Tài liệu Học vấn của cha mẹ và kết quả học tập ở trường của trẻ em: Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
92 Xã hội học số 4 (52), 1995
Học vấn của cha mẹ và
kết quả học tập ở trường của trẻ em
ĐẶNG THANH TRÚC
Nền kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay đang có nhiều biến đổi nhanh chóng và
mạnh mẽ. Cũng như xã hội, gia đình đã trở thành hệ thống mở hơn trước rất nhiều.
Với những thay đổi này, gia đình đã có tác động đáng kể đến việc học hành của trẻ
em, nhưng ở mức độ nào? Và theo chiều hướng nào? Để giải quyết những vấn đề này
cần phải tìm hiểu sự tác động qua lại giữa môi trường gia đình và kết quả học đường
của trẻ em, đây là vấn đề mà bài viết này sẽ đề cập tới.
I- NHỮNG THAY ĐỒI TRONG QUAN NIỆM VỀ HỌC VẤN CỦA CHA MẸ
HỌC SINH TRONG THỜI ĐỔI MỚI:
Sự ra đời của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam làm nảy sinh những khác biệt ngày
càng rõ rệt trong các nhóm dân cư, cùng với nó là sự thay đổi các hệ thống giá trị
chuẩn mực xã hội. Ở đây chúng tôi chỉ xem xét những nét chung nhất về sự chuyển
biến trong quan niệm về...
6 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học vấn của cha mẹ và kết quả học tập ở trường của trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
92 Xã hội học số 4 (52), 1995
Học vấn của cha mẹ và
kết quả học tập ở trường của trẻ em
ĐẶNG THANH TRÚC
Nền kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay đang có nhiều biến đổi nhanh chóng và
mạnh mẽ. Cũng như xã hội, gia đình đã trở thành hệ thống mở hơn trước rất nhiều.
Với những thay đổi này, gia đình đã có tác động đáng kể đến việc học hành của trẻ
em, nhưng ở mức độ nào? Và theo chiều hướng nào? Để giải quyết những vấn đề này
cần phải tìm hiểu sự tác động qua lại giữa môi trường gia đình và kết quả học đường
của trẻ em, đây là vấn đề mà bài viết này sẽ đề cập tới.
I- NHỮNG THAY ĐỒI TRONG QUAN NIỆM VỀ HỌC VẤN CỦA CHA MẸ
HỌC SINH TRONG THỜI ĐỔI MỚI:
Sự ra đời của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam làm nảy sinh những khác biệt ngày
càng rõ rệt trong các nhóm dân cư, cùng với nó là sự thay đổi các hệ thống giá trị
chuẩn mực xã hội. Ở đây chúng tôi chỉ xem xét những nét chung nhất về sự chuyển
biến trong quan niệm về học vấn của gia đình hay cụ thể hơn là của bố mẹ học sinh.
Những biến đổi có tác động trực tiếp đến nhận thức về học tập, đến kết quả học tập và
định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bọn trẻ.
Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học. Trong xã hội phong kiến, con đường
thăng tiến duy nhất là đi học, đi thi và làm quan. Gia tầng cao nhất của xã hội là kẻ sĩ
(người có học), rồi mới đến những tầng lớp khác. Vị trí trong xã hội được xếp theo
thứ bậc: "Sĩ, nông, công, thương". Rõ ràng là trong xã hội lúc bấy giờ, sự thành đạt về
học vấn được coi trọng nhất.
Trong thời kỳ bao cấp, truyền thống hiếu học vẫn được tiếp tục, nhưng nó đã mang
một mầu sắc khác, hoàn toàn không giống như trong xã hội cũ. Thời kỳ của cơ chế
bao cấp gắn liền với chủ nghĩa bình quân, tạo cho xã hội một sức ỳ rất lớn, triệt tiêu
mọi sự cố gắng của cá nhân. Trong các gia đình, con cái đi học với mục đích để được
vào biên chế Nhà nước, để Nhà nước bao cấp. Đôi khi đã có trong Nhà nước rồi thì
bằng cấp có thể chỉ là có hình thức, nó không đi đôi với tri thức thực chất. Chủ nghĩa
bình quân trong phân phối đã tạo cho con người tâm lý tự bằng lòng, (thỏa mãn) làm
mất đi ý chí vươn lên của họ. Trong thời bao cấp người ta không còn coi trọng học
vấn như xã hội trước đó. Thực tế cho thấy những người có bằng cấp cáo đồng lương
nhiều khi cũng chỉ chi đủ cho những nhu cầu tối thiểu. Để có của ăn, của để người ta
phải có một chút ít quyền lực, tuy vậy giá trị về sự thành đạt kinh tế vẫn chưa được
chấp nhận, nhất là khi người ta đạt được nó thông qua con đường buôn bán.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Đặng Thanh Trúc 93
Tóm lại trong thời kỳ này những quan niệm về học vấn vẫn hoàn toàn không gắn liền với mục
đích kinh tế.
Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, xã hội Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, cả trong
nhận thức lẫn trong hành vi của mỗi con người. Không vì thế mà truyền thống hiếu học bị lu mờ đi.
Với nền kinh tế hàng hóa sự thay đổi trong quan niệm về học vấn là người ta coi trọng cái học thực
chất, cái học gắn liền với thực tế cuộc sống. Bây giờ xã hội không còn bao cấp nữa, tri thức có
được phải thực sự giúp cho người ta kiếm được ra tiền. Những loại bằng cấp "dởm" và sự học nửa
chừng dần dần đã không còn giá trị nữa. Giá trị của "học vấn" đã bắt đầu gắn chặt với mục đích
kinh tế và sự thành đạt về kinh tế bằng con đường nào mà chân chính cũng đều được trân trọng.
Trên thực tế đã thấy xuất hiện những xu hướng.
Ở nông thôn, thậm chí ở cả thành phố có hàng loạt học sinh bỏ học ở cấp phổ thông với lý do sự
theo đuổi học hành không đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình.
Xu hướng này thường thấy ở những gia đình nghèo không đủ tiền chu cấp cho con tin học và ở
những gia đình mải làm ăn không quan tâm đến con cái Họ cho rằng "học hành bây giờ chẳng bằng
đi buôn". Theo kết quả khảo sát xã hội học 1992 trong 150 gia đình học sinh Hà Nội, đã có 13%
cha mẹ học sinh chấp nhận ý kiến này.
Bên cạnh đó là một xu hướng khác, rất coi trọng giá trị học vấn. Đây là xu hướng của các gia
đình thành phố. Họ nhất trí là "học hành sao, cuộc sống sẽ được đảm bảo”, cũng trong cuộc khảo
sát trên thì 68% gia đình cho rằng bây giờ muốn có cuộc sống tạm đủ, phải có trình độ Đại học trở
lên". Thể hiện quan niệm học vấn gắn liền với thực tế cuộc sống là những dự định nghề nghiệp cho
con cái mang tính thực dụng hơn của bố mẹ. Các gia đình hướng cho con mình vào những trường
dễ kiếm việc làm, thu nhập cao. Trước kia trong thời bao cấp giá trị các trường được xếp theo thứ
tự: "Nhất Y nhì Dược, tạm được Bách khoa" thì bây giờ là những ngành như ngành Luật, Tài
chính, Kế toán, Ngân hàng, Ngoại ngữ, Ngoại thương, Ngoai giao Ngoài các ngành chuyên môn,
mỗi sinh viên khi ra trường đều tự trang bị cho mình từ 1 đến 2 ngoại ngữ (thường là tiếng Anh
hoặc Pháp) ngoài ra họ còn biết sử dụng máy vi tính qua các chương trình học thêm vì dưới thời
mở cửa của Việt Nam với sự đầu tư của nước ngoài, đó là những điều kiện đảm bảo để họ được
tuyển qua các kỳ thi vào làm việc tại các công ty ngoại quốc, các công ty liên doanh và những cơ
quan Nhà nước có thu nhập cao.
Những quan niệm về học vấn như vậy của cha mẹ không những liên quan đến định hướng nghề
nghiệp của con cái sau này mà còn trực tiếp liên quan đến kết quả học tập của chúng ngay trong
trường phổ thông. Để thực hiện ý định của mình, các bậc cha mẹ phải đầu tư cho con từ lúc chung
còn là học sinh phổ thông về tiền bạc, về thời gian, tri thức... Điều đó giải thích vì sao bây giờ hầu
như tất cả học sinh thành phố theo học các lớp học thêm. Tùy vào từng điều kiện gia đình mà con
cái học theo học một lớp hay nhiều lớp. Tất nhiên là những lớp học thêm này đã ít nhiều làm thay
đồi, đúng hơn là nâng cao kết quả học tập ở trường của học sinh. Trong thời kỳ đổi mới, giá trị
đồng tiền hay sự thành đạt về kinh tế đã dần dần được đặt về đúng chỗ của nó . Do đó những quan
niệm về học vấn tách rời kinh tế như trước đây cũng dần dần thay đổi. Người ta thực dụng hơn
trong việc học hành,
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
94 Học vấn của cha mẹ ...
nghĩa là làm thế nào để học vấn có ích nhiều nhất cho cuộc sống kinh tế.
II. HỌC VẤN CỦA CHA MẸ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA TRẺ EM
Chúng tôi quan niệm Vốn văn hóa gia đình là toàn bộ văn hóa gia đình được truyền từ đời này
qua đời khác, ảnh hưởng của nó được biểu hiện dưới dạng quan hệ giữa trình độ văn hoá tổng thể
của gia đình và kết quả học tập ở trường của trẻ em. Yếu tố "trình độ học vấn của bố mẹ" được coi
là một biến số cơ bản của vốn văn hóa gia đình. Để phân tích biến số này chúng tôi sử dụng một số
biến trung gian để tìm hiểu sự khác biệt trong kết quả học đường của học sinh qua kết quả khảo sát
xã hội học tại 3 trường phổ thông Hà Nội năm 1992. Chương trình nghiên cứu này được thực hiện
với 150 mẫu gia đình học sinh lớp 9, lớp cuối cùng của trường phổ thông cơ sở.
Trên thực tế có một bộ phận học sinh luôn thành công hơn trong học tập so với các bạn cùng lứa
tuổi . Các em đó là ai? Gia đình chúng có những đặc trưng xã hội riêng biệt nào để chúng luôn có
được những thành công như vậy? Để trả lời cho câu hỏi này có lẽ phải quay trở lại với nguồn gốc
và sự khác biệt giữa các nhóm gia đình. Ở Hà Nội, theo kết quả điều tra về phân tầng xã hội thì sự
phân hóa xã hội mới chỉ bắt đầu, song những khoảng cách về văn hóa vật chất trong môi trường gia
đình đã đặt ra những vấn đề đáng phải quan tâm. Nhà xã hội học Pháp F. Paul cbera đã nói: khi bố
mẹ có trình độ học vấn (bằng cấp) ngang nhau thì yếu tố thu nhập gia đình không có ảnh hưởng
riêng nào đến kết quả học tập của trẻ em. Ngược lại ở mức thu nhập ngang nhau của các gia đình
thì ti lệ học sinh giỏi lại biến đổi theo trình độ học vấn của người cha. Có thể nói rằng trình độ học
vấn của cha mẹ đã có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học đường của trẻ em.
Số liệu khảo sát tại 3 trường phổ thông cho thấy 2 hiện tượng đối lập nhau khá lý thú. Ở những
gia đình có bố mẹ học vấn càng cao (đại học trở lên) thi hầu như không có con học kém. Ngược lại
ở gia đình trình độ học vấn của bố mẹ càng thấp (cấp II trở xuống) thì hầu như không có con học
giỏi.
Mặt khác, số học sinh khá giỏi ở các gia đình có cả 2 bố mẹ cùng trình độ đại học nhiều hơn 2,6
lần số đó ở các gia đình bố mẹ học vấn thấp. Nếu so sánh ngược lại thì con số học sinh học kém và
trung bình ở nhóm gia đình văn hóa thấp sẽ nhiều hơn 3,3 lần số học sinh trung bình trong nhóm
gia đình văn hóa cao (xem bảng trình độ học vấn của bố mẹ và học lực của con) . Trên thực tế các
bậc cha mẹ dù học vấn cao hay thấp đều mong muốn con mình đạt đến trình độ học vấn cao. Khảo
sát các dự định cho con học đến cấp nào. Các bố mẹ cho thấy:
Dự định
- Tốt nghiệp phổ thông cơ sở
- Tốt nghiệp phổ thông trung học
- Tốt nghiệp trung cấp cao đẳng
- Tốt nghiệp đại học
- Tùy năng lực con mình
Tỷ lệ bố mẹ có dự định này
1,1 %
2,6%
4,4%
59,9%
32,9%
Như đã thấy, dự đinh cho con có trình độ đại học vẫn là chỉ số cao nhất, trong khi đó ti lệ gia
đình cho con dừng lại ở phổ thông cơ sở và trung học là không đáng kể. Thậm chí, muốn cho con
có trình đồ trung cấp, cao đẳng cung chi chiếm tỉ lệ rất
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Đặng Thanh Trúc 95
nhỏ (4,4% Có thể là dễ hiểu, một tâm lý, phổ biến, người có học vấn cao muốn con mình học cao
để kế tục được sự nghiệp của gia đình, còn người có học vấn thấp lại muốn cho con mình học cao
để bù đắp cho những thiếu hụt, thiệt thòi của bản thân. Nhưng kết quả học tập của trẻ em trên thực
tế thì không hẳn đã phụ thuộc vào ý muốn của cha mẹ mà bị chi phối bởi nhiều yếu tố một trong
những yếu tố đó là trình độ học vấn của bố mẹ. Hai hiện tượng đối lập của 2 nhóm gia đình có học
vấn cùng cao và cùng thấp ở trên đã xác nhận "học vấn của bố mẹ" đã tạo ra những điều kiện thuận
lợi và không thuận lợi cho việc học tập của con. Tuy nhiên để đánh giá chính xác mức độ, tác động
của vốn vân hóa gia đình đến kết quả học đường của trẻ em còn phải tính đến nhiều yếu tố khác
như trình độ học vấn của những người lớn khác trong gia đình, truyền thống học hành của dòng họ,
quá trình học tập của bàn thân đứa trẻ...
Vẫn qua "trình độ học vấn của bố mẹ" chúng tôi muốn tìm hiểu sự khác nhau trong mức độ ảnh
hưởng của người bố và của người mẹ đến kết quả học tập của con. Nếu nhóm các ông bố và các bà
mẹ của các gia đình khác nhau có cùng trình độ học vấn vào thành từng nhóm ta thấy lần lượt như
sau:
1. Nhóm có trình độ đại học trở lên: tỉ lệ con học khá, giỏi (75,4%) ở người mẹ cao hơn ở người
bố (65,4%) và ngược lại tỉ lệ con học kém và trung bình ở người mẹ (24,6% thấp hơn người bố
(34,6%). Phải chăng ở nhóm học vấn cao này, người phụ nữ quan tâm đến học hành của con cái
hơn đàn ông?
2. Nhóm có trình độ cấp III: ở nhóm này vai trò của người đàn ông lại nổi bật hơn. Vẫn những
tương quan như nhóm trên tỉ lệ con học khá giỏi ở người bố là 77,l % trong khi ở người mẹ là 58,5
% và tỉ lệ con học trung bình và yếu ở người mẹ gấp gần 2 lần ở người bố (41,5 %) và (22,9 %).
Hình như là học vấn của người hố trong nhóm này đã phát huy được ảnh hưởng của nó đến kết quả
học tập của con hơn là người mẹ.
3. Nhóm có trình độ cấp II: trong nhóm này trình đô học vấn của bố mẹ không thể hiện ra thành
những xu hướng tác động rõ rệt như 2 nhóm trên. Vì vậy không thể phân biệt được mức độ ảnh
hưởng của bố hay của mẹ nhiều hơn. Có thể lập luân rằng lớp 9 là lớp cuối cấp của phổ thông cơ
sở, trình độ học vấn cấp II của bố hoặc mẹ cũng chỉ ngang như vậy, do đó yếu tố "học vấn" của
nhóm này hoàn toàn không phát huy được tác dụng là hợp lý. Chúng tôi cho rằng chi phối kết quả
học tập ờ trường của trẻ em trong nhóm này có lê chính là người bố hoặc mẹ còn lại trong gia đình
có trình độ văn hóa cao hơn cấp II.
Tóm lai ảnh hưởng của vốn văn hóa gia đình đến kết quả hoạt động của trẻ em thông qua học
vấn bố mẹ là không thể phủ nhận được. Kết quả của cuộc khảo sát này đã phản ánh ít nhiều mức
độ tác động cụ thể của biến “học vấn" đến thành tích học tập của trẻ em.
Trình độ học vấn của bố mẹ tác động đến học hành của con cái có khi trực tiếp, có khi gián tiếp
thông qua một vài biến số trung gian. Nó hoàn toàn có liên quan chặt chẽ đến việc tao ra môi
trường văn hóa trong gia đình. Vấn đề mua sách báo thường xuyên cho bản thân và con cái là một
trong những biểu hiện của mối liên quan này. Đây là nguồn bổ sung quan trọng cho hình thức bên
ngoài nhà trường tạo cho trẻ thói quen ham hiếu biết từ khi còn nhỏ.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
96 Học vấn của cha mẹ
Học vấn bố mẹ
Mức độ
Cấp II Cấp III Đại học
Không mua bao giờ
Thính thoảng
Thường xuyên
87,1
12,9
0
64,0
26,0
10,0
20
49,2
30,8
Những chỉ số “thỉnh thoảng” "thường xuyên" mua sách báo của bảng trên biểu
hiện tỉ lệ thuận theo trình độ học vấn của bố mẹ.
Việc mua sách báo có thể gọi là đầu tư về mặt tri thức cho con, có thể mang lại
những tác động tích cực cho việc học hành của con. Vẫn theo kết quả khảo sát 43%
học sinh giỏi là con những gia đình có mua sách báo và 100% số em học kém thuộc
các gia đình không mua sách báo bao giờ.
Việc xem xét bài vở ở nhà của con cũng có những quan hệ chặt chẽ với trình độ
học vấn của bố mẹ. Đó là phương thức để học vấn của bố mẹ phát huy tác động của
nó đến việc học hành của con cải. Dễ thấy là phải có một vốn kiến thức nào đấy cha
mẹ mới có thể hồ trợ cho bài vở ở nhà của con bằng cách giảng giải những điều chưa
hiểu ở lớp, hướng dẫn con làm những bài tập khó. Rõ ràng là ở những bố mẹ trình độ
học vấn thấp, điều đó cũng bị hạn chế, càng ở những lớp học cao thì suy luận này
càng đúng. Kết quả khảo sát mẫu cho thấy chỉ xét ở mức độ kiểm tra bài thường
xuyên các chỉ số tăng tì lệ thuận với trình độ văn hóa của bố mẹ.
Trình độ học vấn bố mẹ
Kiểm tra bài con thường xuyên
< Cấp II
35,5%
Cấp III
43,1%
Đại học
59,1%
Thực tế là 70% số học sinh giỏi có bố me thường xuyên quan tâm hướng dẫn bài
vở ở nhà. Ở mức độ bố mẹ "không bao giờ quan tâm" đến việc học ở nhà của con thì
không có một học sinh nào đạt loại khá hay giỏi trong học tập.
Trong một vài năm gần đây với những thay đổi trong đời sống kinh tế các bậc cha
mẹ cũng đã thay đổi trong cách nhìn của mình trong chuyên học hành của con cái. Họ
đã có những quan tâm thực tế hơn đến hiệu quả học tập của con, không chỉ là đầu tư
thời gian, vật chất mà còn chủ động xem xét điều kiện, hoàn cành... cho con có cơ hội
tốt nhất để tiến bộ trong học tập. Từ ngày ngành giáo dục sửa đổi và bổ sung những
qui chế mới, bên cạnh việc duy trì nhận học sinh đúng tuyến, các trường phổ thông
còn được phép tuyển học sinh trái tuyến. Điều này tạo điều kiện cho những bậc phụ
huynh quan tâm đến con cái có thể chọn trường có truyền thống dậy và học tốt cho
con mình. Ngay ở việc lựa chọn này thì "trình độ học vấn" của bố mẹ cùng đã ít nhiều
tác động.
Đặng Thanh Trúc 97
Trình độ học vấn bố mẹ
Chọn trường có uy tín cao
< Cấp II
11,8%
Cấp III
12,9%
Đại học
25,8%
Biểu hiện của mối quan hệ giữa vốn văn hóa gia đình và kết quả học tập ở trường của trẻ
em là rất đa dạng. Trong đó, yếu tố "học vấn" của cha mẹ, một trong những đặc trưng cơ bản
để nhận ra sự khác biệt giữa các nhóm xã hội đã tác động đáng kể vào thành tích học tập của
trẻ em. Điều rút ra từ cuộc nghiên cứu nhỏ này chỉ là khẳng định lại rằng: nhận thức của các
nhóm xã hội về học vấn của con em họ hiện nay luôn gắn liền với cơ chế kinh tế mới. Nhận
thức ấy có thể là khá thực dụng (gắn tri thức với kinh tế) nhưng đã tạo ra nhiều ảnh hưởng
tích cực nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường nói chung và ở Hà Nội nói riêng.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so4_1995_dangthanhtruc_4206.pdf