Tài liệu Hội chứng loét sinh dục trên bệnh nhân tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ 10/2015 đến 04/2016: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017
56
HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤC TRÊN BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 10/2015 ĐẾN 04/2016
Trần Lê Mai Thảo*, Nguyễn Tất Thắng**, Văn Thế Trung**
TÓM TẮT
Mở đầu: Loét sinh dục (LSD) thường do bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD), gây ảnh hưởng
đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều bệnh nhân loét sinh dục đến khám tại bệnh viện Da
liễu Tp Hồ Chí Minh nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để xác định các yếu tố lâm sàng, dịch tễ và
nguyên nhân.
Mục tiêu: Xác định một số nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến bệnh loét sinh dục của bệnh nhân đến
khám tại phòng khám bệnh lây truyền qua đường tình dục ở bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh từ
10/2015 đến 04/2016.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Khai thác các yếu tố lâm sàng, dịch
tễ bằng khám và hỏi trực tiếp. Xét nghiệm tìm nguyên nhân bằng phương pháp PCR cho nhi...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội chứng loét sinh dục trên bệnh nhân tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ 10/2015 đến 04/2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017
56
HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤC TRÊN BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 10/2015 ĐẾN 04/2016
Trần Lê Mai Thảo*, Nguyễn Tất Thắng**, Văn Thế Trung**
TÓM TẮT
Mở đầu: Loét sinh dục (LSD) thường do bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD), gây ảnh hưởng
đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều bệnh nhân loét sinh dục đến khám tại bệnh viện Da
liễu Tp Hồ Chí Minh nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để xác định các yếu tố lâm sàng, dịch tễ và
nguyên nhân.
Mục tiêu: Xác định một số nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến bệnh loét sinh dục của bệnh nhân đến
khám tại phòng khám bệnh lây truyền qua đường tình dục ở bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh từ
10/2015 đến 04/2016.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Khai thác các yếu tố lâm sàng, dịch
tễ bằng khám và hỏi trực tiếp. Xét nghiệm tìm nguyên nhân bằng phương pháp PCR cho nhiễm HSV và xét
nghiệm huyết thanh cho giang mai.
Kết quả: Có 52 bệnh nhân, tuổi trung bình là 31,15 ± 9,51. Xét nghiệm dương tính với HSV-1, HSV-2 và
giang mai lần lượt là 9,6%, 34,6% và 28,8%. Loét sinh dục với 2 nguyên nhân kết hợp là 2% và loét sinh dục
không rõ nguyên nhân là 25%. Nhiễm HSV có mối liên quan với tiền sử loét sinh dục và nhiều vết loét. Giang
mai thời kỳ I có mối liên quan với nam giới, quan hệ tình dục đồng tính, nhiều bạn tình và một vết loét.
Kết luận: HSV là nguyên nhân đứng đầu gây LSD và có liên quan với tiền sử đã từng bị loét sinh duc.
Giang mai thời kỳ I là nguyên nhân thứ hai gây LSD và thường gặp ở nam giới, quan hệ tình dục đồng tính, và
nhiều bạn tình.
Từ khóa: BLTQĐTD - bệnh lây truyền qua đường tình dục, HSV - herpes simplex virus, LSD - loét sinh
dục.
ABSTRACT
GENITAL ULCER SYNDROME IN PATIENTS AT HOCHIMINH CITY HOSPITAL
OF DERMATO-VENEREOLOGY FROM 10/2015 TO 04/2016
Tran Le Mai Thao, Nguyen Tat Thang, Van The Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 1 - 2017: 56 - 60
Background: Genital ulcer disease (GUD), usually caused by sexually transmitted diseases, has an impact
on quality of life of patients. Although large number of patients with GUD was examined at Ho Chi Minh city
hospital of dermato-venereology, no study had been performed previously.
Objectives: To determine etiologies and factors associated with GUD in patients examined at Ho Chi Minh
city Hospital of Dermato-Venereology from 10/2015 to 04/2016.
Methods: a case series study was conducted. Patients with genital ulcers was clinically examined and done
PCR for HSV and serum test for syphilis
Results: There were 52 patients with mean age 31.15 ± 9.51. Positive test for single infection of HSV-1,
HSV-2, T.pallidum were 9.6%, 34.6% and 28.8%, respectively. Co-infection of HSV-2 and T.pallidum was 2%,
* Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ** Bộ môn Da Liễu, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Văn Thế Trung ĐT: 0908282704 Email: vanthetrungdhyd@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
57
and unknown cause was 25%. Genital herpes was associated with history of genital ulcer and multiple ulcerative
lesions, whereas Treponema pallidum was associated with male, homosexuality, multiple sex partners, and single
ulcerative lesion.
Conclusions: HSV was the most common cause of GUD and associated with history of genital ulcers.
Treponema pallidum was the second cause of GUD and associated with male, homosexuality and multiple sex
partners.
Key words: STI - sexually transmitted infection, HSV - herpes simplex virus, GUD - genital ulcer disease.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loét sinh dục là một hội chứng thường gặp
trong da liễu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và
chất lượng cuộc sống và làm tăng nguy cơ lây
nhiễm HIV (Human immunodeficiency virus).
Do đó, chẩn đoán và điều trị kịp thời loét sinh
dục là điều cần thiết. Từ đầu những năm 1990,
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health
Organization: WHO) đã khuyến cáo cách quản
lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục
(BLTQĐTD) theo hội chứng(12). Tuy nhiên trong
nhiều trường hợp, việc điều trị theo hội chứng
đã không giúp làm lành sang thương. Nguyên
nhân là do nhiều bệnh nhân có triệu chứng lâm
sàng không điển hình, hoặc nhiều bệnh nhiễm
trùng phối hợp. Chính vì thế, việc ghi nhận đầy
đủ bệnh sử, thăm khám lâm sàng, đồng thời làm
các xét nghiệm bổ sung là điều cần thiết để tăng
độ nhạy của chẩn đoán. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Hội chứng
loét sinh dục trên bệnh nhân tại phòng khám
bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh từ
10/2015 đến 04/2016” nhằm cung cấp thông tin
về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, vi sinh và các yếu
tố liên quan, giúp cho việc quản lý hội chứng
loét sinh dục đạt hiệu quả cao.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu và đối tượng
Nghiên cứu được thực hiện theo phương
pháp mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân có
chẩn đoán lâm sàng là loét sinh dục, đến khám
tại phòng khám BLTQĐTD, bệnh viện Da Liễu
thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian từ
10/2015 đến 04/2016.
Thu thập số liệu
Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được hỏi về các đặc
điểm dịch tễ, tiền sử tình dục, bệnh sử lần bị loét
sinh dục này. Sau đó, những bệnh nhân này sẽ
được thăm khám lâm sàng, để mô tả tính chất
vết loét, và tình trạng hạch vùng. Dựa theo hầu
hết các nghiên cứu về loét sinh dục trên thế giới
hiện nay, hai nguyên nhân đứng đầu gây loét
sinh dục là Herpes simplex virus (HSV) và
Treponema pallidum(2,3,9, 11). Do đó trong nghiên
cứu này, tôi tiến hành các xét nghiệm bước đầu
chẩn đoán HSV và giang mai cho tất cả các bệnh
nhân loét sinh dục được chọn vào mẫu.
Xét nghiệm
Xét nghiệm chẩn đoán herpes sinh dục
Phết dịch tại vết loét và bảo quản ở ngăn mát
tủ lạnh với nhiệt độ 40C, trong thời gian tối đa 3
giờ. Sau đó, mẫu bệnh phẩm được mang đến
Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic, thành phố
Hồ Chí Minh để thực hiện phản ứng realtime
PCR tìm DNA của HSV và phân loại típ vi rút.
Xét nghiệm chẩn đoán giang mai thời kỳ I
Thực hiện hai xét nghiệm VDRL và TPHA
để chẩn đoán giang mai thời kỳ I, tại bệnh viện
Da Liễu, thành phố Hồ Chí Minh.
Xử lý số liệu
- Thống kê mô tả: Biến số định tính được thể
hiện bằng tần số và tỷ lệ phần trăm. Biến số định
lượng được mô tả bằng giá trị trung bình và độ
lệch chuẩn.
- Thống kê phân tích: Kiểm định Chi bình
phương hoặc kiểm định chính xác Fisher để xác
định mối liên quan giữa giới tính với một số biến
số định tính. Mối liên quan giữa tình trạng
nhiễm HSV/T.pallidum với một số yếu tố. Tỉ số
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017
58
chênh (Odds ratio: OR) và khoảng tin cậy (KTC)
95% cũng được dùng để lượng hóa mối liên
quan này. Dùng phép kiểm t test để so sánh 2 số
trung bình. Giá trị p<0,05 được xem là có ý nghĩa
thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dịch tễ
Trong thời gian nghiên cứu, có 52 bệnh nhân
bị loét sinh dục được chọn vào mẫu, trong đó
nam giới chiếm tỷ lệ là 63,5% và nữ giới chiếm tỷ
lệ là 36,5%. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân
tham gia nghiên cứu là 31,15.
Những bệnh nhân có trình độ học vấn cấp ba
chiếm tỷ lệ là 44,2%, trình độ cấp hai là 28,8%, và
trình độ từ trung cấp trở lên là 23,2%. Trong
nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 44,2%
bệnh nhân độc thân, 50% đã kết hôn, và 5,8% đã
li thân/li dị.
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ
Nam Nữ Chung p
Tuổi trung bình 31,03 ± 9,15 31,37 ± 10,37 31,15 ± 9,51 0,9
Tuổi bắt đầu quan hệ tình dục (QHTD) 18,88 ± 1,45 19,42 ± 1,68 19,08 ± 1,55 0,36
Số bạn tình/12 tháng
≤ 1 bạn tình 14 (42,4%) 19 (100%) 33 (63,5%)
<0,001
≥ 2 bạn tình 19 (57,6%) 0 (0%) 19 (36,5%)
Tiền sử mắc BLTQĐTD
Không 22 (66,7%) 15 (78,9%) 37 (71,2%)
0,35
Có 11 (33,3%) 4 (21,1%) 15 (28,8%)
Tiền sử bị loét sinh dục
Không 25 (75,8%) 14 (73,7%) 39 (75%)
1
Ȼ
Có 8 (24,2%) 5 (26,3%) 13 (25%)
Khuynh hướng tình dục
QHTD khác giới 20 (60,6%) 19 (100%) 39 (75%)
0,002Ȼ
QHTD đồng tính 13 (39,4%) 0 13 (25%)
Sử dụng bao cao su
Thường xuyên/thỉnh thoảng 10 (30,3%) 9 (47,4%) 19 (36,5%)
0,22
Không bao giờ/hiếm khi 23 (69,7%) 10 (52,6%) 33 (63,5%)
Ȼ: Kiểm định chính xác Fisher
Đặc điểm lâm sàng
Nhóm bệnh nhân có một vết loét chiếm tỷ lệ
là 34,6%, còn nhóm có nhiều vết loét chiếm tỷ lệ
là 65,4%. Tại thời điểm thăm khám, 84,6% bệnh
nhân bị loét sinh dục trong vòng hai tuần, và
15,4% bị loét trên hai tuần. Tỷ lệ bệnh nhân có
vết loét sinh dục không đau là 44,2%, và 55,8%
có vết loét sinh dục gây đau.
Xác định tỷ lệ các nguyên nhân gây loét
sinh dục
Loét sinh dục do HSV-1 chiếm tỷ lệ là 9,6%
và HSV-2 đơn thuần chiếm tỷ lệ là 34,6%. Có 1
bệnh nhân có nguyên nhân phối hợp cả HSV-2
và giang mai, chiếm tỷ lệ 2%. Loét sinh dục do
giang mai đơn thuần chiếm tỷ lệ là 28,8%.
Còn các trường hợp loét sinh dục không rõ
nguyên nhân chiếm tỷ lệ là 25%.
Mối liên quan
Bảng 2: Mối liên quan giữa HSV với các đặc điểm
dịch tễ và lâm sàng
HSV
OR P
Nam
Nữ
0,33 (0,1-1,08)
1
0,06
< 25 tuổi
≥ 25 tuổi
1,8 (0,55-5,91)
1
0,33
≤ 1 bạn tình
≥ 2 bạn tình
2,6 (0,8-8,51)
1
0,11
Không tiền sử loét sinh dục
Có tiền sử loét sinh dục
0,04 (0,004-0,32)
1
<0,001
QHTD khác giới
QHTD đồng tính
3,89 (0,93-16,34)
1
0,054
Có dùng BCS
Không dùng BCS
0,39 (0,12 -1,26)
1
0,11
1 vết loét
≥ 2 vết loét
0,07 (0,01-0,35)
1
<0,001
Ȼ: Kiểm định chính xác Fisher
Nhận xét: Nhiễm HSV có liên quan với tiền
sử bị loét sinh dục và nhiều vết loét.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
59
Bảng 3: Mối liên quan giữa giang mai với các đặc
điểm dịch tễ và lâm sàng
GIANG MAI
OR P
Nam
Nữ
Rất lớn
1
<0,001
< 25 tuổi
≥ 25 tuổi
1,56 (0,45-5,43)
1
0,53Ȼ
≤ 1 bạn tình
≥ 2 bạn tình
0,05 (0,01-0,21)
1
<0,001
QHTD khác giới
QHTD đồng tính
0,06 (0,01-0,26)
1
<0,001Ȼ
Có dùng BCS
Không dùng BCS
0,29 (0,07-1,19)
1
0,076
1 vết loét
≥ 2 vết loét
9,11 (2,38-34,85)
1
0,001
Ȼ: Kiểm định chính xác Fisher
Nhận xét: Nhiễm T.pallidum có liên quan với
nam giới, QHTD đồng tính, nhiều bạn tình và
một vết loét.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam giới
chiếm tỷ lệ là 63,5% và nữ giới chiếm tỷ lệ 36,5%.
Số liệu này cho thấy tỷ lệ nam giới đến khám vì
loét sinh dục cao hơn nữ giới. Hầu hết các
nghiên cứu về loét sinh dục thực hiện trên thế
giới cũng cho kết quả tương tự(2,3,7). Điều này có
thể do sự kì thị của xã hội khiến bệnh nhân nữ đi
khám bệnh ít hơn bệnh nhân nam.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận
nhóm bệnh nhân có một vết loét chiếm tỷ lệ là
34,6%, trong khi đó nhóm có nhiều vết loét
chiếm 65,4%. Kết quả trong nghiên cứu của
Noda và cộng sự(6) cũng ghi nhận những bệnh
nhân có nhiều vết loét chiếm tỷ lệ ưu thế (62,8%).
Tại thời điểm thăm khám, 84,6% bệnh nhân bị
loét sinh dục trong vòng hai tuần, và 15,4% bị
loét trên hai tuần. Theo Gomes Naveca và cộng
sự(2), tỷ lệ bệnh nhân có vết loét sinh dục trong
vòng hai tuần chiếm 84,9%, trong khi đó vết loét
kéo dài trên hai tuần chỉ chiếm tỷ lệ 15,1%.
Loét sinh dục do HSV
Tỷ lệ loét sinh dục do HSV trong nghiên cứu
của tôi là 46,2% (bao gồm cả HSV-1 và HSV-2).
Như vậy, HSV là nguyên nhân đứng đầu gây
loét sinh dục trong nhóm bệnh nhân tham gia
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của tôi phù hợp
với hầu hết các nghiên cứu thực hiện ở nước
ngoài và trong nước(2,6,7,8). Một khi HSV xâm
nhập vào cơ thể người, vi rút này sẽ tăng sinh tại
chỗ gây ra bệnh cảnh nhiễm herpes nguyên
phát. Tuy nhiên, đa số trường hợp nhiễm HSV
sẽ không có biểu hiện lâm sàng. Cả những bệnh
nhân có triệu chứng và những bệnh nhân không
có triệu chứng đều có khả năng lây truyền bệnh
ra cộng đồng nhiều năm sau khi bị nhiễm bệnh.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
nhiễm HSV và tiền sử bị loét sinh dục trong
nghiên cứu của tôi. Kết quả nghiên cứu của
Gomes Naveca và cộng sự(2) cũng cho thấy
những bệnh nhân nhiễm herpes sinh dục
thường có tiền sử loét sinh dục trước đó. Tương
tự như kết quả trong nghiên cứu của
Prabhakar(8). Điều này phù hợp với sinh bệnh
học của vi rút herpes simplex. Nhiễm HSV gồm
ba giai đoạn là nhiễm nguyên phát, tiềm ẩn và
tái phát. HSV xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc
ở da hoặc niêm mạc, gây những tổn thương
nguyên phát. Tiếp theo, vi rút di chuyển theo
dây thần kinh đến hạch rễ lưng để thiết lập tình
trạng tiềm ẩn. Sau đó, vi rút có thể tái hoạt tự
nhiên hay do bị kích thích bởi các tác nhân khác
nhau. Do đó, những bệnh nhân nhiễm herpes
sinh dục có khuynh hướng bị tái phát.
Loét sinh dục do giang mai thời kỳ I
Tỷ lệ loét sinh dục do giang mai đơn thuần
trong nghiên cứu của tôi là 28,8%. Vậy giang mai
thời kỳ I là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây
loét sinh dục trong nhóm bệnh nhân tham gia
nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu về loét sinh dục
cũng cho kết quả tương tự. Cụ thể, theo nghiên
cứu của Noda và cộng sự(6) giang mai thời kỳ I
chiếm tỷ lệ là 29,2% và là nguyên nhân đứng
hàng thứ hai gây loét sinh dục. Tuy nhiên, một
vài nghiên cứu ghi nhận loét sinh dục do giang
mai thời kỳ I chỉ chiếm tỷ lệ thấp từ 4,3-8,8%(2,7).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017
60
Số liệu thống kê cho thấy bệnh nhân nam có
nguy cơ bị loét sinh dục do giang mai thời kỳ I
nhiều hơn bệnh nhân nữ có ý nghĩa thống kê.
Các kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong
những nghiên cứu khác về loét sinh dục(2,3,5).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy có
mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa giang mai
thời kỳ I và những bệnh nhân đồng tính nam
(Men who have sex with men: MSM). Các
nghiên cứu trên thế giới cũng ghi nhận khuynh
hướng nhiễm giang mai thời kỳ I trên bệnh nhân
MSM đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia(1,5).
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được rằng
hành vi có nhiều bạn tình là yếu tố nguy cơ của
giang mai thời kỳ I.
Loét sinh dục không rõ nguyên nhân
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 25%
trường hợp loét sinh dục không rõ nguyên
nhân. Theo các nguyên cứu, tỷ lệ loét sinh dục
không rõ nguyên nhân dao động từ 20%-
38%(2,3,6,7,8). Những trường hợp loét không rõ
nguyên nhân có thể được giải thích như sau:
Thứ nhất, vì đây là nghiên cứu bước đầu trong
chẩn đoán nguyên nhân gây loét sinh dục, do
đó tôi chủ yếu tập trung thực hiện các xét
nghiệm tìm các tác nhân phổ biến gây loét
sinh dục. Các xét nghiệm khác chúng tôi chưa
có điều kiện thực hiện nên có thể bỏ sót các
nguyên nhân ít gặp hơn, ví dụ như
Calymmatobacterium granulomatis, Chlamydia
trachomati(9).
KẾT LUẬN
HSV là nguyên nhân đứng đầu gây loét sinh
dục trong nhóm bệnh nhân tham gia nghiên
cứu, kế đến là giang mai thời kỳ I. Có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm HSV và
tiền sử bị loét sinh dục, đặc điểm lâm sàng nhiều
vết loét. Bệnh nhân nam có nguy cơ bị loét sinh
dục do giang mai thời kỳ I nhiều hơn bệnh nhân
nữ. Về đặc điểm lâm sàng, nhiễm giang mai thời
kỳ I có mối tương quan với đặc điểm sang
thương có một vết loét.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abara WE, Hess KL, et al (2016), “Syphilis Trends among Men
Who Have Sex with Men in the United States and Western
Europe: A Systematic Review of Trend Studies Published
between 2004 and 2015”, PLoS ONE, 11(7), pp. e0159309.
2. Gomes Naveca F, Sabidó M, et al (2013), “Etiology of genital
ulcer disease in a sexually transmitted infection reference
center in Manaus, Brazilian Amazon”, PLoS One, 8(5), pp.
e63953.
3. Hope-Rapp E, Anyfantakis V, et al (2010), “Etiology of genital
ulcer disease. A prospective study of 278 cases seen in an STD
clinic in Paris”, Sex Transm Dis., 37(3), pp. 153-8.
4. Johnston C, Zhu J, et al (2014), “Virologic and immunologic
evidence of multifocal genital herpes simplex virus 2
infection”, J Virol, 88(9), pp. 4921-31.
5. Kinghorn GR, Omer R (2016), “Syphilis”, Rook’s Text book of
Dermatology, 9th edition, Wiley Blackwell, pp. 823-855.
6. Noda AA, Blanco O, et al (2016), “Etiology of Genital Ulcer
Disease in Male Patients Attending a Sexually Transmitted
Diseases Clinic: First Assessment in Cuba”, Sex Transm Dis.,
43(8), pp. 494-7.
7. Phiri S, Zadrozny S, et al (2013), “Etiology
of genital ulcer disease and association with HIV infection in
Malawi”, Sex Transm Dis., 40(12), pp. 923-8.
8. Prabhakar P, Narayanan P, et al (2012), “Genital ulcer disease
in India: etiologies and performance of current syndrome
guidelines”, Sex Transm Dis., 39(11), pp. 906-10.
9. Roett MA, Mayor MT, Uduhiri KA (2012), “Diagnosis and
management of genital ulcers”, Am Fam Physician, 85(3), pp.
254-62.
10. Vũ Hồng Thái (2008), “Căn nguyên trong các hội chứng
nhiễm khuẩn lây qua tình dục tại bệnh viện Da Liễu thành
phố Hồ Chí Minh”, Luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2, Đại
Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
11. Workowski KA, Bolan GA; Centers for Disease Control and
Prevention (2015), “Sexually Transmitted Diseases Treatment
Guidelines, 2015”, MMWR Recomm Rep., 64 (RR-03), pp 1-137.
12. World Health Organization (2003), “Guidelines for the
management of sexually transmitted infections”.
Ngày nhận bài báo: 14/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoi_chung_loet_sinh_duc_tren_benh_nhan_tai_benh_vien_da_lieu.pdf