Hội nhập kinh tế và những tác động tới thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam

Tài liệu Hội nhập kinh tế và những tác động tới thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam: Xó hội học, số 1(109), 2010 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 57 Hội nhập kinh tế và những tác động tới thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam Đặng Bích Thủy* 1. Đặt vấn đề Hội nhập kinh tế là một quá trình phức tạp và có những tác động đa dạng đến các nhóm xã hội, trong đó, trẻ em là nhóm nhạy cảm nhất bởi trẻ em dễ bị tổn thương, bị phụ thuộc mọi mặt vào người lớn. Mặc dù vậy, những vấn đề của trẻ em thường không được xem xét, cân nhắc đầy đủ trong quá trình xây dựng các chính sách và chiến lược phát triển trong quá trình hội nhập. Điều này đang tạo ra những thách thức đối việc đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em ở các nước tham gia hội nhập, trong đó có Việt Nam. Nói theo Chaujar P. (2004), thế giới của người lớn thường khó nhận thức được rằng trẻ em có thể bị ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh bởi các quyết định và chính sách vĩ mô ở cả tầm quốc gia và quốc tế. Trẻ em thường có xu hướng bị đặt ở “vị trí ngoài lề” một cách “đặc biệt” bởi vì các em...

pdf7 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội nhập kinh tế và những tác động tới thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xó hội học, số 1(109), 2010 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 57 Hội nhập kinh tế và những tác động tới thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam Đặng Bích Thủy* 1. Đặt vấn đề Hội nhập kinh tế là một quá trình phức tạp và có những tác động đa dạng đến các nhóm xã hội, trong đó, trẻ em là nhóm nhạy cảm nhất bởi trẻ em dễ bị tổn thương, bị phụ thuộc mọi mặt vào người lớn. Mặc dù vậy, những vấn đề của trẻ em thường không được xem xét, cân nhắc đầy đủ trong quá trình xây dựng các chính sách và chiến lược phát triển trong quá trình hội nhập. Điều này đang tạo ra những thách thức đối việc đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em ở các nước tham gia hội nhập, trong đó có Việt Nam. Nói theo Chaujar P. (2004), thế giới của người lớn thường khó nhận thức được rằng trẻ em có thể bị ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh bởi các quyết định và chính sách vĩ mô ở cả tầm quốc gia và quốc tế. Trẻ em thường có xu hướng bị đặt ở “vị trí ngoài lề” một cách “đặc biệt” bởi vì các em là “trẻ em”. Hay, theo như Devylder S. (2002:II): “Người ta rất ít khi bàn chính sách kinh tế vĩ mô gắn liền với trẻ em. Hầu hết những người hoạt động vì quyền trẻ em nhìn kinh tế học vĩ mô với sự bàng quan hoặc hoàn toàn nghi kỵ, và mặc dù hầu hết các nhà kinh tế học đều có con cái, nhưng nghề nghiệp chuyên môn của họ lại hầu như hoàn toàn mù “về trẻ em”. Thực tế này sẽ làm nảy sinh những vấn đề, những mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và những vấn đề của trẻ em nói chung và việc thực hiện quyền trẻ em nói riêng. Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu hơn vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế đã làm giảm đáng kể tỷ lệ dân số nghèo đói và góp phần cải thiện nhiều mặt đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được hưởng các quyền được quy định trong Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế này cũng tạo ra nhiều thách thức trong việc đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em, đặc biệt là sự gia tăng bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền của các nhóm trẻ em. 2. Tác động của hội nhập kinh tế tới thực hiện quyền trẻ em Có rất nhiều tranh luận xung quanh những tác động của quá trình hội nhập kinh tế, mà tâm điểm là vấn đề “cái được” và “cái mất” từ tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội. Có quan điểm cho rằng mở cửa nền kinh tế dẫn tới một cuộc chạy đua giảm thiểu chi phí xã hội khiến bất bình đẳng ngày càng gia tăng, trong khi một số quan điểm khác lại cho rằng toàn cầu hóa kinh tế kích thích tăng trưởng và sáng tạo, vì vậy góp phần vào sự phát triển, đẩy lùi đói nghèo và tiến tới giảm dần bất bình đẳng. Tuy nhiên, xu hướng chung là các nhà phân tích đều khẳng định tính “hai mặt” * ThS, Viện Gia đình và Giới. Hội nhập kinh tế và những tỏc động Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 58 của vấn đề: hội nhập tạo ra những cơ hội và cả những thách thức (F. Sachwald. 2003). Vì vậy, những tác động mang tính hai mặt này ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền trẻ em, tức là vừa tạo ra những thuận lợi cho việc thực hiện quyền trẻ em, vừa gây ra những yếu tố cản trở thực hiện quyền trẻ em. 2.1. Những cơ hội Trong khi sự hội nhập kinh tế đã tạo ra các lo ngại về việc gia tăng bất bình đẳng, các tệ nạn xã hội, nhưng có một điều không thể phủ nhận là hội nhập kinh tế giúp tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và là tác nhân mạnh mẽ đối với giảm nghèo đói và tăng mức sống. Việt Nam được dẫn chứng như là một trong các ví dụ về tác động của hội nhập kinh tế toàn cầu với gia tăng thu nhập bình quân đầu người và giảm đáng kể tỷ lệ người nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh chóng ở Việt Nam: Từ 58,1% năm 1993 xuống 37,4% năm 1998, 28,9% năm 2002, 19,5% năm 2004, 16,0% năm 2006 và ước tính chỉ còn khoảng 14,8% vào năm 2007, theo chuẩn nghèo mới, áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 (TCTK. Niên giám thống kê 2007). Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không chỉ góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo mà còn cung cấp nhiều nguồn lực hơn cho khu vực công giúp tăng cường phúc lợi xã hội. Một phần đáng kể những nguồn lực này được hướng tới lĩnh vực giáo dục và góp phần quan trọng vào việc đảm bảo quyền được học hành và phát triển của trẻ em Việt Nam trong những năm qua. Chi tiêu ngân sách cho giáo dục ở Việt Nam đã tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 1991 - 2002. Tỷ trọng chi cho giáo dục trong ngân sách nhà nước tăng từ 13 - 14% đầu những năm 1990 lên khoảng 17% năm 2002, và tiếp tục tăng lên 18,6% vào năm 2004. Tỷ lệ chi tiêu ngân sách cho giáo dục trên GDP thậm chí còn tăng nhiều hơn do tỷ lệ chi ngân sách trên GDP đã tăng lên theo thời gian. Trong vài năm gần đây, Việt Nam đầu tư trên 4% GDP vào giáo dục công cộng, tương đương với nhiều nước có mức thu nhập và trình độ phát triển cao hơn (Ari Kokko và cộng sự. 2008). Một ví dụ minh họa cho mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư ngân sách cho việc thực hiện quyền trẻ em về đảm bảo quyền sống còn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở Việt Nam là, nhà nước đã đầu tư hàng triệu đôla (Mỹ) cho hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập (được triển khai từ năm 2005). Tính đến tháng 6/2006, đã có gần 8,5 triệu trẻ em được cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí, đạt trên 96% tổng số trẻ em dưới 6 tuổi trên toàn quốc. Nhiều trẻ em gia đình nghèo, khó khăn, trẻ em vùng núi phía bắc bị mắc các bệnh hiểm nghèo như bệnh tim bẩm sinh, bệnh về máu, dị tật xương khớp v.v.. đã được điều trị miễn phí và hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao không phải trả tiền. Bên cạnh đó, việc chi ngân sách và sự quan tâm thực hiện các chương trình chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em cũng đã góp phần quan trọng trong việc tăng cường đảm bảo các quyền về sức khỏe của trẻ em (Xem CHXHCNVN. 2007) ở cấp độ gia đình, nhờ các chính sách phát triển kinh tế do quá trình hội nhập đem đến, các gia đình trở nên năng động hơn và mức sống của đại bộ phận gia đình được tăng lên, nhờ đó là chi phí cho ăn uống, nâng cao sức khỏe cho các thành viên gia Đặng Bớch Thủy 59 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn đình cũng tăng. Đây là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ em thuộc nhóm quyền sống còn, quyền được chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng. Theo UBDSGĐTE (2006), tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 42% (1991) còn 25,2% năm 2005. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể cân nặng/độ tuổi của trẻ dưới 5 tuổi giảm gần một nửa, từ 44,8% năm 1993 xuống còn 26,6% năm 2004 (giảm trung bình hàng năm là 1,9%). Tỷ lệ suy dinh duỡng cân nặng/chiều cao chỉ còn 7,7% vào năm 2002 (giảm 41% trong khoảng thời gian từ năm 1993 - 2003). Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, năm 2007 tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 21,2% tính theo cân nặng; 33,9% tính theo chiều cao; 7,1% tính theo cân nặng và chiều cao (Báo cáo của Viện Dinh dưỡng tại Hội nghị quốc tế về dinh dưỡng. Hà Nội. 2008). Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) và 5 tuổi (U5MR) - một chỉ báo quan trọng để đánh giá tình hình thực hiện quyền sống còn của trẻ em, cũng giảm đáng kể qua các năm: Tỷ lệ IMR giảm từ 44,2%o vào năm 1993 xuống còn 21%o vào năm 2003, và giảm còn 17,8%o vào năm 2005. Tỷ lệ U5MR cũng giảm từ 55,4%o vào năm 1993 xuống còn 32,8%o vào năm 2003, và 25,5%o vào năm 2005 (UB DS - GĐ - TE. 2006). Những số liệu trên cho thấy mối tương quan tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và các cơ hội cho việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em trong những năm qua. Nhiều quyền cơ bản của trẻ em đã có những điều kiện thuận lợi để thực hiện và đạt được những kết quả tốt hơn so với thời gian trước đây, khi Việt Nam chưa tham gia vào quá trình hội nhập. 2.2. Các thách thức Hội nhập kinh tế toàn cầu, một mặt đem đến các cơ hội cho việc thực hiện quyền trẻ em, như đã đề cập, mặt khác, những thách thức từ quá trình này đối với thực hiện quyền trẻ em là không nhỏ. Những thách thức xuất phát từ mối lo ngại về bất bình đẳng xã hội, nghèo đói, thất nghiệp, di cư, vấn đề lao động trẻ em, tệ nạn xã hội thường có liên quan với quá trình mở cửa hội nhập. Gay gắt nhất là những rủi ro xuất phát từ sự nghèo đói và bất bình đẳng xã hội - nguyên nhân dẫn đến sự thất học, suy dinh dưỡng, các rủi ro về sức khỏe, HIV/AIDS. Mặc dù, nghèo đói không phải là vấn đề mới, nhưng toàn cầu hóa đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa trẻ em nghèo và trẻ em không nghèo. Theo Edward (2003), tự do hóa thương mại và tư nhân hóa các dịch vụ đã làm giảm phúc lợi xã hội cho người nghèo, thậm chí ở một số nước còn không có mạng lưới an sinh xã hội. Điều này làm ảnh hưởng trầm trọng đến việc thực hiện các quyền trẻ em (Xem Edward N. 2003. Children in Turmoil: a mordern predicament? Các chính sách định hướng thị trường và thương mại hóa trong lĩnh vực giáo dục và y tế ở Việt Nam đã cho thấy những thay đổi lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Gánh nặng tài chính cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã chuyển từ nhà nước sang cho Hội nhập kinh tế và những tỏc động Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 60 người sử dụng, với sự trợ cấp hạn chế của nhà nước. Uớc tính, khoảng 80% tổng chi phí y tế được chi trả trực tiếp bởi người sử dụng, còn ngân sách nhà nước chỉ tài trợ dưới 15%. Phần còn lại được trang trải bởi các tài trợ nước ngoài và các chính sách bảo hiểm khác (Số liệu của Bộ Y tế. 2002. Dẫn theo Ari Kokko và cộng sự. 2008). Sự xóa bỏ bao cấp trong điều trị y tế sẽ đặt nhóm trẻ em nghèo vào vị trí rất bất lợi trong việc hưởng các quyền sống còn và được đảm bảo chăm sóc sức khỏe khi bị ốm đau. Mặc dù có sự cải thiện rõ rệt về tình trạng sức khỏe chung của người dân song cơ hội có được sự chăm sóc sức khỏe tốt không đến một cách đồng đều với các nhóm cư dân, đặc biệt là giữa khu vực thành thị và nông thôn. Do vậy, trong khi trẻ em ở nhóm các gia đình khá giả và không nghèo được hưởng các quyền được chăm sóc sức khỏe, thì nhóm trẻ em nghèo có nguy cơ không được hưởng các quyền này. Nhóm trẻ em đô thị cũng có điều kiện thuận lợi hơn trong việc hưởng quyền này trẻ em nông thôn. Vào giữa những năm 90, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở nhóm 1/5 dân số nghèo nhất cao gấp đôi tỷ lệ này ở nhóm dân số giầu nhất (Số liệu Bộ Y tế. 2002). Kết quả điều tra MICS 2006 cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ tử vong giữa các nhóm dân tộc và giữa khu vực thành thị và nông thôn. Trẻ em dân tộc ít người đối mặt với nguy cơ chết cao hơn nhiều so với trẻ em thuộc các hộ dân tộc Kinh: 27 phần nghìn so với 20 phần nghìn đối với chết dưới 1 tuổi và 35 phần nghìn so với 25 phần nghìn đối với chết dưới 5 tuổi. Tương tự, vùng nông thôn có tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi và 5 tuổi cao hơn nhiều so với thành thị: 24 phần nghìn so với 14 phần nghìn đối với IMR và 30 phần nghìn so với 16 phần nghìn đối với U5MR (TCTK. 2008). Các bất bình đẳng khác về cơ hội tiếp cận thực hiện quyền sống còn và được chăm sóc sức khỏe cũng được thể hiện ở mức chênh lệch về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giữa nhóm giầu và nhóm nghèo, ngay cả khi Nhà nước đã nỗ lực cải thiện tình hình trong những năm gần đây. Theo kết quả điều tra Y tế quốc gia năm 2002, trẻ từ 0 - 3 tuổi trong nhóm nghèo bị SDD là 25,6% trong khi tỷ lệ này ở nhóm không nghèo chỉ là 11,8%; Trẻ em từ 4 - 6 tuổi trong nhóm nghèo bị SDD là 40,3% so với nhóm không nghèo là 19,9% (gấp hơn 2 lần). Vùng Tây Nguyên, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD cân năng theo tuổi còn tới 34,5%, SDD chiều cao theo tuổi là 41,5%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng là 34,15%. Chỉ có 29% trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn (Viện Dinh dưỡng Quốc gia. 2004). Các bất bình đẳng trong việc tiếp cận quyền giáo dục và phát triển cũng được thể hiện ở thực tế ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê, có sự khác biệt rõ ràng giữa tỷ lệ nhập học của trẻ em thuộc nhóm gia đình nghèo và nhóm gia đình giầu, và càng lên bậc học cao hơn, sự bất bình đẳng càng thể hiện sâu sắc hơn. Năm 1993, tỷ lệ nhập học thực tế cấp tiểu học của trẻ em thuộc nhóm 1/5 dân số giầu nhất là 93% trong khi tỷ lệ này ở nhóm 1/5 dân số nghèo nhất là 72%. Tỷ lệ tương đương của 2 nhóm ở bậc trung học cơ sở là 55% so với 12%, trung học phổ thông là 21% so với 1%. Số liệu năm 2002 cho thấy những tiến bộ về tỷ lệ nhập học của trẻ em, nhưng sự bất bình đẳng vẫn chưa được cải thiện nhiều: tỷ lệ nhập học tiểu học của trẻ em thuộc nhóm 1/5 dân số giầu nhất là 95% trong khi tỷ lệ này ở nhóm 1/5 dân số nghèo nhất là 84%. Tỷ lệ tương đương của 2 nhóm giầu nhất và nghèo nhất ở bậc trung học cơ sở là 86% so với 54%, Đặng Bớch Thủy 61 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn trung học phổ thông là 67% so với 17% (Nguồn SRV.2005. Dẫn theo Ari Kokko và cộng sự. 2008). Mặt khác, học sinh từ các hộ gia đình khá giả nhận được sự dạy dỗ nhiều hơn đáng kể dưới các hình thức học thêm và đầu tư giáo dục khác, nhờ đó nâng cao được khả năng thi đỗ đại học. Trong khi cơ hội học lên đại học và cao đẳng của trẻ em nghèo dường như là rất hiếm hoi do gánh nặng chi phí giáo dục và sự đầu tư hạn chế ở các cấp học phổ thông. Như vậy, trẻ em ở nhóm gia đình nghèo bị thiệt thòi hơn rất nhiều so với trẻ em thuộc nhóm giầu trong việc tiếp cận các quyền học tập và phát triển. Sự thiệt thòi này sẽ còn ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em thuộc nhóm nghèo về nghề nghiệp, thu nhập, địa vị xã hội và hàng loạt các vấn đề do vòng luẩn quẩn của đói nghèo gây nên. Những thách thức liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em trong bối cảnh hội nhập kinh tế cũng có thể nhìn thấy từ một số vấn đề nảy sinh từ các chính sách tự do hóa kinh tế. Các chính sách cải cách về kinh tế, ví dụ như các chính sách kinh tế vĩ mô liên quan đến tự do hóa thương mại, các cơ hội việc làm, thu nhập trong nền kinh tế thị trường v.v.. có thể ảnh hưởng đến các quyền của trẻ em. Các cơ hội việc làm và thu nhập trong một nền kinh tế mở có thể gây nên những thay đổi trong phương kế sinh nhai và việc sử dụng các nguồn lao động trong gia đình. Theo đó, trẻ em cũng tham gia vào lực lượng lao động và điều này có thể ảnh hưởng đến các quyền học tập, vui chơi giải trí và các phúc lợi của trẻ em. Trẻ em lang thang cũng xuất hiện và đã có những giai đoạn tăng nhiều trong những năm đầu của của quá trình cải cách kinh tế (Bộ LĐ - TB - XH. 2002; Dương Kim Hồng và cộng sự. 2007). Hội nhập kinh tế và những rủi ro của quá trình này như thất nghiệp, nghèo đói còn đẩy một bộ phận trẻ em ra đường phố bị dụ dỗ, lừa gạt làm nghề mại dâm. Điều này vi phạm nghiêm trọng quyền được bảo vệ của trẻ em. Khi các nước mới toàn cầu hóa thâm nhập vào thị trường thế giới, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ tăng cao. Người dân tận dụng cư hội để di cư ra khỏi nông thôn thu nhập thấp để đến với các công việc có thu nhập cao hơn tại các thị trấn và thành phố (Xem Ngân hàng thế giới. 2002). Điều này cũng sẽ xảy ra ở Việt Nam và có những ảnh hưởng nhất định tới việc thực hiện quyền “không bị cách ly khỏi gia đình” trong hệ thống quyền trẻ em, và một số quyền khác. Ví dụ như những ảnh hưởng từ việc thiếu vắng cha mẹ của những trẻ em có cha mẹ đi làm ăn xa, và việc sống xa gia đình của lao động di cư trẻ em tại các đô thị. Nhu cầu phát triển kinh tế của các gia đình không chỉ kéo theo việc trẻ em phải tham gia lao động sớm và đối mặt với các điều kiện lao động bất lợi, mà sự đòi hỏi cao về thời gian và tập trung công việc trong nền kinh tế mang tính cạnh tranh sẽ đẩy các gia đình tới những nguy cơ phải giảm thời gian chăm sóc con cái. Mặt khác, sự phổ biến văn hóa hiện đại cùng với sự phát triển tính tự do cá nhân trong lối sống hiện đại đã đưa số các vụ ly dị tăng lên, làm cho sự ổn định của gia đình ngày càng giảm sút là nguyên nhân đẩy trẻ em vào các hoàn cảnh đặc biệt và các hoạt động phạm pháp. Đây cũng chính là những thách thức đối với việc đảm bảo thực hiện các quyền liên quan Hội nhập kinh tế và những tỏc động Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 62 đến chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Cũng liên quan đến yếu tố văn hóa, những ảnh hưởng của văn hóa phẩm khiêu dâm được du nhập vào Việt Nam trong những năm mở cửa và hội nhập cũng là một trong các nguyên nhân làm gia tăng tình trạng xâm hại tình dục trẻ em - một hình thức vi phạm quyền trẻ em trầm trọng nhất, để lại nhiều hậu quả nặng nề và lâu dài cho trẻ em. Báo cáo năm 2009 của Cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội cho biết, theo số liệu thống kê báo cáo của các tỉnh, thành phố, trong năm 2008 đã phát hiện trên 1.300 trẻ em bị xâm hại tình dục, phần lớn các em còn đang đi học, chủ yếu ở độ tuổi từ 13 đến dưới 16 (52%), tiếp đó là nhóm từ 6 đến dưới 13 tuổi (chiếm 40%), dưới 6 tuổi là 8% (Cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội.2009). Cũng theo nguồn báo cáo này thì so với năm 2007, tình hình xâm hại tình dục trẻ em năm 2008 vẫn có xu hướng gia tăng và diễn ra ở hầu khắp các địa phương. 3. Những thách thức trong thời gian tới Trên đây là một phần của bức tranh về những tác động của hội nhập kinh tế đến việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam trong những năm qua. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với cuộc đại khủng hoảng kinh tế như hiện nay, những ảnh hưởng mang tính dây chuyền giữa các nền kinh tế đang ngày càng đậm nét. Kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước các nguy cơ phải đối mặt với những ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế này. Điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đối mặt nhiều hơn với các rủi ro do nền kinh tế hội nhập đem đến. Những thách thức đối với việc thực hiện quyền trẻ em sẽ sâu sắc hơn, khi mà số các công ty phá sản có thể sẽ gia tăng, nạn thất nghiệp và nghèo đói có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn, tình trạng lạm phát ở mức cao ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của gia đình cho các nhu cầu tối thiểu, và các vấn đề bất bình đẳng xã hội cũng có thể được dự đoán là gia tăng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế này. Đối tượng dễ bị tổn thương là trẻ em cũng có nhiều khả năng phải gánh chịu những tác động tiêu cực này một cách trầm trọng hơn, các quyền của trẻ em có thể chịu nhiều thách thức hơn trong quá trình thực hiện. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần chú trọng hơn nữa trong việc thực hiện Chiến lược chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Các nhu cầu thiết yếu của trẻ em cần phải được ưu tiên xem xét, cân đối, nhằm đối phó với những thách thức mới bên cạnh việc xây dựng và thực hiện các quyết sách về kinh tế. Việc bổ sung các chính sách bảo trợ xã hội liên quan đến công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em có lẽ là điều cần quan tâm thực hiện trong điều kiện trẻ em có nhiều nguy cơ bị rủi ro như hiện nay. Bên cạnh những giải pháp mang tính cấp bách để đối phó với những thách thức mới, Việt Nam có thể sẽ cần tiếp tục xử lý mâu thuẫn giữa phát triển nền kinh tế thị trường và việc đảm bảo công bằng xã hội giữa các vùng miền và các nhóm cư dân, trong đó có các nhóm trẻ em thuộc các nhóm mức sống khác nhau, cả ở nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng nhằm đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản cho mọi trẻ em./. Tài liệu tham khảo: Đặng Bớch Thủy 63 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 1. Ari Kokko và cộng sự. Nhà nước phúc lợi. Trong cuốn Việt Nam 20 năm Đổi mới. Viện KHXH VN. Nxb Thế giới. 2008 2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – UNICEF. Vấn đề phụ nữ và trẻ em thời kỳ 2001 - 2010. NXB Lao động - xã hội. Hà Nội. 2002. 3. Chaujar P. Globalization. 2004. Will our Children Pay the Prices? Child Relief and You at the World Social Forum, Mumbai. India. January 18, 2004. 4. Devylder Stefan. Chính sách kinh tế vĩ mô và quyền trẻ em. Save the children Sweden. 2002. 5. Dương Kim Hồng và Kenichi Ohmo. Trẻ đường phố Việt Nam. Trong cuốn: Các vấn đề xã hội trong quá trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế ở Việt Nam. Tập 1. Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF). Giang Thanh Long, Dương Kim Hồng cb. Hà Nội. 2007) 6. Edward N.2003. Children in Turmoil: a modern predicament?. Paper presented at the WorldLink Fifth Regional Youth Town Meeting on Global Affairs Conference. University of San Diego. 2003. 7. Hitchcock R. 2002. The challenge of change: globalization, child labor, and children's rights. 8. Edward N.2003. Children in Turmoil: a modern predicament?. Paper presented at the WorldLink Fifth Regional Youth Town Meeting on Global Affairs Conference. University of San Diego. 2003. 9. Nicola. J at all. 2007. Trade liberalization and intra-household poverty in Vietnam: a q2 social impact analysis. MPRA Paper. No. 4206, posted 07. November 2007. Có thể xem trên trang web: 10. Nước CHXHCNVN. Báo cáo Quốc gia định kỳ lần thứ ba và bốn - Việt Nam thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em giai đoạn 2002 - 2007. HN. 2007 11. References of Workshop No2- Globalization, liberalization and child labour. ILO. 2008. 12. UBCS và BVTE. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời kỳ mới - một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Trần Thị Thanh Thanh (cb). HN. 2002. 13. Vig George. Globalization, Rick and Social Proplems. Page 9- 28. In Global proplems. Edited by Vic George and Robert M.Page. Polity Press ltd. UK. 2004. 14. Nhóm các nhà tài trợ. Báo cáo phát triển Việt Nam 2006. Vươn đến tầm cao mới. UNDP 2007. 15. TCTK. Chuyên đề phân tích. 20 năm Đổi mới và phát triển. 2005 16. TCTK. 2006. Niên giám thống kê 2005. 17. TCTK. 2008. Niên giám thống kê 2007. 18. TCTK. Unicef. 2007. Điều tra đánh gi ácác mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2006 (MICS 2006). 19. Uỷ ban dân số, gia đình trẻ em. Báo cáo đánh giá 5 năm (2001 - 2005) thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010. Hà Nội 12/2006). 20. UNICEF State of the World’s Children 2005 "Childhood Under Threat" .UNICEF 2004

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_1_2010_dangbichthuy_8635.pdf