Học tập và làm theo phong cách làm việc dân chủ của Hồ Chí Minh - Nguyễn Thị Thu Hằng

Tài liệu Học tập và làm theo phong cách làm việc dân chủ của Hồ Chí Minh - Nguyễn Thị Thu Hằng: Nguyễn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 41 - 45 41 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH LÀM VIỆC DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Hằng* Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Giá trị và ảnh hưởng to lớn của nhân cách Hồ Chí Minh đối với Đảng, với dân tộc Việt Nam và quốc tế được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó phải nói tới phong cách làm việc của Người. Nét đặc trưng cơ bản trong phong cách làm việc Hồ Chí Minh là tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc nhằm thực hiện và phát huy tính dân chủ. Phong cách làm việc của Người dựa trên nguyên tắc “bất biến” là mọi quyền lực, lợi ích thuộc về nhân dân và nguyên tắc phục tùng tổ chức, đoàn thể cách mạng mà cội nguồn của nó là tính dân chủ. Bởi vậy, phong cách làm việc của Hồ Chí Minh mang đậm sắc thái của một vĩ nhân, một bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng”. Trong bài viết này, tác giả trình bày về cơ bản nội dung phong cách làm việc dân chủ của Hồ Chí Minh, từ đó làm bật lên...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học tập và làm theo phong cách làm việc dân chủ của Hồ Chí Minh - Nguyễn Thị Thu Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 41 - 45 41 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH LÀM VIỆC DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Hằng* Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Giá trị và ảnh hưởng to lớn của nhân cách Hồ Chí Minh đối với Đảng, với dân tộc Việt Nam và quốc tế được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó phải nói tới phong cách làm việc của Người. Nét đặc trưng cơ bản trong phong cách làm việc Hồ Chí Minh là tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc nhằm thực hiện và phát huy tính dân chủ. Phong cách làm việc của Người dựa trên nguyên tắc “bất biến” là mọi quyền lực, lợi ích thuộc về nhân dân và nguyên tắc phục tùng tổ chức, đoàn thể cách mạng mà cội nguồn của nó là tính dân chủ. Bởi vậy, phong cách làm việc của Hồ Chí Minh mang đậm sắc thái của một vĩ nhân, một bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng”. Trong bài viết này, tác giả trình bày về cơ bản nội dung phong cách làm việc dân chủ của Hồ Chí Minh, từ đó làm bật lên ý nghĩa thiết thực của nó trong việc xây dựng, đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ viên chức hiện nay, nhất là đối với đội ngũ lãnh đạo. Từ khóa: Phong cách, làm việc, dân chủ, Hồ Chí Minh, học tập ĐẶT VẤN ĐỀ * Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà văn hóa kiệt xuất của thời đại đã để lại cho chúng ta một di sản vô cùng to lớn, đó là hệ thống tư tưởng của Người. Người không chỉ là hiện thân của một anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là một tấm gương tiêu biểu về đạo đức để chúng ta học tập và noi theo. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự học tập toàn diện ở cuộc đời, phong cách, tâm hồn, trí tuệ và nghị lực của Người, bởi Người chính là tiêu biểu cho tinh hoa và khí phách dân tộc Việt Nam. Phong cách Hồ Chí Minh là một trong những nội dung rất quan trọng trong di sản tinh thần của Hồ Chủ tịch. Đây là một chỉnh thể logic đi từ phong cách tư duy đến phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt. Trong đó, nguyên tắc nhất quán trong phong cách làm việc của Người là phong cách dân chủ. Dân chủ là một giá trị lớn trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, nó trở thành nguyên tắc xuất phát, mục tiêu căn bản của thời đại. Từ tư tưởng về dân chủ đến thực hành dân chủ tạo nên một nét riêng trong phong cách làm việc * Tel: 01658851234; Email: ntthuhang@tnut.edu.vn của Người mà từ suy nghĩ đến việc làm đều xuất phát từ dân chủ. Bởi vậy, học tập phong cách dân chủ của Hồ Chí Minh là một trong những nội dung tiêu biểu trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, góp phần thiết thực vào xây dựng xã hội Việt Nam - xã hội chủ nghĩa dân chủ, công bằng, văn minh, giàu mạnh. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VÀ PHONG CÁCH LÀM VIỆC DÂN CHỦ HỒ CHÍ MINH Khái niệm phong cách được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo nghĩa hẹp, phong cách đơn giản là chỉ phong cách ứng xử, thói quen hay lề lối, cách ứng xử của một người nào đó. Theo nghĩa rộng, phong cách được hiểu là những đặc trưng riêng của mỗi con người tạo nên một bản chất, một cá tính mang màu sắc cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người mà phong cách của Người có nhiều điểm để chúng ta học tập. Trước Đại hội VII, khái niệm “tác phong” được dùng để nói về phong cách làm việc của Người trong đó thể hiện qua những đặc điểm cơ bản như tác phong đúng giờ, tác phong khoa học. Từ Đại hội VII, “tác phong” được thay bằng “phong cách” trong quan điểm của Đảng khi xác định Nguyễn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 41 - 45 42 việc tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ đây, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thường được nói liền với nhau, thể hiện những đặc trưng phong phú trong toàn bộ cuộc sống và hoạt động của Bác. Trong Chỉ thị 05 CT/TW ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị một lần nữa khái niệm phong cách lại được nhắc đến trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và điều này như một sự khẳng định phong cách Hồ Chí Minh – phong cách của một bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng” là một phần tất yếu trong công cuộc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nói phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với tư tưởng, đạo đức của Người; thể hiện một nhân cách lớn, siêu việt, trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng, nhân văn. Đó là phong cách của một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn. Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ. Phong cách Hồ Chí Minh gồm những điểm nổi bật sau đây: Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, mang tính khoa học, cách mạng, hiện đại và sự linh hoạt, mềm dẻo thể hiện ở nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; Phong cách làm việc dân chủ, quần chúng, tự nêu gương; Phong cách diễn đạt hàm súc, cô đọng, ngắn gọn, giản dị, cụ thể và thiết thực; Phong cách ứng xử khiêm tốn, nhã nhặn, chân tình và nồng hậu; Phong cách sống giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, sống hài hòa và gắn với thiên nhiên. Phong cách làm việc dân chủ Hồ Chí Minh là một điểm sáng trong hệ thống các giá trị về phong cách Hồ Chí Minh. Khi coi dân chủ như một lý tưởng của sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh đã hình thành trong mình phong cách làm việc dân chủ. Dân chủ là khát vọng muôn đời của con người nói chung và của nhân dân Việt Nam nói riêng. Hồ Chí Minh xuất phát từ mục tiêu đòi lại quyền dân tộc, dân chủ để rồi đi đến cái đích của việc xây dựng và thiết lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khi đó, mọi hoạt động cách mạng của Người đều lấy dân chủ là mục tiêu và động lực, bởi vậy Người không chỉ nói về dân chủ mà luôn thực hành dân chủ và dần hình thành một phong cách làm việc riêng của Hồ Chí Minh đó là phong cách làm việc dân chủ. Với Người, phong cách làm việc dân chủ thể hiện ở việc khi quyết định làm việc gì trước hết là sự tôn trọng tập thể, tôn trọng cái chung, tránh sự chuyên quyền, độc đoán. Theo Người, dân chủ là khi làm việc phải hòa mình vào tập thể, vào nhân dân, phải tin dân, học dân và lắng nghe nhân dân, tránh xa rời quần chúng nhân dân. Điều này xuất phát từ nguyên lý “dân là gốc”, dó đó, mọi việc phải xuất phát từ quần chúng, coi quần chúng là mục tiêu và là động lực to lớn nhất của cách mạng vậy mới là dân chủ. Chính bởi vậy, trong công việc cũng như trong cuộc sống, Người luôn vững vàng phương châm đặt mình trong tập thể chứ không cao hơn tập thể hoặc ở ngoài tập thể, phải chịu sự giám sát của tập thể. Thực tế, trong quá trình lãnh đạo nhà nước, Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức các “hội nghị Diên Hồng” thời hiện đại. Trong Hiến pháp năm 1946 – bản Hiến pháp do Hồ Chí Minh chỉ đạo việc biên soạn và đã trở thành nền móng cho lịch sử lập pháp của nước nhà cũng đề cập đến vấn đề dân chủ. Điều 1 của Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: Tất cả mọi quyền bình trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Điều 32 nêu rõ: Những vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc sẽ được đem ra để nhân dân phúc quyết. Với mỗi cán bộ, đảng viên Người luôn yêu cầu phải đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể, nhận trách nhiệm cá nhân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc: tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ Nguyễn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 41 - 45 43 trách để đảm bảo tính dân chủ trong Đảng. Người luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên trước hết là những người lãnh đạo phải có tác phong tập thể dân chủ thực sự. Bởi vì mọi sự giả tạo đều làm suy yếu, thậm chí phá vỡ tập thể, mọi thói hình thức chủ nghĩa sớm muộn sẽ làm xói mòn, thậm chí triệt tiêu dân chủ. Thứ hai, phải mở rộng dân chủ để phát huy sức mạnh của dân chủ. Khi cho rằng việc thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn, Hồ Chí Minh luôn đề cao việc thực hành và mở rộng dân chủ. Tục ngữ Việt Nam có câu “dại bầy hơn khôn độc”, do đó đối với những vấn đề chung phải được đem ra bàn bạc công khai và lựa chọn kết quả tối ưu nhất – đó là mục tiêu của thực hành dân chủ. Về việc này Người nói đề ra Nghị quyết không khó, vấn đề là ai thực hiện nó? Tập thể hay quần chúng? Vậy để quần chúng thực hiện thì họ phải được thông suốt, nhất trí qua sự bàn bạc công khai, dân chủ. Thực tế xảy ra tình trạng chuyên quyền, độc đoán của cán bộ lãnh đạo ở một số nơi sẽ dẫn tới việc miễn cưỡng đồng tình, miễn cưỡng thực hiện mà không phải là sự tâm huyết, nhất trí thậm chí là cả sự chống đối. Phong cách làm việc dân chủ Hồ Chí Minh được thể hiện qua việc tôn trọng ý kiến của tập thể nhưng đồng thời nêu cao trách nhiệm của cá nhân. Bởi vậy, trong mọi lĩnh vực, Hồ Chí Minh luôn biết cách huy động sức mạnh của tập thể nhưng cũng nêu cao tính sáng tạo, ưu thế của từng cá nhân. Thứ ba, phong cách làm việc dân chủ của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc ý thức được trách nhiệm cá nhân, hoàn thành tốt mọi công việc được giao phó – đây chính là biểu hiện của nguyên tắc “tập trung, dân chủ”. Người giải thích “tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là tập trung dân chủ” [1, tr.620]. Trong thực tiễn cách mạng Hồ Chí Minh rất coi trọng nguyên tắc này và Người coi đây là nguyên tắc căn bản trong sinh hoạt Đảng. Tập thể lãnh đạo để phát huy tính dân chủ, tránh độc đoán, chuyên quyền, cá nhân phụ trách để nâng cao tinh thần trách nhiệm. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách thực chất là tập trung, dân chủ. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH LÀM VIỆC DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ cương của xã hội. Mọi biểu hiện dân chủ hình thức, hay ngược lại, dân chủ quá trớn, lợi dụng dân chủ để "kéo bè, kéo cánh", để làm rối loạn kỷ cương, để cầu danh, trục lợi hoặc chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể, đứng trên pháp luật, làm cho nhân dân bất bình, cần phải bị lên án và loại bỏ. Học tập đạo đức Hồ Chí Minh ở phẩm chất tất cả vì nhân dân nghĩa là mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở bất cứ cương vị nào cũng phải gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Phải trăn trở và thấy trách nhiệm của mình khi dân còn nghèo, đói. Không chỉ sẻ chia và đồng cam, cộng khổ với nhân dân, mà còn phải biết tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, tổ chức, động viên, lãnh đạo nhân dân phấn đấu thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Nhân dân là người thầy nghiêm khắc và nhân ái, luôn luôn đòi hỏi cao ở cán bộ, đảng viên, đồng thời cũng sẵn lòng giúp đỡ cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, phát huy ưu điểm, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Việc học tập phong cách Hồ Chí Minh là cơ sở cho bản thân mỗi cán bộ, đảng viên có được nhận thức đúng đắn về yêu cầu phải giữ gìn, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, tính kỷ luật, dân chủ trong tập thể, tinh thần đó phải luôn thể hiện với cấp dưới, với quần chúng nhân dân; đồng thời có ý thức nghiêm túc khắc phục những khuyết điểm trong phong cách làm việc và phong cách sống, làm ảnh hưởng đến tổ chức, cơ quan, đơn vị cũng như đối với người khác. Đối với tổ chức đảng phải khơi dậy ở cán bộ, đảng viên lòng nhiệt tình, sự hăng say, nhiệt huyết cũng như tình cảm cách mạng, tinh thần vượt khó, không ngại gian khổ để cán bộ Nguyễn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 41 - 45 44 phấn đấu hết mình vì lợi ích của nhân dân, sự phát triển của đất nước, tránh những cám dỗ vật chất, mặt trái của nền kinh tế thị trường. Cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia xây dựng Đảng; phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, công luận đối với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; có cơ chế khen thưởng những cá nhân, cơ quan báo chí đã tích cực đấu tranh, phê phán những hành động sai trái. Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị và việc xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "kiểm tra có tác dụng thúc đẩy, giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức" [2, tr.300]. Trên cương vị của mỗi người chúng ta hiện nay, dù là cán bộ, đảng viên ở cấp nào, chúng ta học tập và làm theo Bác từ việc nhỏ đến việc lớn. Chúng ta hãy cố gắng làm một việc gì đó có lợi cho gia đình, cho địa phương, cho cơ quan, đơn vị. Đó chính là chúng ta đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, trong đó có phong cách dân chủ của Người. Hồ Chí Minh rất coi trọng dân chủ, với Người dân chủ không chỉ là mục đích mà còn là nguyên tắc hành động. Biểu hiện của tính dân chủ là sự tôn trọng tập thể, tôn trọng nhân dân, “lấy dân là gốc”. Do vậy, học tập và làm theo phong cách làm việc dân chủ Hồ Chí Minh là việc tôn trọng và nêu cao việc chấp hành và thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Phải kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân với biểu hiện của căn bệnh quan liêu, xa dân, khinh dân, sợ dân, không gần dân, không lắng nghe nhân dân. Trong lãnh đạo cách mạng Người thường xuyên nhắc nhở, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng, vì vậy, sau khi cách mạng thành công phải hướng đến bảo vệ lợi ích cho quần chúng bằng việc thiết lập một nhà nước dân chủ. Người từng nói cán bộ, đảng viên phải “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Đó là cái gốc của dân chủ ở Hồ Chí Minh. Việc học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh nhằm mục đích làm cho cán bộ, đảng viên và mỗi người dân không ngừng rèn luyện để hoàn thiện về phẩm chất và nhân cách của mình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, của thời đại mới. Việc học tập và rèn luyện đó sẽ giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để không ngừng tiến bộ và phát triển. KẾT LUẬN Phong cách làm việc dân chủ là một nét đặc sắc trong phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách này cần thiết đối với quần chúng và đặc biệt đối với đội ngũ lãnh đạo. Phong cách làm việc dân chủ được thực hiện một cách rộng rãi sẽ hình thành môi trường sống, môi trường làm việc dân chủ. Môi trường dân chủ được hình thành sẽ là cơ sở của việc phát triển xã hội, phát triển con người. Hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và gần đây nhất là Chỉ thị số 05 – CT/TW về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thì việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, có ý nghĩa rất to lớn, góp phần làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ có hiệu quả thiết thực hơn. Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là góp phần rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên về đạo đức, về phong cách làm việc để họ xứng đáng và đáp ứng với yêu cầu của người lãnh đạo, của lớp người tiên phong. Hồ Chí Minh đã khẳng Nguyễn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 41 - 45 45 định vì Đảng ta là Đảng của dân tộc, vì dân tộc nên “cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [3, tr.612], trong đó, yêu cầu đối với người đầy tớ là phải trung thành, tận tụy với nhân dân; là người lãnh đạo phải có đầy dủ năng lực và phẩm chất, thậm chí là cao hơn hẳn những người khác để giữ vai trò của người đi đầu. Điều này, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng xã hội ở nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2016), Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Thông tin và truyền thông, HN. SUMMARY LEARN ANH PRACTICE HO CHI MINH’S DEMOCRACY STYLE Nguyen Thi Thu Hang* TNU - University of Technology The value and profound influence of Ho Chi Minh's personality on the Party, the people of Vietnam and the world is shaped by many factors, including his working style. The basic characteristic of Ho Chi Minh's style of working is strict adherence to the principles of democracy and the promotion of democracy. His style of work is based on the principle of "invariability" that all power and interests belong to the people and the principle of submitting to the revolutionary organization and its origin is democracy. Thus, Ho Chi Minh's style of work has the nuance of a great man, the "Great, great, brave". In this article, the author basically describes the content of Ho Chi Minh's democratic style of work to shed light on its practical meaning by building and renovating the working style of the staff. the current officer, especially for the leadership team. Keywords: Style, work, democracy, Ho Chi Minh, learning Ngày nhận bài: 11/6/2018; Ngày phản biện: 04/8/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018 * Tel: 01658851234; Email: ntthuhang@tnut.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf195_200_1_pb_7064_2127053.pdf
Tài liệu liên quan