Tài liệu Hội chứng dravet: Đặc điểm lâm sàng vàdi truyền học: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 129
HỘI CHỨNG DRAVET: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ DI TRUYỀN HỌC
Huỳnh Thị Thúy Kiều*, Lê Thị Khánh Vân**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hội chứng Dravet là bệnh não sinh động kinh nghiêm trọng và hiếm gặp. Khoảng 70 - 80% bệnh
nhân mắc hội chứng Dravet có đột biến gen SCN1A, gen mã hóa cho tiểu đơn vị alpha-1 của kênh Natri.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, điện não đồ, hình ảnh học sọ não, tỷ lệ đột biến gen SCN1A và các loại
đột biến gen SCN1A, tìm mối liên quan giữa kiểu gen và kiểu hình của hội chứng Dravet.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca, 24 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán hội
chứng Dravet, được khảo sát điện não, hình ảnh học sọ não và làm xét nghiệm máu tìm đột biến gen SCN1A tại
khoa Thần Kinh Bệnh Viện Nhi Đồng II.
Kết quả: 24 bệnh nhân (15 nam, 9 nữ) thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng Dravet, 96% khởi phát bệnh
trước 1 tuổi trên trẻ phát triển bình thường, tất cả ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội chứng dravet: Đặc điểm lâm sàng vàdi truyền học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 129
HỘI CHỨNG DRAVET: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ DI TRUYỀN HỌC
Huỳnh Thị Thúy Kiều*, Lê Thị Khánh Vân**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hội chứng Dravet là bệnh não sinh động kinh nghiêm trọng và hiếm gặp. Khoảng 70 - 80% bệnh
nhân mắc hội chứng Dravet có đột biến gen SCN1A, gen mã hóa cho tiểu đơn vị alpha-1 của kênh Natri.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, điện não đồ, hình ảnh học sọ não, tỷ lệ đột biến gen SCN1A và các loại
đột biến gen SCN1A, tìm mối liên quan giữa kiểu gen và kiểu hình của hội chứng Dravet.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca, 24 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán hội
chứng Dravet, được khảo sát điện não, hình ảnh học sọ não và làm xét nghiệm máu tìm đột biến gen SCN1A tại
khoa Thần Kinh Bệnh Viện Nhi Đồng II.
Kết quả: 24 bệnh nhân (15 nam, 9 nữ) thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng Dravet, 96% khởi phát bệnh
trước 1 tuổi trên trẻ phát triển bình thường, tất cả bệnh nhân đều có sốt co giật tái phát nhiều lần, co giật không
sốt, nhiều kiểu cơn co giật khác nhau, chậm phát triển tâm thần vận động từ năm thứ 2, 88% động kinh kháng
trị, 70,83% mang đột biến gen SCN1A gồm 3 đột biến vô nghĩa, 1 đột biến mất đoạn exon, 1 đột biến sai nghĩa
đồng hợp tử, 11 đột biến sai nghĩa, 1 đột biến vùng intron. Mối liên quan giữa kiểu gen và kiểu hình trong hội
chứng Dravet chưa rõ ràng.
Kết luận: Hội chứng Dravet có biểu hiện lâm sàng rất phức tạp, do đột biến gen SCN1A, kiểu đột biến vô
nghĩa, mất đoạn lớn exon thường gây ra bệnh cảnh nặng.
Từ khóa: hội chứng Dravet, đột biến gen SCN1A
ABSTRACT
DRAVET SYNDROME: CLINICAL CHARACTERISTICS AND GENETICS
Huynh Thi Thuy Kieu, Le Thi Khanh Van
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 129 - 133
Background: Dravet syndrome is a rare and severe epileptic encephalopathy. It is found that up to 70 -
80% of cases, Dravet syndrome is caused by mutations in SCN1A, the gene encoding alpha-1 subunit of the
sodium channel.
Objective: Description clinical characteristics, electroencephalography, image of brain, proportion of
SCN1A mutations and types of SCN1A mutations. Search correlation between genotype and phenotype of
Dravet syndrome.
Methods: Case series, 24 patients are diagnosed Dravet syndrome, tested electroencephalography, image of
brain and SCN1A mutations in the department of neurology of children’s hospital Nᵒ2.
Results: 24 patients (15 males, 9 females) diagnosed Dravet syndrome, 96% beginning before 1 year with
normal development, all of them have repeative febrile seizures, nonfebrile seizures, multiplex seizures, delay
development after 2 year, 88% resistant epilepsy, 70.83% had SCN1A mutations including nonsense mutations
(3), deletion exon (1), missen homologous (1), missen mutations (11) and mutation intron (1).
Conclusion: Dravet syndrome has complex clinical characteristics, caused by SCN1A mutations, nonsense
and deletion exon mutations were associated with severe feature.
* Bệnh viện Nhi Đồng II, ** Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Thị Thúy Kiều ĐT: 0938292700 Email: thuykieu99a1@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 130
Keywords: dravet syndrome, SCN1A mutation
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng Dravet là một bệnh não sinh
động kinh hiếm gặp, xảy ra ở trẻ nhỏ với tần
xuất 1/20.000 – 1/40.000. Bệnh thường khởi phát
sớm, có biểu hiện lâm sàng phức tạp, ảnh hưởng
nặng nề đến sự phát triển tâm thần vận động
của trẻ, thường được chẩn đoán muộn và đây là
hội chứng động kinh rất kháng thuốc(1). Khoảng
70%-80% HC Dravet gây ra do các đột biến gen
SCN1A, mã hóa cho tiểu đơn vị α1 của kênh
Natri(3,4). Ở Việt Nam, các nghiên cứu động kinh
chỉ dừng lại ở mô tả lâm sàngchưa có nghiên
cứu về gen sinh động kinh và vấn đề chẩn đoán
nguyên nhân bằng xét nghiệm gen còn khá mới.
Do đó, nghiên cứu của chúng tôi “hội chứng
Dravet: đặc điểm lâm sàng và di truyền học”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm lâm sàng, EEG, hình ảnh học
sọ não hội chứng Dravet tại Bv Nhi Đồng II.
Mô tả các loại đột biến gen SCN1A và tỷ lệ
các loại đột biến này trong hội chứng Dravet.
Mô tả mối liên quan giữa kiểu gen và kiểu
hình của hội chứng Dravet.
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
24 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng
Dravet, được làm xét nghiệm gen SCN1A đang
điều trị tại khoa Nội Thần Kinh, BV Nhi Đồng II
từ tháng 12/2015 -06/2016.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các bệnh nhi thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán
hội chứng Dravet năm 2001:
Bệnh khởi phát trong năm đầu đời
Cơn khởi đầu: cơn co giật toàn thể, cơn co
giật nửa người hoặc nửa người luân phiên, cơn
giật cơ, cơn cục bộ xoay mắt xoay đầu, cơn vắng
ý thức. Cơn co giật có thể kèm sốt hoặc không
Co giật bị kích thích mạnh bởi sốt, nhất là
giai đoạn khởi phát.
Co giật thường kéo dài trên 15 phút, có thể
thành trạng thái động kinh.
Động kinh rất kháng thuốc.
Phát triển bình thường trong năm đầu, sau
đó chựng lại và diễn tiến thoái lui.
EEG lúc đầu bình thường, sau đó gai sóng
khu trú đa ổ hay toàn thể.
MRI não ban đầu không ghi nhận
bất thường.
Tiêu chuẩn chọn vào khi bệnh nhân ≥ 4
tiêu chuẩn.
Bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm máu
tìm đột biến gen SCN1A.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không làm được xét nghiệm
gen. Bệnh nhân và gia đình không đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Các bước tiến hành
Phỏng vấn bố mẹ theo bộ câu hỏi.
Thu thập kết quả EEG, hình ảnh học sọ não,
xét nghiệm tìm đột biến gen SCN1A.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi khởi phát bệnh: Đa số bệnh nhân khởi
phát bệnh co giật lần đầu dưới 12 tháng tuổi
chiếm 96%, chỉ có 1 trường hợp khởi phát trễ lúc
18 tháng tuổi.
Giới: Tỷ lệ nam/ nữ= 1,66/1, bệnh nhân nam
chiếm tỷ lệ 62% ưu thế hơn so với nữ.
Tiến căn sốt co giật và động kinh: Về sốt co
giật chiếm 33%, có gia đình có 1-2 bị sốt co giật,
đặc biệt có 1 gia đình có đến 10 người bị sốt co
giật,96% không ghi nhận tiền căn động kinh.
Đặc điểm co giật khi sốt
100% khởi đầu với sốt co giật, cơn co giật
phức tạp với nhiều kiểu cơn khác nhau, 3 kiểu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 131
cơn gặp nhiều nhất là cơn co cứng co giật (100%),
cơn cục bộ (62,5%) và cơn giật cơ (54,17%).
Bảng 1: Phân bố kiểu co giật khi sốt.
Kiểu sốt co giật Tần số (n=24) Tỉ lệ (%)
Cơn co cứng co giật 24 100
Cơn cục bộ 15 62,5
Cơn giật cơ 13 54,2
Cơn vắng ý thức 7 29,2
Cơn mất trương lực 5 20,8
Cơn co cứng 1 4,2
Cơn co giật 0 0
Đặc điểm co giật không sốt
Bảng 2: Phân bố kiểu co giật không sốt.
Kiểu co giật Tần số (n=24) Tỉ lệ (%)
Cơn co cứng co giật 24 100
Cơn cục bộ 9 37,5
Cơn giật cơ 8 33,3
Cơn mất trương lực 7 29,7
Cơn co giật 6 25
Cơn vắng ý thức 6 25
Cơn co cứng 2 8,3
100% bệnh nhân có những cơn co giật không
sốt, kiểu co giật phức tạp, thường gặp nhất là 3
kiểu cơn: cơn co cứng co giật (100%), cơn cục bộ
(37,5%) và cơn giật cơ (33,3%).
Trạng thái động kinh: kèm sốt 14/24
(58,33%), không kèm sốt 9/24 (37,5 %).
Đặc điểm phát triển tâm thần vận động
trước khởi phát bệnh (trước 1 tuổi): 100% trẻ
phát triển bình thường được đánh giá dựa trên
các mốc phát triển bình thường theo tuổi.
Đặc điểm phát triển tâm thần vận động sau
1 tuổi
Bảng 3: Phân bố mức độ chậm phát triển sau 1 tuổi.
Mức độ chậm phát triển
tâm thần vận động
Tần suất Tỉ lệ %
Nhẹ 6 25
Trung bình 10 42
Nặng 8 33
Bảng 4: Các rối loạn khác.
Các rối loạn khác Tần suất Tỉ lệ %
Tự kỷ 2 13
Tăng động 10 67
Kém chú ý 2 13
Khác 1 7
Tất cả bệnh nhân Dravet đều chậm phát
triển từ năm thứ 2, 65% kèm những rối loạn phát
triển khác.
Các rối loạn phát triển chiếm tỷ lệ không nhỏ
trong hội chứng Dravet, trong đó tăng động
chiếm tỷ lệ nhiều nhất 67%, tự kỷ chiếm 13%.
Điện não đồ: Tất cả EEG trong năm đầu
không ghi nhận bất thường. Sau thời gian diễn
tiến với co giật tái phát nhiều lần, nhiều loại cơn
động kinh EEG có những bất thường (54%).
Hình ảnh học sọ não: MRI 21/24, CT 3/24 khi
mới khởi phát bệnh, tất cả đều bình thường. Có 2
trường hợp được khảo sát lại MRI não sau trạng
thái động kinh kháng trị kéo dài, ghi nhận: 1 teo
não lan tỏa, 1 xơ hồi hải mã.
Điều trị động kinh: đa trị liệu chiếm 88%.
Bảng 5: Phân bố thuốc chống động kinh.
Thuốc điều trị Tần số (n=24) Tỉ lệ (%)
VPA 24 100
TPA 13 54,2
LVT 8 33,3
OBZ 6 25,0
PHB 5 20,8
LMT 3 12,5
CBZ 2 8,3
CLB 1 4,2
STP 1 4,2
VPA được sử dụng nhiều nhất, hầu như là
thuốc được sử dụng đầu tiên trong tất cả các
trường hợp, kế tiếp là TPA(54,2%), LVT (33,3%),
có 2 trường hợp sử dụng STP, có những trường
hợp lựa chọn thuốc chưa phù hợp như CBZ,
OXB, LMT vì những thuốc này làm nặng thêm
cơn động kinh và làm tăng tỷ lệ kháng thuốc ở
bệnh nhân hội chứng Dravet.
Xét nghiệm gen SCN1A
Qua kết quả phân tích gen SCN1A, chúng tôi
ghi nhận có 17/24 trường hợp mang đột biến gen
SCN1A trong dân số nghiên cứu, chiếm tỷ lệ
khoảng 70,83%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 132
Bảng 6: Phân bố các loại đột biến gen.
Loại đột biến Tần suất Tỷ lệ%
Đột biến vô nghĩa 3 18
Đột biến mất đoạn exon 1 6
Đột biến sai nghĩa 12 70
Đột biến vùng intron 1 6
Kết quả phân tích gen SCN1A có 17 đột
biến, gồm 3 đột biến vô nghĩa, 1 đột biến gây
mất đoạn lớn exon 7, 12 đột biến sai nghĩa và 1
đột biến tại vùng intron.
Mối liên quan giữa có đột biến gen và
chậm phát triển, động kinh
Không có mối liên quan giữa có đột biến gen
hay không, giữa loại đột biến gen với mức độ
chậm phát triển và mức độ động kinh (kiểm
định Fisher với P ≤ 0,05).
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi và giới
Hội chứng Dravet xuất hiện ở cả hai giới, tuy
giới nam có vẻ ưu thế hơn. Bệnh khởi phát sớm
trước 1 tuổi, chiếm tỷ lệ 96%, tuổi trung bình 6,9
tháng, trong đó nhỏ nhất là 2 tháng tuổi, lớn
nhất là 18 tháng. Kết quả này tương tự báo cáo
của Kwong AK(6), Claudia CB(5), Okumura A(7).,
Wu YW(9). Như vậy tuổi khởi phát bệnh trong
nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với những
nghiên cứu khác.
Tiến căn sốt co giật và động kinh
Kết quả có 33,33 % có tiền căn sốt co giật và
4,17% có tiền căn gia đình bệnh động kinh. Đặc
điểm này cũng được đề cặp đến trong một vài
báo cáo trường hợp lâm sàng như Tang S(8).
Đặc điểm co giật
Tất cả bệnh nhân đều có cơn co giật do sốt. 3
kiểu cơn thường gặp nhất ở bệnh nhân hội
chứng Dravet là cơn co cứng co giật, cơn cục bộ
và cơn giật cơ. Kết quả này cũng tương tự như
báo cáo hàng loạt ca của tác giả Kwong AK, Wu
YW và Catarino CB(5,6,9). Điều này cho thấy đặc
tính nhạy sốt và kiểu sốt co giật phức tạp của hội
chứng Dravet.
Trạng thái động kinh
Chúng tôi ghi nhận 14/ 24 bệnh nhân bị
trạng thái động kinh kèm theo sốt, 9/ 24 bệnh
nhân bị trạng thái động kinh không kèm sốt,
trong đó có 3 trường hợp xảy ra trạng thái động
kinh kéo dài 55 phút, 2,5 giờ và 2,5 giờ, kháng
với các thuốc điều trị, phải hỗ trợ hô hấp bằng
thở máy. Kết quả này thấp hơn báo cáo của tác
giả Kwong AK(6), Chipaux M(2), Okumura A(7). Tỷ
lệ ghi nhận thấp hơn có thể do điều kiện chẩn
đoán chưa chính xác, gia đình không ghi nhận
thời gian co giật của trẻ, gia đình chủ quan,
không chú ý với những kiểu co giật dạng giật cơ
cục bộ, mức độ nhẹ nhưng kéo dài hay những
cơn co giật ngắn, lặp lại nhiều lần
Phát triển tâm thần vận động sau 1 tuổi
Tất cả bệnh nhân đều có biểu hiện chậm phát
triển và kèm theo các rối loạn phát triển khác
như tăng động 67%, kém chú ý 13%, tự kỷ
13%.Kết quả này có sự khác biệt so với báo cáo
của tác giả Kwong AK(6), Catarino CB(5).
Điều trị động kinh
Tỷ lệ kháng thuốc ở bệnh nhân hội chứng
Dravet khá cao 87,5 %, trong đó đa số bệnh nhân
sử dụng trên 3 loại thuốc chống động kinh,
tương tự tác giả Okumura A(7), Catarino CB(5)
Xét nghiệm gen SCN1A
Kết quả chúng tôi phát hiện 17/24 trường
hợp đột biến, chiếm 70,83 %. Kết quả này trùng
hợp với y văn và báo cáo của nhiều tác giả trước
đây như OkumuraA(7), Kwong AK(6). Trong
nghiên cứu này, tác giả tìm các đột biến gen
bằng phương pháp giải trình tự DNA.
Mối liên quan giữa có đột biến gen và chậm
phát triển, động kinh
Chúng tôi nhận thấy mối liên quan giữa có đột
biến gen và chậm phát triển, động kinh chưa rõ
ràng, tương tự báo cáo Okumura A(7), Wu YW,
Chipaux M và Tang S(2,8,9).Tuy nhiên vì đây là
nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, cỡ mẫu nhỏ nên rất
khó đánh giá được mối liên quan này. Hiện tại vẫn
chưa có một nghiên cứu nào về mối liên quan này.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 133
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 24 bệnh nhân hội chứng
Dravet, chúng tôi nhận thấy có những đặc điểm
nổi bật sau:
Về lâm sàng
Bệnh khởi phát sớm, 96% trước 1 tuổi, trung
bình 6,9 tháng tuổi.
Khởi phát bệnh ở trẻ phát triển bình thường
Tiền sử gia đình về sốt co giật (33%), động
kinh (4%).
100% bệnh nhân đều có cơn co giật kèm sốt,
tái phát nhiều lần, 100% cơn co giật không sốt.
Kiểu cơn động kinh rất đa dạng, 3 kiểu cơn
thường gặp nhất là cơn co cứng co giật, cơn cục
bộ và cơn giật cơ.
Trạng thái động kinh là một biến chứng
thường gặp, có thể dẫn đến bệnh não cấp, để lại
di chứng thần kinh nặng nề.
100% bệnh nhân đều chậm phát triển tâm
thần, vận động sau 1 năm bệnh diễn tiến, kèm
các rối loạn khác, trong đó tăng động (67%), tự
kỷ (13%).
MRI não, EEG đa số bình thường.
Động kinh kháng trị (88%), 43% sử dụng đa
trị liệu trên 3 loại thuốc chống động kinh.
Về xét nghiệm gen
70,83% bệnh nhân mang đột biến gen
SCN1A, gồm 3 đột biến vô nghĩa, 1 đột biến mất
đoạn exon 7, 1 đột biến sai nghĩa đồng hợp tử, 11
đột biến sai nghĩa và 1 đột biến intron.
Về mối liên quan giữa kiểu gen và kiểu
hình động kinh
Chưa rõ ràng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akiyama M, Kobayashi K, et al. (2012). Dravet syndrome: a
gentic epileptic disorder. Acta Med Okayama, 66 (5), pp. 369-376.
2. Chipauxa M, Villeneuve N, et al. (2010). Unusual consequences
of status epilepticus in Dravet syndrome.Seizure, 19, pp. 190–
194
3. Claes L, Del-Favero J, et al. (2001). De novo mutations in the
sodium-channel gen SCN1A cause severe myoclonic epilepsy
in infancy.Am J Hum Gent, 68 (6), pp. 1327–1332.
4. Claes LR, Deprez L, et al. (2009). The SCN1A variant database:
a novel research and diagnostic tool. Hum Mutat, 30 (10), pp.
904-920.
5. Claudia CB, Liu JY, et al. (2011). Dravet syndrome as epileptic
encephalopathy: evidence from long-term course and
neuropathology. Brain, 134, pp. 2982–3010.
6. Kwong AK, Fung CW, et al. (2012). Identification of SCN1A
and PCDH19 Mutations in Chinese Children with Dravet
Syndrome. PLoS ONE, 7 (7), pp. e41802.
7. Okumura A, Uematsu M, et al. (2012). Acute encephalopathy
in children with Dravet syndrome. Epilepsia, 53 (1), pp. 79–86.
8. Takayanagi M, Haginoya K, et al. (2010). Acute Tang S, Lin JP,
et al. (2011). Encephalopathy and SCN1A mutations. Epilepsia,
52 (4), pp. 26–30.
9. Wu YW, Sullivan J, et al. (2015). Incidence of Dravet Syndrome
in a US Population. Pediatrics, 136 (5), pp. 1310-1315.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoi_chung_dravet_dac_diem_lam_sang_vadi_truyen_hoc.pdf