khối lên
mô thận gây thiếu máu cục bộ,
(d) NS: Không ý nghĩa thống kê (*) Có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4: Điều trị BN suy thận tiến triển nhanh
Điều trị Chung
(N=64)
Nhóm hồi phục
(N=38)
Nhóm không hồi phục
(N=26)
p
Số TH dùng corticosteroid 64 (100%) 38 (100%) 26 (100%) NS(c)
Liều methylprednisone dùng (mg) 32 (16;48) 32 (16;48) 32 (16;48) NS
Số TH pulse steroid (a) 29 (45,3%) 15 (29,5%) 14 (21,9%) NS
Liều pulse steroid 1,5 (1,5;1,5) 1,5 (1,5;1,5) 1,5 (1,5;3) NS
Đáp ứng với pulse steroid 2 (3,1%) 2 (3,1%) 0 (0%) NS
Số TH dùng cyclophosphamide TTM 41 (64%) 29 (45,3%) 12 (18,8%) NS
Số lần dùng cyclophosphamide (b) 6 (4;6) 6 (6;6) 4 (1,25;6) NS
Số TH TMA thay huyết tương 26 (40,6%) 13 (20,3%) 13 (20,3%) NS
Số lần thay huyết tương/ 1 TH 7 (5;7) 7 (5;7) 7 (5,5;7) NS
(a) Pulse steroid 3 liều với 22 TH dùng 0,5g/ngày, 6 TH 1g/ngày, 1 TH 125mg/ngày; (b) trong 12 tháng (c) NS: Không ý
nghĩa thống kê.
Ngoại trừ 3 BN không sinh thiết thận (trong
đó có 1 BN mang thai, 1 BN tử vong trước STT
và 1 BN mất dấu sau lần xuất viện về chạy TNT
tại địa phương), chúng tôi có 61 kết quả STT
(Bảng 3). Số cầu thận liềm ảnh hưởng lên hồi
phục chức năng thận. Tuy nhiên, chúng tôi
không thấy khác biệt khi phân tích dưới nhóm
của liềm là liềm tế bào, liềm xơ-tế bào hoặc liềm
xơ. Khi phân tầng % cầu thận liềm, chúng tôi ghi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 341
nhận điểm cắt % cầu thận liềm ≥9%, sự khác biệt
bắt đầu có ý nghĩa thống kê.
Từ 5 biến số khác biệt có ý nghĩa thống kê
khi phân tích đơn biến bao gồm (1) Thời gian
chạy TNT dưới 3 tháng, (2) Bệnh căn nguyên
viêm thận lupus, (3) Chẩn đoán TMA lâm sàng;
(4) Tỷ lệ cầu thận còn sống ≥90%, (5) Tỷ lệ liềm
≥9%, chúng tôi dùng hồi quy logistic đa biến để
tìm biến số tác động quan trọng nhất. Kết quả
chỉ 2 biến số viêm thận lupus (p=0,0009) và thời
gian chạy TNT dưới 3 tháng (p=0,0009) vẫn còn
khác biệt giữa 2 nhóm và là 2 yếu tố tiên lượng
hồi phục ở BN RPRF đã chạy TNT.
BÀN LUẬN
Bàn về định nghĩa "hồi phục chức năng thận" ở
BN chạy TNT
Suy thận tiến triển nhanh được Kimberly R.
cụ thể hóa nhóm này là suy thận diễn tiến nhanh
đến chạy TNT (rapid progression to dialysis)(8).
Cho đến nay, vẫn chưa có 1 định nghĩa nào
thống nhất và các định nghĩa vẫn còn mang tính
chủ quan về hồi phục chức năng thận ở BN đang
điều trị thay thế thận. Năm 2017, ADQI lần thứ
16 đề nghị gọi "hồi phục" chức năng thận ở BN
tổn thương thận cấp (AKI) đang điều trị thay thế
thận cấp cứu là khi BN ngưng điều trị thay thế
thận trong thời gian tối thiểu 14 ngày(2). Mục tiêu
điều trị hồi phục chức năng thận là giúp BN hồi
phục lại tình trạng chức năng thận trên các giới
hạn nguy hiểm đến tính mạng của BN. Đánh giá
chức năng thận ở những BN đang chạy TNT
nhằm mục tiêu hồi phục chức năng thận cần lưu
ý đến tình trạng mất khối lượng cơ khiến
creatinine HT giảm giả tạo và làm chúng ta dễ
chẩn đoán lầm là thận đã hồi phục ở BN đang
chạy TNT. Do RPRF có thời gian diễn tiến chậm
hơn, chúng tôi chọn mốc 2 tháng không cần chạy
TNT và thể tích nước tiểu đạt > 1ml/kg/h đạt hồi
phục, và các BN hồi phục đều có thời gian theo
dõi ít nhất 6 tháng.
Bàn về tỷ lệ hồi phục chức năng thận ở BN
RPRF đã chạy TNT
Chúng tôi đạt khoảng 60% hồi phục chức
năng thận. Theo Fehrman-Ekholm I và CS(5), dựa
vào hệ thống số liệu của Thụy Điển ở 17590 BN
đã chạy TNT kéo dài trên 1 năm, tác giả ghi
nhận có 39 BN (0,2%) hồi phục chức năng thận.
Theo y văn, tỷ lệ hồi phục chức năng thận ở BN
chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối đang
chạy TNT dao động từ 0,5-2,8%(2,4,10,11,12). Theo
Agraharkar M và CS(1), ghi nhận có 8 TH VCT
sau chạy TNT từ 2 tháng đến 30 tháng, hồi phục
được chức năng thận và ngưng chạy TNT sau
theo dõi 11 tháng và thời gian ngưng chạy TNT
từ 1 đến 51 tháng. Chẩn đoán lúc khởi đầu chạy
TNT đều là suy thận mạn giai đoạn cuối, không
ghi nhận kích thước 2 thận, tuy nhiên, 6/8 TH
này đều được sinh thiết thận và 5/6 TH có kết
quả là xơ chai cầu thận khu trú từng vùng.
Sekkarie và CS báo cáo kết quả từ dữ liệu theo
dõi 10 năm Michigan Kidney Registry trên 7404
BN, tỉ lệ hồi phục chức năng thận là 2,8%; trong
đó 55 TH (26%) hồi phục trong vòng 3 tháng
chạy TNT, 102 TH (48%) trong vòng 6 tháng
chạy TNT, 156 TH (75%) trong vòng 1 năm chạy
TNT và 50% BN tiếp tục ngưng chạy TNT trên 3
tháng trong 1 năm tiếp theo(12). Một nghiên cứu
khác tại một trung tâm ở Mỹ, qua theo dõi 39 BN
RPRF từ 1970-1979, tác giả Kimberly và CS ghi
nhận tử vong 15/39 (38,5%), ngưng chạy TNT
10/39BN (25,6%), 3/39 BN (7,7%) ngưng chạy
TNT tạm thời nhưng sau đó quay lại chạy TNT
trong vòng 1 năm. Thời gian hồi phục chức năng
thận từ 5 tháng đến 29 tháng kể từ lần khám sau
cùng. Đặc điểm chính của nhóm BN hồi phục
chức năng thận là kèm tăng huyết áp nặng, ác
tính, viêm mạch máu. Cũng tại trung tâm này
với số liệu nghiên cứu trên 44 BN trong 12 năm
(1970 -1982), Kimberly và CS(8) cũng ghi nhận
15/38 BN (39%) hồi phục chức năng thận (9/15
BN (60%) trong vòng 1 tháng, 11/15 BN (73,3%)
trong vòng 2 tháng), và 9 BN còn sống sau khi
hồi phục chức năng thận với thời gian theo dõi
từ 14 tháng đến 4,3 năm(9).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 342
Bàn về các yếu tố liên quan đến việc ngưng
chạy TNT
Chúng tôi ghi nhận 2 yếu tố có ý nghĩa từ
nhóm nhỏ 64 BN RPRF là thời gian chạy TNT
dưới 3 tháng, và bệnh căn nguyên viêm thận
lupus. Kimberly ghi nhận việc hồi phục chức
năng thận tùy thuộc vào thời gian chạy TNT
dưới 3 tháng và bệnh căn nguyên như bệnh vi
mạch huyết khối, thuyên tắc do cholesterol, bệnh
mạch máu do tăng huyết áp, hoại tử vỏ thận...
Ngoài ra, thời gian từ lúc creatinine HT tăng từ
dưới 1,2mg/dL đến mức cần chạy TNT, nếu
dưới 3 tháng, sẽ có khả năng hồi phục hơn là
nhóm creatinine HT tăng chậm(9). Theo Sekkarie
và CS(12), trong nhóm BN hồi phục chức năng
thận, viêm cầu thận tiến triển nhanh nguyên
phát (9,2%), viêm thận lupus, viêm cầu thận thứ
phát sau bệnh lý mạch máu nhỏ (8,3%) có khả
năng hồi phục khoảng 3 lần nhiều hơn nhóm
bệnh thận đái tháo đường (1%) và nang thận
(0,3%). Coplon và CS nghiên cứu ở 28 BN viêm
thận lupus chạy TNT mặc dù dùng steroid liều
cao, nhưng creatinine HT vẫn tăng>4mg/dL và
BN cần chạy TNT. Theo đó, khả năng hồi phục
chức năng thận ở BN viêm thận lupus liên quan
đến kiểm soát được nhiễm trùng, tăng huyết áp,
suy tim sung huyết, rối loạn điện giải. Không có
sự khác biệt về tổn thương bệnh học của 2 nhóm
hồi phục và không hồi phục chức năng thận. Tử
vong ghi nhận ở 6/28 (21,4%). Tử vong gặp ở BN
dùng steroid liều cao hơn 35mg prednisone và
nguyên nhân tử vong chủ yếu do nhiễm trùng.
8/28 (28,6%) BN ngưng được chạy TNT, sau thời
gian 4,2 tháng(3).
Bàn về bệnh sinh của sự hồi phục chức năng
thận
Chúng tôi đồng thuận với quan điểm của
Kimberly R trong về giải thích này. Theo
Kimberly R, dựa trên cơ sở không khác biệt về
tổn thương bệnh học giữa 2 nhóm có và không
hồi phục, với số cầu thận xơ hóa ít, số cầu thận
còn sống cao, ít liềm, chứng tỏ ngoài tổn thương
về mặt giải phẫu, chức năng thận suy còn do bất
thường về sinh lý như hiện tượng co mạch mạnh
thứ phát sau quá trình viêm tiến triển. Trong
nhóm chúng tôi còn phát hiện nguyên nhân do
bệnh vi mạch huyết khối. Một khi BN được điều
trị thỏa đáng và kịp thời, trước khi cầu thận diễn
tiến đến hoại tử và xơ hóa sau đó, thì BN vẫn có
cơ hội để hồi phục chức năng thận. Do vậy, theo
Kimberly R, chạy TNT không là bằng chứng của
không hồi phục chức năng thận và việc tiếp tục
điều trị bệnh căn nguyên, phối hợp với kiểm
soát các bệnh lý đi kèm sẽ giúp chức năng thận
hồi phục(9). Theo Sekkarie, các BS Thận học cần
thận trọng khi chẩn đoán BN suy thận mạn giai
đoạn cuối ở BN chạy TNT để hạn chế việc bỏ sót
những bệnh thận có thể hồi phục được(12).
KẾT LUẬN
Chúng tôi đạt hồi phục chức năng thận ở
khoảng 60% BN RPRF. Bệnh vi mạch huyết khối
là một chẩn đoán mới, khá phổ biến và cần can
thiệp chuyên biệt ở nhóm BN RPRF. Yếu tố tiên
đoán khả năng hồi phục chức năng thận là chạy
TNT dưới 3 tháng và viêm thận lupus. Ngoài
chạy TNT, việc nhanh chóng chẩn đoán bệnh
thận căn nguyên, bệnh đồng mắc, các biến
chứng của suy thận nặng trên cơ sở thận trọng
điều trị ức chế miễn dịch phù hợp giúp đạt phục
chức năng thận trên cơ sở bảo vệ tính mạng BN.
Lời cảm ơn: Chân thành cảm ơn Sở Khoa Học Công Nghệ
TPHCM đã tài trợ cho đề tài "Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị
hồi phục chức năng thận ở BN suy thận tiến triển nhanh". Xin
chân thành cảm ơn Ban giám đốc BV Chợ Rẫy, Khoa Thận, Khoa
Thận nhân tạo, Khoa Huyết học, Khoa Sinh hóa, Khoa Siêu âm
BVCR và các khoa liên quan. Chân thành cảm ơn các thành viên
tham gia đề tài (BS Lê Thanh Toàn, BS Trần Hiệp Đức Thắng, BS
Bùi Thị Ngọc Yến, BS Nguyễn Sơn Lâm, BS Dư Quốc Minh Quân).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agraharkar M, Nair V, et al (2003). Recovery of renal function in
dialysis patients. BMC Nephrol, 16:4-9.
2. Chawla LS, et al (2017). Acute kidney disease and renal
recovery: consensus report of the Acute Disease Quality
Initiative (ADQI) 16 Workgroup. Nat Rev Nephrol, 13(4):241-257.
3. Coplon NS, et al (1983). The long-term clinical course of
systemic lupus erythematosus in end-stage renal disease. N Eng
J Med, 308(4):186-90.
4. Craven AM, et al (2007). Predictors of renal recovery in
Australian and New Zealand end-stage renal failure patients
treated with peritoneal dialysis. Peritoneal Dialysis International,
27(2):184-191.
5. Fehrman-Ekholm I, et al (2010). Recovery of Renal Function
after One-Year of Dialysis Treatment: Case Report and Registry
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 343
Data. International Journal of Nephrology, doi:
10.4061/2010/817836.
6. Fujii T, et al (2014). Subacute kidney injury in hospitalized
patients. Clin J Am Soc Nephrol, 9(3):457-461.
7. Japanese society of Nephrology (2015). Evidence-Based Clinical
Practice Guidelines for Rapidly Progressive
Glomerulonephritis.
8. Kimberly RP, et al (1981). “End-Stage” Lupus Nephritis, Clinical
course and outcome on dialysis. Medicine, 60(4):277-287.
9. Kimberly RP, et al (1983). Reversible "end-stage" lupus
nephritis. Analysis of patients able to discontinue dialysis. Am J
Med, 74(3):361-8.
10. MacDonald JA, et al (2009). Recovery of renal function in end-
stage renal failure—comparison between peritoneal dialysis and
haemodialysis. Nephrol Dial Transplant, 24(9):2825-2831.
11. Schmitt R, et al (2008). Recovery of kidney function after acute
kidney injury in the elderly: a systematic review and meta-
analysis. Am J Kidney Dis, 52(2):262-271.
12. Sekkarie MA, et al (1990). Recovery From End-Stage Renal
Disease. Am J Kidney Dis, 15(1):61-5.
13. Trần Thị Bích Hương, et al (2015). Đặc điểm lâm sàng và mô
bệnh học thận của suy thận tiến triển nhanh ở người trưởng
thành tại Bệnh Viện Chợ Rẫy. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh,
Chuyên đề Thận-Niệu, 19(4):474-482.
14. Trần Thị Bích Hương, et al (2016). Nghiên cứu hiệu quả và tính
an toàn của pulse methylprednisolone và cyclophosphamide
truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh. Y Học
Thành Phố Hồ Chí Minh, Chuyên đề Thận-Niệu, 20(4):179-187.
Ngày nhận bài báo: 01/04/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoi_phuc_chuc_nang_than_o_benh_nhan_suy_than_tien_trien_nhan.pdf